Trở Về Trang chính

Wednesday, March 2, 2011

Trước hiểm họa Hoa Lài, CSVN quyết nắm chắc quân đội

Ngày 1.3.2011, CSVN tuyên bố bổ nhiệm ông Ngô Xuân Lịch, hiện đang làm trung tướng vào chức vụ Chủ Nhiệm tổng cục chính trị của quận đội. Trong ngành quân đội, chức vụ này chỉ dưới quyền Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Quyết định trao quyền này do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (hiện nay ra khỏi Bộ Chính Trị) ký vào ngày 22.2.2011. Đây là động thái coi như tăng cường sự quản lý của đảng cộng sản lên quân đội Việt Nam.

Ông Ngô Xuân Lịch, sinh ngày 20.4.1954 . Quê quán tại Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ông Lịch là Ủy viên TW đảng cộng sản vào năm 2006. Khi đương là chính ủy Quận khu 3 thi được phong hàm trung tướng vào ngày 31.12..2007. Trong kỳ đại hội 11 của đảng cộng sản vừa qua thì ông Ngô Xuân Lịch được cơ cấu vào Ban bí thư TW đảng cùng với 3 người khác là ông Trương Hòa Bình (hiện là chánh án TATC), bà Hà Thị Khiết và bà Nguyễn Thị Kim Ngân (dân Bến Tre). Từ khi được cơ cấu vào Ban bí thư TW thì tên tuổi của vị tướng quân đội này được giới truyền thông trong và ngoài nước quan tâm.

Ông Ngô Xuân Lịch dù là ủy viên chính thức của đảng CSVN, là vị trung tướng của quân đội nhưng theo một nguồn tin từ Hà Nội và Hải Phòng thì sắp đến đây ông mới chuyển về khu Lý Nam Đế, mặc dù hiện nay ông Ngô Xuân Lịch có rất nhiều nhà biệt thự ở Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn. Ông là một người được coi như là rất thận trọng và đi lên đỉnh cao bằng công tác chính trị trong quân đội. Sau đại hội đảng, vào dịp trước Tết Tân Mão 2011 người ta thấy ông xuất hiện tại quê nhà huyện Duy Tiên, Hà Nam để chúc tết. Một sinh viên của học viện báo chí tuyên truyền tỉnh Hà Nam cho hay cách nói của ông cũng không có gì là thuyết phục và rõ ràng. Cách nói vòng vo và nội dung thì y như một khuôn mẫu chúc tết bình thường khác.

Như vậy là những đồn đoán về “cuộc chiến quyền lực” trước đại hội 11 là có cơ sở. Và như người ta xôn xao là việc đòi tăng quyền của phe công an và quân đội rất gay gắt trong các hội nghị TW 14 và 15 của ban chấp hành TW vừa qua. Kết quả ban đầu là phe công an thắng áp đảo với 2 ghế trong 13 ghế của Bộ Chính Trị. Đại hội 11 vừa qua là màn trình diễn những dàn xếp trước đó mà thôi. Với khẩu hiệu vận động” còn đảng còn mình” phe công an đã ngất ngây chiến thắng vượt qua phe quân đội. Mà hai phe này vốn chả ưa gì nhau trước đây và sau này vẫn vậy. Nhưng bất ngờ lại xảy ra…

Luồng gió cách mạng Hoa Lài từ Tusnia châm ngòi từ Bắc Phi thổi bùng lên. Một thực tế phũ phàng cho thấy: quân đội đứng về phía nào thì phía đó sẽ thắng. CSVN đang mơ ngủ chợt bừng giấc và nhận ra mối nguy là cần tăng quyền và xiết chặt quân đội hơn. Công an thì lệ thuôc vào đảng CSVN, nhưng CSVN sẽ không kịp ngáp nếu không có quân đội ủng hộ mình. Làn sóng dân chủ mỗi ngày lan dần từ Bắc Phi, qua Châu Á. Hương Hoa Nhài đã bay đến tận Bắc Kinh và mùi hương đang phảng phất quyến rủ ở Việt Nam.

Sự bất bình đã có sẵn trong giới tướng lĩnh quân đội Việt Nam. Thấy cái gương ông Võ Nguyên Giáp, ông Đồng Sỹ Nguyên, ông Trần Độ, Ông Đặng Kim Giang… là xóm nhà cao cấp Lý Nam Đế – Hà Nội càng đau lòng và nỗi bất bình tăng lên ngày càng rõ ràng hơn. Nhất là sau đại hội 11 vừa qua của CSVN phe quân đội dường như hết sức chịu đựng. Đã vậy ngay trong nội bộ quân đội cũng có sự bằng mặt mà không bằng lòng giữa các tướng lĩnh với nhau. Ông Phùng Thanh Quang và ông Nguyễn Chí Vịnh luôn có những phát biểu không đồng bộ với nhau.

Ngay khi sóng bắt đầu nổi lên, các chiến dịch trấn áp các nhà dân chủ thì ông tướng chính trị quân đội được cất nhắc lên thành người quyền lực thứ 15 trong Bộ Chính Trị. Ông Ngô Xuân Lịch là lựa chọn hay nhất và tối ưu nhất của CSVN để họ trao quyền phất cờ vào lúc này. Nếu ông Phùng Thanh Quang mà chơi nước cờ án binh bất động, đứng giữa nhìn dòng thác nhân dân đứng lên đòi dân chủ thì ít ra CSVN cũng có quân cờ để mà lập lại trận Thiên An Môn ngay tại Việt Nam. Đây là động thái mà các nhà dân chủ cần nhìn ra để mà có đối pháp thích ứng.

Hình ảnh ông Ngô Xuân Lịch quá mập béo và chậm chạp được phong chức có nói lên được đây là sự chuẩn bị tối ưu của CSVN để đối phó sự đứng lên của tòan dân không hãy còn chờ câu trả lời. Khi đối phó với đám đông thì không có có ông Phùng Thanh Quang hay ông Ngô Xuân Lịch ra cầm súng hay ném bom trực tiếp vào đám đông nhưng họ chỉ ra lệnh cho những người lính bình thường nhất. Những người lính, những quan chức cấp thấp hơn, quyền lợi ít hơn lại có vẻ gần gũi với nhân dân dân hơn. Chính nhân dân nghèo khổ mới sản sinh ra những người lính này đây.

Nhân dân Việt Nam không cần những vị tướng bán nước cầu vinh. Cuộc cách mạng dân chủ của Việt Nam cần những người lính biết chĩa mũi súng hay ném bom chính xác vào kẻ thù đúng nghĩa của người lính. Làm sao để cho cho các người lính và cả những viên an ninh quèn hiểu ra rằng quyền lợi của tổ quốc và dân tộc phải đặt lên trên bất cứ tổ chức đảng phái nào. Làm sao và như thế nào? Câu hỏi nằm ở chính thái độ của mỗi người chúng ta đối với họ.

Vũ Nhật Khuê (danlambao)

No comments:

Post a Comment