Phiên tòa xử sơ thẩm tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tính ra đã trôi qua được hơn 60 ngày. Như vậy phiên tòa phúc thẩm mở theo đơn kháng cáo của tiến sĩ và gia đình sẽ không còn bao lâu nữa.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nổi tiếng với những quan điểm mạnh mẽ, táo bạo trong việc kêu gọi nhà nước Việt Nam có những biện pháp mang tính đột phá để đối phó với dã tâm của Trung Quốc. Đặc biệt trong ý kiến của mình, ông Vũ nhấn mạnh việc quan hệ với Hoa Kỳ để cân bằng quân sự trên biển Đông. Nơi mà Trung Quốc đang phô diễn sức mạnh quân sự nhằm chèn ép những nước yếu, tiến tới là mưu đồ thôn tính Biển Đông. Nơi phần lớn chủ quyền Việt Nam có ở đó.
Ở thời điểm ông Vũ nêu quan điểm của mình, quan hệ Việt Nam- Trung Hoa theo như lời của lãnh đạo cao cấp thì '' vẫn diễn ra tốt đẹp''. Thế nhưng chỉ trong mấy tháng sau đó, thời điểm mà ông Vũ bị nhà nước Việt Nam bắt giam, Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, đến nỗi lần đầu tiên trong hơn 20 năm nối lại quan hệ, báo chí Việt Nam đã gọi đích danh những chiếc '' tàu lạ'' tung tác trên biển Đông là tàu cá quân sự Trung Quốc trá hình, mưu đồ Bắc Kinh..và nhiều từ ngữ khác rất thẳng thắn và mạnh mẽ.
Cũng lúc này thì một đoàn ngoại giao của Việt Nam gồm nhiều thành phần là công an, quân đội và ngoại giao do ông Phạm Bình Minh thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam dẫn đầu sang Hoa Kỳ để đàm phán hợp tác thẳng thắn , tạo tiền đề để hợp tác thành đối tác chiến lược. Chưa rõ hai bên đã thống nhất được gì, nhưng ngay lập tức sau buổi hội đàm Mỹ - Việt, hai bên đã có những thái độ, quan điểm thắng thắn về Biển Đông.
Mới đây nhà văn Nguyễn Trọng Tạo đã bình lại những ý trong bức thư của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, cho thấy tầm nhìn rộng và sâu đầy tâm huyết của tiến sĩ Vũ với vận mệnh quê hương, đất nước và tấm lòng son sắt với dân tộc Việt Nam.
Sóng trên mặt sông có vẻ thuận cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Thế nhưng có những việc âm thầm đang được khẩn trương diễn ra trong khi ngày xử phúc thẩm của Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ sắp đến.
Một số người đã bị thẩm vấn, xét hỏi lý do ký tên vào bản thỉnh nguyện thư kiến nghị nhà nước Việt Nam thả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Tình trạng này xảy ra nhiều nơi, nhất là các tỉnh lẻ. Từng cá nhân bị triệu tập để hỏi lý do ký tên vào thình nguyện thư và những việc liên quan, ví dụ như đọc đâu thấy, ký thế nào, gửi cho ai, vì sao mà ký, đánh giá về việc ông Vũ thế nào mà ký... sau khi trả lời sẽ được giáo dục rằng Cù Huy Hà Vũ là tội phạm thế này, thế nọ...ký tên như thế nghĩa là ủng hộ tội phạm..là sẽ vi phạm ....
Được biết số người bị gọi đến để hỏi thường có hai thái độ, nói chung là phần chấp nhận rút tên khỏi danh sách ít hơn, nhưng lại hay được công bố. Bởi người ta hỏi việc có ký hay không, một số người tỏ thái độ dứt khoát về việc ký tên của mình sẽ không bị hỏi nữa. Coi như không có chuyện gì, đó chỉ là câu hỏi vu vơ. Nhưng nếu tỏ vẻ sợ sệt, ấp úng thì lập tức sẽ bị khai thác uy hiếp dồn dập dẫn đến chấp nhận ký tên rút đơn .Những trường hợp này đã xảy ra tại Phú Thọ, Đà Nẵng, TP HCM và Hà Nội.
Đại tá Kim Sơn, cựu chiến binh. Một trong số những người bị hỏi về việc ký tên. Nhưng khi ông khẳng định mình có ký một cách kiên quyết thì không có câu hỏi nào tiếp theo nữa.
Ngoài một số người bị gây áp lực trong việc ký tên vào thỉnh nguyện thư, còn có một vài trường hợp khác đang bị điều tra, thẩm vấn về thái độ ủng hộ và cảm thông với gia đình tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Ngoài một số người bị gây áp lực trong việc ký tên vào thỉnh nguyện thư, còn có một vài trường hợp khác đang bị điều tra, thẩm vấn về thái độ ủng hộ và cảm thông với gia đình tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Có thể trong vụ xử phúc thẩm tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tới đây, những hành động âm thầm kia là nhằm giảm nhiệt sự ủng hộ tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bớt đi. Càng dễ hiểu hơn khi luật sư Trần Lâm, người vốn dĩ kín tiếng, hoặc trả lời ngắn gọn các cuộc phỏng vấn bỗng nhiên trong tháng 6 này tung ra một bài bộc bạch về mình trong sự kiện Cù Huy Hà Vũ
http://danluan.org/node/9120
Trong bài viết của mình, ông Trần Lâm có nói đến hệ thống xét xử '' Cung Đình'' mới quyết định nặng ký nhất trong những vụ án thế này chứ không phải hệ thống xét xử '' Pháp Đình''. Phải nói ý kiến này của ông Trần Lâm rất đáng tiếc lại chính xác trong tình trạng pháp luật hiện nay. Ông Trần Lâm trên quan điểm đó, cho rằng việc nhiều người ủng hộ ông Vũ, và việc gia đình đưa ông Vũ ra quốc tế, cộng với những luật sư bào chữa cho ông Vũ căn cứ trên những điều Việt Nam ký kết với quốc tế là không nên. Bởi sẽ đưa vào thế "' Cung Đình'' không nhượng bộ và có quyết định không lợi cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Không nên trách luật sư Trần Lâm, người đã quá quen thuộc cách làm việc của cơ quan hành pháp Việt Nam, am hiểu trong những lề luật của hệ thống, luật sư Trần Lâm mong muốn tìm cách nào đó có lợi cho thân chủ của mình đôi khi không phải bằng cách đấu lý.
Thế nhưng cái lợi theo cách nhìn của một vị luật sư thâm niên làm việc với hệ thống pháp luật này có giống cái nhìn của bị cáo và gia đình không là điều đáng nói. Nhất là với tính nết khảng khái, coi trọng danh dự như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì cái lợi ông Vũ nhìn càng khác xa những tên tội phạm hình sự bình thường.
Những tên tội phạm hình sự có thể hân hoan khi thấy được tòa tuyên án thấp hơn khung hình phạt. Nhưng không thể đem cái lòng tiểu nhân mà đo bụng dạ của người quân tử.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong một vụ án lớn, thu hút nhiều dư luận, quan trọng với số phận của chính bản thân mình. Thế nhưng ông thản nhiên chấm dứt phiên tòa ấy chỉ bằng một câu với cái đầu ngẩng cao.
- Các ông xử thế này thì thôi, tùy các ông muốn xử bao nhiêu cũng được, tôi không nói nữa.
Một phiên tòa lớn mà bị cáo hững hờ đến cả số phận của mình như thế, có khác nào một vở diễn lớn mà diễn viên chính không chịu diễn. Đổ bể là chuyện tất nhiên, đến nỗi người khách quan như giáo sư Ngô Bảo Châu nhìn cảnh phiên tòa phải ca thán rằng:
- Không có gì mất mặt hơn...
Tất nhiên không thể chủ quan, suy diễn một cách áp đặt rằng luật sư Trần Lâm đang hướng tới một phiên tòa lựa theo ''lề thói'' để Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ có mức án nhẹ nhàng hơn. Phần nói trên chỉ minh họa về cái quan điểm đánh giá thiệt hơn trong cái nhìn của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Chính bởi cái nhìn đặt lợi ích dân tộc, đất nước lên trên tất cả, mà tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã phải ngày đêm trăn trở, thao thức để tìm tòi những ý kiến mong mỏi đất nước cường thịnh. Hẳn những ai biết tiến sĩ Vũ đều rõ, tiến sĩ thức rất khuya, lạch cạch gõ trên bàn phím, xung quanh là sách vở, tài liệu để tra cứu. Báo chí soi mói rằng tiến sĩ Vũ tham lam vật chất quyền lợi, tranh dành. Xin hỏi những người gần , quen biết Cù Huy Hà Vũ, có bao giờ thấy Vũ nói đến tiền, đến ăn gì ngon, chơi gì hay...như chúng ta khi đến nơi nào đó, sẽ tìm món ăn đặc sản, những chốn chơi đặc sắc..nhưng tiến sĩ Vũ đi đến đâu mối quan tâm của ông là hiệu sách.
Một điểm theo tôi cho là mấu chốt trong bài tâm sự của ông Trần Lâm là việc ông đưa ý kiến hủy phiên tòa sơ thẩm để điều tra lại từ đầu, bởi lý do mà ông đưa ra là thời điểm hiện nay, những gì tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ phát biểu là hợp với thực tiễn của thời đại, và hiện trang xảy ngày nay đang chứng minh điều đó. Sự ráo riết thực hiện âm mưu thôn tính biển Đông của Trung Quốc, sự gia tăng quan hệ để thiết lập một sức mạnh bảo vệ lãnh thổ của nhà nước Việt Nam. Cuối bài ông Trần Lâm kết thúc rằng:
http://danluan.org/node/9120
Trong bài viết của mình, ông Trần Lâm có nói đến hệ thống xét xử '' Cung Đình'' mới quyết định nặng ký nhất trong những vụ án thế này chứ không phải hệ thống xét xử '' Pháp Đình''. Phải nói ý kiến này của ông Trần Lâm rất đáng tiếc lại chính xác trong tình trạng pháp luật hiện nay. Ông Trần Lâm trên quan điểm đó, cho rằng việc nhiều người ủng hộ ông Vũ, và việc gia đình đưa ông Vũ ra quốc tế, cộng với những luật sư bào chữa cho ông Vũ căn cứ trên những điều Việt Nam ký kết với quốc tế là không nên. Bởi sẽ đưa vào thế "' Cung Đình'' không nhượng bộ và có quyết định không lợi cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Không nên trách luật sư Trần Lâm, người đã quá quen thuộc cách làm việc của cơ quan hành pháp Việt Nam, am hiểu trong những lề luật của hệ thống, luật sư Trần Lâm mong muốn tìm cách nào đó có lợi cho thân chủ của mình đôi khi không phải bằng cách đấu lý.
Thế nhưng cái lợi theo cách nhìn của một vị luật sư thâm niên làm việc với hệ thống pháp luật này có giống cái nhìn của bị cáo và gia đình không là điều đáng nói. Nhất là với tính nết khảng khái, coi trọng danh dự như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì cái lợi ông Vũ nhìn càng khác xa những tên tội phạm hình sự bình thường.
Những tên tội phạm hình sự có thể hân hoan khi thấy được tòa tuyên án thấp hơn khung hình phạt. Nhưng không thể đem cái lòng tiểu nhân mà đo bụng dạ của người quân tử.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong một vụ án lớn, thu hút nhiều dư luận, quan trọng với số phận của chính bản thân mình. Thế nhưng ông thản nhiên chấm dứt phiên tòa ấy chỉ bằng một câu với cái đầu ngẩng cao.
- Các ông xử thế này thì thôi, tùy các ông muốn xử bao nhiêu cũng được, tôi không nói nữa.
Một phiên tòa lớn mà bị cáo hững hờ đến cả số phận của mình như thế, có khác nào một vở diễn lớn mà diễn viên chính không chịu diễn. Đổ bể là chuyện tất nhiên, đến nỗi người khách quan như giáo sư Ngô Bảo Châu nhìn cảnh phiên tòa phải ca thán rằng:
- Không có gì mất mặt hơn...
Tất nhiên không thể chủ quan, suy diễn một cách áp đặt rằng luật sư Trần Lâm đang hướng tới một phiên tòa lựa theo ''lề thói'' để Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ có mức án nhẹ nhàng hơn. Phần nói trên chỉ minh họa về cái quan điểm đánh giá thiệt hơn trong cái nhìn của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Chính bởi cái nhìn đặt lợi ích dân tộc, đất nước lên trên tất cả, mà tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã phải ngày đêm trăn trở, thao thức để tìm tòi những ý kiến mong mỏi đất nước cường thịnh. Hẳn những ai biết tiến sĩ Vũ đều rõ, tiến sĩ thức rất khuya, lạch cạch gõ trên bàn phím, xung quanh là sách vở, tài liệu để tra cứu. Báo chí soi mói rằng tiến sĩ Vũ tham lam vật chất quyền lợi, tranh dành. Xin hỏi những người gần , quen biết Cù Huy Hà Vũ, có bao giờ thấy Vũ nói đến tiền, đến ăn gì ngon, chơi gì hay...như chúng ta khi đến nơi nào đó, sẽ tìm món ăn đặc sản, những chốn chơi đặc sắc..nhưng tiến sĩ Vũ đi đến đâu mối quan tâm của ông là hiệu sách.
Một điểm theo tôi cho là mấu chốt trong bài tâm sự của ông Trần Lâm là việc ông đưa ý kiến hủy phiên tòa sơ thẩm để điều tra lại từ đầu, bởi lý do mà ông đưa ra là thời điểm hiện nay, những gì tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ phát biểu là hợp với thực tiễn của thời đại, và hiện trang xảy ngày nay đang chứng minh điều đó. Sự ráo riết thực hiện âm mưu thôn tính biển Đông của Trung Quốc, sự gia tăng quan hệ để thiết lập một sức mạnh bảo vệ lãnh thổ của nhà nước Việt Nam. Cuối bài ông Trần Lâm kết thúc rằng:
Xét xử các vụ án chính trị là căn cứ vào đường lối chính trị từng lúc mà kết tội hoăc không kết tội.Lấy thước đo từ khoản này điều kia trong các bộ luật, là cần thiết nhưng không phải là tất cả.
Vụ án Cù Huy Hà Vũ, trong khi xét xử, tôi nghĩ cần phải có tầm nhìn: Liệu trong tình hình đầy biến động, đang đòi hỏi phải thay đổi. Liệu chung ta có mở rộng dân chủ, tự do, từng bước sốc lại khối đoàn kết toàn dân, phát động sức dân để chống lại mọi thách thức trong, ngoài.
Nếu như chúng ta quyết tâm thay đổi để tự cứu lấy mình thì tôi nghĩ hãy tha bổng đối với Cù Huy Hà Vũ, coi đó là một thông điệp, “Việt Nam mở rộng dân chủ, đoàn kết toàn dân để tồn tại”!
Nếu đúc kết lại ý của vị luật sư già là vậy, xin dành cho ông một lời cảm tạ.
No comments:
Post a Comment