Duc H. Vu :
Máu của dân oan đã đổ, thắm xuống ruộng đồng và trên đường phố, nhiều mạng người dân vô tội đã gục ngã chết tức tưởi bởi bàn tay thô bạo dã man, vô cùng tàn nhẫn của công an csVN ..... và cảnh này sẽ còn tiếp tục xảy ra với người dân VN trong nước ĐẾN BAO GIỜ ???
Sự chịu đựng, nhẫn nhục nào cũng có đỉnh tột cùng của nó ! Hỡi tất cả đồng bào khắp nơi trong nước sao chưa đồng tâm hiệp lực cùng nhau xuống đường lật đổ bạo quyền csVN ??? 3-10-2011
----------------------------------------
Trung tá công an đánh chết người, dân Hà Nội phẫn nộ
Máu của dân oan đã đổ, thắm xuống ruộng đồng và trên đường phố, nhiều mạng người dân vô tội đã gục ngã chết tức tưởi bởi bàn tay thô bạo dã man, vô cùng tàn nhẫn của công an csVN ..... và cảnh này sẽ còn tiếp tục xảy ra với người dân VN trong nước ĐẾN BAO GIỜ ???
Sự chịu đựng, nhẫn nhục nào cũng có đỉnh tột cùng của nó ! Hỡi tất cả đồng bào khắp nơi trong nước sao chưa đồng tâm hiệp lực cùng nhau xuống đường lật đổ bạo quyền csVN ??? 3-10-2011
Trung tá công an đánh chết người, dân Hà Nội phẫn nộ
Sáng 10/3/2011, hàng ngàn người dân Hà Nội đã tụ tập trước cửa nhà số 252 phố Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để chia sẻ và bày tỏ nỗi phẫn uất về việc trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai vô cớ đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng, trú tại phường Giáp Bát, 54 tuổi, thường trú tại số nhà nói trên.
Trả lời đài RFA, ngày 9/3/2011, con gái ông Trịnh Xuân Tùng cho biết nguyên nhân cha cô bị đánh chết oan uổng khởi đi từ một lý do hết sức đơn giản:
Sáng ngày 28/2/2011, ông Tùng đi xe ôm từ nhà xuống bến xe Giáp Bát bắt xe lên đường vào Nam. Khi gần tới bến xe, ông đề nghị người lái xe ôm dừng lại để gọi điện cho một người bạn. Ông vừa kịp tháo chiếc mũ bảo hiểm thì công an Nguyễn Văn Ninh trung tá công an phường Thịnh Liệt chờ tới bắt xe, đưa về phường Thịnh Liệt và hẹn chiều tới giải quyết.
Buổi chiều, ông cùng người lái xe ôm trở lại nộp phạt như đã hẹn. Vì nhận thấy mình không có lỗi gì, nên người lái xe ôm đã kiên quyết từ chối nộp phạt và đôi bên đã có những lời tranh luận. Thay vì giải quyết sự việc theo những qui định của pháp luật, trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đã xông vào bóp cổ người lái xe ôm. Bức xúc về việc công an nhân dân đánh người vô cớ, ông Trịnh Xuân Tùng đã can thiệp bằng cách gỡ tay viên công an bất nhân ra khỏi cổ người lái xe ôm và nói: “Ông là công an mà lại bắt dân, đánh người như thế à?”
Sau đó, ông Tùng cũng đồng ý nộp 100 ngàn đồng tiền phạt, thay vì 150 ngàn như viên trung tá công an yêu cầu. Vì không thống nhất được, nên hai bên đã xảy ra cãi vã. Bất ngờ viên trung tá công an đã vung gậy đánh vào đầu và cổ nạn nhân và hô hoán kêu một số dân phòng cùng tham gia đánh hội đồng nạn nhân, xích ông Tùng vào gốc cây và gọi xe đưa về phường.
Khoảng 5 giờ chiều, sau khi biết tin, gia đình nạn nhân đã tới công an phường Thịnh Liệt nhiều lần đề nghị cho nạn nhân đi khám bệnh vì nhận thấy tình trạng nạn nhân đã khá nguy kịch. Tuy nhiên, bất chấp những lời đề nghị hết sức chính đáng của gia đình nạn nhân, công an phường Thịnh Liệt đã từ chối với lý do: “Bây giờ phường đang có rất nhiều việc để giải quyết, không có thời gian để giải quyết vụ việc này”, và tiếp tục còng ông Trịnh Xuân Tùng trong tình trạng ông đã liệt nửa người, cho tới 9 giờ 30 tối mới cho đi khám bệnh.
Sau khi tới khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng vẫn bị còng, được bác sĩ cho biết tình trạng của nạn nhân đã tới hồi nguy kịch, nên gia đình đã chuyển nạn nhân tới bệnh viện Việt Đức. Tại đây, dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng nạn nhân đã qua đời ngày 8/3/2011, hưởng dương 54 tuổi.
Cái chết oan ức của ông Trịnh Xuân Tùng trong tình trạng phải làm “ma đói” như người con gái của ông đau đớn cho biết, quả là điều đáng suy ngẫm?
Dưới chế độ độc tài đảng trị, việc công an nhân dân – chỉ biết còn đảng còn mình, vô cớ đánh chết người không còn là chuyện lạ. Tuy nhiên, trong vụ việc này, sự tàn độc, lưu manh và vô cảm của công an Việt Nam đã đi mức tột cùng. Họ đã nhẫn tâm để nạn nhân chịu cảnh đau đớn trong nhiều tiếng đồng hồ mà không có bất cứ một biện pháp cứu chữa nào, trái lại, khi gia đình nạn nhân xin cho người thân đi khám bệnh, họ lại còn thách thức cách trắng trợn, côn đồ.
Tiếng khóc nghèn ngẹn không thể nên lời của bà mẹ già hơn 90 tuổi – mẹ của nạn nhân, khóc thương con mình, ai oán, là lời tố cáo đanh thép những việc làm vô lương của những cán bộ đầy tớ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng nay quay lại ức hiếp nhân dân.
Đây là hậu quả tất yếu của chế độ công an trị tại Việt Nam. Một chế độ dùng tiền thuế còm cõi của nhân dân để nuôi dưỡng đội ngũ đông đảo một bộ máy công an đồ sộ với chỉ một mục đích duy nhất là trấn áp người dân, nhằm bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người của đảng cộng sản.
Người ta cũng không thấy lạ khi gần đây, ngay trên các phương tiện truyền thông của đảng, rất nhiều vụ người dân vì bức xúc đã tấn công lại lực lượng cảnh sát, điển hình như vụ việc tại Bắc Giang, chỉ vì thói côn đồ của một trung úy công an đã cướp đi mạng sống của một chàng thanh niên trẻ, niềm hy vọng của cả một gia đình nông dân mà cả thành phố Bắc Giang đã xuống đường, buộc nhà cầm quyền phải đưa tên công an sát nhân ra xét xử. Nhưng, cuối cùng kẻ sát nhân cũng chỉ phải chịu một bản án lấy lệ.
Trong vụ án này, cực chẳng đã, ngày 9/3/2011, sau khi thấy nạn nhân đã chết, công an Hà Nội đã khởi tố vụ án. Nhưng, theo nguồn tin nhận được cho tới giờ này, công an thành phố Hà Nội vẫn chưa có quyết định khởi tố bị can. Điều ấy cho thấy đã có những dấu hiệu của sự bao che.
Cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng chỉ là một trong vô vàn cái chết oan khuất bởi lực lượng công an của đảng – một lực lượng được định nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân nuôi dưỡng”, giờ đây đã trở thành một lực lượng tàn sát nhân dân, nhằm bảo vệ chế độ độc tài đảng trị càng ngày càng lộ rõ bộ mặt phản động “hèn với giặc, hung hãn với dân”.
Một số hình ảnh chiều ngày 10/3/2011 trước nhà nạn nhân:
Nguồn nuvuongcongly
No comments:
Post a Comment