Đấu Tranh là chấp nhận tù đầy!
Hoàng Tuấn (Saigon Times Uc Chau)
tka23 post
Theo dõi những việc làm của Lý Tống suốt mấy chục năm qua, ai cũng phải công nhận ông là một quái kiệt, lâu lâu làm một chuyện động trời không ai dám làm, khiến nhiều người vỗ tay khen ngợi, nhưng cũng có người chỉ trích, chê bai. Những người vỗ tay khen ngợi, hiển nhiên là những người yêu nước chống cộng và sáng suốt, biết đánh giá hành động và việc làm của Lý Tống trên phương diện đấu tranh, nên họ hiểu, việc làm của ông rõ ràng khích lệ được tinh thần yêu nước chống cộng trong lòng người Việt hải ngoại, đồng thời gây tai hại không nhỏ cho CS trên phương diện chính trị, ngoại giao, uy tín, kinh tài...
Riêng những người chỉ trích, chê bai Lý Tống, gồm có mấy loại.
Một, họ là những tên VC nằm vùng, đặc công văn hóa VC, hay những tên ăn cơm quốc gia thờ ma VC, được lệnh chửi bới Lý Tống. Loại này xuất hiện nhan nhản trên các diễn đàn trong thời gian mấy tháng trở lại đây, với những bài viết chửi rủa hạ cấp, lý luận cùn.
Hai, họ là những kẻ có chủ trương hòa hợp hoà giải với VC hay có dịch vụ làm ăn chìm nổi với VC, nên vì miếng cơm manh áo, họ tìm mọi cách tấn công Lý Tống, để lấy điểm dâng cho quan thầy VC.
Ba, họ là những thành phần khoa bảng, chính khách sa lông, thuộc những tổ chức chống cộng cuội, chống cộng theo lối "xin cho", nên lúc nào cũng sợ hãi không dám đổ mồ hôi, đổ máu. Khi thấy Lý Tống chống cộng bằng hành động cụ thể, khiến VC run sợ thì họ mặc cảm, xấu hổ, nên tìm cách chỉ trích, phê phán Lý Tống để che đậy mặc cảm thấp hèn của mình.
Bốn, họ là những người có lối sống dị biệt với Lý Tống, tính tình họ tự cao tự đại, từng đụng chạm với Lý Tống, hoặc từng có mâu thuẫn cá nhân với ông trong quá khứ, nên tìm mọi cách phê phán, triệt hạ ông khi có cơ hội.
Năm, họ là những người thiếu hiểu biết về VC, thiếu kinh nghiệm đấu tranh với VC và không có bản lãnh, nên không nhận ra những ảnh hưởng to lớn và quan trọng của việc Lý Tống làm, chỉ biết phê phán việc làm của Lý Tống qua bộ óc ấu trĩ và trái tim non nớt run rẩy của mình. Nhận xét về đám người này, Lý Tống gọi họ là đám Chim Sẻ đòi luận chuyện Đại Bàng.
Tuy có những dị biệt, nhưng cả 5 loại người này đều có một đặc điểm chung là không có đủ can đảm nói thẳng, nói rõ nguyên nhân và động cơ khiến họ chỉ trích phê phán Lý Tống. Thay vì nói rõ cái động cơ thấp hèn của mình, họ thường núp dưới đủ các chiêu bài như "tôn trọng luật pháp quốc gia", "Lý Tống là tên khủng bố", "phải chống cộng hợp pháp để làm gương cho thế hệ trẻ", "chỉ chống cộng trên lý thuyết và chủ nghĩa, không nên chống cá nhân", "khi chống cộng tại sao lại mặc quần áo đàn bà", "tại sao không xịt hơi cay vào mặt ãnh lãnh tụ VC mà lại xịt vào ca sĩ VC quèn Đàm Vĩnh Hưng"... Thậm chí, một số người còn lôi cả đời tư của Lý Tống với những tính xấu A, B, C... của ông để chứng minh những hành động chính trị của Lý Tống là không giá trị. Những người này quên mất rằng, con người không phải là thánh, cũng không phải là thú, mà là cả hai. Thực tế, thiếu gì những anh hùng, vĩ nhân thế giới, cũng có những tính xấu trong đời thường, nhưng vẫn được cả nhân loại ca ngợi, vì những tính xấu đó không hề ảnh hưởng gì đến những hành động anh hùng, hay những đóng góp quan trọng của người đó cho nhân loại. Vì vậy, những người yêu nước chống cộng có đủ sáng suốt và hiểu biết, không thể không thừa nhận, Lý Tống, tuy ở tuổi 60, lại đơn thương độc mã, trong tay không một tấc sắc, tiền bạc không có,...nhưng quả thật ông đã làm được những việc hiển hách, khích lệ tinh thần chống cộng của người Việt hải ngoại, khiến cộng sản phải căm phẫn.
Bằng chứng hiển nhiên, hành động xịt hơi cay vào mặt ca sĩ văn công Đàm Vĩnh Hưng của Lý Tống mới đây đã khiến toàn bộ chiến dịch xuất cảng văn hoá qua văn công của VC bị khủng hoảng. Chính báo chí của CS tại VN cũng thú nhận, nhiều ca sĩ VC tuy đã đóng 3000, 4000 đô cho các bầu sô hải ngoại lo giấy tờ nhập cảnh Mỹ, bỗng dưng lạnh cẳng phải tìm cách huỷ bỏ. Ngoài ra, vì Lý Tống tố cáo tội trốn thuế của nhiều ca sĩ VC, Sứ quán Mỹ tại Hà Nội và tòa lãnh sự Mỹ tại Sàigon được báo động, đã xiết chặt việc cứu xét visa nhập cảnh Mỹ của các ca sĩ VC. Riêng giới bầu sô tại Mỹ cũng xanh mặt vì sợ sở thuế Mỹ điều tra nên đã huỷ bỏ một loạt các cuộc trình diễn văn công, thi hoa hậu... có ca sĩ VC tham dự.
Bản tin nhan đề “Gậy ông đập lưng ông” thuộc loạt bài “Nghệ Sĩ - Nạn Nhân của Bầu Sô Ngoại” đăng trên báo Người Lao Động ngày 2-8-2010, đã mô tả tình hình kinh doanh ca nhạc trở nên thê thảm vì sứ quán Mỹ xiết các thủ tục cấp visa nhập cảnh đối với ca nhạc sĩ. Báo Người Lao Động kể rằng tác động vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công đã “lan rộng ra nhiều đối tượng khiến các bầu sô hải ngoại ăn ngủ không yên và nghệ sĩ Việt Nam sang Mỹ biểu diễn đang gặp khó khăn.”
Báo này cũng tiết lộ: “Phần lớn các nghệ sĩ VN tham gia các chương trình biểu diễn cho cộng đồng người Việt tại Mỹ đều đi theo dạng visa du lịch (B1, B2). Điều đó có nghĩa các chương trình không diễn ra chính thức, chủ yếu diễn ra trong các nhà hàng, gần như tổ chức chui và các bầu sô không đăng ký với sở thuế, trong đó nghệ sĩ VN tham gia biểu diễn cũng không khai thuế vì biểu diễn chui."
Mẫu đơn của Lý Tống gửi tới Cơ quan Thuế vụ Mỹ kiện ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và ca sĩ đến từ Việt Nam biểu diễn trốn thuế, được tung lên mạng và xuất hiện trên một số trang báo người Việt ở nước ngoài. Tờ đơn này trình bày chi tiết về hoạt động trốn thuế của Đàm Vĩnh Hưng trên đất Mỹ: “Đàm Vĩnh Hưng là một ca sĩ nổi tiếng ở Việt Nam, sang Mỹ biểu diễn từ năm 2006 bằng visa dành cho khách du lịch nhưng nhận được tới 12.000 USD mỗi đêm trong các chương trình ca nhạc. Như vậy, anh ta đã kiếm được thu nhập tại Mỹ mà không hề thanh toán các khoản thuế. Đàm Vĩnh Hưng và các ca sĩ đến từ Việt Nam đã tổ chức thành công ít nhất 10 chương trình biểu diễn mỗi năm tại Mỹ mà không khai báo thu nhập”. Từ sự kiện này, giới bầu sô hải ngoại đang rất lo lắng nếu Sở Thuế vụ Mỹ vào cuộc. Phải nói Lý Tống đã dùng một mũi tên bắn trúng nhiều mục tiêu, cả những bầu sô lâu nay chuộng nghệ sĩ đến từ Việt Nam và cả nghệ sĩ Việt Nam sang biểu diễn tại Mỹ.
Nhạc sĩ Bảo Quốc cho biết anh có chương trình hát "từ thiện thuần tuý", nhưng “Thế nhưng, một số bầu sô ở Mỹ đã tự động gắn hình tôi vào các tờ quảng cáo khiến Tổng Lãnh sự Mỹ tại Saigon nghi ngờ tôi gian lận, trốn thuế nên việc xin visa vào Mỹ để diễn live show 50 năm nghệ sĩ Phượng Liên của tôi đã bị ách lại.” Báo Người Lao Động cũng cho biết nghệ sĩ Kim Tử Long “chuẩn bị sang Mỹ tham dự live show của nghệ sĩ Ngọc Huyền nhưng đến nay vẫn chưa có visa vì anh đã 3 lần dự phỏng vấn đều không được Mỹ chấp thuận. Lý do những lần trước anh sang Mỹ du lịch nhưng lại có tờ rơi quảng cáo đăng hình anh trong các chương trình biểu diễn.”
Là người có tinh thần chống cộng, can đảm, dám nghĩ dám làm, Lý Tống còn là người say mê tìm hiểu luật pháp và chủ động tự biện hộ tại tòa án VN cũng như tòa Thái Lan, để nói lên được lập trường đấu tranh chống CS của ông, điều mà các luật sư thường né tránh không dám nói, vì sợ tai tiếng, bị áp lực, hoặc e bất lợi trên phương diện tố tụng.
Cũng vì vậy nên LS Nguyễn Tâm đã gọi Lý Tống là một "thân chủ đặc biệt" trong buổi họp báo ngày 22/12 vừa qua, khi 3 luật sư Nguyễn Tâm, Michael Lưu và Cary Phạm công bố quyết định ngưng biện hộ cho Lý Tống.
Giải thích cho quyết định táo bạo và vô cùng quan trọng này, Lý Tống đã viết bài (nguyên văn trang 58), trình bầy nguyên nhân then chốt khiến các luật sư và Lý Tống phải đi đến chia tay là do mục tiêu của hai bên khác nhau, bất khả thống nhất. Bên luật sư thì muốn Lý Tống nhận một số tội do công tố viện cáo buộc để đánh đổi việc Lý Tống được trắng án. Điều này, theo các luật sư nhận định, là một chiến thắng trên phương diện luật pháp. Tuy nhiên, Lý Tống thì trước sau khẳng
định, ông không nhận bất cứ tội gì. Ngay cả khi ông bị kết án là có tội và dù bị tù tội, ông cũng sẽ không nhận tội. Theo Lý Tống, hành động ông "xịt hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng" là thể hiện thái độ chínhtrị hợp tình và hợp lý trên đất nước tự do Hoa Kỳ, của một người Việt tỵ nạn cộng sản đối với công cụ [Đàm Vĩnh Hưng] mà cộng sản sử dụng nhằm tiếp tục tấn công ông ngay trên đất Mỹ.
Trong khi các luật sư cố tình theo đuổi chiến thắng của một bị cáo qualăng kính hình sự của vụ án, thì trái lại, Lý Tống cương quyêt theo đuổi chiến thắng của một người đấu tranh chống cộng qua lăng kính chính trị của vụ án. Điều này có nghĩa nếu các luật sư đạt được mục tiêu tối hậu của vụ án, giành được sự tự do cho Lý Tống và uy tín cho các luật sư bằng cách thuyết phục Lý Tống nhận tội; thì với Lý Tống, việc nhận tội để đánh đổi sự tự do cho bản thân là một sự đầu hàng nhục nhã, là mắc mưu CS, ông không thể chấp nhận.
Điểm quan trọng thứ hai được Lý Tống vạch ra trong bài viết là, một người đấu tranh cho tự do, dân chủ và lẽ phải, đôi khi người đó phải có can đảm thực thi những hành vi chính trị cho dù theo luật pháp của xã hội đương thời, người đó có thể bị phạm pháp, bị ngồi tù, thậm chí bị hy sinh, giống như các anh hùng Rosa Parks, Martin Luther King, hayNguyễn Thái Học, Phạm Hồng Thái, Phan Bội Châu...
Là cơ quan ngôn luận của người Việt tỵ nạn cộng sản, Sàigòn Times hoàn toàn ủng hộ quyết định sáng suốt, can đảm và nguyên tắc đấu tranh minh bạch, trước sau như một của Lý Tống. Quyết định đó của Lý Tống xứng đáng là để người Việt yêu tự do trên khắp thế giới ngưỡng mộ và noi gương.
-------------------------
Góp ý VhD : Rất xác thực & đồng ý với tác giả qua câu sau và trọn bài :
“5 loại người này đều có một đặc điểm chung là không có đủ can đảm nói thẳng, nói rõ nguyên nhân và động cơ khiến họ chỉ trích phê phán Lý Tống.”
No comments:
Post a Comment