Kêu gọi biện pháp đa phương hòa bình cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Đông Nam Á.
Xét sự kiện ngày 9/6/2011, 3 tàu của Trung Quốc, gồm một tàu cá và 2 tàu hải giám chạy vào và phá hỏng cáp của tàu thăm dò Viking2 của Việt Nam.
Xét việc sử dụng sức mạnh đó trong khu vực 200 hải lý của Việt Nam, một vùng biển được Việt Nam tuyên bố là khu đặc quyền kinh tế.
Ngày 26/5/2011, một tàu hải giám từ Trung Quốc đã cắt cáp của một tàu khai thác khác của Việt Nam, tàu Bình Minh, tại Biển Đông gần vịnh Cam Ranh;
Vào tháng 03/2011, Chính phủ Phillipines cho biết các tàu tuần tra từ Trung Quốc đã cố tình đâm vào một trong những tàu giám sát của họ.
Xét việc những sự kiện đó xảy ra trong vùng biển Đông đang bị tranh chấp, bao gồm cả quần đảo Trường sa Sa có 21 hòn đảo và san hô, 50 vùng đất san hô chìm và 28 rặng đá ngầm trải trên diện tích 340 nghìn dặm vuông, và quần đảo Hoàng Sa, một nhóm đảo nhỏ hơn được đặt tại vùng phía Nam của đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Trung Quốc, Việt Nam, Philipines, Đài Loan, Malaysia và Brunei đều tranh cãi về chủ quyền ở các đảo Trường Sa, trong đó Trung Quốc và Việt Nam còn có tranh chấp cả ở quần đảo Hoàng Sa.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở hầu hết vùng diện tích 648 nghìn dặm vuông ở Biển Đông, nhiều hơn bất cứ một quốc gia nào trong vụ tranh chấp lãnh thổ này
Năm 2002, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở Biển Đông.
Tuyên bố được cam kết bởi tất cả các bên có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ để "khẳng định lại sự tôn trọng và cam kết vì sự tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Biển Đông theo các quy tắc đã được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế" và "giải quyết lại vấn đề tranh chấp lãnh thổ cũng như quyền lực pháp lý bằng các biện pháp hòa bình, không viện tới sự đe dọa hay sử dụng vũ lực".
Tại Biển Đông có các đường vận tải thương mại biển và nhiều điểm giao với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Mặc dù không thuộc các bên tranh chấp nhưng Mỹ có lợi ích quốc gia về kinh tế và an ninh trong việc đảm bảo rằng không có bên nào sử dụng sức mạnh đơn phương để đòi chủ quyền lãnh hải ở Đông Á.
Xét việc hồi tháng 9/2010, Chính phủ Trung Quốc cũng khôn khéo gợi nên một cuộc tranh cãi trong vùng biển ở đảo Senkaku, lãnh thổ trong vùng quản lý của Nhật Bản ở Biển Đông.
Những hành động của Chính phủ Trung Quốc ở Biển Đông cũng ảnh hưởng tới việc di chuyển của các tàu quân sự cũng như hàng hải đi qua khu vực hải phận và không phận quốc tế, bao gồm cả vụ đụng độ máy bay chiến đấu của Trung Quốc và một máy bay giám sát của Mỹ năm 2001, vụ quấy nhiễu tàu USNS hoàn hảo hồi tháng 3/2009, vụ va chạm của tàu ngầm Trung Quốc với cáp ngầm của chiến hạm John McCain hồi tháng 6/2009.
Ngày 23/7/2010, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã chỉ ra tại Diễn đàn khu vực Đông Nam Á rằng "nước Mỹ, giống như các quốc gia khác, cũng có quyền lợi quốc gia về tự do hàng hải, có quyền tự do bình luận hàng hải và tôn trọng luật quốc tế ở Biển Đông".
Ngoại trưởng Clinton đã bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc năm 2002 về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), và cho rằng "Mỹ đã ủng hộ quá trình ngoại giao đa phương của tất cả các bên trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ không do ép buộc".
Ngày 11/10/2010, Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates đã chỉ ra tại cuộc gặp gỡ các bộ trưởng quốc phòng Asean "vị trí của Mỹ trong vấn đề an ninh hàng hải là rõ ràng: chúng tôi có lợi ích về tự do hàng hải, trong việc phát triển kinh tế và thương mại không thể bị cản trở, và vẫn tôn trọng luật quốc tế".
Ông Gates cũng chỉ ra: "Mỹ luôn sử dụng có hiệu quả quyền lợi của mình và hỗ trợ quyền lợi cho cả những bên di chuyển qua, hoạt động tại các vùng biển quốc tế".
Tại Shangri_La ở Singapore, ông Gates cho rằng "An ninh hàng hải tồn tại như một vấn đề đặc biệt quan trọng trong vùng, với những vấn đề về tuyên bố chủ quyền và sử dụng đối trọng hàng hải để thể hiện những thách thức đang diễn ra đối với sự ổn định và thịnh vượng của khu vực".
No comments:
Post a Comment