Hoàng Kim Long - ...Từ quả đồi này, tới ngọn núi khác lần lượt trôi vào nhà, vào xe của quan chức cộng sản. Nói quan chức cộng sản thì nó chung chung quá vì liên quan tới việc phá cái Rú Gai Tổ Sơn này, tính đầu ngón tay từ trên xuống dưới cũng chỉ 5 người chủ chốt ăn chia với một Doanh Nghiệp, trong đó có 01 quan ở xã hiện đang giữ chức “Ông Bí Thư”...
*
Ai đi qua đoạn đường tránh Thành Phố Vinh, từ cột mốc số 4 tới cột mốc số 8 nhìn về phía Tây sẽ thấy một ngọn núi hùng vĩ, đó là Rú Gai. Rú Gai là điểm cuối của dãy núi Đại Huệ hay còn gọi là dãy Phong Vân Sơn, bắt đầu từ huyện Thanh Chương, chạy dọc phía bắc và đông của huyện Nam Đàn, kéo dài tới huyện Hưng Nguyên.
Thời trước, quê tôi có ông Cha Đạo, gọi là Cha Già Tín. Ngài là một linh mục rất am tường về Phong Thủy. Nhiều lần lên làm Lễ ở họ Phúc Điền dưới chân Rú Gai, ngài thường chỉ lên núi mà nói “ cái rú này là Linh sơn, yên khí của hai huyện Nam Đàn và Hưng Nguyên. Nếu các con muốn lấy đá xây nhà, làm giếng thì men ra phía sau, hướng ngoài Hưng Yên mà lấy đừng phá cái Tổ sơn này….”
Dân trong vùng ai cũng tin và lo gìn giữ. Tuổi thơ nhiều thế hệ ở quê tôi đã lớn lên bình yên dưới chân núi với bao nhiêu kỷ niệm của những ngày chăn trâu, thả bò, cắt cỏ, đi hái sim trên núi.
Sau này lớn lên tôi mới biết Ông Cha Đạo Tín là cháu nội của Nguyễn Trường Tộ; cụ là một chí sĩ yêu nước, bậc thầy về Phong Thủy của Việt Nam. Những gì liên quan tới phong thủy của hai huyện (Hưng Nguyên – Nam Đàn) Cha Tín đều nói trước cho nhiều người trí thức thời đó nhưng không mấy ai để ý tới, rồi chuyện đâu lại vào đấy.
Có lần Cha Tín đi “Chầu lượt” ở xứ Quy Chính – Nam Đàn, về tắt qua Động Tranh nơi có mộ Hoàng Thị Loan. Cha chỉ về hướng Hoàng Trù và nói. “ Cái Rú Mượu (Cầu Mượu – Nam Đàn) Mìn nổ nhiều quá …. Họ đang phá nghiệp. Núi đó hết, chắc không bao lâu sẽ vong nghiệp Đế vương”, rồi chuyện đâu lại vào đấy, không ai quan tâm tới. Nay Rú Miệu xưa đã bị san bằng, thay vào đó là một nhà máy Bia và nhiều quả đồi trọng yếu về Phong Thủy của Hai huyện cũng lần lượt trôi vào túi của các quan dưới quan trên.
Gần đây Nam Đàn xãy ra nhiều chuyện động trời. Ở xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, “vong hồn của Bác hiển linh” báo oán. Gọi mấy ông quan lớn ở tỉnh về nạt nỗ và có khi “Bác” xung lên “ Phán” đủ thứ chuyện khiến cho cho mấy vị “hồn xiêu phách lạc”.
Tôi thường không quan tâm tới mấy cái chuyện Mê tín đó nhưng nghĩ lại cái gì cũng có nguyên lý của nó. “Cha ăn mặn” thì “con khát nước”. Chỉ tội cho mấy ông quan ở tỉnh phải chịu đòn oan?
Quê tôi thật may là chưa có ai “xuất chúng” như Bác nhưng “hiệu quả” tư tưởng đạo đức của Bác được “phát huy” cách tối đa trong cơ chế buôn chức, chạy quyền và lạm quyền để giữ chức đang diễn ra công khai. Để lại hậu quả thảm khốc cho dân nghèo và môi trường bị tàn phá cách nghiêm trọng.
Từ quả đồi này, tới ngọn núi khác lần lượt trôi vào nhà, vào xe của quan chức cộng sản. Nói quan chức cộng sản thì nó chung chung quá vì liên quan tới việc phá cái Rú Gai Tổ Sơn này, tính đầu ngón tay từ trên xuống dưới cũng chỉ 5 người chủ chốt ăn chia với một Doanh Nghiệp, trong đó có 01 quan ở xã hiện đang giữ chức “Ông Bí Thư”.
Không biết trong triều đại của ngài Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam có bao nhiêu “Ông Bí Thư” như ở quê tôi?
Quả đúng như lời Vua Hùng xưa nói với Mỹ Châu “ Giặc ở sau lưng mà nhà vua không biết”. Cái đáng lo của quốc gia hôm nay không phải là bộ mặt đầy sát khí của Hồ Cẩm Đào ở xa tít bên Trung Quốc nhưng mối họa đích thực của dân tộc chính là ở những tên “Hồ con” được sinh ra và lớn lên trên đất Việt nhưng lại tận trung, tận hiếu với Trung Quốc, chèn ép dân mình ngay trên quê cha đất tổ.
Phải chăng, đường lối chọn nhân sự “Bí Thư” từ Trung ương tới địa phương ở Việt Nam lâu nay, đều năm trong “chủ trương lớn của đảng cộng sản Trung Quốc”; để không cần đánh chiếm mà vẫn cai trị được nhân dân Việt Nam?
No comments:
Post a Comment