“Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế” - TS Tô Văn Trường nói về việc các tác giả Trung Quốc chú thích sai sự thật về bản đồ Trung Quốc có liên quan đến chủ quyền Việt Nam.
Ngày 19/4/2011, Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải (Journal of Waste Management- Italy) đã đăng tải một bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc (Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che và Di Feng – công tác tại Phòng nghiên cứu trọng điểm Thượng Hải về đô thị hóa và khôi phục sinh thái, Đại học East China Normal và Viện nghiên cứu thiết kế kỹ thuật môi trường Thượng Hải, Trung Quốc) với tiêu đề: “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” (Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis).
Trong bài báo này các tác giả Trung Quốc đã chú thích sai sự thật về bản đồ Trung Quốc có liên quan đến chủ quyền Việt Nam.
Theo đó, trang số hai của bài báo, (trang 1674 Tập 31, số 8 (8/2011) của Tạp chí), các tác giả Trung Quốc đã sử dụng một ảnh minh họa thể hiện rõ đường đứt đoạt hình chữ U vẫn được Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Sự nghiêm trọng ở chỗ, đây là lần đầu tiên đường chữ U (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) được vẽ một cách chính thống trên tạp chí khoa học. Bài báo thực chất chỉ để một số thành phố trong khu vực nghiên cứu thử nghiệm của Trung Quốc nhưng lại chèn đường lưỡi bò ở phía dưới.
Ngày 19/4/2011, Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải (Journal of Waste Management- Italy) đã đăng tải một bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc (Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che và Di Feng – công tác tại Phòng nghiên cứu trọng điểm Thượng Hải về đô thị hóa và khôi phục sinh thái, Đại học East China Normal và Viện nghiên cứu thiết kế kỹ thuật môi trường Thượng Hải, Trung Quốc) với tiêu đề: “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” (Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis).
Trong bài báo này các tác giả Trung Quốc đã chú thích sai sự thật về bản đồ Trung Quốc có liên quan đến chủ quyền Việt Nam.
Theo đó, trang số hai của bài báo, (trang 1674 Tập 31, số 8 (8/2011) của Tạp chí), các tác giả Trung Quốc đã sử dụng một ảnh minh họa thể hiện rõ đường đứt đoạt hình chữ U vẫn được Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Sự nghiêm trọng ở chỗ, đây là lần đầu tiên đường chữ U (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) được vẽ một cách chính thống trên tạp chí khoa học. Bài báo thực chất chỉ để một số thành phố trong khu vực nghiên cứu thử nghiệm của Trung Quốc nhưng lại chèn đường lưỡi bò ở phía dưới.
Bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò trong bài báo trên tạp chí Waste Management vi phạm chủ quyền Việt Nam
Động thái này của các nhà khoa học Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm và phản ứng mạnh mẽ của các nhà khoa học Việt Nam.
Tiến sỹ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết: “Theo các đồng nghiệp ở nước ngoài thì từ trước đến nay, tạp chí này cũng đã đăng nhiều bài báo của các tác giả người Trung Quốc có bản đồ Trung Quốc nhưng chưa bao giờ có hình “lưỡi bò” như lần này”.
Ông nói: “Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế”.
TS. Trường đề nghị: “Đây là tạp chí quốc tế về chất thải rắn có tiếng trên thế giới có tác động rất lớn đến cộng đồng khoa học, cho nên phía Việt Nam cần phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc.
Tiến sỹ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết: “Theo các đồng nghiệp ở nước ngoài thì từ trước đến nay, tạp chí này cũng đã đăng nhiều bài báo của các tác giả người Trung Quốc có bản đồ Trung Quốc nhưng chưa bao giờ có hình “lưỡi bò” như lần này”.
Ông nói: “Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế”.
TS. Trường đề nghị: “Đây là tạp chí quốc tế về chất thải rắn có tiếng trên thế giới có tác động rất lớn đến cộng đồng khoa học, cho nên phía Việt Nam cần phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc.
Không chỉ có các nhà khoa học VN mà các hiệp hội khoa học, các tổ chức xã hội kể cả các tạp chí khoa học chuyên ngành của nước ta cần phải lên tiếng về "sự cố" do Trung Quốc gây ra. Đây rõ ràng là 1 kênh thông tin rất cần các chuyên gia VN phản ứng nhanh và có hiệu quả. Dù biết rằng người TQ rất giỏi "lobby" trong vấn đề này nhưng nếu quyết tâm và tổ chức tốt, chúng ta vẫn thành công hoặc hạn chế tối đa các thiệt hại không đáng có. Việc cần gấp hiện nay là yêu cầu ban biên tập Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải phải cải chính lại hình vẽ đường lưỡi bò".
Còn TS Trần Ngọc Tiến Dũng (đang làm việc tại Pháp) đã chính thức gửi email cho giáo sư Raffaello Cossu, Đại học Padua, Italy, là Trưởng Ban biên tập của Tạp chí này để phản ánh các thông tin sai lệch trên.
Trong email gửi GS. Cossu, TS. Trần Ngọc Tiến Dũng đã nêu lên 4 điểm:
1. Không tìm thấy ở bất cứ bản đồ quốc tế nào (thậm chí là bản đồ Trung Quốc xuất bản trước 1940) thể hiện Trung Quốc như vậy. Đây là lần đầu tiên bản đồ Trung Quốc dạng này xuất bản trên tạp chí khoa học quốc tế.
2. Trong khi chú thích ghi là: “Các vị trí địa chất…” nhưng phía bên trong và bên ngoài đường đứt đoạn thực tế là vùng biển.
Ông giải thích: Vùng biển ở đây là Biển Nam Trung Hoa, là Biển Đông ở Việt Nam và là Biển Tây Phillipines ở Philipines. Đường đứt đoạn là cái gọi là tuyên bố hình chữ U của Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế phản đối. Bởi vì nó vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLO) năm 1982 (mà Trung Quốc đã tham gia ký kết) cho phép các quốc gia ven biển mở rộng tới 200 hải lý (tương đương 400km) làm vùng đặc quyền kinh tế.
Nhìn vào ảnh chú thích của bài báo, độ dài đường đứt đoạn hơn 2000km từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc là điều không thể.
3. Tôi cho rằng các tác giả của bài báo đã nhầm lẫn từ: “địa chất” (Geological) và từ địa lý (Geographical).Trong bối cảnh của bức ảnh, tốt hơn là sử dụng từ “địa lý” (Geographical).
4. Tôi mong muốn Tạp chí danh tiếng của chúng ta và các tác giả bài báo có thể hiệu đính bảo đồ của Trung Quốc mà không có đường đứt đoạn gây tranh cãi xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác.
Waste Management là tạp chí khoa học chính thống, có uy tín của Nhóm công tác về chất thải quốc tế (International Waste Working Group) có trụ sở tại Padova, Italy, một tổ chức phi lợi nhuận sáng lập năm 2002 bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý chất thải. Tuy nhiên thật đáng tiếc, thông tin của các tác giả người Trung Quốc đăng tải trên Tạp chí lại phản ánh một thông tin hoàn toàn sai sự thật về chủ quyền của Việt Nam.
Đây không phải lần đầu tiên chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam bị thông tin sai lệch. Vụ ghi chú sai về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Hội Địa lý Hoa Kỳ năm 2010 vẫn còn là bài học nóng hổi.
Đứng trước sự việc này, một lần nữa cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam cần có tiếng nói cương quyết, không để các hiện tượng như vậy lặp lại tạo tiền lệ hết sức nguy hiểm cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Minh Phạm
Trong email gửi GS. Cossu, TS. Trần Ngọc Tiến Dũng đã nêu lên 4 điểm:
1. Không tìm thấy ở bất cứ bản đồ quốc tế nào (thậm chí là bản đồ Trung Quốc xuất bản trước 1940) thể hiện Trung Quốc như vậy. Đây là lần đầu tiên bản đồ Trung Quốc dạng này xuất bản trên tạp chí khoa học quốc tế.
2. Trong khi chú thích ghi là: “Các vị trí địa chất…” nhưng phía bên trong và bên ngoài đường đứt đoạn thực tế là vùng biển.
Ông giải thích: Vùng biển ở đây là Biển Nam Trung Hoa, là Biển Đông ở Việt Nam và là Biển Tây Phillipines ở Philipines. Đường đứt đoạn là cái gọi là tuyên bố hình chữ U của Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế phản đối. Bởi vì nó vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLO) năm 1982 (mà Trung Quốc đã tham gia ký kết) cho phép các quốc gia ven biển mở rộng tới 200 hải lý (tương đương 400km) làm vùng đặc quyền kinh tế.
Nhìn vào ảnh chú thích của bài báo, độ dài đường đứt đoạn hơn 2000km từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc là điều không thể.
3. Tôi cho rằng các tác giả của bài báo đã nhầm lẫn từ: “địa chất” (Geological) và từ địa lý (Geographical).Trong bối cảnh của bức ảnh, tốt hơn là sử dụng từ “địa lý” (Geographical).
4. Tôi mong muốn Tạp chí danh tiếng của chúng ta và các tác giả bài báo có thể hiệu đính bảo đồ của Trung Quốc mà không có đường đứt đoạn gây tranh cãi xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác.
Waste Management là tạp chí khoa học chính thống, có uy tín của Nhóm công tác về chất thải quốc tế (International Waste Working Group) có trụ sở tại Padova, Italy, một tổ chức phi lợi nhuận sáng lập năm 2002 bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý chất thải. Tuy nhiên thật đáng tiếc, thông tin của các tác giả người Trung Quốc đăng tải trên Tạp chí lại phản ánh một thông tin hoàn toàn sai sự thật về chủ quyền của Việt Nam.
Đây không phải lần đầu tiên chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam bị thông tin sai lệch. Vụ ghi chú sai về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Hội Địa lý Hoa Kỳ năm 2010 vẫn còn là bài học nóng hổi.
Đứng trước sự việc này, một lần nữa cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam cần có tiếng nói cương quyết, không để các hiện tượng như vậy lặp lại tạo tiền lệ hết sức nguy hiểm cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Minh Phạm
No comments:
Post a Comment