Trở Về Trang chính

Saturday, March 5, 2011

Dân chủ với một cái nhìn, câu chuyện của Otpor và Srdja Popovic

Một ngày trong tháng mười năm 1998, Srdja Popovic và 10 sinh viên đấu tranh tụ tập ở một quán café ở Belgrade và thành lập một nhóm chống đối gọi là Otpor (“Resistance” – “Kháng Chiến”). Họ chọn một quả nắm đấm như là một biểu tượng. Trong vòng hai năm sau đó, Otpor vận động một cách thầm lặng dân Serb để lật đổ Milosevic…

Nicholas Schmidle – Mai Việt Tú (danluan.org) chuyển ngữ – Tôi lần đầu gặp Srdja Popovic mùa xuân vừa rồi tại một quán café ở Maldives, nơi mà anh đã giúp lật đổ chính phủ. Nhâm nhi ly café expresso và phì phèo điếu thuốc lá, anh nói chuyện với tràn đầy tính bác ái khi anh kể cho tôi làm thế nào mà anh hướng dẫn đối lập ở đây – bây giờ là đảng nắm quyền của một quốc gia nhỏ bé này ở Ấ Độ Dương – qua những phương pháp cách mạng ôn hòa. Với năm cuộc cách mạng đã qua nằm ở dưới thắt lưng của anh, Popovic nhấn mạnh rằng anh ta chỉ tìm cách giáo dục kẻ chống đối chứ không lãnh đạo họ.

Bạn không thể nào bỏ cách mạng vào cái túi xách và đem đến một chốn nào đó”. Popovic bảo tôi khi tôi gặp lại anh tại một nhà hàng tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn lạnh lẽo, nơi mà anh đã hội họp với những tổ chức cổ võ dân chủ. Popovic đã được tuyên dương qua cách đã cho những nhà tranh đấu những đồ nghề để lật đổ những thể chế kém được dân ủng hộ trải từ Ukraine đến Lebanon – vinh danh anh và nhóm nhỏ của anh với cái tên đạo binh sóng gió bất bạo động, một cái tên như kiểu của Che (Che Guevara) những kỵ mã phá rối. “Chúng tôi được đánh giá cao là có khả năng lật đổ những kẻ độc tài ở mọi nơi trên thế giới,” anh ta nói với một giọng bất cần đời. “Chúng tôi là những kẻ phá đám nổi tiếng nhất thế giới.

Cái tiếng “xấu” cũng đã tạo khó khăn cho anh chàng 37 tuổi bất khuất dáng cao để được cho phép vào những nơi mà công việc của anh có hữu ích. Trong khi anh nói rằng anh chưa bao giờ bị bắt giam bên ngoài quốc gia Serbia của anh, hoặc trục xuất hoặc ngay cả bị từ chối chiếu khán, anh cũng xác định rằng có “nhiều quốc gia mà tôi sẽ bị cấm đến.” Iran, anh ta nói với một thái độ khinh khỉnh “yêu thích ăn tối với tôi.”

May mắn thay, Popovic trên đà để kiếm một nơi mà thế giới có thể tìm đến anh. Nếu mọi việc êm xuôi theo kế hoạch, mùa xuân này một cái đảo nhỏ của Maldives sẽ trở thành ngôi nhà cho “Hòn Đảo Dân Chủ”, một doanh trại mà các nhà đấu tranh có thể học hành nghiên cứu đấu tranh bất bạo động trong những tàn cây dừa, cát trắng, và những cụm đồi cát nước như thể cái màu của loại nước súc miệng Cool Mint Listerine.

Srdja Popovic (tên Serbia Srđa Popović, đọc là sir-JA POP-o-vitch) lớn lên ở Belgrade, con trai của nhà báo. Trong những thập niên 1980, anh ta lạc vào thế giới nhạc rock and roll, mà trong cái nước Nam Tư cũ được xem là “tự thoái hóa”. Nhưng mãi đến lúc cộng sản sụp đổ và Slobodan Milosevic lên nắm quyền thì anh ta mới bắt đầu tham gia với chính trị. Một ngày trong tháng mười năm 1998, anh và 10 sinh viên đấu tranh tụ tập ở một quán café ở Belgrade và thành lập một nhóm chống đối gọi là Otpor (“Resistance” – “Kháng Chiến”). Họ chọn một quả nắm đấm như là một biểu tượng. Trong vòng hai năm sau đó, Otpor vận động một cách thầm lặng dân Serb để lật đổ Milosevic. Thể chế ấy chụp mũ Popovic và nhóm của anh là khủng bố và là điệp viên cho Hoa Kỳ. Vào ngày mồng 5 tháng 10 năm 2000, cuộc biểu tình vĩ đại lan tràn khắp nơi trên toàn nước Serbia, và Milosevic từ chức.

Sau đó, Popovic thắng một ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử tự do và công bằng đầu tiên của Serbia. Anh ta cố vấn thủ tướng Zoran Djindjic cho đến khi ông ta bị ám sát vào đầu năm 2003. Đến lúc đó phong trào Popovic đã lớn mạnh không ngừng. Anh ta muốn đưa cái thương hiệu chống đối ăn khách lên con đường quảng bá. “Tôi không là một chính trị gia; Tôi là một nhà cách mạng,” anh ta nói, “Tôi nhìn thấy thế giới như là môt trận chiến vĩ đại giữa những người tin vào sức mạnh của quần chúng và những người cố gắng kiểm soát sức mạnh của quần chúng.

Với một sáng lập viên nữa, Popovic sáng lập Trung Tâm Ứng Dụng Chiến Lược Và Hành Động Bất Bạo Động (Centre for Applied Nonviolent Action and Strategies (CANVAS)) tại Belgrade. Đã có nhiều tổ chức – Viện Dân chủ Quốc Gia, Viện Cộng Hòa Quốc Tế, Nhà Tự Do – quan sát bầu cử và chú tâm trên chính trị bầu cử. CANVAS cống hiến một cái gì đó mới mẽ. Thay vì đối thoại về xã hội dân sự và xây dựng học viện, nó vẽ ra dựa trên những kinh nghiệm của Serbia để cống hiến cho những nhà đấu tranh dân chủ những dụng cụ nầy nọ để đập vào những lãnh đạo cứng đầu và, nếu cần lật đổ chính phủ mà không cần một viên đạn. Đấy là chỉ có một nhóm theo dân chủ, Popovic nói, mà kiến thức thực hành “được chuyền qua cho những nhà đấu tranh bởi những người mà họ thật sự gặt hái tự do qua đấu tranh bất bạo động.

Những giáo trình cốt lõi của CANVAS được chuyển ngữ qua sáu ngôn ngữ, kể cả Farsi và Ả Rập, và trên mạng “canvasopedia” đưa ra những chương mục về “vũ khí” bất bạo động như là ngồi lỳ và đình công. Trong khi anh ta và bạn anh ta làm việc gần gũi với những nhà đấu tranh dân chủ, Popovic nói rằng họ không xuống đường hoặc tổ chức những biến động. “Chúng tôi bảo họ về những gì phải làm,” anh ta nói. “Chúng tôi chia sẻ những gì đã làm thành công.

CANVAS có một cuộc khởi đầu hấp dẫn, huấn luyện những nhà đấu tranh dân chủ tại Georgia, Ukraine, và Lebanon mà sau đó lãnh đạo lần lượt những cuộc cách mạng Hoa Hồng, Cam và gỗ Cedar. CANVAS cũng đã làm việc với những nhà đấu tranh đến từ Azerbaijan, Palestine, Ai Cập, Tây Sahara, Zimbabwe, và Burma. “Nó đã làm một cống hiến quan trọng,” Timothy Garton Ash nói, một giáo sư về Âu Châu học của Oxford và cùng biên tập của tờ Civil Resistance (Kháng Chiến Dân Sự) và Power Politics (Chính Trị Thế Lực), một khoa nghiên cứu về hành động bất bạo động. “Thật là đáng khen thưởng tột kỳ và nên được lập lại, tôi chứng kiến tận mắt tại Ukraine.

Mô hình của Popovic đã lọt vào mắt của những nhà độc tài khát máu. Năm 2007, tổng thống Hugo Chavez của Venezuela so sánh biểu hiệu quả nắm đấm mà những sinh viên bắt chước với cái mà được dùng bởi Otpor. (CANVAS đã gặp với những nhà đấu tranh chống Chavez, nhưng Popovic nói rằng tổ chức chưa bao giờ hoạt động trong nước cả.) Theo sau cách mạng Cam và Hoa Hồng, TV Belarus cho rằng những lực lượng theo kiểu Otpor mưu toan lật đổ tổng thống Aleksandr Lukashenko. Sau khi một người của nhóm Popovic bị chụp ảnh đang khi chạy trốn sau cuộc gặp mặt với George W. Bush vài năm trước, Tehran đổ cho cả hai (CANVAS và tổng thống Bush) mưu toan lật đổ họ.

Popovic mau mắn trả lời là CANVAS “100% không lệ thuộc vào bất kỳ một chính phủ nào” và được hổ trợ hoàn toàn bởi những nhà hảo tâm tư. Những chế độ độc tài, kể cả một số phe cánh tả của Hoa Kỳ, chụp mũ CANVAS là một phần của nhóm “Quốc Tế Đế Quốc” dính líu với CIA nhắm vào những kẻ thù của Hoa Thịnh Đốn. “Một trong những hồi tưởng xấu của thể chế Bush là quần chúng thấy những mưu đồ phi pháp mà thật ra không phải vậy, nhất là về những đấu tranh dân chủ chống lại những chế độ mà Hoa Kỳ đang chống,” Stephen Zunes nói, một giáo sư về nghiên cứu quốc tế của Viện Đại Học San Francisco, người mà hợp tác với CANVAS để huấn luyện những nhà đấu tranh của Ai Cập và Tây Sahara.

Tương tự, Popovic nói những nhạo báng không có căn cứ. Không những Hoa Kỳ còn ủng hộ để phá hoại thế đứng độc lập của CANVAS, mà còn cả cho anh ta, đấy là nhắm vào cả cá nhân: vào năm 1990, máy bay NATO thả bom vào những văn phòng của đài TV Serbia, nơi mà mẹ anh ta làm biên tập viên. Bà ta không ở đó đêm ấy, nhưng 16 người bạn làm việc chung bị tử nạn. “Bạn có nghĩ là có bao giờ tôi lại đi bắt tay làm chung với cái chính phủ mà cố gắng giết những người thân của tôi?” anh ta có một lần hỏi.

Hòn Đảo Dân Chủ lớn rộng qua sự thành công của Popovic tại Maldives, nơi mà năm 2008, một cựu tù chính trị tên là Mohamed Nasheed đánh bại một người lâu năm trên chính trường của quốc gia trong một cuộc tranh cử đa đảng được tổ chức sau ba năm đấu tranh bất bạo động. CANVAS đã làm việc gần gũi với Đảng Dân Chủ Maldives, và trong một cử chỉ đáp đền, vị tổng thống 42 tuổi đã bằng lòng giúp đỡ và một số tổ chức phi chính phủ về môi trường và nhân quyền đã mở những trại trên những quần đảo này (của Maldives).

Bên cạnh thu hút những tổ chức hoặc nhóm có tiếng, Popovic muốn Hòn Đảo Dân Chủ trở thành một học viện chính thức cho những nhà nghiên cứu của Maldives và nước ngoài, những nhà đấu tranh, và chính trị gia có thể đạt được bằng thạc sĩ của môn học thay đổi chính trị bất bạo động. Nasheed nói với tôi rằng ông ta nhìn thấy Hòn Đảo Dân Chủ là một nơi mà “những người có suy nghĩ có thể đến và trao đổi những ý kiến“ – nhưng “mọi thứ phải ôn hòa.

Trước khi anh ta rời, Popovic cạn ly bia và nghiêng người về phía tôi. Cái đấu tranh lớn nhất, anh ta nói, không phải là đánh đổ một độc tài này đến một độc tài khác; mà là lan truyền cái từ ngữ thay đổi. Hòn Đảo Dân Chủ là một khởi đầu tốt, nhưng anh ta có cảm hứng về thành lập mạng online. Anh ta ghi nhận rằng trong khi những biểu tình ở Iran vào mùa hè năm ngoái, cả chục cái blogs đăng những bài giảng của CANVAS bằng ngôn ngữ Farsi. “Đây là cái đẹp của nền thông tin mới. Không có cách nào mà kiểm soát nó nổi.

[Lời trong video: Đây là một tên khủng bố (chỉ một người dáng thư sinh mặc áo phông in hình Optor!). Các bạn thấy đấy, hắn đeo kính chứng tỏ hắn đọc rất nhiều. Mà đọc rất nhiều là đặc biệt nguy hiểm ở quốc gia này!

Các thành viên Otpor đã biến hệ thống truyền thông của Milosevic thành trò cười, khi chúng cố gắng tuyên truyền với người dân rằng Otpor là tổ chức khủng bố.]

*

Dân Luận tiếp tục kêu gọi bài vở theo chủ đề: Nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động và xây dựng phong trào của Tổ chức Otpor (Phản Kháng) của Serbia. Đây là kinh nghiệm là các lực lượng đối kháng tại Tunisia và Ai Cập đã vận dụng để lật đổ độc tài tại các quốc gia này…

Mai Việt Tú chú thích: bài này viết vào đầu tháng 3 năm 2010. Chuyển ngữ 04 tháng 03 năm 2011.

Người dịch gửi tới Dân Luận


OTPOR Youth Movement


Serbian Student Movement


Bringing down a dictator

No comments:

Post a Comment