Trở Về Trang chính

Thursday, August 25, 2011

Cảnh giác đề phòng những khủng bố vô hình dưới hình thức NỖI SỢ

Chánh Ngọ (danlambao) - Trong sự thống trị của CS, mục đích trấn áp dân là ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy, để hỗ trợ cho một thiểu số thống trị cho mục đích trên, CS phải lợi dụng tăng cường phát huy những tồn tại xấu vốn có trong xã hội để làm công cụ bảo vệ chế độ; một mặt họ thực hiện một cách lấy lệ mang tính hình thức những phong trào “chống tệ nạn, tiêu cực” để khiến người dân xem họ là ân nhân. Trước những cái xấu hoành hành trong xã hội cùng với sự thống trị lâu dài CS, sự sợ hãi ăn sâu vào tiềm thức. Hơn nữa, khi người dân phải hàng ngày lo đối phó linh tinh thì dân không còn thì giờ nghĩ đến chính trị, dân chủ. Những vong quốc nô hình thành ngay tại đất nước mình đang “làm chủ”.


Âm mưu thâm độc là thế !

Một hình thức bịnh AIDS mất sức đề kháng chính trị đã lan tràn trong dân chúng thì dù CS không bán nước cho TC thì chúng cũng sẽ bán cho nước nào khác trả giá “thơm” nhất tùy “tình hình mới, nhiệm vụ mới”. Do vậy, bên cạnh việc chống Tàu, ta cần phải tự cảnh giác tất cả những bóng ma gây sợ hãi đang rình rập trước khi tính đến những việc sâu xa hơn. Tuy bài viết vội vàng còn nhiều vụng về thiếu sót, song hy vọng người đọc sáng suốt tìm ra những giải pháp giúp cho người dân Việt Nam, vốn đã chịu nhiều bách hại, có một tương lai tươi sáng hơn.

1. Xã hội:

Xã hội VN vốn xuất thân một xã hội phong kiến nặng ảnh hưởng Tàu. Từ đó người dân vốn dĩ chịu một sức ép từ giới quan quyền, vua chúa cũng như lãnh đạo ngày nay như là một bổn phận mà không dám kêu la. Hơn nữa, trong gia đình, hình thức gia trưởng tạo nên một sức ép thứ hai làm đè bẹp tất cả những tư tưởng, sáng tạo, tiềm năng của một dân tộc. Con người đến ngày nay gần như chỉ biết nhận lệnh, không dám ccãi (cũng như không biết phản biện những bất hợp lý). Quyết định của người “trên” luôn được xem là đúng. Những lế thói từ xưa luôn được cho là chuẩn mực mà thế hệ sau không còn can đảm sửa đổi. Cả một xã hội với cảnh kẻ trên đè kẻ dưới là một thiên đường cho CS lợi dụng phát huy thế lực của mình. Do “chế độ tiến thẳng lên CNXH không qua giai đọan chủ nghĩa tư bản” là một hậu ý lớn. Việc này nhằm mục đính bỏ qua tất cả những tinh hoa hiện nay mà xã hội tư bản đang tạo ra. Nhất là nền dân chủ - một kẻ thù không đội trời chung của CNCS trong khi CS còn phải lợi dụng dân chủ để rao giảng nhằm “mượn đầu heo TB nấu cháo CS”.

Bên cạnh việc này, khả năng lao động sáng tạo của người Việt đã thể hiện sự sút kém khi làm việc với nước ngòai. Chúng ta bị người nước ngoài khinh rẻ khi không có ý tưởng sáng tạo, phản biện mà chỉ có biết cùi đầu tuân lệnh vô điều kiện. Có người thậm chí không hề biết mở miệng bảo vệ đồng bào trước sự đè nén của giới chủ nước ngoài và không ngần ngại thượng đội hạ đạp nhằm củng cố vị trí của mình. Đó là chưa đề cập đến ai đúng ai sai trong vần đề này. Ngay cả công đoàn lao động cũng chẳng hề bảo vệ người lao động ra hồn mặc dù đã tận thu công đoàn phí và thỉnh thỏang trừ lương người lao động trong các dịp “phô trương tình nghĩa lá lành đùm lá rách” hàng năm. Kết quả là lao động Việt mang tiếng là chỉ làm lao nô, dâm nô cho khắp thế giới.

Những người thực tài không được trọng dụng tại nước mình. Những ai thành đạt đều đã được nước ngoài trọng dụng để có cơ hội thóat nỗi sợ trong nước cũng như bỏ xứ ra đi. Chính quyền CS cũng không hề có ý định giữ lại những người này vì e rằng chính họ sẽ truyền bá sự thật cho những người trong nước. Những người còn lại trong nước luôn bị ám ảnh nỗi sợ linh tinh khi làm ăn trong nước mà không còn dám nghĩ đến chính trị vì e rằng sự nghiệp mình sẽ tiêu tan từ đó.

Việc này chúng ta cảm thấy những người quanh chúng ta trở nên câm miệng trước mọi sự việc với lý luận là “để yên thân, sợ người ta ghét, trù dập”. Ai nấy cũng lo sợ những bất lợi cho chính mình khi hé môi. Và khi đã không có ý kiến thì giới lãnh đạo có lý do rằng chúng ta đã ủng hộ và chúng thừa cơ lấn lướt.

Nếu ai can đảm nói lên sự thật, thì những người “im lặng cho yên thân” vô tình hại chính những ân nhân của họ. Hình ảnh một Romeo, cũng vì “dĩ hòa vi quý” mà vô tình cản trở Mercutio, bạn mình, trong cuộc đấu kiếm với Tybalt để rổi Mercutio bị giết tức tưởi. Và xã hội VN là quá nhiều kiểu Romeo mù quáng như thế ! Ngay cả những người trong gia đình với nhau người ta ngày nay cũng có ý sợ hãi cho chính mình khi mà trong nhà có một ai có tư tưởng dân chủ được bên ngoài chú ý đến. Họ đã vô tình cản trở chính người nhà của mình, thậm chí dám vô tình “đâm sau lưng” người nhà, cũng chỉ mưu cầu sự yên thân trong bức màn sắt.

Ngược lại, những ai vô tội bị CS cho ra đấu tố, những người xung quanh, cũng do sợ hãi, đã nhắm mắt ra làm chứng gian, tố điêu cũng chỉ vì lợi ích cá nhân mình là bức hại người ngay. Không khí mất đòan kết giữa những người trong xã hội đã tạo cho chính sách “chia để trị” thành công từ ban đầu. Khi dân chúng không còn tin tưởng lẫn nhau, sợ hãi là nạn nhân của nhau thì Cs không cần tốn hơi sức mà vẫn nắm hết mọi thứ do cái loại “quần chúng” này tự nguyện tố giác.

Trong xã hội, dần dần phạm trù “chính trị” xem như là một kỵ húy không ai được quyền nhắc đến như một món hàng hiệu cao cấp chỉ dành cho giai cấp lãnh đạo. Mặc dù trong mọi lãnh vực đều do chính trị chi phối. CS lại luôn chính trị hóa mọi thứ nhằm tăng sự sợ hãi cũng như củng cố quyền thống trị cho mình.

Chính quyền đã dung túng các tệ nạn nhằm làm tăng cái sợ trong dân. Đồng thời, Cs đã thổi phồng, phổ biến những tin tức này sâu rộng làm tăng nỗi sợ. Đó là tại sao khi thấy tình trạng cướp giựt tràn lan, những thanh tóan dân làn đẫm máu, ai nấy cũng dửng dưng. Ai nấy cũng sợ cho mình. Trong khi không ai nghĩ rằng nếu đoàn kết lẫn nhau thì kẻ gian không thể hoành hành được như chỗ không người. Nạn nhân, hay người dân nói chung lâu dần sẽ mất cái quyền sở hữu vốn có của mình, chấp nhận bị cướp bóc trấn lột mà không hề kêu ca, xem như chuyện thường tình. Ta nghĩ trước cái cảnh khi trộm cướp vô một nhà động người mà chủ nhà phát hiện phải năn nỉ chúng ra ngoài an toàn, trong khi hàng xóm, dân phòng, công an... không ai dám đến ứng cứu; mà bảo đảm cho dù có nhân chứng can đảm chụp ảnh để làm chứng cứ thì công an cũng sẽ viện lý do này hay khác để né tránh không điều tra theo nhiệm vụ của mình. Từ đó, dần dần đến chuyện lớn hơn: nhà nước lấy nhà, lấy đất, trưng thu tài sản.. thì dân đen cũng “tự nguyện dâng nộp” mà đầu óc xem như “chuyện thường tình” từ hồi nào không biết… Từ cái ngày cho phép công an mặc thường phục trấn áp người dân là một hình thức công khai hóa dần tính cướp bóc của giai cấp thống trị mà chính quyền vẫn có lý do chối bỏ trách nhiệm của mình.

Nói đến chuyện nhỏ hơn, khi gặp người bị nạn giữa đường. Theo luật và tính nhân đạo thì người đi đường phải có trách nhiệm cứu chữa nạn nhân hay đưa vào bệnh viện. Nhưng thực tế lại khác. Người có lòng giúp đỡ lại bị những phiền toái do các cơ quan chính quyền cố ý hoạnh họe. Chẳng hạn khi vào bệnh viện, hình thức đóng tiền trước, giải quyết sau làm cho người giúp luôn bó tay trước lòng vô cảm của nhân viên bệnh viện. Chưa hết, khi công an vào cuộc, họ cố ý hoạnh họe, điều tra bắt bẽ khiến người ta mang nặng tâm lý mình là tội phạm hơn là một công dân làm đúng luật. Suy cho cùng, tất cả những việc này tạo cho từng người dửng dưng trước đồng bào bị bách hại, làm tan rã sự đòan kết lẫn tình thương giữa người và người, nhất là lại dùng bạo lực làm cơ sở cho mọi hình thức đấu tranh (theo đúng quan điểm Mác).

2. Luật lệ:

Tất cả không ngoài mục đích làm cho dân không còn thời gian nghĩ đến chính trị do mãi đối phó với những bất công khác xung quanh.

Ở đây chúng ta không cần nhắc đến cái “tội tổ tông” điều 4 (là đầu mối mọi sự việc) làm chi cho mệt vì rằng đã được quá nhiều người khác đề cập và phân tích chuyên sâu hơn. Cái luật vi hiến mà CS cố tình nhào nặn ra một giai cấp mới thống trị xã hội.

Hệ thống luật pháp của CS cố ý tạo những kẽ hỡ nhằm duy trì tham nhũng, chưa kể là có ý chơi chữ, một câu nhiều nghĩa, ai nghĩ sao cũng được. Từ đó tạo nên một rừng văn bản dưới luật, thông tư hướng dẫn... làm nản lòng người dân khi đính đến thủ tục với giới công quyền cũng như mọi giao dịch dân sự khác.

Với những hệ thống luật pháp xã hội mà hầu hết khi dính tới cơ quan chức năng nào, người dân cũng sợ hãi mà ói tiền ra: hải quan, môi trường, thuế, quản lý thị trường, kiểm lâm, kiểm dịch, văn hóa thông tin, công an, y tế... Chưa kể ngay cả cấp thấp nhất như công an khu vực, ủy ban phường xã, các tổ chức xin tiền của nhà nước dưới hình thức từ thiện đều có thể ghé gõ cửa xin tiền trong dip lễ lạc và luôn lăm le tìm lý do phạm lỗi mà bắt phạt mình. Cứ hỏi bất kỳ công dân VN, hỏi có người nào mà không bị cảnh sát giao thông phạt, không bị nhà nước làm khó dễ thủ tục, không bị vòi tiền…? Bên cạnh đó còn có những thế lực xã hội đen luôn rình rập mà công an nhà nước âm thầm bảo kê để tăng cường rối loạn xã hội. Nói chung, một người muốn làm ăn chân chính không có cơ hội làm người chân chính và nỗi sợ làm họ chạy theo guồng máy tham nhũng và tự nguyện thành những tay kinh tài vô danh cho các đảng viên và các tổ chức CS.

Khi dính đến các vụ án, các tội đều có ý gán ghép mang màu sắc chính trị (lợi dụng tự do dân chủ, kích động, lật đổ chế độ…) để làm cho người dân thêm sợ hãi chính trị mặc dù nhiều tội hình sự khác nguy hiển hơn, mang án nặng nề hơn mà người dân lại không sợ, mà còn săm soi tìm hiểu không ngoài mục đích tò mò. Càng vô lý hơn đến ngày nay, nhiều người vẫn cho rằng “đúng người, đúng tội” mà không hế thắc mắc. Riêng cái tội “lật đổ chính quyền nhân dân” cũng chẳng ai thèm động não thắc mắc là cái chính quyền của mình mà mình không xài được thì quyền thay thế nó bằng một cái khác là của mình. Chẳng lẽ mình không là nhân dân ? Hơn nữa muốn lật đổ đúng nghĩa cũng phải có tiền, có quân đội súng ống chứ đâu phải là có 2 bàn tay trắng mà lật đổ được ngọai trừ cái chính quyền này nó quá dễ lật đổ mới thật sự sợ quái đản như thế. Ta thấy người dân ta lúc này mất hẳn sự suy xét.

Để chứng minh, lịch sử đã ghi lại việc cụ Phan Bội Châu đã tự bào chữa trước tòa như sau: "…Tôi thấy thế sinh ra cái tư tưởng phản đối chính trị. Nếu mà tôi, trong tay có mấy trăm vạn hải quân, mấy mươi vạn lục quân, binh tinh, lương túc, súng đủ, đạn nhiều, tàu chiến có, tàu bay có, thì có lẽ tôi hạ chiến thư, đường đường chính chính đánh lại với chính phủ thực. Thế nhưng tôi là một kẻ thư sinh, túi không có một đồng tiền, tay không có một tấc sắt, không thể lấy vũ lực mà phản đối được…

Một hệ thống hành chánh nặng nề, đùn đẩy trách nhiệm cũng như người thụ lý hồ sơ có quyền tự ý không nhận và giải quyết đơn mà người dân không biết kêu ca vào đâu. Mà hơn nữa, luật lệ tùy tiện làm cho tư tưởng nguời dân lúc nào cũng có mặc cảm mình bị quản lý mọi mặt, tất cả đều phải xin phép. Ngay cả thời Pháp, tôn giáo vẫn được tự do họat động mà nay đã bị bắt phải xin phép. Khi tôn giáo lên tiếng bất công xã hội thì luận điệu CS bảo rằng đạo và đời không thể xen lẫn nhau, trong khi họat động tôn giáo thì bắt phải được nhà nước quản lý phòng thế lực thù địch lợi dụng !

Câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt vẫn còn đó: “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin-cho”. Chúng ta nên để ý.

Điển hình là những thủ tục liên quan đến nhà đất. Sau hơn 30 năm mà luật đất đai vẫn luôn mơ hồ, lỏng lẻo, chồng chéo. Chưa kể việc thay đổi giấy tờ đất liên tục. Việc này trở nên điêu đứng cho người dân nếu đất đai của mình thuộc lọai thừa kế chia cho nhiều người (nếu trong số này có người đã qua đời thì càng rắc rối thêm). Việc này không lọai trừ khi gặp tranh chấp, công thêm sự mất đoàn kết lẫn nhau giữa người trong gia đình, hàng xòm giáp ranh, thì trở nên chi li phức tạp trong thủ tục, kéo dài vụ việc mà thông thường nhà nước là bên hưởng lợi cao nhất. An cư chưa xong, lạc nghiệp càng xa vời cho người “Việt Nam anh hùng”.

Trong tư pháp, những bất công được cơ quan chức năng thực hiện vô trách nhiệm kèm theo những nhũng nhiễu, chạy án làm mất lòng tin người dân. Trong các tranh chấp nợ nần, CS âm thầm dung dưỡng lực lượng xã hội đen nhằm giả làm ngơ để mượn tay xã hội đen khủng bố người dân. Có người đã từng nói rằng thay vì đưa ra pháp luật giải quyết tranh chấp, họ lại sẵn sàng thuê xã hội đen với chi phí 30%, rẽ hơn nhiều so với chi phí lo lót cho tòa án (bên cạnh án phí rẻ mạt) ! Nếu có hậu quả do xã hội đen gây ra thì nhà nước hốt trọn ổ 2 phía. Thiệt hại vẫn là người dân lãnh đủ. Nỗi sợ được đổ sang xã hội đen mà chính quyền lại được sạch tội do đã xảo trá tạo khó khăn cho những hành động hợp pháp khiến người ta buộc lòng nhúng chàm vô những tội ác để giải quyết cho được việc mình.

Trong mọi giao dịch thương mại, hành chánh, khi “lệ” lấn “luật” làm tăng cường hệ thống tham nhũng nuôi sống từ cấp lao công, bảo vệ đến cấp lãnh đạo làm cho chế độ lương có thể được nhà nước quên lãng. Áp dụng nguyên tắc “chiến tranh nhân dân” để dùng nhân dân nuôi hệ thống chính quyền bằng chi phí mờ ám. Từ đó gây cho người dân một nỗi sợ và phải tự động đút tiền vào túi riêng của chính quyền để yên chuyện dù rằng mình đang ở thế hợp pháp. Chiêu thức này ban đầu xuất phát từ thói quen của giới Hoa kiều với tâm lý sợ nhân viên công lực vốn có. Sau này cộng đồng Việt dần bị ảnh hưởng và không ai tự hỏi nguyên nhân vì sao mà chỉ biết “người ta sao, mình vậy”, cũng chỉ vì muốn được yên thân trước đã.

Trong đi lại, chính sách hộ khẩu lạc hậu được duy trì làm cho quyền người dân, dù có căn cước rõ ràng mà không có hộ khẩu vẫn chưa trở thành mội công dân đúng nghĩa. Nó hạn chế sự đi lại, định cư của người dân. Thậm chí có thể làm lý do bị bắt giam mọi lúc do không khai báo tạm trú cho chính quyền. Chính sách KT3 lại làm thêm một rào cản phân biệt đối xử quyền lợi của người mới nhập cư và người có hộ khẩu chính thức tại nơi đó.

Công an - Nỗi sợ lớn nhất, luôn được CS phát huy nhằm thống trị toàn xã hội bên cạnh chủ trương chính trị hóa tất cả mọi sự việc dù là nhỏ nhất. Trong môi trường người dân bị nhiều đe dọa rình rập, từ “CA” biến chất nhanh chóng thành một ý nghĩa đe dọa nhân dân nhiều hơn là chức năng phục vụ, bảo vệ ban đầu của nó. Đối với trẻ thơ, người dân đã không ý thức việc này rõ rệt mà đã quen thói dọa “kêu công an bắt” trước lũ trẻ khiến tiềm thức bọn trẻ lớn lên hễ nghe tới công an là cảm thấy sợ hãi là chính. Thành công của chế độ bắt đầu từ chuyện nhỏ này. Chắc chắn sau vài thế hệ, con người VN trở thành những con chó Pavlov hai chân , khi nghe tiếng CA là tự động sợ vãi cứt đái !

Giai cấp CA này đã được nhà nước dung túng đứng trên pháp luật muốn bắt giết tù đày ai cũng được không kém lính Nhật ngày trước. Nhiều vụ CA đánh chết người trong đồn gần đây hay CA bắn người cướp của (vụ CA Nguyễn Tùng Dương ở cầu Chương Dương năm 1993) là những chiêu thức tạo sự kinh hòang trong dân chúng mà CS dùng phương pháp rỉ tai cho dân chúng thay vì chính thức qua báo chí công khai (ngoại trừ khi sự việc đã vỡ lở).

Ngay cả trong luật ân xá vào những dịp lễ lớn, bên ngoài hình thức khoan hồng được rao giảng, trong thời kỳ chế độ đang bị lung lay do phong trào dân chủ rục rịch trong nước, có ai để ý rằng đây là một kế hoạch thả tội phạm để khủng bố dân chúng và các nhà dân chủ trong nước? CS lợi dụng tình hình an ninh xã hội vốn đã bất ổn trước những cuối năm, Noel, Tết mà thả nhiều tội phạm để thay mình làm gia tăng nổi sợ của người dân. Việc này cũng nhằm giảm nhẹ chi phí nuôi tù hình sự để tăng cường chi phí trấn áp chính trị trong nước. Việc trấn áp tội phạm theo từng đợt của ngành CA nói chung chỉ có tính tuyên truyền mê hoặc người dân ít học. Những tội phạm do CA bắt được thường được thả ra sau thời gian ngắn, hay rất ngắn và trước mắt thường thấy chúng ngang nhiên trả thù người tố giác hay nạn nhân mà CA không thèm bảo vệ với lý do điển hình là lực lượng ngành mỏng, không đủ kinh phí hay do lý do khách quan không thể cứu kịp thời với hình thức kiểm điểm nội bộ cho qua việc.

3. Giáo dục:
Ngay từ bé, đứa trẻ đã được giáo dục huấn luyện sự sợ hãi nhiều mặt.

Chính sách trả lương thấp, tạo nhiều bất hợp lý quần thảo các thầy cô giáo đã khiến họ bị căng thẳng, bất mãn và biến chất nghiêm trọng. Từ đó, tham nhũng lan tràn trong chốn học đường và thầy cô đã không từ thủ đọan nào mà chèn ép học sinh nhằm tư lợi. Họ đã không từ bọ việc đánh đập, nhiếc mắng tàn tệ khi mà đứa trẻ phạm lỗi. Với tâm lý sợ công an do gia đình vô tình nhồi nhét ở nhà, cùng với tâm lý sợ thầy cô ở trường, đứa trẻ dần trở nên mất tự tin khi lớn lên và gặp gì cũng sợ thành một phản xạ có điều kiện.

Cũng từ đây, con người luôn sợ những ai có vai vế trên mình. Quyền bình đẳng mất đi.

Cạnh đó, nhà trường có một thời gian dài chuyên giáo dục lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí đấu tranh... tăng tính hiếu chiến của trẻ. Các bài đạo đức về tình thương gia đình, hiếu thảo bị bỏ qua. Việc này làm xã hội ngày nay đầy băng họai với cảnh con giết cha mẹ, thầy trò đánh nhau… Khi biết thì đã muộn. Không ai biết mình có thể bị chính người nhà của mình thanh toán mình khi nào. Một kế họach “phân hóa nội bộ” mà ông Nguyễn Minh Triết định áp dụng cho chính phủ Obama đã thực hiện quá thành công trên đất nước của ông mà ông vẫn chưa dám nhìn nhận kết quả siêu việt của nó.

Trong chương trình đào tạo, sở giáo dục cố tình cải cách với nhiều phương pháp bất hợp lý, nặng nề khiến thầy lẫn trò mất hết khả năng sáng tạo. Tất cả đều công thức hóa, phải làm đúng theo một khung có sẵn. Ai sáng tạo vượt ngoài khung đáp án coi như rớt oan uổng. Tất cả mọi lý luận phản biện đều bị gạt ra ngoài để rồi phải chấp nhận một kiến thức định hướng đi kèm mộ hăm dọa không thể chọn lựa một nền giáo dục khác ngoài giáo dục nhà nước. Ngay cả khi có giáo dục tư nhân, hay chính sách cho du học thì tài chánh eo hẹp của dân nghèo không cho phép con em họ được hưởng. Riêng quan chức chính quyền thừa tiền do tham nhũng thi họ biết khôn không dám để con cháu họ hưởng cái chế độ đào tạo do họ quản lý. Nỗi sợ không được tiếp tục đi học làm học sinh đành nhắm mắt đưa chân sa vào cái bẫy ngu dân kiểu CS.

Sự phân biệt đối xử trong lý lịch vẫn được duy trì dù ngày nay đã giảm bớt nhiều đối tượng ưu tiên. Nó cũng một thời làm con em viên chức VNCH mang một mặc cảm của một kẻ thua trận trở thành nô lệ cho đồng bào bên kia vĩ tuyến 17.

Từ khoảng năm cuối thập niên 90, CS đã nhào nặn ra tư tưởng HCM để mê hoặc dân chúng hầu bám vào thần tượng HCM hy vọng gỡ gạc cứu vớt con tàu CNCS đang dần chìm trên thế giới. Một tư tưởng copy mà học sinh sinh viên bị nhồi sọ mà không đám kêu ca dù có nhiều bất hợp lý.[3]

Giới nhà giáo được đào tạo với tư cách nhà những người không còn cơ hội làm những nghề khác. Từ giai cấp trí thức của xã hội , đặc biệt trong xã hội Việt tôn trọng, nay trở thành một giai cấp vô sản mới. Từ đó nỗi sợ hãi mất việc khiến giới sư phạm trở thành một công cụ đắc lực cho chính sách ngu dân của CS đè trên đầu trên cổ thế hệ tương lai đất Việt.

4. Thông tin, tuyên truyền:

CS chú ý đặc biệt đến lĩnh vực tuyên truyền cho chế độ.

Trên các phương tiện truyền thông, Dân chúng bị mê hoặc bởi các thú vui trụy lạc nhằm quên đi lòng yêu nước: ca nhạc, điện ảnh, thời trang, hoa hậu, bóng đá kèm theo các khuyến mãi, xổ số…

Các dấu vết và văn hóa của chế độ VNCH bị ém nhẹm và cấm đoán. Những ai lưu trữ tài liệu của chế độ cũ (dù là văn hóa thuần túy) cũng đều bị tịch thu (vụ ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương) khiến nhiều người sợ như chứa đồ quốc cấm.

Các thông tin bị bóp méo làm người dân ít học lung lạc lòng tin không còn tin vào các tôn giáo, tổ chức từ thiện trong và ngòai nước (mà không phụ thuộc nhà nước) [2]…

Trong lĩnh vực này, ngành CA đã có một kết họach thành công lớn: phát hành báo Công An. Từ đó đã có thời gian các tỉnh thi nhau ra báo CA như nấm gặp mưa.

Đúng vậy, dân trí thấp cùng với tính tò mò trong lĩnh vực “Tiền-Tù-Tội” muôn thuở là mảnh đất màu mỡ để thu lợi kèm theo tuyên tuyền nhồi sọ. Các mẫu chuyện giết người, cướp của, càng giật gân càng làm cho người dân chấn động lo sợ. Thành phần tội phạm cũng trở thành khách hàng thân thiết của báo do học tập thêm nhiều thủ đọan. Ngành CA vừa hốt bạc vừa được giới ít học đặt niềm tin, vừa được chính quyền khen thưởng trong công tác giáo dục quần chúng. Hậu quả làm cho tình hình tệ nạn xã hội phức tạp thêm do kẻ gian học hỏi thêm nhiều thứ mới lạ. Còn người dân tưởng rằng việc giải trí này vô hại song các thông tin dần gặm nhấm tiềm thức và làm tăng sự sợ hãi trong dân chúng. Điển hình ngày 25-8-2011 việc một tiệm vàng bị cướp gần hết cả nhà được các phương tiện truyền thông quốc doanh không ngớt đưa tin, kể cả dữ kiện nhận dạng hung thủ (đáng lẽ được giữ kín điều tra) lại được phổ biến rộng rãi. Chẳng khác nào một mặt đưa tin giật gân hốt bạc và làm dân chúng hoang mang, một mặt gián tiếp kích “động ổ” cho hung thủ chạy trốn. Tương tự, các vụ trộm có camera thu hình được thủ phạm lại được tung lên báo chí mạng để câu khách, làm lo lắng trong dân thay vì cất giữ điều tra truy bắt trước khi tung ra.

Rõ ràng là một hậu ý cấu cố tình làm hoang mang toàn xã hội.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình yêu nước bị chính quyền CS đàn áp lại được bưng bít, các nhà yêu nước bị khủng bố bằng mọi thủ đọan (bắt cóc mất tích, khủng bố tại nhà, gây sự đánh nhau… tệ hơn nữa bằng cách mất dạy của giới côn đồ hạ cấp: ném phân vô nhà [3]) khiến những người xung quanh phải kinh sợ và khinh bĩ mà không dám nói ra.

Dù thành công trong việc bắt dân làm nô lệ và con tin của chế độ, CS không ngần ngại đổ vấy những nguyên nhân tội lỗi gây tệ hại mọi mặt sang các phe đối lập của mình: hậu quả chiến tranh, phong kiến, đế quốc, tư bản, thế lực phản động lợi dụng… với hy vọng cho dân chúng hiểu lầm mà xích lại gần chúng. Chúng cấy và thổi phòng “nỗi sợ tư bản” qua các tuyên truyền bóp méo về xã hội các nước văn minh khác. Mà việc này điển hình là kịch bản “vụ kiện chất độc da cam” lâu lâu tái diễn một lần với hành động trơ trẽn đưa ra những người dị tật với nguyên nhân khác nhau là làng trước quốc tế mà không một cơ sở giám định có uy tín đi kèm. Mục đích tung hê thổi phồng cái ác của tư bản đế quốc.

Ta thấy rõ ràng sơ sơ các khuất tất sau:
- Không cơ sở giám định y khoa có uy tín.
- Các nạn nhân đều từ quân đội miền Bắc mà không có nạn nhân nào phía VNCH.
- Việc quân Bắc Việt ưa dùng lương thực chủ yếu do Trung công viện trợ (lương thực Liên Xô thường bị quan Bắc Việt chê không thèm ăn do không hạp khẩu vị VN) với tình trạng thức ăn độc hại do TC bán gần đây là một chấm hỏi lớn. Có chăng đây là một thí nghiệm của TC trên đồng bào Việt ?
- Việc dùng hóa chất bừa bãi trên đồng ruộng VN hiện nay không ít gây ảnh hưởng xấu . Nên việc chứng minh là hậu quả do Mỹ gây ra là điều Cs không hề dám. Vì chuyện này sẽ chứng minh thêm các nông sản VN hoàn tòan bị nhiễm độc khi có chuyên gia nước ngòai thu thập mẫu đất đem về xét nghiệm. Hậu quả sẽ nặng hơn khi mà từ đó nông nghiệp VN sẽ phá sản do bị tẩy chay.

Nên chiến dịch thưa kiện này chỉ nhằm mục đích tuyên truyền mà không cần thắng kiện. Nếu có thắng, tiền bạc sẽ chảy vào túi riêng quan chức CS, các nạn nhân (thật và giả) chỉ là những công cụ của chế độ. Người ít học thì sợ và càng xa lánh chủ nghĩa tư bản và mù quáng tin theo CS tiếp tục. Thành công CS ở chổ đó.

Từ những trình bày trên, chúng ta trước mắt phải ý thức cảnh giác và vượt nỗi sợ hãi do CS gây ra nhằm can đảm đấu tranh cho Sự Thật và Công Lý cho dân Việt theo khả năng của mỗi người. Từ những việc nhỏ sẽ tạo làn sóng lớn cho nền dân chủ tương lai.

Để kết bài xin phép dùng dùng câu của Đức Giáo Hòang Phaulô II: “Đừng sợ hãi”




[1] Tuy nói rằng kết hợp tinh hoa của dân tộc, song tư tưởng HCM không bao giờ nhắc đến tình thương, tinh thần gia đình, lòng hiếu thảo vốn là nét căn bản trong văn hóa VN ! Một tình cảm căn bản duy trì tế bào của xã hội mà không có thì tư tưởng này đối với dân với nước xem như chỉ là ngụy biện.

[1] Người ta không quên hình ảnh TGM Ngô Quang Kiệt bị giới quan chức Hanoi bêu xấu khi câu nói của Ngài bị cắt xén.

[1] Vụ bà Trần Khải Thanh Thủy.

No comments:

Post a Comment