Tuesday, February 28, 2017

TÔI LÀM TÔI BỊ KIỆN

TÔI LÀM TÔI BỊ KIỆN
AuthorKiêm ÁiPosted on: 2017-02-29

Mấy ngày nay cá nhân Kiêm Ái thực điên cái đầu, không phải vì sợ không có mấy chục triệu để "chồng" cho Nguyễn Tâm sau vụ kiện, vì nghe nói Nguyễn Tâm ngày nào không tới nhà thờ Maria Goretti thì cũng lên Our Lady of Peace cầu nguyện cho Kiêm Ái trúng một lượt mấy lô độc đắc để Kiêm Ái trả cho hắn ta. Về mặt tiền bạc như vậy thì đã có Nguyễn Tâm lo. Cái bị điên đầu là bạn bè thân hữu cũng như một vài chiến sĩ chống Cọng bằng cách im lặng, hết người này đến người khác, sao rồi, vụ kiện tới đâu rồi, Nguyễn Tâm đòi như vậy tổng cọng bao nhiêu triệu cả 2 ông già phải chi cho nó, mười lăm hay 20 triệu? hoặc "Tôi đã nói đừng dồn đối phương vào chân tường" mà chú không nghe? Bị kiện là phải rồi, còn than gì nữa".
Thực tình em có than gì đâu, thực tình em đâu có muốn dồn Nguyễn Tâm vào chân tường. Em chỉ muốn làm sáng tỏ ý nghĩa của Section 2 của nghị quyết 3.8, và em cũng đưa đề nghị chấp thuận để hắn ra chiêu hồi mà
Thứ nhứt, Kiêm Ái đã nói rất rõ ràng và ngày hôm nay vẫn xác định rất rõ ràng rằng:
Section 2 The city expresses opposion to the display of the flag of the Socialiest Republic of Viena of any city owned flag pole.
Nguyễn Tâm dịch ra Việt ngữ như sau:
Điều 2: Thành phố San Jose bày tỏ lập trường chống lại việc treo lá cờ của Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên bất cứ cột cờ nào của thành phố.
Khi đứa cháu ngoại của tôi được 5 tuổi, bà nội nó người gốc Ý đến thăm, ở lại một đêm, bà thấy đứa cháu gái của bà ngũ chung giường với bố mẹ. Sáng mai, bà ta nghiêm mặt dặn nó: Từ nay trở đi, cháu không được ngũ trong giường của ba mẹ. Con nhỏ hứa sẽ vâng lời bà nội. Từ đó, nó không bao giờ vào ngũ phòng cha mẹ, nhưng nhà nó có 4 phòng nó chọn một rồi ngũ ở đó. Mấy tháng sau bà Nội lên chơi rồi hỏi nó ngũ ở đâu. Nó trả lời everywhere, con đều ngũ, khi thì ngũ giường kê phòng phía trái bàn thờ, khi thì phòng phía phải v.v...nhưng con không vi phạm luật cấm của bà, con không ngũ trong hòng của cha mẹ. Bà nội xoa đầu nó và nói, con giỏi lắm, vâng lời bà nội. Đúng, bà nội chỉ cấm con ngũ giường chung với cha mẹ, còn nơi nào trong cái nhà này con đều tự do muốn ngũ đâu cũng được. Đây là ví dụ thứ hai nhưng là chuyện có thật. Còn ví dụ thứ nhứt là hư cấu như sau:
"Hai mâm cơm dọn ra cho 2 nhóm thực khách, nhóm chọn mâm A và nhóm chọn mâm B. Khi chủ nhả giở cái lồng bàn ra thì Mâm A có ghi một dòng: được ăn tất cả các món trên mâm chỉ trừ món "cột cờ của chủ nhà" là không được ăn. Nhóm A này ngồi vào và bắt đầu ăn uống no say. Nhưng khi nhóm chọn mâm B giở lòng bàn ra thì thấy mấy chữ: "Không được ăn bất kỳ món nào trên mâm này", Nam mô A di đà Phật, Lạy Chúa. Amen. Rõ ràng như vậy mà Nguyễn Tâm vẫn một mực chối cãi cho rằng nghị quyết3.8 của hắn ta chống cọng vĩ đại.
Và những nhà bình luận , những ông chủ tịch hội đoàn chống Cọng, liên tôn, Phật tử, tín đồ Công Giáo, Cao Đài Hòa Hão, v.v... tất cả đều "muốn lấy vàng nên im lặng hết cả hay sao? Tôi lấy ý từ câu "im lặng là vàng" để viết câu trên, quý vị đừng cho rằng tôi nói quý vị ăn vàng của Nguyễn Tâm. Không phải vậy.
Nhưng chính Nguyễn Tâm đã không có can đãm để chấp nhận những gì chính mình viết ra đúng hay sai một cách công khai, thế là thế nào? Việt gian (dối) hay Việt ngay (thẳng) thưa quý vị? Ai có mỉa mai tôi "tự làm cho tôi bị kiện" thì tôi xin chịu chứ bẻ cong ngòi bút hay im lặng để khỏi bị kiện thì tôi xin chịu thua. Không thể làm được. Trong khi có biết bao nhiêu người ở quốc nội cam ở tù, bị đánh đập để nói lên SỰ THẬT thì tại sao tôi ở xứ tự do dân chủ này lại phải khuất phục, phải im lặng để sống đời... tự do? Đừng trách đa đa, đừng trách Kiêm Ái vạch rõ sự thật để bị kiện.


Búi thị Minh Hằng không chịu im lặng mà phải hét lớn để chống bọn gian manh bán nước
Cụ Võ Tử Đản cũng đã được nhà báo Nguyễn Xuân Nam phỏng vấn và cụ "tha thiết đề nghị Nguyễn Tâm sửa lại câu 2 trong nghị quyết 3.8". Cụ cũng không ngờ cụ cũng làm cho cụ bị kiện vì đề nghị đó. Nói như vậy vì cụ Võ Tử Đản chỉ là một trong hàng trăm, nếu không nói hàng ngàn người đã chuyển bài của Kiêm Ái, tại sao không kiện họ để lấy tiền mà đi kiện một ông già 87 tuổi, không biết tiếng Anh? Có phải Nguyễn Tâm muốn nói, già thì già nhưng động đến tao là tao "tự túc" lý do để kiện?
Tôi nhớ lại một câu đố ngày xưa còn bé đươc nghe nó na ná như hoàn cảnh cụ Võ Tử Đãn:
"Hắn nhòm hắn nhỏ, hắn thấy tui đói khó hắn bắt hắn lôi. Chao ôi Trời ơi nó nhè con mặt tôi nó... kiện, quên nó đánh" Đố cái gì? Trả lời: Người ta đốn tre, người ta nhòm tới nhòm lui, người ta lựa cây nào già nhứt cỡ tuổi 87 như cụ Võ Tử Đãn người ta đốn, đốn xong thì "trảy" những nhánh từ mắt tre để chỉ còn cây tre suông đuột. Không ngờ câu đố này lại "ứng" vào cụ Võ Tử Đản.
Tôi bị Nguyễn Tâm thách thức một cách mù mờ, không rõ ràng nên tôi buộc lòng phải thách lại, cũng với câu hỏi ý nghĩa như trên, tôi tin rằng dù sao Nguyễn Tâm cũng là "người trí thức" dù là rất nhiều gian dối. Nhưng, mấy người bạn đã kết tội tôi dồn Nguyễn Tâm đến chân tường nên, túng làm liều, nó phải đi kiện. Vì chấp nhận tranh luận có trọng tài thì Tâm thua là cái chắc, vì ở vào trường hợp Tâm thánh Gia Cát Lượng cũng không gỡ nỗi. Phải đi kiện để trước kiếm mấy triệu sau nữa chạy luột cái THUA do chính mình bày ra.
Trên thực tế Tâm quá kiêu ngạo chứ tôi cũng đã mở cho Nguyễn Tâm một con đường, cũnt trong bài viết, tôi viết: "Tuy vậy, nếu Việt gian Nguyễn Tâm ăn năn hối cãi nhận mình đã lầm lỡ làm lợi cho VC và xin từ bỏ thì chắc chắn cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản cũng sẵn lòng tha thứ". Đấy quí vị thử xem, tôi đâu có dồn Nguyễn Tâm vào chân tường chân tủ gì đâu. Chỉ vì Tâm ngoan cố mà thôi.
Một lần nữa, tôi kính mong các bậc trưởng lão, có bề dày chống Cọng của vạn lý trường thành, những nhà bình luận thời danh đoán chắc như bắp Hillary sẽ thắng mùa bầu cử sau, các nhà viết báo thường tự xưng là viết trung thực v.v... hãy bỏ chút thì giờ chỉ rõ câu 2 của nghị quyết 3.8 lợi cho Cộng Sản hay hại cho chúng. Nhị vị Chủ tịch va Phó Chủ tịch do Cao Thị Tình đại diện Hội Chợ Lồng Đèn Đỏ, Chủ tịch Lương tâm Công giáo phong chức là Chủ tịch Phạm Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Vũ Huynh Trưởng, hai vị có can đãm thay Nguyên Tâm mà chấp nhận câu 2 này có lợi hy có hại cho VC thử xem.
Còn cá nhân tôi, vì tôi khẳng định câu này có lợi cho Việt Cọng, còn cụ Võ Tử Đản thì xin yêu cầu (cả xin và cả yêu cầu) sửa lại câu 2 này hoặc bải bỏ câu này mà bị Nguyễn Tâm kiện, đúng hay sai, thưa quý vị? Một lời công đạo của quý vị biết đầu chừng lại cảm hóa được Nguyễn Tâm.
Kiêm Ái
---------
Ý kiến độc giả :

Có một thằng nọ tên Ngụy Tám cứ bị người ta nhét cứt vào mồm vì hay lừa phỉnh họ cho nên nó xin quan toà ra lệnh phạt bất cứ ai nhét cứt vào mồm nó. Nó hi hửng vì biết rằng từ nay chẳng có đứa nào dám bắt nó ăn cứt được.
Ai dè khi ra đường nó bị nhiều người đổ cứt lên đầu khiến nó ói mửa liên hồi dù rằng chẳng có cục cứt nào rơi vào miệng nó. Có kiện ra toà án dựa theo án lệ mà toà đã phán trước đây nhưng toà nói không ăn thua gì vì có ai nhét cứt vào miệng nó đâu ! Ấy thế mà tên Ngụy Tám cứ nằng nặc đòi tòa phải phạt họ dù họ không hề nhét cứt vô miệng nó.
Cái cờ đỏ dơ dáy như cứt, dù trưng bày ở nơi nào thì nó cũng hôi thối không ai chịu nổi. Phải cấm không được vung vải nó ở bất cứ đâu, mà chỉ đổ vào cầu tiêu mà thôi.
Nghe nói LS Nguyễn Tâm kiện hai ông Võ Tử Đản và Kiếm Ái vì họ đã gọi nó là Việt Gian. Chữ Việt Gian có gì hại cho nó đâu mà đi kiện. Định nghĩa đúng đắn thì Việt Gian là Người Việt "Gian Tà", và chính Nguyễn Tâm đã bị kết án là gian tà từ lâu và bị đuổi ra khỏi Luật sư đoàn vì tội gian tà thiếu trung thực này. Vì thế gọi ai là Việt Gian khi nó gian tà thì chẳng có tội tình gì !! Không thể dùng một chữ quen dùng theo ý nghĩa đặc thù của nó để biến đổi ý nghĩa thông thường trong văn chương được. LS Nguyễn Tâm đúng là một "Người Việt Gian tà" nói tắt là "Việt Gian". Nên nhớ định nghĩa của chữ "Việt Gian" trên tự điển Wikipedia không phải là định nghĩa của Hàn Lâm Viện mà Toà Án cần tham chiếu để đánh giá các từ ngữ. cũng như cách xử dụng chữ Việt Gian của Hồ Chí Minh không phải là khuôn mẫu cho văn hóa Việt Nam noi theo.

Kim Hoa Bà Bà

Chăn Gối với Kẻ Thù / Sleeping With the Enemy

Lời giới thiệu: Xin mời quí vị đọc một bài viết của một cựu Sỉ Quan Hoa Kỳ đã từng chiến đấu trên chiến trường Việt Nam, cựu Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ và hiện là Thượng Nghị Sỉ Liên Bang của Hoa Kỳ. Quan điểm về cuộc chiến Việt Nam. Thú thật, cho đến bây giờ mới thấy một người Mỹ trí thức có đầy đủ hiêu biết về cuộc chiến Việt Nam đã viết một bài chân thật, rất đáng kính trọng và rất đáng đưa vào lịch sử của Hoa Kỳ để cho con cháu Hoa Kỳ được hiểu rỏ hơn cuộc chiến Việt Nam mà trước đây những kẻ viết lịch sử Hoa Kỳ đã thiếu dữ kiện sống để viết - THG

Chăn Gối với Kẻ Thù / Sleeping With the Enemy
AuthorJames Webb, THG chuyển ngữSourceBất KhuấtReposted on: 2017-02-28
Tác giả James Webb, cựu chiến binh với huân chương cao quý trong chiến tranh Việt Nam, cựu nghị viên tiểu bang Virginia, người khinh thường chính sách của chính quyền Washington.
Biết giải thích như thế nào với những đứa con của tôi rằng khi tôi mười mấy, đôi mươi, những tiếng nói ồn ào nhất của những người cùng thời lại nhằm mục đích phá nát những nền tảng của xã hội Hoa Kỳ, để xây dựng lại một xã hội dựa theo quan điểm đầy tự mãn của họ. Giờ đây nhìn lại, ngay cả chúng ta, những người đã trải qua giai đoạn này, cũng không hiểu được tại sao lại có những kẻ với trình độ học vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu, lại có thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cả Quốc Hội cũng bị nhiễm những con vi khuẩn nầy.
Sau khi tổng thống Nixon từ chức vào tháng Tám 1974, cuộc bầu cử mùa thu năm ấy mang lại 76 tân dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 8 thượng nghị sĩ. Đại đa số những dân cử chân ướt chân ráo này đã tranh cử dựa trên cương lĩnh của Mc Govern. Nhiều người trong số họ được xem như những ứng viên yếu kém trước khi Nixon từ chức, vài người không xứng đáng thấy rõ, chẳng hạn như Tom Downey, 26 tuổi, thuộc New York, người chưa từng có một nghề ngỗng gì và vẫn còn ở nhà với mẹ.
Cái gọi là Quốc Hội hậu Watergate nầy diễu hành vào thành phố với một sứ mệnh vô cùng quan trọng mà sau này trở thành điểm tập hợp cho cánh Tả của Hoa Kỳ: chấm dứt sự giúp đỡ của nước Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào cho chính quyền đang bị vây khốn Nam Việt Nam. Không nên lầm lẫn ở chỗ này – đây không phải là sự kêu gào thanh niên Mỹ đừng đi vào cõi chết của những năm trước đây. Những người lính Mỹ cuối cùng đã rời Việt Nam hai năm trước rồi, và đã tròn bốn năm không có một người Mỹ nào bị tử trận.
Bởi những lý do mà không một viện dẫn lịch sử nào có thể bào chữa được, ngay cả sau khi quân đội Mỹ triệt thoái, cánh Tả vẫn tiếp tục những cố gắng để đánh gục nền dân chủ còn phôi thai của Nam Việt Nam.
 

Harold Ickes / Bill Clinton
Phụ tá sau này của Nhà Trắng Harold Ickes và nhiều người khác trong “Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chính” – có một lúc được giúp đỡ bởi một người tuổi trẻ nhiều tham vọng Bill Clinton – làm việc để cắt toàn bộ những khoản tài trợ của Quốc Hội nhằm giúp miền Nam Việt Nam tự bảo vệ. Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều hành bởi David Dellinger và được quảng bá bởi Jane Fonda và Tom Hayden, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm 1973 và 1974, đi khắp các khuôn viên đại học Mỹ, tập hợp sinh viên để chống lại điều được cho là những con ác quỷ trong chính quyền miền Nam Việt Nam.
 

Jane Fonda và John Kerry, hai tên phản chiến chủ bại, giúp Cọng Sản bành trướng trên thế giới
Những đồng minh của họ trong Quốc Hội liên tục thêm vào những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Việt Nam chống cộng, ngăn cấm cả đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến binh Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị Bắc Việt được khối Sô Viết yểm trợ.
Rồi đến đầu năm 1975 Quốc Hội Watergate giáng một đơn chí tử xuống các nước Đông Dương không cộng sản. Tân Quốc Hội lạnh như băng từ chối lời yêu cầu gia tăng quân viện cho Việt Nam và Cam Bốt của tổng thống Gerald Ford. Ngân khoản dành riêng này sẽ cung cấp cho quân đội Cam Bốt và Nam Việt Nam đạn dược, phụ tùng thay thế, và vũ khí chiến thuật cần thiết để tiếp tục cuộc chiến tự vệ. Bất chấp sự kiện là Hiệp Định Paris 1973 đặc biệt đòi hỏi phải cung cấp “viện trợ để thay thế trang thiết bị quân sự vô giới hạn” cho Nam Việt Nam, đến tháng Ba phe Dân Chủ trong Quốc Hội biểu quyết với tỷ số áp đảo, 189-49, chống lại bất kỳ viện trợ quân sự bổ sung cho Việt Nam và Cam Bốt.
Trong các cuộc tranh luận, luận điệu của phe Tả phản chiến gồm toàn những lời lên án các đồng minh đang bị chiến tranh tàn phá của Hoa Kỳ. Và đầy những hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp cho các quốc gia nầy dưới sự cai trị của chế độ Cộng Sản. Rồi dân biểu Christopher Dodd , tiêu biểu cho sự ngây thơ hết thuốc chữa của các đồng viện, lên giọng đầy điệu bộ “gọi chế độ Lon Nol là đồng minh là làm nhục chữ nghĩa… Tặng vật lớn nhất mà đất nước chúng ta có thể trao cho nhân dân Cam Bốt là hòa bình, không phải súng. Và cách tốt nhất để đạt được mục đích này là chấm dứt viện trợ quân sự ngay lập tức.”
 

Christopher Dodd / Thomas Downey
Sau khi trở thành chuyên gia đối ngoại trong vòng chỉ có hai tháng kể từ lúc thôi bú mẹ, Tom Downey chế diễu những cảnh cáo về tội ác diệt chủng sắp sửa xảy ra ở Cam Bốt, cái tội ác đã giết hơn một phần ba dân số của quốc gia này, như sau, “ chính phủ cảnh cáo rằng nếu chúng ta rời bỏ các quốc gia ấy thì sẽ có tắm máu. Nhưng những cảnh cáo cho việc tắm máu trong tương lai không thể biện minh cho việc kéo dài việc tắm máu hiện nay. 
Trên chiến trường Việt Nam việc chấm dứt viện trợ quân trang, quân cụ là một tin làm kinh ngạc và bất ngờ. Các cấp chỉ huy quân đội của miền Nam Việt Nam đã được đảm bảo về việc viện trợ trang thiết bị khi người Mỹ rút quân – tương tự như những viện trợ Hoa Kỳ vẫn dành cho Nam Hàn và Tây Đức – và đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tái oanh tạc nếu miền Bắc tấn công miền Nam, vi phạm hiệp định Paris 1973. Bây giờ thì họ đang mở mắt trừng trừng nhìn vào một tương lai bất định khủng khiếp, trong lúc khối Sô Viết vẫn tiếp tục yểm trợ cho Cộng Sản Bắc Việt.
Trong lúc quân đội Nam Việt Nam, vừa choáng váng vừa mất tinh thần, tìm cách điều chỉnh lại lực lượng để đối phó với những thiếu thốn trang thiết bị cần thiết, quân miền Bắc được tái trang bị đầy đủ lập tức phát động ra cuộc tổng tiến công. Bắt giữ được nhiều đơn vị bị cô lập, quân miền Bắc tràn xuống vùng đồng bằng trong vòng có 55 ngày. Những năm về sau tôi phỏng vấn các người lính miền Nam Việt Nam còn sống sót trong các cuộc giao tranh, nhiều người trải qua hơn chục năm trong các trại tập trung của cộng sản sau khi cuộc chiến chấm dứt. Điệp khúc này không bao giờ chấm dứt: “Tôi không còn đạn dược.” “Tôi chỉ còn 3 quả đạn pháo cho mỗi khẩu một ngày.” “Tôi không còn gì để phát cho binh sĩ của tôi.” “ Tôi phải tắt máy truyền tin, bởi vì tôi không thể nào chịu đựng được nữa những lời kêu gọi xin tiếp viện.”
Phản ứng của Hoa Kỳ trước sự sụp đổ này cho thấy có hai nhóm khác nhau, và điều này vẫn còn tiếp tục được thấy rõ trong nhiều vấn để chúng ta đang đương đầu ngày nay. Đối với những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam, và đối với gia đình, bạn bè, và những người cùng quan điểm chính trị với họ, đây là một tháng đen tối và tuyệt vọng.
 
Những khuôn mặt mà chúng ta thấy đang chạy trốn sự tấn công của Bắc Quân là những khuôn mặt rất thật và quen thuộc, không phải đơn thuần là những hình ảnh truyền hình. Những thân người xoay trong không gian như những bông tuyết, rơi xuống chết thảm khốc sau khi đeo bám tuyệt vọng vào thân trực thăng hay phi cơ, có thể là những người chúng ta quen biết hoặc từng giúp đỡ. Ngay cả đối với những kẻ không còn niềm tin vào khả năng đánh bại Cộng Sản, đây không phải là cách để chấm dứt cuộc chiến.
Đối với những kẻ từng trốn tránh cuộc chiến và lớn lên tin rằng đất nước chúng ta là quỷ dữ, và ngay cả khi họ thơ mộng hoá những ý định của người cộng sản, những tuần lễ sau cùng này đã chối bỏ trách nhiệm của mình trong sự sụp đổ này bằng những phê phán quân đội Nam Việt Nam đầy tính sa lông, hay là công khai reo mừng. Ở trung tâm Luật Khoa của đại học Georgetown nơi tôi đang theo học, việc Bắc Việt trắng trợn ném bỏ các điều cam kết về hòa bình và bầu cử trong hiệp định Paris 1973, và tiếng xe tăng của Bắc Quân trên đường phố Sài Gòn được xem như là một cái cớ để thực sự ăn mừng.
Sự chối bỏ trách nhiệm vẫn còn tràn lan trong năm 1997, nhưng thực ra cái kết cuộc này chính là mục tiêu của những cố gắng không ngừng nghỉ của phong trào phản chiến trong những năm theo sau sự rút quân của Mỹ. George McGovern, thẳng thắn hơn nhiều người, công khai tuyên bố với người viết trong lúc nghỉ khi thâu hình cho chương trình “Crossfire” của CNN vào năm 1995. Sau khi tôi đã lý luận rằng cuộc chiến rõ ràng là có thể thắng được ngay cả vào giai đoạn cuối nếu chúng ta thay đổi chiến lược của mình, ứng cử viên tổng thống năm 1972, người tình nguyện đi Hà Nội bằng đầu gối, bình luận, “Anh không hiểu là tôi không muốn chúng ta chiến thắng cuộc chiến đó sao? ” Ông McGovern không chỉ có một mình. Ông ta là phần tử của một nhóm nhỏ nhưng vô cùng có ảnh hưởng. Sau cùng họ đã đạt được điều họ muốn..
Có lẽ không còn minh chứng nào lớn hơn cho không khí hân hoan chung quanh chiến thắng của Cộng Sản là giải thưởng điện ảnh năm 1975, được tổ chức vào ngày 8 tháng 4, ba tuần trước khi miền Nam sụp đổ. Giải phim tài liệu hay nhất được trao cho phim Hearts and Minds, một phim tuyên truyền độc ác tấn công những giá trị văn hóa Hoa Kỳ cũng như những cố gắng của chúng ta để hỗ trợ cho sự chiến đấu cho nền dân chủ của miền Nam Việt Nam. Các nhà sản xuất Peter Davis và Bert Schneider (người thủ diễn một vai trong câu chuyện của david Horowitz) cùng nhau nhận giải Oscar. Schneider thẳng thừng trong việc công nhận sự ủng hộ những người Cộng Sản của mình. Đứng trước máy vi âm ông ta nói :
 

Bert schneider và cuốn phim "Hearts and Minds"
"Thật là ngược đời khi chúng ta đang ở đây, vào thời điểm mà Việt Nam sắp được giải phóng.”
Rồi giây phút đáng kinh ngạc nhất của Hollywood xảy ra – dù giờ đây đã được cố tình quên đi-. Trong lúc quốc gia Việt Nam, mà nhiều người Mỹ đã đổ máu và nước mắt để bảo vệ, đang tan biến dưới bánh xích của xe tăng, Schneider lôi ra một điện tín được gởi từ kẻ thù của chúng ta, đoàn đại biểu Cộng Sản Việt Nam ở Paris, và đọc to lên lời chúc mừng cho phim của mình. Không một phút giây do dự, những kẻ nhiều quyền lực nhất của Hollywood đứng dậy hoan nghênh việc Schneider đọc bức điện tín này.
Chúng ta, những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam hoặc là những người ủng hộ những cố gắng ở đó, nhìn lại cái khoảnh khắc này của năm 1975 với sự sửng sốt không nguôi và không bao giờ quên được. Họ là ai mà cuồng nhiệt đến thế để đầu độc cái nhìn của thế giới về chúng ta? Sao họ lại có thể chống lại chính những người đồng hương của mình một cách dữ tợn đến thế? Sao họ có thể đứng dậy để hoan nghênh chiến thắng của kẻ thù Cộng Sản, kẻ đã làm thiệt mạng 58000 người Mỹ và đè bẹp một đồng minh chủ trương ủng hộ dân chủ? Làm sao có thể nói rằng chúng ta và họ đang sống trong cùng một đất nước?
Từ lúc ấy đến nay, không một lời nào của Hollywood nói về số phận của những con người biến mất sau bức màn tre của Việt Nam. Không ai đề cập đến những trại tập trung cải tạo mà hàng triệu chiến binh miền Nam Việt Nam đã bị giam giữ, 56000 người thiệt mạng, 250000 bị giam hơn 6 năm, nhiều người bị giam đến 18 năm. Không người nào chỉ trích việc cưỡng bách di dân, tham nhũng, hay là chế độ công an trị mà hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Thêm vào đó, ngoại trừ phim Hamburger Hill có ý tốt nhưng kém về nghệ thuật, người ta chỉ hoài công nếu muốn tìm một phim thuộc loại có tầm vóc diễn tả các chiến binh Hoa Kỳ ở Việt Nam với đầy đủ danh dự và trong những khung cảnh có thật.
Tại sao?
Bởi vì cộng đồng làm phim, cũng như những kẻ thuộc loại đỉnh cao trí tuệ trong xã hội, chưa bao giờ yêu thương, kính phục, hay ngay cả thông cảm với những con người đã nghe theo tiếng gọi của đất nước, lên đường phục vụ. Và vào lúc mà một cuộc chiến âm thầm nhưng không ngừng nghỉ đang diễn ra về việc lịch sử sẽ ghi nhớ đất nước chúng ta tham dự ở Việt Nam như thế nào, những kẻ chế diễu chính sách của chính quyền, trốn lính, và tích cực ủng hộ kẻ thù, cái kẻ thù mà sau cùng trở nên tàn độc và thối nát, không muốn được nhớ đến như là những kẻ quá đỗi ngây thơ và lầm lẫn.
Giữa những người dân Mỹ bình thường, thái độ của họ trong khoảng thời gian rối ren nầy lành mạnh hơn nhiều. Đằng sau những tin tức bị thanh lọc và những bóp méo về Việt Nam, thực tế là những công dân của chúng ta đồng ý với chúng ta , những người đang chiến đấu, hơn là với những kẻ làm suy yếu cuộc chiến đấu này. Khá thú vị là điều nầy đặc biệt đúng với tuổi trẻ Mỹ, mà giờ đây vẫn còn được mô tả như là thành phần nổi loạn chống chiến tranh.
Như được tường trình lại trong bài Ý Kiến Quần Chúng, những kết quả thăm dò của Gallup từ năm 1966 cho đến khi Hoa Kỳ chấm dứt sự tham dự cho thấy tuổi trẻ Mỹ thực ra ủng hộ cuộc chiến Việt Nam lâu bền hơn bất cứ lứa tuổi khác. Ngay cả cho đến tháng 1 năm 1973, khi 68 phần trăm dân Mỹ trên 50 tuổi tin rằng chuyện gởi quân sang Việt Nam là một sai lầm, chỉ có 49 phần trăm những người tuổi từ 25 đến 29 đồng ý. Những phát hiện nầy cho thấy giới trẻ nói chung rõ ràng là không cực đoan, điều này đã được củng cố thêm bằng kết quả bầu cử năm 1972 – trong đó lứa tuổi từ 18 đến 29 ưa thích Richard Nixon hơn là George McGovern bằng tỷ lệ 52 so với 46 phần trăm.


Nixon vs McGovern
Tương tự như vậy, mặc dù trong quá khứ những người chống đối này, mà ngày nay đang thống lĩnh giới báo chí và giới khoa bảng, đã khăng khăng nói ngược với thực tế, sự xâm nhập vào Cam Bốt năm 1970 đã được ủng hộ quần chúng mạnh mẽ.. – Sự xâm nhập này đã gây ra sự phản đối rộng khắp ở các sân trường đại học, kể cả một vụ xung đột làm cho bốn người chết ở Kent State University. Theo những kết quả thăm dò dư luận của Harris gần 6 phần 10 dân Mỹ tin rằng sự xâm nhập vào Cam Bốt là đúng đắn. Đa số được hỏi ý kiến, trong cùng bản thăm dò này vào tháng 5 năm 1970, ủng hộ tái oanh tạc miền Bắc, một thái độ cho thấy sự bác bỏ hoàn toàn phong trào phản chiến.
Các cựu chiến binh Việt Nam, dù bị bôi bẩn thường xuyên trên phim ảnh, trong các bản tin, và trong các lớp học, như là những chiến binh miễn cưỡng và thất bại, vẫn được những người dân Mỹ bình thường tôn trọng. Trong một nghiên cứu toàn diện nhất từ trước đến giờ về những cựu chiến binh Việt Nam (Harris Survey, 1980, ủy quyền bởi Veterans Administration) , 73 phần trăm công chúng và 89 phần trăm cựu chiến binh Việt Nam đồng ý với câu phát biểu “ Vấn đề rắc rối ở Việt Nam là quân đội chúng ta được yêu cầu chiến đấu trong một cuộc chiến mà các lãnh tụ chính trị ở Washington không để cho họ được phép chiến thắng”, 70 phần trăm những người từng chiến đấu ở Việt Nam không đồng ý với câu phát biểu “Những gì chúng ta gây ra cho nhân dân Việt Nam thật đáng xấu hổ.” Trọn 91 phần trăm những người đã từng phục vụ chiến đấu ở Việt Nam nói rằng họ hãnh diện đã phục vụ đất nước, và 74 phần trăm nói rằng họ thấy thoải mái với thời gian trong quân đội. Hơn nữa, 71 phần trăm những người phát biểu ý kiến cho thấy họ sẵn sàng chiến đấu ở Việt Nam một lần nữa , ngay cả nếu biết rằng cái kết quả chung cuộc vẫn như thế và sự giễu cợt sẽ đổ lên đầu họ khi họ trở về.
Bản thăm dò này còn có cái gọi là “nhiệt kế đo cảm giác,” để đo lường thái độ của công chúng đối với những nhóm người khác nhau, với thang điếm từ 1 đến 10.. Cựu chiến binh từng phục vụ ở Việt Nam được chấm điểm 9.8 trên thang điểm này. Bác sĩ được 7.9, phóng viên truyền hình 6.1, chính trị gia 5.2, những người biểu tình chống chiến tranh 5.0, kẻ trốn quân dịch và chạy sang Canada được cho 3.3.
Trái ngược với những câu chuyện huyền thoại được dai dẳng phổ biến, hai phần ba những người phục vụ ở Việt Nam là quân tình nguyện chứ không phải bị động viên, và 77 phần trăm những người tử trận là quân tình nguyện. Trong số những người tử trận:86 phần trăm là da trắng,12.5 phần trăm người Mỹ gốc Phi Châu và 1.2 phần trăm thuộc các chủng tộc khác. Những cáo buộc rất phổ biến như là chỉ có dân thuộc các nhóm thiểu số và người nghèo được giao cho những công tác khó khăn trong quân đội khi ở Việt Nam là điều sai lạc. Sự bất quân bình trong cuộc chiến, thực ra chỉ đơn giản là do những thành phần đặc quyền đặc lợi trốn tránh trách nhiệm của mình, và chính những người này kể từ thời gian ấy đã kiên trì bôi bẩn những kinh nghiệm về cuộc chiến để nhằm tự bào chữa cho chính mình, phòng khi sau này bị lịch sử phán xét.
Thế còn những kẻ không những đã hiểu sai ý nghĩa một cuộc chiến, mà còn không hiểu nổi dân tộc của mình, những kẻ thuộc thành phần tinh hoa của xã hội đó bây giờ ra sao? Bây giờ họ đang ở đâu nếu không phải ở trong tòa Bạch Ốc? Trên vấn đề lịch sử quan yếu này, cái vấn đề đã xác định thế hệ của chúng ta, họ dấu mình thật kín. Họ nên dấu mình như thế.
Đối với những kẻ đã đem cuộc hành trình tuổi trẻ đánh bạc trên cái ý tưởng rằng tổ quốc mình là một lực lượng ác quỷ, sau khi nhận ra sự ngây thơ của mình trong những năm sau năm 1975, chắc họ phải có một cảm giác rất kinh khủng. Thật là sáng mắt sáng lòng cho những kẻ đã tỉnh thức, đã tự vượt qua được phản ứng chối tội, để chứng kiến cảnh tượng hàng trăm ngàn người dân miền Nam Việt Nam chạy trốn "ngọn lửa tinh nguyên của cách mạng" trên những con tàu ọp ẹp, sự chạy trốn mà chắc chắn 50 phần trăm sẽ vùi thây ngoài biển, hoặc là nhìn thấy những hình ảnh truyền hình của hàng ngàn chiếc sọ người Cam Bốt nằm lăn lóc trên những cánh đồng hoang, một phần nhỏ của hàng triệu người bị giết bởi những người Cộng Sản “giải phóng quân.”
Thực vậy, chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận. Thật đáng tủi nhục biết bao khi nhìn vào khuôn mặt của một thương binh, hay là nghe diễn từ tốt nghiệp của một học sinh thủ khoa người Mỹ gốc Việt Nam, mà người cha quá cố của em đã chiến đấu bên cạnh những người Mỹ, cho một lý tưởng mà bọn họ công khai mỉa mai, chế diễu, và xem thường. Và thật là một điều đáng xấu hổ khi chúng ta có một hệ thống chính quyền đã để cho em học sinh đó thành công nhanh chóng ở đây, mà lại không thực hiện được một hệ thống như vậy ở quê hương của em.

Vợ chồng cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên - Huỳnh Anh Tú bị tấn công

 


CTV Danlambao - Hai vợ chồng cựu Tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú - Phạm Thanh Nghiên tới thăm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hải Phòng khi ra về đã bị kẻ lạ mặt tấn công. Sự việc xảy ra vào khoảng 18 giờ 40 phút ngày 28/2/2017.

Khi anh Huỳnh Anh Tú mở cửa bước lên xe taxi thì bị một kẻ tầm vóc cao lớn, bịt mặt lao tới, dùng gậy đập thẳng vào đầu. Rất nhanh, anh Tú đã kịp đóng cửa xe lại nên cú đánh bị sượt qua vai gây sưng tấy và đau. Khi chồng bị tấn công, chị Nghiên đang đi từ vỉa hè để ra xe taxi. Tên công đồ sau khi dùng gậy đập anh Tú đã bỏ chạy sang bên kia đường, nơi có một tên khác cũng bịt mặt đợi sẵn và chở đi bằng xe gắn máy.

Từ trái qua phải: Cô Nga Nguyễn (vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa) Blogger Huỳnh Anh Tú, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, blogger Phạm Thanh Nghiên. Ảnh chụp trước khi 2 vợ chồng blogger Tú-Nghiên bị côn đồ tấn công. Nguồn hình: Facebook Nguyễn Xuân Nghĩa.

Sau khi lo tang lễ cho cha anh Tú là ông Huỳnh Kim Sơn tại Sài Gòn, anh chị Tú-Nghiên đã về Hải Phòng để làm lễ giỗ ba năm cho bà Nguyễn Thị Lợi (thân mẫu chị Phạm Thanh Nghiên). Tại Hải Phòng, họ có ghé thăm nhà văn, cựu TNLT Nguyễn Xuân Nghĩa thì xảy ra vụ việc trên.

Công an, mật vụ Hải Phòng vốn rất nổi tiếng về thành tích đàn áp, khủng bố, đánh đập những người bất đồng chính kiến. Ba năm trước, một số người đã bị đánh đập ngay trong tang lễ của bà Nguyễn Thị Lợi. Các trò ngăn cản người đến viếng, giật vòng hoa, cướp máy quay phim chụp hình, đuổi tài xế không cho chở người đi dự tang lễ... đều được công an Hải Phòng mang ra áp dụng. Thậm chí, nhà cầm quyền còn chỉ thị cho Ban quản lý nghĩa trang thông báo cho tang quyến rằng bà Lợi thuộc diện không được chôn cất vì “liên quan đến chính trị”.

Xin nhắc thêm rằng ông Huỳnh Kim Sơn, cha của anh Huỳnh Anh Tú đột ngột qua đời tại Malaysia hôm 8/2/2017, nhưng Đại sứ quán Việt Nam tại nước này cũng gây khó khăn cho gia đình trong việc đưa tro cốt ông về nước.

Nhà cầm quyền cộng sản VN ngày càng gia tăng sự đàn áp, sách nhiễu, khủng bố, đặc biệt là sử dụng bạo lực đối với những người đấu tranh ôn hòa trong nước. Chỉ tính riêng thời gian hơn 1 tháng trở lại đây, blogger Phạm Thanh Nghiên đã là nạn nhân của ít nhất 3 vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Cụ thể, ngày 13/1 chị bị cấm xuất cảnh và bị giữ trái phép ở cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) gần 2 giờ đồng hồ. Bốn ngày sau (17/1/2017), chị cùng một số anh chị em khác đã bị giam giữ trái phép tại nghĩa trang Bình An (Bình Dương) hơn 2 tiếng đồng hồ chỉ vì đến đây thắp hương, thăm viếng mộ các chiến sĩ VNCH nhân kỷ niệm 43 năm Hải chiến Hoàng Sa.

Chị Nghiên chia sẻ với chúng tôi: “May mắn là chồng tôi đã tránh được cú đánh ấy, nếu không thì hậu quả thật khó lường. Sau biến cố 1975, gia đình chồng tôi kiệt quệ. Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, gia đình anh ấy ly tán, mỗi người một nơi, nguyên nhân cũng do biến cố 1975 gây ra. Ba tôi một thân một mình bên Malaysia, lúc chết vẫn bị khủng bố. Anh Hai tôi chết, Huỳnh Anh Trí cũng chết vì bị bách hại sau khi ra tù được hơn 6 tháng. Cậu em út đang ở Thái phải ngồi xe lăn sau cơn tai biến cách đây hơn một năm. Anh Tú gần như là người con trai duy nhất còn lại trong nhà. Và chúng tôi biết, những sóng gió của gia đình tôi vẫn đang chờ đợi phía trước”.

28/02/2017

Hãy xuống đường cứu biển ngày 5 tháng 3

Vinalỗ lại bày trò để lỗ

Người Quan Sát (Danlambao) - Vào năm 2015, Vinalines đậu hạng ưu về lỗ: 3.346 tỷ hồ tệ. Hạng ưu này cũng vào tay Vinalines trong 2 năm 2013, 2014 với 6.958 tỷ, 3.478 tỷ hồ tệ. Trong 6 tháng đầu của 2016 Vinalines lại kiên trì tiếp tục lỗ 4.031 tỷ. Tổng cộng trong 3 năm rưỡi, anh Vinalỗ này cho bốc hơi tổng cộng khoảng 17.813 tỉ hồ tệ, tương đương với 782.5 triệu USD.

Trước thành tích tối ưu lẫy lừng này, bước sang năm 2017, Vinalỗ lại thừa thắng xông lên với đề xuất xây dựng trung tâm logistics miền Bắc (1).

Dựa vào kinh nghiệm là biết trước sẽ lỗ tiền "chung" nhưng "lời" túi riêng, Vinalỗ dự trù sẽ đầu tư xây dựng trung tâm logistics Vinalines miền Bắc tại Hà Nội nhằm kết nối với các cảng biển chủ yếu qua hệ thống đường thủy nội địa.

Trước mắt miếng mỡ mà Vinalỗ nhắm đến là miếng đất khoảng khoảng 40-50ha dài 1.200m ven bờ hữu sông Đuống, tại cảng Phù Đổng, thuộc địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Hiện tại Vinalỗ đang đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và UBND Hà Nội cấp cho khu đất này để quy hoạch đưa vào quy trình lỗ.



_________________________________

Chú thích:

Ai "xử" ai?

Nguyễn Dư (Danlambao) - Đi tập thể dục mỗi ngày, quen một ông bạn, hể gặp mặt là ông đem cộng sản ra mà chửi. Ông chửi từ Nguyễn Xuân Phúc đến Nguyễn Phú Trọng, rồi kéo ra cả các quan đầu tỉnh. Ông nói cuộc đời ông chưa bao giờ thấy một ông thủ tướng nào ăn nói tệ hại, ngu dốt như ông thủ niễng của công sản hiện nay. Ông gọi ông Trọng là một tên lú lẫn, giáo điều... Rồi ông bi quan: Chắc có lẽ với số tuổi hiện nay thì đời ông không thể nào nhìn được ngày cộng sản sụp đổ bởi vì dân mình bị chế độ ru ngủ, lừa mị suốt mấy chục năm, không còn sức đề kháng; chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ, đua đòi chạy theo vật chất...

Tôi thì không suy nghĩ như ông. Nói là bị cộng sản lừa gạt bằng cách tuyên truyền làm cho người dân mụ mị không còn sức đề kháng để đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi thì không hẳn hoàn toàn như thế đâu. Nếu nghĩ như thế thì trong thời điểm hiện nay, phương tiện truyền thông đầy dẫy, dân biết rõ bộ mặt thật tội ác cộng sản trong một thời gian khá dài, đã đủ mà sao không có cuộc phản kháng nào gọi là một mất một còn với nhà cầm quyền? Tôi không nghĩ đơn giản như ông, mà phải kể rằng trong đó còn có cả dân tộc tính nữa.

Nhìn lại dân tộc những nước Bắc Phi, họ ảnh hưởng bởi sự đô hộ của nền văn hóa Tây phương lâu đời; hơn nữa họ sống trên một lục địa tiếp cận gần gũi với các xứ tự do và văn minh ("gần đèn thì sáng") nên họ ý thức được rằng quyền sống của con người là tuyệt đối; từ chỗ đó họ tự đứng lên lật đổ nhà cầm quyền độc tài khi bị chúng áp bức, đàn áp dẫn đến bất công trong toàn xã hội. 

Dân tộc mình thì khác, gần trăm năm đô hộ giặc Tây so với đời người thì dài nhưng chưa đủ để dân ý thức về sự tự do và quyền bình đẳng; nhưng chưa đủ dài để đẩy lùi cái nề nếp Nho giáo tam cương và ngũ thường ("gần mực thì đen"). Cái lối sống quân thần, phụ tử, phu phụ nó ăn sâu vào máu thịt của người dân sau cả ngàn năm nô lệ giặc Tàu thì cái trăm năm đô hộ giặc Tây không có... nghĩa lý gì cả.

Quan quyền ở xứ mình ngày xưa bóc lột, hà hiếp người dân trong khi dân đóng thuế nuôi họ. Đã vậy, mỗi lần đến cửa quan thì dân khú núm, đút lót, xin xỏ coi như là một sự ban bố đặc ân "trong nhờ, đục chịu" đúng theo cách hành xử "quân thần".

Những quốc gia bị nhà cầm quyền đàn áp dã man của xứ Bắc Phi, nếu so ra thì làm sao bằng sự tàn bạo suốt hơn bảy mươi năm trời thời kỳ cộng sản ngự trị trên đất nước Việt Nam. Chưa ai làm thống kê để so sánh, nhưng người ta cũng đủ cảm nhận được rằng nhà cầm quyền CSVN quá tàn bạo với dân của họ nếu tính ra từ thời cải cách ruộng đất cho đến nay.

Một trăm mấy chục ngàn người chết oan trong đợt cải cách ruộng đất, đó chưa phải là tội ác hay sao? CSVN trước đây chỉ mới "đốt sách" chứ chưa đến nỗi phải "chôn sống học trò". Nhưng giới trí thức sống dưới chế độ bị đàn áp khốc liệt. Ở miền Bắc có nhóm Nhân Văn. Sau năm bảy mươi lăm, nhiều văn nghệ sĩ miền Nam bị đốt sách, đi tù là một bằng chứng còn nguyên sau hơn bốn mươi năm chưa phai mờ theo năm tháng.

Sau năm bảy mươi lăm, nhiều gia đình miền Nam bị tan nhà nát cửa, vợ chồng con cái chia lìa, chết chóc, nếu gộp lại như thế chưa đủ để nuôi mối hận toàn dân cả hai miền hay sao!? Tội nghiệp, người ta dễ quên, mau quên và chấp nhận sống dưới sự cai trị hà khắc chế độ quân chủ của triều đại cộng sản! Thế mà mới đây, ông Lê Kiên Thành con trai tên đồ tể cộng sản Lê Duẩn, trong một cuộc phỏng vấn, kể ơn: nhờ công ơn nhân đạo, khoan hồng của cha hắn (đảng) mà dân miền nam không bị tắm máu (lợm tởm chưa!). Chắc có lẽ hắn nghĩ giết người, đập đầu bằng cuốc, chôn sống cũng trong cùng một thời kỳ như bọn Pol Pot thì mới gọi là tàn bạo hay sao!? Giết người tập thể bằng cách đập đầu; hay cướp của, ly gián gia đình, đày ải cái gọi là kẻ thù để họ chết lần chết mòn trong các nhà tù thì cách nào cũng tàn bạo như nhau mà thôi. Đừng lên giọng khoan hồng, nhân đạo của một kẻ cả bỉ ổi như thế.

Nhắc tới chuyện vượt biên, chết chóc trên biển, nhân chứng sống còn đây. Những di tích ghi lại những đau thương trên đảo bị cộng sản cho người xóa đi dấu vết, đó cũng đủ chứng tỏ là một việc làm tàn ác, nhẫn tâm để che đậy tội ác, xóa vết tích của các nạn nhân và những người còn sống

Nói đến tội ác cộng sản thì không thể bỏ qua chuyện gần nhất là Formosa ở Vũng Áng. Như mọi người đều thấy, mới đây nhà cầm quyền đưa ra những con... cầy tế thần, một hình thức liếm môi, vuốt mặt, huề cả làng như thế có đủ xoa dịu lòng dân? Chuyện sai lầm của nhà máy có số vốn đến cả chục tỉ Mỹ kim, quyết định cho họ đầu tư không phải chỉ mình ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Võ Kim Cự hay một vài đồng chí của họ. Một chủ trương lớn của đảng như thế thì phải là có một sự biểu quyết của bộ chính trị. Thế mà khi người dân đòi bồi thường thì trung ương không ông nào đứng ra giải quyết hòng tìm cách xoa dịu; ngược lại mấy ông còn sai côn đồ ra "xử đẹp".

Đảng quá nhiều tội ác từ xưa nay đã đủ để làm giọt nước tràn ly chưa!? Thêm trong chuyện Formosa này, đáng lý ra nếu lòng dân của các nước Phương Tây - hay tệ hơn là các xứ Bắc Phi - thì phải đem đảng ra "xử" chứ không phải ngược lại như đảng sai côn đồ đi "xử" dân mình đâu!

Thêm một tội ác mới chất chồng đáng ghi vào lịch sử dân Việt.

28.02.2017

Ai mới đích thực là thủ phạm vụ án Kim Jong-nam?

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Thông thường, khi tìm kiếm người chủ mưu gây ra một vụ án, người ta thường đặt ra câu hỏi: Ai, hoặc những ai là người sẽ hưởng lợi từ vụ án?

Trong vụ ám sát Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ của nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong Un, xảy ra sáng ngày 13/02/2017 tại sân bay Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, đáng lẽ cảnh sát Malaysia cũng phải đặt ra câu hỏi này, làm chỉ nam cho công việc điều tra của mình. Nhưng có vẻ như không phải vậy. Hình như Cơ quan an ninh của Malaysia chỉ nhằm tới mục đích xác minh nạn nhân đích thực là ai, cái gì trực tiếp gây ra cái chết, các thủ phạm trực tiếp gây án mạng là ai. Và dừng lại ở đó. Phía sau những cái trực tiếp này, là các câu hỏi, mục đích của vụ ám sát này là gì và ai là người chủ mưu, người tổ chức vụ an mạng, thì hình như người Malaysia không muốn biết, hoặc cố tình né tránh. Đó là vấn đề chính trị, và Malaysia, chỉ làm cái việc đảm bảo an ninh cho hoạt động du lịch, một nguồn thu ngày càng trở nên đáng kể đối với nền kinh tế của Malaysia.

Chính bởi vậy mà người ngoài, những người không có khả năng tiếp cận với công tác điều tra, không bằng cách nào có được các thông tin khả dĩ dùng được để phân tích theo hướng tìm kiếm kẻ chủ mưu, từ đó xác định âm mưu của vụ án.

Cho nên, rất tự nhiên là khi tìm cách trả lời câu hỏi "ai chủ mưu", chúng ta không thể tránh được những phỏng đoán mang tính suy diễn, cảm tính. Nhưng suy diễn cảm tính lại là một phản xạ tự nhiên, bản năng, của con người trước một sự kiện, nhất là những sự kiện mang nhiều tính bí ẩn như những vụ án mạng, hơn nữa lại là một vụ án mạng chính trị.

Câu trả lời của câu hỏi, "Ai hưởng lợi từ cái chết cuả Kim Jong-nam?", đến ngay trực tiếp không hề khó khăn, lần lượt sẽ là Bắc Hàn, Nam Hàn và Trung Quốc, không có quốc gia thứ tư.

1- Có thể loại bỏ ngay Nam Hàn ra khỏi danh sách, vì mấy lý do giản dị thế này:

- Nam Hàn là nền dân chủ hiện đại và tiến bộ, quốc gia có tư duy nhân bản hơn hai nước còn lại. Có thể tin rằng một chủ trương giết người man rợ như vậy, khó có thể đạt được đồng thuận trong giới lãnh đạo Nam Hàn.

- Nam Hàn là người đầu tiêng to tiếng nhất lên án hành vi man rợ, dã man này, và Nam Hàn quy kết không đắn đo thủ phạm là chế độ độc tài Kim Jong un. Ngay ngày đầu tiên sau khi có tin Kim Jong-nam bị giết haị, mặc dù chưa xác định rõ nguyên nhân cái chết, Nam Hàn đã chĩa hệ thống loa không lồ hướng ra Bắc, ra rả tố cáo tội ác vô đạo đức của chế độ Bắc Hàn. Có thể suy diễn theo lôgic thông thường, không thể vô tư "to mồm" như vậy, nếu trong bụng toàn dao găm và bàn tay vừa dính máu người chết.

- Tình báo Nam Hàn không có thông tin trước về lịch trình chuyến đi sang Malaysia của Kim Jong-nam.

Tờ Chosun Ilbo tường thuật hôm 20/02, "ông Alex Hwang, người Hàn Quốc, chủ nhà hàng tại Kuala Lumpur, nơi Jong Nam thường đến ăn mỗi lần đến Malaysia, cho biết, thường thường Tình báo Hàn Quốc đề nghị ông gửi thìa, dĩa, cốc mà Jong Nam dùng vào một túi nhựa và giao cho sứ quán để lấy mẫu vân tay và mẫu ADN nhằm xác định danh tính". Như vậy, tình báo Nam Hàn không có người theo Kim Jong-nam ở tuyến Một, chỉ có được các tin tức sau, chỉ nhằm biết được tung tích của Kim Jong-nam, không có nguồn tin ở vòng tiếp cận trực tiếp, nắm chương trình hoạt động, di chuyển từng ngày của Kim Jong-nam.

Tình báo Nam Hàn có thể là một trong những người đầu tiên có tin Kim Jong-nam bị ám sát, nhưng không thể là người tổ chức.

- Việc mất ổn định của chế độ độc tài Bắc Hàn đương nhiên có lợi cho an toàn của Nam Hàn, nhưng cái chết của Kim Jong-nam chỉ có tác dụng gián tiếp và không đủ quan trọng tới mức chính phủ Nam Hàn phải mạo hiểm, phiêu lưu và đặt uy tín quốc gia trước một nguy cơ tự hủy hoại.

2- Nghi phạm chủ mưu thứ hai, và được xem như đương nhiên, không cần phải chứng minh là Bắc Hàn

Với một chế độ cai trị nổi tiếng là độc tài, một nhà nước khép kín đầy bí ẩn, một hệ thống lãnh đạo cha truyền con nối, một quá khứ thanh trừng nội bộ không thương tiếc, Kim Jong-un từng ra lệnh xử tử chú dượng của mình, bây giờ xử tử anh ruột, thì có gì là lạ.

Điều lạ duy nhất là hình như chính quyền Bắc Hàn không hề biết thế giới đánh giá cái chế độ của họ như thế nào, và lạ nữa là ngay chính bản thân Kim Jong-un không hề biết, hay cố tình không biết rằng trong con mắt thế giới, ông ta là một tên bạo chúa. Hay ông ta biết mà cố tình công khai thưà nhận mình là một tên bạo chuá, man nợ và tàn bạọ như một thú vật? Có thể như thế không?

Moị tin tức, moị bằng chứng, mọi hướng và luồng lạch điều tra đều chỉ một chiều duy nhất về phía Bắc Hàn.

- Toàn bộ 7 nghi phạm đều mang danh tính Bắc Hàn. Nghi phạm người Bắc Hàn đầu tiên được xác định là một chuyên gia hoá học, trong khi chất độc được xử dụng là độc tố VX, một thứ độc tố cao cấp, được Liên Hiệp Quốc liệt vào danh sách các vũ khí huỷ diệt hàng loạt, và chuyên gia Nam Hàn, ngày 24/02/2017, cho biết Bắc Hàn có một kho dự trữ tới 5000 tấn. Một nghi phạm khác được coi là cầm đầu nhóm hành động tại Malaysia được cho là một nhân viên cao cấp của Sứ quán Bắc Hàn tại Kuala Lumpur.

- Không có một chút nghi ngờ nào vào một xu hướng kết luận tự nhiên, rằng thủ phạm là chế độ Bắc Hàn, chỉ kết luận như vậy là đủ, và có thể khép lại vụ án, không cần làm gì thêm. Và sẽ không có ai thắc mắc.

Nhưng tại sao vụ án được diễn ra có vẻ chóng vánh và rõ ràng như vậy. Tại sao mọi chứng cớ, mọi luồng lạch lại đều hướng về một mối, có phần dễ dãi. Cảnh sát Malaysia gần như xác định được ngay lập tức, từ danh tính, nhận dạng của nạn nhân tới danh tính của các nghi phạm chính.

Với một đội ngũ những sĩ quan tình báo nổi tiếng tài ba, dũng cảm, trung thành, được đào tạo chuyên nghiệp và có một trình độ thuộc một trong những đội quân tình báo hàng đầu thế giới, lại để lại dấu vết mà cảnh sát Malaysia có thể xác định 6 nghi phạm ngay từ hai ngày đầu tiên.

Nhưng hình như chỉ có thế và mọi hướng điều tra đều dừng lại ở đấy. Vạch hướng tới Bắc Hàn rồi tắt. Đến bây giờ, mọi nghi vấn đều chỉ hướng về phía Bắc Hàn, nhưng không một nghi vấn nào đủ chứng cớ để xác quyết. Các nghi phạm đã về Bắc Hàn, cảnh sát Malaysia không có cách nào tìm kiếm tiếp tục, trong khi, hai nghi phạm còn nằm lại tại Malaysia, nghi là đang trốn trong Đại sứ quán Bắc Hàn, thì vẫn không thể làm gì, nếu không có sự hợp tác của sứ quán, trong khi mâu thuẫn giữa ngoạ̣i giao hai nước càng ngày càng căng thẳng, có thể dẫn tới đóng cửa sứ quán cả hai phía. Mọi tội lỗi sẽ chỉ đổ lên đầu Bắc Hàn. Không thể chối cãi, và không cần bằng chứng. Mọi tình huống, nếu không thể đi đến kết luận, đều có thể đổ lỗi do thiếu sự hợp tác của chính phủ Bắc Hàn. Có những người "dân" đã cung cấp tin tức nhanh chóng cho cảnh sát Malaysia, hay cảnh sát Malaysia thậm chí đã được chỉ đạo?

- Kim Jong-nam là con bài thay thế chế độ. Kim Jong-nam còn sống thì nguy cơ thay thế vẫn còn. Suy luận này là hiển nhiên.

Nhưng sau lần gặp nhau duy nhất vào ngày tang lễ của cha của cả hai, Kim Jong-il, ngày 17/12/2011, hình như đã có một thoả thuận nào đó giữa hai anh em. Từ tháng 2 năm 2012, Kim Jong-nam bắt đầu cuộc sống lưu vong nước ngoài tại Macau. Có vẻ như Kim Jong-un chu cấp mọi phí tổn và bảo đảm cho Kim Jong-nam một cuộc sống đầy đủ. Kim Jong-nam từ đó không còn liên hệ gì với hệ thống liên quan tới bộ máy quyền lực của chế độ và không còn quan tâm tới chính trị.

Vụ ám sát vào cuối năm 2012, được cho là do Bắc Hàn tổ chức nhưng thất bại nhờ tình báo Trung Quốc, cuối cùng chỉ là tin đồn, không có thực. Tin đồn được xuất phát từ một tờ báo lá cải ở Hong Kong, nhưng không rõ người chủ trương phao tin là ai. Tuy nhiên, báo Hong Kong khi đó cũng thừa không phải là chuyện rò rỉ từ tình báo Bắc Hàn. 

Từ sau "vụ án đồn đại" có thể hữu ý này, Bắc Kinh bắt đầu "chiụ trách nhiệm về an toàn tính mạng" cho Kim Jong-nam và gia đình Kim Jong-nam. Bắc Kinh bố trị mạng lưới điệp viên và thường xuyên có hai nữ vệ sĩ đi theo bảo vệ an toàn cho cá nhân và người thân của Kim Jong-nam.

- Vụ án xử tử người chú dượng Jang Song taek ngày 12/12/2013 là việc quyết định xử tử hình người chú mà chính Kim Jong-un có rất nhiều kỷ niệm gắn bó và rất yêu quý, sự thật cuối cùng là một âm mưu của Trung Quốc.

Jang Song taek là người thứ hai trong hệ thống quyền lực cuả chính phủ Kim Jong-un, cố vấn an ninh tin cậy độc nhất, đặc phái viên duy nhất của Kim Jong-un trong quan hệ với Trung Quốc, trong những ngày cầm quyền đầu tiên, thời gian mà Kim Jong-un còn chưa được Trung quốc ủng hộ.

Nhưng Jang Song taek đã bị Trung Quốc mua. Một âm mưu thay thế chế độ, tất nhiên dùng lá bài Kim Jong-nam, do Jang Song taek tổ chức thực hiện. Mặc dù phương án thay thế chế độ này do chính quyền Hồ Cẩm Đào chủ trương và trực tiếp điều hành, nhưng được Tập Cận Bình tiếp tục.

Theo báo Đa chiều "Chính Chu Vĩnh Khang là người tiết lộ mật đàm giữa ông Hồ Cẩm Đào và Jang Song-thaek về việc lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đồng thời Chu Vĩnh Khang cũng định đào tẩu sang Bắc Hàn. Vì việc tiết lộ bí mật quốc gia, Chu Vĩnh Khang ngay sau đó bị bắt giam. Việc bại lộ khiến ông Kim Jong-un nổi giật, lập tức xử tử người chú rể và quay mặt với Trung Nam Hải."

"Ngày 22/2, khi thăm Trung Quốc tháng 8/2012, Jang Song-theak đã mật đàm với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong khoảng 1 giờ mà chỉ có phiên dịch của phía Bắc Kinh".

Báo này nói rõ "Do Chu Vĩnh Khang làm lộ việc này, Jang Song-thaek nhanh chóng bị mất mạng. Không những thế, toàn bộ quan chức thân Bắc Kinh đã bị Kim Jong-un thanh trừng, nhưng một người đã kịp chạy sang cấp báo tình hình với Trung Nam Hải."

Nhưng, theo trang Wen Wei Po của Hong Kong, "Giám đốc Ủy ban Ngoại giao, Thương mại và Thống nhất của Quốc hội Hàn Quốc, Ahn Hong Joon quyết định hành quyết ông Jang Sung- taek không phải của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, đây là chủ kiến của người đứng đầu Tổng cục Chính trị Triều Tiên Choe Ryong-hae."

Tờ Nhân Dân nhật báo bản hải ngoại ngày 25/12 dẫn tin từ truyền thông Bắc Hàn cho biết, "nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khóc ròng suốt mấy ngày sau vụ hành quyết ông chú rể Jang Song-thaek, thậm chí đến ngày giỗ bố, ông Kim Jong-un vẫn còn khóc vì ân hận."

Theo tờ Yomiuri, "Kim Jong-un rất buồn sau vụ xử tử Jang Song-thaek, hình như ông tự thấy như chính mình đã giết chết chú dượng nên trạng thái tâm lý không ổn định. Từ hôm xử tử Jang Song-thaek ngày 12/12 đến ngày 17/12 diễn ra lễ kỷ niệm 2 năm ngày mất của người cha Kim Jong-il, Kim Jong-un vẫn còn khóc".

Có thể có quyền nghi ngờ một con người như vậy đã hết nhân tính không? Một người đã từng giết chú, bây giờ giết anh?! Và đó là một chàng trai từng chịu ảnh hường và ngưỡng mộ nền giáo dục Thuỵ Sĩ?! 

Ngày 16/02 là ngày sinh nhật Kim Jong Il, và cả nước Bắc Hàn đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước rất nhiều hoạt động, bắn pháo hoa, và hàng loạt các hoạt động vui chơi nhiều ngày. Nhưng ngày13/02, Kim Jong-un quyết định xử tử anh ruột của mình. Làm quà sinh nhật cha? Có thể có một con người còn nhân tính mà làm điều đó không. Kim Jong-un có thể mất trí tới vậy không?!

Kẻ gây ra chuyện này thật là tàn bạo và độc ác. Ai, có thể là ai?.

Theo thông tấn KCNA, ngày 16/02, "Lãnh đạo Kim Jong-un cùng các quan chức tại Cung Kumsusan, nơi đặt thi hài của Kim Nhật Thành và Kim Jong Il. Trong chuyến viếng thăm bao gồm Hwang Pyong-so, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Triều Tiên và Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Bí thư đảng Lao động Bắc Hàn."
"Các hình ảnh được phát đi trên truyền thông nhà nước của Bắc Hàn cho thấy ông có vẻ mặt đằng đằng sát khí, và ông không giơ tay vẫy chào khi rời đi, điều lẽ ra ông vẫn thường làm."

Tuy nhiên, như ghi nhận của hãng tin Rёnhap (Hàn Quốc), "trong số những người tham gia lễ viếng không có mặt hai nhân vật thứ hai và thứ ba của chế độ, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Bắc Hàn Choe Ryong-hae và người đứng đầu Bộ Công an Kim Jong-hon, có giả thiết đã bị sa thải".

Nếu lưu ý rằng, Choe Ryong hae chính là nhân vật đại diện duy nhất của Kim Jong-un liên lạc với lãnh đạo Trung Quốc, từ sau cái chết của người chú dượng Jang Song taek, thì sẽ có thể suy đoán hai khả năng:

- Kim Jong-un chỉ mới biết tới vụ ám sát anh trai, sau khi xong việc.

- Choe Ryong hae và Kim Jong-hon hoặc đã thực hiện theo chỉ đạo của thế lực thứ ba, hoặc tự tổ chức sau lưng Kim Jong-un.

Nếu có thế lực thứ ba, Kim Jong-un phải cay đắng chấp nhận, ngược lại, nếu là hành động tự ý, vượt mặt, sắp tới, rất có thể Choe Ryong hae và Kim Jong-hon sẽ biến mất, và hai nhân vật tháp tùng Kim Jong-un trong lễ sinh nhật là Hwang Pyong-so, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Bắc Hàn và Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Bí thư đảng Lao động Bắc Hàn sẽ là những người thay thế.

Cho đến phút cuối cùng, Bắc Hàn vẫn một mực khẳng định người chết tại sân bay Kuala Lumpur ngày 13/02 là "nhân viên ngoại giao Kim Chol, không phải là Kim Jong-nam, và Malaysia đang cố chính trị hoá vụ án". Điều này chỉ có nghĩa rằng Bắc Hàn không chịu trách nhiệm chính trị về cáị chết của Kim Jong-nam, cũng có nghĩa rằng, theo chính phủ Bắc Hàn, vụ ám sát là một mưu đồ chính trị.

Người ta có thể ngầm hiểu rằng, theo chính phủ Bắc Hàn, có hai kẻ là thủ phạm, một là Nam Hàn, hai là Trung Quốc. Nếu Nam Hàn đã bị loại khỏi danh sách nghi phạm, thì nghi phạm duy nhất còn lại là Trung Quốc.

3- Thủ phạm có thể là Trung Quốc

Trong suốt thời gian xảy ra vụ án cho đến ngày hôm nay, 27/02/2017, người ta chưa hề nghe một chút thông tin nào từ phía chính phủ Trung Quốc và thậm chí từ báo chí truyền thông Trung Quốc.
Tuy nhiên, một việc trái logic thông thường đã xảy ra.

Được biết Đoàn Thị Hương mua chiếc áo có chữ LOL của Taobao khi có mặt tại TQ 1 tháng trước đó. Nhưng, báo Vnexpress.net ngày 16/02 đưa tin, "Nữ nghi phạm sát hại Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, mặc chiếc áo phông màu trắng in chữ "LOL". Nó có giá 6,3 tệ (gần một đôla Mỹ), được bán rộng rãi trên Taobao, theo SCMP. Tuy nhiên, sau khi hình ảnh về nữ nghi phạm được công bố hôm qua, mẫu áo này đã nhanh chóng bị dỡ khỏi các quầy hàng trên Taobao, trang mua sắm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc". Một dịp quảng bá miễn phí, và một dịp may hiếm có. Taobao tự ghè chân mình hay bị ép phải gỡ đường dẫn vụ án tới Trung Quốc?

- Theo China Press, nhật báo tiếng Trung tại Malaysia, 2 nữ nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ đã sống tại Trung Quốc trong khoảng 1 đến 3 tháng qua. "Trong thời gian này, họ hành nghề "gái gọi" và qua lại với một người đàn ông. Người đàn ông này là người trung Quốc".

Tờ báo cho hay người đàn ông này đã giới thiệu nghi phạm thứ nhất cho 4 thanh niên Bắc Hàn.

Cảnh sát cho biết 4 người đàn ông Bắc Hàn đã cung cấp thuốc độc cho hai phụ nữ thực hiện vụ án. Những người này bỏ trốn khỏi Malaysia cùng ngày với vụ sát hại, họ bay đi Vladivostok và từ Vladivostok về Bắc Hàn, trong khi hai nữ nghi phạm, một người Indonesia và một người Việt Nam, bị bắt. Hai phụ nữ này có thể đã được tuyển dụng và huấn luyện bởi người Trung Quốc.

- Sau khi buộc phải chấp nhận sống lưu vong, đặc biệt sau cái chết của người chú dượng, Kim Jong-nam không còn liên lạc với bất cứ ai trong chế độ. Sau vụ tin đồn ám sát hụt vào tháng 02/2012, Kim Jong-nam chính thức được chính phủ Trung Quốc bảo vệ bằng biện pháp an ninh hai tầng, nghĩa là có vệ sĩ đi kèm và mật vụ vòng ngoài 24/24 giờ. Việc tiếp cận Kim Jong-nam của tình báo Bắc Hàn đã trở nên không thể. Như vậy, chỉ duy nhất mật vụ Trung Quốc nắm được chương trình chi tiết các dịch chuyển của Kim Jong-nam.
- Kế hoạch ám sát được hình thành trước đó ít nhất là một tháng, bắt đầu bằng một người Trung Quốc, sau đó chuyển sang tay những người Bắc Hàn. Người duy nhất có khả năng tổ chức vụ ám sát là chính phủ Trung quốc.

Một câu hỏi được đặt ra, tại sao Trung Quốc phải giết Kim Jong-nam?

- Kim Jong-nam chưa bao giờ đươc coi là phương án thay thế Kim Jong-un do tư tưởng tự do và ủng hộ dân chủ. Kim Jong-nam không che giấu thiện cảm với nền dân chủ và sự phồn vinh của Nam Hàn. Phương án Kim Jong-nam tất yếu dẫn đến thống nhất hai miền theo chế độ dân chủ và Bắc Hàn sẽ trở thành đồng minh của Mỹ, đưa biên giới nước Mỹ tới phía đông bắc Trung Quốc suốt một chiều dài 1416km. 

- Kim Jong-nam được nuôi dưỡng và bảo vệ chỉ để làm con bài mặc cả và uy hiếp chế độ và gây áp lực với Kim Jong-un, nhưng không phải là con bài thay đổi chế độ.

- Mục đích của Trung quốc là duy trì chế độ Bắc Hàn như một vùng đệm an toàn cho phía đông bắc Trung Quốc, sử dụng Bắc Hàn như một lọai thuốc thử, một phần tử khiêu khích nhằm đo lường phản ứng của dư luận và thái độ của các đối tác, châm ngòi lửa khi cần.
- Sự tồn tại cuả chế độ Bắc Hàn là một nhu cầu không thể tách rời của Trung Quốc. Bắc Hàn vĩnh viễn phải là vùng đệm cho Trung Quốc. Trung Quốc không có nhu cầu xâm chiếm Bắc Hàn, nhưng không thề chấp nhận một Bắc Hàn độc lập hoặc thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc. Trung Quốc hoàn toàn có thể nuôi sống Bắc Hàn. Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ chương trình hạt nhân của Bắc Hàn đi đến bước cuối cùng bằng tiền và công nghệ Trung Quốc, nhưng chỉ khi nào Trung Quốc có được sự đảm bảo quản lý tuyệt đối chương trình đó, nghĩa là Trung Quốc phải là một trong hai người ấn nút hoả tiễn.

- Trước sức ép chiến tranh kinh tế mà tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, "Trung Quốc hoàn toàn có thể ngăn chặn Bắc Hàn, nhưng Trung Quốc đã không làm gì" và trước nguy cơ hệ thống phòng thủ tên lưả giai đoạn cuối (THAAD) có thể sẽ được lắp đặt trong cuộc tập trận Mỹ-Hàn vào tháng ba sắp tới, Trung Quốc buộc phải xuống thang. Nếu Trump tăng thuế nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc lên 45%, thì không cần phải tuyên bố chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc tự sụp đổ. Và nếu THAAD được lắp đặt tại Nam Hàn thì cũng có nghĩa rằng mọi cố gắng đầu tư trang bị vũ khí trên đất liền và trên biển của Trung Quốc hơn mười năm nay nhằm hướng ra biển Đông, tốn hàng chục tỷ USD, sẽ trở thành vô dụng. 

Trung Quốc buộc phải làm một cái gì - trừng phạt Bắc Hàn theo quyết định của Liên Hiệp Quốc. Nhưng trừng phạt nhằm làm yếu chế độ Bắc Hàn là điều Trung Quốc không muốn và sẽ gây căng thẳng với Bắc Hàn, thậm chí gây ra, ngoài ý muốn, sự đổ vỡ hoàn toàn quan hệ hai nước tới mức không thể cứu vãn.

Có thể tưởng tượng một cuộc đối thọai giữa người của Tập cận Bình và Kim Jong-un diễn ra như thế này:

- Chúng tôi buộc phải trừng phạt các ngài, hoặc cả các ngài và chúng tôi sẽ cùng chết. THAAD nếu được lắp đặt, thì hạt nhân cuả các ngài thành vô dụng.

- Như vậy là thực sự các ngài muốn hy sinh chúng tôi?

- Không, ngược lại.

- Có gì bảo đảm, nếu các ngài ngừng nhập khẩu than và các ngài vẫn nuôi con bài thay thế?

- Chúng tôi sẽ đảm bảo bù lại một tỷ USD thiệt hại do ngừng nhập than, còn phương án thay thế, các ngài có thể yên tâm. Nó sẽ được thu xếp.

Ngày 13/02, Kim Jong-nam chết tại Malaysia; khi chuẩn bị lên máy bay quay lại Macau. Ngày 18/02, Trung Quốc tuyên bố ủng hộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Ngày 19/02, lệnh ngừng nhập khẩu than của Bắc Hàn có hiệu lực một năm, đến tháng hai năm 2018 với tổng giá trị lên tới một tỷ USD. 

Những gì xảy ra chỉ chứng tỏ rằng, Trung Quốc muốn làm gì là làm được. Phương án thay thế biến mất và nó sẽ là món quà tặng cho sinh nhật ngài cố chủ tịch Kim Jong-il, ngaỳ 16/02.

Bề ngoài, Trung Quốc sẽ bằng mọi cách làm cho dư luận có cảm tưởng rằng việc giết hại con bài trong tay Trung Quốc, và việc Trung Quốc đứng về phía các nước thù địch, trừng phạt Bắc Hàn, hai quốc gia này sẽ trở thành thù địch, chứ không phải đồng minh.

Đúng là theo lôgíc thông thường, người ta sẽ chấp nhận một suy luận như vậy, dễ dàng và tự nhiên. Nhưng chắc chắn, nếu theo lối suy diễn thông thường, người ta sẽ phạm sai lầm, nếu sự việc có liên quan tới cỡ chóp bu của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

28.02.2017

Powered By Blogger