Saturday, April 30, 2016

Ngư dân Quảng Bình "nổi lửa " sẽ đốt cháy chế độ độc tài mafia csVN !!!

BREAKING NEWS !!!
Ngư dân Quảng Bình "nổi lửa " sẽ đốt cháy chế độ độc tài mafia csVN !!!like emoticon like emoticon like emoticon
Tường thuật biểu tình lớn nổ ra ở Quảng Bình ngày 30.04.2016
Theo Hai Phóng viên Tin Mừng Cho Người Nghèo !!!
15 giờ 45: Phóng viên GNsP có mặt tại hiện trường cho biết: “Hiện đang có rất nhiều xe biển xanh của cán bộ huyện Quảng Trạch đã có mặt nhưng vẫn chưa thấy họ tiếp cận hay trao đổi với người dân. Một số người dân ở thị xã Ba Đồn đã mang nước đến ủng hộ bà con ngư dân ở xã Cảnh Dương, nhưng sau đó đã bị lực lượng công an giữ lại và hăm dọa những người này nhằm ngăn chặn sự ủng hộ của người dân với nhau”.
Người dân thị xã Ba Đồn tiếp tế nước cho ngư dân ở xã Cảnh Dương vào chiều ngày 30.04.2016
Người dân thị xã Ba Đồn tiếp tế nước cho ngư dân ở xã Cảnh Dương vào chiều ngày 30.04.2016, nhưng bị lực lượng công an ngăn cản.
Nhiều xe biển số xanh và biển số đỏ vào xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Người dân mất nghiệp, chết đói nhưng cán bộ vẫn “khoanh tay” đứng nhìn.
Trưa hôm qua ngày 29.04.2016, hai tàu cá của hai ngư dân Quảng Bình cập bến, số lượng cá đánh bắt về không ai mua khiến bà con phẫn nộ đã đem số cá này diễu phố và biểu tình. Anh Thái Văn Đường, một trong những người tham gia biểu tình nói với GNsP:
“Hiện nay họ mới có 2 tàu cá về mà đã vậy tuần tới sẽ có hàng trăm tàu về thì tình hình sẽ phức tạp hơn. Những con cá này chính là mồ hôi công sức thậm chí nước mắt của họ và họ mang cá lên đường để đồng hành cùng họ. Nếu miếng cơm của họ không còn thì họ sẽ còn đấu tranh và có xu hướng bùng phát lớn, do đó bắt buộc nhà nước phải can thiệp nếu như cuộc biểu tình kéo dài và bùng phát mạnh. Cần có sự hỗ trợ cho bà con một số nhu yếu phẩm cần thiết vì hiện tại bà con nghỉ việc để ra đó biểu tình và cần có truyền thông mạnh để chính quyền phải quan tâm.”
Tại xã Quảng Xuân:
12 giờ 30: Phóng viên GNsP có mặt tại đây cho biết: “Tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch cách xã Cảnh Dương 6 km về hướng Nam. Người dân đã đưa rất nhiều các ngư cụ đánh bắt cá như thuyền, lưới… rào quanh trục đường, tất cả các loại xe đều bị ngăn chặn bởi một lực lượng dân nhí (các em nhỏ). Các cây xăng lân cận đã bị công an canh gác thường trực, người dân nào cầm chai đến mua xăng thì công an sẽ ngăn cản. Một chủ cây xăng cho biết, công an sợ người dân bạo loạn có thể dùng đến “bom xăng” nên họ đã cản. Hiện nay, thời tiết ở đây rất nóng nực và oi bức. Ở đây số lượng người già và trẻ em rất đông nên sức khỏe của người dân rất đáng lo ngại đặc biệt với thời tiết nóng như thế này.”
Tại xã Cảnh Dương:
11giờ: 30 – Phóng viên GNsP có mặt tại hiện trường cho hay: “Tình hình ở Cảnh Dương im ắng hơn so với ngày hôm qua. Số lượng các biểu ngữ nhiều hơn. Nhiều người dân cho biết họ đã thức suốt đêm qua, không thể chợp mắt vì uất hận. Có lẽ vì vậy mà nhìn người dân ở đây đang rất mệt mỏi. Số lượng công an cũng ít hơn, theo suy đoán vì ngày hôm nay người dân xuống đường tại nhiều địa điểm, nên họ phải phân chia lực lượng ra.”
Tại Đồng Hới, Quảng Bình:
9 giờ: 00 – Một người dân ở đây cho GNsP biết: “Bà con tiểu thương chợ Đồng Hới kéo nhau ra Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình biểu tình và yêu cầu nhà chức trách làm rõ nguyên nhân cá chết, mức độ biển bị ô nhiễm như thế nào và phải trả lời rõ cho dân biết ai đã gây ra các hậu quả này, yêu cầu những nhà máy gây ô nhiễm môi trường phải đóng cửa…”
8 giờ: 00 – Các phóng viên tự do có mặt tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, có nhiều cuộc biểu tình với số lượng người lớn tham gia đang xảy ra tại nhiều xã của huyện Quảng Trạch vào ngày 30.04.2016
Tại xã Cảnh Dương:
Vào lúc 10 giờ 30: Phóng viên GNsP có mặt tại hiện trường cho biết: “Rất đông lực lượng CSCĐ có trang bị nhiều loại vũ khí, xe đặc công, xe chữa cháy đang túc trực trước cổng chính Fomosa.”
13115531_1738340293116567_530449321_n
Một phóng viên xin được giấu tên cho GNsP biết: “Ngày hôm qua, bà con biểu tình suốt đêm trên trục đường quốc lộ 1A ngay trước đầu cầu Room đến ngã ba thị xã Ba Đồn. Từ thị xã Ba Đồn cách đầu cầu Room khoảng 20km bị ùn tắc giao thông hoàn toàn. Xung quanh bà con được bao bọc bởi lực lượng an ninh, dân phòng. Bà con sẽ dự định biểu tình dài hạn, họ chỉ kết thúc khi nào Formosa nhào ra khỏi VN mà thôi. Do đó bà con đã thay nhau biểu tình và họ đang tìm cách làm thế nào để duy trì cuộc biểu tình này”.
Tại xã Quảng Xuân:
Sáng nay có một cuộc biểu tình mới nổ ra tại giáo xứ Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Hà Tĩnh cách xã Cảnh Dương khoảng 6 km. Anh Mai Văn Tám đang có mặt tại hiện trường tường thuật với GNsP:
“Người dân giáo xứ Xuân Hòa đang biểu tình trên trục đường quốc lộ 1A. Họ biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường tại khu vực khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Người tham gia biểu tình rất đông, đoàn người kéo dài khoảng 500m. Có rất đông CSGT, CSCĐ, an ninh chìm nổi. Lực lượng công an đang ra sức giải tán người dân sớm, họ đã dùng bùn ném vào người dân, sau đó hai bên xô xát với nhau, một người phụ nữ bị ngất xủi, một số người bị thương nhẹ. Hiện nay, lực lượng công an đứng hai bên đường ngăn cản đoàn biểu tình đi xuống xã Cảnh Dương. Biểu ngữ bà con mang theo là “Formosa phải đóng cửa”, “Formosa cút khỏi VN”… Họ sẽ tham gia biểu tình dài ngày.”
“Bà con cho biết, họ đi đánh bắt cá về không ai mua, nguồn thu nhập của họ bị thất thu, họ không có tiền để trả nợ khi chi phí đóng tàu thuyền thì họ vay mượn tiền của ngân hàng cho nên họ yêu cầu nhà nước phải có cách giải quyết cho họ.”

Dân bàng hoàng vì cá bớp chết hàng loạt

11 hộ nuôi cá bớp ở khu vực Hòn Thị thuộc đầm Nha Phu, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa) bỗng dưng trắng tay vì cá bớp chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân.
19-32-14_1
Cá bớp đang thời kỳ xuất bán đã bị thiệt hại

Thiệt hại nặng

Đúng 1 tuần từ khi cá bớp nuôi bị chết, ông Trần Đức thôn Văn Đăng 3 rời bè trở về nhà vẫn chưa hết bàng hoàng vì sao cá chết và hay càm ràm với vợ con là tiếc đứt ruột, bởi hàng tỷ đồng bỗng dưng mất sạch theo con cá. Ông Đức kể: “Từ ngày 20/4 đến 27/4, chúng tôi không hiểu lý do vì sao mà cá bớp nuôi trong lồng bè của 11 hộ tại khu vực Hòn Thị bị chết hàng loạt, sự cố này gây thiệt hại và hoang mang cho người nuôi lắm chú ơi!”.
Theo ông Đức, gần 10 năm nuôi cá ông chưa bao giờ thấy cá bớp lại chết hàng loạt và biểu hiện lạ như hiện nay. Lúc đầu cá bỏ ăn và giảm ăn, sau đó 1-2 ngày tiếp theo ăn lại và sau đó có hiện tượng cá chết nhưng rất nhanh chỉ trong vòng 2-3 ngày khiến trở tay không kịp. Như gia đình ông vụ này thả nuôi 10.000 con lớn, nhỏ, trong đó có nhiều lứa cá đang trong giai đoạn xuất bán thịt, đạt trọng lượng từ 10-13 kg. Tuy nhiên chưa kịp gọi thương lái hỏi giá thì 90% số lượng cá nuôi đã bị thiệt hại chỉ sau vài đêm.
“Tiếc nhất là đàn cá bố mẹ của gia đình tôi gần 100 con, tượng đương 2,7 tấn phục vụ cho việc đẻ trứng nhằm gây dựng con giống giờ đã chết sạch, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Như vậy tính tất cả thiệt hại do cá chết của gia đình tôi đợt này mất khoảng 4 tỷ đồng, nhiều nhất trong số những người nuôi ở khu vực Hòn Thị”, ông Đức than vãn.
Ông Nguyễn Hữu Thật, Chủ tịch Hội Nông dẫn xã Vĩnh Lượng cho biết, việc cá chết đã xảy ra trước đó, nhưng đến này 24/4 địa phương mới nhận tin báo của người dân có hiện tượng cá bớp bị chết hàng loạt. Vì vậy sau khi Hội nông dân xã phối hợp cơ quan chuyên môn xuống vùng nuôi khảo sát thực tế thì cá bớp đã chết nhiều và người dân đang gấp rút thu hoạch bán số cá còn lại. Tính đến ngày 27/4, 10/11 hộ nuôi cá bớp ở khu vực Hòn Thị có số lồng bè bị thiệt hại 240 lồng, và hộ còn lại cũng đã có dấu hiệu bị dịch bệnh; ước tính số tiền bị thiệt hại hàng tỷ đồng, riêng thiệt hại đàn cá bố mẹ khoảng 1,2 tỷ đồng.
19-32-14_2
Người nuôi cá bớp ở khu vực Hòn Thị khóc ròng vì cá bớp chết hàng loạt.

Đâu là nguyên nhân?

Sau khi nhận được thông tin cá bớp chết hàng loạt của các hộ dân nói trên, ngày 26/4, Trạm Chăn nuôi và Thú y Nha Trang đã phối hợp UBND xã, Phòng Kinh tế TP Nha Trang tiến hành kiểm tra thực địa tình hình vùng nuôi, thu thập các đặc điểm dịch tễ liên quan đến hiện tượng cá chết; đồng thời thu mẫu làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân.
Đoàn đã lấy 2 mẫu cá và 4 mẫu nước, mẫu được phân tích tại Phòng xét nghiệm Chi cục Chăn nuôi và Thú y và đồng thời gửi cho Trung tâm nghiên cứu giống và dịch bệnh-Trường Đại học Nha Trang. Kết quả xác định cá bớp nuôi khu vực Hòn Thị bị nhiễm khuẩn nặng, nghi ngờ loài vi khuẩn cảm nhiễm là V.alginolyticus (mẫu cấy vết dày đặc). Ngoài ra sứa bi nhiều, độ nhớt cao, khi chế độ vệ sinh lồng không đảm bảo làm cho việc lưu thông nước trong lồng kém sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy trong lồng nuôi, dẫn đến tạo stress cho đàn cá nuôi và tác nhân cơ hội là Vibrio tấn công gây hiện tượng chết.
Các biện pháp cụ thể hiện nay là theo dõi sức khỏe đàn nuôi cá tại bè, khi có hiện tượng bất thường như giảm ăn, bỏ ăn phải xem xét cả vùng nuôi có bao nhiêu hộ có cùng hiện tượng. Đồng thời báo ngay cho công tác viên thú y trên địa bàn để được hướng dẫn kịp thời; có thể lặn hoặc kéo lồng lên kiểm tổng thể đàn cá nuôi của mình sau đó tách những cá thể yếu, bị bệnh ra khỏi đàn để điều trị riêng nhằm ngăn chặn việc lây lan bệnh. Thu gom xác cá chết đưa vào bờ, không vứt cá xuống biển. Ngoài ra người nuôi cần lựa chọn thức ăn cá mồi đảm bảo chất lượng cho đàn cá và nên sử dụng một phần thức ăn công nghiệp cho việc nuôi cá nhằm hạn chế hiện tượng bệnh xảy ra.
Đối với đàn cá còn lại hiện nay, khuyến cáo người nuôi nên dùng Costrim với nồng độ 5mg/1kg thức ăn liên tục trong 5 ngày, sau đó dùng kháng sinh bổ sung thêm các loại thức ăn và men tiêu hóa vào khẩu phần thức ăn cho cá…
19-32-14_3
Người nuôi rất hoang mang vì cá chết
19-32-14_4
Vớt cá bớp chết.

VIỆT NAM LÂM NGUY:

VIỆT NAM LÂM NGUY:
1- VN sắp là thuộc địa kiểu mới của Hán gian .
2- Tàu cộng đã chiếm trọn biển đông .
3- Tàu cộng chận nguồn nước sông Mê kông gây hạn hán chưa từng có ở miền Tây làm hàng triệu người đói khổ.
4- Chất độc thảy ra từ formoca đã làm cá chết khắp 4 tỉnh miền Trung. Tương lai muối và nước mắm nhiễm độc tố sẽ giết hại dân lành .
ĐỒNG BÀO HÃY ĐỨNG LÊN ĐÒI QUYỀN SỐNG, LẬT ĐỔ CS HÈN VỚI GIẶC ÁC VỚI DÂN.
Chúng tôi người Việt tỵ nạn CS khắp nơi trên thế giới, là hậu phương vửng chắc ủng hộ tiền tuyến bằng mọi cách bằng mọi giá.
Hãy biến ngày 30/4 thành ngày vùng lên tiêu diệt CS bán nước, dành ĐỘC LẬP TỰ DO DÂN CHỦ VÀ DÂN QUYỀN.
Trân trọng : QUANG MINH LE (Lê Quang)



Trang Lê: Chửi Đảng và Nhà Nước vụ công ty Formosa xả thải khiến cá chết hàng loạt

 

Biểu tình ở Quảng Bình về cá chết nhưng bị đảng CS cấm đăng tin.

Biểu tình ở Quảng Bình về cá chết nhưng bị đảng CS cấm đăng tin.



Trong khi báo chí ngoại quốc đăng tin dân chúng Quảng Bình biểu tình hai ngày nay về vụ cá chết thì trên 700 báo đài của CS Việt Nam không có một tờ báo nào dám đăng tin về cuộc biểu tình này cả.

————————————

Tin đài BBC:

 

Dân Quảng Bình biểu tình về vụ cá chết.

160429103355_quangbinh_protest_640x360_hoangducthufacebook_nocredit
Image copyright Hoang Duc Thu Facebook. Image caption Hàng trăm người dân Cảnh Dương chăng lều bạt chặn đường Quốc lộ 1A.
Người dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, hôm 29/4 tiếp tục biểu tình phản đối thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung.
Trước đó một nhóm Nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật đường phố cũng về vụ cá chết ở Huế, nhưng bị công an can thiệp.
Tin tức nói:  hàng trăm người, đa số là phụ nữ, đã chăng lều bạt trên đường Quốc lộ 1A, khiến giao thông đình trệ.
Vào khoảng đầu giờ chiều, đã có một số người dân giơ khẩu hiệu phản đối nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả rác thải, ông Hoàng Đức Thụ, một người có mặt tại khu vực cho BBC Tiếng Việt biết.
“Họ toàn là phụ nữ, những người buôn bán ở chợ,” ông Thụ nói. “Họ bực tức , giơ những khẩu hiệu yêu nước như là ‘Việt Nam muôn năm’, ‘Chúng tôi yêu Việt Nam’, ‘Chúng tôi chọn tôm cá’, và ‘Đề nghị Formosa đi khỏi Việt Nam’ – toàn là viết tay trên các tấm bìa.”
160429103437_quangbinh_protest_640x360_hoangducthufacebook_nocredit
Việc phản đối của người dân Cảnh Dương đã bắt đầu từ sáng hôm 28/4, với việc ngư dân quấn quốc kỳ quanh người hoặc vẫy cờ trên tay, mang theo các băng-rôn lớn, kéo theo xe cá đổ ra đầy đường.

Nhiều người gay gắt chất vấn lực lượng chính quyền có mặt tại đó về tình trạng cá đánh bắt về không tiêu thụ được.
“Chúng tôi biết lấy gì mà sống đây?” một phụ nữ gào khóc.
Lực lượng cảnh sát cơ động có mặt, tạo rào chắn cản đường. Tuy nhiên, hai bên đã không xảy ra xô xát.
Quảng Bình là một trong bốn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong vụ thảm họa cá chết hàng loạt hiện nay.
Hôm 27/4, chính phủ ra công điện yêu cầu bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy hải sản chết bất thường.

Nhiều cá chết dạt vào Đà Nẵng.

Sang đến ngày 29/4, khu vực biển Đà Nẵng tiếp tục có tình trạng cá chết dạt bờ ồ ạt, trong đó có nhiều cá thể cỡ lớn, tới 10kg.
Xác cá thối rữa khiến khu vực bờ biển Nguyễn Tất Thành thuộc quận Liên Chiểu bốc mùi hôi thối, trong lúc Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản CS Đà Nẵng Lưu Quang Khánh nói:  nhân viên chi cục “có đi kiểm tra nhưng không thấy có gì”, báo Tuổi Trẻ tường thuật.
Image copyright
Trước đó, trong thông cáo báo chí, giới chức Đà Nẵng nói trong vòng năm ngày tính đến 27/4 có 17 con cá chết dạt bờ trong tình trạng phân hủy mạnh, nhưng nói đó là tình trạng “bình thường”.
“Nguyên nhân có thể do trong quá trình khai thác của ngư dân, một số cá thể bị thương ngoài biển, các tàu cá thu hồi ngư cụ bị thất thoát cá dẫn đến một số loài cá bị chết, lâu ngày dạt vào bờ,” bản thông cáo dẫn báo cáo của Chi cục Thủy sản CS.
Trong kết luận ban đầu về tình trạng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, Bộ Tài nguyên Môi trường CS hôm 27/4 nói: có hai khả năng gây ra tình trạng cá chết, gồm tác động độc tố hoá học của con người và trên biển, và là do tác động của hiện tượng Tảo nở hoa, hay Thủy triều đỏ.

160429152230_vietnam_dead_fish_640x360_youtube
Image copyright YouTube Image caption Vụ cá chết hàng loạt khiến người dân miền Trung đau khổ.
Công ty Formosa Hà Tĩnh, theo tuyên bố của đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường CS trong cuộc họp báo, được xác định là “chưa thấy có mối liên hệ nào” với tình trạng cá chết hàng loạt.
Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CS báo cáo trong cuộc họp Chính phủ CS về kết quả xét nghiệm mẫu xác định “bước đầu loại trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng Tảo nở hoa, mà thế giới gọi là Thủy triều đỏ”.
Các bản tin về kết luận bước đầu này sau đó bị gỡ khỏi báo mạng ở trong nước, nhưng vẫn còn lưu trong bản cache.
Hết.

DZẢI PHÓNG LÀ PHỎNG DZÁI

 
Trang LêPosted on: 2016-05-01

Ứng phó với thảm hoạ và năng lực lãnh đạo

Sáng ngày 29 và 30/4/2016, ngư dân tại Xuân Hòa, Quảng Xuân – Quảng Bình đem cá biển và giăng lưới chặn đường quốc lộ vì bức xúc do không thể bán được cá đánh bắt xa bờ.

Trước đó, ngày 28/4/2016, Chính phủ có công điện do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký về việc nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy, hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.

Công điện nêu rõ: “Để bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người dân, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành thu gom, xử lý hết, kịp thời số lượng thủy, hải sản chết (bao gồm thủy, hải sản nuôi trồng và tự nhiên) bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời tăng cường tuyên truyền về việc mất an toàn thực phẩm, hướng dẫn người dân không sử dụng các sản phẩm từ thủy, hải sản chết; nghiêm cấm việc tiêu thụ, thu gom, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thủy, hải sản chết làm thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc, gia cầm” (1)

Ngoài giải pháp cấm cản này, không thấy thêm động thái hỗ trợ các thuyền đánh bắt xa bờ ra sao. Cấm trước cho an toàn cái đã.

Đã có dư luận cho rằng báo chí làm quá, mọi người kêu ầm lên nên bà con không bán được cá. Dư luận có quyền phán xét như vậy bởi ai mà không thương ngư dân? Nhưng nói đi cũng phải nói lại, bạn có dám mạo hiểm cuộc đời của mình hay con cái mình để ăn cá ủng hộ ngư dân khi chưa biết chắc nó có an toàn hay không không?

Nói đến đây phải nói đến trách nhiệm của chính phủ!

Tại sao không có giải pháp đảm bảo nguồn gốc cá để bà con đừng phẫn nộ như ở Quảng Bình?

Tôi xin chia sẻ một bài viết ngắn của một anh bạn, để so sánh một chút với Singapore, qua đó chúng ta có thể thấy năng lực lãnh đạo và tầm nhìn của chính phủ Việt Nam.

Đầu năm 2015, Singapore đã có một thảm họa môi sinh hải dương gây ra bởi HABs (thủy triều đỏ) khiến 77 nhà nuôi cá bè dọc eo biển Johor thiệt hại hàng triệu đô Singapore. Đây là mức thiệt hại cao nhất trong một thập kỷ qua tại các bè nuôi cá của ngư dân Singapore. Có hơn 600 tấn cá nuôi bè đã chết. 

Cục Quản lý Nông sản Thực phẩm và Thú y Singapore (AVA) đã phải vào cuộc cùng các viện nghiên cứu, các trường đại học tại Singapore để nghiên cứu chuyên sâu, có thể phòng ngừa những đợt HABs trong tương lai. Những nghiên cứu này mất ít nhất là 3 năm mới có thể có kết quả và biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Singapore đã xử lý 'khủng hoảng' nghề cá của họ một cách chuyên nghiệp trước thảm họa môi sinh và không hề có khủng hoảng xảy ra và lan rộng. Mọi việc minh bạch, xác định rõ ràng nguyên nhân và triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, nghiên cứu... 

Sau hơn 1 năm, AVA đã có chính sách đền bù thiệt hại cho các bè nuôi cá bị dịch tảo HABs năm 2015 tàn phá. Chính phủ "đền bù" cho người nuôi cá chứ không hề có thái độ "cứu trợ" vì đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của AVA và chính phủ Singapore trước người dân Singapore nói chung và ngư dân nói riêng.

Sự khác biệt trong hai kiểu gọi tên cách hành xử hậu thảm họa môi trường giữa Singapore và Việt Nam cho thấy còn lâu chúng ta mời theo kịp họ.

Singapore gọi cách họ xử lý với thảm họa môi trường HABs - thủy triều đỏ năm 2015 là "đền bù" thiệt hại cho ngư dân và những người nuôi cá.

Việt Nam đang ra rả rao giảng bài ca đạo đức "cứu trợ" ngư dân miền Trung khi thảm họa môi trường biển xảy ra.

Đó, hai quan điểm, hai cách nhìn và cách xử lý vấn đề gần như cùng một bản chất nhưng nó khác xa nhau lắm bá tánh [lỡ] mang dòng máu Việt ạ!

Sẽ khập khiễng nếu phải so sánh giữa hai quốc gia Việt Nam và Singapore.

Nhưng để thay đổi tình hình hiện nay, Việt Nam chỉ có một lựa chọn là công khai và minh bạch các thông tin bị nghi vấn liên quan đến thảm họa môi trường. 

Tại sao đến bây giờ toàn dân vẫn chưa có câu trả lời chính thức dù trước đó có thông báo rằng Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin truyền thông sẽ có câu trả lời chính thức cho báo chí vào chiều 29/4/2016?




Bài viết có sử dụng tư liệu của anh Bao Thien.

Nguồn hình: Hoàng Đức Thụ & Thảo Shi



Hãy xuống đường vì lương tâm mình

Sống dưới chế độ toàn trị đối với đại đa số mọi người là chọn thỏa hiệp và im lặng. Thỏa hiệp và im lặng cho bản thân và cho gia đình từ ngày này sang ngày khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cuối đường dài thỏa hiệp bất tận ấy là cá nhân được tồn tại ngày càng mong manh giữa môi trường sống tinh thần, văn minh và tự nhiên ngày càng nhiễm độc và lụi tàn.

Thỏa hiệp và im lặng ấy đồng nghĩa với chờ đợi ngày mai tươi sáng mà không bao giờ đến khi đa số chọn đứng bên lề, với ảo vọng mà ta cứ tưởng là hy vọng về sự tất yếu của lịch sử rằng rồi cuối cùng thiện thắng ác và ánh sáng thắng bóng tối.

Đại đa số ấy chính là chúng ta- những kẻ đứng bên lề cuộc đấu tranh tập thể và sự lên tiếng tập thể trước bao cái ác rành rành của bạo quyền.

Vì sự thỏa hiệp và im lặng ấy lịch sử Việt Nam từ hậu bán thế kỷ hai mươi đến nay là những núi xương sông máu trải dài trên khắp nước từ cải cách ruộng đất đến cuộc nội chiến với hàng triệu người chết đến bao tội ác cộng sản thời hậu chiến. Dưới ánh sáng của lương tâm và đạo lý muôn đời những kẻ gây ra tội ác ấy được coi như là đã chết trước khi họ thật sự chết. Nhưng những kẻ chọn thỏa hiệp và im lặng trước tội ác của họ phải chịu trách nhiệm trước lương tâm mình và trước những thế hệ sau. Vì, xét cho cùng, qua thỏa hiệp và im lặng trước cái ác, chúng ta hạ mình xuống như là những đồng phạm ngang hàng với những kẻ thủ ác.

Nhà văn-triết gia Mỹ Ayn Rand khẳng định như sau về sự thỏa hiệp và đạo đức:

“Không thể nào có thỏa hiệp về những nguyên tắc đạo đức. "Trong bất kỳ thỏa hiệp nào giữa thực phẩm và thuốc độc, chỉ cái chết có thể thắng. Trong bất kỳ thỏa hiệp nào giữa thiện và ác, chỉ cái ác có thể có lợi.” (Atlas Shrugged.) Lần sau nếu ta muốn hỏi: “Phải chăng cuộc sống không cần thỏa hiệp?” thì hãy chuyển câu hỏi ấy sang câu hỏi khác mang ý nghĩa thật sự: “Phải chăng cuộc sống cần từ bỏ điều đúng và thiện cho điều giả dối và ác?" Câu trả lời là rằng đấy chính là điều cuộc sống cấm- nếu ta hoàn toàn không muốn đạt đến những năm dài tra tấn trong sự tự hủy diệt từ từ."

Chúng ta không thể đứng bên lề và im lặng mãi trước cái ác trước mặt mình. Lòng nhân ái và lương tâm thúc giục chúng ta phải lên tiếng dù kết quả có được hay không. Vì thế, ngày chủ nhật này chúng ta hãy xuống đường không chỉ vì hàng trăm ngàn con cá đáng thương bị giết chết hay vì hàng trăm ngàn người bị ảnh hưởng sinh kế vì thảm họa môi trường ngày đang lan rộng hay để giữ gìn biển cả cho mình và thế hệ sau mà còn chính vì để cứu lương tâm thiên phú đã bị hoen ố ít nhiều của chúng ta.


Những tra vấn tháng 4 tự trả lời


Những nước cộng sản hiện hữu là những tàn tích của thử nghiệm một mô hình xã hội, trả một giá xương máu cho nhân loại. Hai đặc điểm cơ bản của những nước mệnh danh xã hội chủ nghĩa này là một guồng máy khủng bố có sách lược và một hệ thống xã hội băng hoại. "Nhà cầm quyền Hà Nội hiện tại" tiêu biểu cho bộ mặt của chế độ quân chủ phong kiến thời đại trong quá trình theo quy luật lịch sử là đang ở giai đoạn suy thoái, tất yếu sụp đổ từ trong nội tạng của nó.

*

(Nguyễn thị Thanh Bình nhận định & thực hiện với Trần Doãn Nho và Đặng Phùng Quân)

1. Sau hơn 20 năm dòng sông Bến Hải ngăn cách chia đôi, và người Việt chúng ta trải qua cuộc nội chiến bắn giết nhau huynh đệ tương tàn, bây giờ nhìn lại ngày 30/4/1975, anh còn nhớ tâm cảm và hình ảnh đậm đặc nào in sâu trong lòng mình nhất? Khi ở Miền Nam lúc ấy, thành phố bấn động xé nát bởi những tiếng gầm rú của chiến xa, khói súng. Với Bắc Việt vẫn được tiếng là đội quân hiếu chiến, giỏi thói xiềng chân cố thủ, và quân đội rầm rầm hung hãn xe tăng thiết giáp, súng ống đâm sập cổng Dinh Độc Lập, nơi có vị Tổng Thống 48 giờ Dương Văn Minh và nội các đã chờ sẵn để “bàn giao lịch sử”, vì cố tránh cho Sài Gòn những cuộc đổ máu không cần thiết. Trong trường hợp xem ra hàng phục thay vì “trung lập” này, kẻ chiến thắng tha hồ hống hách nhìn kẻ chiến bại như chẳng có gì, còn gì để nói chuyện “bàn giao”, ngoài thái độ hả hê mở khóa 16 tấn vàng quốc gia để rồi mang đi cống nộp cho quốc tế C.S. Liên Xô lúc bấy giờ. Cũng từ phút giây ấy, Cộng quân “triệt hạ”, vứt bỏ trước tiên lá Cờ Vàng VNCH, vinh danh và dựng ngay lá Cờ Đỏ Phúc Kiến trên toàn bộ nóc nhà ủ dột của dân tộc VN. Và như thế, liệu khi dùng bạo lực vũ trang xâm chiếm Miền Nam với mục đích “đi cứu nước”, “giải phóng Nam Miền Nam”, và “thống nhất đất nước”, vào thời điểm ấy liệu lính Bắc Việt có thấy một và chỉ một người lính Mỹ nào còn lai vãng? Và sau 41 năm “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” và “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…” như Lê Duẩn thú nhận, anh thấy được bài học lịch sử gì ở đây và bản chất của công cuộc “giải phóng” này ra sao?

2. Mới đây ở ngoài nước, những người Việt tỵ nạn đã có thêm một cụm từ “Ngày Hành Trình Tìm Tự Do” để gọi Ngày 30 tháng 4, mặc dù có thể ba chữ “Ngày Quốc Hận” đã là một cách dùng, cách gọi quen thuộc. Theo nhà văn Trần Vũ thì đây là “Ngày Chiến Thắng của Cái Ác”, và như thế cũng không khác gì với tên gọi của Luật Sư đang bị cầm tù Nguyễn Văn Đài là “Ngày của Cái Ác đã Chiến Thắng”. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến cụm từ vẫn không còn xa lạ gì với dân gian: “Ác với dân”, và 3 chữ “hèn với giặc” đi đầu, kể từ Ngày được gọi là Đại Thắng Mùa Xuân, Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước Về Một Mối, Nam Bắc Sum Họp Một Nhà… Do đó, tên gọi có khi không quan trọng vì ai cũng đã thấy rõ sự giả dối, giả tạo, đánh tráo khái niệm của từng tên gọi, và không ai trong chúng ta là không tự hỏi cuộc chiến đã thực sự tàn chưa, hay những người con dân Việt vẫn phải đối đầu từng ngày cho những cuộc chiến khác?

Và thay vì phải loay hoay tranh cãi cho một tên gọi không thực tế, anh định sẽ làm gì trong ngày 30/4, như khui sâm banh cụng ly ăn mừng, khi lòng mở hội vì VN ta còn đánh thắng cả siêu cường Mỹ (thì nhằm nhò gì anh hàng xóm xấu bụng to lớn, sao lại dở trò lấn lướt được?) hoặc nên làm gì như mặc áo đen hay áo trắng đổ xô ra đường, và đi lặng lẽ như một ngày để tang chung cho những anh linh tử sĩ, chiến sĩ, đồng bào vô tội đã đền nợ nước của cả hai bên?

3. Lẽ nào anh chỉ thừ người ra, vọng tưởng đôi chút và không làm gì cả như một ngày nghỉ lễ, hoặc may lắm là viết vội những cảm xúc… thơ tháng 4? Hay với những người con lưu lạc tỵ nạn xứ người, có gắn kết với biến cố, sự kiện lịch sử này, liệu 41 năm sau có còn thấy mình muốn sờ lại hoặc xoa dịu vết thương cũ, để biết rằng chỉ có mình là nên tự trách mình: “Tôi Làm Tôi Mất Nước” như một tựa sách của Lê văn Phúc chăng.

Và bây giờ với mốc điểm vẫn còn lắm tang thương của 30/4, anh nghĩ sao khi Đảng CSVN vẫn tiếp tục ăn mừng kỷ niệm chiến thắng, với những tổ chức rình rang như diễu binh, diễn hành, trưng bày triển lãm di sản chiến tranh, cờ quạt văn nghệ đàn đúm mời gọi đông đảo, cốt giương oai thành quả cách mạng, trong khi biết bao nỗi đau ngút ngàn khác vẫn chưa có cơ may hàn gắn được? Liệu có cách chi để lòng người bớt ly tán, khi nhà cầm quyền này hoàn toàn không thực tâm muốn hòa giải với trước hết là những người trong nước với nhau và giữa những mặc cảm của người Miền Nam cũ thua trận đang có những phân biệt đối xử?

4. Nhiều người cho rằng nhà nước của XHCN này là nhà nước của riêng 4 triệu đảng viên với “còn đảng còn mình” và cho gia đình họ, nên không thể và không phải là nhà nước của 90 triệu dân được quyền chọn lựa. Anh có nghĩ đây là lý do chính đáng khiến đa số những người VN nếu có cơ hội sẽ nhấc bổng đôi chân mình lên để tự bỏ-phiếu-chân cho những thăm dò không thể sống chung được với CS. Bấy lâu nay người ta vẫn thấy “nếu cột đèn biết đi cũng sẽ đi”, nhưng tại sao với cả những du học sinh tràn đầy chất xám cho nước nhà cũng “một đi không trở lại” hoặc chỉ 1, 2 người trong số 13, 14 người buộc trở về nước mà thôi? Nhất là cho đến thời điểm này, những người VN vẫn còn muốn tìm đường bỏ nước ra đi. Đó là chưa kể tình trạng rẻ rúng của những phụ nữ Việt Nam phải bán mình nô lệ tình dục khắp bốn phương, và thanh niên tìm cách đi lao động xứ người để kiếm sống, cùng dành dụm nuôi gia đình. Vậy thử hỏi với 2/3 dân số Việt Nam bây giờ là tuổi trẻ, là những người không hề có quá khứ, ký ức chiến tranh hận thù, nhưng sao họ vẫn không thể gầy dựng nổi một tinh thần yêu nước như người Nhật để mang đất nước đi lên, hoặc phải biết noi gương cha ông mình. Hay lý do không còn ai buồn dạy dỗ, giáo dục, hâm nóng trong họ những bài học công dân lịch sử đáng nhớ, để còn thấy hãnh diện mình là người Việt Nam bất khuất chăng.

Nói với họ điều gì đây trong dịp 30/4 này, khi ngoài kia Biển Đông đang dậy sóng từng ngày và nơi đây nước Việt đang có cuộc “xâm thực” cá chết và biển chết ở Miền Trung, mà thực sự không ai dám đứng lên hỏi cho ra lẽ một nhà nước chỉ biết hãnh tiến với ngoại quốc rằng: “VN chúng tôi tự hào đã đánh thắng tới ba đế quốc sừng sỏ”, khi chính Thủ Tướng Thái Lan đã phải buộc miệng với cố Thủ Tướng VN là Võ Văn Kiệt lúc ấy: “Chúng tôi tự hào đã không phải đánh nhau với đế quốc nào cả”. Lúc ấy là năm 1991, còn lúc này là năm 2016, thử hỏi tuổi trẻ và trí thức VN phải làm gì, để hòng đẩy lùi “Ngày 30/4 Oan Khiên” không còn trở về tra vấn những con người cùng một dòng máu Việt Nam?

Trả lời tổng quát của nhà văn Trần Doãn Nho:

Trước hết, xin được cám ơn phỏng vấn viên, nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình. Bản thân những câu hỏi của cô không chỉ là những tra vấn mà là một nỗi dằn xé, ray rứt. Đọc những câu hỏi mà như đọc nỗi trăn trở của chính mình. Hơn thế nữa, mỗi câu hỏi vừa là nỗi trăn trở lại vừa chứa đựng câu trả lời. 

Mà cũng không chỉ đến ngày 30 tháng 4 mới trăn trở. Với tôi, đó là một trăn trở hàng ngày. Chúng ta sống trong thân phận của những người thua cuộc 30 tháng Tư, đâu có khi nào nguôi ngoai. Ra đi, chúng ta sống một lần hai thế giới: một người Mỹ/Úc/Pháp/Canada… trong tâm thức một người Việt. Một hình thức nhị trùng nhân cách! Vừa hưởng thụ lại vừa đau đớn vì những gì đang có. Một đổi chát nghiệt ngã! Những tranh cãi về tên gọi ngày 30 tháng Tư, thực tế, chỉ là phản ảnh những trăn trở không nguôi của người lưu vong. Nó trở thành một nỗi đau hàng ngày. Tranh cãi chữ nghĩa làm chúng ta đau thêm, nhưng biết làm sao được. Chấp nhận tự do có nghĩa là chấp nhận cả những gì tích cực lẫn những gì tiêu cực. Cứ xem những tranh cãi của các ứng cử viên tổng thống Mỹ hiện nay, ta sẽ thấy đâu chỉ có cộng đồng người Việt là “nhiều chuyện”. Một nước Mỹ hùng cường là thế, văn minh là thế, tiến bộ là thế, dân chủ là thế mà cũng đầy dẫy những vấn nạn, nói gì đến Việt Nam, nhất là Việt Nam của những người mang vết thương 30 tháng Tư!

Dẫu vậy, với tôi, hải ngoại lại chứa đựng mầm mống của tương lai. Hải ngoại là một Việt Nam khác. Một VNCH nối dài, nói như Tạ Chí Đại Trường. Hải ngoại có một nền văn học. Hải ngoại có những tổ chức cộng đồng. Hải ngoại có báo chí, có truyền thông. Hải ngoại bảo tồn truyền thống. Hải ngoại chuyển sức sống của mình vào trong nước. Tuy phân tán và tranh cãi lẫn nhau, nhưng hải ngoại là một thực thể, một thế lực và là là một đối trọng đối với nhà cầm quyền Cộng Sản. Hơn thế nữa, một chỗ dựa vững chắc cho phong trào dân chủ trong nước. Tiếng nói của hải ngoại vẫn có một ảnh hưởng đáng kể vào trong nước. Nhiều người trong nước, khi bị đàn áp, vẫn tìm thấy một chỗ dựa ở hải ngoại. Có thể nói, hải ngoại là một hậu phương lớn, chứa đựng một không gian tích cực để gieo mầm mống của tương lai. Tôi cảm thấy tự hào với cái hải ngoại của mình. Và trong khả năng nhỏ bé của mình, tôi đã và đang đóng góp một chút công sức của mình vào đó. Bằng văn học. 

Vả lại, đâu phải chỉ chúng ta mới đau nỗi đau 30 tháng Tư. Nỗi đau này hiện đang giằng xé cả những người đã từng nằm trong phe chiến thắng. Hãy vào trang Bâu Xít hay những blog của những bloggers hiện đang sống trong nước mà xem. Xu thế đòi dân chủ càng ngày càng lan rộng, từ những người tuổi đảng (CS) đầy mình cho đến giới trẻ lớn lên sau ngày 30 tháng Tư. Những giá trị VNCH âm thầm trở lại trong nhiều sinh hoạt xã hội. Và đôi khi, thâm nhập ngay trong guồng máy nhà nước.

41 năm dằng dặc! Đời thì quá ngắn. Lịch sử lại quá dài và vô tình. Nhưng tôi tin rằng lịch sử luôn luôn chuyển động, hướng về cái văn minh, cái tiến bộ. Hãy góp phần mình trong chuyển động đó của lịch sử. Với những gì mình đang có.

Và đây là những vần thơ tháng 4:

Chiều 29 tháng 4 trên đường Công Lý

thành phố thất thần
bóng tối đến sớm
mây thấp và cửa đóng, đường run
năm giờ chiều, chiếc đồng hồ bứt rứt
tôi đi trong bóng của mình

dinh Ðộc Lập úa
như phế tích âm thầm
góc đường Hồng Thập Tự - Công Lý
toán lính nhảy dù ngồi ăn cơm
lá rơi trên tấm poncho
lá rơi trên ga-men
lá rơi thảng thốt
chiếc áo trận nhòe
ngậm ngùi lịch sử

lá rơi, rơi
mải miết như đùa
như trò chơi
như mơ như thực
cuộc phế hưng bủn rủn phận người.

lính nhảy dù, người ngồi kẻ đứng
súng nghiêng
nhắm vào thành phố vô hồn
những góc đường bối rối
dấu chân chìm

đêm xuống nhanh
cho một ngày mai khác

ngày mai mặt trời vẫn sẽ lên
thành phố khép chặt
lạnh
và quên.

Trả lời của GS nhà văn Đặng Phùng Quân:

1/ Với tư cách là một nhà nghiên cứu chiến đấu (tôi dùng từ ngữ của người Pháp: militant), trong Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít (khởi sự viết đã lâu trong dự án luận về cơ sở tư tưởng thời quá độ, song khi khai triển vấn đề, đã vượt khuôn khổ để trở thành một quyển sách) ở chương 9, khi phê phán thực tiễn chủ nghĩa Mác, trước sự sụp đổ của khối Liên xô và Đông Âu và ý thức hệ cộng sản, hiện tại chỉ còn một số nước như Trung Cộng, Việt nam, Miên, Lào, Cuba vẫn duy trì độc đảng CS, tôi gọi là những nước trầm tích hậu cộng sản.

Đặc điểm của những nước trầm tích này là khoác bộ mặt chủ nghĩa xã hội nhà nước, song thực tế là một chủ nghĩa nhà nước chuyên chính với một giai cấp bóc lột mới từ một đảng gồm những người có đặc lợi, đặc quyền nắm giữ độc quyền cai trị.

2/ Vào thời điểm tôi nhận được Bản luân lưu lên tiếng kháng cáo Trung Cộng âm mưu chiếm đoạt hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa, kêu gọi "chính quyền Việt Nam" phải có "động thái", tôi không ký vì một lý do đơn giản, tôi không nhìn nhận "nhà cầm quyền Hà Nội".

Chế độ Cộng sản (hình thức mới của chế độ quân chủ phong kiến) khởi sự một "triều đại" với những con người đảm lược, "nằm gai nếm mật", "tôi luyện trong lò đào tạo quốc tế" để tiến tới thành công, thắng lợi trong việc nắm được quyền bính, xây dựng thành một khối thống nhất, là đỉnh cao nhất của quyền lực, (song như những Milovan Djilas, Svetozar Stojanovic lớn lên và kinh qua trải nghiệm thực tế trong thế giới cộng sản đó, đã nhận xét) khối quyền lực đó đã sản sinh ra một hệ thống giai cấp bóc lột mới, bắt nguồn từ một độc đảng gồm những người có đặc lợi, đặc quyền vì nắm giữ độc quyền cai trị xã hội, người ta không thừa kế điều gì ngoài việc len lỏi leo lên địa vị cao trên bậc thang quyền lực, đòi hỏi trung thành với đảng, tức là với giai cấp mới này.

Những đặc điểm của giai cấp mới này là độc quyền cai trị, củng cố bằng những tín điều thư lại; về mặt lý luận thì chế độ đó mở ra với mọi người, song thực chất nó tập trung quyền trong tay thiểu số lãnh đạo, nó lại gia tăng đặc quyền đặc lợi cho những kẻ gia nhập tổ chức này. 

Những nước cộng sản hiện hữu là những tàn tích của thử nghiệm một mô hình xã hội, trả một giá xương máu cho nhân loại. Hai đặc điểm cơ bản của những nước mệnh danh xã hội chủ nghĩa này là một guồng máy khủng bố có sách lược và một hệ thống xã hội băng hoại. 

"Nhà cầm quyền Hà Nội hiện tại" tiêu biểu cho bộ mặt của chế độ quân chủ phong kiến thời đại trong quá trình theo quy luật lịch sử là đang ở giai đoạn suy thoái, tất yếu sụp đổ từ trong nội tạng của nó.

3/ Điều kiện ắt có và đủ để chế độ cộng sản tại Việt nam sụp đổ là: toàn dân chán ghét đến độ bất chấp bạo quyền với guồng máy công an cảnh bị đàn áp, trường kỳ nổi dậy chống áp bức; thế hệ 70s, 80s, và 90s thoát bỏ ý thức hệ cộng sản, đi tìm lý tưởng cho mai hậu và đối kháng đám Khuyển Ưng của Hán bang quỉ quyệt; những tranh giành quyền lực trong Đảng gay gắt dẫn tới phân hoá TW tan rã.

Lý ưng, một đất nước xã hội băng hoại như thế không thể tồn tại: một là cao trào dân chủ tất thắng, hai là nó sẽ chuyển hoá thành một nước "chủ nghĩa quân phiệt" hầu như phổ biến trên chính trường vùng Trung Đông và Đông Nam Á, bởi vì cơ bản của nền chính trị này là chế độ cực quyền, độc tài và tham nhũng; danh xưng "đảng CS tiên tiến vô sản", "chủ nghĩa xã hội" chỉ là hư từ chính trị, ba là đất nước sẽ là một phiên bang của khối Trung hoa Đại đạo trước ngưỡng cửa Thế chiến Ba bùng nổ ? 

4/ Thử minh họa một cách cụ thể đất nước Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua như sau:

4.1 bọn thống trị là ai ? bộ Chính trị & TW đảng CS: vật tạo sinh quái đản của tập đoàn mệnh danh là đảng cộng sản, phản lại quan niệm của Karl Marx, Chúa Trời của đảng CS/tôn giáo mới thời đại này, bởi quan niệm của Marx rõ rệt là:

- Không tách rời vai trò của người cộng sản như một nhóm cách mạng chuyên nghiệp nhân danh giai cấp công nhân để tranh đấu;

- Không quan niệm Đảng là một bộ phận ở bên trên lãnh đạo quần chúng

Vậy bọn chúng là gì? phản giáo, cơ hội chủ nghĩa, phá hủy thánh tượng Karl-Marx, lãnh chúa phong kiến mới tọa ngự trong những lâu đài hiện đại, biệt lập với quần chúng dân đen (cứ nhìn cánh tượng môi sinh Hà Nội [khu biệt thự sang trọng đối diện với khu dân cư nhà lá] ngày nay phản ảnh sự thực đó)

4.2 Nhân dân là ai? Quần chúng dân đen chịu mọi cảnh ngộ: chính quyền cướp đất của dân, nhà nước dâng đất, biển đảo cho Tàu Cộng, chia rẽ cư dân Nam Bắc, phụ nữ bán mình, làm nô lệ, đồ chơi cho ngoại nhân khắp phương, trai tráng làm công, nô lệ lao động ở xứ người, v.v...

Ngày trước, nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu từng cảnh tỉnh toàn dân:

Năm mươi triệu há ngồi chịu chết?

Cũng có phen kịch liệt một lần

Huống chi 90 triệu dân đen ngày nay, há ngồi chịu chết trước bạo quyền khuyển ưng/đày tớ cho hết Liên xô tới Tàu cộng?


Powered By Blogger