Khi có quyết định của Tòa TGM Sài Gòn về việc thôi giữ chức chánh xứ, linh mục Từ đã chiếm đoạt một tài sản lớn của giáo xứ là 250 cây vàng 9999. Điều này cũng là bài học mà linh mục Từ học được và thể hiện theo cách hành động của các cán bộ của Đảng cộng sản trước khi rời ghế của mình thì vơ vét tài sản nhằm vinh thân, phì gia.
Một thời gian dài, vấn đề linh mục Phan Khắc Từ đã làm nhiều tín hữu, tu sĩ, linh mục công giáo hết sức bất bình về một gương xấu ngang nhiên làm ô uế hình ảnh giáo hội Công giáo Việt Nam không được giải quyết. Mặt khác, đó cũng là điển hình của hình ảnh Giáo hội công giáo Việt Nam bị tha hóa và lũng đoạn làm công cụ cho đảng Cộng sản để quốc doanh hóa Giáo hội Công giáo.
Là một linh mục nhưng ông ngang nhiên có những hoạt động chính trị cho Đảng cộng sản Việt Nam trong các tổ chức ngoại vi của Đảng, là Tổng biên tập tờ báo mang danh, giả mạo công giáo, tham gia nhiều chức vụ trong tổ chức nhằm chống phá Giáo hội là Ủy Ban Đoàn kết Công giáo.
Trong quá khứ, ông đã từng tự hào về việc biến nhà thờ thành xưởng chế bom khủng bố để ủng hộ Cộng sản và coi đó như thành tích để được đảng Cộng sản trọng dụng. Thậm chí ông đã từng nhiều lần tham gia cái gọi là Quốc Hội Việt Nam, một tổ chức mà chính tờ Quân đội Nhân dân đã thừa nhận là của đảng cộng sản.
Về đời tư, đã nhiều báo chí, các giáo dân, linh mục chứng minh cụ thể công có quan hệ với phụ nữ và đã sinh ra hai người con.
Thế nhưng, những vấn đề đó thời gian dài chưa được Tòa TGM Sài Gòn mà trực tiếp là ĐHY Phạm Minh Mẫn xử lý triệt để gây nên những thắc mắc kéo dài trong cộng đồng dân Chúa về những điều ấn giấu đằng sau tạo nên thế đứng của linh mục Phan Khắc Từ.
Linh mục Phan Khắc Từ đã giữ chức chánh xứ Giáo xứ Vườn Xoài (GXVX) đến 36 năm trái với giáo luật là vấn đề gây thắc mắc lớn cho giáo dân. Ở vị thế đó, linh mục Từ được đảng và nhà nước trọng dụng trong các vấn đề phục vụ cho đảng.
Mới đây, để chứng minh rằng mình vẫn hiệp thông, vâng lời đối với bề trên và việc giữ chức Chánh xứ Vườn Xoài thời gian 36 năm qua là do uy tín và sự tín nhiệm đồng thời là trách nhiệm của tòa TGM Sài Gòn, vững tin ở vị thế của mình không thể bị suy suyển như trước, linh mục Phan Khắc Từ đã tự tin làm “đơn xin thôi giữ chức chánh xứ” gửi đến ĐHY Phạm Minh Mẫn. ĐHY Phạm Minh Mẫn đã có quyết định đồng ý cho linh mục Từ thôi giữ chức chánh xứ Vườn Xoài và cử linh mục Phêrô Nguyễn Văn Võ quản nhiệm giáo xứ.
Nhận được quyết định này, Lm Phan Khắc Từ đã choáng váng và tổ chức cho một vài giáo dân lên để chất vấn và đề nghị Tòa TGM Sài Gòn thay đổi, nhưng sự đã rồi. Lm Phan Khắc Từ còn dự tính phản ứng bằng đơn thư khác, nhưng chừng như thấy việc bới đống rác cũ ra chỉ làm trò cười cho thiên hạ, Lm Từ đã xin được quản nhiệm một họ đạo lẻ nào đó để phục vụ vì “vẫn còn sức khỏe”.
Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa được chấp nhận.
Khi Tòa TGM Sài Gòn ra quyết định để linh mục thôi chánh xứ Vườn Xoài, thì nghiễm nhiên, ông đã trượt khỏi chân “đại biểu Quốc hội” do đảng dàn xếp. Tưởng như điều đó chứng minh một chân lý vốn tồn tại trong long xã hội cộng sản là khi quả chanh đã hết nước, thì cái vỏ có vị trí của mình trong sọt rác.
Theo một nguồn tin khả tín mà Nữ Vương Công Lý nhận được, thì trong tình thế mất đi trọng trách trong giáo hội và khi đó vai trò xung kích làm con tốt cho Đảng cũng lung lay, linh mục Từ đã học bài học của các cán bộ cộng sản trong việc vơ vét tài sản trái phép?.
Trước ngày bàn giao (29/4/2011) cho cha quản nhiệm Phêrô Nguyễn Văn Võ đã chỉ thị cho chủ tịch HĐMV Gioan Nguyễn Văn Tiến, cùng với uỷ viên kế toán Giuse Trịnh hưng Kiểm chuyền một số tiền lớn (250 cây vàng 9999, tương đương gần 10 tỷ VNĐ từ tài sản giáo xứ qua tên cá nhân Lm Phan Khắc Từ).
Chi tiết nguồn gốc tài sản nói trên , bắt nguồn từ căn nhà toạ lạc tại 359/41 Lê văn Sĩ P.2,Q3 Sài Gòn.
Vào khoảng năm 1991 do cụ Tú,một giáo dân trong khu thánh Giuse thuộc GXVX dâng tặng cho GXVX căn nhà nói trên sau khi các con cụ Tú đi định cư tại Hoa Kỳ trong đó có cựu trưởng khu thánh Giuse là ông Giuse Maria Bùi Thanh Tùng.
Vào lúc đó vì không làm được giấy tờ hợp thức hoá chủ quyền, nên căn nhà 359/41 LVS được cho thuê, và tiền thuê nhà được nhập vào sổ sách kế toán cuả GXVX, từ đó đến nay căn nhà được dâng tặng và những hoa lợi cũng như trị giá cuả nó, đương nhiên thuộc về tài sản cuả GXVX không có ý kiến nào khác.
Sau đó luật lệ được nới lỏng, việc hợp thức hoá dễ dàng, GXVX đã liên lạc được với các con cụ Tú(cộng đồng sở hữu căn nhà) đồng ý ký tên tặng cho GXVX. Vào khoảng năm 2007 đã hợp thức hoá do cha sở đương nhiệm lúc bấy giờ là Phan Khắc Từ thay mặt GXVX đứng tên.
Cùng năm đó đã bàn căn nhà nói trên cho thầy Bình với giá là 250 cây vàng 9999 hiện nay căn nhà là cơ sở khuyết tật Tê-Phan do Thầy Bình điều hành.
Số tiền bán Căn nhà là 250 cây vàng 9999 được gửi vào ngân hàng Phát Triển Nông Thôn . GXVX uỷ nhiệm bằng văn bản, cho ông Giuse Trịnh Hưng Kiểm là uỷ viên kế toán đương nhiệm, đại diện đứng tên chủ sở hữu tài khoản.cho đến khi sang tên,chuyển nhượng bất hợp pháp,qua tên cá nhân LM Phan Khắc Từ.
Ở vị trí Chánh xứ Vườn Xoài, linh mục Phan Khắc Từ đã học theo đảng cách “dân chủ giả hiệu” được quảng cáo như sau: “Một đặc điểm nữa của Giáo Xứ Vườn Xoài là tài chánh công khai và Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ quản lý toàn bộ tài sản và tài chánh của giáo xứ. Ban Thường Vụ/ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, có Kế Toán, có Thủ Quỹ, có Ban Kiểm Soát Tài Sản có quyền kiểm tra thường xuyên và bất thường, nên mọi nguồn thu chi đều rất rành mạch”. (Trích Blog của Giáo xứ Vườn Xoài).
Thế nhưng, khi có quyết định của Tòa TGM Sài Gòn về việc thôi giữ chức chánh xứ, linh mục Từ đã chiếm đoạt một tài sản lớn của giáo xứ là 250 cây vàng 9999. Điều này cũng là bài học mà linh mục Từ học được và thể hiện theo cách hành động của các cán bộ của Đảng cộng sản trước khi rời ghế của mình thì vơ vét tài sản nhằm vinh thân, phì gia?.
Vụ việc này như thế nào, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc chi tiết vấn đề này trong các bài viết sau với những nhân vật có trách nhiệm của GXVX.
Tuy nhiên, việc xử lý vấn đề hiện nay là thuộc trách nhiệm của Tòa TGM Sài Gòn vì nó vượt ra ngoài khả năng của giáo dân và giáo xứ Vườn Xoài.
Ngày 22/6/2011
No comments:
Post a Comment