Trở Về Trang chính

Monday, March 14, 2011

Con tin lương tâm

Vietsoul:21 - Người Buôn Gió và các bạn hữu thăm viếng tặng hoa vợ hiền anh Cù Huy Hà Vũ. Em đường-đời-sỏi-đá viết tâm thư kêu gọi lương tri con người không quên ba người bạn trẻ. Bạn và ta có thể làm những điều (không) nhỏ tử tế đấy không? Bạn và ta có thể dành một chút thời gian nào chăng cho các bạn trong cơn hoạn nạn? Bạn và ta đi qua nhà các bà mẹ, người vợ, thân nhân của những người đấu tranh dân chủ ngả mũ, gật đầu chào tỏ sự cảm thông cho hoạn nạn trong gia đình họ. Bạn và ta gởi những thiệp thư (postcard) với vài hàng thăm hỏi. Bạn và ta hãy đến thắp nén nhang cho người oan khuất…

Bạn và ta có thể tự tin rằng tất cả những hành vi (không) nhỏ tử tế ở các góc chợ, khu phố, ngõ hẻm, đường mòn sẽ dẫn bạn và ta qua ngã ba đến con đường cái quan. Con đường của lương tri Việt Nam, dân chủ, công bằng và bác ái….

*

Có lẽ chưa bao giờ hết cần phải có một sự thay đổi về nhận thức và hành vi: để chuyển hoá nỗi sợ thành hành động cũng như để hoá giải những đểu cáng bằng điều tử tế. Khi cái “đểu” lên đến tột điểm cùng lúc với sự tử tế bị vùi dập dưới bùn nhơ thì đó cũng là điểm bộc phát. Những hoa sen sẽ trổi dậy từ đáy bùn trong hồ và hương thơm của của những đóa hoa sẽ át cả mùi bùn.

Không biết với các bạn thì sao chứ tháng Ba là tháng chấn động trong cuộc đời của tôi. Nó là tháng “khúc ngoặc” giữa đi và ở, giữa sống và chết, giữa còn và mất. Tôi may mắn nên được ở vế bên trái: đi, sống, còn. Tháng Ba mở đầu cho những biến chuyển kỳ lạ không lý giải được trong đời tôi. Vì thế tháng Ba đến như con chim báo bão cho những cảm xúc cuồn cuộn, dâng trào và bất chợt.

Những ngày tháng Ba

Tháng Ba (gãy súng) năm 1975 là tháng thọ nạn của miền Trung. Chiến trường sôi sục vùng cao nguyên và cực bắc miền Trung. Gia đình tôi di tản từ Qui Nhơn vào Cam Ranh đến Phú Quốc và trở lại Sài Gòn sau 30/4. Trốn chết.

Tháng Ba năm 1979, chiến trường Cam Bốt chưa chấm dứt thì chiến tranh biên giới Trung-Việt bùng nổ. Chuyến vượt biên lần thứ ba của tôi cuối cùng đã thành, tàu đánh cá LA1234 rời nước ra đi vượt biển. Sau một tuần lênh đênh trong bão tố, mưa giông tàu đã tấp vào một đảo hoang Mã Lai. Thoát chết.

Tháng Ba năm 2011, cuộc cách mạng hoa nhài đã nở hoa trên Tuisinia, Egypt và hương thơm lan toả khắp bắc Phi, Trung Đông, đến Á châu. Tháng Ba là tháng giao mùa. Liệu hoa nhài có nở trên đất khổ, nơi “tháng Ba bà già chết cóng”? Trố chết!

Tháng Ba với những oan khiên, khổ nạn đang diễn ra trước mắt. Người thì đang bị cầm tù (Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng) và sẽ ra toà sắp tới[1]. Người thì bị hành lên, hành xuống, chất vấn, đe dọa qua các giấy/lệnh mời “làm việc” (Nguyễn Đan Quế, Tạ Phong Tần, Mẹ Nấm, Cha Lý). Người thì bị đánh đổ máu (Nguyễn văn Hướng), gãy cổ tử vong (Trịnh Xuân Tùng)[2]. Người thì bị cưỡng chế, hành hung không cho hành đạo (Giáo Hội Tin Lành Mennonite, MS Nguyễn Thành Nhân, MS Thân Văn Trường)[3]. Người thì bị bịt miệng để che chở những tội phạm vô luân của quan quân tập đoàn tội phạm từ Ủy viên TW Đảng chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch huyện, công an tỉnh, cán bộ hải quan, đến giám đốc ngân hàng (Nguyễn Trường Tô, Đinh Xuân Hùng, …)[4]

Tháng Ba, tháng của lễ hội và một ngày âm lịch trọng đại gần kề, “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba”. Lễ hội chi cho hổ ngươi dòng giống Lạc Hồng nếu con cháu vua Hùng chưa quyết dành lại quyền làm chủ đất nước và để lũ nội-thực-dân CSVN bán cho nước “lạ”

Tù nhân lương tâm (Prisoners of conscience)

Những người thọ nạn vì đất nước, đồng bào kể trên chỉ là một số nhỏ trong những người còn lương tâm, có lý tưởng vì nước, vì dân, vì chính nghĩa. Họ bị bạo quyền vô lương đày đọa, giam cầm với những “án”, “tội” từ các điều “luật” xử bởi toà án (nhân dân) luật rừng (kangaroo court). Bất kể những cái án “chính trị” hay “hình sự” nào mà toà án luật rừng gán cho những người này đi nữa thì họ cũng cùng chung một phận người: tù nhân (của) lương tâm. Lương tri họ không cho phép im lặng hoặc dửng dưng không hành động khi thấy những điều sai trái, những bất công, những áp bức hằng ngày tái diễn ra trước mắt.

Họ lên tiếng. Họ hành động. Và họ bị bịt biệng, cùm tay.

Họ là ai? Họ có khác thường gì với chúng ta?

Họ là sinh viên, nhà báo, luật gia, nhà giáo, cựu chiến binh, công nhân, nông dân … Họ cũng như chúng ta.

Những anh chị em, chú bác, cô cậu của chúng ta đã trong vòng lao lý. Các người thân nhân quyến thuộc của họ cũng chịu những áp lực, cô lập, sách nhiễu không kém.

Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Trong lao tù họ bị áp lực tâm lý rất mạnh. Thiếu thốn vật chất từ miếng ăn, nước uống, chỗ ngủ, thuốc men thì con người cũng có thể tự điều chỉnh để cầm cự và thích nghi. Nhưng thiếu sự giao tiếp, trao đổi, và động viên với đồng bạn dễ đưa đến suy sụp tinh thần. Không gì tạo áp lực chấn động tâm lý mạnh hơn là cảm giác bị bỏ rơi trong từng ngày quên lãng. Và không gì gây phấn chấn nâng đỡ tinh thần hơn là biết được mọi người vẫn quan tâm, lo lắng, và đồng tình.

Những người tù nhân lương tâm này luôn mong được lương tri của xã hội và nhân loại đưa lưng để dựa vào. Lương tri của nhân loại là lương tâm của bạn và ta, của mỗi thành viên trong cộng đồng, xã hội, quốc gia, thế giới.

Con tin lương tâm (Hostages of conscience)

Oái ăm thay có những nơi mà lương tri thì thui chột và bị bán chác cho sự yên ổn cá nhân, cho an toàn nghề nghiệp, cho hãnh tiến thanh danh.

Có nơi mà quyền lực bạo hành đã buộc mọi người thành con tin (của) lương tâm dưới dùi cui, chó săn, còng cùm, hoặc miếng cơm manh áo.

Bạn bè, anh chị em, cô cậu, chú bác của chúng ta đang là tù nhân lương tâm. Bạn với ta là những con tin lương tâm. Chúng ta bị buộc phải mù, phải câm, phải điếc, phải làm ngơ.

Bạn và ta cần thoát ra cảnh đời làm con tin, tự giải thoát cho mình, và giải thoát cho các bạn tù.

Làm thế nào để thoát gọng kềm bạo lực?

Có lẽ chưa bao giờ hết cần phải có một sự thay đổi về nhận thức và hành vi: để chuyển hoá nỗi sợ thành hành động cũng như để hoá giải những đểu cáng bằng điều tử tế. Khi cái “đểu” lên đến tột điểm cùng lúc với sự tử tế bị vùi dập dưới bùn nhơ thì đó cũng là điểm bộc phát. Những hoa sen sẽ trổi dậy từ đáy bùn trong hồ và hương thơm của của những đóa hoa sẽ át cả mùi bùn.

Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai. Những người tù lương tâm có phải cám cảnh với hoàn cảnh như thế chăng? Bạn và ta có cảm thấy mình cùng chung hoạn nạn đó chăng? Có sự khác biệt gì chăng giữa người tù nhân lương tâm và một con tin lương tâm?

Bạn và ta nhận thức được rằng chúng ta (gồm cả họ) là một.

Bạn và ta đã sống trong sợ hãi. Bạn và ta sống với “lũ”, sống với “chuyện thường ngày ở huyện” đã quá lâu thành thử các hành vi đã bị điều kiện hoá thích nghi với nhận thức đó.

Nhận thức – hành động

Từ nhận thức đến hành động là khoảng cách hố sâu của nỗi sợ quán tính. Bước nhảy là sự chuyển hoá.

Hành động (hành vi) của con người không chỉ hoàn toàn điều khiểu bởi cái đầu theo tinh thần duy lý nhưng bởi con tim, bởi thói quen, và tục lệ. Không những chỉ có ý chí trội vật chất (will over matter, mind over body) mà ngược lại thân thể tiềm đựng thông tin (information) và trí tuệ (inteligence) nên cũng ảnh hưởng cảm nghĩ và nhận thức. Khi các hành vi, hành động thay đổi thì nó sẽ chuyển lối suy nghĩ.

Bạn và ta cùng làm những thay đổi nhỏ trong hành động để chuyển dời tâm điểm của nhận thức từ sợ hãi đến tử tế.

Những hành vi tương thân, đồng cảm nhỏ nhất sẽ chuyển hoá bạn và ta thành một khối sức mạnh vô bờ. Sức mạnh của sự tử tế, của tình người. Sức mạnh của chính nghĩa để (mà) thắng (thay) cường bạo.

Đã có một số người làm những hành vi (không) nhỏ ấy. Người buôn gió và các bạn hữu thăm viếng tặng hoa vợ hiền anh Cù Huy Hà Vũ. Em đường-đời-sỏi-đá viết tâm thư kêu gọi lương tri con người không quên ba người bạn trẻ.

Bạn và ta có thể làm những điều (không) nhỏ tử tế đấy không? Bạn và ta có thể dành một chút thời gian nào chăng cho các bạn trong cơn hoạn nạn? Bạn và ta đi qua nhà các bà mẹ, người vợ, thân nhân của những người đấu tranh dân chủ ngả mũ, gật đầu chào tỏ sự cảm thông cho hoạn nạn trong gia đình họ. Bạn và ta gởi những thiệp thư (postcard) với vài hàng thăm hỏi. Bạn và ta hãy đến thắp nén nhang cho người oan khuất. Bạn và ta đến tụ tập nơi các phiên toà sắp tới. Bạn và ta chuyển ngân giúp đỡ các gia cảnh bị cô lập không phương tiện kinh tế.[5] Bạn và ta không phân biệt trọng khinh người đấu tranh bị cùm gông hay kẻ thấp cổ bé miệng bị hà hiếp.

Những hành động (không) nhỏ tử tế ấy của một cá nhân là lời phản kháng hùng hồn nhất với bạo quyền. Nhưng khi ngàn ngàn hành động ấy gộp lại thì cái thiện sẽ vượt lên làm cái đểu cáng chùn bước, chột dạ, hổ ngươi. Nó sẽ tạo sinh một hiệu ứng đám đông dây chuyền với tác động như những con sóng tựa đầu nhau thành ngọn sóng thần.

Bạn và (chúng) ta là một. Sẽ có sự chuyển hoá nào khi bạn và ta cùng biểu lộ tình người tình thân và cùng đồng lý tưởng xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, bác ái.

Bạn và ta có thể tự tin rằng tất cả những hành vi (không) nhỏ tử tế ở các góc chợ, khu phố, ngõ hẻm, đường mòn sẽ dẫn bạn và ta qua ngã ba đến con đường cái quan. Con đường của lương tri Việt Nam, dân chủ, công bằng và bác ái.

© 2011 Vietsoul:21

http://vietsoul21.net/2011/03/13/con-tin-luong-tam/

No comments:

Post a Comment