Nguyễn Tường Thụy - Về đồn, Kim Thu bị hai nữ công an lột truồng Kim Thu ra khám. Khám cả chỗ kín nữa. Một cô mang thai còn vu cho Kim Thu là nếu cô ta bị hư thai thì Kim Thu phải chịu trách nhiệm (!?) Lại còn xưng hô mày tao như những kẻ không được đi học bao giờ...
Kỳ I: Kinh quá
Sáng sớm, mò vào nhật báo basam. Lướt qua cái tít “Nhóm biểu tình thầm lặng tại Tp HCM” mình nghĩ, lại biểu tình ngồi chứ gì. Yêu nước, không được bày tỏ thì ra vườn hoa ngồi chán rồi về. Chỉ thế thôi cũng làm cho người ta giải tỏa phần nào nỗi bức xúc cứ nghẹn ứ trong lòng. Định bỏ qua nhưng nghĩ thế nào, mình lại click vào đó đọc lướt. Nhưng bài viết lại thu hút sự chú ý của mình khiến không thể không đọc kỹ. Hóa ra là Ngô Duy Quyền (phu quân của Luật sư Lê Thị Công Nhân) và Lê Thị Kim Thu trả lời cái anh RFA về chuyện ba người bị bắt vì tội chụp ảnh những người biểu tình ngồi. Ba người bị bắt trong đó có một phụ nữ. Trong hai nam giới thì Đạt to khỏe hay võ nghệ như thế nào mình không biết chứ Quyền thì mình biết. Cậu ta trông rất hiền lành, nói ít và nhỏ nhẹ, dáng người mảnh khảnh, thư sinh. Vậy cần gì đến ba chục người vây bắt. Quyền nói: “Tôi cảm giác mình đang rơi vào một đám thảo khấu côn đồ. Tôi cảm thấy kinh hãi”.
Chụp ảnh người ngồi mà cũng bị bắt bẻ tay lôi về đồn công an, không cho gọi điện báo cho người thân. Vào đồn công an, có nhu cầu vệ sinh cũng phải làm cái việc không đẹp mắt ấy trước hai vị được gọi là công an nhân dân có nhiệm vụ canh chừng. Khiếp thật.
Quyền phải thốt lên: “… hành vi của họ tôi không thể nào hiểu nổi, nó côn đồ nó phi pháp, nó chẳng dựa trên nền tảng pháp luật hay đạo lý nào cả”.
Chuyện bắt và khám Kim Thu còn kỳ dị hơn. Chị kể, chị bị đẩy lên ngồi lên trên người của một công an. Ngồi vào đâu nhỉ? Nếu lên lưng thì anh chàng công an phải nằm sấp mới ngồi được. Ngồi lên vai hay lên đầu càng không được. Vậy chắc ngồi vào lòng? Ai lại để một phụ nữ ngồi lên lòng một nam giới mà không phải là vợ chồng? Hay vị công an này là nữ? Nữ thì hiếm khi họ cho đi bắt người. Mà nữ cũng không được suồng sã thế. Chắc Kim Thu xấu hổ quá không dám nói cụ thể mà chỉ dám nói là ngồi lên trên … người.
Về đồn, Kim Thu bị hai nữ công an lột truồng Kim Thu ra khám. Khám cả chỗ kín nữa. Một cô mang thai còn vu cho Kim Thu là nếu cô ta bị hư thai thì Kim Thu phải chịu trách nhiệm (!?) Lại còn xưng hô mày tao như những kẻ không được đi học bao giờ.
Chụp ảnh đám đông không có tội gì, cũng chẳng phải là vi phạm hành chính. Hay có biểm cấm? Ai lại đặt biểm cấm ở vườn hoa? Bí mật quóc gia gì chuyện người ta ngồi ở vườn hoa? Thế mà họ cư xử dã man, thô bạo, hạ nhục con người như thế.
Nhiều người (trong đó có mình) cứ tin rằng những gì pháp luật không cấm thì được phép làm, rằng những gì pháp luật đã qui định thì không được phép vi phạm, rằng công an phải làm theo sáu điều dạy của Bác Hồ …
Nhưng ở nước ta, chuyện gì cũng có thể xảy ra. “Cái nước mình nó thế”.
Chính vì “cái nước mình nó thế” nên sẽ còn nhiều chuyện thật như bịa nữa, vì thế mình gọi câu chuyện hôm nay là kỳ 1.
9/8/2011
Chụp ảnh người ngồi mà cũng bị bắt bẻ tay lôi về đồn công an, không cho gọi điện báo cho người thân. Vào đồn công an, có nhu cầu vệ sinh cũng phải làm cái việc không đẹp mắt ấy trước hai vị được gọi là công an nhân dân có nhiệm vụ canh chừng. Khiếp thật.
Quyền phải thốt lên: “… hành vi của họ tôi không thể nào hiểu nổi, nó côn đồ nó phi pháp, nó chẳng dựa trên nền tảng pháp luật hay đạo lý nào cả”.
Chuyện bắt và khám Kim Thu còn kỳ dị hơn. Chị kể, chị bị đẩy lên ngồi lên trên người của một công an. Ngồi vào đâu nhỉ? Nếu lên lưng thì anh chàng công an phải nằm sấp mới ngồi được. Ngồi lên vai hay lên đầu càng không được. Vậy chắc ngồi vào lòng? Ai lại để một phụ nữ ngồi lên lòng một nam giới mà không phải là vợ chồng? Hay vị công an này là nữ? Nữ thì hiếm khi họ cho đi bắt người. Mà nữ cũng không được suồng sã thế. Chắc Kim Thu xấu hổ quá không dám nói cụ thể mà chỉ dám nói là ngồi lên trên … người.
Về đồn, Kim Thu bị hai nữ công an lột truồng Kim Thu ra khám. Khám cả chỗ kín nữa. Một cô mang thai còn vu cho Kim Thu là nếu cô ta bị hư thai thì Kim Thu phải chịu trách nhiệm (!?) Lại còn xưng hô mày tao như những kẻ không được đi học bao giờ.
Chụp ảnh đám đông không có tội gì, cũng chẳng phải là vi phạm hành chính. Hay có biểm cấm? Ai lại đặt biểm cấm ở vườn hoa? Bí mật quóc gia gì chuyện người ta ngồi ở vườn hoa? Thế mà họ cư xử dã man, thô bạo, hạ nhục con người như thế.
Nhiều người (trong đó có mình) cứ tin rằng những gì pháp luật không cấm thì được phép làm, rằng những gì pháp luật đã qui định thì không được phép vi phạm, rằng công an phải làm theo sáu điều dạy của Bác Hồ …
Nhưng ở nước ta, chuyện gì cũng có thể xảy ra. “Cái nước mình nó thế”.
Chính vì “cái nước mình nó thế” nên sẽ còn nhiều chuyện thật như bịa nữa, vì thế mình gọi câu chuyện hôm nay là kỳ 1.
9/8/2011
nguyentuongthuy.wordpress.com
Kỳ II: Cú lội ngược dòng ngoạn mục
Kỳ II: Cú lội ngược dòng ngoạn mục
Vụ biểu tình hôm 17/7 làm xôn dao dư luận trong và ngoài nước. Liền sau đó, trên mạng tung ra đoạn clip Nguyễn Chí Đức bị đạp vào mặt gây lên làn sóng phẫn nộ trong mọi tầng lớp xã hội. Nhiều nhân sĩ, văn nghệ sĩ lên tiếng phản đối mạnh mẽ như Nhà văn Nguyễn Quang Lập, Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà thơ Bùi Minh Quốc, Nhà thơ Trần Mạnh Hảo, giáo sư Chu Hảo … Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Chỉ có lòng căm thù người dân sâu sắc lắm thì người ta mới dám đạp vào mặt người dân như thế”. Luật sư Trần Đình Triển lớn tiếng: “Đàn áp biểu tình phải đối TQ là vi phạm pháp luật”.
Khẳng định vụ đạp vào mặt người biểu tình là … có thật (tôi để dấu ba chấm nghĩa là không có cơ sở đâu nhé) nên một nhóm nhân sĩ trí thức chịu không nổi đã viết thư cho giám đốc CA Tp Hà Nội đưa ra những câu hỏi yêu cầu làm rõ. Cánh blogger viết một loạt bài về việc cuộc biểu tình ngày 17/8, tường thuật rất chi là tỉ mỉ. Nào là Phương Bích, Gốc sậy, Đào Tiến Thi … cả tay buôn gió buôn bão gì nữa cứ vô tư mà rằng công an bắt đi 46 người. Lại còn cái gã Tường Thụy nào đó cũng ngoạc mồm ra kêu tôi bị bắt. Gã còn công khai trên blog của gã, chính gã nhìn thấy người ta ném Nguyễn Chí Đức nằm xoài lên sàn xe, rằng chính gã nghe Đức kể Đức bị đạp 1 phát vào ngực, 2 phát vào mồm (1 phát thì trượt).
Nhiều người lo cho Công an Hà Nội, đặc biệt là cho viên đại úy Phạm Hải Minh. Phen này đối phó, giải thích thế nào đây trước công luận, trước quốc tế. Bắt người đã rõ, đạp vào mặt đã rõ, clip sờ sờ ra đấy. Khổ thân, chỉ vì một phút quá nhiệt tình, muốn lập công mà phen này anh Minh khó thoát khỏi việc bị sa thải khỏi ngành công an.
Nhưng các vị đừng vội nhá. Lo trâu bò không có hàm trên rồi. Công an người ta làm việc có qui trình, có nghiệp vụ cẩn thận chứ phải đâu như các vị, cứ xem clip là tin, cứ nghe nạn nhân kể mà tin, cứ trông thấy mà tin được đâu. Bây giờ, nỗi lo đã quay ngoắt về phía các vị.
Cứ theo như tướng Nhanh trả lời báo chí thì người biểu tình đã vi phạm nghị định 38 vì tập trung đông người không xin phép nên đành phải cưỡng chế. Việc cưỡng chế khó khăn nên có lúc phải xốc nách, áp giải … Cho đến nay, chưa bắt ai cả.
Về nạn nhân Đức, CAHN công nhận việc Đức được 4 chiến sĩ CA khiêng là có thật nhưng vì cậu ta có thái độ chống đối, ngồi bệt xuống đường nên cảnh sát buộc phải khiêng lên xe. Thế mà Đức lại bảo lúc ấy vì không muốn bị bắt nên đứng cách xa 30 mét (cho an toàn). Trong khi tường trình với cơ quan điều tra, Đức nói chỉ bị xô đẩy, không bị đánh. Miệng Đức khai bị đạp nhưng trong văn bản thì không bị đạp. Lạ nhỉ?
Còn cái clip mà các vị cứ nhăm nhe lấy cái đó làm “bằng chứng không thể chối cãi” kia, người ta bảo đoạn clip được phát đi từ máy chủ đặt ở nước ngoài nên không thể giám định là video thực hay dàn dựng. Mặt khác, những clip như vậy không được ghi chép, thu thập theo thủ tục luật định nên không đủ cơ sở làm căn cứ tố tụng. (!?). Đại úy Minh thì tường trình rằng lúc đó anh đang giơ chân bước xuống chứ không phải là đạp vào mặt anh Đức.
CAHN cũng đã có công văn trả lời Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và những người cùng ký tên trong thư gửi cho GĐCAHN khẳng định như trên, có điều cái clip thì không thấy nhắc tới. Chả hiểu sao.
Điều này đồng nghĩa với việc vị nào cho là dân biểu tình bị bắt, bị đánh, bị đạp vào mặt là không có cơ sở, thậm chí phạm tội vu cáo chứ chẳng đùa. Lại còn cậu Đức nữa, công an đang trên xe bước xuống mà cậu dám đưa mồm vào đế dép người ta rồi kêu lên là bị đạp. Đây đích thị là tội chống người thi hành công vụ. Các vị đã thấy lo chưa nào.
Nghe nói cô gái tát cảnh sát giao thông ở Sài Gòn đã bị khởi tố. Một đoạn clip ghi rõ cảnh ấy. Thế mà cô không nhờ công an Hà Nội tư vấn cho để làm một cú lội ngược dòng ngoạn mục.
Khẳng định vụ đạp vào mặt người biểu tình là … có thật (tôi để dấu ba chấm nghĩa là không có cơ sở đâu nhé) nên một nhóm nhân sĩ trí thức chịu không nổi đã viết thư cho giám đốc CA Tp Hà Nội đưa ra những câu hỏi yêu cầu làm rõ. Cánh blogger viết một loạt bài về việc cuộc biểu tình ngày 17/8, tường thuật rất chi là tỉ mỉ. Nào là Phương Bích, Gốc sậy, Đào Tiến Thi … cả tay buôn gió buôn bão gì nữa cứ vô tư mà rằng công an bắt đi 46 người. Lại còn cái gã Tường Thụy nào đó cũng ngoạc mồm ra kêu tôi bị bắt. Gã còn công khai trên blog của gã, chính gã nhìn thấy người ta ném Nguyễn Chí Đức nằm xoài lên sàn xe, rằng chính gã nghe Đức kể Đức bị đạp 1 phát vào ngực, 2 phát vào mồm (1 phát thì trượt).
Nhiều người lo cho Công an Hà Nội, đặc biệt là cho viên đại úy Phạm Hải Minh. Phen này đối phó, giải thích thế nào đây trước công luận, trước quốc tế. Bắt người đã rõ, đạp vào mặt đã rõ, clip sờ sờ ra đấy. Khổ thân, chỉ vì một phút quá nhiệt tình, muốn lập công mà phen này anh Minh khó thoát khỏi việc bị sa thải khỏi ngành công an.
Nhưng các vị đừng vội nhá. Lo trâu bò không có hàm trên rồi. Công an người ta làm việc có qui trình, có nghiệp vụ cẩn thận chứ phải đâu như các vị, cứ xem clip là tin, cứ nghe nạn nhân kể mà tin, cứ trông thấy mà tin được đâu. Bây giờ, nỗi lo đã quay ngoắt về phía các vị.
Cứ theo như tướng Nhanh trả lời báo chí thì người biểu tình đã vi phạm nghị định 38 vì tập trung đông người không xin phép nên đành phải cưỡng chế. Việc cưỡng chế khó khăn nên có lúc phải xốc nách, áp giải … Cho đến nay, chưa bắt ai cả.
Về nạn nhân Đức, CAHN công nhận việc Đức được 4 chiến sĩ CA khiêng là có thật nhưng vì cậu ta có thái độ chống đối, ngồi bệt xuống đường nên cảnh sát buộc phải khiêng lên xe. Thế mà Đức lại bảo lúc ấy vì không muốn bị bắt nên đứng cách xa 30 mét (cho an toàn). Trong khi tường trình với cơ quan điều tra, Đức nói chỉ bị xô đẩy, không bị đánh. Miệng Đức khai bị đạp nhưng trong văn bản thì không bị đạp. Lạ nhỉ?
Còn cái clip mà các vị cứ nhăm nhe lấy cái đó làm “bằng chứng không thể chối cãi” kia, người ta bảo đoạn clip được phát đi từ máy chủ đặt ở nước ngoài nên không thể giám định là video thực hay dàn dựng. Mặt khác, những clip như vậy không được ghi chép, thu thập theo thủ tục luật định nên không đủ cơ sở làm căn cứ tố tụng. (!?). Đại úy Minh thì tường trình rằng lúc đó anh đang giơ chân bước xuống chứ không phải là đạp vào mặt anh Đức.
CAHN cũng đã có công văn trả lời Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và những người cùng ký tên trong thư gửi cho GĐCAHN khẳng định như trên, có điều cái clip thì không thấy nhắc tới. Chả hiểu sao.
Điều này đồng nghĩa với việc vị nào cho là dân biểu tình bị bắt, bị đánh, bị đạp vào mặt là không có cơ sở, thậm chí phạm tội vu cáo chứ chẳng đùa. Lại còn cậu Đức nữa, công an đang trên xe bước xuống mà cậu dám đưa mồm vào đế dép người ta rồi kêu lên là bị đạp. Đây đích thị là tội chống người thi hành công vụ. Các vị đã thấy lo chưa nào.
Nghe nói cô gái tát cảnh sát giao thông ở Sài Gòn đã bị khởi tố. Một đoạn clip ghi rõ cảnh ấy. Thế mà cô không nhờ công an Hà Nội tư vấn cho để làm một cú lội ngược dòng ngoạn mục.
No comments:
Post a Comment