hoangkybactien
Từ xưa cho đến nay, tiên đoán tương lai là một chuyện vô cùng khó. Tuy nhiên, người ta có thể quan sát những dấu hiệu của quá khứ và hiện tại, để có thể dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai. Cho ví dụ, nếu một chế độ chính trị ăn ở hợp lòng dân thì người ta có lý do để nói rằng chế độ đó sẽ tồn tại lâu dài hơn là một chế độ độc tài mất lòng dân, như chế độ phát xít Đức, Ý, Nhật hồi năm 1945, và chế độ độc tài của Pinnoche, của Saddam Hussen, v.v…
Quả thật là khó để nói một cách dứt khoát là “có” hay “không” cho câu hỏi trên. Nhưng cũng không phải vì nó là câu hỏi khó mà người ta chấp nhận bó tay chịu thua.
Ít ra người ta cũng có thể làm một cuộc điều tra, tìm hiểu những khả năng nào, những yếu tố nào, có thể đưa đến một câu trả lời khả dỉ có thể tạm nghe được.
Để bắt đầu công việc tìm kiếm, hãy ôn lại thử những chuyện gì đã và đang xảy ra ngay trước mắt:
1. Hạt nhân của CMHL ở VN:
Hạt nhân của CMHL ở VN là lòng dân đã nhìn thấy bộ mặt thật của ĐCS VN và nhà cầm quyền Hà Nội. Không những chỉ nhìn thấy, mà đã bắt đầu căm thù hai đối tượng này vì những cuộc cướp đất, cướp nhà, tước đoạt tài sản của người dân bằng bạo lực, sưu cao thuế nặng, đánh đập người vô cớ hay với những lý do không chính đáng. Nói chung là cuộc sống do nhà cầm quyền CSVN đem đến hết sức là nghiệt ngã, không khác gì nô lệ ngày xưa.
Cùng lúc đó, nhờ phương tiện truyền thông hiện đại, như internet và điện thoại cầm tay, một số dân chúng, học sinh và trí thức đã nhìn thấy được một cuộc sống tự do nhân bản thực sự ở các quốc gia chung quanh VN và ở các nước Tây Phương. Sự hiểu biết này sẽ hun đúc, thôi thúc cái khát vọng để vượt thoát khỏi cái cảnh ngộ cá chậu chim lồng do CSVN áp đặt lên trong bao lâu nay. Để được sống tự do thoải mái như các nước văn minh tiến bộ khác.
Hiện tượng này đã, đang, và có lẽ sẽ tiếp tục xảy ra tại VN. Với số lượng người nhận thức được điều đó sẽ càng ngày càng nhiều thêm. Trong khi đó thì cuộc sống trước mắt tại Việt Nam càng ngày càng đi xuống bờ vực thẳm. Mà không có cách gì để cứu vãng được, ngoại trừ một nền tự do dân chủ thực sự, đúng nghĩa do dân, vì dân, cho dân.
2. Ngòi nổ của CMHL:
Ngòi nổ của CMHL đã bắt đầu trên dưới 10 năm nay, kể từ ngày mà Ls Lê Chí Quang ra bài viết “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” vào năm 2001. Đây là thời kỳ mà CSVN bắt giam nhiều nhà dân chủ trẻ như Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, v.v…
Cách đây mười năm, Việt Nam vẫn còn bao trùm bởi bức màn sắt “nội khó xuất và ngoại khó nhập”, kể cả vấn đề tin tức và con người ra hay vào Việt Nam. Và lúc đó internet chỉ mới bắt đầu có thôi, chứ chưa được phổ thông như ngày nay.
Nhưng hôm nay nhìn lại, Việt Nam đã có hàng trăm, hàng ngàn trang mạng, quảng bá, kêu gọi đa nguyên đa đảng, và tự do dân chủ cho Việt Nam.
Năm 2007, những tư tưởng tiến bộ trong nước, đã bắt đầu tổ chức biểu tình yêu nước dù sau đó tạm thời bị dập tắt. Qua năm 2008, biểu tình chống rước đuốc đã lại xảy ra , dù sau đó cũng tạm thời bị dập tắt một lần nữa.
Và từ hôm tháng 6/2011 cho đến nay, cái không khí biểu tình yêu nước đã sống trở lại, nhờ một phần nhỏ (có thể chưa đáng kể) dân chúng, mà chủ yếu là tầng lớp trí thức nhân sĩ và SV HS ý thức được hiểm họa mất nước đang cận kề, đã đứng lên khởi xướng.
Vấn đề là ở đây: Nếu số lượng quần chúng xuống đường biểu tình yêu nước mà đông đảo, lên đến nữa triệu hay một triệu người, thì có lẽ cuộc CMHL ở Việt Nam đã xảy ra rồi. Nhưng điều mong muốn này chưa xảy ra được vì còn nhiều yếu tố khác nữa mà hiện nay chưa có hoặc có mà chưa đủ.
Những yếu tố đó là những yếu tố như, cho ví dụ, đồng bạc VN hoàn toản bị mất giá; vật giá leo thang vượt ngoài khả năng của người dân lao động đưa đến xáo trộn xã hội; hoặc nạn khan hiếm thực phẩm; hoặc nạn đói và thất nghiệp lên cao, vượt ngoài khả năng quản trị của chế độ hiện hành.
Chỉ khi nào người dân bị dồn đến đường cùng; thấy đói, khát, và cái chết cận kề trứơc mắt thì người ta mới thoát khỏi cái sự sợ hải cố cựu, mà liều mình để phản kháng lại. Đến lúc đó bạo quyền mới sụp đổ.
3. Như vậy, thì khi nào những yếu tố kia sẽ xảy ra?
Những yếu tố trên đang xảy ra! Trong những năm vừa qua, nó xảy ra ở một tốc độ nhỏ, chưa đủ nhanh để tạo nên một cuộc khủng hoảng tại Việt Nam. Từ đầu năm 2011 cho đến nay, tốc độ xuống dốc của xã hội có tăng nhanh hơn so với những năm trước đây; nhìn vật giá leo thang trong những tháng vừa qua thì biết.
Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ nhanh để tạo ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng làm suy yếu hay suy sụp chế độ CS hiện nay. Mà dù tốc độ lao xuống bờ vực có nhanh đi chăng nữa, và xảy ra ngay trong ngày hôm nay đi chăng nữa, thì chế độ này cũng chưa sụp được; vì Tàu cộng sẽ tiếp cứu Việt cộng; hoặc Tàu cộng cũng có thể sẽ chiếm luôn Việt Nam.
Cho nên cơ hội để cho một cuộc CMHL ở Việt Nam xảy ra, thì còn tùy thuộc vào tình hình chính trị và kinh tế của thế giới, đáng quan tâm nhất là ở Trung cộng. Vì kinh tế thế giới nuôi nồi cơm của Trung cộng; và Trung cộng là chủ nhân, là chị vú nuôi của bọn Việt cộng tại Việt Nam. Cho nên một khi mà Trung cộng bị khủng hoảng về chính trị và kinh tế, thì Việt cộng sẽ không còn chỗ nương tựa nữa. Lúc đó thì chúng mới bị suy yếu đi.
Một khi mà ĐCSVN không còn khả năng nuôi nổi hệ thống công an mật vụ nữa, thì lúc đó hệ thống bạo quyền sẽ bị phân hóa đi. Cộng thêm với nền kinh tế khánh kiệt. Đói, khát, chết chóc sẽ làm cho mọi người ngồi lại với nhau, cùng nhau xuống đường mà giành quyền sống.
Có lẽ do thấy trước hiểm họa tự diệt vong này mà ĐCSVN đã cho mở cửa đổi mới vào năm 1986.
Hiện nay, kinh tế thế giới đang đi vào buổi xế chiều. Âu châu chỉ còn lại Đức và Pháp là tương đối đứng vững. Các nước Bắc Âu tương đối khá nhưng dân số quá nhỏ, không đủ khả năng để phụ giúp Đức Pháp cưu mang những nước trong khu vực đang bị phá sản, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, Ý Đại Lợi. Còn Anh Quốc thì cũng không khá gì hơn.
Còn về phía Hoa Kỳ thì đang chìm ngập trong nợ nần, phải vay mượn của Tàu mới đủ xài, lấy đâu ra tiền để phục hồi kinh tế?
Trong 40 năm qua, thế giới này sống trong một nền kinh tế “mượn đầu heo nấu cháo”. Sự giao thương mua bán chủ yếu là qua trung gian giấy nợ (cổ phiếu) nhiều hơn là bằng hiện kim hay tiền mặt. Kẻ bán hàng không cầm tiền mặt hay vàng về, mà cầm giấy nợ về. Người mua thì không trả bằng vàng hay tiền, mà phần lớn cũng chỉ trả bằng giấy nợ.
Nhưng trong thập niên này, nền kinh tế thế giới đang đi vào một khúc quanh khác. Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của những nấc thang đi lên, đến tột đỉnh văn minh trong lịch sử nhân loại, thì thế kỷ 21 là thế kỷ của những nấc thang đi xuống, để trở về lại vị trí của buổi ban đầu ở đầu thế kỷ 20. Điều này sẽ phải xảy ra vì trái đất cũng chỉ là một tinh cầu nhỏ bé, mà hết 3/4 là nước biển chiếm rồi, chỉ còn lại 1/4 cho loài người sinh sống mà thôi.
Các nguồn tài nguyên trên thế giới và tại Trung Hoa lục địa đang cạn kiệt dần dần, nhất là dầu hỏa và than đá. Các nguồn nước trên mặt đất, và ngầm dưới mặt đất đang cạn kiệt dần dần do nạn kỷ nghệ hóa và đô thị hóa gây ra. Đặc biệt vấn nạn này rất nghiêm trọng tại Hoa Lục nhất là một nửa phía Bắc của nước Tàu, tính từ bờ Bắc của sông Dương Tử lên đến Bắc Kinh và Nội Mông Cổ.
Nước, điện (từ than đá), và xăng (từ dầu hỏa) là ba nguồn tài nguyên và năng lượng căn bản, không những không thể thiếu mà còn phải dồi dào , cho sự tăng trưởng kinh tế và đời sống văn minh hiện đại. Đó là chưa kể nạn bị sa mạc hóa; nghĩa là đất canh tác bị khô cằn biến thành sa mạc do thiếu nước, và do khí hậu thay đổi.
Nếu những thứ này bị thiếu hay không đủ thì sự tăng trưởng kinh tế sẽ bị chậm hoặc dừng lại; kinh tế thị trường sẽ sụp đổ; xáo trộn xã hội không thể tránh khỏi vì hãng xưởng sẽ phải đóng cửa; nạn thất nghiệp sẽ gia tăng.
Đó là những vấn đề đã và đang xảy ra tại Trung cộng nhưng chưa tới mức báo động. ĐCSTH biết những vấn đề này, và họ đang ra sức giải quyết nó.
Nhưng không may cho họ là, có những vấn đề mà muốn giải quyết nó thì đòi hỏi sự diệt vong của ĐCS, và thay thế vào đó bằng một thể chế dân chủ và đa nguyên đa đảng; cho nên dù đã tốn nhiều tâm huyết, ĐCSTH không thể và không bao giờ giải quyết được những mâu thuẩn xung đột nhau khi các thứ như nước, điện và xăng bị thiếu hụt trầm trọng.
Trong khi đó dân số thế giới đã lên tới 7 tỉ người vào năm nay 2011. Theo các nhà khoa học của LHQ thì khả năng chịu đựng của trái đất chỉ có thể cung cấp cho một dân số tối đa là 5 tỉ người mà thôi. Với đà này thì trong 12 năm tới đây, tức là vào năm 2023 dân số thế giới sẽ lên đến 8 tỉ người.
Dân số thế giới sẽ tiếp tục gia tăng. Còn kinh tế thế giới thì đang bị suy thoái, do nợ nần chồng chéo nhau. Không có nước nào mà không vướng vào nợ nần, kể cả Trung cộng.
4. Có nhiều hy vọng câu trả lời nằm ở đây .
Như đã nói bên trên, kinh tế thế giới đang đi vào buổi xế chiều. Thị trường tài chính thế giới đang bị lung lay tận gốc rễ. Hiện tượng này là một hiện tượng hiển nhiên, vì hệ thống tài chính này đã xưa cũ, đã bị tu sửa nhiều, và bị lạm dụng bởi những chính phủ vô trách nhiệm.
Tuy không nói ra, nhưng mọi người đều biết HK không thể trả số nợ hiện tại (có thể là vì HK không muốn trả, chứ không nhất thiết là HK quá nghèo mà không thể trả nổi số nợ này; bởi vậy mới nói là chuyện chính trị). Thị trường tài chính thế giới đang mất niềm tin, đang mất chỗ dựa tốt lâu nay, là thị trường chứng khoán của HK. Và cái nguy cơ trước mắt là những người có thẩm quyền chưa nghĩ ra được phương cách gì để gải quyết, để cứu vãn tình trạng bế tằt này. Do đó, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn nữa thôi, thị trường tài chính thế giới có thể bị sụp đổ, mặc dù Trung cộng đang âm thầm gắng sức bơm tiền vào (mua thêm cổ phiếu) giúp khối Âu châu ra khỏi sự khủng hoảng hiện tại. Nhưng sức người có hạn. Trung cộng không phải là kho vàng vô tận; họ cũng có những món nợ lớn phải lo lắng nữa.
Đến đây chúng ta hãy tóm tắt lại những gì mà chúng ta vừa quan sát được:
- Khối Âu châu đang gặp khủng hoảng tài chính nặng nề. Chỉ có Đức, Pháp là tương đối còn mạnh. Nhưng hai nước này không đủ khả năng cưu mang cho toàn khối. Có nguy cơ bị suy thoái nặng nề hơn nữa.
- Hoa Kỳ bị mất niềm tin. Tín dụng xuống thấp. Nợ nầng chồng chất khó lòng trả nổi để mang lại niềm tin cho giới đầu tư. Nạn thất nghiệp còn cao. Kinh tế còn trì trệ, chưa biết chừng nào sẽ qua khỏi.
- Trung cộng đang bành trướng khắp thế giới, muốn chia quyền lực thế giới làm đôi với Hoa Kỳ.
- Trung cộng đang vơ vét tất cả các nguồn tài nguyên còn lại trên khắp mặt đất này.
- Nạn nhân mãn toàn cầu. Hoa Kỳ và Âu châu sẽ không thể nào đứng nhìn một Trung cộng nuốt chững tất cả các nguồn tài nguyên còn sót lại trên trái đất này. Và họ cũng không thể để dân số cứ tăng lên mãi đến độ mọi người cùng chết hết.
Do đó, những vấn nạn trên đây không thể nào giải quyết bằng phương pháp ngoại giao; và nhất là đối với Trung cộng, vì Trung cộng sẽ dùng phương pháp “mặt dày” để mua thời gian; còn Hoa Kỳ và khối Âu châu thì đang lâm vào thế là “máy bay sắp bị hết săng”, và phải hạ cánh an toàn mà không bị mất mặt.
Muốn được như vậy thì chỉ còn một biện pháp nhanh nhất, giải quyết vấn đề mau lẹ nhất, lại không bị mất mặt nữa là đi đến chiến tranh.
Và trong khoảng từ bây giờ cho đến cái ngày đó, thì nền kinh tế tai Việt Nam có lẽ sẽ gặp nhiều sóng gió, đưa đến bất ổn về chính trị. Và nếu đến lúc đó nhà cầm quyền CSVN không còn khả năng nuôi dưỡng các lực lượng công an mật vụ thì chế độ này kể như tan rã. Người dân sẽ nổi dậy giành lại chính quyền.
8/24/2011
@ hoangkybactien
No comments:
Post a Comment