Điều tất nhiên, khi VC chúng ca tụng, phong thánh cho bất kỳ 1 ai thì kẻ đó phải có công khuyển mã, bưng bô cho chúng, chứ chúng không bao giờ đi làm chuyện vổ bổ, ví dụ như thằng thầy chùa đầu trọc VC Thích Đôn Hậu khi xưa là 1 điển hình hùng hồn.
Duc H. Vu "Tell me I am wrong"
--------------
Bọn Cộng Sản Hà Nội Phong Thánh Việt Gian Trịnh Công Sơn
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Như mọi người đều biết về tên việt gian Trịnh Công Sơn, hắn là một tên nhạc sĩ ăn cơm Quốc Gia, nhưng thờ ma cộng sản. Hắn đã được học hành dưới các mái trường tại Miền Nam Tự Do, và chính vì hai chữ Tự Do đó, nên hắn mới được viết những bản nhạc phản chiến một chiều, và cũng chính vì sự thờ ơ của chính quyền miền Nam, nên hắn và Khánh Ly đã được tung hoành đem những bản nhạc ấy đi phổ biến khắp nơi ; kể cả trên các hệ thống truyền hình, truyền thanh nữa.
Khi nói đến những tên việt gian từng ăn cơm Quốc Gia, nhưng thờ ma cộng sản, thì chúng ta đừng quên những tên đã một thời cùng Trịnh Công Sơn hoạt động phản chiến, nằm vùng, chống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như :
Tiến Sĩ lê Văn Hảo, Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Phan Xuân Huy, Phạm Thế Mỹ …
Kể từ ngày nước mất, nhà tan, tên Việt gian Trịnh Công Sơn đã công khai viết những bản nhạc khác để ca ngợi về « thành quả » của bọn việt gian cộng sản như các bài :
« Thành phố mùa Xuân .
Đoạt giải nhất với bài : Em ở nông trường anh ra biên giới.
Đoạt giải nhất bài : Hai mươi mùa nắng lạ… »
Nhưng điều đáng buồn thay, là trong lúc ở trong nước Trịnh Công Sơn ra sức viết nhạc để ca tụng cái gọi là « thành quả cách mạng » thì tại hải ngoại các trung tâm băng nhạc cứ luôn luôn mời Khánh Ly tuyên truyền cũng với những bản nhạc của Trịnh Công Sơn. Chẳng những thế, mà Khánh Ly còn tuyên bố là «chỉ muốn chết theo anh Sơn », Khánh Ly còn ca tụng về Trịnh công Sơn rất nhiều điều nữa. Song hôm nay, với bài viết ngắn này, người viết không viết thêm những điều mà mọi người đã biết ; mà chỉ muốn nói đến một điều :
Hiện nay, bọn việt gian cộng sản đang phong thánh cho Trịnh Công Sơn bằng cách đặt tên đường Trịnh Công Sơn, trước hết là tại Huế.
Như thế, đã quá rõ ràng để cho những ai còn nghi ngờ về Trịnh Công Sơn, thì xin hãy cùng mở mắt ra cho thật lớn, để thấy được những lần Khánh Ly và các tổ chức khác đã từng tổ chức « kỷ niệm ngày giỗ Trịnh Công Sơn » ; vì đó là những bước chuẩn bị cho việc phong thánh do bọn việt gian cộng sản chỉ đạo.
Và hôm nay, Khánh Ly và các trung tâm băng nhạc đã từng ca tụng Trịnh Công Sơn, tất cả đều đã lập nên « công lao lớn dâng đảng » rồi. Còn chần chờ gì nữa mà các người chưa chịu cùng Khánh Ly «chết theo anh Sơn» cho tròn chữ « trung với đảng … ác với dân ».
Phải biết, rồi sẽ có một ngày tất cả chúng bay phải đền tội cho những oan hồn trong cuộc thảm sát vào Tết Mậu Thân, 1968, tại Huế và trên khắp mọi miền của đất nước.
Chúng bay phải biết:
« Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu ». Lưới trời tuy rộng, nhưng một con kiến cũng khó lọt lắm. Chúng bay sẽ « được chết theo anh Sơn ».
Hãy ghi nhớ : Những tên tội đồ của dân tộc, dù có thoát được luật người, luật đời, nhưng không thoát được Luật Trời đâu. Đừng lầm tưởng.
18-03-2011
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
---------------------------------------
Chính thức đặt tên đường Trịnh Công Sơn tại Huế
(Dân trí) - Ngày 17/3, tại kỳ họp thứ 16 khóa V, HĐND tỉnh TT - Huế đã chính thức thông qua nghị quyết đặt tên đường phố và công trình công cộng TP Huế đợt 6. Con đường Trịnh Công Sơn đã chính thức được đặt tên cho một đoạn đường sát sông Hương.
Huế là nơi gắn bó lâu nhất với Trịnh Công Sơn và con đường mang tên Trịnh Công Sơn tại Huế cũng là con đường đầu tiên tại Việt Nam mang tên người nhạc sĩ tài hoa này.
Được biết, đường Trịnh Công Sơn sẽ xuất phát từ chân cầu Gia Hội, cạnh đầu đường Chi Lăng, chạy dọc bờ sông Hương đến vị trí giao nhau với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chiều dài con đường mang tên cố nhạc sĩ này là 600m, chiều rộng 11m.
Đường Trịnh Công Sơn sẽ đẹp hơn vì đang được tỉnh nhà xây dựng công viên ngay bên cạnh, sát với sông Hương.
Con đường Trịnh Công Sơn nằm sát sông Hương rất đẹp và thơ mộng. Đây cũng là con đường đầu tiên tại Việt Nam mang tên người nhạc sĩ tài hoa
Trong đợt đặt tên này có 68 tuyến đường ở TP Huế có tên mới. Trong đó có 55 tên đường đặt theo tên của danh nhân văn hóa, lịch sử, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hoạt động yêu nước và cách mạng, nhân vật có quê quán tại Thừa Thiên - Huế và 13 tên đường dành cho địa danh, di tích.
Trong đó, một con đường mới ở khu quy hoạch sau Trung tâm Thi đấu thể thao tỉnh (phường Xuân Phú) đã được đặt tên liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
Đại Dương
No comments:
Post a Comment