Trở Về Trang chính

Tuesday, July 26, 2011

Cải chánh quy tà

Chính thức gia nhập làng báo từ hơn sáu năm nay, Nhiều lần tôi muốn viết về ông tướng Nguyễn Cao Kỳ, nhưng không dám. Vì xét phận mình trước kia chỉ là quân nhân hạng bét. Không lon, chẳng lá. Còn ông là tướng tư lệnh, ngoài ra trên chính trường ông ta từng giữ chức vụ cao ngất ngưỡng: Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương, sau cùng Phó Tổng Thống. Đạo làm người thường răn dạy “giỏ nát, còn bụi tre” ý nói rằng chính quyền tuy không còn, nhưng nghĩa tình, đạo lý, phép tắc, kỷ cương vẫn phải giữ. Hơn nữa nghĩa tử là nghĩa tận, bây giờ nhận định về ông làm gì?

Vẫn biết vậy, nhưng xét cuộc tranh đấu cho quê hương còn dài lâu, do đó những tấm gương đáng xiển dương trong cộng đồng, hoặc những điều ngược lại không tốt đẹp. Cả hai cần sự nhận định lên tiếng, sau khi cân nhắc, lần đầu tiên tôi viết về ông Nguyễn Cao Kỳ.


Đường hoạn lộ


Đường hoạn lộ của tướng Kỳ, cũng như nhiều tướng khác “gặp hên” nhờ vào đảo chánh chế độ đệ nhất Cộng Hòa. Trước đảo chánh, cuối năm 1963 tướng Kỳ mang lon trung tá, sau đó không lâu ông được thăng đến thiếu tướng, chắc trong khoảng thời gian này ông chỉ huy toàn thể đơn vị giết chưa tới mười tên Việt Cộng. Ngược lại có ông Thượng Sĩ, bảo vệ thành Cộng Hòa đề nghị Thiếu Tá Duệ, đem quân đánh vào bộ Tổng Tham Mưu, “hốt” mấy tướng đem về, Thiếu Tá Duệ trình TT Diệm, Tổng Thống rầy: “Quân đội lập ra để đánh Cộng Sản, chứ không phải để đánh nhau” đến lần thứ nhì ông Thượng Sĩ nằn nì: “Mình mang quân lên mời các tướng, chứ đâu phải đánh nhau, Thiếu Tá vào trình cụ một lần nữa xem sao” TT Nguyễn Hữu Duệ ghi trong sách, cả hai lần đều bị TT Diệm bác bỏ. Nhưng với TT Diệm các tướng đã thẳng tay, đến man rợ và được lên lon như diều gặp bão. Sau khi TT Ngô Đình Diệm nằm xuống, tình cảnh nước vô chủ, quân vô phèn. Ngày nào cũng xuống đường, chống chính phủ “đàn áp phật giáo” lần này chẳng những Tăng mà Phật cũng xuống đường, gây ách tắc giao thông, xã hội bị lũng đoạn, 4 năm trời loạn lạc, không biết bao nhiêu chính phủ, lên rồi xuống. Mãi tới 1967 mới có chính phủ TT Nguyễn Văn Thiệu lập lại trật tự tương đối, lúc này giặc cộng đã bò tới sát đít!

Giá như sau biến cố 1 /11/1963 Miền Nam may mắn có một chính phủ tương đối đàng hoàng, chưa chắc Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ leo lên cấp tướng, vì tác phong và đạo đức Trung Tá Kỳ đã ghi vào sổ bìa đen. Qua đến chính trường, Tướng Kỳ theo nhiều sách ghi lại, chúng ta thấy ông cũng “cực kỳ” hên: Họp Hội Đồng Quân Lực bầu bán thành phần lãnh đạo quốc gia, các tướng đùn đẩy nhau, cuối cùng Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, lọt vào tay tướng Kỳ, nhưng ông cũng chưa chịu nhận, ông tuyên bố: “Để tôi về hỏi lại bà xã tôi đã” Chính Tướng Kỳ cũng thuật lại lời này, đó là lần ông được bầu làm chủ Chủ Tịch UBHPTƯ (Thủ Tướng) buồn thay, lắm lúc lịch sử quốc gia cũng xà bần như tiệc nhậu! Suốt thời gian chính trường ông Nguyễn Cao Kỳ cũng không có gì thay đổi đặc biệt, hoặc công trạng nào đáng kể. Tuy nhiên giữa thời loạn có được người như ông lãnh đạo, cũng nên mừng.

Giờ thứ 25 của Miền Nam


Giờ phút hấp hối đất nước, ông Kỳ đã hô hào tử thủ, bảo vệ Miền Nam, nhiều người chê trách, riêng tôi cảm khái vì ông đã thể hiện hết cách, hết lòng. Nhưng lực bất tòng tâm, chẳng ai có thể làm khác hơn được, phép làm tướng khi thành mất: Tự sát, không tự sát bỏ chạy, chạy không được, đầu hàng. Xưa nay vẫn thế,

Tỵ nạn Hải Ngoại


Nhiều tướng lãnh sau 1975, ra hải ngoại cũng phải đi làm thượng vàng hạ cám, như bao nhiêu người khác, riêng Tướng Kỳ có tàu đánh cá ở Biloxi, trị giá 4 – 5 trăm ngàn, năm 1992 tôi có đọc bài báo trong nước, viết về Tướng Kỳ làm chủ một tiệm rượu, đính kèm hình ông Kỳ tóc thề để chấm ngang vai!! Về sau nghe nói say mê bài bạc đến tan hoang, trở thành bác thằng bần. Tan hoang tàu cá, tan hoang tiệm rượu, tan luôn hàng ngũ trong gia đình, nhiều báo thành Cam nói cô Mai vợ Tướng Kỳ lấy anh trung sĩ tài xế, không biết sự thật này được mấy phần trăm?

Tướng Kỳ lấy vợ bạn, chuyện không sai. Hạnh phúc, hôn nhân gia đình khó ai dám khoe tài, suôn sẻ không vết tích, ấy là ơn phước, đỗ vỡ trong hôn nhân, âu cũng ngoài ý muốn, tuy nhiên ông Kỳ đã làm một chuyện hết sức xấu xa, không riêng Không Quân mà toàn thể KBC đều phải thẹn lòng, khó biện bạch.

Hữu thủy vô chung.


Đạo lý người Việt, không mấy trọng hạng người sớm đánh tối đầu, tâm địa phản phúc. Hơn ai hết, ông Kỳ phải biết từ khi nền dân chủ cáo chung, thể chế dân chủ đối với Việt Nam một phần mới mẻ, một phần chiến tranh triền miên, lẽ ra chính quyền phải kiểm soát thật chặt chẻ mới đúng, đằng này về văn hóa, báo chí truyền thông tự do tột bậc. Tổng Thống, Thủ Tướng, Chánh Án tối cao, Dân Biểu….Báo chí muốn “chửi” lúc nào cũng được, nhiều khi vẽ mặt lãnh tụ méo xẹo trên báo, chẳng ai kiểm duyệt. Trong lúc bao chiến sĩ hy sinh ngoài chiến trường, ở hậu phương vì danh lợi những kẻ bất nhân làm ra nhạc rên rĩ, tỉ tê phản chiến, chẳng ai cấm!?


Về an ninh xã hội: Cha mẹ đi tập kết theo giặc, con cái có bằng tú tài vẫn vào học trường Sĩ Quan QLVNCH như thường, vẫn thăng tiến như ai, nguời dân tự do buôn bán, tự do cư trú, đến và đi khỏi địa phương không cần trình báo…


Một xã hội như thế, một người dân bình thường muốn phản, muốn nói ngược trắng thành đen. Cũng phải suy nghĩ, huống gì một cựu Phó Tổng Thống.


Phó Tổng Thống và Tổng Thống


Một lần Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ ra Hội An, học trò thức dậy từ sớm tinh mơ, tập trung ở trường, sau đó được nhà trường hướng dẫn về sân vận động Chi Lăng, đón PTT, ngoài học trò còn dân chúng, bô lão, thân hào nhân sĩ, đảng phái địa phương, có mặt ở sân vận động rất sớm, rất đông. Nhưng đến 1 giờ 30′ chiều PTT Kỳ mới tới, câu đầu tiên ông nói: “Vì công việc tiếp xúc tại Đà Nẵng, ông đến trể, bắt đồng bào phải đợi chờ” Tối về nhà trong bửa cơm, tôi chê câu nói đó, chú tôi làm an ninh khán đài nói: “Mi nghe như rứa là ít đó con, tau làm an ninh lễ đài, nên biết ổng say mềm từ ngoài Đà Nẵng, trước khi mời ổng lên diễn đàn, ổng chửi TT Thiệu như hát hay!” Sở dĩ tôi thuật tỉ mỉ chuyện này vì trong you tube, chiếu lại lời phát biểu của ông Triết, trong đại hội Việt Kiều, đại khái ông Triết nói: “Tham nhũng ở VN như anh thủ quỷ, trong quỷ thì lúc nào tiền cũng dư, (!?) vì vậy nay mượn một ít, không thấy ai đòi, nên mượn nữa, chứ VN không có tham nhũng, cho nên ở Hải Ngoại đừng nghe người ta nói VN tham nhũng mà hốt hoảng, rồi tự hỏi ngày xưa sao mấy ổng đánh giặc (tức đánh NCK chứ ai) giỏi thế, mà ngày nay tham nhũng thế” khi ông Triết vừa dứt lời, you tube chiếu hình ông Kỳ gò lưng, gồng mình vỗ tay.


Một hình ảnh này, so sánh với chuyện ông Kỳ công kích TT Thiệu, đủ để chứng minh ông NCK là người CẢI CHÁNH QUY TÀ.

Về Việt Nam


Ông Kỳ lấy vợ bạn, chuyện này rất khó, nhưng làm được. Muôn chuyện khác làm được, ông ta về VN vì kiếm ăn, ngay như lời căn dặn con gái Nguyễn Cao Kỳ Duyên: “Đà Nẵng là miếng đất béo bở” và thực tế NCKD đã làm theo lời bố, đã mở nhà hàng, hoặc quán cà phê ở Sông Hàn, nhưng ông Kỳ lại biện luận về VN vì dân, vì nước. Đó mới là vấn đề, thiên hạ phải lên tiếng.


Ở thôn quê, người ta thích nuôi bồ câu, ngoài nét chấm phá trên bức tranh yên ả nơi thôn giả, nó còn là món ăn ngon, béo bổ, nhưng ở quê họ cũng sợ bồ câu lắm, thường khi chúng kéo nhau bỏ làng đi, đó là dấu hiệu mùa màng bị thất bát, hoặc riêng nhà nào bị như thế, triệu chứng sắp khánh tận, bởi vậy mới có câu “Lúa thóc tới đâu, bồ câu tới đó” trở thành câu tục ngữ khinh bỉ hạng người suốt đời chạy theo miếng ăn, nghĩ lại cũng tội nghiệp và hơi oan cho bồ câu!

Đường Ông Kỳ qua đời

Ông Kỳ chết đâu hồi khuya thứ Bảy, (23/7) sáng Chúa Nhật, một niên trưởng sốt sắng gọi phone hỏi: Ê! Bút, ông Kỳ chết rồi, mầy biết chưa?


Trả lời: Biết rồi.


Tại sao ông chết? Bút trả lời: Tắt thở chết, chứ sao.


…..mẹ….Cà chớn – cúp máy.


Ông Nguyễn Cao Kỳ chết tại Mã Lai, đúng là điều cần đặt dấu hỏi, cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên và trung tâm Paris By Night nói: “Gần đây vài tuần, ông thường mệt mỏi và có triệu chứng khó thở.” ông Kỳ về VN 6 tháng nay, bị bịnh qua Mã Lai chữa trị”. Với tuổi già ngoài tám mươi, sự sống còn lại tính theo đơn vị ngày, cộng thêm triệu chứng bệnh tật, càng éo le hơn. Tin mới đầu NCKD nói sẽ đưa xác ông về quê Sơn Tây an táng, nay nói “thiêu rồi mới đưa về Hoa Kỳ”, lại thêm một dấu hỏi khác.

Theo tôi dự đoán có thể ông Kỳ, không lượng được sức mình, ông đi “chơi” – ở VN bây giờ thiếu gì thú “chơi” nhưng ông Kỳ sợ Cộng Sản gài bẫy, nên phải đi “chơi” thật xa, tránh bẫy, có thể ông dùng thuốc… Qúa liều nên tắt thở, chắc chắn ông Kỳ không đi Mã Lai một mình…! Nhất định không đến Mã Lai để chữa bịnh, như gia đình ông và trung tâm Thuý Nga Paris đã nói.


Bình Sinh ông Kỳ mơ ước chết trên quê hương, hình trên báo CS kèm theo tin báo tang, ông Kỳ khóc khi về đến VN, hai mắt đỏ ngầu màu máu, “về cho biết mình có một quê hương”, mà.?

Sao nay mang trở “về” Mỹ?


Không khó lắm, để hiểu. Bọn CS chẳng ơn nghĩa gì, cho xác ông Kỳ về quê trọn vẹn, lại thêm dân tò mò tới xem. Người xem, người đưa ma, chụp hình ai phân biệt được? Hoá ra đám ma ông Kỳ to hơn lãnh tụ của nó, nó đâu có ngu mà chịu, cho về “hợp tác” là đảng khoan hồng ghê lắm đấy Kỳ Duyên và Paris “bây nây” ơi.


Mong rằng Bằng Phong Đặng Văn Âu nhìn vào thực tế, suy nghĩ cho chín chắn hãy viết, kẻo người đời bảo “có người ngu, phải có kẻ ngu đần để thán phục nó”


Nghĩa tử là nghĩa tận: Cầu chúc hương linh ông Nguyễn Cao Kỳ bình an chốn vô ưu.


- Nghèo hay giàu, cũng xong một kiếp người mong manh. Biết rằng đồng tiền liền khúc ruột, biết rằng đời này ngắn ngũi lắm. Nhưng tiếng đời còn mãi mãi, con cháu mình phải gánh chịu, hậu qủa do ông cha làm nên. Biết như thế, cùng nhau khuyên bảo, giữ mình trước cuộc sống đầy cám dỗ nầy.


Kết:


Quân Dân VNCH rất tự hào một quân lực chiến đấu oai hùng, tự hào trang quân sử chói lọi với 5 Tướng tự sát, không để lọt vào tay quân thù, khi thành tan, nước mất. Ngoài ra còn biết bao nhiêu Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ tuẩn tiết gan dạ như thế. Thế giới Đông Tây, cổ kim đã mấy quốc gia được như vậy.


Ông Kỳ sau cùng chỉ là một thường trú nhân như hàng triệu đồng hương khác, ông không đại diện cho bất cứ ai, thậm chí với gia đình cũng chưa chắc. Việc ông theo giặc không liên quan gì đến ai, chẳng thể làm hoen ố, hay lu mờ trang quân sử hào hùng của QLVNCH.

Ông Bút.

No comments:

Post a Comment