Việc xả lũ tùy tiện sáng 25- 5-2011 không thông báo vùng ảnh hưởng để EVN phải chấp nhận đền bù (như các báo trong nước đã đưa tin). Việc này đã vi phạm nghiêm trọng về quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 23-9-2010.
Đã nhận tội cố ý làm trái luật gây hậu quả nghiêm trọng, vẫn được làm lãnh đạo, tiếp tục chèn ép nông dân, moi móc tiền nhà nước.
Ngay từ đầu ông Võ Lũy trưởng ban quản lý thủy điện 7 (Ban QLTĐ 7) đã chạy tội “nhất định không xả lũ chỉ xả nước để chuẩn bị phát điện, không chịu tham gia hiện trường và đi họp trước đau khổ của nhiều nông dân bị hại..”. Trước những bằng chứng không chối cãi được ông Lũy nhận tội và chấp nhận bồi thường. Sau đó Ban quản lý dự án thuỷ điện 7 đã trực tiếp tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành xác minh, thẩm định lại mức độ thiệt hại tài sản của nhân dân do công trình thuỷ điện An Khê – Ka Nak xả lũ đêm 24 và sáng 25.5 gây ra. Kết thúc đợt phúc tra này, các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai xác định giá trị thiệt hại là 4,5 tỉ đồng.
Tội cố ý làm trái luật gây hậu quả nghiêm trọng hại cho dân cho nước với số tiền 4,5 tỷ như vậy (rồi đưa vào giá điện EVN) lẽ ra Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN phải cách chức và xử theo hình sự. Không thể để kẻ đã nhận tội gây hậu quả nghiêm trọng còn tư cách là Lãnh đạo để tiếp tục chèn ép với nông dân bị hại, coi thường chính quyền Huyện Kbang, UBND tỉnh Gia Lai.
Người nông dân bị hại vì xả lũ, dài cổ chờ đền bù, thiếu tiền sản xuất giáp hạt phải vay tiền trả lãi, cá nhân Võ Lũy hết chạy tội lại chày cối, chèn ép nông dân, coi thường luật pháp, kéo dài chi trả bằng cách phủ nhận kết quả đoàn thanh tra kiểm tra liên ngành có Ban QLTĐ 7 tham gia, dân biết kêu ai bây giờ?
Ban QLTĐ7 trực thuộc EVN. Ban được EVN giao quản lý Công trình thủy điện An Khê Ka Nak công suất 173 mw với số vốn đến khoảng 4.000 tỷ. Được EVN phê duyệt, giải ngân và chính thúc khởi công 26/11/2005 và kế hoạch hoàn thành vào 2009. Dự án qui mô như vậy với khoảng thời gian triển khai 4 năm là bình thường để đưa vào phát điện phát huy nguồn vốn hàng ngàn tỷ đồng có nguồn gốc của dân, giảm áp lực thiếu điện của xã hội. Nhưng đến nay chậm 2 năm giá thành đội lên khá cao. Nhưng tất cả được đưa vào giá điện EVN rồi toàn dân phải trả. Võ Lũy trưởng ban BQLTĐ7 thường đỗ lổi các nguyên nhân khách quan như thiên tai năm nào cũng mưa lũ , đền bù di dời dân không chấp nhận ..vv
Một nguyên nhân chính gây ức chế với cán bộ trong cơ quan và nhân dân trong vùng dự án là từ khi Võ lũy làm trưởng ban hàng loạt người bà con,thân tín, dòng họ được đưa vào làm việc tại các bộ phận như tổ chức, tài chính, văn thư, bảo vệ, kế hoạch, vật tư, kỹ thuật…vv, phần lớn học hành lèm nhèm tại chức, ghi danh như Võ Lũy, tạo số đông làm nồng cốt toàn trị để bao che tham nhũng. Võ Lũy còn đóng hai vai diễn vừa trưởng ban quản lý thủy điện 7 vừa chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần thủy điện An khê ka nak, nghĩa là vừa quản lý cho nhà nước vừa kinh doanh cho mình, hoặc vừa đá bóng vừa thổi còi.
Với vai Trưởng ban BQLTĐ7, Võ Lũy chơi chiếc xe Land cruise đời mới (tầm xe bộ trưởng) biển số xanh hẳn hoi dùng cho riêng mình, thường xuyên về Quãng Bình thăm quê chiêu mộ bà con, nhà thầu đồng hương, cuối tuần đánh xe từ Gia Lai, Bình Định về nhà ở Nha Trang (chỉ đạo chống lũ, xả lũ từ xa) chi phí đi lại là công tác phí được đưa vào giá điện EVN. Ban quản lý thủy điện 7 dùng tiền EVN xây nhà to đùng 6 tầng gần bến xe khách Quy Nhơn để quản lý từ xa mỗi thủy điện An Khê Ka Nak ở Gia Lai là chính, diện tích dư thừa cho cơ quan bảo hiểm, ngân hàng thuê lấy tiền chia nhau. Những nhà thầu sân sau của Võ Lũy như Công ty TNHH trường xuân (Trụ sở Quảng Bình). Công ty TNHH Phương Đông v.v... không đấu thầu công khai rồi dùng con cháu trong cơ quan để quyết toán với các nhà thầu sân sau là vi phạm luật đấu thầu xây dựng, tạo điều kiện tham nhũng. EVN giao cho người học hành lèm nhèm, thiếu kiến thức chuyên môn công trình, tâm địa gian ác làm trưởng ban đã gây cho dự án tiến độ chậm trễ, chất lượng kém, tuổi thọ công trình thấp, mất an toàn cao.
Đối với công trình thủy điện thủy lợi nầy nếu vở hồ chứa nước, hàng trăm triệu mét khối tuôn ra sẽ gây như trận đại hồng thủy ở hạ du biết bao người phải chết, sai lầm nầy không bao giờ có cơ hội sửa chữa. EVN còn duy trì con sâu hại dân, moi móc tiền nhà nước như vậy, không bao giờ thuyết phục người dân trả tiền điện cao được.
Gia Lai,1/07/2011
No comments:
Post a Comment