Cẩm Nang Yêu Nước – Sáu Bước Tự Phát
Tổ quốc lâm nguy – Kêu gọi toàn thể Công dân Việt Tộc nối bước tiền nhân cứu nước
Một là : Âm thầm theo dõi tin tức Chống Ngoại Xâm
và tâm tư Đồng bào xung quanh.
Tìm đọc các tài liệu Yêu Nước, Dân chủ, Nhân quyền.
Hai là : Bám sát những người chọn lọc để :
khơi sáng Lòng Yêu Nước,
chuyển trao các tài liệu Yêu Nước, Dân chủ, Nhân quyền.
Ba là : Cấu tạo nhóm 3 người tự phát
sáng kiến ra các hành động Yêu Nước :
tham gia biểu tình ôn hòa…
Bốn là : Dũng Cảm viết khắp nơi các khẩu hiệu :
1) Dân Là Chủ
2) Chống giặc Tàu
3) HS TS VN
4) VN Đa Nguyên Đa Đảng
5) Hoàng-Trường Sa của Việt Nam…
Năm là : Đặt Liên Lạc hoặc tham gia các Nhóm Yêu Nước
trong và ngoài Tổ chức, quốc nội và hải ngoại.
Sáu là : Ém người vào mọi nơi tiến hành
Mùa Hội Lớn TOÀN DÂN CỨU NƯỚC !
*
CÁC ĐIỀU LUẬT QUỐC TẾ
Giúp các Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình Việt Nam kiện NN CSVN lên LHQ về Quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Hội Họp & Tự Do Lập Hội
Khi bị đe dọa, quấy rầy, tịch thu tài liệu & phương tiện thông tin, các CSDCHBVN phải biết buộc Cán bộ CS đưa luật lạc hậu ra và lập biên bản vi phạm, để làm bằng chứng kết tội là chính Cán bộ & NN CSVN đang vi phạm Nhân quyền đã được Công pháp QT qui định & bảo vệ :
1. Điều 69 “Hiến pháp Nước CHXHCNVN” năm 1992 : Công dân có quyền Tự do Ngôn luận, Tự do Báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. (Nhưng Pháp luật của Nước thành viên LHQ phải phù hợp với Công pháp Quốc tế. Nếu không muốn ngụy biện chơi chữ).
2. “Công Ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị”, của LHQ ngày 16-12-1966, VN ngày 24-09-1982 :
- Điều 5,1 : Không được phép giải thích bất kỳ một quy định nào của Công Ước (CƯ) nầy… nhằm hủy bỏ bất kỳ quyền và tự do nào được công nhận trong CƯ, nhằm giới hạn những quyền và tự do đó quá mức độ quy định trong CƯ nầy.
- Điều 5,2 : Không được phép hạn chế hoặc hủy bỏ bất kỳ quyền cơ bản nào của con người đã được công nhận hoặc hiện tồn tại ở một quốc gia thành viên của CƯ nầy trên cơ sở luật điều ước, các quy định pháp luật, hoặc tập quán với cớ là CƯ nầy không công nhận những quyền ấy hoặc công nhận ở một mức độ thấp hơn.
- Điều 19,2 : Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền nầy bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.
3. “Tuyên ngôn QT Bảo vệ những người đấu tranh cho Nhân quyền” ngày 9.12.1998 nhân kỷ niệm 50 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của LHQ :
Điều 5 : Nhằm thăng tiến và bảo vệ quyền con người và các tự do căn bản, mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đều có quyền trên bình diện quốc gia hay quốc tế :
5.a : Hội họp và tụ họp một cách thuần hòa ;
5.b : Thành lập những tổ chức, những hội đoàn hay những nhóm phi chính phủ, gia nhập và tham dự vào những tổ chức, những hội đoàn, những nhóm phi chính phủ ấy.
Điều 6 : Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đều có quyền :
6.a : Lưu giữ, tìm kiếm, thu đạt, nhận và bảo quản những thông tin về tất cả các quyền con người và tất cả các tự do căn bản, nhất là được toàn quyền tiếp cận với những thông tin liên quan đến cách ứng dụng các quyền và các tự do qua những hệ thống lập pháp, tư pháp hay hành chánh quốc gia ;
6.b : Xuất bản, thông báo cho người hay phổ biến tự do mọi ý kiến, mọi thông tin và mọi kiến thức về các quyền con người và các tự do căn bản, y theo sự qui định của những văn bản QT liên quan đến các quyền con người và những văn bản QT khác có thể áp dụng ;
6.c : Nghiên cứu, thảo luận, đánh giá và lượng định sự tôn trọng, trên pháp lý cũng như trong thực hành, tất cả các quyền con người và tất cả các tự do căn bản, và làm cho công chúng chú ý đến vấn đề này bằng cách này hay mọi cách thích hợp khác.
Điều 7 : Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đều có quyền dự kiến những nguyên tắc mới và những ý kiến trong lĩnh vực nhân quyền, thảo luận về nhân quyền và làm thăng tiến sự hiểu biết về nhân quyền.
(Trích Văn kiện Nhân quyền của QT & VN, Khối 8406 ấn hành T.7.2009, trang 62-63)
4. Trích “Luật Ký kết, Tham gia và Thực hiện Điều ước Quốc tế” do NCQ CSVN ban hành ngày 24.6.2005, hiệu lực ngày 01.01.2006, qui định tại “Điều 6 điều ước quốc tế và qui định pháp luật trong nước” :
- 6,1 : Trong trường hợp văn bản qui phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qui định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng qui định của điều ước quốc tế.
- 6,2 : Việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thi hành điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qui định về cùng một vấn đề.
Nghĩa là mọi người lương thiện đều hiểu rất rõ về 2 điều luật trên đây rằng : Khi có điều nào trong Luật pháp của một Nước thành viên Liên hiệp quốc khác với hoặc mâu thuẫn với CƯ Quốc tế, thì phải áp dụng CƯ Quốc tế là Văn bản pháp lý có giá trị ràng buộc cao hơn.
(Trích Đơn kiện số 01 ngày 8-6-2010, trang 4, của Lm Tù nhân Lương tâm Tađêô Nguyễn Văn Lý kiện NCQ CSVN trước các Tòa án Nhân quyền của Quốc tế & Hội đồng Nhân quyền, Tòa Công lý của LHQ. Và đã được 2 Cơ quan này của LHQ nhận đơn ngày 02-08-2010)
http://thangtien.wordpress.com/2011/01/09/c%E1%BA%A9m-nang-yeu-n%C6%B0%E1%BB%9Bc/
No comments:
Post a Comment