Sunday, March 31, 2013

Saigon 1988 - Đón người thân tù cải tạo từ miền Bắc trở về tại ga Saigon.


                   Saigon 1988 - Đón người thân "học tập cải tạo"(!) từ miền Bắc trở về tại ga Saigon.

Người về sau 13 năm tại miền Bắc: Ngày đi tóc vẫn còn xanh,nay về tóc râu đã bạc,hom hem trong bộ áo tù màu xám.Người vợ sau 13 năm gian khổ mỏi mòn,tóc cũng đã hoa râm,răng cũng rụng dần nhưng vẫn còn chút xuân sắc của một thời mệnh phụ.Người con,cằn cỗi với tháng năm trong một xã hội phân biệt đối xử vì cha anh là tù"cải tạo", nức nở ôm tay cha già,sau anh là em anh cũng đang lau nước mắt.
Những giọt nước mắt này phải chăng để mừng đời "giải phóng" hay ứa ra từ nỗi đớn đau của những người thua cuộc?
Bạn có thể quên vì bạn chưa sống trong trại "cải tạo" bị đầy đọa của các "quản giáo"..
Anh có thể quên vì anh ở nước ngoài từ 1975.
Em có thể quên vì em sanh ra sau 1975.
Nhưng tôi,tôi không quên được dù tôi muốn quên đi. Bức hình này làm tôi ứa nước mắt mỗi khi nhìn.Ở đó tôi thấy thân phận bạn bè tôi,đồng đội tôi,vợ con tôi và bản thân tôi của một thời dĩ vãng.
Chỉ vì tôi là người trong cuộc !
 
(Nguồn:Unknown).

San Jose có tượng đài Cuộc chiến VN

Tượng đài trong hôm khánh thành 30/3
Trong số 142 liệt sỹ có tên, một người hiện còn đang mất tích
San Jose, thành phố đông người gốc Việt nhất ở bên ngoài Việt Nam vừa khánh thành tượng đài tưởng nhớ những người Mỹ đã ngã xuống trong Cuộc chiến Việt Nam. 
Tượng đài 'Những Người Con của San Jose' cao 1,8m , dài gần 4m ghi tên của 142 liệt sỹ trong đó có một người hiện vẫn đang mất tích.
Báo chí Hoa Kỳ nói những người tình nguyện đã quyên góp được 75.000 đô la để xây tượng đài, vốn được khánh thành hôm 30/3.
Hàng trăm người đã tới dự buổi khánh thành đài tưởng niệm mà tại đó người ta đọc tên của những người Mỹ bỏ mình trong cuộc chiến chống lại sự lan tràn của Chủ nghĩa Cộng sản.
Một trong những người chủ xướng, ông Michael Salas, được báo San Jose Mercury News dẫn lời phát biểu về những người nằm xuống:
"Những cuộc đời trai trẻ chỉ vừa mới được sống, những tình yêu đầu đời chỉ vừa mới được yêu."
Bản thân ông Salas cũng là một cựu chiến binh và là một trong những người tình nguyện Bấmgây quỹ trong năm năm qua để xây tượng đài.

'Vinh danh'

Một trong những người thân của các liệt sỹ, bà Karen Nastor Paulson nói cái chết của chú của bà, Tony Nastor, đã "làm tổn thương và phá vỡ toàn bộ gia đình".
Bà Paulson nói về các vấn đề trong gia đình như ly dị, sức khỏe kém và rằng gia đình đã không bao giờ phục hồi lại như trước.
Bà Paulson nói thêm: "Chính vì vậy tôi rất xúc động khi có mặt tại đây ngày hôm nay.
"Khi tôi trở về nhà, tôi bị 20 người biểu tình [phản đối Cuộc chiến Việt Nam] đánh cách chỗ tôi hiện đang đứng vài chục mét."
Trung úy Mike Frangadaskis
"Vì dù tôi chưa bao giờ gặp chú tôi nhưng tôi đã chứng kiến những gì mà cái chết của ông gây ra cho gia đình."
BấmSan Jose Mercury News cũng dẫn lời Trung úy Mike Frangadaskis, người có bạn thân hy sinh trong cuộc chiến, nói: "Tôi cảm thấy rất gần gũi với những cựu binh này vì tôi đã chứng kiến họ đổ máu.
Ông cũng nói: "Khi tôi trở về nhà, tôi bị 20 người biểu tình [phản đối Cuộc chiến Việt Nam] đánh cách chỗ tôi hiện đang đứng vài chục mét.
"Những cựu binh trở về từ Iraq và Afghanistan hôm nay thật may mắn được tôn trọng và vinh danh vì đã phục vụ tổ quốc.
"Buổi lễ hôm nay cũng thể hiện điều đó cho dù nó diễn ra muộn mất 40 năm."
Lễ ra mắt tượng đài được tổ chức một ngày sau kỷ niệm 40 năm ngày Hoa Kỳ rút những người lính tham chiến cuối cùng khỏi Việt Nam hôm 29/3/1973.
Một năm sau, quân đội miền bắc đã tiến vào Sài Gòn, vốn dẫn tới một quá trình di cư lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và hàng triệu người tới Hoa Kỳ trong khi người ta ước tính nửa triệu người thiệt mạng trong quá trình bỏ chạy.

THÁNG BA GÃY SÚNG – THÁNG TƯ TAN HÀNG: NÉN HƯƠNG THẮP MUỘN!

@net

NGUYỄN THIẾU NHẪN

“Tuổi đã hoàng hôn tội vẫn đầy
Lòng vì non nước ngục trung quây
Bệnh vương màu chết tù đày đọa
Đèn đốt bao đông đã cạn dầu
Ba mấy năm trường vì nghĩa tận
Bước trên gai thép vẫn chân trần
Một lần thác đoạn muôn vàn oán
Một kiếp oan khiên chí trả đầy”

(thơ của Sở Không)
*
Trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua, một trong những tờ báo mà người Việt Quốc Gia miền Nam hết sức căm ghét là tờ l’Express của Pháp. Trong cuộc chiến tranh tự vệ của quân dân miền Nam chống lại cuộc xâm lăng của Cộng sản miền bắc, tờ báo này đã gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại cho phía những người Quốc Gia. Tờ báo này đã gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại cho phía những người Quốc Gia. Tờ báo này qua tay bỉnh bút thiên tả nặng ký Oliver Todd đã ra rả tung hô Hồ Chí Minh, đã bỏ công lặn lội vào các vùng do Cộng sản kiểm soát ở miền Nam và ca tụng, thần thánh hóa những cán binh Cộng Sản như những anh hùng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau tháng Tư năm 1975, sự thật đã làm Oliver Todd mở mắt. Tháng 6-1978, tuần báo l’Epress đã đăng một bài mang tựa đề “Le Goulag Indochinois” (tạm dịch Đông Dương: Quần đảo Ngục Tù). Đây là một bài viết chứng minh sự phản tỉnh hoàn toàn của Oliver Todd.
Trong bài viết, ký giả phản tỉnh Oliver Todd đã nhắc tới một lời phát biểu của văn hào Nga lưu vong Solzhenitsyn. Trong cơn hấp hối của miền Nam, đoán trước sự chiến thắng của Cộng sản và những gì họ sẽ làm trong tương lai ở Việt Nam, ngày 11 tháng Tư năm 1975, văn hào người Nga này đã gửi đến thế giới một thông điệp vắn tắt: “Toàn thể nước Việt Nam sẽ trở thành một trại tập trung.” Lời tiên đoán này đã trở thành sự thật.
Tiếp theo đó, Oliver Todd còn viết nhiều bài vạch trần những mặt trái của xã hội Cộng sản mà bấy lâu nay được che lấp bởi hào quang và huyền thoại. Một trong những tác phẩm của Todd là quyển “Cruel Avril 1975: La Chute de Saigon” (tạm dịch Tháng Tư Đen 1975: Sự sụp đổ của Sàigòn) để tưởng niệm và tôn vinh một người Việt Nam mà ông đã có dịp gặp gỡ: Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Paris Trần Văn Bá.
Có lẽ mọi người còn nhớ, Trần Văn Bá là con của cố Dân biểu Trần Văn Văn, du học tại Pháp từ trước 1975 và giữ chức Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris. Trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp lúc ấy là Nguyễn Duy Quang đang chuẩn bị bàn giao Đại sứ quán VNCH tại Paris cho đại diện Ngoại giao của Cộng sản và không thiêu hủy các hồ sơ mật. Chính Trần Văn Bá đã cùng các sinh viên trong Tổng hội Sinh viên Việt Nam trèo lên tầng lầu chứa các hồ sơ và tiêu hủy các hồ sơ đó. 
Ai đã từng theo dõi cuộc đấu tranh chống Cộng của người Việt tại Pháp trong giai đoạn 1975-1980 chắc hẳn không ai mà không biết Trần Văn Bá, một trong những người lãnh đạo chủ chốt.
Cùng với các ông Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh (đồng Chủ tịch Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam), Trần Văn Bá  trở thành một trong những bộ óc lãnh đạo của tổ chức kháng chiến này. 
Ngày 6 tháng 6 năm 1980, sau năm năm chuẩn bị và trăn trở suy nghĩ, chán ngán các trò tranh đấu chống Cộng bằng những cuộc thảo luận tại những phòng khách sang trọng ở các thành phố, thủ đô pháp, Mỹ, Trần Văn Bá bay sang Thái Lan. Dưới bí danh C.4 trong tổ chức, anh đã góp phần tuyển mộ, tổ chức, huấn luyện cho các chiến sĩ kháng chiến, chuẩn bị xâm nhập quốc nội.
Kỷ niệm hai năm ngày rời Paris, từ vùng hoạt động, anh gửi ra ngoài một lá thư, có đoạn viết:
“Tôi vẫn mạnh khoẻ. Thật là gay go và cực khổ. Nhưng tôi cảm thấy được sự liên đới mật thiết giữa tôi với quê hương nghèo khổ, bất hạnh và đói khát. Công cuộc giải phóng đất nước, chủ yếu sẽ là công trình của những người kháng chiến quốc nội, chứ không phải của các chính trị gia lưu vong. (do tác giả bài này in đậm).
Trong những ngày anh còn ở Thái Lan, ông Trần Văn Tòng, anh ruột của anh (sau này là Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Trần Văn Bá, trụ sở ở Paris) đã đến thăm và đã được anh tâm sự: “Quả thật là em đang làm cái chuyện đội đá vá trời.”
Và rồi, từ giã C.1 (bí danh của ông Lê Quốc Túy) anh cùng C.2 (bí danh của ông Mai Văn Hạnh) và một số chiến hữu khác mang vũ khí, đạn dược, phương tiện liên lạc xâm nhập quốc nội.
Sa cơ, anh và ông Mai Văn Hạnh cùng một số chiến hữu cùng xâm nhập và một số chiến hữu cơ sở quốc nội bị Cộng sản bắt.
Bạo quyền Hà Nội đã mở một phiên tòa hát bội, được quảng cáo rùm beng ngày 19-12-1984 tại Nhà hát Thành phố Sàigòn để xử anh cùng 21 chiến hữu khác trong tổ chức.
Phiên tòa này, thực chất chỉ là một cuộc trình diễn hình thức và đọc lên các phán quyết đã được định trước: 5 án tử hình dành cho các ông Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, giáo sư Hồ Thái Bạch, Huỳnh Vĩnh SanhLê Quốc Quân (em của ông Lê Quốc Túy).
Trước phiên tòa, Trần Văn Bá đã giữ trọn vẹn khí phách của một chiến sĩ Quốc Gia can trường. Mặc dù theo luật, các tử tội có thể xin ân xá, nhưng anh đã thẳng thừng từ chối.
Trong số những người từ bên ngoài xâm nhập Việt Nam để hoạt động, có hai người lãnh án tử hình là Trần Văn Bá và Mai Văn Hạnh. Ba người còn lại thuộc cơ sở quốc nội. Trong những người này, chỉ có ông Mai Văn Hạnh là thoát khỏi mũi súng của đội hành quyết. Là công dân Pháp, ông được chính phủ Pháp tích cực can thiệp và đã được thả về Pháp sau nhiều năm tù. Trần Văn Bá và các chiến hữu khác đã lần lượt đền nợ nước trong năm 1985.
Trong phiên tòa, một cán bộ cao cấp của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, đóng vai trò công tố viên, đã lồng lộn quy kết cho Trần Văn Bá và các chiến hữu của anh những tội danh nặng nề nhất. Đồng thời cũng lên án các “thế lực phản động quốc tế, bọn bành trướng Bắc Kinh, quân phiệt Thái Lan” đã tiếp tay hỗ trợ cho Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam. Đặc biệt Hà Nội đã tố cáo đích danh Tình báo Lục quân Thái Lan do Tướng Yongchaiut, Tham mưu trưởng Lục quân Thái lan vào lúc đó chỉ huy đã tận tình giúp đỡ tổ chức này. Youngchaiut sau này trở thành Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Thái Lan và đã qua thăm Việt Nam.
Anh Trần Văn Bá đã chết. Ba mươi năm sáu đã trôi qua. Oliver Todd đã đặt câu hỏi: “Cũng như những người kháng chiến vô danh khác, Trần Văn Bá là người của lý tưởng hay thực tế, can đảm hay mạo hiểm? Anh là một anh hùng gương mẫu hay là một kẻ tuẫn đạo vô ích? Cuộc đấu tranh mà anh Bá theo đuổi là một cái gì đó mơ hồ, tuyệt vọng hay một thách đố xứng đáng để chúng ta kính phục, thông cảm và ủng hộ?”
Đối với người Việt Nam chúng ta, có lẽ không cần thiết phải đặt ra một câu hỏi như vậy. Rõ ràng anh Trần Văn Bá là một người tranh đấu vừa lý tưởng vừa thực tế, can trường và dám mạo hiểm. Anh là một anh hùng gương mẫu và là một kẻ tuẫn đạo, và con đường anh đã theo đuổi, cuộc đấu tranh của anh là một thách đố hết sức xứng đáng để chúng ta kính phục và hết lòng biết ơn.
*
Sáng ngày 12 tháng 7 năm 2010, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã tạm trả tự do cho tù nhân Trương Văn Sương đang bị giam giữ tại trại giam Ba Sao, Nam Hà. Là một cựu sĩ quan QLVCH, Trung uý Trương Văn Sương đã bị tù “cải tạo” tại Quảng Bình trong 6 năm (từ năm 1975 đến 1981).


Ra tù, vượt biên đến Thái Lan và gia nhập lực lượng do các ông Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Tuý thành lập với mục đích xâm nhập Việt Nam và lật đổ chế độ Hà Nội. 
Trương Văn Sương là 1 trong số 21 người bị tù giam trong phiên tòa hát bội vào ngày 19-12-1984 tại Nhà hát Thành phố Sàigòn.

Sau 33 năm bị giam cầm, ngày 12-7 năm 2010 vì đau ốm liên miên, cựu Trung uý Trương Văn Sương đã được trại giam Nam Hà tạm tha 1 năm về nhà để chữa bệnh.

Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Khắc Toàn ở trong nước là người đã có thời gian ở tù chung với ông Trương Văn Sương đã xưng tụng ông này như là “một Nelson Mandela của Việt Nam”.

Đến ngày 19-8-2011, ông Trương Văn Sương đã bị áp giải đến trại giam Nam Hà để tiếp  tục thi hành án. Người tù tranh đấu cho tự do, dân chủ cho đất nước đã qua đời chỉ 25 ngày sau khi trở lại vòng lao lý.
*
“Chao ôi! Tôi chợt tầm thường
Tình không đủ khói e buồn lòng mây!”
(thơ Trần Như Liên Phượng)

Bài viết này xin được coi như một nén hương thắp muộn gửi đến hương hồn người anh hùng tuẩn quốc Trương Văn Sương. 
 

Chết vì nước là sống mãi với thiên thu!


Cũng như anh hùng Trần Văn Bá, cái chết của cố Trung úy QLVNCH Trương Văn Sương mãi mãi sẽ là ngọn đuốc soi đường cho công cuộc tranh đấu giành lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho 90 triệu đồng bào trong nước và 3 triệu người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại. 

NGUYỄN THIẾU NHẪN
tieng-dan-weekly.blogspot.com

Tiến về Tiên Lãng !

Đồng bào ơi
Hãy hướng về Tiên Lãng
Góp ngọn lửa hồng cho cách mạng bùng lên
Tay chung tay, ý chí vững bền
Hãy điểm mặt những tên bán nước.

Dòng tất bật
Chị xuôi anh ngược
Đời cam go, rồi có được chi đâu?
Phận cu li cho quan tước làm giàu
Tha hồ cướp phá, mặc niềm đau đồng loại.

Anh đứng lên
Chị đứng lên
Tất cả chúng ta đứng lên góp cùng tiếng nói.
Bảy mươi năm… đủ tôi mọi nhọc nhằn
Bảy mươi năm… khó khăn nối tiếp vạn khó khăn
Dải đất Việt vẫn trơ cằn sỏi đá!.

Đoàn Văn Vươn chồi xanh trổ lá
Dựng niềm tin, như biển cả ngàn xanh
Nay toàn dân đã thấu rõ ngọn nghành
Phải vùng dậy
Phải đấu tranh quyết liệt.

Anh đã biết, cũng như bao người đã biết
Còn đảng độc tài, còn nước Việt tang thương!
Lối tắt
Đường cùng
Ngõ tận Quê Hương
Muốn cứu vãn, chỉ con đường tranh đấu.

Anh hãy về đây
Chị hãy về đây với nhiệt tâm nung nấu
Tiên Lãng đuốc soi đêm tối chập chùng
Nỗi nhục này, há chẳng phải nhục chung?
Khi đất nước đang đường cùng ngõ tiệt.

Nếu ai hỏi, ta còn chăng nước Việt?
Còn bâng khuâng… đâu tuấn kiệt anh hào?
Nỡ quay lưng
Đành thờ ơ…đành sao?
Khi đất nước trong nghiêng chao vực thẳm.

Ngoài biển đảo, giặc thù hung hăng lắm
Biển quê hương, nay cấm dân chài
Đau thương không khi ta đặt dấu hỏi tương lai?
Khi dân tộc trong chuỗi dài nô lệ.

Ngày 2 tháng Tư, bọn quan tòa đồ tể
Xử dân oan hòng để răn đe
Một lũ bạo tàn trên dưới xúm nhau hè
Một băng, một đảng, một bè cướp cạn.

Chúng đã cướp giang sơn hầu hiến dâng đại Hán
Để Việt Nam thành Tây Tạng chư hầu!.

Ngày 2 tháng Tư
Anh ở đâu?
Chị ở đâu?

Hãy tiếp lửa… tiến mau về Tiên Lãng.
Nguyên Thạch

Vụ án Đoàn Văn Vươn

CÔNG LÝ CHO GIA ĐÌNH ANH ĐOÀN VĂN VƯƠNÔng Đoàn Văn Vươn cùng các ông Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quí, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái bị Viện Kiểm sát TP Hải Phòng truy tố ngày 1-1-2013 về hai tội : « chống người thi hành công vụ » và tội « giết người », theo các điều 257 và 93 của bộ Luật hình sự. Hai bà Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thuơng thì bị ghép vào tội « chống người thi hành công vụ » theo điều 257 của BLHS.
Thấy gì qua bản cáo trạng của VKS ?
1/ VKS lập cáo trạng trên kết quả điều tra của công an TP Hải Phòng mà bộ phận công an này lý ra phải là một bên phạm tội trong vụ án.
Thật vậy, công an TP Hải Phòng do đại tá Đỗ Hữu Ca làm giám đốc, là người trực tiếp chỉ huy vụ cưỡng chế thâu hồi đất của ông Vươn. Việc cưỡng chế này, theo nội dung kết luận của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 10-2-2012, có hai điều không đúng với qui định của luật pháp :1/ quyết định thu hồi đất không đúng với qui định của pháp luật đất đai và 2/ việc phá dỡ nhà của ông Vươn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Việc cưỡng chế thu hồi đất, theo tinh thần bản kết luận của TT, CATPHP đã vi phạm pháp luật. Ông Đỗ Hữu Ca và CA TP Hải Phòng, trên tinh thần pháp quyền XHCN, đáng lẽ phải bị truy tố và pháp luật trừng trị thích đáng những nhân sự này về hai tội phá hoại tài sản của công dân và lạm dụng quyền lực cưỡng chế trái phép tài sản hợp pháp của công dân.
CATPHP do « phạm luật », trở thành người phạm tội, không thể đóng vai trò « bảo vệ luật pháp », (người bảo vệ luật pháp không thể là người phạm pháp). Do đó không có tư cách pháp lý để điều tra lập hồ sơ kết tội ông Vươn. Hồ sơ « vụ án Đoàn Văn Vươn » do CATPHP điều tra và thành lập là không có giá trị pháp lý.

2/ CATP HP qui ông Vươn (và gia đình) vào hai tội : tội chống người thi hành công vụ và tội giết người, theo các điều 257 và 93 của bộ Luật hình sự.
Nhiều luật gia đã đề cập đến việc kết tội này, ở đây chỉ thêm vài chi tiết nhỏ.
Như ý kiến của nhiều người, việc cưỡng chế lấy lại đất của ông Vươn, vì không đúng qui định của luật pháp, do đó việc thi hành cưỡng chế không phải là « công vụ ». Qui tội ông Vươn và gia đình vào tội « chống người thi hành công vụ » theo điều 257 BLHS là gượng ép. Không có « công vụ » thì không có người « thi hành công vụ ». Mà không có người « thi hành công vụ » thì không có việc « chống người thi hành công vụ ». (Nhưng có tội danh đội lốt thi hành công vụ để phá hoại tài sản và âm mưu chiếm đoạt tài sản của công dân mà hai tội này không thấy VKS làm thủ tục truy tố).
Cũng theo ý kiến của nhiều người là không có tội danh « giết người » ở đây. Không có ai chết thì không hiện hữu tội giết người. Theo TT, các lệnh thâu hồi đất của chính quyền địa phương là « sai pháp luật ». Nếu chính quyền địa phương làm « sai pháp luật » thì hành vi của ông Vươn chưa chắc là hành vi phạm tội. Một hành vi nhằm chống với một hành vi trái pháp luật thì chưa chắc là phạm luật. Hành vi của ông Vươn (và gia đình) nhằm bảo vệ tài sản của mình, nhiều lắm chỉ có thể khép vào tội « cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng » theo qui định ở điều 106 BLHS mà thôi.
3/ Kết luận của TT ở hai điểm dẫn trên có thể không có giá trị về pháp lý nhưng có giá trị ở phần thủ tục hành chánh và bằng chứng. Vì các qui định dưới luật mà chính quyền địa phương lạm dụng thuộc thẩm quyền của thủ tướng. Nhưng kết luận của TT, phần II đoạn 3, thì chính thủ tướng đã chỉ thị truy tố ông Vươn vào tội « giết người và chống người thi hành công vụ ». CA TPHP đã làm đúng theo chỉ thị này.
Nhưng chỉ thị này của TT không có căn bản pháp lý. Vì mâu thuẩn.
Thủ tướng đã mâu thuẩn ở hai điều : 1/ không có ai chết người để mà kết tội « giết người » và 2/ TT đã kết luận việc cưỡng chế thu hồi đất là « vi phạm pháp luật ». Khi kết luận như thế thì không thể cho rằng việc cưỡng chế này là « công vụ ».
4/ Như đã viết ở điểm 3, kết luận của thủ tướng không phải là phán quyết của tòa, do đó không có giá trị pháp lý, nhưng nó có giá trị lớn lao về thủ tục hành chánh, khẳng định đúng, sai trong các việc « giao đất » và « cưỡng chế đất đai ».
Chiếu theo bộ Luật đất đai 1993, chính quyền địa phương xã Tiên Lãng không có thẩm quyền giao hay cho thuê các vùng đất thuộc bãi bồi ven biển. Điều 50 bộ luật này qui định các bãi bồi ven biển thuộc thẩm quyền chính phủ. UBND địa phương chỉ có thẩm quyền ở các cù lao hay cồn ở trên sông mà thôi (điều 49).
Chính quyền địa phương Tiên Lãng khi lấy các quyết định giao đất hay thu hồi đất (bồi ven biển) là vi phạm pháp luật. Đơn giản vì các vùng đất bồi không thuộc phạm vi quản lý của họ.
Kết luận của TT ở điểm 1/ : « Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành ».
Bộ luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14-7-1993 nhưng chỉ có hiệu lực từ ngày 15-10-1993. Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của UBND huyện Tiên Lãng do đó không bị luật Đất đai 1993 chi phối mà phải tuân theo bộ Luật đất đai năm 1987. Bộ luật này không có qui chế về các bãi bồi ven biển cũng như thời hiệu giao đất.
Kết luận của TT ở điểm 2/ : « Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vào mục đích  nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 14 năm, tính từ ngày 4 tháng 10 năm 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất. »
Trên lý thuyết điều này không đúng ! Bởi vì Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 thì chịu sự chi phối của bộ Luật đất đai 1993. Mà chiếu theo luật này thì UBND xã Tiên Lãng không có thẩm quyền giao hay cho thuê các vùng đất thuộc bãi bồi ven biển. Thẩm quyền này thuộc về chính phủ (điều 50). UBND địa phương chỉ có thẩm quyền ở các cù lao hay cồn ở trên sông mà thôi (điều 49).
Nhưng kết luận của TT ở đây có giá trị hành chính, vì nó chính thức hóa quyết định giao đất cho ông Vươn của UBND địa phương.
Phân tích này nhằm dẫn chứng các kết luận 1 và 2 của TT là phù hợp với luật pháp. Ông Vươn có quyền sử dụng đất và việc cưỡng chế đất đai là không hợp lệ.
Nhưng kết luận 3 của TT về việc kết tội ông Vươn thì TT đã phạm nhiều mâu thuẩn, do đó không có giá trị ràng buộc như một « lệnh ». Tệ hơn hết, CA TPHP đã theo « lệnh » này của TT, truy tố ông Vươn và gia đình về các tội danh không có, hay không tương ứng.
Trương Nhân Tuấn
CÔNG LÝ CHO GIA ĐÌNH ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN

ĐẦM ANH VƯƠN LÀ NGƯỜI NƯỚC NÀO CÁC CHÚ?

DoanVanVuong2Lời Tác Giả: Năm ngoái, sau khi xẩy ra vụ cưỡng chế trái pháp luật đầm tôm của gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, tôi đã đọc đi đọc lại Vụ Án Đồng Nọc Nạn tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, 1928, để hy vọng gia đình anh Vươn cũng sẽ được xét xử trong một phiên tòa công bằng như Tòa Đại Hình Cần Thơ của chính phủ thuộc địa. Nhưng nay, tôi phải viết bài này để vĩnh biệt Vụ Án Đồng Nọc Nạn vì vị quan tòa tại Tòa Đại Hình Cần Thơ đã chết, nên gia đình anh Vươn sẽ bị xét xử tại Tòa Án Hải Phòng từ ngày 4/4 đến ngày 10/4/2013 và kết quả phiên tòa này như thế nào thì không cần phải đợi đến ngày tuyên án, chúng ta cũng đã biết. Ôi! Thương quá những người nông dân Việt Nam lam lũ đang phải chịu kiếp sống bất công đau khổ!
ĐẦM ANH VƯƠN LÀ NGƯỜI NƯỚC NÀO CÁC CHÚ?
(Kính viếng hương hồn Vụ Án Đồng Nọc Nạn)

Đầm Anh Vươn là người nước nào các chú?(*)
Người Hàn Quốc hay Tàu Tưởng Đài Loan?
Lũ tư bản bây giờ chúng ranh ma lắm đó
Đi đầu tư khắp nơi rồi bóc lột tràn lan
Ta đã ghé qua Cu Ba để cảnh giác bác Phi-Đen
Là chủ nghĩa tư bản ngày nay đang trên đà dẫy chết
Cũng định sang thăm cả Brazil thì không may “bị mệt”
Bay về nước để triển khai ngay cái Nghị Quyết Ấy liền!
Không phát triển kinh tế thị trường theo kiểu “Tư Bản Đen”
Mà kinh tế Việt Nam phải làm theo mô hình “Tư Bản Đỏ”
Đất đai là tư liệu sản xuất thì đảng cầm quyền nắm giữ
Dân muốn có đất thì làm đơn theo “Cơ Chế Xin Cho”
À! Có phải Đầm Anh Vươn là tay đã thả cá trong hồ
Tại Tiên Lãng, Hải Phòng từ những năm 93 gì đó
Nay các chú khẽ nhắc thì may quá ta bỗng nhớ
Xưa giao đất, nay thu hồi cớ sao lại kêu ca?
Đất là sở hữu của toàn dân, đảng là lãnh đạo của chúng ta
Đảng cho thì dân được làm, đảng thu hồi là dân phải trả
Khiếu kiện thì đảng gọi công an, quân đội đi giải tỏa
Chống cự thì đảng sẽ bắt giam và đập nát cửa nhà
Theo Nghị Quyết Ấy, đó là suy thoái về chính trị
Làm mất đoàn kết nhân dân hủy hoại tình đồng chí
Gây khiếu kiện đông người mang súng dọa công an
Đầm Anh Vươn vi phạm Nghị Quyết Ấy đã rõ ràng!

Đồng chí Ếch chỉ vi phạm sơ sơ mà đã ra Quốc Hội
Nhận các thiếu sót về mình và xin lỗi trước toàn dân
Một đảng viên như thế mới là người công dân kiểu mẫu
Đầm Anh Vươn là ai mà ngươi dám chống lại muôn dân?
Hay ngươi là kẻ đã xui “Cái Nhóm Kia” chống đảng
Đòi bỏ Điều Bốn vẫn còn được ghi trong Hiến Pháp 92
Đòi được sở hữu tư nhân về đất đai và tam quyền phân lập
Đòi quân đội chỉ chống ngoại xâm, không phe phái chống ai?
Lần này ra hầu tòa nếu Đầm Anh Vươn không nhận tội
Đã dùng súng “hoa cà” để bắn vào bộ đội và công an
Thì ta sẽ đưa ra tận Hoàng Sa bắt nhốt vào ngục tối
Nhờ các đồng chí anh em giúp cải tạo công dân!
Đứng sau ta là nước Cộng Hòa Nhân Dân, một quốc gia vĩ đại
Đầm Anh Vươn chớ thấy ta hiền lành mà dám vô lễ coi thường
Ta sẽ xét xử ngươi thật nghiêm để nông dân Việt Nam sợ hãi
Không bao giờ dám noi Vụ Án Đồng Nọc Nạn làm gương!
Hà Nội, 31/3/2013
Ts. Đặng Huy Văn                           
(*) Xin lỗi quí vị, nhân vật chính của bài viết này bận trăm công nghìn việc nên thấy báo đài lề phải ngày nào cũng nhắc đi nhắc lại “Đầm Anh Vươn” thì ông chođích thị là có một anh họ “Đầm”, tên là “Anh Vươn” và ông cũng băn khoăn không biết tay “Đầm Anh Vươn” này là người Hàn Quốc hay Đài Loan mà lại có cái họ “Đầm” lạ tai thế! Sau khi được các trợlý cho hay thì hóa ra tay “Đầm Anh Vươn” này đã dám chống lại người thi hành công vụ khi bị thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng nên ông đã rất giận.
Thực ra, tác giả biết chính xác anh Vươn là một cựu chiến binh, một kỹ sư nông nghiệp họ Đoàn, Đoàn Văn Vươn, người đã thuê đầm để nuôi tôm ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng từ 1993. Đến 5/1/2012 chưa hết hạn thuê nhưng do lòng tham nên lãnh đạo địa phương đã cố tình giải tỏa trái pháp luật khu nuôi trồng thủy sản của anh, dùng cả công an và bộ đội cưỡng bức anh. Trong cảnh cùng đường, anh Đoàn Văn Vươn đã dùng súng “hoa cà” để chống lại làm 6 người bị thương nhẹ. Toàn bộ ngôi nhà ở của gia đình anh đã bị đập phá tan hoang và anh cùng một số người thân đã bị tạm giam hơn một năm nay, hẹn đến 4/4/2013 sẽ mở phiên tòa xét xử.

Bắn giết ngư dân VN, Trung Quốc cho là hợp lý!

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn, ngày 23.03.2013
Trước những hành động man rợ và những câu trả lời hỗn xược đầy tính du côn thách thức  của Trung Quốc, Việt Nam sẽ làm gì? Đó là một câu hỏi của hầu hết người Việt Nam trong lúc này. Bởi không thể phủ nhận một thực tế là Hải quân VN bây giờ còn yếu trước sức mạnh của Trung Quốc. Và cũng vin vào sức mạnh ấy, Trung Quốc nghênh ngang, tàn bạo đối với tàu thuyền của VN trên biển Đông. Nhưng không phải bất cứ một quốc gia hùng mạnh nào cũng nhe nanh múa vuốt toan tính nuốt chửng những nước láng giềng. Như thế thì còn gì là công pháp Quốc Tế, làm gì còn là lương tâm, còn gì là nhân loại, làm sao mơ đến chuyện hòa bình trên toàn thế giới này. Con người chỉ biết tranh giành cắn xé lẫn nhau, con mạnh ăn thịt con yếu thì chỉ còn là loài dã thú!
Dân đã sẵn sàng hy sinh cho danh dự tổ quốc
Người VN chúng ta, qua bao thăng trầm trong lịch sử, đất nước hàng ngàn năm đô hộ giặc Tàu rồi cũng vùng dậy, đòi quyền sống, quyền tự do cho dân tộc của mình. Đó là tinh thần bất khuất của dân Việt, hẳn Bắc Kinh vẫn chưa quên. Lúc này chính là lúc tinh thần quật cường bất khuất đó trỗi dậy mạnh mẽ. Tung Quốc đừng dại dột thử lòng yêu nước của dân tộc Việt.
Nhưng nói thế chưa đủ, phải chứng tỏ bằng hàng động thiết thực hơn, phải bằng mọi cách ngăn chặn ngay bàn tay máu man rợ của kẻ thù.
Phản đối không xong, hội nghị này hội nghị kia, đề nghị đàm phán song phương, đa phương đều chẳng mang lại mảy may kết quả nào, vậy cách cuối cùng là gì? Chỉ còn cách chống trả, quyết liệt chống trả. Còn một người cũng đánh, thua cũng đánh, đánh tới cùng, đánh cho chúng phải lập tức ngưng ngay những hành động tàn ác của chúng lại. Không ai muốn chiến tranh, nhưng giặc đến nhà cướp bóc, chém giết chủ nhân, không đánh trả chỉ còn mỗi việc là xin làm nô lệ.
Hãy tự hỏi, bọn xâm lươc TQ còn điều gì tàn ác, man rợ nhất đối với người VN mà chúng chưa làm? Từ tẩm độc thực phẩm đến phá hoại kinh tế ngấm ngầm bao lâu nay tại nông thôn, xuất cảng lao động sang VN, phá hoại đời sống của người dân từ biên giới đến đất liền, tấn công giết người cướp của tại vùng biển VN… Chúng đã buộc người VN phải xả thân chiến đấu chống lại.
Thưa bạn, đó cũng là ý nghĩ trung thực nhất của mọi người dân VN hiện nay. Có thể họ không nói thành lời, nhưng từ trong tận cùng ý thức của người dân là như thế. Tuy nhiên, cụ thể Việt Nam sẽ phải làm gì, người dân vẫn còn chưa biết, còn chờ đợi vào chính phủ. Hơn bao giờ hết, người dân Việt đã rất sẵn sàng hy sinh tất cả để giữ gìn giang sơn, nêu cao danh dự của dân tộc, bảo vệ đời sống của hơn 80 triệu dân.
Trong bài tuần trước, tôi đã tường thuật về “Trung Quốc ngày càng hung hãn trắng trợn hơn tại biển Đông” thì ngay đầu tuần này, Trung Quốc lại hung tợn, tàn bạo hơn, chúng đã bắn tan hoang tàu đánh cá của ngư dân VN. Có lẽ nhiều bạn đọc đã biết tin này, nhưng tôi không thể không lên tiếng, ở đây tôi tường thuật chi tiết hơn và vạch trần những toan tính cùng hung cực ác của bọn “tân thổ phỉ” này, cùng những câu trả lời hống hách đểu cáng của chúng sau khi bị phản đối vì bắn bừa bãi vào tàu các của ngư dân VN.
Chạy trối chết tránh hai gọng kìm của tàu sắt TQ
Trong lúc hành nghề khai thác thủy sản ở vùng biển Hoàng Sa, ngày 20/3, tàu cá của ông Bùi Văn Phải quê ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi bị tàu của Trung Quốc rượt đuổi và nổ súng.
Thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh kể lại: Ngày 28-2, chiếc tàu QNg 96382 TS (105CV) cùng 9 ngư dân xuất bến hướng ra Hoàng Sa đánh bắt. Đến ngày 13-3, khi các ngư dân đang lặn ở đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) thì bị 2 tàu sắt màu trắng của Trung Quốc mang số hiệu 262 và 263 uy hiếp. Ngay lập tức, các ngư dân lên tàu nhổ neo bỏ chạy. Thế nhưng, do tàu của ngư dân công suất nhỏ, 2 tàu sắt nhanh chóng đuổi kịp và “kẹp” vào giữa rồi dùng vòi rồng xịt vào mạn tàu.
Anh Thạnh kể: “Cố nhấn ga, luồn lách, tàu cá của chúng tôi mới thoát được gọng kìm của 2 tàu sắt và bỏ chạy. Khi ra cách đảo Linh Côn khoảng 6-7 hải lý, 2 tàu Trung Quốc mới không đuổi nữa”.
Lần thứ hai chạy không thoát, bị tàu TQ chặn đầu và liên tục nã đạn
Chiều cùng ngày, tàu QNg 96382 TS tiếp tục quay trở lại đảo Linh Côn đánh bắt. Vì tàu đi nghề lặn, không gặp được luồng cá nên tàu anh Thạnh phải ở lại nhiều ngày sát đảo Linh Côn. Đến khoảng 10 giờ ngày 20-3, khi 9 ngư dân đang lặn ở đảo Linh Côn lại phát hiện tàu tuần tra màu trắng của Trung Quốc mang số hiệu 786 tiến lại gần.
Cũng giống lần trước, anh Thạnh bất chấp nguy hiểm, vội kéo các ngư dân đang lặn ở dưới đáy biển lên nhưng vẫn không cho lên khỏi mặt nước (vì đang lặn ở dưới sâu kéo lên đột ngột dễ dẫn đến tử vong) và nhổ neo cho tàu chạy chậm để đối phó. Khi đó, tàu Trung Quốc vượt lên phía trước, ép đầu tàu của các ngư dân và bắn liên tiếp 4 phát súng vào tàu khiến anh em đi trên tàu hoảng loạn. Trước tình thế bất lợi, anh Thạnh ra lệnh mọi người ra phía mũi tàu, còn anh và một ngư dân ở lại ca bin để điều khiển tàu và gỡ thiết bị máy dò định vị giấu đi.
Bị trúng đạn từ tàu Trung Quốc, cabin bốc cháy dữ dội, để lộ ra 4 bình gas lớn. Sợ bình gas phát nổ, các ngư dân trên tàu lao vào dùng nước biển dập lửa. Sau khoảng 30 phút, lửa trên tàu được dập tắt nhưng toàn bộ áo quần, mền, chiếu… của ngư dân bị cháy rụi. Lúc này, tàu Trung Quốc cũng bỏ đi.
 Thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh trên chiếc tàu bị Trung Quốc bắn cháy                                                 Cabin tàu cá QNg 96382 TS bị tàu Trung Quốc bắn cháy rụi, may mắn 4 bình gas trên tàu không phát nổ. Nếu nổ tất cả ngư dân chắn chắn sẽ chết.
Ngư dân Lê Thu, đi trên tàu, kể thêm: “Khi tàu Trung Quốc đuổi theo và kẹp mạn tàu cá, một số lính trên tàu lăm lăm tay súng không nói không rằng liên tục nã đạn, mặc cho lúc đó anh em chúng tôi đã tập trung trên mũi tàu”.
Hành vi giết người vô cùng nham hiểm
Bạn đọc Tư Đào phân tích: “Ngoài việc ngang ngược cố hữu, Trung Quốc  còn thể hiện là một quốc gia hết sức nhẫn tâm và vô nhân đạo. Tàu tuần tra của họ trang bị hỏa lực đầy đủ và thản nhiên bắn thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân không một tấc sắt, trong khi 9 ngư dân đang ngậm ống thở lặn sâu dưới làn nước biển. Đây là hành vi giết người thực sự vì chỉ cần tàu đánh cá chạy nhanh thì những ngư dân đang lặn sẽ bị mất ống thở hoặc trồi lên nhanh quá sẽ bị chết hoặc nghẽn máu não gây tàn phế. Với những quốc gia có một chút lòng nhân đạo thì chắc chắn tàu tuần tra của họ sẽ không có hành động độc ác như thế”.
Tàu và máy bay TQ thường xuyên truy đuổi bắn phá, cướp phá tàu cá VN
Vụ truy đuổi và bắn tàu cá Quảng Ngãi vào ngày 20/3 không phải là hành động đơn lẻ của Trung Quốc. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, trong hai tháng đầu năm nay thôi, Trung Quốc đã gia tăng việc cản trở, xua đuổi tàu cá của Quảng Ngãi với ít nhất 5 vụ nghiêm trọng được báo cáo.
Trưa 28/1, một tàu cá khác của Quảng Ngãi cũng bị tàu của Trung Quốc bắn vào cabin làm vỡ hai tấm kính và cháy quần áo của thuyền viên. Các ngư dân bị cướp 200 mét dây câu và đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Nhiều tàu cá khác bị tàu Trung Quốc, thậm chí cả trực thăng, rượt đuổi.
Hội Nghề cá cho biết, khác với việc bắt giữ như các năm trước, tàu Trung Quốc chuyển qua các hành động vũ lực. Khi đến sát được tàu cá VN thì cướp, phá tài sản… Từ đầu năm nay, khu vực Hoàng Sa bị Trung Quốc phá sóng nên các máy thông tin liên lạc có tích hợp định vị vệ tinh (GPS) không thể liên lạc được với các trạm bờ nên không phản ánh kịp thời tình hình đang xảy ra.
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết sau khi xác minh, đã biết được thông tin 2 trường hợp tàu cá của ngư dân bị tàu Trung Quốc ngăn cản đánh bắt hợp pháp trên quần đảo Hoàng Sa. Ngoài tàu ông Phải còn có tàu của ông Dương Văn Giàu (ngụ xã An Hải, huyện Lý Sơn) bị tàu Trung Quốc quấy phá, ngăn chặn.
Cũng theo một số ngư dân ở Bình Châu, huyện Bình Sơn – Quảng Ngãi, việc tàu cá Trung Quốc dùng súng bắn gây cháy tàu cá của ngư dân khi đang đánh bắt hợp pháp ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã xảy ra từ lâu và nhiều trường hợp.
Ngư dân Đặng Tằm (ở tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) cho biết vào đầu năm 2013, khi tàu của ông đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu tuần tra của Trung Quốc uy hiếp và bắn cháy. Khi trở vào đất liền, tàu của ông Tằm vẫn còn dấu vết của viên thuốc cháy xoáy vào thành tàu, để lại một lỗ sâu hoắm.
Thuyền trưởng Đặng Tằm (Quảng Ngãi) chỉ vào vết đạn do tàu Trung Quốc bắn vào mạn tàu của ông vào đầu năm 2013.  
Ngư dân Bùi Văn Phải kiên quyết nói “Bây giờ ra Hoàng Sa khó làm lắm, phải cử một người ngồi trên nóc tàu quan sát như radar để canh tàu Trung Quốc tới. Nhưng dù thế nào đi nữa anh em tôi vẫn không bỏ biển Hoàng Sa”.
Tính ra từ đầu năm đến nay có 20 vụ tàu cá của Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc ngăn cản, bắn phá khi đang hành nghề ở Hoàng Sa. Hành động dùng vòi rồng, đạn lửa bắn cháy tàu cá đã diễn ra từ lâu…
Theo các ngư dân, hiện ở ngư trường Hoàng Sa, Trung Quốc có khoảng 25 -30 tàu gồm nhiều lực lượng như kiểm ngư, tuần tra, hải giám. . .  đang ráo riết hoạt động, thường xuyên uy hiếp, tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Công hàm phản đối và đòi bồi thường của chính phủ VN
Ngày 25-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc tàu nước này uy hiếp, bắn cháy tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo ông Lương Thanh Nghị, đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Ông Nghị nói:  “Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam”
Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell, cho biết Washington rất “quan ngại” và đang tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc. Nhưng ông nhấn mạnh, “chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hay áp bức” trên Biển Đông.
Công hàm của VN được trả lời như thế nào?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chối bỏ việc tàu nước này bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam. Người phát ngôn Hồng Lỗi trắng trợn khuyến cáo, Việt Nam cần yêu cầu ngư dân tránh vào vùng biển của Trung Quốc.
Trước báo giới ở Bắc Kinh, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố rất ngang ngược: “Phản ứng của cơ quan chức năng của Trung Quốc trước một tàu cá bất hợp pháp của Việt Nam là đúng đắn và hợp lý”.
Ông này còn ngang nhiên nói rằng: “Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lý ngư dân để tránh các hoạt động trái phép như vậy”.
Tuy vậy, người phát ngôn Trung Quốc lại từ chối trả lời các câu hỏi liệu có hay không việc tàu Trung Quốc bắn vào tàu cá Việt Nam và liệu tàu Trung Quốc có phải tàu chiến hay không.
Trung Quốc lớn lối, đe dọa hỗn xược thẳng thừng
Xinhua còn đưa tin, tàu Ngư Chính 46012, thuộc biên chế Tổng đội Giám sát Hải dương và Nghề cá tỉnh Hải Nam, sáng nay (26-3) bắt đầu rời cảng Hải Khẩu để tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, điểm nóng về tranh cãi chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc, trên Biển Đông.
Chuyến đi lần này của tàu Ngư Chính được lên kế hoạch kéo dài đến ngày 13/4, với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra tại khu vực bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham trên Biển Đông.
Chuyến đi nhằm bảo vệ cái gọi là “chủ quyền và quyền hàng hải của Trung Quốc, tăng cường quản lý đối với bãi cạn, xử lý các tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải và nghề cá, đảm bảo an ninh sản xuất cho khu vực bãi cạn”
Ngô Tráng, cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, nói: “Đây là lần đầu tiên Tổng đội Giám sát Hải dương và Nghề cá tỉnh Hải Nam thực hiện nhiệm vụ tại bãi cạn Hoàng Nham, quãng đường rất dài và đối diện với nhiều tình huống phức tạp trên biển”.
“Trong khi tuần tra, nếu phát hiện các nước láng giềng có hành động xâm phạm lãnh hải và nghề cá thì sẽ tiến hành các biện pháp mạnh, nếu cần thiết có thể lên tàu lục soát hoặc bắt giữ”.
Ngô Tráng cho biết thêm tàu Ngư Chính 46012 có lượng rẽ nước 576 tấn, từng được điều tới Biển Đông và nhiều lần đuổi các tàu nước ngoài đi vào vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của mình. Còn lực lượng của Cục Ngư chính Nam Hải có nhân sự hơn 4.000 người, năm nay ngoài việc lưu tâm đến bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, đá Vành Khăn, thì sẽ tăng cường lực lượng tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vịnh Bắc Bộ.
Diễu võ dương oai sức mạnh của kẻ cướp
Trong khi đó Hải quân Trung Quốc lại khoe sức mạnh bằng việc bắt đầu cuộc diễn tập xa bờ trên Biển Đông và khu vực tây Thái Bình Dương với 4 tàu chiến hạng nặng.
Các tàu và trực thăng của Trung Quốc đang diễu võ dương oai với nước láng giềng
Đội hình tham gia cuộc “diễn tập” này gồm 4 tàu chiến, 4 máy bay trực thăng và một tàu đệm khí. Tàu hộ tống Hoành Thủy 572 và tàu đổ bộ 999 Tỉnh Cương Sơn đậu tải quân cảng Tam Á trước khi thực hiện diễn tập xa bờ.
Tàu hộ tống Hoành Thủy 572 và tàu đổ bộ 999 tỉnh Cương Sơn đậu tải quân cảng Tam Á trước khi thực hiện diễn tập xa bờ.
Cuộc tập trận còn có sự tham gia của tàu hộ vệ đạn đạo Lan Châu 170 và Ngọc Lâm 569 cùng 3 nhóm lực lượng, diễn tập tác chiến, bảo vệ và phản ứng nhanh trên biển.
Các tàu của Trung Quốc và với Philippines đối đầu tại bãi cạn Scarobrough/Hoàng Nham trong nhiều tháng hồi năm 2011, căng thẳng do tranh chấp chủ quyền vẫn kéo dài đến nay. Đầu năm nay, Manila đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Philippines thể hiện mong muốn hội đồng trọng tài sẽ coi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp là sai trái.
Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ vụ kiện và cho rằng nước này từ chối cử đại diện đến tòa án trọng tài quốc tế.
Có lẽ VN cũng phải đưa TQ ra tòa án Quốc Tế. Nhưng nếu quốc tế chưa hay không có phản ứng gì hữu hiệu, TQ vẫn cướp bóc, nổ súng vào tàu cá của ngư dân Việt thì sao? Chờ được vạ má đã xưng. VN phải tự bảo vệ trước đã.
“Cướp bóc bắn phá là hợp lý”, lộ mặt nguyên hình kẻ cướp
Rõ ràng TQ đã lộ mặt “côn đồ”, bất chấp lý lẽ, coi thường các nước láng giềng để thực hiện mộng bá quyền ở biển Đông. Một tên cướp lộ nguyên hình, công khai cho rằng việc cướp bóc là “đúng đắn và hợp lý” thì chẳng còn gì để đàm phán nữa!
Tâm nguyện của người dân Việt Nam lúc này là cần phải có hành động cương quyết cứng rắn đáp trả những hành động tàn ác và tuyên bố ngang ngược của tên láng giềng thâm độc. Hải quân VN và  những lực lượng bảo vệ biển của VN đã đến lúc phải vào cuộc bảo vệ được tính mạng và tài sản của người dân. Hãy noi gương tiền nhân: thua cũng đánh, còn một người cũng đánh.
“Chừng nào còn sống, tôi còn ra Hoàng Sa”
Hãy nghe một ngư dân tỏ rõ quyết tâm của người sống chết với biển đảo quê hương. Ông Đặng Tự (40 tuổi, ở tại thôn Châu Thuận, xã Bình Châu) nói: “Thời điểm này ra Hoàng Sa sẽ gặp nhiều tàu Trung Quốc cản trở, bắn phá nhưng đây là ngư trường của ông cha để lại, nếu không ra thì sẽ mất. Với lại, biển của mình, sao phải sợ!”.
Ông Tự đã trải qua không ít hiểm nguy, thậm chí bị phía Trung Quốc nhiều lần bắt, đánh đập, phá sạch ngư cụ nhưng ông luôn tâm niệm: “Biển Hoàng Sa đã gắn bó với máu thịt của mình rồi, không thể dứt bỏ được”… Theo ông Tự, ra Hoàng Sa trước hết là để đánh bắt, sau đó bảo vệ ngư trường, biển đảo. Ông dứt khoát bày tỏ: “Chừng nào còn sống, tôi còn ra Hoàng Sa”.
Ngư dận quyết tâm bám biển Hoàng Sa bởi vùng biển là của mình. Đừng để người dân hỏi: Khi chúng tôi bị tàu TQ cướp bóc, bắn giết, cảnh sát biển VN, lực lượng biên phòng, tàu tuần tra của VN ở đâu?
Văn Quang

QUỐC HẬN – QUỐC NHỤC – QUỐC KHÁNG

Hai từ ngữ Quốc Hận và Quốc Nhục, nhìn thoáng qua như đồng dạng trong tâm của một người, nhưng xét kỷ thì nó là hai tâm trạng khác nhau, một tâm trạng biểu lộ sự bi thương đau khổ, một tâm trạng khác là biểu lộ sự giận dữ  căm hờn, tùy vị trí họ đứng ở đâu và cách hành xử của họ đối với Quốc Gia Dân Tộc thế nào.
ThangTuDenQUỐC HẬN:
QUỐC HẬN là nỗi Hận chung cho cả dân tộc trong một Quốc Gia.
Nỗi hận nầy đã bộc phát trong lòng mỗi người công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa ngay vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà người ta gọi là Ngày Đổi Đời. Hận vì bị ép buộc bởi một thế lực của ngoại bang hợp với bọn người bán nước cầu vinh cùng dòng máu, đã khiến cho tan nhà nát cửa, Tổ Quốc đã bị cướp tên, bị cuớp đi đất đai, sông ngòi, biển cả, tài sản do bao nhiêu năm cần cù lao khổ tạo nên. Tất cả những thứ đó đã bị cướp sạch mà không có cách gì phàn kháng. Từ ngày đó, người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa, kẻ thì lây lất sống lang thang đầu đường xó chợ, người thì bị đày ải trong những trại tù núp dưới danh nghĩa “Trại Học Tập Cải Tạo”, và cũng có rất nhiều người bị đi đày đến những vùng rừng thiêng nước độc, lại được gọi bằng một tên đẹp mỹ miều là “khu Kinh Tế Mới”, và cũng có hằng nhiều triệu người đã liều chết băng qua biển cả trên những chiếc thuyền gỗ mong manh, hoặc vượt qua núi rừng đầy bất trắc hiểm nguy, chỉ mong thoát được cảnh phải sống trong địa ngục trần gian, tìm nơi sinh sống ở đất lạ quê người, với danh nghĩa là “Người Việt Tị Nạn cộng sản”.
Nỗi hận nầy cũng được tiềm tàng trong lòng của những người dân hiền lương trong nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc. Họ đã bị gạt gẫm bởi bọn người cai trị bằng tham vọng, bằng ác tâm, bằng lừa dối, nên đã hết lòng ủng hộ chúng, đi cướp nước mà bọn chúng gọi là giải phóng, tàn sát người cùng màu da, cùng tên gọi là Việt Nam ở nước Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã giúp cho bọn tay sai cộng sản quốc tế, biến người dân miền Nam từ sung túc thành bần cùng, từ tự do biến thành nô lệ. Khi Phát hiện được sự thật bằng chính mắt thấy tai nghe, họ đã tự hận mình quá ngu si, đã tiếp tay cho loài ác quỷ để ám hại đồng bào cùng chung huyết thống. Và khi cùng chung sống với người Việt ở miền Nam, chính họ cũng bị bọn bác đảng đầu sỏ đối xử tệ bạc, tàn ác, không bỏ sót một ai, cùng chung số phận với người miền nam, thì nỗi tự hận đó biến thành nổi hận chung cho cả dân tộc Việt Nam từ Ải Nam Quan đến tận Mũi Cà Mau.
Tất cả đều gọi nổi hận chung nầy là Quốc Hận. Hàng năm cứ đến ngày 30 tháng 4, cả dân tộc đều tưởng niệm ngày Quốc Hận, Tưởng niệm đến những chiến sĩ đã hy sinh mạng sống vì bảo vệ tự do  của Tổ Quốc, tưởng niệm đến những đồng bào đã chết thảm dưới bàn tay độc ác của đảng và nhà nước cộng sản, tưởng niệm những đồng bào đã bỏ mình nơi biển cả, chốn rừng sâu vì liều chết đi tìm tự do. Và cứ thế đã trải qua 37 mùa Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng 4.
QUỐC NHỤC:
16chuvangQUỐC NHỤC là nỗi nhục của toàn dân cả nước.
Nhục là vì bị gạt gẫm mà không đủ lý  trí để nhận xét
Nhục là vì bị đàn áp, bị gông cùm mà không dám phản kháng do lòng sợ hải đè bẹp chí quật cường của tiền nhân tryền lại cho dân tộc;
Nhục là vì vô cảm, thấy người bị hà hiếp áp bức mà lòng vẫn dửng dưng;
Nhục là vì danh lợi mà a-dua theo kẻ ác để hảm hại đồng bào;
Nhục là đã phản bội những người đã cưu mang mình khi hoạn nạn, quay về tiếp tay với ngụy quyền việt cộng đàn áp lại đồng bào, hầu làm áp phe tư lợi;
Nhục là vì không dám tham gia, đùn đẩy người khác tranh đấu cho tự do, cho quyền làm người của toàn dân, làm kẻ bàng quan vô tâm;
Nhục là vì bả vinh hoa, danh lợi mà bán linh hồn cho quỷ, tiếp tay với kẻ thù của dân tộc, quay lại đàn áp dân mình.
Nhục là vì dân mình bị bán ra ngoại quốc làm nô lệ tình dục, làm kẻ tôi đòi cho ngoại nhân;
Nhục là vì đã phản bội lời thề Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm mà ngày nào đã cùng tuyên thệ với đồng đội trước Bàn Thờ Tổ Quốc, trước Anh Linh của Tiền Nhân.
Nhục là vì Quốc Thể bị chà đạp do bọn cầm quyền ươn hèn, lì lợm, mù quáng, làm tay sai cho một chủ nghĩa vô luân, không tưởng, bị cả thế giới khinh rẻ;
Một nỗi nhục lớn nhất là thấy ngoại bang Trung cộng đang chiếm dần đất nước , biển đảo của Tổ Quốc, do những tên đầu nảo của đảng và nhà nước dâng hiến, mà đã không có một hành động nào để ngăn cản, phản kháng.
Toàn dân Việt Nam đã chịu nhẫn nhục để sống qua 68 năm cho người miền Bắc, và 38 năm của người miền Nam. Thời gian chịu đựng và nhẩn nhục nầy đã quá dài, Quốc Hận tiến thêm một bước khác là Quốc Nhục.
Chúng ta, người Việt Nam ở hai phương trời trong và ngoài nước, đã tưởng niệm ngày Quốc Hận và chịu đựng nổi Quốc Nhục đã thấy đủ lâu chưa ?
Nếu chưa thấy đủ, thì tiếp tục cuộc sống ươn hèn cho hết kiếp từ đời Ông Cha cho đến đời con cháu.
Nếu nhận thấy nỗi Quốc Hận và Quốc Nhục nầy đã đến ngày phải dẹp bỏ, Không thể ngậm đắng nuốt cay mà ôm kín trong lòng, hảy đứng dậy bằng mọi cách, nung nấu chí khí quật cường của cha ông thuở trước, nghĩa là phải chống lại những gì đã tạo nên nổi căm hận và nhục nhả, mà đã mấy mươi năm qua bị chúng đè nặng trong lòng.
Hảy quyết tâm tiến hành đồng loạt cuộc Quốc Kháng để đè bẹp và tiêu diệt cái nguyên do tạo nên Quốc Hận và Quốc Nhục.
DuHocSinhHouston
“Sinh Viên+Du Sinh Houston Lên Án Cộng Sản Việt Nam Bán Nước Cho Trung Cộng”
QUỐC KHÁNG:
QUỐC KHÁNG là quốc  dân nổi dậy đối kháng với nguồn gốc gây nên niềm quốc hận và nổi quốc nhục.
Cái nguồn gốc gây nên đau thương, thống khổ, lệ thuộc ngoại bang phát xuất từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, ngày mà tên tội đồ Hồ Chí Minh đã quỳ lụy bọn cộng sản quốc tế, mang cái chủ nghĩa cộng sản ác ôn, không tưởng về nước để dựng nên đảng cộng sản, dẩn đến sự tàn sát dân tộc, tạo nên cảnh nồi da xáo thịt. Người dân còn sống sót sau các trận thảm sát bởi bọn đầu sỏ đảng và nhà nước việt cộng từ Bắc chí Nam, phải sống một đời nô lệ cho những tên có quyền có thế. Lảnh thổ đã bị bọn chúng dâng hiến cho Tàu cộng từng phần từ biên cương phía bắc đến biển đảo ở phía Đông Nam. Dân đã kêu gào thảm thiết, thấu tận trời xanh, mà bọn bán nước buôn dân chẳng mảy may động nảo.
Không thể nào ngồi chờ chết mòn mõi trong ngục tù của loài ác quỷ; không thể nào chờ mất đến  mảnh đất cuối cùng; không thể nào chờ chết đói vì dù  đã làm việc cật lực; không thể nào làm tôi mọi cho bọn độc tài, tham quan ô lại; không thể nào lặng yên không chống trả với bọn Hán cẩu xâm lăng, dù có vũ khí trong tay; không thể nào chờ đợi bọn độc đảng độc quyền nhủ lòng, để ban ơn mưa mốc bằng những ngoa ngôn xão ngữ; Còn nhiều thứ không thể nào chờ đợi được nửa, vì đã chờ đợi tròm trèm 70 năm qua.
Do vậy đã có một số người thấy trước là không thể chờ, nên đã dấn bước tiên phong, đối diện với bọn cai trị dân, đòi hỏi quyền sống, đòi hỏi quyền tự do mà con người vốn dĩ phải có, đòi hỏi luật pháp phân minh, công bằng cho xã hội, đòi hỏi chống quân giặc ngoại xâm Hán tặc. Tuy những tiếng gào thét, những trang giấy với chữ nghĩa yêu cầu, đã vang xa tận thế giới năm châu để mọi người đều biết, nhưng bọn người vô liêm sĩ, cầm đầu chế độ chẳng chịu nghe, chẳng muốn nghe. Chúng đã bất chấp những cam kết tôn trọng tự do nhân quyền đối với người dân Việt, khi chúng lạy lục van xin để được chấp nhận vào tổ chức Liên Hiệp Quốc, để được đối xử công bằng trên chính trường thế giới. Chúng đã bịt miệng người bày tỏ niềm khao khát Tự Do bằng cách giết hại, tù đày, trù dập bởi những luật lệ của độc tài, độc đảng.
Vậy chỉ còn một cách là phải thực hiện cuộc QUỐC KHÁNG, phải dùng sức mạnh của ý chí tự do, toàn dân việt hảy sát cánh bên nhau, thực hiện điều mình mong muốn, giành lấy Tự Do, Nhân Quyền và lòng yêu nước, từ trong tay của bọn người lảnh đạo Việt cộng tàn ác vô nhân.
Dịp thuận lợi đã đến cho người Việt trong nước, một mốc thời gian đầy ý nghĩa: Tháng 4 Đen và ngày 30 tháng 4 năm 2013. Đó là ngày 2 tháng 4 năm 2013, tại Hải Phòng, bọn Việt cộng sẽ xử án gia đình anh Đoàn Văn Vươn, một bộ đội về hưu, là một nông dân đã dải nắng dầm mưa, đã vá biển lấp sông, tạo dựng một cơ ngơi để nuôi sống gia đình và góp phần xây dựng nền kinh tế cho nước. Tháng giêng năm 2012, sau khi cơ sở của gia đình anh Vươn đã có lợi tức, bọn cướp cạn việt cộng, bắt tay với những tên tư bản đỏ, đã đem bọn nha trảo của chúng đến phá nhà, cướp tài sản của gia đình nầy bằng cung cách ngang ngược, bất hợp pháp. Vì để bảo vệ nhân mạng và tài sản của mình, gia đình anh Vươn đã phản kháng lại bằng những vật dụng dùng trong nhà làm vũ khí. Gia đình của anh Vươn bị chúng cưởng bức bắt giam, và sẽ đem ra tòa án vô luật để bắt đầu xử án vào ngày 2 tháng 4 năm 2013 tới đây.
Vì phiên tòa nầy là phiên tòa của kẻ cướp xử người bị cướp, nên dư luận quần chúng ở khắp nơi trong nước đã phản đối kịch liệt. Người dân ở nhiều điạ phương khác nhau, hẹn sẽ đến địa điểm xử án để cùng nhau phản đối nhà nước Việt cộng, ủng hộ gia đình anh Vươn, yêu cầu trả tự do vô điều kiện và phải bồi thường tài sản bị thiệt hại cho gia đình anh Vươn.
Revolution
Đây chính là ngày khởi động cuộc Quốc Kháng, mong rằng tất cả ai còn có lòng mong muốn Tự Do, nếu không thể tập họp ở Hải Phòng, hảy nhân dịp nầy, tập trung nhân lực bao vây các cơ sở của đảng và nhà nước Việt cộng khắp các nơi trong nước, làm áp lực bắt bọn chúng phải trao quyền lảnh đạo đất nước cho dân.  Hảy thực hiện cuộc cách mạng thay đổi vận mạng Tổ Quốc một lần cho trọn vẹn. Đừng sợ hải sự đàn áp của bọn công an sát nhân, vì bên cạnh và phía sau đồng bào, còn có những anh bộ đội trẻ, còn quan tâm đến vận mạng của Tổ Quốc, sẽ cương quyết bảo vệ cho đồng bào, chống trả lại bọn nha trảo của bọn đầu sỏ đảng và nhà nước ác ôn bán nước hại dân. Nếu cuộc cách mạng lật đổ bọn ngụy quyền cần đến Thế Giới Tự Do hổ trợ, hảy vững tin vào đồng bào Hải Ngoại đang có phương cách, sẳn sàng kêu gọi các quốc gia văn minh yêu chuộng hòa bình và tự do giúp sức cho dân tộc Việt Nam. Hy vọng rằng với đà cương quyết của toàn dân, cuộc cách mạng nầy sẽ đắc thắng vào ngày 30 tháng 4 năm2013.
Thay phần kết luận bài viết nầy, xin mượn những vần thơ sau đây, trích từ bài thơ TIẾN VỀ TIẾN LÃNG của tác giả Nguyên Thạch trên trang mạng http://www.hennhausaigon2015.com/ :
Đồng bào ơi, hãy hướng về Tiên Lãng
Góp ngọn lửa hồng cho cách mạng bùng lên
Tay chung tay, ý chí vững bền
Hãy điểm mặt những tên bán nước.
Anh hãy về đây
Chị hãy về đây với nhiệt tâm nung nấu
Tiên Lãng đuốc soi đêm tối chập chùng
Nỗi nhục này, há chẳng phải nhục chung?
Khi đất nước đang đường cùng ngõ tiệt

Lão Ngoan Đồng
Powered By Blogger