“Anh hùng là những người đang xuống đường. Anh hùng là những người bị đánh đập. Anh hùng là những người bị bắt bớ giam cầm. Anh hùng là những người đem thân ra đứng trước hiểm nguy. Tôi không phải là anh hùng… Tôi tuyên hứa với mọi người dân Ai Cập rằng tôi sẽ trở về với đời sống thường khi của mình và sẽ không tham gia vào bất cứ cơ chế chính trị nào một khi người dân Ai Cập đã đạt được ước mơ của họ.” – Wael Ghonim
Trong trang blog “Vườn Ươm Lãnh Đạo” của TS Hà Hưng Quốc đã viết về Wael Ghonim như sau: “Wael Ghonim là một kỷ sư điện toán trẻ, giám đốc đặc trách tiếp cận thị trường Trung Đông & Bắc Phi của công ty Google, và là một nhà vận động chính trị. Ngoài giờ làm việc, anh dành rất nhiều thời gian cho website “We are all Khaled Said” [tên của một thương gia bị công an Ai Cập tra tấn đến chết] là một diễn đàn vận động/ tổ chức biểu tình chống chính quyền độc tài Ai Cập, một “Lech Walesa’s shipyard” của thế hệ internet.
Wael Ghonim trở về Ai Cập vào đầu năm 2011 để tham gia xuống đường với quần chúng, mà đa số là những người thuộc thế hệ trẻ phản đối chế độ độc tài công an trị của chính quyền Hosni Mubarak. Cuộc “cách mạng hoa lài” thành công ở Tunisia đã thổi một luồng sinh khí vào Trung Đông vực dậy sự hâm hở quyết thắng của quần chúng đấu tranh đòi quyền sống. Theo đó những cuộc biểu tình lớn đã nổ ra tại Cairo, Alexandria và một số thành phố khác của Ai Cập, mở ra “cuộc cách mạng không lãnh tụ” kéo dài 18 ngày, tính từ 25 tháng 1 năm 2011, và khép lại với sự kiện Omar Suleiman tuyên bố Hosni Mubarak đã từ chức và The Supreme Council of the Armed Forces tiếp thu chính quyền. Kết thúc 30 năm dài áp chế của một triều đại già cỗi, tham lam và vô cảm. Chỉ sau vài ngày tham dự là Wael Ghonim đã bị công an bắt cóc để thẩm vấn. Gia đình anh báo cho đài Al-Arabiya và những cơ quan truyền thông khác trên thế giới biết là anh đã mất tích từ ngày 27 tháng 1. Công ty Google cũng ra văn bản xác nhận.
Ngày 5 tháng 2 Mostafa Alnagar, một lãnh tụ đối lập tầm cỡ, báo cáo là Wael Ghonim vẫn còn sống và bị chính quyền giam giữ. Ngày 6 tháng 2 Amnesty International lên tiếng đòi chính quyền Ai cập phải thả Wael Ghonim. Ngày 7 tháng 2 Wael Ghonim được thả ra sau 11 ngày bị chính quyền giam giữ để điều tra. Rồi cũng ngay trong hôm đó anh xuất hiện trên kênh DreamTV của Ai Cập lúc 10 giờ tối trong chương trình phỏng vấn của Mona El-Shazly và nhanh chóng trở thành nhân vật biểu tượng của cuộc cách mạng. Hàng chục ngàn người lắng nghe diễn văn của anh ở Tahrir Square. Hơn 130 ngàn người tham gia Facebook ký tên chỉ định anh là “Speaker of the Egyptian Revolution.”[1]
Wael Ghonim đã giúp thúc đẩy số người biểu tình lên đến hơn một triệu, và rất nhiều người trong số đó đã xác nhận là chính Wael Ghonim đã khơi dậy nhiệt huyết của họ. Anh đã nói gì và đã làm gì mà có thể thúc đẩy được quần chúng nhập cuộc? Wael Ghonim đã nói: “Tôi là một người trẻ nhưng là đứa con của Ai Cập. . . . Đây là cuộc cách mạng của tuổi trẻ internet. Nó đã trở thành là cuộc cách mạng của tuổi trẻ Ai Cập. Và bây giờ trở thành là cuộc cách mạng của toàn dân Ai cập. Không ai có thể yêu Ai Cập hơn chúng tôi.”[2] “Chúng tôi là những người trẻ yêu Ai cập. Chúng tôi làm vậy [tham gia cuộc cách mạng] là vì chúng tôi yêu Ai Cập.”[3]
Anh đã nói: “Tất cả từng người một trong chúng tôi đã đối diện với hiểm nguy không vì chuyện cá kỷ. Những người vận động quần chúng và những người làm kế hoạch không muốn một điều gì [cá kỷ] cả. Tôi không muốn gì cả. . . . Tôi đã có mặt bởi vì tôi phải có mặt với mọi người.”[4] Anh đã nói, trong một cuộc phỏng vấn với CNN vào ngày 9 tháng 2, “Tôi sẵn sàng chết [để mang đến sự thay đổi cho Ai Cập] ” và trong tay anh còn có bản sao của giấy ủy quyền tài sản cho vợ con để minh chứng cho quyết tâm của mình. Anh đã nói: “Anh hùng là những người đang xuống đường. Anh hùng là những người bị đánh đập. Anh hùng là những người bị bắt bớ giam cầm. Anh hùng là những người đem thân ra đứng trước hiểm nguy. Tôi không phải là anh hùng.”[5] Và anh cũng đã nói: “Tôi tuyên hứa với mọi người dân Ai Cập rằng tôi sẽ trở về với đời sống thường khi của mình và sẽ không tham gia vào bất cứ [cơ chế] chính trị nào một khi người dân Ai Cập đã đạt được ước mơ của họ.”[6]
Khi được Mona El-Shazly cho coi hình ảnh của những người bị tử vong trong cuộc biểu tình Wael Ghonim đã bị kích động đến không kềm được nước mắt và sau đó đã nghẹn ngào phát biểu: “Tôi muốn nói với tất cả các bà mẹ các ông cha bị mất con là tôi lấy làm buồn [về việc này], nhưng đây không phải là sai lầm của chúng tôi. Tôi thề có Trời, đây không phải là sai lầm của chúng tôi. Đây là sai lầm của những kẻ cầm quyền không muốn từ bỏ quyền lực.”[7]
Những giọt nước mắt của Wael Ghonim, trào ra từ con tim chân thành, đã nhỏ xuống và biến thành thông điệp, len vào hàng triệu con tim của nhân dân Ai Cập. Già trẻ bé lớn, những người theo dõi cuộc phỏng vấn trên màn hình, đều đã bật khóc theo anh.[8] Rồi họ đã đáp lại tiếng gọi của anh: “Tự do là một ân sủng đáng đấu tranh để có được.”[9] Rồi họ vượt qua “chướng ngại duy nhất là sự sợ hải”[10] để cùng anh nhập cuộc. Rồi ngày hôm sau và những hôm sau nữa mọi người đổ xô xuống đường, hoà vào dòng chảy đấu tranh, cùng cất tiếng thét “Đất nước này là đất nước của chúng tôi, là đất nước của chúng tôi, không phải đất nước của [riêng] các ông.”[11] Và, cuối cùng là họ quật ngã được chế độ bạo cường.
Học giả Fouad Ajami đã viết: “Wael Ghonim đã tiếp sinh lực cho cuộc phản kháng vào lúc mà sức mạnh của nó đã đánh mất trái tim, vào lúc mà nó có thể bị khuất phục vì tin rằng chế độ này và bọn cầm quyền là đối tượng khổng lồ không thể di dời nổi. Ông Ghonim là một con người của thế giới mới. Ông ta không bị thúc đẩy bởi đức tin tôn giáo. Chính là điều kiện của đất nước này –-cái tình trạng nghèo đói đến xác xơ của thường dân, cái tình trạng kinh tế phe cánh trục lợi từ cưỡng đoạt và tham nhũng, cái tình trạng tàn bạo và sự ban phát ân huệ vụn vặt cho bá tánh Ai Cập bởi cái nhà nước công an trị đưa dân tới chỗ kiệt quệ và vô vọng— đã tặng cho anh trai trẻ này, và những người khác giống như anh ta, một trát lệnh lịch sử.”[12]
Wael Ghonim không là một lãnh tụ theo cách suy nghĩ của một thời, nay đã lạc hậu. Wael Ghonim cũng không là “ngôi sao” của một đảng phái chính trị, với những toan tính và âm mưu khuynh đảo. Wael Ghonim chỉ là một người trẻ trong hàng ngũ của những người trẻ đã dấn thân; đã lao vào dòng sống để giúp phá bỏ những chướng ngại ngăn chận con người đi tới; đã bước vào những thử thách để huy động sinh lực của con người giải quyết khủng hoảng xã hội; và trong tiến trình đã hiện thân lãnh đạo, một người lãnh đạo chân chính, ở nơi đang có thử thách.” (Nguồn: Lãnh Đạo: Khoa Học & Nghệ Thuật Vận Dụng Đối Tượng của TS Hà Hưng Quốc, blog Vườn Ươm Việt Dịch.)
Không phải chỉ có một Wael Ghonim mà có tới 1001 Wael Ghonim của Ai Cập đã cầm “trát lệnh lịch sử” hướng dẫn và sát cánh với nhân dân đến từ mọi nẻo đường của đất nước làm nên cuộc “cách mạng không lãnh tụ” của Ai Cập. Giống như Wael Ghonim họ hiện thân lãnh đạo ở nơi đang đối diện thử thách. Họ, những Wael Ghonim của Ai Cập, là những người lãnh đạo chân chính của đất nước Ai cập. Họ làm nên nên cuộc cách mạng mà không cần một “thần tượng” nào cả, không cần một “minh chúa” nào cả, không cần một “lãnh tụ vĩ đại” nào cả, không cần một “đảng phái” nào cả, không cần một “chủ thuyết” nào cả. Cái họ cần và có là niềm tin vào sức mạnh quật khởi của lực lượng dân tộc xuất phát từ ước mơ đơn giản và thực tiễn: được sống như con người.
Lực lượng dân tộc quật khởi của Ai Cập đã viết một chương mới cho lịch sử Ai Cập. Thành công của “cuộc cách mạng không lãnh tụ” không chỉ giải phóng người dân Ai Cập khỏi ách thống trị của chế độ độc tài mà nó còn giải phóng tâm thức của con người trên thế giới khỏi sự giam hãm của những thành kiến chính trị lạc hậu; nó còn viết lại qui luật vận động của một cuộc cách mạng trong thời đại tin học; nó còn xác lập mô hình mới trong lý thuyết lãnh đạo; nó còn mạnh mẽ khẳng định sự bất khả tước đoạt cái quyền sống của con người; nó còn thiết lập qui ước toàn cầu về nguyên tắc ứng xử của chính quyền đối với nhân dân trong thời hiện đại; nó còn biểu dương sức mạnh và tốc độ làm nên lịch sử của “biển người đấu tranh bất bạo động,” kết quả của sự vận dụng phương thức “biển người” + phương thức “bất bạo động” trong đấu tranh.
Tiếp sau trận cuồng phong thứ nhất quét sạch các đế quốc chiếm lĩnh thuộc địa và trận cuồng phong thứ hai quét sạch chủ nghĩa cộng sản, chúng ta đang nhìn thấy trận cuồng phong thứ ba, cái gọi là cách mạng hoa lài, đang trên tiến trình quét sạch những chế độ độc tài cường bạo còn sót lại trên mặt đất. “Trát lệnh lịch sử” đang được ban phát khắp nơi, lòng trời đang chiều theo bá tánh đáng tội nghiệp trên mặt địa cầu, thiên thời chính là những giờ phút này, còn 1001 Wael Ghonim của Việt Nam thì đang ở đâu sao chưa chịu hiện thân lãnh đạo?
gửi Dân Làm Báo
[1] “At least 130,000 people have joined a Facebook page titled “I delegate Wael Ghonim to speak in the name of Egypt’s revolution-aries” since the interview” (Nguồn: The Associated Press news agency reports.
[2] “I am a young person, but I am a son of Egypt. I love Egypt….This is the revolution of the youth of the internet, which became the revolution of the youth of Egypt. And it has become the revolution of all of Egypt. … No one can trump our love of Egypt.” (Nguồn: Mondoweiss Report; “Getting to know the ‘son of Egypt,’ Wael Ghonim”).
[3] “We’re the youth that loves Egypt and we did this because we love Egypt!” (Nguồn: What Wael Ghonim Can Teach Us About Ethos.)
[4] “Every single one of us who was at risk wasn’t doing this for a personal agenda, the people who moved and the people who planned they don’t want anything! I don’t want anything! . . . I came here because we had to be with the people.” (Nguồn: What Wael Ghonim Can Teach Us About Ethos.)
[5] “The heroes are the ones who were in the streets, the heroes are those who got beaten up, the heroes are those who got arrested and put their lives in danger. I was not a hero.” (Nguồn: What Wael Ghonim Can Teach Us About Ethos.)
[6] “I promise every Egyptian that I will go back to my normal life & not be involved in any politics once Egyptians fulfill their dreams.” (Nguồn: Getting to know the ‘son of Egypt,’ Wael Ghonim. Mondoweiss Report).
[7] “I want to tell every mother and every father who lost a child, I am sorry, but this is not our mistake,’ he said. ‘I swear to God, it’s not our mistake. It’s the mistake of every one of those in power who doesn’t want to let go of it.“ (Nguồn: Fahim, Kareem and Mana El-Naggar; Liam Stack and Ed Ou contributed reporting, “Emotions of a Reluctant Hero Galvanize Protesters”, The New York Times, February 8, 2011).
[8] “‘Wael Ghonim moved the feelings of every Egyptian, people of all ages cried as they watched him,’ said Shorouk Sobhy, who took part in the protests for the first time on Tuesday after watching Ghonim’s interview.” (Nguồn: Wael Ghonim: We need to unify our demands của Osama Khaled và Heba Afify).
[9] “Freedom is a bless that deserves fighting for it.” (Nguồn: Getting to know the ‘son of Egypt,’ Wael Ghonim. Mondoweiss Report).
[10] “The only barrier is fear.” (Nguồn: Wael Ghonim’s Leadership Move-ment).
[11] “This country is our country, our country, not yours.” (Nguồn: Wael Ghonim’s Leadership Movement).
[12] “No turbaned ayatollah had stepped forth to summon the crowd. This was not Iran in 1979. A young Google executive, Wael Ghonim, had energized this protest when it might have lost heart, when it could have succumbed to the belief that this regime and its leader were a big, immovable object. Mr. Ghonim was a man of the modern world. He was not driven by piety. The condition of his country—the abject poverty, the crony economy of plunder and corruption, the cruelties and slights handed out to Egyptians in all walks of life by a police state that the people had outgrown and despaired of—had given this young man and others like him their historical warrant.” (Nguồn: Wikipedia).
No comments:
Post a Comment