Những người lính năm xưa và Những vết thương trong chiến tranh (Mở đầu)
Vô cùng kính mến gửi tất cả các anh chiến sĩ QLVNCH trong và ngoài nước.
Tôi và gia đình tôi vô ngần biết ơn và ngưỡng mộ, kính phục các anh chiến sĩ QLVNCH đã nằm xuống trong lòng đất mẹ, đã hy sinh một phần thân thể của mình để bảo vệ lý tưởng TỰ DO của Miền Nam Việt Nam, chống lại quân thù Việt cộng, các anh đã hiên ngang cầm súng bảo vệ cho tôi và gia đình tôi có được những tháng ngày bình yên trên mảnh đất miền Nam VN trước 30/4/1975.
Hôm nay đây, tôi rất hãnh diện nói về hình ảnh hào hùng của chiến sĩ QLVNCH một thời cho lớp con cháu tôi và nói với chúng bằng những lời kính phục, bằng tất sự ngưỡng mộ, và ngàn lời tri ân tới tất cả các anh chiến sĩ QLVNCH
Kính chào - QLVNCH Muôn Năm Bất Diệt !
Duc H. Vu 24/7/2011
Anh mất hai tay trong một lần giặc pháo,
Người lính bị thương đã trở về nhà,
Những đêm buồn bỗng nhớ chiến trường xa,
Hai cánh tay đã từng ôm thép súng..
Nhưng bây giờ hai cánh tay rất vụng,
Cưa gần sát vai những vết sẹo buồn,
Không còn bàn tay cầm bát ăn cơm,
Không còn bàn tay lau dòng nước mắt.
Anh mất hai chân trong một lần truy kích,
Đạp trúng mìn một tiếng nổ tang thương,
Bước chân người lính ngừng lại giữa đường,
Đường chinh chiến các bạn còn tiếp nối.
Hai chân anh bây giờ là đầu gối,
Anh lết đi thay cho bước chân dài,
Ai chẳng có thời chân sáo thơ ngây,
Ai chẳng có lúc lang thang đâu đó…
Hai chân anh từ ngày vào quân ngũ,
Lên dốc, xuống đèo, lội suối, qua sông,
Anh băng qua thôn xóm hay cánh đồng,
Những lần hành quân bước chân không mỏi.
.
Mất hai chân khi anh còn trẻ tuổi,
Chân nào đi tiếp những nẻo đường đời?
Chuyện áo cơm vất vả một kiếp người,
Ai nâng đỡ lúc trở trời nắng gío?
Ðại nhạc hội ‘Cám Ơn Anh Kỳ V’ ngày 7 tháng 8 năm 2011Chủ Nhật ngày 7 tháng 8, đại nhạc hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH kỳ V sẽ được tổ chức tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande 940 Westminster Avenue, Garden Grove, CA 92844, chương trình bắt đầu từ 12 giờ trưa đến 7:00 tối.
Theo nhạc sĩ Nam Lộc, một trong những người điều khiển chương trình cho nhật báo Người Việt biết cứ mỗi năm vào dịp Hè là các đoàn thể lớn của cộng đồng Việt Nam tại Nam California cũng như khắp nơi trên toàn Hoa Kỳ lại cùng nhau hợp sức để tổ chức đại nhạc hội gây quỹ cứu giúp những thương phế binh, gia đình cô nhi quả phụ còn ở quê nhà.
Anh cho biết tiếp: “Năm nay tương tự như những năm khác, các hội đoàn như: Hội H.O Cứu Trợ TPB&QP/VNCH, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Miền Nam California, Tổng Hội Sinh Viên, Trung Tâm Ca Nhạc Asia, Ðài Truyền Hình SBTN & SET với sự yểm trợ của nhiều hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông báo chí hải ngoại cùng với gần 100 ca nhạc sĩ cùng nhau tổ chức Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ V.”
Bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, cựu trung tá Không Quân quân lực VNCH, cũng là một trong vài thành viên chính của Hội H.O. Cứu Trợ TPB& QP/VNCH nói với nhật báo Người Việt: “Trải qua 4 kỳ đại nhạc hội kể từ năm 2006 đến nay, chúng tôi (Hội H.O Cứu Trợ TPB& QP/VNCH) đã giúp được khoảng 20,000 gia đình thương phế binh & quả phụ Việt Nam Cộng Hòa, tính con số thì nhiều đó nhưng thật sự có thấm vào đâu khi ở bên đó còn cả trăm ngàn thương phế binh hay gia đình cô nhi quả phụ sống vất vưởng, thiếu ăn, thiếu mặc...”
Bà Hạnh Nhơn nói tiếp: “Thường thường cứ mỗi gia đình hay cá nhân các anh chị thương phế binh ở bên nhà sau khi hồ sơ được cứu xét thấy chính đáng, sẽ được nhận $100.00, đó là những trường hợp bình thường, còn nặng lắm thì được nhận $200.00, riêng đối với những quả phụ thì được nhận $50.00, tất cả những số tiền giúp đỡ kể trên sẽ được gửi qua các cơ sở chuyển tiền như Le Gửi Tiền Lẹ, Hoa Phát hay chuyển tiền Tín Nghĩa mới khai trương tại Bolsa.”
“Số tiền $100.00, $200.00 hay $50.00 tính ra chẳng là bao nhiêu cả, nhiều lắm chỉ giúp cho họ được một vài tháng sinh sống thôi, nhưng nếu so với những mất mát, hy sinh họ đã để lại phần cơ thể của mình trong cuộc chiến vừa qua thì thật chẳng thấm vào đâu!” bà Hạnh Nhơn nói tiếp bằng một giọng buồn buồn “Bây giờ trong tủ của chúng tôi đang có khoảng 20,000 hồ sơ, cũng muốn thanh toán tất cả cho mau lẹ nhưng rồi khả năng hạn hẹp quá. Tôi năm nay 84 tuổi rồi, nhưng vẫn cố gắng giúp được ngày nào hay ngày ấy.”
Vẫn theo bà Hạnh Nhơn cho biết, tất cả những hoạt động, chi phí của hội đều được tình toán chi li, phần để tránh thất thoát tiền bạc vô bổ, còn phần để tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy gửi về giúp các thương phế binh, quả phụ VNCH bên nhà.
Ngược dòng thời gian, hội H.O Cứu Trợ TPB&QP/VNCH được thành lập vào năm 1992, bà Hạnh Nhơn còn nhớ rỏ những tên tuổi của các vị sáng lập viên thuở ban đầu như: ông Quế Chi - Hồ Ðăng Ðinh (Sĩ quan VNCH, bà Hạnh Nhơn không nhớ rõ cấp bậc), cựu Trung Tá Nguyễn Ðình Ngạc (chết), cựu Thiếu Tá Lê Hữu Cương (chết), cựu Trung tá Vũ Trọng Mục, ông Lê Quý (sĩ quan Ðịa Phương Quân), ông Nguyễn Phán (đại úy Biệt Ðộng Quân)... Họ là những thành viên đã hi sinh thời gian, công sức để thành lập hội H.O cứu trợ TPB& QP/VNCH, một trong những lý do chính vì họ không thể nào quên được những người anh em, đồng đội đã chịu hy sinh, mất mát thân thể của mình trong cuộc chiến,và bây giờ tất cả những anh em, chiến sĩ đó đang chịu khổ đau tại quê nhà...
Với 4 kỳ đại nhạc hội đã trôi qua, nổi bật nhất vẫn là đại nhạc hội lần hai, đồng bào đã đóng góp được $1 triệu 13 ngàn đô la và sau đại nhạc hội kỳ đó, hội H.O Cứu Trợ TPB&QP/VNCH đã gửi về giúp cho 7,000 gia đình thương phế binh & quả phụ.
Cho đến hôm nay danh sách của gần 100 ca nghệ sĩ tham dự chương trình gồm có: Anh Dũng, Diễm Liên, Băng Châu. Cardin, Châu Tuấn, Chí Tâm, Ðan Nguyên, Ðan Vy, Diệp Thanh Thanh, Giang Tử, Hà Thanh Xuân, Hồ Lệ Thu, Hồ Ngọc Như, Hồng Ðào, Huỳnh Gia Tuấn, Lâm Nhật Tiến, Lâm Thúy Vân, Mai Lệ Huyền, Mai Ngọc Khánh, Mai Thanh Sơn, Minh Thông, Mỹ Huyền, Ngọc Minh, Phi Khanh, Nini, Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Quế, Phượng Liên, Phương Vũ, Quang Minh, Quỳnh Hương, Shayla, Sỹ Ðan, Tâm Ðoan, Thanh Thúy, Thanh Lan, Thiên Kim, Tiến Dũng, Trung Chỉnh, Tuấn Vũ, Tường Khuê, Tường Nguyên, Túy Hồng, Ý Lan& Danh sách sẽ còn tiếp tục cập nhật với nhiều ca sĩ tên tuổi khác.
Phần dẫn chương trình sẽ do 12 MC từ các đài truyền hình, radio cũng như các trung tâm ca nhạc như: Nam Lộc, Giáng Ngọc, Diệu Quyên, Bảo Châu, Ðỗ Tân Khoa, Việt Dzũng, Ngọc Ðan Thanh, Lâm Quỳnh, Minh Phượng, Dương Nguyệt Ánh, Kim Nhung, Quế Trang, Thanh Toàn...
Riêng nói về ban nhạc, sẽ có 5 ban nhạc thay phiên để phục vụ chương trình như Y2K, The Soldier, Moon Flower, The Asian Band và Tù Ca Xuân Ðiềm.
Nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc của đài truyền hình SBTN và SET nhắc rằng chương trình đại nhạc hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh kỳ V sẽ được đài SBTN thu hình trực tiếp để phát hình trên toàn nước Mỹ cũng như Canada.
Trước khi kết thúc buổi tiếp xúc ngắn với nhật báo Người Việt, bà Hạnh Nhơn nói: “Mặc dù biết rằng thời buổi kinh tế kiệt quệ, tiền bạc là đề tài lớn trong mọi gia đình nhưng chúng tôi vẫn hi vọng sẽ thu được chút đỉnh tiền để gửi về giúp những đồng đội cũ của mình còn sống nghèo đói bên nhà, đây là món nợ mà người chủ nợ không bao giờ mở miệng đòi nhưng mình phải nhớ để trả!”
Giá vé đồng hạng $10.00.
Vé được bán tại: Trung tâm Pháp Quang (714) 891-1465, Bích Thu Vân (714) 897-4519, Tú Quỳnh Bookstore (714) 531-4284, Nhà sách Tự Lực (714) 531-5290, Bích Thu Linh (626) 280-5051, T.T Asia (714) 775-8264, Hội H.O Cứu Trợ TPB (714) 590-8564, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California (714) 230-9602, Hoàng Sinh (trước chợ ABC) (714) 679-1120.
Ðiện thoại liên lạc: (714) 539-3545, (714) 721-0758, (714) 230-9602, (714) 328-7229.
Ngoài ra nếu quý độc giả vì bận việc không thể đến tham dự được buổi đại nhạc hội gây quỹ, nhưng vẫn muốn đóng góp,yểm trợ xin gửi chi phiếu về:
ÐNH Cám Ơn Anh Kỳ V
Hội H.O Cứu Trợ TPB & QP/VNCH
P.O Box 25554
Santa Ana, CA 92799
Hay: Ðài SBTN & TT ASIA
P.O Box 127, Garden Grove CA 92842.
[CENTER]Những người lính năm xưa và Những vết thương trong chiến tranh (tt)
Người lính bị thương đạn bom réo nổ,
Anh hôn mê. Sống chết qúa mong manh,
Và bây giờ anh là một thương binh,
Hai mắt anh không còn nhìn thấy nữa.
Không còn chỗ để cho giọt lệ ứa,
Hai hố mắt khô vẫn biết khóc thầm,
Trong chiến tranh súng đạn vốn vô tình,
Với con người như trò đùa tàn nhẫn.
Người lính ấy đã bị mù hai mắt,
Hai mắt anh từng một thuở nhìn đời,
Hai mắt anh từng mộng ước xa xôi,
Nhìn đăm đắm cuối trời mây phiêu lãng.
Nhiều cảnh không may, nhiều thương binh khác,
Một phần máu xương anh đã hi sinh,
Một phần đời anh vất vả tội tình,
Những mất mát không thể nào đếm được.
Và có người chưa bao giờ là lính,
Sống cùng thời với đất nước điêu linh,
Bao nhiêu năm qua, tàn cuộc chiến chinh,
Vết thương vô hình còn trong ký ức.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
Tao bị thương hai chân,
Cưa ngang đầu gối ! Vết thương còn nhức nhối.
Da non kéo chưa kịp lành…
Ngày ” Giải phóng Miền nam “
Vợ tao ” Ẵm ” tao như một đứa trẻ sơ sanh…!
Ngậm ngùi rời ” Quân-Y-Viện “
Trong lòng tao chết điếng,
Thấy người lính Miền bắc mang khẩu súng AK !
Súng ” Trung cộng ” hay súng của ” Nga ” ?
Lúc này tao đâu cần chi để biết.
Tao chiến đấu trên mảnh đất tự do Miền nam
-Nước Việt,
Mang chữ ” NGỤY ” thương binh.
Nên ” Người anh,em phía bên kia…”
Đối xử với tao không một chút thân tình…!
Mày biết không !
Tao tìm đường về quê nhìn không thấy ánh bình minh.
Vợ tao: Như ” Thiên thần” từ trên trời rơi xuống…
Nhìn hai đứa con ngồi trong căn chòi gió cuốn,
Bụi đất đỏ mù bay !
Tao thương vợ tao yếu đuối chỉ có hai tay,
Làm sao ” Ôm ” nổi bốn con người trong cơn gío lốc.
Cái hay là: Vợ tao dấu đi đâu tiếng khóc.
Còn an ủi cho tao,một thằng lính què !
Tao đóng hai cái ghế thấp,nhỏ bằng tre,
Làm “Đôi chân” ngày ngày đi lại
Tao quét nhà; nấu ăn; giặt quần; giặt áo…
Cho heo ăn thật là “Thoải mái” !
Lê lết ra vườn: Nhổ cỏ, bón phân
Đám bắp vợ chồng tao trồng xanh tươi
Bông trổ trắng ngần !
Lên liếp trồng rau,thân tàn tao làm nốt.
Phụ vợ đào ao sau vườn,rồi thả nuôi cá chốt.
Đời lính gian nan sá gì chuyện gío sương…
Xưa, nơi chiến trường
Một thời ngang dọc.
Cụt hai chân. Vợ tao hay tin nhưng không “Buồn khóc”!
Vậy mà bây giờ…
Nhìn tao…nuớc mắt bả…rưng rưng !
Lâu lắm, tao nhớ mầy qúa chừng.
Kể từ ngày, mày “Được đi Cải tạo”!
Hàng thần lơ láo – Xa xót cảnh đời…
Có giúp được gì cho nhau đâu khi:
Tất cả đều tả tơi !
Rồi đến mùa “H.O”
Mầy đi tuốt tuột một hơi. Hơn mười mấy năm trời…
Không thèm quay trở lại
Kỷ niệm đời Chiến binh
Một thời xa ngái.
Những buổi chiều ngồi hóng gió nhớ…buồn hiu !
Mai mốt mầy có về thăm lại Việt nam
Mầy sẽ là “Việt kiều”!
Còn “Yêu nước” hay không – Mặc kệ mầy.
Tao đếch biết !
Về, ghé nhà tao.Tao vớt cá chốt lên chưng với tương…
Còn rượu đế tự tay tao nấu
Cứ thế, hai thằng mình uống cho đến…điếc !
Trang Y Hạ
Năm xưa chồng tôi là người lính,
Nơi vùng lửa đạn,
Mồ hôi anh đã đổ,
Từ Hố Bò Bình Dương, Bình Long,
Đến Thừa Thiên, Quảng Trị.
Rồi một ngày anh gục ngã,
Tại chiến trường Tây Ninh.
Tôi góa phụ xuân xanh,
Con thơ chưa tròn tuổi,
Tiễn đưa anh lần cuối,
Về nghĩa trang quân đọi Biên Hòa
Đã bao nhiêu năm qua,….
Bây giờ,
Tôi ở nơi xa,
Đã có cuộc đời khác.
Nhưng đôi lúc nghĩ đến anh tôi vẫn khóc,
Thương tiếc xa xăm.
Tôi về tìm mộ bia anh giữa chập chùng cỏ dại cây hoang,
Để thắp một nén nhang,
Nhớ người lính của một thời chinh chiến,
Nhớ người chồng của một thuở gối chăn.
Năm xưa chồng tôi là người lính,
Một lần hành quân,
Anh đã bị thương,
Máu anh loang ướt vạt cỏ ven đường.
Ôi, mảnh đất không tên,
Đã giữ chút máu xương người lính trẻ.
Đã bao nhiêu năm qua,
Bây giờ,
Anh thương binh tàn tạ.
Sống trên quê hương đôi khi vẫn thấy mình xa lạ,
Bạn bè anh,
Kẻ mất người còn,
Kẻ quên người nhớ,
Kẻ vô tình giữa dòng đời vất vả.
Năm xưa chồng tôi là người lính,
Nồng nhiệt tuổi đôi mươi,
Lần đầu tiên ra chiến trường,
Anh mất tích không tìm thấy xác.
Mẹ anh khóc cạn khô dòng nước mắt,
Lòng tôi nát tan.
Đã bao nhiêu năm,
Vẫn không có tin anh,
Anh ơi, dù quê hương mình đã hết chiến tranh,
Tàn cơn khói lửa,
Nhưng không phải là một quê hương như anh ước mơ.
Anh đã biết chưa?
Hỡi người tử sĩ không tên không một nấm mồ.!!!
Năm xưa chồng tôi là người lính,
Sống sót trở về sau cuộc đao binh,
Sau những tháng năm tù tội,
Bây giờ anh không còn trẻ nữa.
Lìa xa quê hương,
Sống ở xứ người.
Những năm thánh chinh chiến đã đi qua,
Nhưng vết thương đời còn ở lại,
Trong lòng anh,
Trong lòng những người lính năm xưa.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Thân mến gởi về anh Trang Y Hạ
Đọc thơ anh do anh Hòa chuyển tiếp
Cho bạn bè cho đồng đội gần xa
Mỗi giòng thơ là một nỗi thiết tha
Tim rướm máu nhìn Quốc gia lâm tử
Anh trọng thương đối đầu bầy thú dử
Đội lốt người lòng dả thú gian manh
Thích thịt tươi ghiền máu tanh đồng loại
Rời bệnh viện người chiến bại anh hùng
Đẹp tuyệt vời chị vợ thật tiết trung
Cỏng anh đi qua rừng đời nghiệt ngả
Tình yêu đó là biễn cả mênh mông
Tôi đang khóc lòng khẫn nguyện cầu mong
Cho nhân loại khắc sâu tình chồng vợ
Tấm gương đó xin ghi vào sách vở
( Nữ anh hùng người nội trợ tài ba… )
Anh không chân tay làm tốt việc nhà
Nấu rượu ,nuôi cá , trồng hoa , đầu bếp
Hôm nay đọc thơ anh trên trang net
Anh trách tôi sao biền biệt ra đi
Ba mươi lăm năm làm được những gì
Tôi xin nói ,từ ngày lên đất Mỹ
Mang hoài bão sẽ huy phong hoán vũ
Mượn roi thần xoay vũ trụ càn khôn
Lâý biễn đất , cho Giang sơn nên một
Để cùng anh vớt cá chốt nấu canh chua
Uống ruợu đầu vòi anh vừa mới cất .
Nhưng anh ơi !
Ba mươi lăm năm mang nỗi buồn chất ngất
Làm được gì nhìn Tổ quốc lâm nguy
Giặc Tàu cộng dùng sức mạnh thị uy
Ðảng dâng biễn bán đất chỉ vì quyền lợi
Anh cũng biết bây giờ mình có tuổi
Lực bất tòng tâm , chỉ biết đợi chờ
Cho con mình cháu nội ngoại phục hưng
Anh chờ đó ngày thống nhất trùng phùng
Tôi sẽ cỏng anh đi khắp cùng Nam Bắc.
Phương Lâm Ngôn Nguyễn .
Nếu có ai biết người tác giả bài này thì xin cho gữi một lời cám ơn, vì vẫn còn thương nhớ đến những người đã hy sinh cho Miền Nam chúng ta.
Đến ngày nay, đã hơn 35 năm qua dễ mấy ai còn nhớ đến họ.
Xin thắp một nén nhang cho những bạn bè đã nằm xuống trong cuộc chiến vừa qua.NHỮNG NGÔI MỘ PHỦ LÁ CỜ VÀNG
Tôi đã thấy những ngôi mộ phủ lá cờ vàng,
Trong nghĩa trang còn tươi màu đất mới,
Quê hương Việt Nam một thời lửa khói,
Người lính quên mình vì lý tưởng tự do.
Các anh hiên ngang chết dưới màu cờ,
Bỏ lại vợ hiền, đàn con thơ dại,
Những vành khăn tang bàng hoàng chít vội,
Nước mắt nào cho đủ tiễn đưa anh?
Có thể anh là người lính độc thân,
Chưa có người yêu, lên đường nhập ngũ,
Ngày mẹ già nhận tin anh báo tử,
Tuổi đời già thêm vì nỗi đớn đau.
Có thể anh vừa mới có người yêu,
Hẹn cưới nhau khi tàn mùa chinh chiến,
Tiền đồn xa chưa một lần về phép,
Anh đã ra đi mãi mãi không về.
Súng đạn vô tình làm lỡ hẹn thề,
Người yêu anh đã có tình yêu mới,
Khi trên mộ anh chưa tàn hương khói,
Trách làm gì!. Thời con gái qua mau.
Hỡi người tử sĩ dưới nấm mồ sâu,
Tiếc thương anh lá cờ vàng ấp ủ,
Nghĩa trang quân đội những ngày nắng gió,
Vòng hoa tang héo úa chết theo người.
Những ngôi mộ phủ lá cờ vàng. Xa rồi,
Xác thân anh đã tan vào cát bụi,
Nhưng lịch sử vẫn còn ghi nhớ mãi,
Miền Nam Việt Nam cuộc chiến đấu hào hùng.
Nguyễn Thị Thanh Dương ( Jan.19-2010)
Em trót sinh ra sau ngày “giải phóng”
Và lớn lên khi đất nước “thanh bình”
Nhưng cuộc đời sao vất vả điêu linh
Mẹ buôn gánh bán bưng nuôi con dại
Em đi học, qua đồng khô cỏ cháy
Trời quê hương bàng bạc áng mây buồn
Đường chiều về leo lét ánh tà buông:
- “Con đói quá, mẹ ơi trời sắp tối!”
Sáng đi học bụng em còn thấy đói
Cô dạy em phải yêu kính “bác” Hồ
Em hỏi: – ” ‘bác’ là ai vậy, hở Cô?”
Cô bảo: -”Nhờ ‘bác’, đảng ta ‘CHIẾN THẮNG ‘!”
Em không hiểu, nhưng cúi đầu im lặng
Mà trong lòng thắc mắc mãi không thôi
“CHIẾN THẮNG” gì? Sao khổ qúa đời tôi,
Nhà, họ lấy, phải đi vùng kinh tế!
Ba mươi năm, lớn lên đời vẫn thế
Trời quê hương còn đó áng mây buồn
Vẫn từng ngày, vẫn kiếp sống đau thương
Em thay mẹ: Đời bán bưng buôn gánh!
Em tự hỏi nếu đảng không “CHIẾN THẮNG”
Nước Việt Nam có chậm tiến thế nầy?
Người dân hiền đâu ngậm đắng nuốt cay
Bị “xuất khẩu” sang xứ người lao dịch!
Em thầm hỏi: “Ai đây là kẻ địch?”
Mỹ, Ngụy, bác Hồ, hay cộng đảng ta?
Ngụy bây giờ là khúc ruột phương xa
Mỹ là thầy, là ân nhân kinh tế!
Nước Việt thụt lùi bao thế hệ
Từ môi sinh cho đến đạo làm người:
Chính phủ chỉ là một lũ đười ươi
Bọn ích kỷ, phường buôn dân bán nước!
Xã hội xuống dốc nhanh không tưởng được
Quan bạo tàn, tham nhũng đến vô lương
Chuyên hối lộ, cướp nhà, chiếm hết ruộng nương
Dân thấp cổ kêu trời cao chẳng thấu!
Đảng của “bác” biến nước ta lạc hậu
Dân Việt Nam nghèo nhất cõi năm châu
Những huy hoàng ngày cũ nay còn đâu
Phụ nữ Việt bán thân ngoài muôn dặm!
Ôi tổ quốc, ôi quê hương nhung gấm
Hỡi địa linh, nhân kiệt hãy vùng lên!
Giành TỰ DO, DÂN CHỦ với NHÂN QUYỀN
Quyết đập đổ NỘI THÙ: phường cộng sản
Hết cộng nô, trời Việt Nam lại sáng
Đàn con Hồng cháu Lạc đứng cao lên
Xây đấp non sông, bờ cõi vững bền
Đó là lúc toàn dân ta CHIẾN THẮNG!
Hương Sài-Gòn
Buổi tàn xuân gửi đôi dòng tưởng tiếc
Thay hương lòng thắp muộn chốn viễn phương
Tôi: lưu vong, đang lữ thứ dặm trường
Bạn: miên viễn, ngày đêm ôm đất Mẹ.
Lửa tim hồng của một một thời son trẻ
Vẫn bừng bừng dẫu bóng xế thời gian
Trải hy vọng nối nửa vòng trái đất
Gom ánh quang chiếu rạng lối quay về.
Gảy gánh tang bồng, tan mùa cung kiếm
Mang nỗi nhục thân suốt kiếp đọa đày
Tôi ở phương này xa xôi trời biển
Nhớ bạn, thương quê, buồn đọng mắt cay.
Bạn nghìn thu ôm màu Cờ, sắc Áo
Hiển linh trong hùng sử rất liệt oanh
Tôi còn mãi bôn ba trong mưa bão
Của phù vân và hiện thực mong manh.
Cánh thiên di còn nặng mang thề hứa
Suốt đời còn nặng nợ với sơn khê
Lời tâm nguyện từ dạo còn khói lửa
Nay thành câu hoài vọng lúc nhớ quê!
Những trăn trở mang dấu hằn thương tích
Chập chùng theo bóng sắc buổi tà huy
Nhớ bạn xưa, nhớ quá lúc xuân thì!
Đành treo chén quan san trong…nhật ký!
Tôi: một mảnh đời trôi ngoài vạn lý
Bạn: thiên thu hòa tiếng gọi muôn trùng
Nâng một cánh hoa lòng màu chung thủy
Gửi hương linh TỬ SĨ khối tình chung.
HUY VĂN
(Để nhớ toàn thể anh linh Tử Sĩ một thời là Đồng Đội và Chiến Hữu của tôi hiện còn an nghỉ đâu đó trên quê hương và trong vùng đất mang tên ” Thương Tiếc ” )
Anh chưa hề thua trận
Anh chưa hề rơi gươm
Tháng Tư, anh gãy súng
Bỏ cuộc trong hờn căm.
Cuộc chơi đầy gian lận,
Tàn nhẫn và đau thương
Cuộc chơi đầy nước mắt
Nước mắt tràn quê hương
Cuộc chơi nhiều phản trắc
Đồng minh cũng bỏ rơi
Cuộc chơi đầy chết chóc
Chiến trường, anh lẻ loi
Tháng tư, anh gãy súng
Bóng tối ngập quê nhà
Hòa bình cho tan nát
Thống nhất tạo chia xa
Tháng tư, anh gãy súng
Miền Nam buồn xác xơ
Đổi đời, dân than khóc
Lầm than trên quê xưa
Bạn bè dăm bảy đứa
Lác đác tìm tin nhau
Coi ai còn, ai mất
Giữa cuộc đời hư hao
Tháng tư buồn da diết
Tháng tư, người mất nhau
Ngày tháng tư thật chậm
Đếm thời gian, lòng đau
Anh vẫn là hào kiệt
Hy sinh cho quê hương
Dù mang thân ngã ngựa
Anh vẫn còn tâm hồn !!!
Lê Văn Thắng (4/2010)
Thân tặng các bạn đồng môn khóa 10B/72.
Các bạn Phạm Hòa, Dong Quang Le, Tuấn râu, Quách Năm và các bạn mới gặp lại.
Huynh Trưởng Vĩnh Thao khóa 9 B/72
Ba mươi lăm năm ngày ấy ta chia tay,
Cung kiếm bên mình nay đành dang dở.
Chinh chiến tàn sầu mộng kiếp chinh nhân,
Đâu còn nữa sa trường quân mạc tiếu
Ba mươi lăm năm ngày ấy ta xa nhau,
Tang bồng hồ thỉ tung cánh cuộc đời ta,
Vẫy vùng muôn phương mộng chốn giang hồ,
Anh biên giới, tôi vùng sông nước,
Anh cao nguyên, tôi băng rừng lội suối,
Dâng hiến non sông cả cuộc đời .
Ba mươi lăm năm ngày ấy đã xa,
Ba mươi lăm năm ngày ấy, ta lại gặp,
Bạc con tim, bạc cả mái đầu,
Cười rung nhẹ nuốt hận thương đau,
Ba mươi lăm năm ngày ấy đã xa,
Ba mươi lăm năm ngày ấy, ta lại gặp,
Mời Anh cạn chén bồ đào,
Giang san một mối người xưa đâu rồi?
Lệ rơi, cạn chén nghẹn ngào
Say tình huynh đệ say đời buồn đau,
Anh đi gởi tấm thẻ bài,
Là đây kỷ vật năm nào Anh trao
Mời anh cạn chén quang bôi,
Bạc đầu chiến sỹ, nay đời nổi trôi
Ba mươi lăm năm ấy ta đã gặp,
Đừng quên nhé, anh em ta lại gặp,
Đủ bạn bè thương nhớ lại đầy vơi…
1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi – của chúng ta.
Có tiếng cười
Và tiếng khóc
3.
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hy sinh…
4.
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh, ti-vi, cassette, radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn “khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5.
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6.
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
Để yên cho xương rồng, gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào “thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?
Đỗ Trung Quân (1982)
” ĐÂY LÀ TIẾNG NÓI NƯỚC VIỆT NAM
PHÁT THANH TỪ THỦ ĐÔ SAIGÒN …”
Cho đến nay tiếng nói ấy vẫn còn
Vang vọng mãi trong trái tim Ngưòi Lính .
Là hình ảnh của một thời ổn định
Là tiền đồn của Thế Giới Tự Do
Của miền Nam nước Việt rất ấm no
Là thành luỹ mang hồn thiêng sông núi .
Người Lính trẻ đã một thời giong ruổi
Đem tình người, tình lính trấn biên cương
Vẫn một lòng chung thủy với quê hương
Dù oan nghiệt rẽ đời qua trăm hướng .
Người Lính chúng tôi tuy không Sinh Vi Tướng
Cũng hiên ngang chấp nhận Tử Vi Thần
Trọn một lòng chỉ vì Nước ,vì Dân
Dâng hiến cả đời mình cho Tổ Quốc .
Từ Quảng Trị rét căm mùa gió bấc
Đến Cà Mau mưa lũ ngập đồng sâu
Vết giày Saut lội bất cứ nơi đâu
Để mang lại Tin Yêu và Lẽ Sống .
Người Lính chúng tôi mang trái tim hào phóng
Của tuổi đời đẹp nhất : lúc đôi mươi
Làm nguồn vui nơi tuyến đầu lửa bỏng
Trong gian truân vẫng nồng ấm nụ cười .
Dù đôi lúc có hoang mang , phẫn nộ
Hay chán chường vì dấu ấn chiến tranh
Nhưng nỗi buồn cũng tan biến rất nhanh
Khi đối diện với kẻ thù ngoài mặt trận .
Rồi cũng đến lúc chào thua số phận
Khi tàn vong đành Nước mất , Nhà tan
Vì thế cùng , lực tận , chỉ thở than :
Thân nhược tiểu, xót thầm , ôi ngang trái !
Người Lính chúng tôi không hề chiến bại !
Chỉ chào thua định mệnh đã an bài
Bởi cô thế đành nương thân hải ngoại
Chờ bình minh quang phục của ngày mai .
HUY VĂN
Khi tôi chết trên bước đường lưu lạc
Xin mọi người đừng quấn mảnh khăn tang
Phủ thân tôi danh dự lá cờ vàng
Ba sọc đỏ nối liền Trung Nam Bắc
Khi tôi chết đừng chôn tôi xuống đất
Lạnh đáy mồ biết ai đến viếng thăm
Những đêm trăng bên mộ xác tôi nằm
Hồn ẩn hiện thẩn thờ khi đêm xuống
Khi tôi chết đừng chôn bên thữa ruộng
Trên cánh đồng sỏi đá của miền Trung
Nơi ngàn thu những chiến sĩ anh hùng
Đã yên giấc dưới bóng cờ chiến đấu
Khi tôi chết đốt tôi thành bụi trấu
Rãi tro tàn trên biển Thái Bình Dương
Để những ngày trôi giạt mất quê hương
Được an ủi linh hồn người xa xứ
Khi tôi chết tên không vào chiến sử
Như bao người vì tổ quốc hy sinh
Đừng ghi tôi vào bia mộ hiển linh
Cho tôi được an lòng trong cỏi chết
SVSQ Lê Chiến khóa 8/72
Tôi trở lại viếng thăm người Lính cũ
Từng một thời chia xẻ nổi buồn đau
Cuộc chiến tranh uất hận đến ngàn thâu
Đeo đẵng mai bao năm còn hờn tủi
Lôi Hổ chết, ai người xây nắm mộ
Lá cây rừng phũ lên xác thân anh
Sông gian nguy đói khỗ giữa rừng xanh
Ôi nghiệt ngả bao linh hồn oan khuất
Biệt Hải chết tay ôm mìn kích nổ
Giữa đêm trường lạnh buốt thấu xương da
Tàu địch quân thũng đấy máu chan hòa ” Vulcan “
Nhuộm đỏ thắm trên dòng sông vĩnh biệt
Hoa dù nở đêm trăng sao lấp ánh
Nấm xương tàn tô điễm dãi non quê
Mộng chiến chinh chưa thõa mãn lời thề
Vì lý tưởng,vì tự do độc lập
Quê hương Mẹ cảnh thanh bình êm ả
Cánh bườm giăng lộng gió thủy triều dâng
Bước li hương ai khóc hận giữa đêm trường
Ai vinh hiển mong Công hậu, Khánh tường.
Chiến si hề : ” thề ra đi không trở lại “
Chí làm trai thề : ” lấy da ngựa bọc thay “
Hảy quên đi chuyện DANH LỢI thế gian này
Nhìn thế sự như làn mây bây gió thõang.
Thanh Tâm 2004
Tổng hợp tin từ:
kbchaingoai
hennhausaigon2015.com
Trở Về Trang chính
▼
No comments:
Post a Comment