Hồ già rơi lệ sụt sùi
Đồng vều đứng cạnh bùi ngùi đắng cay
Ai ngờ bọn trẻ thời nay
Bôi tro trát trấu thẳng tay Hồ già
Duc H. Vu 19-8-2011
*****
Ông Hồ chí Minh phải khóc với bài thi lịch sử trong kỳ thi vào đại học năm nay. Hàng ngàn thí sinh “ăn hột vịt lộn”, tức bị điểm không. Hơn 90% học sinh điểm sử dưới trung bình. Câu hỏi chánh và nhân vật chánh của bài thi lịch sử là nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn làm nổi bật “sự nghiệp” Ông Hồ chí Minh, nhưng bị đa số thí sinh trả lời trớt quớt nói theo dân Miền Nam
hay “bôi bác” nói theo dân Miền Bắc. Ô. Hồ chí Minh đi theo Mác Lê bên kia thế giới đại đồng CS biết được sẽ khóc ròng, quở mắng những cán bộ đảng viên tuyên huấn trong ngành giáo dục là thứ ăn hại, đái nát, ăn cơm của tao mà hại tui, đã “tạo điều kiện” cho đám nhứt quỉ, nhì ma, thứ ba học trò bôi tro trét trấu vào mặt ông.
Thực vậy, qua một số bài thi Ô Hồ chí Minh bị biến thành một thanh niên trái ngược tuyên truyền thần thánh hoá của Đảng Nhà Nước CS Hà nội như sau. Tin Đài Á châu Tự do, “Thạc sĩ Đinh Kim Phúc hiện công tác trường Đại học mở TPHCM và cũng là chuyên gia nghiên cứu Biển Đông cho biết kinh nghiệm của ông khi đích thân chấm thi môn lịch sử. “Tôi tham gia chấm thi kỳ tuyển sinh vừa qua về môn sử. Tôi không biết ông Bộ trưởng Giáo Dục Phạm Vũ Luận sẽ nghĩ như thế nào khi nghe một số bài luận văn như sau:
Với câu một, nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nứơc của ông Nguyễn Tất Thành thì một em viết: “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước chứ có phải đi ngao du đâu?”
Một em khác viết “Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước vì người đã vứt bỏ tình yêu thương với một thiếu nữ cùng quê!”
Rồi một em khác nữa viết, “Người không muốn đi theo vết xe đổ của đại thi hào Nguyễn Du!…”
Nhưng có lẽ cái bài làm sau đây tôi thấy nó phản ảnh nhất vấn đề dạy và học lịch sử khi một thí sinh viết như thế này: “Nguyễn Tất Thành (tên khai sanh là Nguyễn Sinh Cung) thuở nhỏ tính tình rất ngổ ngáo, người thường xuyên trốn học đi biểu tình, bị thực dân Pháp bắt được, đuổi học! Từ đó người căm thù thực dân, đế quốc mà ra đi tìm đường cứu nước’.”
Tới đây người đọc ắt hẳn đã phải cười- cười ra nước mắt về hậu quả của việc Đảng Nhà Nước CS Hà nội đã chánh trị hoá quá mức học đường, công tác truyên truyền “quá tải”, o ép, nhồi nhét quá đà giáo chức và học sinh. Đó là một cách hoàn toàn “duy ý chí”, bất cần sự thật, bất cần đối tượng và môi trường nên bị phản tác dụng một cách thê thảm như thế.
Tội lỗi này hoàn toàn thuộc Đảng Nhà Nước CS Hà nội mà Bộ Giáo Dục, Đào Tạo là cơ quan chủ quản của ngành giáo dục đối với xã hội và là cơ quan thi hành và chịu trách nhiệm trước Đảng. Giáo chức và học sinh chỉ là nạn nhân. Những gì thí sinh đại học trong kỳ thi vào đại học năm nay – chớ đâu phải sơ tiểu gì – viết như trên là phản ứng tự nhiên từ tiềm thức của gia đình, học đường và xã hội. Đó là những ẩn ức tất yếu nổi lên chống lại những sai trái, giả dối mà Đảng Nhà Nước CS Hà nội qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vì lý do chánh trị, tuyên truyền đã nhồi nhét, o ép vào học sinh qua sách giáo khoa mà Bộ soạn và phát hành.
Và qua những giáo án gần như rập khuôn, các giáo chức phải soạn theo sách giáo khoa của Bô. Và giáo chức phải trình giáo án cho ban “giám hiệu” [hiệu trưởng và phó hiệu trưởng] đa số là đảng viên duyệt mới được dạy. Đảng còn muốn kiểm soát tư tưởng của giáo viên và học sinh khi buộc giáo chức soạn bài phải dự trù “đáp án” là câu trả lời của học sinh trong và sau khi giảng.
Trong chế độ CS từ việc đào tạo giáo chức, đến làm ra sách giáo khoa, dĩ chí làm ra chương trình và thời khoá biểu, tất cả Bộ nắm hết. Thử tưởng tượng thánh sống cũng không dạy nổi, học nổi chương trình lịch sử lớp 4 cấp tiểu học từ thời Văn Lang tức đời Vua Hùng đến Nhà Nguyễn – tức gần thời lập quốc qua ba lần Bắc thuộc, qua bao thời kỳ độc lập Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trẩn, Lê, và Nguyễn.
Cả mấy ngàn năm lịch sử mà chỉ dạy trong một năm học, mỗi tuần 1 giờ, cho một học sinh lớp 4 mới 9 tuổi trung bình thôi. Trời dạy cũng không nổi thánh cũng không nhớ hết, huống hồ giáo chức và học sinh 9 tuổi!
Đảng Nhà Nước lại còn dùng quyền chánh trị “hiếp dâm lịch sử” và bắt học sinh học những đứa con quái thai của lịch sử bị Đảng Nhà Nước vo tròn, bóp méo, làm ra như anh hùng Lê Văn Tám (phịa), Võ Thị Sáu (phịa), Kim Đồng (phịa), Nguyễn Văn Trỗi (phịa về hành động gài mìn, thực sự là đi ăn trộm bị rượt phải chui xuống cầu Công Lý).
Đại ý cái gì của CS là “ưu việt”, cái gì không phải của CS là phản động. Đảng Nhà Nước CS Hà nội chánh trị hoá học đường, chánh trị hoá môn học lịch sử. Họ biến môn khoa học trở thành môn chính trị giả dối để tuyên truyền, để minh hoạ cho đường lối chính sách của nhà nước chứ không phải cho một ngành khoa học. Họ dùng màu sắc chánh trị đảng phái, giai cấp đấu tranh, biện chứng pháp của chủ nghĩa CS lồng vào hay sơn lên các sự kiện lịch sử. Họ làm một cách gượng ép, khiên cưỡng, phi luận lý, bất cần thời gian tính, dân tộc tính, trái với kiến thức lưu truyền được chấp nhận như lý tính thành văn rồi.
Do vậy thầy hết muốn dạy vì trái với sự hiểu biết và lương tri và lương tâm mình. Trò hết muốn học vì không hợp lý, không chân lý, trái với kiến thức phổ thông mà gia đình và xã hội đã biết và thường nói ra.
Môn văn cũng không khác gì. Đảng Nhà Nước cũng biến hoc sinh thành những tên ngợm chánh trị. Bạn Trí Đỗ theo dõi “Học sinh Viết Văn” có đưa lên webs một vài đoạn văn của học sinh trung học trong nước, đọc cười ra nước mắt.
Bình luận luân lý về câu “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, có em viết “Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ…”
Bình luận văn chương về nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du, có em viết “Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng.”
Về phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, ở lớp 9, có em viết: “Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ..”
Bài học về các chiến sĩ dũng cảm trong chiến tranh chống Mỹ, cô giáo ra một số câu hỏi cho học sinh lớp 12 trong đó có câu: hãy gỉai nghĩa thế nào là "dũng cảm". Một nam học sinh đáp: "Dũng cảm là đéo sợ"
Đó là chưa nói cái kiểu CS Hà nội làm nghèo, làm tối, làm rối, làm tội tiếng Việt mà CS gọi là “làm tốt” bằng chữ Hán, chữ mới lạ dù tiếng Việt đã có từ lâu và quen dùng rồi. Như đại trà là quy mô; đảm bảo = bảo đảm; đăng ký= ghi danh, ghi tên; đồng tình= đồng ý; đột xuất= bất ngờ; hồ hởi= phấn khởi ; làm việc= thẩm vấn, điều tra; năng nổ= siêng năng, tháo vát; quán triệt= hiểu rõ; sơ tán= tản cư; sự cố= trục trặc; tờ rơi = truyền đơn: cưới vợ = tổ chức: bữa ăn thịnh soạn=bữa ăn có văn hóa....
Nguồn: Báo Tổ Quốc
Mời xem tiếp "thành quả giáo dục" của các nhà" đỉnh cao trí tẹt"
----------
Trở Về Trang chính
▼
No comments:
Post a Comment