Do ảnh hưởng của cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” ở Tunisia, Ai Cập và các nơi khác ở Bắc Phi Châu và Trung Ðông, người dân của 3 nước Cộng Sản Á Châu là Hoa Lục, Bắc Hàn và Việt Nam cũng rục rịch tổ chức xuống đường với mục đích lật đổ chế độ Cộng Sản. Khí thế cách mạng đang lên thì có mấy tên mà Tú Gàn Nguyễn Cần cho là “những người can đảm” lại vội vã ngăn cản với những lý do hết sức vu vơ, nếu không nói là ấu trỉ, mong giúp Việt Cộng thoát khỏi tai nạn Cách Mạng Hoa Lài. Theo Tú Gàn thì Tô Hải và Nguyễn Thượng Long ở trong nước, Nguyễn Minh Cần thì ở Nga, và Tú Gàn thì ở Mỹ. Chúng ta thử xem “những người can đảm” này đưa ra lập luận gì để binh vực cho chủ, đi ngược lại nguyện vọng của dân chúng.
Trước hết là Tú Gàn tức Nguyễn Cần, tức Lữ Giang, một kẻ được mệnh danh là “đặc công truyền thông” dĩ nhiên là đặc công Việt Cộng. Tú Gàn luôn luôn bài bác bất kỳ ai chống Cộng, dù ở trong nước hay ở hải ngoại và bịa điều đặt chuyện nói xấu họ, còn nói về lập trường “chống Cộng” của Tú Gàn thì xoay như chong chóng, miễn là có lợi cho Việt Cộng là được. Khi vụ Trần Trường nổi lên ở Nam Califonia, Tú Gàn một mặt kêu gọi mọi người “phải nói chuyện tử tế với Trần Trường”, một mặt “bảo đảm rằng người chống Cộng sẽ không làm gì được, vì Trần Trường đã có Tu Chính Án số 1 bảo vệ”. Trong khi đó, Tú Gàn không tiếc lời chửi rủa thô tục những ai chống Trần Trường. Kết quả ra sao thì mọi người đã rõ. Khi Cha Lý vừa khởi sự đòi hỏi “Tự Do Tôn Giáo hay là chết”, Tú Gàn đã vội vu vạ cho ngài đủ thứ, trong đó có chuyện “cha Lý có 5 vợ và 6 con”, cha Lý sụp lỗ (ý nói bị VC gài mỹ nhân kế, ham đôla v.v… Về lập trường đối với các đoàn thể chống Cộng thì Tú Gàn luôn cho những người hải ngoại chống Cộng vì cảm tính, đánh phèng la v.v… nói cách khác là Tú Gàn cố gắng chống người chống Cộng đến cùng. Cách đây mấy năm khi nhà báo Ðỗ Ngọc Yến ở Nam Cali vừa nằm xuống, Tú Gàn đã ca ngợi nhà báo này hết mình vì đồng chí hướng với Tú Gàn, vì ông Yến chống Cộng theo lập trường của Hoa Kỳ, nhưng trong bài viết “Coi chừng trúng kế địch”, Tú Gàn lại gán cho những người chống Cộng theo ảnh hưởng của cuộc Cách Mạng Hoa Lài là “Về phía “đồng minh”, họ (những người chống Cộng – chú thích của người viết) thường tin Mỹ là “Anh Hai chống Cộng” và “Anh Hai Nhân Quyền” nên mọi chuyện đều kêu cứu Anh Hai và trông chờ vào Anh Hai”. Viết những câu này, chính Tú Gàn đã tự chửi mình vì chính Tú Gàn đã tâm đắc với ông Ðỗ Ngọc Yến chống Cộng theo kiểu núp bóng Hoa Kỳ. Tú Gàn giống như thứ cỏ đuôi chồn, gió chiều nào phất theo chiều đó, miễn là có lợi cho Việt Cộng là được.
Về tư cách thì ai cũng biết Tú Gàn đã lên đài nói láo y như VẸM rằng ông chánh án ở Nam Cali đã mạt sát ông Bùi Bỉnh Bân, đuổi ông Bùi Bỉnh Bân ra khỏi tòa, không cho làm chứng nữa”. Nói công khai, nói với giọng đắc thắng và kiêu căng. Không ngờ ông Bùi Bỉnh Bân đem những chứng cớ đó thưa ra tòa, tòa buộc Tú Gàn phải công khai xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân cũng trên chương trình phát thanh đó, cũng vào đúng giờ ngày mà Tú Gàn đã vu vạ cho người. Ai cũng tưởng sau vụ này, Tú Gàn phải trốn chui trốn nhủi, không ló mặt ra với đời nữa. Nhưng Tú Gàn vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ.
Ông Nguyễn Minh Cần nguyên là một cán bộ thuộc loại cao cấp của Việt Cộng và người ta cho rằng ông đã “phản tỉnh”, nghĩa là đã tỉnh ngộ và phản lại Cộng Sản, hiện đang ở Nga. Ông viết nhiều bài chống Cộng và khuyên mọi người “đừng sợ Việt Cộng”. Bỗng nhiên, khi nghe tin người trong và ngoài nước hô hào mọi người nổi dậy chống lại Cộng Sản thì ông Nguyễn Minh Cần viết một bài lạ hoắc, lạ huơ, run sợ trước Việt Cộng, nghịch hẳn với lập trường không sợ Việt Cộng như từ trước, khiến mọi người “phản tỉnh” về lập trường của ông Nguyễn Minh Cần và người ta liên tưởng đến câu nói “nuôi quân 3 năm, dụng một giờ”.
Ông Tô Hải trước đây nổi tiếng nhờ cuốn Thằng Hèn tự biết mình hèn nên tiếp tục chạy theo Việt Cộng, đưa Việt Cộng lên đài danh vọng, nhưng cũng như ông Nguyễn Minh Càn, bài viết của ông Tô Hải lần này cho người ta thấy ông Tô Hải vẫn hèn như thuở nào. Còn ông Nguyễn Thượng Long chỉ là một bóng mờ ở trong nước.
“Coi Chừng Trúng Kế Ðịch”:
Sau khi cho rằng những người chống Cộng ở hải ngoại tin tưởng vào Mỹ, chạy đến với Mỹ mà chính đó là lập trường của Tú Gàn và ông Ðỗ Ngọc Yến như Tú Gàn đã khóc ông Yến như vậy, Tú Gàn viết tiếp “Về phía địch, họ vẽ ra một hình ảnh chế độ Cộng Sản theo óc tưởng tượng của họ dựa vào một số hình ảnh tổng quát như “gian ác, ngu dốt, hèn nhát, tham nhũng, thất bại và sắp sụp đổ rồi…”, và họ “oanh tạc” không ngưng nghỉ vào những “đối tượng” đó, trong khi các thủ đoạn của cộng sản gian ác và tinh xảo gấp trăm lần…”. Tú Gàn cho những người chống Cộng tưởng tượng những điều gian ác cho Việt Cộng, cùng một lúc, Tú Gàn lại cho Việt Cộng gian ác gấp trăm lần sự tưởng tượng của người chống Cộng. Cái “thực tế” của Tú Gàn cũng giống như cái “tưởng tượng” của người chống Cộng, chỉ khác một bên cho rằng Việt Cộng gian ác một, bên kia (Tú Gàn) cho Việt Cộng gian ác gấp trăm. Ai đo lường cái “chênh lệch một và một trăm?”. Mà dù cho có gian ác một, hay một trăm cũng phải “oanh tạc”. Ai không biết Tú Gàn mà đọc những lời này do Tú Gàn viết thì cho rằng ông ta “có bịnh”, nhưng không phải, Tú Gàn chỉ muốn mắng những ai chống Cộng mà thôi, ông ta viết: “Ði “tác chiến” mà không biết địch, không biết “đồng minh”, thua là chuyện đương nhiên”. Chưa đánh, cuộc cách mạng chưa nổ ra mà Tú Gàn đã cho là thua, thì thua cái chỗ nào? Tôi đã từng gọi Tú Gàn là một tên “đặc công Việt Cộng kiệt sức”, càng viết càng lú lẫn.
Ðể ngăn cản đồng bào trong nước nổi dậy làm cuộc cách mạng lật đổ Cộng Sản, ông Nguyễn Minh Cần viết một bài để đời là “Không ai được đùa với Cách Mạng và Nổi dậy”. Từ trước tới nay, những ai ở trong nước nổi lên chống đối Việt Cộng, không ai cho là chuyện đùa, ai cũng biết chống đối với Việt Cộng là tù đày, là mất mạng, nhưng vì bổn phận, vì yêu thương giống nói mà họ phải làm, điều này ông Nguyễn Minh Cần khỏi nói, chính bàn tay ông cũng đã từng vấy máu những người chống Cộng, ông biết điều này hơn ai hết. Do đó, đáng lẽ ông phải viết “không ai được đùa với tính mạng của người khác” như Việt Cộng thì nó rõ nghĩa hơn là chỉ để trống không 2 chữ “Cách Mạng”. Cách Mạng nào? Có cần phải hiểu Cách Mạng theo nghĩa “nhà cách mạng lão thành Nguyễn Minh Cần” hay không?
Những gì ông Nguyễn Minh Cần viết ra, Tú Gàn đã chép lại và ca ngợi., và gồm có 3 ý chính: 1) “Nếu các chiến sĩ dân chủ lơ là việc chuẩn bị để khi thời cơ đến ta không kịp nắm lấy, hay khi thời cơ chưa đến, điều kiện chưa chín muồi mà đã vội vã nổi dậy tạo cơ hội cho kẻ thù của dân chủ tiêu diệt phong trào thì các chiến sĩ dân chủ sẽ có một trách nhiệm lớn lao trong lịch sử. Không thể đùa với cách mạng, với nổi dậy”. Ông Nguyễn Minh Cần đã rất khôn ngoan khi đặt chữ “Nếu” ở đầu đoạn văn khinh dễ các chiến sĩ dân chủ. Nhờ chữ “nếu” này mà ông khỏi bị lên án là hồ đồ. Vì làm sao ông biết chắc những người nổi dậy lơ là chuẩn bị? Ông đưa ra hai chữ “thời cơ” để làm nản lòng mọi người mà chính ông cũng không biết “thời cơ” đến với dấu hiệu gì, khi nào? Nói cách khác là ông dùng mấy chữ “lơ là chuẩn bị” và “thời cơ” cốt để ngăn cản dân chúng nổi dậy làm hại Việt Cộng mà thôi. Thời cơ nào cho bằng thời cơ này, khi mà đồng bạc ngày càng xuống giá, dân chúng ngày càng đói khổ, khi mà chỉ trong vòng vài tháng, công an đã đánh chết 19 người chỉ vì không đội nón an toàn khi lái xe, khi mà dân oan biểu tình khắp nơi, không còn sợ chết. Khi mà Việt Cộng bòn rút hết ngoại tệ, bất cứ công ty quốc doanh nào cũng thua lỗ vì Việt Cộng rút hết tiền bạc, khi mà đời sống người dân đói nghèo đến đáy vực của cuộc sống, khi mà hiệu trưởng và những tên chóp bu VC hiếp dâm nữ sinh mà vẫn được pháp luật che chở v.v… đó chính là thời cơ, vì khi lòng dân đã không còn chịu nổi nữa tất sẽ nổi dậy. Mấy ông chờ “thời cơ” lúc nào nữa?
Phần thứ 2 ông Cần viết và Tú Gàn coi như khuôn vàng thước ngọc để ngăn cản dân chúng nổi lên là “kẻ thù của dân chủ muốn tiêu diệt phong trào khi còn trong trứng nước thường cho “nội gián” chui vào các cơ quan lãnh đạo để xúi dục những cuộc nổi dậy “non”. Phải hết sức cảnh giác”. Cám ơn 2 ông Nguyễn Minh Cần và Tú Gàn đã nhắc nhở phải cảnh giác. Tuy nhiên, đây là một chuyện thường tình mà khi đã đấu tranh với Việt Cộng, một kẻ gian ác thì ai cũng biết, ngay trong nội bộ chóp bu của đảng Cộng Sản, người ta cũng có thể khẳng định là thế nào cũng có nội gián của Tàu và của Mỹ. Nhưng không vì “cảnh giác” mà Việt Cộng không tiến hành công việc bóc lột, tham nhũng gian ác v.v…
Phần thứ 3 là ông Nguyễn Minh Cần “đem cuộc cách mạng ở Nga năm 1991 ra với kết luận: “Ngày nay, những thành quả dân chủ trong những năm đầu của chính quyền dân chủ đang dần dần mất hết: không còn tự do bầu cử, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình v.v… theo đúng nghĩa nữa, Thất bại này là bài học có tính giáo huấn cho chúng ta”. Chuyện nước Nga theo ông vì Cách Mạng không dứt khoát với Sô Viết Tối Cao để đưa đến tình trạng như ông đã nêu trên cũng là một bài học kinh nghiệm, nhưng đó là phần sau. Tuy cũng cần thiết nhưng không vì thế mà chúng ta không làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ này.
Tú Gàn trích lời của ông Tô Hải trong bài “Hương Hoa Lài”… làm tôi nhức óc” như sau: “Không một ai dám động đến hai chữ “Tự Do”, “Nhân quyền”, Ðả đảo này nọ lại càng không… Ðố ai dám đứng hô to một câu để mọi người đáp lại. Lập tức anh sẽ bị bịt miệng đưa đi ngay, về đâu không biết! Cũng là một thói quen xấu mà người Việt nói chung đã gần một thế kỷ nay là bị cái chữ “SỢ” nó áng ngữ trong đầu óc tim gan.” Không biết ông Tô Hải có ngủ mơ không, những chữ Nhân Quyền, Tự Do đã có rất nhiều người nói, đó là linh mục Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Ðài v.v… đúng là họ bị bắt, bị đưa ra tòa lãnh án, nhưng không vì thế mà mọi người phải ngậm câm miệng suốt thế hệ này qua thế hệ khác? Nếu người Việt trong nước sợ thì phải làm sao? Phải khuyến khích họ đừng sợ và can đảm đứng lên đấu tranh. Một người hô thì Việt Cộng có thể bắt, trăm người hô cũng có thể bị bắt, nhưng một ngàn người, chục ngàn người hô làm sao Việt Cộng bắt cho hết? Ðó là hiệu ứng đám đông. Cuộc cách mạng Hoa Lài cũng nhờ đám đông mới thành công. Và Tú Gàn đưa kết luận của ông Tô Hải ra coi như là một kim chỉ Nam cho dân chúng Việt Nam: “Vì thế xin nhắc lại LÚC NÀY CHƯA PHẢI LÀ CÓ THỜI CƠ, ÐỊA LỢI, NHÂN HÒA, CÁC BẠN THANH NIÊN NÊN HÃY HẾT SỨC THẬN TRỌNG CHỚ CÓ NGHE NHỮNG LỜI KÊU GỌI “XUỐNG ÐƯỜNG BẤT CỨ GIÁ NÀO”, BỞI BẤT CỨ AI! Bằng không, đổ máu, bắt bớ, chắc chắn sẽ xảy ra! Nên nhớ Trung Quốc không bao giờngồi yên khi thấy “một phần lãnh thổ của họ có nguy cơ sụ đổ đâu!”.
Trong cuộc họp báo thường niên được tổ chức vào cuối kỳ họp quốc hội ở Bắc Kinh, Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Cộng đã tuyên bố “Không có tài cơ cầu chính trị thì tài cơ cấu kinh tế sẽ không thành công và thành tựu mà chúng ta đạt đượ nhờ tài cơ câu kinh tế có thể mất đi”. Mặc dầu đây chỉ có thể là một lời nói “câu giờ”, với mục đích hạ giảm lòng căm phẫn của dân chúng, nhưng cọng thêm với nh74ng cuộc tụ họp xảy ra hầu như toàn quốc Hoa Lục, đến nỗi công an Trung Cộng phải hành hung ký giả ngoại quốc để ngăn cản họ làm nhiệm vụ, cũng cho chúng ta thấy Hoa Lục cũng đang sục sôi Cách mạng Hoa Lài.
Tiếc là ông Tô Hải và Tú Gàn đều không nói cho mọi người biết những cái thời cơ, địa lợi và nhân hòa khi nào tới và làm cách nào nhận biết được “bọn chúng” để khỏi nhầm lẫn! Không lẽ cứ “thận trọng” mãi cho đến tận thế. Trái lại những hiện tượng mà nhiều người cho rằng đó là thời cơ đã đến rồi:
- Phục vụ Trung Cộng như một tên đầy tớ đắc lực, một kẻ nô lệ khiếp nhược. Ðây là điều làm cho toàn dân muốn lật đổ Việt Cộng.
- Tham nhũng tới mức khủng khiếp.
- Ðồng bạc như một mớ giấy lộn, sụt giá từng ngày, hôm nay 10 ngàn đồng có thể có một bữa cơm, nhưng ngày mai phải có 2 chục ngàn mới co, còn không thì chỉ ăn một nửa, và điều này tăng chứ không giảm.
- Chênh lệch giàu nghèo mỗi ngày một cao v.v… Ðó là thời cơ, đó cũng là nhân hòa, vì lòng dân không tin tưởng vào Việt Cộng,
Tô Hải lại còn viết: “Nên nhớ Trung Quốc không bao giờ ngồi yên khi thấy “một phần lãnh thỗ” của họ có nguy cơ sụp đổ đâu”. Nếu vậy thì một mai Trung Cộng xua quân qua chiếm Việt Nam, với sự giúp rập của Việt Cộng, người Việt cũng cho rằng chưa có thời cơ, địa lợi và nhân hòa để cho Trung Cộng làm gì thì làm mà không chống trả? Hỏi tức là trả lời, Tô Hải cũng đồng lòng để cho Việt Cộng dâng đất, dâng biển cho Trung Cộng. Ðúng, Tô Hải không phải là người Việt Nam, hay đó là một người Việt Nam mất hết bản tính người Việt, nếu không nói là mất hết nhân tính.
Nếu cha ông chúng ta cũng suy nghĩ như Tô Hải, như Tú Gàn, như Nguyễn Minh Cần và Việt Cộng, chắc chắn chúng ta đã là người Tàu lâu rồi. Quân Mông Cổ đánh đến đâu thắng đến đó, từ Âu Châu qua tới Á Châu, thế mà cha ông chúng ta không sợ, vẫn chiến đấu và thắng lợi. Thực dân Pháp với vũ khí tối tân, tàu bay, xe điện v.v… mà người Việt Nam vẫn không sợ, vẫn chống trả, rốt cuộc thì thực dân Pháp cũng phải cuốn gói. Từ khi lập quốc cho đến nay, những cuộc cách mạng cha ông chúng ta đã khởi xướng chưa có cuộc cách mạng nào được các ngài cho là đã chuẩn bị kỹ càng, hễ đánh là thắng, cũng không cần đến thời cơ, vì lòng dân là ý trời và cũng không bao giờ khiếp sợ trước sức mạnh của địch. Nhờ đó, giang sơn còn lại cho đến hôm nay. Cái gì đã giúp cho cha ông chúng ta gìn giữ được Ðất Nước? Lòng dũng cảm và sự hy sinh.
Với những bài viết: “Coi chừng trúng kế địch”, “Hương Hoa Lài”… làm tôi nhức óc”, “Không ai được đùa với Cách Mạng, với nổi dậy” là những bài viết thiếu cơ sở, chỉ có mục đích rung cây nhát khỉ, giúp Việt Cộng tránh được cuộc cách mạng Hoa Lài tại Việt Nam. Tuy vậy, nhờ những bài viết này, người Việt trong và ngoài nước thấy được những bộ mặt ủng hộ Việt Cộng từ từ bò ra, chúng giúp cho chúng ta có dịp kiểm điểm và đi đến kết luận, Thiên Thời, Ðịa Lợi và Nhân Hòa chúng ta đã có. Nhất là “Tự Do dân Chủ không phải là những gì được cho không, trái lại mọi cái đều có giá của nó.
Cuộc Cách Mạng Hoa Lài có xảy ra tại Trung Quốc và Việt Nam hay không chưa ai có thể biết được mặc dù cho đến nay, lòng dân 2 nước rất nao nức, nhưng những kẻ chưa đánh đã hàng, còn gọi người khác đừng đánh chính là những tên Việt gian phản quốc, hay họ là những kẻ thua những con giun vì “con giun xoắn mãi cũng oằn”, còn họ chưa đụng đến đã xin hàng.
KIÊM ÁI LÊ VĂN ẤN
No comments:
Post a Comment