Dưa chuột Trung Quốc chứa hormone tăng trưởng
Người dân tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đang xôn xao trước cảnh báo từ giới chuyên gia thực phẩm rằng: không nên mua những quả dưa chuột còn hoa trên đầu, vì chúng có thể chứa hormone tăng trưởng gây hại đến sức khỏe.
Nếu được trồng và phát triển tự nhiên, hoa trên đầu dưa chuột sẽ héo và rụng khi chín. Còn nếu dưa có hormone tăng trưởng, hoa vẫn còn tươi kể cả sau khi thu hoạch.
Nguồn: Eva.vn
Uống trà xanh Trung Quốc có thể mất mạng
Cơ quan An toàn Thực phẩm New Zealand (The New Zealand Food Safety Authority) cảnh báo người dân không uống trà xanh Trung Quốc trong đó có lẫn hột của cây trà này. Sản phẩm này được đóng gói dưới nhản hiệu Heng Ming và Canton Love Pea tea. Lá của cây trà này có lợi cho dạ dày và gan nhưng hột của nó thì rất độc, một liều lượng nhỏ có thể dẫn đến chết người.
Tiếng Anh:
The New Zealand Food Safety Authority (NZFSA) is warning people not to consume in any way seeds that may be found in a Chinese green tea. This product is sold under various brand names such as Heng Ming and Canton Love Pea tea. It is widely availed through out Asian supermarkets and Eastern medicine outlets.
[Geoff Allan, New Zealand Food Safety Authority]:
“If you consumed the seeds themselves, the toxins within the seeds are very poisonous and a small amount of that could very well prove to be fatal.”
The tea was pulled from the shelves when an inspector found that its contents did not match what was written in the ingredients. It contained toxic pods that had not been removed. The product is now being withdrawn from sale and recalled by the importer.
But why is there such a huge amount of faulty and dangerous goods being produced in China? Let’s go to our New York studio now to hear from China Dr Sean Linn, NTD China Analyst. Sean, can you tell us a bit more about why this is happening?
[Dr. Sean Lin, NTD China Analyst]:
“The Green Tea product that has been recalled this time, is supposed to be a dried leaf product of a plant called Abrus Cantoniensis. It should be common knowledge to the manufacturer that the leaf is beneficial for the stomach and liver but the seed is very poisonous. So obviously this time it is very poor product safety control, because even one single round of product safety should be able to identify that this seed is mixed with the green leaf.”
Poisonous foods that hit western shores are but a drop in the ocean in comparison with what consumers have to deal with.
According to the editorial The Nine Commentaries on the Communist Party written by the Epoch Times a manufacturer from Henan Province produced thousands of tons of cooking oil every month using materials containing carcinogens such as waste oil, oil extracted from left-over meals, or industrial bi products that contained residual oils.
And it doesn’t end there, food manufactures mix industrial alcohol with drinking wine, polish rice using industrial shortenings, and whiten bread flour with industrial brightening agents.
Dangerous goods keep coming out of China but this time it was discovered before any damage occurred.
NTD will continue to bring you further coverage on this issue. This is Gina Shakespear, NTD, New Zealand
“The Green Tea product that has been recalled this time, is supposed to be a dried leaf product of a plant called Abrus Cantoniensis. It should be common knowledge to the manufacturer that the leaf is beneficial for the stomach and liver but the seed is very poisonous. So obviously this time it is very poor product safety control, because even one single round of product safety should be able to identify that this seed is mixed with the green leaf.”
New Tang Dynasty (NTD) Television
*****
Kinh hãi lợn siêu nạc ở Trung Quốc
Một loại phụ gia độc hại, có tác dụng đẩy nhanh hoạt động đốt mỡ, tạo nạc và khiến thịt tươi lâu hơn đã xuất hiện trong ngành chăn nuôi lợn ở nhiều vùng của Trung Quốc, khiến thực khách nhiều phen phải nhập viện vì những cơn đau bụng hoặc tim đập loạn nhịp.
Clenbuterol, được biết tới ở Trung Quốc với tên “bột thịt nạc”, là một loại phụ gia nguy hiểm đã bị cấm sử dụng. Nhưng hãng tin AP cho biết bằng nhiều cách khác nhau, chất độc vẫn tiếp tục xuất hiện trong thịt lợn ở nhiều vùng của nước này.
“Bột thần” tạo lợn siêu nạc
Clenbuterol là hóa chất hoàn toàn được tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, kích thích thần kinh giao cảm, vì vậy được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nó cũng có tính năng kích thích đốt mỡ và tạo cơ nên còn được các vận động viên thể dục thể hình cũng như những người béo sử dụng để giảm cân. Nhưng mặt trái của việc dùng thuốc quá liều là gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và trong một số trường hợp có thể gây chết người.
Nhận thức được tác động nguy hại của clenbuterol, Trung Quốc đã cấm sử dụng chất này từ những năm 1990. Nhưng có những người nông dân vô lương tâm hám lợi vẫn bí mật trộn chất này vào thức ăn của lợn. Việc thêm clenbuterol vào thức ăn khiến lợn lớn nhanh hơn bình thường. Thuốc cũng khiến con lợn giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng. Ngoài ra, miếng thịt lợn sau khi được pha ra có màu hồng tươi ngon. Màu sắc này giữ được rất lâu so với thịt không nhiễm hóa chất. Wen Peng, biên tập viên The Pig Site, trang tin tổng hợp về ngành công nghiệp thịt lợn toàn cầu, nói rằng chính cái màu hồng tươi đó đã khiến nhiều nhà cung cấp thực phẩm ở Trung Quốc đôi khi còn đòi nông dân bán cho họ thịt lợn nhiễm clenbuterol.
“Đây là một vấn đề không hề nhỏ ở Trung Quốc” – Pan Chenjun, một nhà phân tích cao cấp làm việc tại ngân hàng Rabobank ở Bắc Kinh, người chuyên theo dõi hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Trung Quốc đánh giá – “Lợn nhiễm bột thịt nạc không được thông báo thường xuyên nên đôi khi người ta nghĩ vấn đề không lớn. Nhưng thực sự chuyện này có quy mô rất rộng”.
Ngộ độc người tiêu dùng
Pan nói rằng hoạt động giám sát thực phẩm rất chặt chẽ ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải khiến tình trạng nhiễm độc thực phẩm quy mô lớn ở vùng đô thị khó xảy ra. Nhưng ở vùng nông thôn, chuyện lại khác hẳn.
“Tôi nghĩ rằng rất nhiều người sống ở các thị trấn, thị tứ có thể đã tiếp xúc nhiều (với clenbuterol) nếu họ ăn thực phẩm đường phố” – Pan nói – “Đối với các trang trại lợn quy mô lớn, sẽ khó có chuyện lợn nhiễm clenbuterol vì họ không muốn chịu thiệt hại lớn do bị bắt quả tang khi dùng phụ gia bị cấm. Nhưng vẫn còn rất nhiều trang trại lợn nhỏ khác và họ có một thị trường rất rộng lớn. Đó là chưa kể tới các lò sát sinh, họ sẽ chọn lựa các nhà cung cấp có sử dụng clenbuterol bởi thịt trông sẽ tươi hơn và nhiều nạc hơn”.
Sau khi đi vào cơ thể lợn, thuốc sẽ tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng như gan, thận, phổi và khiến người ăn những nội tạng này mắc bệnh.
AP cho biết tình trạng ngộ độc clenbuterol dường như xuất hiện nhiều ở phía Nam Trung Quốc, nơi người dân thích ăn nội tạng lợn. Đơn cử như tháng 2/2009, 70 người ở thành phố Quảng Châu đã phải nhập viện vì đau dạ dày và tiêu chảy do ăn phải nội tạng lợn nhiễm clenbuterol bán ở một khu chợ địa phương.
Ngay cả phần thịt của loại lợn siêu nạc này cũng không an toàn. Hồi tháng 9/2006, 336 cư dân thành phố Thượng Hải đã bị ngộ độc do ăn phải thịt lợn chứa clenbuterol. Phần lớn số thịt có nguồn gốc từ tỉnh Chiết Giang, nơi việc nuôi lợn bằng clenbuterol diễn ra khá phổ biến.
Tệ hơn, clenbuterol đã được dùng để chăn nuôi nhiều loại động vật khác nhau, không chỉ là những con lợn. Năm ngoái, 13 người ở thành phố Thâm Quyến đã phải nhập viện vì ăn thịt rắn nhiễm clenbuterol. Báo chí địa phương nói rằng những con rắn đã được người ta cho ăn ếch nhiễm clenbuterol để tăng trưởng nhanh hơn.
Kêu gọi kiểm soát “bột thịt nạc”
Hiện tình trạng nguồn thịt lợn ở Trung Quốc nhiễm độc chất này tới đâu vẫn là một dấu hỏi lớn. Chính phủ Trung Quốc không thông báo có bao nhiêu trường hợp thịt lợn nhiễm clenbuterol đã được phát hiện, cũng như các trường hợp bị ốm vì nhiễm thuốc sau mỗi năm. Nhưng theo đánh giá của giới quan, ít nhất ở vùng nông thôn Trung Quốc, tình trạng sử dụng thuốc này đang diễn ra tràn lan.
Wen nói rằng dù Trung Quốc có các quy định nghiêm khắc chống việc sử dụng “bột thịt nạc”, nhưng việc thực thi các quy định đó lại rất lỏng lẻo và người vi phạm thường được trả tự do sau khi nộp một khoản tiền phạt. Vì thế việc ngăn chặn tình trạng sử dụng clenbuterol trở nên khó khăn. Ngay cả giới chức chính phủ cũng tỏ ra bất bình với tình trạng thịt nhiễm độc chất kéo dài không thể kiểm soát.
Trong một báo cáo gửi tới Quốc hội Trung Quốc vào ngày 25/8/2009, Wang Yunlong, lãnh đạo ủy ban về các vấn đề nông nghiệp và nông thôn của Quốc hội, đã nói rằng nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng “bột thịt nạc” đã không đạt hiệu quả ở nhiều khu vực. Ông kêu gọi việc thực hiện “một nỗ lực tập trung trên toàn quốc nhằm kiểm soát tình hình”.
Trong bối cảnh người dân Trung Quốc đã bắt đầu lo ngại về thực phẩm độc hại, các trang trại cam kết nuôi trồng thực phẩm sạch đã bắt đầu xuất hiện, nhưng chủ yếu nằm quanh Bắc Kinh và một số khu vực đô thị phát triển khác. Little Donkey là một ví dụ. Trang trại này được lập nên hồi năm 2008 và không dùng hóa chất hoặc kháng sinh để nuôi lợn. Khi lợn ốm, nó được điều trị bệnh bằng Đông dược và môi trường sống được diệt khuẩn bằng nước tỏi. Tuy nhiên đổi lại cho sự sạch sẽ ấy là thịt lợn ở đây có giá đắt gấp 3 lần giá thịt bán ở các siêu thị và qua đó cũng nằm ngoài tầm với của nhiều người tiêu dùng thông thường.
Tường Linh
*****Hàng hóa độc hại Trung Quốc tràn lan Việt Nam
Lợn tốt “bay” qua, gà thải “bay” về!
Thượng sách
Sau nghi án trái cây Trung Quốc có dư lượng hóa chất còn chưa được các cơ quan chức năng làm rõ, chuyện đồ chơi nhựa chứa hàm lượng chì cao, quần áo có chứa chất gây ung thư formaldehyde chưa nguôi thì nay, thông tin ly, cốc Trung Quốc nhiễm độc dường như làm cho người tiêu dùng Việt Nam quá oải.
Người tiêu dùng bức xúc chính không phải vì hàng Trung quốc có độc mà vì, quản lý nhà nước với bộ máy hùng hậu từ trung ương tới địa phương nhưng lại phản ứng rất yếu ớt trước những thông tin chết người này. Ngay khi rộ lên thông tin đồ chơi Trung Quốc bị nhiễm độc tố catmi, Ấn Độ đã lệnh ngừng nhập đồ chơi từ Trung Quốc; tại Mỹ, Tập đoàn Walmart đã lập tức gỡ bỏ toàn bộ đồ chơi Trung Quốc bị cho là nhiễm độc catmi. Thái độ trách nhiệm với người tiêu dùng là rất rõ ràng và quyết liệt.
Còn ở ta, khi phát hiện hầu hết các mẫu xét nghiệm quần áo trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc đều chứa chất formadehyde và hóa chất độc hại với hàm lượng cao có thể gây ung thư, không có bất kỳ một cơ quan quản lý nhà nước nào lên tiếng chính thức, bày tỏ thái độ. Thông tin trên báo chí vào thời điểm đó cũng chỉ là một vài phát biểu của một vài nhà khoa học hoặc một số quan chức thuộc cơ quan chuyên môn nhưng nói “với tư cách cá nhân”. Một cán bộ quản lý thị trường khi bị truy hỏi nói rằng: sở dĩ cơ quan quản lý không đưa ra được biện pháp xử lý cụ thể vì chưa có tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) để đánh giá mức độ xâm hại và ngưỡng cho phép có trong quần áo trẻ em nhập khẩu (?). Và thật khó chấp nhận vì các nhà quản lý, các nhà chuyên môn khi được hỏi đến giải pháp lại khuyến cáo rằng: Hãy là người tiêu dùng thông minh, đừng mua, không sử dụng các sản phẩm độc hại để bảo vệ sức khỏe.
Thực ra, viện dẫn do thiếu TCVN nên chưa thể xử lý thỏa đáng hàng nhập độc hại là một viện dẫn né tránh trách nhiệm. Bởi lẽ, kể cả trong khi Việt Nam chưa có hàng rào kỹ thuật trong các lĩnh vực này thì các nước trên thế giới và ngay cả Trung Quốc đã ban hành và kiểm soát rất nghiêm ngặt sự có mặt của những hóa chất nguy hiểm trong các sản phẩm hàng hóa. Và như vậy cơ quan quản lý nhà nước hoàn toàn có thể căn cứ Luật Chất lượng hàng hóa sản phẩm, Pháp lệnh về An toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế để xử lý các vi phạm, vì quyền lợi người tiêu dùng.
Nhưng có lẽ, nếu tiếp tục thừa nhận tình trạng 75% – 80% hàng Trung Quốc trên thị trường hiện nay là hàng nhập lậu thì dù có bao nhiêu TCVN đi chăng nữa người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải chịu thiệt. Vậy thì, người Việt dùng hàng Việt là thượng sách!
An Nguyên – Thanh Niên Online
*****Gạo giả Made in China
Tuần báo Hong Kong tiếng Đại Hàn (Weekly Hong Kong ) tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu thụ.
Một nhà hàng Trung Hoa cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba chén cơm, họ đã cho vào bụng một túi nylon.
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật.
Trước đó, truyền hình Trung Hoa từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất.
Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Hoa. Viên chức toà Đại sứ Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Cộng làm giả và được sản xuất chính yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân biệt được nếu chưa nấu.
Một trang web khác nói về gạo giả
Chinese fake rice is on shelves
China famous for having all, making all, has now been reported to have made rice out of plastic and has distributed it.
The Korean-language Weekly Hong Kong in Hong Kong quoted Singapore media that “Fake rice made out of plastic is massively sold on the Chinese market.”
According to the report, some distributors are selling fake rice in Taiyuan, Shaanxi Province, and this rice is a mixture of potatoes, sweet potatoes and plastic.
“This ‘plastic rice’ is made by forming potatoes and sweet potatoes into rice-like shape, then adding industrial synthetic resins,” said a food expert. “Since the rice is different from normal rice, it is hard like stone even when cooked. Moreover, the synthetic resin in it is very harmful to the human body.”
One Chinese restaurant association official warns that eating three bowls of ‘plastic rice’ is the same as eating one vinyl bag. He added that since the rice is very dangerous there would be strict investigation on the rice factory.
In the mean time, merchants say that as the fake rice can leave huge profits, it is still sold in mass quantity.
This is not the first time for fake rice e sold in China. A Chinese television report has alleged that a company in Xi’an, Shaanxi Province, has been producing a fake version of high-quality “Wuchang rice” by adding flavoring to ordinary rice.
*****
Cảnh giác với ly thủy tinh nhiễm chì
SGTT.VN - Ông Lại Huy Doanh, phó trưởng phòng Quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường (tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – bộ Khoa học và công nghệ) đã có cuộc trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị xung quanh khuyến cáo các siêu thị, cửa hàng, người tiêu dùng không mua bán, lưu hành loại ly thuỷ tinh có hàm lượng chì vượt mức cho phép mà cục này vừa công bố. Các loại ly này có nhãn hàng ghi “Made in China”.
Thưa ông, đến nay đã phát hiện các loại ly này tại các địa phương nào?
Tại Saigon, với ba mẫu (ly thuỷ tinh eo bông, ly thuỷ tinh in cát CZB29 và ly thuỷ tinh in cát CZB35), qua hai lần kiểm tra đều có lượng chì vượt hơn 2.000 lần cho phép. Hà Nội, Đà Nẵng cũng đã thử nghiệm nhiều mẫu nhưng chưa phát hiện. Còn theo báo cáo của tỉnh An Giang, kết quả khảo sát tại một số siêu thị cho thấy, trong mười mẫu hàng hoá là ly thuỷ tinh, ly nhựa, bình nhựa, đều có hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn cho phép. Ví dụ như ly Fruitisimo Strawberry – Luminarc có xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chì vượt 290 lần; ly quai bông “P62 hộp 6-Beautiful the World of Flower” hàm lượng chì vượt 2.191 lần; ly thuỷ tinh “Romantic blue rose – L2098” lượng chì vượt 2.187 lần. Các loại ly nhựa, bình nhựa ký hiệu 2318 Shunmei nền trắng hoặc nền vàng có lượng chì vượt 1,2 – 1,25 lần cho phép; ly nhựa 073LC lượng chì vượt 8,3 lần cho phép. Đây là loại ly thuỷ tinh, có in hình nhân vật hoạt hình kiểu như Walt Disney, hỗn hợp phủ trên ly gồm nhiều màu.
Ngoài chì còn có nguyên tố nào nằm ngoài giới hạn cho phép? Một số mức giới hạn xâm nhập của các độc tố?
Chỉ cadimi (Cd) là vượt mức. Mức xâm nhập chấp nhận được tối đa của các nguyên tố từ vật liệu đồ chơi như sau: với antimon (Sb) là 60, bari (Ba) là 1.000, cadimi (Cd) là 75, chì (Pb) là 90, thuỷ ngân (Hg) là 60 và Selen (Se) là 500 (đơn vị: mg/kg vật liệu đồ chơi). Các vật liệu được quy định gồm lớp phủ sơn, vécni, sơn ta, mực in, polymer, giấy, bìa (diện tích tối là 400g/m2), vật liệu dệt tự nhiên hoặc tổng hợp, thuỷ tinh, gốm, kim loại. Ví dụ như đối với mẫu ly thuỷ tinh in cát CZB29 tại Saigon thì hàm lượng Pb là 257.000mg/kg, trong khi theo tiêu chuẩn cho phép chỉ là 90mg/kg.
Cục sẽ có những biện pháp gì để “thắt chặt” việc lưu hành những sản phẩm trên?
Lượng chì cao như vậy có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em. Ngoài ra, theo thông tin trên mạng thì các độc tố từ sản phẩm này có thể gây ung thư nhưng chưa có kết luận chính xác. Chúng tôi sẽ phối hợp cơ quan chức năng các tỉnh, thành phố trên toàn quốc tiếp tục kiểm tra và xử lý đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm theo quy định của pháp luật.
Thanh Tuyền
Trung Quốc 'rúng động' vì rượu giá
Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ 6 người, đồng thời đóng cửa hàng chục nhà máy sau khi phát hiện hàng loạt chai rượu vang dán sai nhãn mác và chứa hóa chất độc hại tại huyện Changli, tỉnh Hà Bắc.
Trong vụ bê bối về an toàn vệ sinh thực phẩm mới nhất làm rúng động Trung Quốc này, những loại rượu vang đỏ cao cấp của các nhà máy rượu Jiahua, Yeli và Genghao được kiểm nghiệm đều biến chất hoặc dán sai nhãn mác.
Theo Xinhua, ba nhà máy rượu trên bị cáo buộc thêm nước đường, phẩm màu và các chất nhân tạo rồi đóng mác những hãng rượu nổi tiếng, trong đó có thương hiệu danh tiếng Vạn lý trường thành, trước khi tung ra thị trường.
Thậm chí, sản phẩm của Jiahua chỉ sử dụng nước và hóa chất để làm rượu vang khiến sản phẩm của nó có giá rẻ nhất trên thị trường, thấp hơn các loại khác đến 10 tệ (tương đương 1,5 USD) một chai.
Trong đoạn băng của CCTV, một người quản lý bán hàng địa phương thừa nhận, nhiều loại rượu vang được sản xuất chỉ có 20% là nước nho lên men, còn lại là nước đường pha trộn với hóa chất gồm chất tạo màu và hương liệu.
Huang Weidong, chuyên gia hàng đầu về rượu của Trung Quốc cho biết, những chất phụ gia này có thể gây những biến chứng bất thường về tim và đau đầu, thậm chí gây ung thư.
Cùng với Jiahua, Yeli và Genghao, 13 nhà máy khác tại huyện Changli, tỉnh Hà Bắc với tổng tài sản 2,83 tỷ nhân dân tệ (tương đương 427.000 USD) bị buộc đóng cửa. Ngoài ra, 5.114 chai rượu dán sai nhãn mác, 19 chai dán nhãn giả và 280 chai không nhãn mác bị thu hồi.
Trong khi đó, các siêu thị tại Thủ đô Bắc Kinh cũng hạ hàng loạt chai rượu “rởm” này khỏi các giá hàng.
“Người tiêu dùng đang rất hoang mang. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng cũng như uy tín, chúng tôi quyết định hủy hàng loạt chai rượu khả nghi”, Zhang Tao, phát ngôn viên của hệ thống siêu thị Walmart tại Bắc Kinh, Tianjin và Hà Bắc nhấn mạnh.
Ông Fu Yun, người phụ trách siêu thị Wu Mart tại Bắc Kinh cũng tuyên bố ngừng bán những sản phẩm khả nghi, đồng thời yêu cầu nhà sản xuất cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trà My (theo China.org)
Cam Trung Quốc có nhuộm phẩm độc
Giới chức thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, vừa ra lệnh cấm những người bán hàng rong bán cam nhuộm loại phẩm màu được cho là độc hại.
Chính quyền Thượng Hải ra lệnh kiểm tra loại cam nói trên sau khi khách hàng khiếu nại rằng da họ chuyển sang màu đỏ sau khi sờ vào cam bán ở chợ, AFP dẫn lại tờ Oriental Morning Post cho hay.
Tờ báo này nói rằng thuốc nhuộm công nghiệp, loại có thể gây tổn thương trí nhớ, hệ miễn dịch và hô hấp ở người, đã được tìm thấy trong loại cam nói trên.
“Giấy lau chuyển sang màu đỏ khi bạn lau loại cam này và nếu bạn nắm chúng trong lòng bàn tay, tay bạn cũng đỏ”, một khách hàng họ Hu cho hay.
Một người bán buôn ở chợ cho biết một số cam đã được nhuộm phẩm màu công nghiệp độc hại để trông chúng tươi hơn và bán được giá cao hơn.
Hiện chưa rõ người bán hàng ở Thượng Hải nhuộm cam hay những người trồng ở tỉnh Giang Tây làm chuyện đó.
Chính phủ Trung Quốc chịu áp lực ngày càng tăng từ dân chúng và một số nước như Nhật và Mỹ về việc nâng cao chuẩn an toàn thực phẩm và thuốc men.
Năm 2008, ít nhất 6 đứa trẻ thiệt mạng và khoảng 300.000 bé bị ốm sau khi dùng sữa bột có chứa melamine, loại chất độc được cho vào sữa để tăng độ đạm.
Ngọc Sơn
Trung Quốc lại đầu độc dân Việt bằng mực khô 'cao su'
Chúng tôi mua 1 kg mực xé tại chợ Sắt với giá 200.000 đồng đem về ăn thử thấy mực khá dai, lúc đầu có vị ngọt nhưng sau nhạt thếch và tan ra như… bột! Đốt thử thì thấy đúng như lời bà Sắn nói: mực cháy thành than và khét như đốt vải vụn!
Cảnh giác với mực khô “cao su”
Ngày 30.10, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hải Phòng tiến hành tiêu hủy hơn một tấn mực khô xé “không phải là mực tự nhiên”. Điều này chứng tỏ những thông tin nghi vấn về “mực cao su, mực xenlulo”… là có cơ sở.
Tiếp theo thông tin từ cơ quan chức năng, ngay trong ngày hôm qua PV Thanh Niên dạo một vòng các chợ lớn trên địa bàn TP Hải Phòng. Tại chợ Ga (Q.Ngô Quyền), bà Minh, chủ sạp hàng chuyên kinh doanh hải sản khô, cho biết từ khoảng tháng 8.2009, mực “khô xé” ồ ạt tràn về Hải Phòng. “Một số chủ hàng mời tôi với giá có 80.000 đồng/kg, rẻ bằng 1/4 mực khô nguyên con tôi vẫn nhập. Thế nhưng tôi không dám lấy, vì hàng không biết chất lượng thế nào mà lại rẻ thế. Từ nhiều năm nay tôi bán cho khách quen, nhỡ họ ăn vào đau bụng thì mình mất uy tín”. Bà Minh chỉ chúng tôi ra đằng sau chợ Sắt, khu vực đó muốn mua bao nhiêu mực khô xé cũng có.
Mua bao nhiêu cũng có
Khi tìm đến khu vực sau chợ Sắt, cạnh Bến xe Tam Bạc, chúng tôi thấy loại mực này đựng trong túi ni-lon không nhãn mác, bày bán trên nhiều sạp hàng. Vừa dừng xe hỏi mua vài cân mực xé về bán kèm với bia hơi, bà chủ hàng tên C. nhanh chóng đưa ra một túi mực khô xé sẵn với lời giới thiệu: “Mực khô xịn, có xuất xứ từ miền Nam, ăn ngọt, thơm và rất tiện là ăn ngay không phải nướng. Giá 200.000 đồng nửa kg”. Chúng tôi đòi giảm giá, bà chủ chốt: “100.000 đồng nửa kg, không nói nhiều”.
Tại chợ Đổ (Q.Hồng Bàng), chợ Lương Văn Can (Q.Ngô Quyền)… chúng tôi cũng thấy loại mực này được bày bán với giá đưa ra từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Chị H., một tiểu thương chuyên kinh doanh tôm, cá, mực khô tại chợ Trần Quang Khải tiết lộ chị không dám buôn mặt hàng mực khô xé dù lời rất nhiều (mua vào chỉ 70 - 80 ngàn đồng nhưng bán lãi gấp 2-3 lần) vì sợ người tiêu dùng ăn sinh bệnh. “Mực đó là mực từ Trung Quốc mang về, không biết họ làm bằng gì mà rẻ đến thế. Hiện nay, mực khô nguyên con từ Cát Bà lấy vào đã 400.000 đồng/kg, mực Đồ Sơn cũng 300.000 đồng/kg nhưng mực xé lại chỉ có 100.000 đồng/kg là hoàn toàn vô lý. Nhiều người bảo đó là mực làm từ bã sắn dây, xenlulo, nhưng không biết có phải không?”, chị H. nói nhỏ.
“Chưa biết làm bằng chất gì”
Trả lời PV Thanh Niên chiều qua, lãnh đạo Đội 1, Chi cục QLTT TP Hải Phòng, xác nhận loại mực khô xé có nguồn gốc từ bên kia biên giới hiện đang được tiêu thụ tại một số chợ trên địa bàn thành phố. Tuy vậy, để phát hiện, bắt giữ loại hàng hóa này, lực lượng QLTT gặp nhiều khó khăn vì một số tiểu thương thấy lời nhiều nên không hợp tác. Mặt khác, nếu có bắt được hàng tại sạp ở chợ thì số lượng cũng không đáng là bao vì họ thường lấy chỉ vài chục cân, bán hết mới lấy tiếp.
Đội 1 QLTT chủ yếu tăng cường trinh sát để bắt hàng trên đường lưu thông. Đơn cử, lô hàng hơn 1 tấn mực khô vừa được tiêu hủy ngày 30.10 được trinh sát phát hiện vào tháng 4.2010. Qua công tác nắm cơ sở, QLTT biết một số xe ôm lần lượt vận chuyển từng bao hàng tuồn vào gầm xe khách BKS 37S-3961 đang đậu tại địa phận Hải Phòng, do Nguyễn Trung Thành (ở TP Vinh, Nghệ An) là chủ xe. Chờ đến khi các đối tượng tập kết đủ hàng, lực lượng QLTT mới kiểm tra, bắt giữ. Qua kiểm tra phát hiện có 13 bao chứa mực khô xé (80 kg/bao) tương đương 1.040 kg. Chủ xe khai chỉ biết giao dịch vận chuyển thông qua xe ôm chứ không biết chủ hàng.
Ngày 21.4, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hải Phòng) lấy mẫu mực xé vừa bị thu giữ gửi đến Hà Nội giám định. Ngày 12.5, kết quả giám định cho thấy loại mực khô xé trong lô hàng trên không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của mực khô theo bảng thành phần thực phẩm VN của Viện Dinh dưỡng.
Bà Nguyễn Thị Sắn, Phó trưởng Chi cục QLTT Hải Phòng, cho biết: “Chúng tôi được cơ quan chuyên môn trả lời mẫu giám định mực khô xé mà chúng tôi thu giữ không phải là mực khô tự nhiên. Chúng tôi cũng chưa biết loại mực xé đó được làm từ chất gì, bởi lẽ cơ quan giám định giải thích muốn biết điều này phải cần kinh phí lớn và có thêm nhiều thời gian”.
Theo bà Sắn, loại mực mà cơ quan bà thu giữ để tới 6 tháng nhưng không bị mốc, chứng tỏ nó phải có loại chất bảo quản hoặc được làm từ một loại chất đặc biệt nào đó. “Chính vì sợ nếu chôn xuống đất, mực xé không bị phân hủy sẽ có người đào lên đưa vào lưu thông, chúng tôi phải đưa vào lò đốt rác chuyên dụng để đốt. Chúng tôi cũng đã đốt thử để đối chứng: mực khô nguyên con thường cháy xun từ ngoài vào, nếu phủi phần than đen đi vẫn có thể ăn được. Nhưng loại mực chúng tôi thu giữ khi đốt gần như cháy thành than luôn, khói có mùi rất khét, hệt như khi đốt vải may quần áo”, bà Sắn giải thích.
Phạm Hải Sâm
Đồ chơi Trung Quốc gây nguy hại xuất hiện tại VN
RFA 01.09.2010 – Đồ chơi đĩa bay xuất xứ từ Trung Quốc có nguy cơ gây hại cho gan, thận và sự phát triển của thai nhi theo thông cáo của Công ty TUV Rheinland Việt Nam, một đơn vị quốc tế chuyên kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm độc lập cho hay.
Hiện tại trên thị trường Việt Nam có hai loại đĩa bay đang được phát hành rộng rãi. Một là từ Công ty UFO Tosy do Việt Nam sản xuất và đĩa bay UFO nhập khẩu từ Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng.
Trong những chiếc đĩa bay xuất xứ từ Trung Quốc, liều lượng phthalates quá cao, thường dùng để làm tăng độ dẻo của nhựa, rất độc hại và có tác hại xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng khi tiếp xúc với sản phẩm có chứa chất này.
Trong lĩnh vực y tế và hóa học, chất phthalates được khuyến cáo có thể làm ảnh hường đến gan, thận, hormone và đặc biệt là gây hại đến thai nhi, gây đột biến.
Cũng tin liên quan, một phát hiện tương tự liên quan đến tác hại của chất phthalates trong đồ chơi trẻ em cũng vừa được công bố tại Singapore.
RFA
Kiện vách thạch cao Trung Quốc
Các vụ kiện tập trung nhiều ở các bang Florida, Virginia, Mississippi, Alabama và Louisiana, nơi rất nhiều nhà cửa phải xây dựng lại sau cơn bão Katrina năm 2005. Theo Ủy ban Bảo vệ an toàn sản phẩm Mỹ, người sống trong nhà làm bằng vách thạch cao Trung Quốc bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng vì mùi lưu huỳnh. Các đường dây điện, đường nước, máy lạnh, đồ trang trí nội thất cũng bị hư hại nặng.
Ngày 18-6, tòa án bang Florida (Mỹ) đã tuyên các nhà cung cấp vách thạch cao kém phẩm chất của Trung Quốc phải bồi thường cho một gia đình nguyên đơn 2,46 triệu USD.
Gia đình này dọn đến nhà mới năm 2008, sau đó phải dời nhà vì không chịu nổi mùi thối từ vách thạch cao nên đi kiện đòi bồi thường 4,4 triệu USD.
Các công ty có liên quan gồm công ty phân phối Banner Supply Co. của Mỹ phải chịu 55% bồi thường, công ty sản xuất ở Trung Quốc Knauf Plasterboard Tianjian chịu 35%, hai đối tác nhập khẩu (5%) và xuất khẩu (5%). Mức phạt này có thể sẽ trở thành án lệ vì Công ty Banner Supply Co. còn đối mặt với hàng ngàn vụ kiện tương tự. Nhiều công ty phân phối tấm thạch cao Trung Quốc cũng đang bị khách hàng kiện.
Các vụ kiện tập trung nhiều ở các bang Florida, Virginia, Mississippi, Alabama và Louisiana, nơi rất nhiều nhà cửa phải xây dựng lại sau cơn bão Katrina năm 2005. Theo Ủy ban Bảo vệ an toàn sản phẩm Mỹ, người sống trong nhà làm bằng vách thạch cao Trung Quốc bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng vì mùi lưu huỳnh. Các đường dây điện, đường nước, máy lạnh, đồ trang trí nội thất cũng bị hư hại nặng.
Đăng Khoa (Theo AP, Miami Herald)
Pháp Luật
Thông tin hộp xốp có chứa chất gây ung thư: Người có trách nhiệm nói gì ?
Theo Hiệp hội đóng gói thức ăn quốc tế (IFPA) tại Hong Kong cho biết, một nửa số hộp cơm (xốp, nhựa, giấy…) tại Trung Quốc chứa một lượng lớn bột khoáng có thành phần gây ung thư. Riêng ở thành phố Bắc Kinh, có khoảng 30% hộp đựng thức ăn không đạt chuẩn. Số hộp thức ăn làm từ bột giấy mặc dù an toàn hơn song giá thành lại cao hơn chỉ chiếm có 10% thị phần trong khi hộp đựng thức ăn làm từ hộp xốp và nhựa độc hại chiếm 45% trên thị trường. Trung Quốc vừa ra quyết định cấm bán và sử dụng hộp thức ăn bằng xốp vì chúng có thể làm từ đồ phế thải.
Hai nhà hàng nổi tiếng ở Bắc Kinh là nhà hàng bánh bao Laobian, 170 năm tuổi và nhà hàng Dong Laishun có thể bị IFPA kiện vì sử dụng loại dụng cụ đựng thức ăn có chất gây ung thư, và đây là vụ kiện đầu tiên sau khi nước này ban hành Luật an toàn thực phẩm. TH (theo Chinadaily)
Việc Trung Quốc cho thu hồi và cấm sử dụng hộp xốp đựng thức ăn phát hiện có chứa chất gây ung thư, hay việc Hiệp hội đóng gói thức ăn quốc tế (IFPA) ở Hong Kong công bố thông tin, một nửa số hộp cơm (xốp, nhựa, giấy…) tại Trung Quốc chứa một lượng lớn bột khoáng có thành phần gây ung thư, đang làm “nóng” dư luận.
Thói quen khó bỏ
Phóng viên báo Sức Khoẻ và Đời Sống đã dành một buổi để khảo sát hàng loạt các quán ăn trong địa bàn thành phố và phát hiện ra một điều: Tất cả các quán hàng từ sang trọng đến bình dân mỗi khi đựng thức ăn suất đều sử dụng đến hộp xốp. Tiêu thụ nhiều nhất phải kể đến những quán ăn sinh viên tập trung xung quanh các trường đại học và cao đẳng. Theo chị Hương – chủ quán cơm bán trước cổng trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, thì quán chị mỗi ngày tiêu thụ khoảng 60 – 100 hộp xốp. Bình quân mỗi tháng quán nhỏ này của chị tiêu thụ hết hơn 2.000 hộp. Tất cả những hộp này đều được nhân viên một cơ sở sản xuất ở Thanh Oai–Hà Tây mang đến hàng tháng. Những quán hàng chuyên bán cơm văn phòng thì mức tiêu thụ loại hộp này là rất lớn. Chủ một quán cơm văn phòng trên phố Kim Mã cho hay: Tất cả các suất cơm ở đây phục vụ các văn phòng trên phố này đều dùng hộp xốp để đựng. Tính sơ sơ có khoảng hơn 70 văn phòng trên đoạn phố này nên mức tiêu thụ loại hộp này không dừng ở con số hàng ngàn.
Cẩn trọng trong khi dùng
Chủ một cơ sở chuyên cung ứng loại nguyên liệu để sản xuất hộp xốp ở thôn Dược Hạ-Tiên Dược-Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết: Những cơ sở sản xuất loại hộp này thường xuyên nhập “hạt nhựa” do cơ sở này gia công để về làm hộp. Để làm được loại hạt nhựa này thì trước tiên đổ tất cả các loại nhựa phế liệu đã được thu mua về nung trong lò ở nhiệt độ từ 120 -250oC. Sau đó nhựa nóng chảy sẽ được làm nguội đột ngột bằng những quạt tỏa nhiệt công xuất lớn. Cuối cùng những tảng nhựa đó sẽ được đưa vào máy “phay” nghiền nhỏ thành những hạt nhựa nguyên liệu.
Với cách thức làm như vậy thì không thể nói loại hộp này là an toàn được vì đơn giản ở nhiệt độ vài trăm độ C nhiều loại vi khuẩn độc hại vẫn có khả năng tồn tại. Không những thế nguyên liệu làm ra lại xuất phát từ những loại nhựa phế thải không thể quản lý được nguồn nhập thì rất nhiều khả năng các đồ nhựa thải ra từ các khu công nghiệp, bệnh viện… cũng được tận dụng.
Theo lời một chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu và công nghệ thuộc Viện vật liệu khoa học thì chính thói quen dùng hộp xốp để đựng thức ăn nóng đã làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc vào thức ăn. Cụ thể dưới tác động của nhiệt nhiều loại phụ gia có trong hộp xốp sẽ tan chảy thẩm thấu vào thức ăn. Đặc biệt, monostyren (một chất độc) trong loại nhựa này giải phóng ra càng nhiều sẽ gây tổn hại đến gan, cũng như nhiều bệnh khác. Không chỉ nhiệt độ cao, loại nhựa này khi gặp dầu mỡ, muối mặn, axít… sẽ tạo ra độc tố gây hại cho con người.
Anh Tuấn – Văn Hậu
Sức Khoẻ và Đời Sống (Bộ Y tế Việt Nam)
Dưa chuột Trung Quốc Nhà tù và hàng hóa Made in China
Nếu không bị kết án tử hình, tù nhân sống sót trong trại tạm giam sẽ bị gửi đến các nhà tù để thi hành bản án và làm nô lệ lao động. Họ mang theo các căn bệnh truyền nhiễm và bệnh tình dục đến các nhà tù, trong khi họ làm ra các sản phẩm giá rẻ với một số lượng lớn. Một số lượng sản phẩm lớn đến kinh ngạc được làm ở Trung Hoa là được sản xuất trong những nhà tù và trại cải tạo lao động.
Trong những năm 2000 và 2001, Phòng cảnh sát Bắc Kinh thuộc Phân cục bảo an quốc gia Trung Hoa đã bắt một lượng lớn người trí thức tu tập Pháp Luân Công, bao gồm các giáo sư của các trường đại học. Họ bị tra tấn cho đến khi họ chấp nhận “cải tạo”. Điều này đã được đảng cộng sản Trung Hoa công bố trên toàn thế giới rằng đó chỉ là một biện pháp nhẹ nhàng như “làn gió và mưa phùn ngày xuân”. Tôi là một trong số đó.
Tôi đã bị nhốt trong một phòng giam mờ tối dành cho tù nhân bị kết án tử hình với khoảng 30 tù nhân khác đang chờ hành quyết. Căn phòng chỉ khoảng 30m vuông. Lần đầu tiên khi tôi bị đưa vào căn phòng này, tôi có thể ngửi thấy mùi của đủ loại phân, nước tiểu, thịt thối, mốc và các thứ khác. Sau một vài tháng, tôi không thể ngửi được mùi gì nữa. Tôi đã quen với cái mùi vốn ngập tràn nơi ấy.
Ở đó yên tĩnh đến mức người ta có thể nghe được tiếng lá rơi. Mọi người tận dụng sự yên tĩnh để ngẫm nghĩ về quá khứ của mình. Ngày qua ngày, với nhiều người, là sống trong chờ đợi thời khắc hành quyết cận kề.
Những cái cửa
Phòng giam có hai cửa, một trước một sau. Cánh cửa trước là cánh cửa bằng sắt rất dày và một hàng rào sắt. Cửa sau cũng là cửa sắt dày và to như cửa trước. Cửa trước là nơi các tù nhân bị hộ tống vào và cũng là nơi bị kéo đi hành quyết.
Mười cảnh sát có vũ trang đứng gác ngoài cửa ngăn không cho tù nhân chạy chốn. Mỗi khi cửa mở cũng đồng nghĩa sẽ có một ai đó sắp chết.
Không khí và mặt trời
“Mở nhà lao!” một tiếng hét lớn của cảnh sát đứng trên đầu. Nó phá vỡ dòng suy nghĩ của tôi và sự yên tĩnh của căn phòng. Những tù nhân lôi thôi, xám xịt bắt đầu hiện lên tia hy vọng trên khuôn mặt họ. Từng người một, các tù nhân bước ra theo cửa sau. Họ cúi đầu lễ phép tỏ thái độ hàm ơn với cảnh sát. Rồi họ nhanh chóng bận rộn kiếm một nơi có nhiều ánh nắng.
Tôi đã bị sốc trước những gì nhìn thấy vào lần đầu tiên được ra khỏi phòng giam. Điều đầu tiên các tù nhân làm là trút bỏ quần áo. Những vảy nến, ghẻ lở và các vết lở loét trên cơ thể họ bị phơi bày đầy đủ. Thực ra, điều ấy cũng không đáng ngạc nhiên lắm.
Sống sót và Lao động
Nếu không bị kết án tử hình, tù nhân sống sót trong trại tạm giam sẽ bị gửi đến các nhà tù để thi hành bản án và làm nô lệ lao động. Họ mang theo các căn bệnh truyền nhiễm và bệnh tình dục đến các nhà tù, trong khi họ làm ra các sản phẩm giá rẻ với một số lượng lớn. Một số lượng sản phẩm lớn đến kinh ngạc được làm ở Trung Hoa là được sản xuất trong những nhà tù và trại cải tạo lao động.
Vào tháng 5 năm 2002, tôi bị đẩy đến Phòng Hồi hương tội phạm Bắc Kinh với nhiều học viên Pháp Luân Công khác. Chúng tôi được chuyển sang nhà tù địa phương để chịu nốt bản án. Qua nếm trải này, tôi đã thực sự kinh nghiệm được thế nào là lao động cưỡng bức trong tù.
Chúng tôi đã phải lao động không ngừng nghỉ. Công việc hàng ngày kéo dài từ 15 đến 16 tiếng. Nếu ai đó không hoàn tất công việc được giao, anh ta sẽ bị trừng phạt bằng cách phải “hát cho đến sáng”, tức là anh ta phải tiếp tục làm việc và không được ngủ. Căn phòng chật ních người, và tù nhân không có thời gian để vệ sinh cá nhân. Họ đếm từng ngày với những bệnh tật trở nên tồi tệ ngày này qua ngày khác.
Tôi bị bắt chỉ vì tập Pháp Luân Công. Tôi không hề phạm tội. Do vậy, tôi tự coi bản thân mình như một “phóng viên” được gửi tới đây để nghiêm túc quan sát những gì diễn ra quanh tôi. Tôi nuôi nấng hy vọng rằng một ngày nào đó những chứng kiến của bản thân mình sẽ được đưa ra công chúng để mọi người có thể hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong trại cải tạo và nhà tù Trung Hoa hôm nay.
Từ đồ giáng sinh cho đến đồ lót
Chúng tôi được giao đủ việc: đóng gói đồ lót phụ nữ, sao chép băng đĩa nhạc và hình, dán nhãn bao bì sản phẩm các loại, gấp sách, đóng sách, làm thuyền đồ chơi, làm các đồ chơi giáng sinh và nhiều thứ để xuất khẩu khác nữa. Tôi đã tham gia tất cả các lao động chân tay ấy và hiểu rõ từng công đoạn cũng như quy trình tại đó.
Vào một mùa hè nóng bức, quản lý nhà tù bắt chúng tôi đóng gói đồ lót cho hãng Gracewell. Trời rất nóng nhưng các tù nhân đã lâu không được tắm rửa. Họ gãi khắp người trong khi phải lao động chân tay. Một số tù nhân luôn tay gãi chỗ kín. Và khi họ lôi tay ra, tôi thấy có cả vết máu trên móng tay của họ. Tôi không rõ rằng các quý bà có thật sự xinh đẹp (graceful) khi mặc đồ lót này hay không.
Một dịp khác, tù nhân phải đóng gói món đồ ăn mang tên “Orchid Beans” cho một hãng tư nhân nhỏ nào đó. Món snack này làm từ đậu tằm. Họ chở hàng xe tải đậu tằm tới nhà tù. Tại đây đậu tằm được ngâm trong các thùng nước lớn cho đến khi nó nở ra. Nhiều lúc tù nhân đổ cả nước lẫn nước tiểu vào thùng ngâm đậu. Sau khi đậu đã nở, tù nhân sẽ bóc đậu bằng một bộ dao chuyên dụng, sao cho cho hạt đậu được bóc vỏ theo cách để lại một “vòng vàng” quanh hạt đậu trông thật ngon mắt. Nhưng thực ra nó rất bẩn. Công đoạn cuối cùng là bỏ đậu tằm vào rổ.
Mỗi tù nhân được giao tối thiểu 10,000 hạt đậu tằm trong một ngày. Khi hối hả làm cho xong, thì những thứ như rỉ mũi, nước dãi của tù nhân cũng lẫn cả vào đậu. Các hạt đậu đã qua xử lý ấy được cho vào túi, chuyển tới kho chứa, rồi được rang lên. Sau khi rang, đậu tằm trông vàng ươm, được đóng vào bao bì đẹp mắt và bán cho khách hàng.
Đậu tằm là một món hàng bán chạy và đem lại lợi nhuận lớn cho hãng kinh doanh. Tôi thấy ở Mỹ quốc này, nhiều người xài món đậu tằm nhập khẩu từ Trung Hoa, và tôi tự hỏi không biết họ có đang ăn món đậu tằm xuất xưởng từ nhà tù nơi mình từng ở hay không.
Năm nào cũng vậy, rất nhiều đồ giáng sinh được xuất khẩu từ Trung Hoa sang các nước tây phương. Có lần chúng tôi phải làm bóng đèn. Hàng ngày tù nhân phải nối dây đồng và quấn chặt ở xe tăng đồ chơi theo một mẫu hình cố định và nối bóng đèn vào đó. Tay của họ thường là rớm máu. Cũng không cần phải nói, có nhiều bệnh truyền nhiễm tình dục mà tù nhân mang theo cũng đã dính lên bóng đèn và đồ chơi.
Một lần khác chúng tôi phải xâu các hạt cườm thành chuỗi để làm đồ nữ trang. Các tù nhân dùng kim và dây để luồn qua các hạt cườm đủ loại màu sắc, rồi sau đó kết nút dây lại. Các chuỗi hạt trông thật sặc sỡ đẹp mắt. Nhưng tôi mong rằng các quý bà không đeo chúng trên cổ và các cháu bé không đút chúng vào miệng.
Trải nghiệm của tôi tại trại lao động ở Trung Quốc
Cô Chen Ying đã bị giam cầm ba lần chỉ vì tập Pháp Luân Công. Cô đã bị nhốt trong trại lao động cưỡng bức khoảng một năm khi mà cô thăm gia đình tại Trung Hoa. Cai tù cưỡng bức tiêm những thứ thuốc độc hại vào thân thể, tác hại lên phần thần kinh nửa bên trái thân thể của cô, gây chứng co giật. Hiện nay cô Chen sống tại Pháp.
Tôi bị cầm tù từ tháng 11-2000 đến tháng 11-2001 vì không chịu từ bỏ tập Pháp Luân Công. Trong thời gian đó, tôi bị cưỡng bức lao động khổ sai tại Nhà tù Tuanhe và trại lao động cưỡng bức Xin’an tại Bắc Kinh.
Những sản phẩm Tại Nhà tù Tuanhe ở Bắc Kinh
Đóng gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn.
Làm gói quà tặng “Florence Gift Packages”
Tại trại lao động Xin’an ở Bắc Kinh
Đóng gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn.
Đan áo len.
Đan khăn len (xuất khẩu sang Châu Âu).
Bộ đồ nệm thêu móc để kê tách trà.
Thêu mũ cho một hãng tại Qinghe, Bắc Kinh.
Thêu đệm ngồi.
Nhặt sạch các thứ vương trên áo len trước khi xuất xưởng.
Làm rất nhiều dép lót đi trong nhà. Công việc chủ yếu là dán đế dép. Giới chức coi tù đòi hỏi chất lượng cao. Lúc đó là lúc nóng nhất vào mùa hè. Nhiều học viên Pháp Luân Công và tôi ở trong các phòng giam nhỏ bé chật chội sặc mùi keo dán đến ngạt thở. Mỗi bận phải sản xuất là chúng tôi bị bắt làm đến nửa đêm hoặc 1 giờ sáng.
Làm thú nhồi bông: thỏ, gấu, cá heo, chim cánh cụt… Công đoạn chủ yếu là nhồi các thứ vào trong, khâu kín lại, dán mắt dán miệng cho con thú nhồi…
Điều kiện vệ sinh tại trại lao động
(1) Nhà tù Tuanhe, Bắc Kinh
Tôi bị nhốt cùng với hơn mười học viên Pháp Luân Công khác trong một phòng giam khoảng hơn 10 mét vuông. Chỉ có tám chiếc giường nhỏ trong phòng, vì vậy một số phải ngủ dưới sàn. Chúng tôi làm tất cả mọi việc trong một gian phòng ấy: lao động, ăn, uống và đi vệ sinh. Do vậy có rất nhiều ruồi muỗi. Chúng tôi chỉ được phép ăn vào một số thời gian đã định. Phải tiết kiệm nước từng chút một vì rất thiếu nước. Cai tù không bao giờ cho phép chúng tôi rửa tay trước khi ăn. Sau khi ăn, chúng tôi phải quay lại lao động ngay. Hai ngày một lần, chúng tôi được dành ra 5 phút để làm vệ sinh cá nhân. Hết 5 phút, cai tù bắt chúng tôi phải dừng ngay để quay về phòng giam, và không được mang theo nước. Ai không hoàn tất công việc được giao sẽ bị cấm vệ sinh cá nhân. Do vậy, mọi người phải làm cho xong. Chúng tôi phải dậy từ sớm và làm đến khuya, không còn thời gian rửa ráy. Có định ra một số thời điểm cố định để dùng toa-lét, nhưng ngay cả như vậy, cũng phải xin phép cai tù rồi mới được đi. Mỗi lần như vậy được phép trong 2 phút. Vì thế, nhiều người không kịp đi nặng xong đã hết giờ. Chúng tôi chỉ được phép ngủ vào một thời gian nhất định. Nếu chưa đến giờ thì không được ngủ, chỉ có thể co ro lại nghỉ. Ban đêm, lính gác vẫn luôn canh chừng, và chúng tôi được cấp một cái bô để dùng vào đêm. Lính gác luôn coi xét cả khi chúng tôi ngủ.
Chúng tôi chỉ được phép ngủ rất ít, và bắt buộc lao động ngay từ khi mới mở mắt tỉnh dậy. Tay của tôi bị nửt nẻ, rớm máu và rộp nhiều chỗ vì phải lao động cực nhọc nhiều giờ mỗi ngày làm đũa. Tôi thường phải làm tới nửa đêm. Chúng tôi không được ngủ khi chưa làm xong việc. Chúng tôi bị bắt ép làm 16 giờ đồng hồ mỗi ngày. Điều kiện vệ sinh cực kỳ thấp kém. Mặc dù trên bao bì của đũa ghi rằng sản phẩm đã được tẩy trùng, có thể dùng ngay xong rồi bỏ, nhưng thực ra toàn bộ quá trình sản xuất cực kỳ dơ dáy. Chúng tôi không hề được rửa tay và những chiếc đũa được đóng gói ngay trên sàn. Nhà tù Tuanhe chỉ biết có tiền lời mà không xét gì tới yêu cầu vệ sinh của người tiêu dùng, và họ đã làm điều xấu này một cách ngang nhiên. Rất nhiều nhà hàng, khách sạn tại Bắc Kinh vẫn đang sử dụng loại đũa này. Thậm chí đũa của Trung Hoa còn được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới, nhất là Nam Hàn-Nhật bản-Việt Nam- Taiwan-Singapore.
Nữ học viên Pháp Luân Công bị bắt làm các việc nặng nhọc. Chúng tôi bị bắt phải mang vác những thùng và bao hàng nặng cỡ 50 kg. Phải khuân vác chúng lên xe và xuống xe. Chúng tôi bị bắt phải đào lỗ, trồng cây và chuyên chở phân bón. Cảnh sát cai ngục tuỳ tiện sử dụng nhân công tù nhân phục vụ để kiếm tiền bất chính. Chúng tôi bị bắt buộc lao động nhiều giờ mỗi ngày, nhưng không bao giờ nhận được một xu tiền công.
(2) Trại cải tạo Xin’an ở Bắc Kinh
Lao động khổ sai thực chất đã khiến cả thể xác và tinh thần chúng tôi bị giam cầm. Cảnh sát ngăn cản không cho chúng tôi ngủ ngoài giờ được phép. Còn khi có việc thì chúng tôi phải làm ngày làm đêm để thoả mãn số lượng, chất lượng sản phẩm trong thời gian ngắn nhất.
Tất cả công việc trong trại cải tạo đều là lao động căng thẳng. Các học viên Pháp Luân Công phải làm việc đến nửa đêm trong ánh sáng mờ tối. Ai cũng phải hoàn thành công việc của mình. Nếu không xong phần việc được giao, thì không được ngủ, mà phải thức để làm cho xong. Một lần chúng tôi phải làm đồ khuyến mại cho hãng Netslé, đó là những tấm thêu và đan. Để thoả mãn thời hạn giao hàng, chúng tôi bị bắt phải làm ngay cả khi đi vệ sinh cho tới hai giờ sáng. Đôi lúc phải làm thâu đêm cho tới sáng. Họ không cho chúng tôi thời gian dù chỉ để suy nghĩ một cách cẩn thận mọi việc. Họ dùng lao động liên miên làm một phương pháp kiềm chế tư tưởng của tù nhân. Không còn thời gian suy xét, không còn thời gian để trao đổi với nhau. Cảnh sát dùng những tội phạm nghiện hút để “chuyển hoá” và theo dõi các học viên Pháp Luân Công. Họ muốn chúng tôi biến thành những cỗ máy chỉ biết làm việc.
Mùa hè khi tới những hôm trời nóng, có một số tù nhân không chịu nổi nên đã ngất đi. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã phát bệnh như bệnh tim do làm việc quá sức. Thân thể bị biến dạng.
Wang Bin
Hưng Việt
Ghế sofa Trung Quốc được xử lý bằng chất nấm mốc Dimethly Fumarade (DMF)
Hôm 26-4, Tòa thượng thẩm London đã chấp nhận cho ba nhà bán lẻ ghế sofa Trung Quốc ở Anh bồi thường tổng cộng 20 triệu bảng Anh (31 triệu USD) cho 1.650 người mua nhầm “hàng độc hại”. Số tiền này do các hãng bảo hiểm của ba nhà bán lẻ chi trả.
Ghế sofa nhập từ hai công ty Linkwise và Eurosofa của Trung Quốc đã được ba nhà bán lẻ Argos, Land of Leather và Walmsleys nhập về bán cho người tiêu dùng Anh cách đây hai năm. Giá loại ghế này chỉ từ 600 đến 850 bảng/cái, rẻ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại sản xuất ở các nước khác.
Liên minh châu Âu (EU) đã cấm sử dụng chất DMF đối các sản phẩm da sau khi có 5 nước báo cáo những trường hợp bị phồng rộp da và khó thở khi tiếp xúc với các mặt hàng da tẩm thuốc chống mốc này.
Từ năm 2008, nhiều người - kể cả trẻ sơ sinh và trẻ em – sử dụng ghế sofa Linkwise và Eurosofa than phiền bị phồng rộp da, ngứa mắt, khó thở và các chứng bệnh khác. Nhiều người bị bệnh nghiêm trọng đã nhờ công ty luật Russell Jones & Walker phát đơn kiện, đòi bồi thường thiệt hại.
Cố vấn pháp luật Richard Langton của công ty Russell Jones and Walker, cho biết sau chín tháng điều tra, thủ phạm gây ra chứng bệnh lạ khi dùng ghế sofa Trung Quốc đã được xác định là những gói thuốc chống mốc Dimethyl Fumarate (DMF) đặt trong ghế trong thời gian vận chuyển và lưu kho.
Theo ông Langton, những người mẫn cảm với DMF sẽ bị bỏng rát da, sau đó da bị lột hoặc lở loét. Tổn thương này sẽ làm mất ngủ, không thể đi làm, thậm chí không thể mặc quần áo vì vết thương dính vào vải. Hiện tượng này khiến nhiều người lo sợ bị ung thư da, thậm chí sợ chết.
Sau nhiều lần phủ nhận trách nhiệm, ba nhà bán lẻ nói trên đã thừa nhận trách nhiệm và điều đình với các nạn nhân về tiền bồi thường thiệt hại. Thỏa thuận này đã được công ty luật Russel Jones &Walker, đại diện bên nguyên đơn, đồng ý và tòa thượng thẩm London chấp nhận hôm qua.
Các nạn nhân sẽ được bồi thường từ 1.175 bảng đến 9.000 bảng, tùy theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mắc phải.
Ngoài 1.650 trường hợp dược bồi thường nói trên, hiện còn khoảng 3.000 đơn kiện khác chưa được giải quyết.
Tuy nhiên, 350 khách hàng của cửa hàng bán lẻ Land of Leather, nay chịu sự quản lý của chính quyền, chưa được bồi thường vì hãng bảo hiểm Zurich của cửa hàng này đã thắng kiện hồi tháng rồi, tránh được chuyện bồi thường thiệt hại.
Nhưng Sky News cho biết trường hợp nói trên có thể bị tòa phúc thẩm bác bỏ. Chánh án tòa thượng thẩm Justice Macduff cho biết tuy toàn bộ vụ kiện chưa được giải quyết hết nhưng kết quả ban đầu này “sẽ mở đường cho những vụ bồi thường khác”.
Nam Anh (Theo Sky News, Mail Online, The Sun)
An toàn thực phẩm
Đôi điều về an toàn thực phẩm mà các bà nội trợ cần lưu ý
Người Việt định cư ở nước ngoài, dù cho có cẩn thận đến đâu cũng khó mà có thể tránh không dùng những loại thực phẩm như bún khô, bánh phở khô, bánh tráng, nước mắm. Hầu hết những thứ này đều sản xuất tại Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan hoặc Thái Lan. Làm sao biết được là sản phẩm nào tương đối an toàn? Cứ xét đến chiếc bánh tráng để làm các món cuốn chẳng hạn, nó đã khác xa với trước năm 1975 hoặc một số năm sau 1975. Lúc đó bánh tráng rất dòn, dễ vỡ vụn và không trắng toát, dẻo dai như bây giờ. Tại sao lại có sự khác biệt này? Có gì thay đổi trong cách sản xuất loại bánh tráng đó?
Chuyên gia Mai Thanh Truyết giải thích: “Khi xưa bánh tráng rất dầy, màu ngà, dễ vỡ. Nhưng hiện nay bánh tráng trắng, trong và rất dai. Xin thưa đó là tác dụng của hàn the, tức borax, làm cho bánh dai, khó vỡ, và của chất hypochlorite sulfite có thuốc tẩy để làm bánh tráng trắng. Do đó bánh tráng có thể rất mỏng và vẫn không bị bể.”
Còn các loại nước tương, nước chấm, thì có an toàn hay không? Theo giải thích của chuyên gia Mai Thanh Truyết, có rất nhiều chất bảo quản hóa học không được các quốc gia Tây phương và Hoa Kỳ cho phép ứng dụng vào trong ngành biến chế thực phẩm lại đều được cả Trung Quốc, Việt Nam và thậm chí cả Thái Lan sử dụng. Các chất bảo quản đó là các chất trừ sâu rầy, trừ cỏ dại, tùy theo loại. Do đó có thể nói ngày hôm nay từ nước mắm, nước tương, xì dầu, thậm chí dầu hào, chúng ta cần phải rất thận trọng trong việc ăn uống.
Theo chuyên gia Mai Thanh Truyết, những phương pháp làm nước tương, nước mắm không còn như xưa nữa vì Trung Quốc ngày nay có khả năng tạo ra một hóa chất có mùi giống như mùi nước mắm. Họ đã nhại mùi nước mắm “Ba Con Cua” được thị trường người Việt ở hải ngoại ưa chuộng từ lâu. Loại nước mắm giả hiệu này đang lan tràn ở Hoa Kỳ. Những loại nước tương có tên là Golden Mountain, King Imperial, Pearl River, Lee Kum Kee, những loại nước tương vẫn còn chứa các chất độc hại gây ung thư là 3-MCPD. Tốt hơn hết là chúng ta nên tránh xa các loại này, chỉ dùng các loại Maggi của Pháp hay những nước khác như Thụy Sỹ, mặc dù giá đắt hơn, nhưng an toàn hơn. (Quí vị nên nhớ trên thị trường cũng có loại Maggi made in China!)
Chuyên gia Mai Thanh Truyết còn nêu lên những mánh lới của thương nhân khiến cho người tiêu thụ dễ bị nhầm lẫn. Người tiêu thụ nên phân biệt rõ “đóng gói tại Hoa Kỳ” với “sản xuất tại Hoa Kỳ”. Đóng gói tại Hoa Kỳ có nghĩa là thương nhân nhập khẩu chất liệu với số lượng từng thùng lớn, vào Hoa Kỳ, sau đó đem đóng chai, đóng gói rồi đem bán trên thị trường.
Nấu cơm là một việc mà các bà nội trợ người Việt, người Á đông vẫn làm hằng ngày; và theo hiểu biết thông thường, gạo đã xay hết cám, mất quá nhiều chất bổ dưỡng rồi, thì nên bỏ thẳng vào nồi nấu để vớt vát lại chút dinh dưỡng. Gạo đem vo càng trắng, càng mất hết cám; tuy nhiên, chuyên gia Mai Thanh Truyết có lời khuyên sau đây:
“Đối với ngày xưa thì chúng ta ăn gạo xay từ lúa và bảo quản gạo trong điều kiện thiên nhiên, nhưng mà ngày hôm nay vì tranh thương, vì giá cả thị trường, gạo sau khi xay hết tấm rồi và được chà bóng trong máy để hột gạo bóng hơn, thậm chí còn pha những màu, mùi, và bảo quản cho gạo khỏi chóng mốc nữa. Đó là lý do mà hôm nay chúng tôi đề nghị khi quí bà nội trợ khi vo gạo nên vo 3, 4 lần nước. “
Đối với các loại dầu ăn thì các bà nội trợ cũng nên cẩn thận. Trong dầu ăn có những loại chất béo tốt và xấu. Trên nhãn các chai dầu ăn thường ghi tổng số chất béo cho mỗi serving là 8 grams chẳng hạn, rồi chất béo tốt unsaturated fat là 5 grams, nhưng lại không ghi số trans fat. Ta thấy sai biệt 3 grams thì đó chính là loại trans fat, chất béo xấu dễ gây bệnh ung thư, có điều nó lại không được liệt kê rõ ràng.
Loại dầu ăn tốt nhất là dầu Olive. Tuy nhiên khi dầu ăn bị đun nóng, nó tạo ra acrylamide, một chất có nguy cơ gây ung thư. Vậy sau khi chiên 1, 2 lần thì nên bỏ đi, không nên dùng nữa.
Thế trong trường hợp người tiêu thụ tại Hoa Kỳ nghi ngờ sản phẩm bị nhiễm độc thì họ phải liên lạc với cơ quan nào? Chuyên gia Mai thanh Truyết khuyến cáo:
“Người tiêu thụ chúng ta có bổn phận phải thông báo cho các cơ quan khi chúng ta nghi ngờ một mặt hàng nào bị nhiễm độc hay là có chất bảo quản không được phép dùng cho thực phẩm. Chúng ta có thể thông báo cho cơ quan health department (sở y tế) tại địa phương. Chắc chắn sẽ có những inspectors (kiểm tra viên) đi xuống tận nơi để điều tra ngay lập tức. Chúng ta nên sử dụng quyền công dân của chúng ta ở ngay tại đất Hoa Kỳ này.”
Chuyên gia hóa học Mai Thanh Truyết cũng khuyến cáo giới tiêu thụ rằng nên tránh các thực phẩm đóng hộp hay đồ khô được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Các thực phẩm tươi, nhà nấu lấy là tốt nhất.
Lan Phương - Washington, DC – VOA
*****
Nấu rác thải y tế thành ống hút, túi nylon
Ống hút, túi hộp đựng thực phẩm được sản xuất từ nhựa tái chế bẩn mà chưa được xử lý hoá học ngày ngày vẫn tuồn bán ra ngoài thị trường. Đây là những gì đang diễn ra ở làng Minh Khai (hay còn gọi là làng Khoai), thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.
Rùng mình xem tái chế “nhựa bẩn”
Tuy không phải là một cơ sở tái chế nhựa “có tiếng” nhưng nhà anh Hùng cũng có khoảng gần chục lao động đang say sưa với mỗi người một việc. Người đứng cho nhựa vào máy, tạo hạt, người đứng máy thổi màng với những động tác hết sức khẩn trương.
Khó có thể tin được chỉ với một bể nước rộng chừng 3m2 lại là nơi “phù phép” làm sạch hàng chục tấn nhựa, túi nilon bẩn. Trong cái xưởng hẹp, mùi nhựa tái chế nặng mùi khét lẹt. Chốc chốc, anh Thuận, một công nhân lại phải rời chiếc máy nấu nhựa để chạy ra ngoài vì không chịu được mùi.
Sau khi dẫn đi thăm dây chuyền tái chế nhựa của mình, anh Hùng than thở: “Mãi năm vừa rồi vợ chồng tôi mới dành dụm vốn liếng được mấy trăm triệu để trang bị được hệ thống máy này đấy. Không có vốn, chúng tôi chỉ thổi túi nilon được như thế này thôi”
Rác thải y tế cũng tái chế
Theo như chia sẻ của anh Hùng thì mỗi ngày cơ sở của gia đình anh sản xuất được khoảng 500 chiếc túi nilon. Thậm chí có hộ sản xuất được hàng nghìn chiếc túi mỗi ngày.
Nếu làm phép tính cả làng đang có hơn 700 hộ sản xuất túi nilon như gia đình anh Hùng thì mỗi ngày có hàng chục vạn chiếc túi nilon tái chế ở làng Khoai tuồn đưa ra thị trường. Ai có thể đảm bảo rằng những chiếc túi này đảm bảo vệ sinh khi chưa có một cơ quan nào tiến hành kiểm tra?
Việc kiểm tra quản lý mức độ vệ sinh ATTP ở làng Khoai ở mức báo động. Theo như người dân thì cũng chưa có cơ quan chức năng nào xuống kiểm tra về An toàn vệ sinh thực phẩm.
Thực tế thì khâu xử lý nilon thành phẩm ở làng Khoai rất thủ công, không một khâu nào được qua xử lý hoá học. Sau khi tái chế ra túi nilon thành phẩm sẽ bán ra thị trường.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thắng, phó chủ tịch thị trấn Như Quỳnh cho hay: “Việc ảnh hưởng từ làng nghề đến môi trường và sức khoẻ của người dân thì chúng tôi cũng biết. Nhưng tìm lời giải của bài toán môi trường với chúng tôi thì quá khó.” Cũng theo ông Thắng, sản phẩm tái chế nhựa là túi đựng thức ăn, thực phẩm, ống hút nhựa. Việc đảm bảo vệ sinh cho những sản phẩm trên là rất khó.
Chúng tôi bị ám ảnh bởi lời ông Thắng trước khi chia tay: “Không tin được. Chỉ cách đây 2 tuần chúng tôi đã phát hiện một số hộ dân làng Khoai còn tận thu mua luôn các sản phẩm rác thải y tế dùng trong các bệnh viện để tái chế”.
Có khi nào bạn nghĩ đồ dùng từ nhựa mà bạn đang dùng lại được sản xuất từ rác thải y tế ở làng Khoai
****
Trung cộng đầu độc trẻ em Việt bằng 'kẹo ma'
Bee.net.vn
Tại cổng trường tiểu học Vạn Phúc, Hà Đông, len lỏi trước một toán học sinh đang nhao nhao đòi mua kẹo, chúng tôi cũng mua được 3 que kẹo với màu sắc khác nhau. Khi chúng tôi vô tình làm gãy phần que phát sáng, bỗng một mùi hóa chất xộc lên rất khó chịu. Còn lúc ở trong bóng tối, thứ chất lỏng màu sắc này rơi chỗ nào là chỗ đó lập tức phát sáng.
Theo các chuyên gia của Viện Hóa học (thuộc Viện KH&CN VN), chất dạ quang có thể phát sáng là do các chất tạo thành như kẽm sunfua hoặc CaS. Để ánh sáng có thể phát ra liên tục người ta thêm vào đó một ít chất phóng xạ.
Theo bản tin Học trò khắp nơi ăn “kẹo ma” nguy hiểm từ Trung Quốc đăng ngày 19/03/2009 trên Bee.net.vn thì loại kẹo này được nhập ồ ạt vào Việt Nam trong dịp Tết Canh Dần và được bán khắp nơi trong nước.
Vậy mà không thấy chính phủ VN có biện pháp ngăn chận.Tại sao nhiều thứ hàng hóa độc hại lại có thể xuyên qua biên giới dễ dàng như vậy ? Tại sao “đội quân cửu vạn” vẫn tiếp tục tồn tại từ bao nhiêu năm nay ?
*****
Hạt dưa nhuộm rhodamine B cực độc hại
(Dân trí) – “Rhodamine B là một loại chất hoá học dùng để nhuộm quần áo, cấm tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc.. Nếu ăn hạt dưa nhuộm Rhodamine sẽ gây suy gan, thận và cả bệnh ung thư”, BS Nguyễn Xuân Hướng, chủ tịch Hội đông y Việt Nam khẳng định.
“Ngay cả việc nhuộm quần áo bằng chất Rhodamine B người ta cũng rất e ngại, vì nếu mặc quần áo mà vẫn còn tồn dư của chất nhuộm này có thể gây ưng thư da cho người mặc. Vì thế, việc cố tình nhuộm Rhodamine B vào hạt dưa hay bất cứ thực phẩm nào là điều không thể chấp nhận được”, BS Hướng nói tiếp.
Theo BS Hướng, khi nhuộm hạt dưa bằng chất này, người ta pha loãng rồi đổ hạt dưa vào trộn lên, sau đem phơi khô. Chưa nói chất này có thể qua vỏ dưa ngấm vào bên trong hạt mà chỉ cần cắn hạt dưa, tiếp xúc vỏ dưa dính hoá chất này cũng đã rất nguy hiểm. Sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể chất này trước hết gây tổn thương gan, thận, lâu dần gây ung thư. Còn với những người gan kém, sự đào thải qua gan kém có thể gây dị ứng tức thì, biểu hiện là nổi mẩn trên da, xung huyết.
BS Hướng cho rằng, những người kinh doanh này vì quá ham hố lợi nhuận cũng như vì sự tiện dụng, đơn giản nên đã lạm dụng Rhodamine B. Còn bình thường, thực phẩm có thể nhuộm màu đỏ, lên màu rất đẹp bằng cây chi tử hoặc nghệ kết hợp nước vôi mà không hề độc hại.
Người dân có thể dùng nước ép chi tử để nhuộm màu thực phẩm, vừa lên màu tươi đỏ đẹp vừa không gây độc hại cho cơ thể. Nhưng cũng cần lựa chọn chi tử tự nhiên, không bị nhuộm chất này. Trong ảnh, chi tử túi vàng, bên trái là màu tự nhiên nâu sẫm, còn bên phải, là chi tử nhuộm màu nâu đỏ hơn (Ảnh: H.Hải)
Tuy nhiên BS Hướng lưu ý, thời gian vừa qua, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã phát hiện 25/57 mẫu chi tử chứa chất độc hại Rhodamine B này, do người ta nhuộm vào để chi tử vừa có thêm màu đỏ đẹp, vừa chống mối mọt. Vì thế, nếu dùng phải những loại chi tử đã bị nhuộm Rhodamine B để nhuộm màu thực phẩm thì cũng nguy hiểm không kém việc nhuộm trực tiếp chất này lên thực phẩm.
Hồng Hải
*****
Cà phê Trung Nguyên : Một ngõ cụt dối trá
YKhoaSaiGon71
Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó nói rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê “đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được”.
Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.
Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.
Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương.
Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.
Thêm vào đó, TN đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên TN đã xử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.
Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.
Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê TN được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.
Và như thế, không ngoa khi nói rằng, TN đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.
P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê TN bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.
Ký ninh từ lâu đã được dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được xử dụng trong cà phê TN nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin..
Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác.
Còn chuyện bạn hỏi về “tại sao không có ai lên tiếng” – well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện này – nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để “bịt”. Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê.
Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế .
Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.
So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.
Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ..
Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá..
Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.
Cách chế biến như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu ra caramel.
Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn “cà phê ngon” mà thôi.
Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn, thì sự giả dối nghiễm nhiên thành chân.
Về phía các nơi sản xuất, thì họ nghĩ – khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê – độ đắng, mùi hương, độ sánh – đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì?
Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề.
Và thế người Việt, đa số, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê ” có văn hoá đặc biệt nhất “.
Đến đây chính là một ngõ cụt – Ngõ cụt dối trá.
Câu hỏi cuối – chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước ?
——
P/S: Một điểm cuối , bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.
No comments:
Post a Comment