Nhóm PV
Theo: Báo Đại Việt
-
(TTHN) – Hai bài trước là tham nhũng ở Tập đoàn TKV và Bộ Xây Dựng, bài này là tham nhũng ở VinaLines.
Chuyện tập đoàn và TCTy tham nhũng, bòn rút tiền thuế người dân bởi quan chức và người chủ quản là rõ như ban ngày, chuyện làm áp lực để DCS giải thể những tập đoàn, hay cổ phần hóa càng nhanh thì người dân càng giảm mức độ phải mất tiền thuế.
Tất cả 19 tập đoàn và TCTy, cáng nhanh càng tốt phải cổ phần hóa hoặc giải thể ngay. Hãy viết email cho Đại Biểu của các bạn MTTQ Việt Nam cho biết có 389.727 ý kiến phát biểu của cử tri ……
Châu Xuân Nguyễn
Thiếu trách nhiệm
Con tàu như vô chủ, chúng tôi leo cầu thang lên tàu đi một vòng mà không gặp ai. Chỉ đến khi vào khu vực nhà bếp, mới thấy hai thuyền viên đang lúi húi chuẩn bị bữa ăn trưa. Một thuyền viên tên Thảo cho biết: “Tàu Sông Gianh đã phải nằm đây gần 3 năm. Thuyền trưởng (tên Thành) thì đã mất dạng từ lâu, khoảng 5, 6 tháng mới điện thoại hỏi thăm tình hình. Mỗi tháng tàu Sông Gianh chỉ được cấp 15 can dầu để chạy máy phát điện cho… người coi tàu. Sơn trên tàu cũng đã bị bán hết. Nếu cơ cấu đủ, tàu phải có 28 người, nhưng hiện chỉ có Thảo và Chinh được phân công coi tàu với tiền lương 3 triệu đồng mỗi người một tháng, tiền ăn là 50.000 đồng mỗi người một ngày”.
“Hoang đảo” Atlantic đang neo đậu cách bờ biển Vũng Tàu gần 20 km. |
Nghe thông tin chỉ có hai người coi tàu, bạn tôi đi cùng vốn là sĩ quan hàng hải có thâm niên gần 15 năm đi biển “giật nảy người”, giải thích: “Theo tiêu chuẩn quốc tế và quy định về “định biên an toàn tối thiểu cho tàu biển Việt Nam” của Bộ Giao thông – Vận tải, thì số lượng sĩ quan, thuyền viên trên tàu ít nhất cũng phải gần chục người. To như tàu Sông Gianh này phải trên 20 người. Điều đáng sợ nhất, nếu tàu bị trôi neo, hoặc đứt dây buộc trong tình trạng mất chủ động do máy tàu không thể hoạt động được và không có người điều khiển thì tai họa sẽ rất khủng khiếp; tàu sẽ tự do trôi, va đập vào cầu cảng và những con tàu khác. Quả là nguy hiểm, vì lúc này, xung quanh tàu Sông Gianh có nhiều con tàu khác đang neo đậu và không xa lắm là tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Chỉ riêng tình trạng này đã thấy Vinalines thiếu trách nhiệm nghiêm trọng.
“Hoang đảo” Atlantic
Nhưng không chỉ Sông Gianh là con tàu duy nhất của Vinalines bị “bỏ hoang”. Sáng 18/8, từ bến tàu cánh ngầm ở thành phố Vũng Tàu, chúng tôi thuê tàu “Masco 1” của cảng vụ Vũng Tàu, để ra tàu Vinashin Atlantic (chuyên chở dầu, tải trọng gần 150.000 DWT, được mua năm 2007, giá gần 910 tỉ đồng), đang nằm ngoài phao số 0, cách bờ biển Vũng Tàu gần 20 km. Sau gần 1 giờ, chúng tôi tiếp cận được con tàu đồ sộ dài gần 300 m, cao hơn 20 m. Vỏ tàu nơi giáp nước biển bị lớp hà bám dày đặc, dây neo nhiều chỗ bị hoen gỉ.
Ông Lượng, chủ tàu đại lý (chuyên chở thực phẩm và thuyền viên ra, vào cho tàu Atlantic), cho biết, tàu Atlantic đã nằm đây từ mấy năm qua. Hiện trên tàu chỉ còn chưa đến chục người. Nhiều thuyền viên, kể cả thuyền trưởng, máy trưởng thường xuyên ở trên bờ chơi hưởng 40% lương. Có lẽ do không có dầu chạy máy, nên có lần tôi phải chở mấy trăm kg nến ra cho tàu dùng. Ở đây, chúng tôi thường gọi tàu Atlantic là “hoang đảo”, “tàu ma”. Chỉ riêng tiền dịch vụ (giá 3 triệu đồng mỗi chuyến) hai năm nay, công ty còn nợ tôi hơn 500 triệu đồng, đòi mãi chẳng được”- ông Lượng ngán ngẩm than và cho biết thêm, do không có lương nên một số thuyền viên đã gỡ bán thiết bị trên tàu “trúng cả tỷ đồng”.
Thực trạng hai con tàu trị giá khoảng 1.300 tỷ đồng là thế. Nhưng báo cáo của ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Vinalines, với Bộ Giao thông Vận tải ngày 18/2, lại rất khả quan: “Các tàu Vinashin Glory, Vinashin Atlantic, Vinashin Eagle đã hoàn thành các mục sửa chữa nhỏ tại Việt Nam và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào cuối tháng 2. Tàu Sông Gianh đang được khách hàng có nhu cầu khảo sát, thuê lại”. Vậy mà đến nay đã hơn nửa năm, những tàu này vẫn phải “đắp chiếu” không đưa vào hoạt động.
Dấu hiệu bất thường của thương vụ 37 triệu USD
Khoảng tháng 10/2010, Vinalines đàm phán và mua tàu Nord Brave, trọng tải 52.529 DWT (tấn trọng tải) do Nhật Bản đóng năm 2007, đăng kiểm DNV ID 31180, IMO No 9405459, với giá 37 triệu USD. Theo nhiều chuyên gia hàng hải, việc Vinalines mua tàu Nord Brave với giá trên được xem như thành công lớn của… người bán tàu.
Thông tin từ MAI – một tạp chí uy tín chuyên ngành về hàng hải của Đức, cho biết tại cùng thời điểm, tàu Lowlands Patrasche cũng do Nhật Bản đóng năm 2007, tải trọng 58.790 DWT, số đăng kiểm DNV 30784, IMO 9340506 được bán với giá chỉ có 30,3 triệu USD. Từ con số trên, nếu làm một phép so sánh về hai con tàu (cùng thời gian đóng, cùng quốc gia đóng, cùng loại đăng kiểm) sẽ cho thấy, giá của tàu Lowlands Patrasche là 515,4 USD/tấn trọng tải. Nếu nhân giá này với trọng tải của tàu Nord Brave là 52.529 DWT, thì giá tàu Nord Brave tại thời điểm đó trên thị trường chỉ khoảng 27,07 triệu USD. Nhưng chẳng hiểu vì sao Vinalines lại “hào phóng” bỏ ra 37 triệu USD để mua con tàu này?
Nhưng dấu hiệu bất thường chưa dừng lại ở đây. Theo thông tin tại địa chỉ http://WWW.marinetraffic.com/ais/shipdetails.aspx?MMSI=574000840 (phần Ex Names History – tạm dịch lý lịch của tàu) thì tàu Nord Brave vẫn mang quốc tịch Panama cho đến tháng 9/2010, với hô hiệu 3ELA9. Báo cáo thị trường tuần 46 ra ngày 19/11/2010 của WeberSeas, một website nổi tiếng về tài chính và hàng hải, thì tàu Nord Brave đã được bán cho Việt Nam với giá 37 triệu USD.
Theo thông lệ quốc tế, đáng lẽ Nord Brave (lúc này đang mang quốc tịch Panama) sẽ phải được chuyển đổi thẳng từ quốc tịch Panama sang quốc tịch Việt Nam. Thế nhưng, không hiểu vì sao con tàu này lại được chuyển sang quốc tịch Singapore với hô hiệu 9V8962 (tháng 1.2011) rồi mới được đổi thành quốc tịch Việt Nam với hô hiệu 3WBV9 và được đổi tên là Vinalines Brave. Một chuyên gia về hàng hải phân tích mỗi lần chuyển đổi quốc tịch cho tàu tốn rất nhiều chi phí và thủ tục khá phức tạp. Vì sao tàu Nord Brave được mua giá cao như thế và phải chuyển qua quốc tịch Singapore rồi mới được chuyển sang quốc tịch Việt Nam? Có lẽ chỉ những người tham gia thương vụ mua bán con tàu này mới có thể trả lời được rõ ràng nhất.
Chưa hết, từ khi đưa vào khai thác cho tới nay, tàu Vinalines Brave liên tục bị thua lỗ. 6 tháng đầu năm 2011, con tàu này bị lỗ ít nhất hơn 33 tỉ đồng (bình quân hơn 180 triệu đồng một ngày). Điều này góp phần đáng kể vào khoản lỗ khổng lồ 660 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2011 của Vinalines.
Theo thông tin Đất Việt có được, tàu Sông Gianh có tải trọng 10.900 DWT (tấn trọng tải), chiều dài 183m, rộng 25m và chiều cao mạn 12m, có thể chở được 38-40 sà lan con, trọng tải 200 DWT mỗi chiếc, được bàn giao cho Công ty Vận tải biển viễn dương Vinashinlines thuộc Vinalines từ ngày 10.2.2008 với tổng chi phí đóng tàu khoảng 400 tỷ đồng. Sau đó, tàu Sông Gianh chỉ chạy thử chuyến đầu tiên chở than từ Quảng Ninh vào Sài Gòn, thu được gần 1,8 tỷ đồng, nhưng tiền bỏ ra để chi phí phục vụ cho chuyến hàng này là hơn 4 tỷ đồng. Đây cũng là chuyến hàng duy nhất từ khi con tàu được đưa vào khai thác đến nay. |
No comments:
Post a Comment