Hai thằng giặc ĐỎ kháo nhau :
(Tàu chệt : Hồ cẩm Đào nói)
- Mày vừa lên chức trước sau giữ lời
Nước mày là tỉnh mà thôi
Đặc quyền tự trị vua tôi nước Tàu
(Việt gian : Nguyễn Phú Trọng trả lời)
- Dạ vâng anh lớn bảo sao
Em đây tuân phục, mâm cao lợi đầy
Đất liền, sông biển có ngay
Em xin dâng hết vào tay anh liền …..
Duc H. Vu 1/26/2011
Đào Trung Đạo – Khi theo dõi những cuộc họp báo với giới ký giả của các lãnh tụ chính trị – nhất là một lãnh tụ ngoại quốc, qua các câu trả lời báo chí người ta rất dễ nhận ra bản lãnh, tư cách, cũng như kinh nghiệm chính trị của vị lãnh tụ này.
Thường giới nhà báo ở những xứ tự do khi tham dự những cuộc họp báo quan trọng, nhất là lại được cho biết trước sẽ được đặt câu hỏi, các ký giả chuyên nghiệp nắm khá vững vấn đề cho nên họ đặt câu hỏi trúng trọng tâm, rất sát với sự chờ đợi của độc giả báo họ. Nếu không làm được như vậy nghĩa là họ đã không làm tròn trách vụ của một ký giả, không thực hiện nghiêm túc đệ tứ quyền của giới thông tin báo chí, không tôn trọng và phục vụ đúng mức độc giả, và tờ báo sẽ bị chỉ trích, độc giả bỏ tờ báo không mua đọc nữa. Đấy là về phía người đặt câu hỏi. Còn về phần người trả lời câu hỏi cũng sẽ được độc giả báo chí, truyền thanh truyền hình nhận xét và đánh giá theo nhiều chiều hướng, về nhiều mặt. Một cách tổng quát, quần chúng độc giả là trọng tài và ý kiến của họ luôn được tôn trọng. Ở vị trí của một độc giả theo dõi hai cuộc họp báo, một của ông Hồ Cầm Đào trong cuộc họp báo chung với tổng thống Barack Obama ở Washington vào ngày thứ nhì của chuyến công du bốn ngày của ông ta, và cuộc họp báo của ông Nguyễn Phú Trọng sau khi được Đại Hội XI của đảng Công sản Việt Nam bầu vào chức vụ Tổng Bí Thư, chúng ta có thể đưa ra một sự so sánh khá ý nghĩa.
Từ trước cuộc họp báo người ta có thể dự liệu câu hỏi báo giới Mỹ đặt ra cho ông Hồ Cẩm Đào sẽ xoay quanh hai trọng điểm: nhân quyền và tài chánh. Đây là hai mối quan tâm lớn nhất của người Mỹ trong giai đoạn này về hiện tình Trung Quốc. Vấn đề nhân quyền là vấn đề ‘nóng’ vì Trung Quốc đang bị tai tiếng, thế giới ác cảm về việc cầm tù nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Lưu Hiểu Ba, và họ Lưu lại được trao giải Hòa Bình. Cách ứng xử của chính quyền dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Cầm Đào đã tỏ ra thiếu trách nhiệm, ngoan cố khi không chịu thả ông Lưu Hiểu Ba để ông đi lãnh giải. Tất nhiên ai cũng có thể hiểu được trong lúc này nhà nước Trung Quốc không thể thả ông Lưu, vì làm như thế sẽ mất mặt. Nhưng hành xử của nhà nước Trung Quốc trong việc trước hết là làm áp lực, vận động ủy ban giải Hòa Bình không trao giải này cho ông Lưu Hiểu Ba, và sau khi không thành công họ đã mở một chiến dịch bôi xấu Lưu Hiểu Ba trên toàn thể các cơ quan thông tin báo chí do nhà nước kiểm soát, cuối cùng là vận động một số nước không tham dự ngày trao giải, và tệ hại hơn hết là ngăn cấm vợ của ông Lưu Hiểu Ba cũng như những đồng chí dân chủ của ông không được ra khỏi nước đến Na Uy dự ngày phát giải.
Theo tường trình của báo chí và các hãng thông tấn ở Mỹ thì: “Khi ký giả hỏi về tình hình nhân quyền tại Trung Quốc, ông Hồ nói TQ đã có ‘tiến bộ to lớn, được thế giớ công nhận.” Nhưng lập tức sau khi khoe thành tích, họ Hồ phải xuống giọng ngay: “TQ công nhận và cũng tôn trọng tính phổ quát của nhân quyền, nhưng đồng thời chúng tôi tin rằng chúng ta cần phải xét đến hoàn cảnh khác nhau của mỗi nước khi nói đến tính phổ quát của nhân quyền.” Và sau khi đã không thể phủ nhận nhân quyền là phổ quát, họ Hồ tìm cách biện minh cho việc nhà nước dưới sự lãnh đạo của ông chưa thực hiện nhân quyền một cách nghiên túc và đầy đủ vì ”TQ là một nước đang phát triển với dân số vô cùng đông đúc, và đang ở trong giai đoạn cải cách quan trọng do đó vẫn phải đối đầu với nhiều thách thức về kinh tế và phát triển xã hội.” Để kết luận, ông thừa nhận: “vẫn còn nhiều chuyện phải làm trong lĩnh vực nhân quyền.” Như vậy ta có thể hiểu ông Hồ Cẩm Đào mới chỉ nhìn nhận nhân quyền trên nguyên tắc thôi (theo lời người dịch là universal principle) chứ việc thực hiện thì còn tùy hoàn cảnh thực tế ờ mỗi nước. Đây là một cách tránh né khá khôn ngoan.
Chúng ta biết rằng những lời phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào không chỉ hướng tới dân chúng và chính quyền Mỹ mà còn được dân chúng và những người cọng sản đang cầm quyền ở nước ông xâm xoi. Cho nên tuy phải xuống nước dịu giọng với người Mỹ, ông cũng cẩn thận đỡ đòn tất nhiên sẽ có của các đối thủ chính trị trong nước. Đối với Mỹ, họ Hồ thừa nhận hai điều: nhân quyền là ‘nguyên tắc phổ quát’, và TQ còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để cải thiện tình trạng nhân quyển trong nước ông.
Vậy thì Trung Quốc – xét trên tổng thể – đã xứng đáng là một cường quốc như họ vẫn huênh hoang tự nhận chưa? Thành tựu về phát triển kinh tế của TQ trong hai thập niên vừa qua có cơ sở bền vững không, người dân có được hưởng những giá trị tinh thần không? Ai cũng biết nếu con người mới chỉ đầy đủ về vật chất mà thiếu thốn những giá trị tinh thần thì chưa thể được coi là hạnh phúc.
Nay đứng ở vị trí trọng tài của người theo dõi cuộc họp báo của ông Hồ Cẩm Đào, chúng ta có nhận xét ra sao? Về sự thỏa mãn đối với câu trả lời câu hỏi của giới báo chí của ông Hồ Cẩm Đào phải nói mới chỉ là 50/50. Nhưng chí ít câu trả lời của ông Hồ Cẩm Đào cũng đã không làm cho dư luận Mỹ nổi giận vì ông – không giống như những lãnh tụ ở nhưng nước cọng sản cai trị trước đây – đã không còn ngoan cố không chịu nhìn nhận nhân quyền có tính phổ quát, và đã thừa nhận nhân quyền tại TQ còn cần được cải thiện nhiều tuy có đưa ra những trở ngại thực tế. Và trên hết thảy, ông Hồ Cẩm Đào dù không chiếm được hoàn toàn thiện cảm của người Mỹ, nhưng nếu chỉ nhìn bề ngoài thôi thì ông Hồ Cẩm Đào cũng đã tỏ ra là một nhà lãnh đạo ‘có tư cách’, không che đậy lấp liếm sự thực một cách lộ liễu, dù đang ở trong thế yếu phải nhịn nhục, xuống giọng.
Còn cuộc họp báo của ông Nguyễn Phú Trọng vào ngày 19 tháng 1 năm 2011 thì sao?
Theo thông báo loan tải trên những phương tiện truyền thong từ trước thì đây là một cuộc họp báo sẽ có cà ký ra trong nước lẫn ngoại quốc tham dự. Nhưng khi cuộc họp báo diễn ra, theo bài tường thuật trên báo mạng VietnamNet thì người đọc chỉ thấy có câu hỏi của các ký giả VietnamNet, Tuổi Trẻ TP.HCM, và Pháp luật TP.HCM. Không thấy có câu hỏi nào của giới báo chí ngoại quốc. Vậy có thể hiểu hoặc ký giả ngoại quốc không được mời (hoặc được mời mà không) tham dự cuộc họp báo, hoặc nếu có tham dự thì cũng không được phép đặt câu hỏi. Nếu giả thuyết ký giả ngoại quốc – ở VN hiện nay có không ít ký giả ngoại quốc đang tác nghiệp – không tham dự hoặc không được mời tham dự cuộc họp báo là đúng thì đó là một điểm ‘không thể tự hào’ về cuộc họp báo này: sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng được Đảng bầu làm Tổng Bí thư không đáng là một sự kiện lịch sử thế giới cần chú tâm. Nếu giả thuyết có ký giả ngoại quốc dự cuộc họp báo mà họ không (hoặc không được) đặt câu hỏi thì điều này còn tệ hại hơn nữa. Cũng rất có thể là Đảng cho rằng đây chỉ là một biến cố nội bộ nên không mời giới báo chí quốc tê tham dự? Như chúng ta đã biết báo chí truyền thông ở VN do chính quyền kiểm soát cho nên người ta rất có thể nghi ngờ rằng ‘màn hỏi’ của các ký giả VietnamNet, Tuổi Trẻ TP.HCM, và Pháp luật TP.HCM chỉ là kịch bản dàn dựng để sơn phết một sự kiện lịch sử.
Như vậy về mặt qui chế tổ chức (protocol) cuộc họp báo phải coi là hỏng, không tạo được uy tín với dư luận cả trong và ngoài nước.
Nay xét đến những lời tuyên bố của ông Tân Tổng Bí thư. Nếu người ta chờ đợi ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa ra điều gì mới mẻ thì người ta sẽ hoàn toàn thất vọng. Tất cả những điểm như xây dựng Đảng, đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh Đổi mới, hội nhập quốc tế vân vân và vân vân đều đã được các lãnh tụ nói đi nói lại hàng chục năm nay, nhưng ‘nói thì nhiều làm chẳng được bao nhiêu.’ Trước câu hỏi của VietnamNet về việc triển khai rộng rãi cơ chế chất vấn trong Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã không trả lời thẳng vào câu hỏi mà loanh quanh như ‘chất vấn là một hình thức…Trong Ban chấp hành có chủ trương thực hiện chất vấn tại các kỳ họp trung ương…’ chứ không khẳng định được sẽ triển khai qui chế chất vấn ra sao. Và đã ‘đánh bùn sang ao’ bằng lời tuyên bố ‘Vấn đề là xây dựng quy chế như thế nào để triển khai hiệu quả.”(!) sau khi đưa ra nhận xét ‘vừa qua chất vấn trong Đảng hơi ít.’
Ông Trọng cũng tự ý dài giòng (không có ai hỏi) về “bầu nhân sự không phải dân chủ trình diễn”- hẳn trong óc ông khi nói như vậy ông đã thừa hiểu dư luận xã hội cho rằng việc bầu cử này chỉ là trình diễn - nên gián tiếp có ý thanh minh bao biện việc bầu cử trong kỳ Đại hội XI này, và để làm cho không khí cuộc họp báo bớt căng thẳng, ông đã chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo ‘không cần tạo dấu ấn.’ Chúng ta cũng có thể hiểu đây là một lời nói phát ra thực sự từ đáy lòng ông Nguyễn Phú Trọng (có thể từ vô thức) vì quả thực ông tự hiểu mình chỉ là một Tổng Bí thư thuộc loại “tầm thường” so với một vài Tổng Bí thư trước đây.
Đến câu hỏi gai góc nhất về cương lĩnh nói về đặc trưng ‘có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất’ khi 65% đại biểu sửa lại thành ‘nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp” thì ‘nhà lý luận của Đảng’ Nguyễn Phú Trọng tỏ ra rất ‘ba phải’, ‘chạy đạn’ khi cho rằng ‘Quyền của Đại hội, biểu quyết thế nào thì phải chấp hành, đó là ý chí của toàn Đảng, chúng tôi nghiêm túc chấp hành.”
Nhìn chung cuộc họp báo này ta có thể đưa ra mấy nhận xét sau đây:
- Tân Tổng Bí thư không những đã khiến dư luận thất vọng, mất niềm tin vào Đảng, mà còn tỏ ra khinh thường dư luận xã hội khi không đưa ra được những chính sách cụ thể sẽ thực hiện được nêu rõ trong những câu trả lời.
- Vì Việt Nam không có dân chủ, tự do ngôn luận, nên báo chí đã không thể có cơ hội thực thi Đệ tứ quyền, đứng về phía dư luận xã hội để chất vấn lãnh đạo. (không như ông Hồ Cẩm Đào đã bị cật vấn thẳng thừng trong cuộc họp báo nói ở phần trên)
- Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được những thế lực trong Đảng tạm thời đẩy ra để đối phó với tình thế hiện tại cho nên ông phải đóng vai trò đã được giao. Nhưng ông đã thủ vai diễn này hơi ‘bị’ dở.
- Không thể gọi đây là một cuộc họp báo mà chỉ là mộc cuộc diễn tuồng.
Đào Trung Đạo
No comments:
Post a Comment