Trở Về Trang chính

Saturday, March 19, 2011

Pháp, Anh, Mỹ cùng tấn công Libya

Tàu chiến Mỹ bắn tên lửa hành trình, máy bay Pháp nhả đạn phá huỷ các xe bọc thép của đội quân trung thành với tổng thống Libya Moammar Gadhafi; những tiếng nổ và lửa khói bốc lên ở thủ đo Tripoli, khi liên quân cùng tập kích để áp đặt lệnh cấm bay đối với Libya.> Diễn biến chiến dịch can thiệp vào Libya

Các phi cơ chiến đấu của Pháp trong ngày 19/3 đã bắn xuống lãnh thổ Libya lần đầu vào lúc 16h45 GMT (23h45 Hà Nội), và thực hiện tổng cộng 4 vụ tấn công trong chiến dịch áp đặt lệnh cấm bay trên bầu trời Libya, quân đội Pháp thông báo.

Các mục tiêu nhắm bắn của máy bay Pháp là những xe bọc thép của quân đội Libya, các chiến xa đó đã bị phá huỷ, AFP dẫn lời phát ngôn viên quân sự Pháp cho biết. Phía Pháp nói các phương tiện đó đang đe doạ thường dân thì bị bắn.

20 máy bay chiến đấu của Pháp đang thực thi lệnh áp đặt vùng cấm bay của LHQ đối với Libya, sau khi Tổng thống Pháp tuyên bố mở màn chiến dịch quân sự.

Các phi cơ này được triển khai chiều 19/3 theo giờ địa phương, AFP cho biết. Tiếp theo Pháp, phi cơ chiến đấu của Italy, Anh, Canada sẽ tham gia bảo đảm một vùng cấm bay trên toàn không phận Libya.

Tối cùng ngày người ta nghe thấy một loạt tiếng nổ ở phía đông thủ đô Tripoli của Libya và những vòm lửa bốc lên, hắt ánh sáng lên phía chân trời. Truyền hình Libya cho biết các mục tiêu dân sự ở thủ đô đã bị "máy bay của những kẻ xâm lược" tấn công, khiến nhiều thường dân bị thương.

Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe vừa thông báo Mỹ, sau một thời gian ngần ngừ, sẽ tham gia "đầy đủ" vào chiến dịch áp đặt vùng cấm bay với Libya.

Thủ tướng Anh David Cameron cũng mới thông báo, rằng các phi cơ chiến đấu của Anh đang tham gia chiến dịch Libya.

AFP dẫn tin từ báo chí Mỹ, lấy nguồn từ một quan chức quân sự nước này, cho hay một tàu chiến Mỹ đã bắn những quả tên lửa hành trình vào Libya, nhằm mục tiêu là các lực lượng trung thành với tổng thống Libya Gadhafi. Theo Lầu năm góc, các tên lửa được sử dụng là Tomahawk, đích đến của chúng là các trận địa phòng không của ông Gadhfi.

Nga, Venezuela, Liên minh châu Phi lên tiếng phản đối chiến dịch của liên quân các nước nói trên. Tổng thống Venezuela gọi đây là hành động "ăn cướp dầu mỏ", trong khi phát ngôn viên ngoại giao Nga nói rằng Matxcơva lấy làm tiếc vì việc can thiệp vũ trang được thông qua vội vã.

May-bay-Phap.jpg
Một phản lực cơ Rafale của Pháp cất cánh từ căn cứ quân sự trên đảo Corsica thuộc biển Địa Trung Hải hôm 18/3. Ảnh: AFP

Bộ quốc phòng Pháp cho biết ngày mai họ sẽ điều tàu sân bay Charles de Gaulle tới Libya để thực thi nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ nhằm ngăn chặn chiến dịch quân sự chống phe đối lập của tổng thống Libya Moammả Gadhafi.

AP dẫn lời một quan chức cao cấp của Pháp cho hay phản lực cơ Mirage và Rafale của Pháp đang bay trên bầu trời Benghazi và các vùng lân cận. Benghazi là thành phố lớn thứ hai của Libya, nằm ở phía đông và là căn cứ quan trọng nhất của phe nổi dậy tại Libya.

Trước đó lực lượng trung thành với chính phủ Gadhafi tiến vào Benghazi với sự yểm trợ của pháo, xe tăng và máy bay chiến đấu dù trước đó chính phủ Libya tuyên bố ngừng bắn đơn phương với phe nổi dậy. Sự di chuyển của quân Gadhafi vào Benghazi và các thành phố khác có thể khiến nỗ lực can thiệp quân sự của phương Tây trở nên khó khăn hơn do các phi cơ không thể phân biệt được dân thường với binh lính.

Video: Một máy bay Libya bị bắn hạ ở Benghazi hôm nay

may-bay-roi.jpg
Hình ảnh chiếc phi cơ bị bắn rồi rơi xuống tạo thành quả cầu lửa ở Benghazi. Ảnh: AFP

Mỹ, Anh, Pháp và 19 nước đồng minh tổ chức hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Paris hôm nay để bàn các biện pháp bảo vệ dân thường Libya khỏi bom đạn của quân đội chính phủ.

"Không quân của chúng tôi sẽ ngăn chặn hành động tấn công dân thường của lực lượng trung thành với đại tá Moammar Gadhafi theo thoả thuận với các nước đồng minh. Tại thời điểm này, máy bay của chúng tôi đã ngăn chặn các phi cơ của chính phủ Libya tấn công thành phố Benghazi. Phi cơ của chúng tôi cũng sẽ tấn công các xe tăng nếu chúng đe doạ tính mạng của dân thường", CNN dẫn lời phát biểu của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sau khi hội nghị thượng đỉnh tại Paris kết thúc.

Thủ tướng Anh David Cameron nói: "Thời gian hành động đã tới. Mọi việc phải được tiến hành khẩn trương".

Ông Sarkozy nói đại tá Gadhafi vẫn còn thời gian để tránh "kết cục tồi tệ nhất" bằng cách ngừng mọi hành động quân sự và tuân thủ nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

"Cánh cửa dẫn tới bàn đàm phán sẽ lại mở nếu các hành động bạo lực của quân đội Libya chấm dứt", ông Sarkozy nhấn mạnh.

Việc can thiệp vào Libya diễn ra chỉ một ngày sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết áp đặt vùng cấm bay ở Libya nhằm bảo vệ thường dân trong cuộc nội chiến ở nước Bắc Phi này. Nghị quyết của Hội đồng cho phép sử dụng "tất cả cac biện pháp cần thiết" để đảm bảo an ninh cho dân thường.

Pháp, Anh, Mỹ, Italy, nhiều nước đồng minh trong NATO và nhiều quốc gia Ả rập ủng hộ việc can thiệp quân sự vào Libya. Các nước thành viên hội đồng bảo an trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil bỏ phiếu trắng.

Nội chiến ở Libya xuất phát từ những cuộc biểu tình hồi giữa tháng trước. Phe đối lập tập hợp lực lượng và chiếm nhiều thành phố, căn cứ quân sự ở miền đông Libya, trong khi đó quân đội trung thành với chính phủ của ông Gadhafi làm chủ miền tây, thủ đô và nhiều thành phố quan trọng khác. Khoảng một tuần gần đây, phe chính phủ mở một loạt cuộc tấn công, lấy lại nhiều thành phố từ phe nổi dây và đang tiến đến thành trì cuối cùng của những người đối lập, thành phố lớn thứ nhì đất nước Benghazi.

benghazi.jpg
Cảnh tượng trong giao tranh ở Benghazi, thành luỹ của phe đối lập, hôm 19/3. Ảnh: AFP

Tổng quan về lực lượng liên quân chống Libya, gồm Pháp, Anh, Mỹ và một số quốc gia khác:

Pháp

Pháp có khoảng 100 máy bay chiến đấu chủ yếu gồm Rafale và Mirage 2000. Khoảng 20 phi cơ trong số này tham gia triển khai trên bầu trời Libya hôm nay. Các căn cứ không quân của Pháp ở Corsia và Chad đang được báo động.

Tàu sân bay Charles de Gaulle sẽ được triển khai tới Libya chủ nhật.

Anh

Thủ tướng Anh David Cameron thông báo nước này sẽ đưa phản lực cơ Tornado và Typhoon tới các căn cứ gần Libya trong vài giờ nữa. Ngoài ra không quân Anh còn đảm nhiệm hoạt động tiếp liệu trên không và do thám.

Anh có một căn cứ không quân trên đảo Síp và vài căn cứ trên đảo Malta. Hai tàu khu trục nhỏ của Anh - HMS Cumberland và HMS Westminster - đã tới biển Địa Trung Hải.

Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói Washington sẽ triển khai các phương tiện nhưng không tiết lộ thêm bất kỳ thông tin nào. Mỹ hiện có các phản lực cơ F-15 và F-16 ở Sicily, đảo thuộc Italy và cũng là đảo lớn nhất trong biển Địa Trung Hải. USS Barry và USS Stout - hai tàu khu trục có tên lửa hạm đối đất Tomahawk, đang ở Địa Trung Hải.

USS Bataan, tàu chiến đấu mang theo trực thăng và có khả năng tác chiến cả trên cạn lẫn dưới nước, cùng hai tàu chiến khác cũng sẽ tới đây. Canada Hôm nay 7 phản lực cơ CF-18 và một máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster của Canada lên đường tới Địa Trung Hải. Một chiếc C-17 Globemaster khác sẽ cất cánh sau đó.

No comments:

Post a Comment