Thursday, May 31, 2012

Mời đọc văn hóa Việt trên đảo Mauritius...


Bát phở 50 USD ở đảo thiên đường

Giữa resort Verana Heritage trên đảo Mauritius bên bờ Ấn Độ Dương có một mảnh vườn xinh xắn đầy rau trái Việt Nam: rau tía tô đỏ, cây ớt xanh, cành húng quế, có cả giàn mướp nho nhỏ.

B¿p tr°ßng Ph¡m Thông Vn ang làm viÇc t¡i nhà hàng cça mình ß Mauritius.
Bếp trưởng Phạm Thông Văn đang làm việc tại nhà hàng của mình ở Mauritius.


Chủ nhân khu vườn là đầu bếp Phạm Thông Văn, người Việt duy nhất sống ở thiên đường du lịch này.
Nhờ mảnh vườn, Văn có thể làm một bát phở Việt bán với giá 50 USD. Một thực đơn gồm 3 món: phở, chả giò, chạo tôm, giá trọn gói 120 USD một khách. Tổng giám đốc khu nghỉ hè này là một fan của món ăn Việt, cứ vài tuần lại sang bếp Á đông của Văn để được thưởng thức, dù vừa ăn vừa than thở "phở ngon nhưng mà đắt quá!".
Những lúc như thế, Văn vừa cười vừa lắc đầu: " Ông không thể tìm được ở đâu món ăn ngon như thế này, đúng không ? ".
Mauritius là hòn đảo nằm ở Đông Phi, cách Madagasca 900 km, trước đây là thuộc địa của Hòa Lan, Pháp rồi Anh, hiện trở thành quốc gia độc lập. Cái tên Mauritius gắn liền với những đồn điền mía trải dài, rặng san hô lớn thứ 3 thế giới bao quanh hòn đảo chặn các con sóng cách bờ 2 km tạo nên bãi biển phẳng lặng đẹp tuyệt.
Lịch sử đảo trong suốt những năm tháng thuộc địa cũng nổi tiếng với cuộc sống nô lệ. Thủ đô Port Louis chính là hải cảng trước đây các thương thuyền chở nô lệ từ khắp thế giới cập bến để tiếp tế nguyên liệu và buôn bán nô lệ. Vách núi cùng với đài tưởng niệm nô lệ ở phía Tây đảo, ngày nay được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi đã chứng kiến cảnh nhiều người nô lệ leo lên vách núi nhảy xuống vực quyên sinh.
Hòn đảo ngày nay được mệnh danh là thiên đường du lịch với đa sắc tộc, từ Âu, Phi đến cộng đồng hơn 20.000 người Hoa, song bạn không thể tìm được một cư dân Việt Nam nào. Người Mauritius cũng chưa hề nghe đến cái tên Việt Nam cũng như định vị đất nước hình chữ S trên bản đồ thế
giới. Cho đến giữa năm 2011, có một đầu bếp Việt khăn gói sang lập nghiệp ở Heritage resort.


Anh Vn vÛi khu v°Ýn rau ViÇt Nam t¡i Mauritius.
Anh Văn với khu vườn rau Việt Nam tại Mauritius.


Phạm Thông Văn sinh năm 1982, khởi nghiệp từ năm 15 tuổi bằng cách đi phụ bếp. Chàng trai năm nay 30 tuổi nói rằng "tức lắm, người Việt Nam mình giỏi mà sao cứ phải đi làm công cho nước ngoài mãi". Với cách nghĩ này, Văn học và lớn dần, từ phụ bếp trở thành đầu bếp rồi bếp trưởng cho các khách sạn ở Sài Gòn, sau đó xuất ngoại để làm cho các khách sạn lớn trên thế giới. Thấm thoắt đã 12 năm anh sống xa xứ, từng đảm trách chức vụ bếp trưởng châu Á ở các khách sạn tại Dubai, Arab Saudi và các nước vùng Caribe.
"Tôi tự đặt ra một quy định là chỉ làm việc ở mỗi nơi 2 năm, sau đó đến nơi khác để có điều kiện học hỏi nhiều hơn", Văn tâm sự. Anh kể đã phải chia tay mối tình ở Caribe suýt tiến tới hôn nhân để có thể đến Dubai làm việc vì "không muốn trói buộc đời mình".
Với Mauritius, anh nói: "Đây là một đảo quốc rất xa lạ với người Việt Nam dù ở gần đảo Réunion nơi lưu đày nhiều vị vua triều Nguyễn".
Để được sống ở vùng đất lạ này, Văn tự ứng cử vào vị trí bếp trưởng châu Á của Heritage resort và qua nhiều vòng tuyển lựa đã giành được công việc với mức lương 3.700 euro mỗi tháng.
Fabien Lefébure, giám đốc truyền thông khu nghỉ mát - golf Heritage kể: "Chúng tôi phải sang tận Việt Nam để mời Văn".
Nhiều năm không dùng tiếng Việt, Văn gần như "cứng" khi nói lại tiếng mẹ đẻ. Song món ăn Việt thì anh không thể quên mà còn sáng tạo ra nhiều cách biến tấu món Việt bằng nguyên liệu Tây. Ví dụ để làm chả giò (nem), không có bột gạo làm rế cuốn, anh dùng bột khoai mì (sắn). Không có nước mắm, Văn băm nhỏ tỏi ớt sốt dầu để làm nước chấm. Khách Tây ăn chả giò liên tục xin món nước chấm đặc biệt này.
Hành trang người đầu bếp mang theo khi xa Việt Nam là những loại hạt ớt, mướp, rau mùi các loại. Anh gieo hạt trên một góc vườn bên cạnh nhà hàng, ngay trên bãi biển Ấn Độ Dương. Rau xanh từ đó phát triển tươi tốt thành một mảnh vườn bình dị như ở giữa thôn quê Việt Nam.
"Tôi tự hào đã gieo hạt giống Việt Nam ở Mauritius, cho người nước ngoài hiểu được người Việt giỏi đến mức nào, món Việt ngon ra sao", bếp trưởng Văn nói.


Món cá h°¡ng Mauritius do anh Vn ch¿ bi¿n. Lo¡i cá này giÑng cá h°¡ng cça ViÇt Nam nh°ng lÛn h¡n nhiÁu l§n. Sáng thé t° hàng tu§n, ng° dân Mauritius mang cá t°¡i ¿n cho nhà hàng cça anh Vn.
Món cá hương Mauritius do anh Văn chế biến. Loại cá này giống cá hương của Việt Nam nhưng lớn hơn nhiều lần. Sáng thứ tư hàng tuần, ngư dân Mauritius mang cá tươi đến cho nhà hàng của anh Văn.


Anh định tháng 9 năm nay hết hợp đồng tại Mauritius sẽ khăn gói sang Mỹ làm việc cho một nhà hàng casino. "Sau đó tôi sẽ về Việt Nam mở một nhà hàng thật to. Trong nhà hàng có cả trường dạy nấu ăn để giúp giới trẻ trong nước học cách làm món ăn Việt theo tiêu chuẩn cao cấp của châu Âu".

====

Hình ảnh đẹp như mơ của đảo thiên đường Mauritius

Nằm ở Ấn Độ Dương, đảo Mauritius sở hữu những bãi biển đẹp với ánh nắng chan hòa quanh năm. Đây chính là điểm đến thu hút của các ngôi sao và rất nhiều khách du lịch. Ảnh trên TP, Travelise.



 
 

Tuổi trẻ hãy dấn thân



Nhã Nam - Tre già măng mọc tựa như tuổi trẻ tiếp nối bước đường của cha, anh đó là lẽ tự nhiên của đời thường không gì phải ngạc nhiên. Thế nhưng, muốn cho thế hệ trẻ, chưa có ý niệm gì nhiều về cộng sản và cũng chưa từng nếm mùi cay đắng của chúng, kế thừa để nối tiếp đắc lực con đường cách mạng giải thể chế độ đảng trị Hà Nội mà thế hệ cha, anh đang còn dang dở thì thế hệ này, phải trang bị cho giới trẻ một hành trang, mà hành trang đó không gì khác hơn là nắm và biết được bản chất của cộng sản Việt Nam, để từ đó trên bước đường cách mạng sẽ không bị chao đảo hay rơi vào mê hồn trận trước những luận điệu tuyên truyền tinh vi và xảo quyệt của chúng.

Tội chia đôi đất nước
Sau khi Nhật đảo chánh ngày 9 tháng 3 năm 1945, Vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập nằm trong khối Đại Đông Á của Nhật, như vậy trên mặt pháp lý Pháp không còn chủ quyền ở Việt Nam. Thế nhưng khi Nhật đầu hàng vô điều kiện 15 tháng 8 năm 1945, vì sợ Quân đội Tàu được phân công giải giới quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra, sẽ hổ trợ các đảng phái Quốc Gia, điều này đã làm cho HCM rất nỗi lo âu.
Để giải quyết đảng cộng sản Việt Nam qua HCM, chỉ vì quyền lợi của quốc tế cộng sản, mà không nghĩ gì đến quyền lợi của quốc gia, dân tộc đã manh tâm thỏa hiệp với giặc Pháp hầu rãnh tay đàn áp và tiêu diệt các đảng phái quốc gia, qua tạm ước tại Hà Nội 6 tháng 3 năm 46 và sau đó Hiệp Định Fontainbleau 14 tháng 9 năm 46 trong đó có điều khoản bán nước, chấp nhận quân đội Pháp thay thế quân đội Tàu giải giới quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra. Bản văn này đã chính thức tạo pháp lý cho quân đội Pháp trở lại Việt Nam qua cuộc đổ bộ quân tại cảng Hải Phòng 19 tháng 5 năm 46, và từ đó, tạo cho Pháp điều kiện thuận lợi để tái chiếm Việt Nam. Biến cố này đã đưa đến cuộc chiến Việt-Pháp kéo dài trong 9 năm và chấm dứt bằng Hiệp Định Genève chia đôi đất nước năm 1954.
Khích động lòng Yêu nước bằng những lời tuyên truyền tinh vi, xảo quyệt
HCM nói: “đất nước ta ra ngõ gặp anh hùng!”. Tại sao không ra ngõ gặp anh tài hay anh hiền mà lại gặp anh hùng? Có như vậy thì sau này khi xâm lược miền Nam mới có cảnh, Sanh Bắc Tử Nam.
Tạo ra gương anh hùng tưởng tượng của một Lê văn Tám, đã làm cây đuốc phá kho xăng Nhà Bè để tuyên truyền và từ đó đã tàn nhẫn đẩy thanh, thiếu niên vào chỗ chết một cách mù quáng qua xiềng chân vào súng đại liên, lấy thân làm bàn đế cho súng cối để bắn, hay lấy thân lấp lỗ châu mai……
Hòa hợp, hòa giải dân tộc
Đem chiêu bài”thống nhất đất nước” kêu gọi người Việt hải ngoại “hãy xóa bỏ hận thù để hòa hợp, hòa giải dân tộc hầu góp phần xây dựng đất nước”. Làm sao có thể hòa hợp, hòa giải với tập đoàn Hà Nội khi chính họ chẳng những đã không chịu lắng nghe những ý kiến đóng góp để xây dựng đất nước của những nhà bất đồng chính kiến ở trong nước mà còn áp bức, đàn áp và kết án tù tội, thì làm gì có thể nói chuyện hòa hợp, hòa giải với người Việt Quốc Gia ở hải ngoại. Do đó, đây chỉ là đòn phép tuyên truyền của chúng mà thôi.
Thôi thì hãy lấy hai trường hợp người Việt hải ngoại về nước hợp tác trong lãnh vực kinh tế, làm điển hình để biết được thực chất về những lời kêu gọi trên của cộng sản Hà Nội:
- Nguyễn Gia Thiều ở Pháp, về kinh doanh điện thoại, sau một thời gian công ty phát triển mạnh mẽ, điều này bất lợi cho chính sách kinh tế của chúng, nên đã triệt hạ bằng tội buôn lậu, trốn thuế, bị phạt 130 tỉ đồng và bị tù 20 năm.
- Trịnh Vĩnh Bình ở Hòa Lan, mang 4 triệu đô la về mở quán ăn và đầu tư đất đai đã bị công an gài bẩy và phải nhờ đến chính phủ Hòa Lan can thiệp mới có thể bỏ của chạy lấy người.
Không thể tha thứ
Đối với người Việt Quốc Gia, không có vấn đề hận thù để mà xóa. Vấn đề ở đây là, không thể tha thứ những gì đảng cộng sản Việt Nam đã và đang làm.
Làm sao có thể tha thứ được:
- Khi cộng sản Hà Nội theo lệnh của Nga Tàu để bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở Động Nam Á, đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam qua việc dựng lên “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” năm 1960, dưới chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” (sic) nhưng thời điểm ấy (1960) ở miền Nam có quân Mỹ đâu để mà chống ! Và cuộc chiến xâm lược này đã cướp đi sinh mạng môt cách oan uổng của gần 3 triệu thanh, thiếu niên của cả hai miền Nam, Bắc để đánh ”Mỹ ” vào ngày 30 tháng 4 năm 75. Thế nhưng chẳng bao lâu sau đó lại khẩn khoản và ân cần mời mọc và trải thảm đỏ để rước Mỹ vào trở lại!
- Đem một chủ nghĩa duy vật ngoại lai, mất nhân tính vào miền Bắc trước đây và miền Nam sau năm 75, với chủ trương đấu tranh tư tưởng, đấu tranh giai cấp, đã làm đảo lộn mọi luân thường, đạo lý của dân tộc, qua việc tạo ra sự nghi kỵ lẫn nhau để đưa đến tình trạng con tố cha, vợ tố chồng…, qua việc giết hại một cách tàn nhẫn không gớm tay đồng bào vô tội trong cải cách ruộng đất, qua Tết Mậu Thân, 1968, tại Huế v.v. Chính vì bản chất phi nhân và tàn bạo đó của chủ nghĩa cộng sản, nên ngày 25 tháng 1 năm 2006 quốc hội Âu Châu ra quyết nghị 1481, đã lên án cộng sản trên thế giới là phi nhân, là thảm họa dân tộc, là tội ác chống nhân loại.’
- Để ru ngủ giới trẻ, cộng sản Hà Nội đã theo chính sách của toàn quyền Decoux Pháp trước đây, thay vì phong trào thể thao, chúng cho phát động phong trào hưởng thụ qua các quán cà phê ca nhạc, qua các quán karaoke, qua các tụ điểm ca nhạc… Phong trào này không những tạo cho giới trẻ chẳng quan tâm gì đến chế độ độc tài, đảng trị của chúng mà còn đẩy họ vào cuộc sống sa đọa và trụy lạc, trai thì ăn chơi trác táng, nghiện ngập sì ke, ma túy, gái thì trở thành gái đứng đường, gái gọi cho người mua vui. Cảnh tượng này đã và đang diễn ra nhan nhản khắp mọi nơi trong nước. Thảm trạng này đã đuợc thể hiện qua hai câu ca dao được truyền miệng trong dân gian:
“Chiều chiều ra bến Ninh Kiều,
Dưới chân tượng bác đĩ nhiều hơn dân.”
- Nhằm cứu vãn cuộc khủng hoảng kinh tế trong thập niên 90, tập đoàn cộng sản Hà Nôi đã thay đổi chính sách kinh tế từ, kinh tế xã hội chủ nghĩa sang “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chính sách kinh tế quái đản này, chỉ cứu vản chế độ chứ không vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Thực vậy, chỉ sau một thời gian không lâu, các “cán bộ” cộng sản đã trở thành các tư bản đỏ giàu xụ trong khi ấy cuộc sống của người dân ngày càng lầm than hơn.
Để hình dung được sự khốn khổ của người dân trong nước như thế nào, hãy đọc những bài viết và hình ảnh được đăng tải trên các nhật báo của cộng sản trong nước sẽ thấy cảnh các ông già, bà lão đã 70, 80 tuổi phải lam lũ làm đủ thứ việc để kiếm tiền độ nhật, các em nhỏ trong độ tuổi đi học đã thất học hay phải rời bỏ ghế nhà trường lao vào xã hội để đi lượm ve chai, bọc ny lông, bán vé số hay lớn hơn, trở thành các cô gái của: bia ôm, cà phê ôm, karaoke ôm… để kiếm tiền giúp cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày.
Điều đau lòng và nhục quốc thể là, qua sự tiếp tay của ngụy quyền Hà Nội với bọn chuyên buôn gái, trong nước: xem các cô gái tựa như những món hàng được bày ra để đem bán như phải khỏa thân trình diễn trước những cặp mắt cú vọ của những đàn ông nước ngoài lớn tuổi lỡ thời, tật nguyền, bệnh tật hay ế vợ để họ rửa mắt rồi sau đó chọn lựa để về làm vợ. Ngoài nước thì những hình ảnh của các cô gái Việt đựợc rao hàng như những món đồ chơi với những dòng chữ, sẽ chấp nhận về làm vợ với gía rẻ mạt được đăng tải trên Ebay hay trên các báo của các nước Tân Gia Ba, Mã Lai, Đại Hàn, Nam Dương, Đài Loan, Trung Cộng…
- Trước hành động ngang ngược của Trung Cộng, đánh phá, giết chóc và bắt giữ tàu bè của ngư nhân Việt Nam đang đánh cá trên vùng biển của mình để đòi tiền chuộc mạng thì chính quyền Hà Nội đã không có một phản ứng quyết liệt nào và biện pháp gì để bảo vệ ngư dân! Thái độ khiếp nhược này đã làm ngạc nhiên không ít cho người Việt trong nước cũng như hải ngoại, tại sao? Câu trả lời là, không gì phải ngạc nhiên khi nhìn lại chủ trương của chúng thà mất nước hơn mất đảng, điều này đã được thể hiện một cách cụ thể trước đây qua các hiệp ước năm 1999 và năm 2000 đã để mất ải Nam Quan, 2/3 thác Bản Giốc, đồi Kỳ Lừa, phố Đồng Đăng, bãi Tục Lãm và mất 11.000km2 vùng lãnh hải. Không những thế, chúng còn muốn biến Việt Nam thành quận, huyện của lũ Tàu Cộng qua việc đàn áp, bất giữ và bỏ tù những người yêu nước biểu tình chống lại việc Trung Cộng trắng trợn cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, điển hình nhất là mới đây đã bắt mà không cho biết nơi giam giữ nhạc và ca sĩ trẻ Việt Khang vì đã thể hiện lòng yêu nước của mình qua hai bản nhạc: Anh Là Ai? và Việt Nam Tôi Đâu?
Thái độ khiếp nhược và bán nước này không những không thể tha thứ mà còn là trọng tội với Tiền Nhân, với Quốc Gia và Dân Tộc.
Nếu thế hệ trẻ lãnh hội được bản chất độc tài, bán nước của cộng sản Hà Nội do thế hệ thế hệ cha, anh truyền đạt lại, thì họ sẽ sẳn sàng là lực lượng kế thừa để tiếp nối con đường cách mạng, con đường này thế hệ cha, anh đã đi trong 35 năm, nhưng đường đi vẫn chưa đến.
Hy vọng và chắc chắn rằng, thế hệ trẻ dấn thân không một định kiến, với lòng yêu nước cao độ, với sự nhiệt tình và lòng yêu nước của tuổi trẻ thì con đường giải thể chế độ mãi quốc, cầu vinh của cộng sản Hà Nội sẽ đến một ngày không xa !
Nhã Nam

http://www.vietthuc.org/2012/05/31/tu%e1%bb%95i-tr%e1%ba%bb-hay-d%e1%ba%a5n-than/

Diane Trần được xóa án

Tác Giả: Hà Giang/Người Việt   
Thẩm Phán Lanny Moriarty hôm Thứ Tư quyết định xóa “tội khinh miệt” mà ông đã kết án em Diane Trần

Ðộc giả Mỹ khắp nước ủng hộ Diane Tran
WESTMINSTER - Thẩm Phán Lanny Moriarty hôm Thứ Tư quyết định xóa “tội khinh miệt” mà ông đã kết án em Diane Trần, 17 tuổi, học sinh gốc Việt, lớp 11, trường Willis High School.
Diane Tran bật khóc khi nói về gia đình mình, trên đài CBS News.
(Hình: CBS News/Người Việt)

Trả lời phỏng vấn của Người Việt, Luật Sư Brian Wice, đại diện cho em Diane Trần, cho biết ông vừa nhận bào chữa cho Diane sáng Thứ Tư, và “rất hài lòng là Thẩm Phán Moriarty đã xóa tội khinh miệt tòa mà ông đã kết án Diane hôm Thứ Tư tuần trước!”
“Ðiều này có nghĩa là và vụ án đáng tiếc xem như không bao giờ xảy ra, em Diane sẽ không có lý lịch hình sự, và khi nộp đơn xin vào đại học, em sẽ có một hồ sơ tốt như tất cả những học sinh ngoan khác cùng lứa tuổi.” Luật Sư Wice nhấn mạnh.
Diane từng bị ra tòa một lần vì tội vắng học quá nhiều. Thẩm Phán Moriarty ra lệnh cấm cô vắng mặt lần nữa, nhưng tới khi cô lại không tới lớp, tòa gọi cô lên và bắt bỏ tù cô ngay tại chỗ.
Tại tòa, Diane Trần, đã bị tòa án của quận Montgomery, tiểu bang Texas kết án tội khinh miệt tòa, bỏ tù 24 tiếng đồng hồ, và chịu phạt $100 vì tội bỏ học hơn 10 lần trong thời gian 6 tháng, quá ấn định của Texas.
Trong khi đó, một tổ chức vô vị lợi ở tiểu bang Louisiana quyên góp được hơn $95,000 để giúp đỡ Diane Trần.
Nói chuyện với phóng viên nhật báo Người Việt, ông Paul Dietzel, sáng lập viên của Anedot, công ty cung ứng dịch vụ gây quỹ qua Internet, cho biết họ đã từng gây quỹ cho nhiều tổ chức, nhưng trong trường hợp của Diane thì kết quả thật “quá sức mong đợi.”
“Chỉ trong vài hôm, chúng tôi nhận được tiền từ 18 quốc gia và 49 tiểu bang, và mới chỉ hôm qua đến nay, số tiền nhận được đã nhảy từ $50,000 lên hơn $90,000.”
Ông Dietzel kể rằng sáng Thứ Sáu, tổ chức “Louisiana Children's Education Alliance,” trụ sở tại Baton Rouge, Louisiana liên lạc với công ty Anedot nhờ gây quỹ giúp Diane, và họ nhanh chóng thiết lập website cũng như tận dụng mọi trang mạng xã hội để gây quỹ.
Theo lời ông Dietzel thì Diane đã trở lại trường, vẫn vừa đi học vừa đi làm, đang ráo riết học thi “final,” và sẽ không trả lời phỏng vấn báo chí cho đến hết ngày Thứ Năm, sau khi em thi xong.
“Diane vừa tủi thân vừa rất xúc động khi biết em đang được nhiều người tận tình giúp đỡ.” Ông Dietzel nói.
Rồi giải thích thêm, hiện “Louisiana Children's Education Alliance” đang cùng một trong những người chủ của Diane tìm cách thiết lập quỹ “trust fund,” để chuyển tiền gây quỹ cho Diane ăn học.
Trước đó, trong thông cáo báo chí gửi đi ngày 29 Tháng Năm, tổ chức “Louisiana Children's Education Alliance” công bố là chiến dịch gây quỹ giúp Diane Trần, qua website www.HelpDianeTran.com và trang mạng www.Facebook.com/HelpDianeTran “rất thành công.”
Cũng qua thông cáo báo chí, ông Charlie Davis, chủ tịch “Louisiana Children's Education Alliance” nói sở dĩ đứng ra quyên tiền giúp em vì “rất đau lòng khi biết chuyện của Diane” và “cô bé không chỉ là nạn nhân của một hệ thống giáo dục công yếu kém, mà còn là nạn nhân của một hệ thống tư pháp đã dùng cô như một trường hợp ‘điển hình’ cho những người khác!”
Trên toàn quốc Hoa Kỳ, nhiều người lên án Thẩm Phán Moriarty là “cứng nhắc” và “khắc nghiệt.”
Tại tòa, Diane khai rằng em học điểm cao, còn lấy thêm 3 lớp AP (lớp trình độ cao, chuẩn bị cho đại học), nhưng vì cha mẹ bỏ nhau bất thình lình, mẹ dọn đi tiểu bang khác, em phải vừa đi học vừa đi làm hai việc, để nuôi chính bản thân và cưu mang một người anh và một người em, nên đôi khi đã phải bỏ học vì kiệt sức.
Diane làm việc toàn thời gian ở một tiệm giặt ủi, và làm thêm tại “Vineyard of Waverly Manor,” một ngôi nhà cho thuê làm đám cưới, vào cuối tuần. Cô ở nhà với gia đình người chủ Vineyard of Waverly Manor.
Một người bạn cùng học và cùng làm chung với Diane, Devin Hill, nói: “Cô ấy làm hết việc này đến việc khác, rồi đi học, làm bài, có khi thức tới 7 giờ sáng.”
Diane nói lý do cô vắng mặt là buổi sáng mệt quá không dậy được. Có khi cô bị vắng nguyên một lớp, có khi vô kịp nhưng sau khi thầy cô đã điểm danh xong.
Tin Diane bị bỏ tù trong hoàn cảnh đáng thương đã gây xôn xao dư luận khắp thế giới. Nhiều độc giả của nhật báo Người Việt gửi emails và gọi điện thoại vào tòa soạn ngỏ ý muốn giúp đỡ em.
Ông Trần Dật, một cư dân tại Los Angeles, cho biết sau khi biết tin về Diane Trần, ông cứ băn khoăn chỉ mong ước có một tổ chức nào của người Việt Nam đứng ra nhận giúp đỡ em để ông “được đóng góp.” Ông nói với Người Việt: “Cháu Diane thật can đảm và có lòng hy sinh đáng phục. Cộng đồng Việt Nam chúng ta phải làm sao không nhiều thì ít phải giúp được cho cháu. Ngoài ra câu chuyện này cũng khiến các bậc cha mẹ phải nghĩ nhiều hơn đến con cái khi quyết định ly dị.”
Trả lời phỏng vấn báo chí ngay sau khi em Diane bị bỏ tù, bà Mary Elliot, chủ nhân của Vineyards of Waverly Manor, nơi Diane làm việc hai ngày cuối tuần, cho biết em là “học sinh toàn điểm A,” và là “một cô gái rất ngoan.”
“Lẽ ra Thẩm Phán Moriarty phải hiểu hoàn cảnh của Diane mà không bỏ tù em.” Bà nói.
Nói chuyện với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, bà Sharon Hill, thuộc phòng giám thị trường Willis High School, chỉ nói vỏn vẹn: “Theo luật của liên bang, bà không thể tiết lộ tin tức gì về Diane Trần” và “muốn biết gì thêm thì hỏi tòa án.”
Trong khi đó, trang mạng của Willis Independent School District đăng một thông cáo báo chí nói về trường hợp học sinh nghỉ học quá nhiều với thông điệp: “Trong những trường hợp này, sự việc hoàn toàn nằm trong tay tòa án.”
Vài tiếng đồng hồ trước khi có quyết định xóa án, nói với Người Việt qua điện thoại, thư ký của Thẩm Phán Moriarty cho biết văn phòng thẩm phán sẽ có thông cáo báo chí sau.

Vụ án Lý Tống và mặt trận mới chống văn công Việt cộng

Trong những ngày vừa qua, vụ án chánh án chưa gõ búa kết án mà biện lý nhốt Lý Tống vào nhà giam là một trường hợp bất thường. Sự bất thường này đã làm dư luận thắc mắc và xôn xao, nhất là trên các diễn đàn Paltalk và Internet.

Từ trong nước, Cha Phan Văn Lợi, cô Huỳnh Thục Vi và nhà dân chủ vừa ra tù, Ls Trần Quốc Hiền…, trong cuộc phỏng vấn của Nghê Lữ đài SBTN, đã công khai lên tiến bênh vực và hổ trợ hành động và ý nghĩa việc làm của Lý Tống. Và hiện nay, tại California, một Ban Tổ Chúc yểm trợ Lý Tống đã thành hình và nhận được sự ủng hộ của người Việt Nam trên toàn thế giới qua các mạng internet, diễn đàn Paltalk, các hội đoàn quốc gia và các cơ quan truyền thông…

Dù vậy, vẫn có một vài cá nhân đồng bào tỵ nạn và một vài chính trị gia vẫn đặt vấn đề đúng, sai, phê bình Lý Tống trong lúc chế độ Hà Nội coi chuyện Lý Tống bị giam là một tin hay đối với họ. Tôi viết bài này trong tư cách một người bạn chiến đấu của Lý Tống, không nhằm phảm biện bất cứ ai đứng bên ngoài lề cuộc vận động đấu tranh cho Lý Tống vì lý do riêng hay cảm quan riêng của họ, tôi viết chỉ để nêu lên những khía cạnh tích cực trong cuộc đấu tranh chống tà quyền Hà Nội qua hành động của Lý Tống.

Trên nguyên tắc, không ai, không luật pháp nào cho phép bạn ném đá cảnh sát trong cuộc biểu tình chống chính sách nhà nước khi bị đàn áp hay giải tán, không ai cho phép bạn ném cà chua các chính trị gia, kể cả thủ tướng hay tổng thống khi bạn tức giận các vị đó, không ai cho phép bạn hắt rượu vào mặt những chính trị gia cộng sản hay thiên tả ở xứ này khi họ bênh vực chế độ cộng sản… Nhưng những sự việc đó đã xẩy ra xứ Canada, Hoa Kỳ, Úc và các nước Tây phương…trong một xã hội dân chủ, tự do. Chính vì thế, việc Lý Tống xịt vào mặt ca sĩ đảng viên cộng sản Đàm Vĩnh Hưng là việc hiểu được, và đó là một hành động chính trị (political act), và Lý Tống chấp nhận bất cứ tình huống nào xẩy ra sau đó từ hành động của Lý Tống.

Xét cho cùng, hành động trên của Lý Tống không thể coi là một trọng tội quá nghiêm trọng. Lý Tống tuyệt thực và tuyệt ẩm phần lớn để phản đối những bất công mờ ám trong lời chứng của cảnh sát qua quá trình xét xử, từ đó ảnh hưởng đến bồi thẩm đoàn và biện lý, dẫn đến việc tống giam Lý Tống khi tòa chưa tuyên án.

Nhìn qua lãnh vực đấu tranh và tác động chính trị, Lý Tống đã vượt qua lằn ranh bình thường trong cuộc sống để hành động. Nếu ai cũng sợ chết, sợ tù, sợ luật, sợ dư luận chê khen… thì không ai đi làm cách mạng cả. Ngày 19/06/1924, Phạm Hồng Thái, một đảng viên VNQD đã đóng vai một ký giả mang máy ảnh vào khách sạn Victoria ở tô giới Sa Diện để ám sát toàn quyền Pháp là Merlin, việc ám sát bất thành, Phạm Hồng Thái thoát chạy, bị truy bắt, ông đã nhảy xuống sông Châu Giang, và ông đã chết. Người Pháp sau đá đã bêu thi hài ông trên bờ sông mấy ngày. Cảm cái nghĩa khí yêu nước của ông, người dân Tầu ( dưới thời Tưởng Giới Thạch) đã vận động đưa ông vào chôn cất ở nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Hoa Cương, thuộc tỉnh Quảng Châu.

Ai, luật lệ nào cho Phép Phạm Hồng Thái hành động như thế? Phạm Hồng Thái sẽ không trở thành một anh hùng dân tộc nếu chỉ là một người bình thường, cái gì cũng luật tắc, khôn mẫu như mấy vị chính trị gia sống bằng luật tắc trong xã hội bình thường. Và nhìn trên khía cạnh đó, Lý Tống đã hành động. Thành quả việc làm của Lý Tống làm gẫy vỡ một phần đường giây thu hút đô la và lung lạc, mai một hay nhạt hóa tinh thần chống cộng của người Việt hải ngoại qua văn học, văn nghệ trong khung của nghị quyết 36 của đảng CSVN. Đàm Vĩnh Hưng và các ca sĩ chính danh VC của cộng sản đã không còn qua Mỹ và Canada để ca hát. Việc này các tổ chức đấu tranh ở hải ngoại chưa làm được.

Trong những ngày gần đây, trong lúc Lý Tống bị đưa vào nhà giam, tin tức từ trong nước cho hay đám Đàm Vĩnh Hưng dự trù “xuất hiện giang hồ” trở lại ở Hoa Kỳ và Canada, và ngay tại Canada, và cả Vancouver, một vài tên bầu show đã tung quả bóng thăm dò cho chuyến xuất ngoại của Đàm Vĩnh Hưng. Hư thực không biết ra sao, nhưng phản ứng ủng hộ Lý Tống và sự tức giận của đồng bào khắp nơi khi hay tin Lý Tống bị giam và tuyệt thực, tuyệt ẩm… đã tạo thành “một cơn sốt chính trị” bất lợi cho bất cứu mưu đồ nào của cộng sản khi đưa Đàm Vĩnh Hưng qua Bắc Mỹ trở lại.

Có thể có người sẽ hỏi nếu đám Đàm Vĩnh Hưng qua Mỹ, qua Canada lại thì sao? Trên Paltalk đã có người hỏi tôi câu này. Theo tôi, tình thế bây giờ khác thời Đàm Vĩnh Hưng qua Mỹ “là mưa, làm gió”, ca hát khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, coi thường ca sĩ hải ngoại, hống hách, làm anh cả với các bầu show dưới trướng… trước khi bị Lý Tống xịt ở Bắc Cali. Bây giờ, nếu đám ca sĩ VC do Đàm Vĩnh Hưng ra lại hải ngoại, có thể họ sẽ đối đầu với luật pháp Hoa Kỳ do những đơn tố cáo của Lý Tống, họ sẽ đối đầu với “nhiều đạng Lý Tống” khác nhau, kể cả ở Úc và Canada, họ sẽ đối đầu với những phương thức chống họ đa dạng hơn, khác với cách xịt của Lý Tống. Nếu Đàm Vĩnh Hưng dẫn đám ca sĩ VC trở lại Hoa Kỳ, lần này, ngoài việc họ gặp phảm ứng chống đối đa diện hơn, họ còn sẽ gặp thái độ thờ ơ hay tẩy chay của đồng bào mà họ không gặp như trước đây.

Trước khi kết thúc bài viết ngắn này cho người bạn chiến đấu Lý Tống, tôi muốn thưa cùng bà con hải ngoại vài điều:

 - Không gì vô cảm cho bằng việc nghe ca sĩ VC hát ở hải ngoại khi cả nước đau thương dưới chế độc cộng sản.
 - Không có gì vô lý cho bằng bà con tỵ nạn cộng sản lại mua vé nghe ca sĩ VC hát khi trong nước VC cướp đoạt nhà của, ruộng vườn của đồng bào mình, tù đày, đánh dập bà con mình một cách tàn bạo.
 - Không có gì vô ý thức cho bằng khi ngày xưa mất nhà, mất cửa, lên thuyển liều chết bỏ nước ra đi, hơn nửa triệu đồng bào mình vùi thân giữa biển rộng, nước sắp mất vào tay giặc Tầu, hàng trăm người yêu nước tù đày trong ngục tối cộng sản… mà bên này đại dương, mình ngồi vỗ tay nghe ca sĩ Việt cộng hát…

Người Việt tỵ nạn cộng sản có lương tri, có liêm sĩ, không chấp nhận chế độ cộng sản… phải ủng hộ Lý Tống và lánh xa những xuất hát do ca sĩ VC hát ở hải ngoại….

Cây kim đảng Hồ không cần
Ruộng đất đảng không ngại ngần, cuớp ngay
Cướp đêm rồi lại cướp ngày
Đến khi cả nước trắng tay trần truồng!

Những dòng thơ này tôi viết khi đau đớn, xót thương nhìn hai mẹ con một đồng bào ở Cần Thơ cởi truồng đứng giữa trời trên phần đất của mình bị chế độ cộng sản cưỡng chiếm! Có thời đại nào đen tối ô nhục hơn, có cảnh nào đau đớn thảm thương hơn?!

Muốn chấm dứt sự đau khổ của dân tộc Việt nam, tất yếu phải góp tay chấm dứt chế độ cộng sản và tẩy chay các shows văn nghệ của cộng sản trong đường giây của nghị quyết 36 VC!
 Không thể nào chấp nhận được cái cảnh “ Mấy triệu con ngựa đau trong nước, mà cả tàu tỵ nạn hải ngoại cứ vui say ca hát với Việt cộng…!” “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ!” Liệu lời dạy và câu châm ngôn của người xưa có còn ứng nghiệm với đồng bào Việt Nam chăng!

Quả thật nhiều bà con Việt Nam trên thế giới, kể cả người viết bài này đã đau và thương xót Lý Tống khi Lý Tống nằm tuyệt thực, tuyệt ẩm trong nhà giam vì hành động chính trị chống cộng của mình! Những người chống cộng đã nợ Lý Tống một món nợ tinh thần, và món nợ chỉ trả xong khi chế độ tà quyền Hà Nội không còn trên quê hương Việt Nam

Hải Triều
Nhóm Nhà Văn Quân Đội

TIẾN LÊN VÀ KÉO LÊ !


Tin bà Phạm Thị Lài và con gái là chị Hồ Nguyên Thủy ở Cái Răng (Cần Thơ) khỏa thân giữ đất mấy ngày nay làm xôn xao dư luận, chủ yếu là trên internet với những người có cơ hội được vào báo lề trái để “tận mục sở thị” hình ảnh của 2 mẹ con bà Lài, còn mấy báo lề Đảng không thấy đăng tải, cũng dễ hiểu vì những hình ảnh ấy trần trụi và bi thương quá, trần trụi như chính cái mặt nạ của quân cướp đất đã tự phơi bày.

“Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về” !


Cần Thơ là thủ phủ miền Tây Nam Bộ, nằm dọc bên bờ sông Hậu, ngày xưa đất đai màu mỡ, tôi nhớ cứ mỗi mùa lũ về là hai bên sông lại được bồi đắp thêm lớp phù sa mỡ màng, mùa màng bội thu, cá tôm nhiều vô kể, đã nuôi sống bao thế hệ dân nghèo nơi đây. Thiếu nữ Cần Thơ nổi tiếng đẹp trong vùng với dáng người cao thanh và làn da trắng. Cuộc sống nghèo mà không hèn lẽ ra cứ mãi êm đềm nếu như không có quá trình đô thị hóa nông thôn, điển hình là cơn lốc quy hoạch lấy đất đai của nông dân bán cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Có nhiều nông dân giàu lên nhờ bán đất nhưng phương tiện sản xuất không còn, trình độ không có nên cuối cùng tiền không giữ được, đất cũng chẳng còn, phải bán con gái qua xứ người cho Đài Loan, Hàn Quốc thông qua các cuộc môi giới lấy chồng ngoại đang tràn ngập xứ này. Rồi thì những nhà máy, khu công nghiệp sau một thời gian dài chạy dự án, đút lót cho tỉnh, huyện, bắt đầu sản xuất kinh doanh theo kiểu lợi nhuận là trên hết, bỏ mặc các vấn đề an sinh xã hội, xả thải trực tiếp gây ô nhiễm nặng trên dòng Hậu Giang, loại bỏ hoàn toàn nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi đã bao đời nuôi sống bà con mình.

Hãy thử phân tích một chút về hành động của bà Lài. Theo tôi bà Lài là một nông dân. Mà nông dân ta xưa nay vốn thật thà, dễ tin người. Bà Lài chắc chắn không biết nhiều về các cuộc khỏa thân biểu tình xảy ra trên thế giới để bảo vệ động vật, tôn trọng nhân quyền, hay tẩy chay một dự luật nào đó v..v.. Hành động của bà chỉ đơn giản là không còn cách nào khác để bày tỏ sự phẫn uất, căm hận của một người vợ, người mẹ chân yếu tay mềm trước bầy sói hung hăng, được trang bị công cụ tiên tiến để sẵn sàng tiến hành đàn áp. Chẳng lẽ bà giăng mớ băng rôn, khẩu hiệu đã không còn tác dụng trong tình huống này, hay cầm dao đâm vào bọn chúng, hay nổ mìn, tự sát ? Rồi còn các con, các cháu và người chồng tội nghiệp đã hơn một lần uống thuốc rầy tự vẫn của bà sẽ sống ra sao khi không còn có bà ?


Cũng bởi tính thật thà của người nông dân miền Tây Nam Bộ xưa nay mà khi thấy bà tổng giám đốc công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco) nhà cao cửa rộng, xe hơi vài tỷ, dân ta chắc mẩm trong bụng “ Ừ thì nhà đấy, xe đấy ít cũng cỡ vài trăm tỷ, nếu có làm ăn thua lỗ bán đi cũng đủ trả vài chục tỷ tiền nợ bán cá của mình !”. Dân tôi đâu biết nhà đấy, xe đấy nhưng những dự án mua đi bán lại trên giấy của bà tổng giám đốc chủ yếu là do các mối quan hệ cá nhân giữa doanh nghiệp và quan chức. Nghe đồn đám cưới con trai của bà và một hotgirl nổi tiếng đến nỗi các quan bộ ngành chính phủ ngoài Hà Nội lỡ có dịp công cán trong này cũng phải tranh thủ ghé ngang xứ Cần Thơ kia mà. Vì vậy khi nghe tin bà đi nước ngoài “chữa bệnh” quỵt nợ nông dân tôi hơi lấy làm lạ. Cửa hải quan Việt Nam một con ruồi “phản động” về đây cũng khó lọt, sao bà lại “đi” dễ thế ?

Chúng ta lên án nhưng cũng suy nghĩ cho thấu đáo về hành động của các vệ sĩ trong vụ bà Lài. Họ là ai ? Có thể là những người làm công ăn lương của một công ty bảo vệ nào đó, hằng tháng lãnh ba bốn triệu bạc đem về nuôi gia đình. Nếu họ không thi hành lệnh cấp trên (công ty) thì tháng này nhà họ đói là cái chắc. Mà công ty vệ sĩ có khả năng được thuê mướn từ CIC8 để cưỡng chế. Đối tượng chính nên “ném đá” theo tôi là những kẻ quản trị CIC8 và đám lãnh đạo ủy ban a dua, tiếp tay tư lợi.

Vụ hai mẹ con bà Lài rồi sẽ qua đi, trong chúng ta sẽ có người quên lãng và cập nhật các thông tin nóng tiếp theo nhưng những đau thương, nhục nhã mà mẹ con bà phải gánh chịu là mãi mãi. “Đau đớn thay phận đàn bà”. Nguyễn Du khi xưa viết về thân phận nàng Kiều chắc cũng khó thể tưởng tượng ra thân phận người phụ nữ trong một xã hội như Việt Nam hôm nay. “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” nữa đi để thấy cái tiến bộ của con người hôm nay là trần trụi như thời nguyên thủy và bị kéo lê số phận một cách không thương tiếc.

Căm phẫn tột cùng lũ đười ươi,
Cướp chiếm bao năm vẫn không thôi.
Khỏa thân uất hận trên đất sỏi,
Ba bảy năm qua chửa thành người !

Phủ đệ ở Ninh Giang, dinh thự thờ tổ ở Kiên Giang

Búa Tạ (Danlambao) - Câu chuyện phủ đệ hoành tráng bạc trăm tỷ của cha con ông Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến ở huyện Ninh Giang đang làm nóng công luận. Một cách khôi hài, có báo "lề đảng" đặt vấn đề: người dân muốn hỏi kinh nghiệm làm giàu của quan chức (!).

“Đặt vấn đề” vậy thôi, chứ từ dân đến quan, chẳng ai không biết, chính danh mà nói, lương cán bộ, dù vào hàng cao cấp như Bộ trưởng, Thủ tướng… hơn chục triệu đồng/tháng, cũng chỉ đủ sinh hoạt hàng ngày, trong thời buổi cái gì cũng mắc mỏ, tăng giá. Dốt tính toán đến mấy cũng biết, nếu ki cóp từ lương, phải mấy… thế kỷ, để có được bạc chục tỷ, trăm tỷ xây cất dinh thự, phủ đệ xa hoa hoành tráng? 

Đương nhiên, những dinh thự quan chức lộng lẫy mà thiên hạ mục sở thị được, chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. 

Cận cảnh khu nhà/vườn của bí thư tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến

Có điều, đầu năm 2009, khi dinh cơ thờ tổ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Rạch Giá, Kiên Giang sừng sững mọc lên xốn mắt nhân dân, với chi phí xây cất ngót 40 tỷ đồng (thời giá khi ấy), thì chỉ các báo “lề dân” đăng tải rầm rộ. Không chỉ đăng ảnh và chú thích, liên quan cụm công trình ngu độn - ngông cuồng - ngang ngược này, các báo trên còn tường thuật khá chi tiết câu chuyện những tưởng chỉ xảy ra từ thời Lê mạt: 

Trưởng phòng CSGT tỉnh quê nhà Kiên Giang Trịnh Xuân Hồng bị lập tức đổi về công an huyện vùng sâu, sau đúng 48 tiếng đồng hồ, bởi câu nói thẳng băng: “Nghị gì cũng giam xe lại, xử đúng theo quy định”, trong vụ xử lý chiếc xe tải chở cặp hạc cao hơn 3m, ngông nghênh diễu lộ Bắc – Nam. Xử đúng luật phải được biểu dương khen thưởng, sao lại bị “đì”? Xin thưa, rủi cho anh Trưởng phòng CSGT ngay thẳng này, lái xe đã “nhắc” là xe chở hàng anh Nghị (Nguyễn Thanh Nghị - thái tử quan đầu triều Nguyễn Tấn Dũng, vừa chễm chệ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng ở tuổi vừa ngoài 30)!

Nhà thở tổ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Vụ cặp hạc và dinh thự nhà thờ tổ Thủ tướng ở Kiên Giang, lẽ ra, sau cú khơi mào của báo lề dân, các báo lề đảng, theo chức phận chống tiêu cực, cũng phải đồng loạt lên tiếng, thanh tra chính phủ, kiểm tra đảng… phải rầm rộ vào cuộc. Nhưng tuyệt nhiên, các báo lề phải ngó lơ; các cơ quan thanh kiểm tra của Đảng và Nhà nước cứ làm như không biết!

Thuyền đua, lái cũng đua! Thấy Thủ tướng xây dinh thự thờ tổ hoành tráng, chẳng hề hấn chi, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến chẳng chịu kém cạnh. Rủi cho ông Quyến, phủ đệ sinh thái của cha con ông nhất loạt lên báo. 

Chết thật! Luồn tới chức Bí thư tỉnh ủy, kinh nghiệm chính trường đầy mình, mà mắc sai lầm chết người: lâu nay ở xứ ta, không phải cái gì thuộc về đặc quyền của các Ủy viên Bộ Chính trị thì các Ủy viên Trung ương đảng cũng được hưởng. Chống tiêu cực, như có cựu quan chức chop bu đã ví von: chỉ tắm từ vai trở xuống. Các Ủy viên Bộ Chính trị không thuộc vị trí vai trở xuống như ông. Chớ thấy ai đó trong số họ chơi ngông mà bắt chước!

Phủ đệ Ninh Giang

Vụ phủ đệ sinh thái Ninh Giang lên mặt báo ngay dịp chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết 4 TW - Khóa XI. Nhiều người tiên đoán, sự nghiệp chính trị của ông Quyến chắc phen này… “đứt”. Nhưng với kinh nghiệm trải nhiều cuộc vận động tương tự, nhiều người nói… chưa chắc! 

Một cách lạc quan, nhiều người lại quả quyết, chức Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương đã tuột khỏi tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sang tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. “Bửu bối” đã trong tay Tổng Bí thư – ngôi vị cao nhất. Rồi đây, câu chuyện dinh thự thờ tổ ở Kiên Giang sẽ bị phơi ra ánh sáng, nói chi đến phủ đệ ở Ninh Giang! “Phong trào” thái tử Đảng – điển hình tham nhũng cao nhất – tham nhũng chính trị, cũng chẳng thể thuận buồm xuôi gió.

Nhưng, một cách khách quan mà nói, mọi chuyện còn ở thì… tương lai, đều chưa chắc chắn…

Trừ một điều chắc hơn đinh đóng cột: dinh thự thờ tổ ở Kiên Giang và phủ đệ ở Ninh Giang (vô tình có chung chữ Giang) đều là của… gian!

Bảo vệ dân phố đánh người dập não

Nạn nhân bị đánh phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, ba bảo vệ dân phố bị tạm đình chỉ công tác để điều tra.

Ngày 29-5, anh Đặng Đình Bình (41 tuổi, ngụ Dĩ An, Bình Dương) vẫn hôn mê sâu do đa chấn thương, dập não trái, tổn thương mắt. Theo các bác sĩ BV Chợ Rẫy (TP.HCM), bệnh nhân trong tình trạng có tiên lượng xấu, đang được theo dõi săn sóc đặc biệt.
Đánh người tại hiện trường tai nạn

Khoảng 21 giờ ngày 23-5, anh Bình nghe tin cháu của anh bị tai nạn giao thông tại khu phố Chiêu Liêu (phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An). Lập tức, anh cùng một người cháu tên Thắng chạy đến đó nắm tình hình. Tại đây, lực lượng dân quân và bảo vệ dân phố (BVDP) giữ cả hai lại không cho vào hiện trường. Thắng trình bày “Tôi là anh của người bị nạn” thì được trả lời “Mày không liên quan gì, biến đi chỗ khác”. Nghe vậy, Thắng cự lại thì bị tát vào mặt. Một người bạn của Thắng lao vào can và dẫn Thắng đi để tránh va chạm. Lúc này, anh Bình vẫn ở lại và đôi co với các BVDP. Sau đó, người bạn của Thắng quay lại thì hay tin anh Bình bị đánh và chở vào BV An Dân (phường Tân Đông Hiệp).

Nạn nhân Đặng Đình Bình bị dập não trái, lồi mắt trái, đang hôn mê tại bệnh viện. Ảnh: VÕ BÁ

Người nhà tìm đến BV đúng lúc hai BVDP chở anh Bình tới cấp cứu rồi bỏ đi. Các bác sĩ thấy nạn nhân bị đánh lồi tròng mắt nên chuyển đến BV Đa khoa khu vực Thủ Đức. Sau đó, BV Thủ Đức chuyển tiếp đến BV Mắt thành phố. Tuy nhiên, sau khi chẩn đoán bệnh nhân bị dập não, bác sĩ lại chuyển anh Bình đến BV Chợ Rẫy.

Chỉ là giằng co giữa hai bên?

Ngày 28-5, Pháp Luật TP.HCM xác minh vụ việc Công an phường Tân Đông Hiệp thì được biết công an phường có báo cáo nhanh gửi lên trên với nội dung: “Các BVDP tại hiện trường không đánh người, mà chỉ giằng co khiến nạn nhân tự té gây thương tích”.

Theo báo cáo, thời điểm anh Thắng, anh Bình đến hiện trường vụ tai nạn giao thông trong tình trạng có mùi rượu bia. Hai người tự ý dựng xe máy lên nhằm xóa dấu vết vụ tai nạn. BVDP ngăn cản dẫn đến “cãi qua cãi lại”. Một BVDP tên Lê Minh Tuấn đang cầm cây gậy ba khúc thì anh Bình nhảy vào cướp gậy, thủ thế. Một BVDP khác là Phạm Thành Tuấn nhảy đến khống chế anh Bình, cướp lại gậy. Trong quá trình giằng co, anh Bình bị té xuống đường chảy máu nên được BVDP đưa vào BV cấp cứu.

Giải thích về vết thương trên người nạn nhân, hai BVDP Phạm Thành Tuấn và Lê Minh Tuấn cho rằng: “Khi anh Bình té xuống, có thể mắt trái trúng đầu gậy nên bị thương, đầu có mấy vết bầm nhỏ do bị té. Còn chân bị mất da là do lúc chở đi cấp cứu, anh cạ chân xuống đường”.

Chị Trần Thị Huệ (vợ anh Bình) bức xúc: “Trước đó chồng tôi có uống hai lon bia nhưng chưa đến mức say xỉn như công an báo cáo. Ngoài ra, nếu BVDP chỉ giật lại gậy thì làm sao chồng tôi bị thương tích nặng như vậy”.

Chiều cùng ngày, ông Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND phường Tân Đông Hiệp, cho biết đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ba BVDP gồm: Lê Minh Tuấn, Lê Văn Nghiên và Phạm Thành Tuấn để chờ điều tra làm rõ nghi án đánh anh Bình.

“Sai phạm tới đâu, chúng tôi xử lý tới đó. Trước mắt, chúng tôi đã cử người đến thăm hỏi, hỗ trợ gia đình anh Bình 5 triệu đồng” - ông Tuấn cho biết thêm.

Nếu nạn nhân qua khỏi thì cũng trở thành người sống thực vật, vì hiện đã liệt nửa người bên phải (di chứng dập não trái). Theo tôi, anh Bình có dấu hiệu bị đánh, nếu giám định thương tích sẽ biết nguyên nhân chấn thương ngay thôi. Gia đình nạn nhân đã gửi đơn đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ hành vi đánh người của nhóm BVDP. Không thể chấp nhận hành vi đánh người tàn độc như vậy được!

Luật sư NGUYỄN VĂN TÂM, Trưởng Văn phòng luật sư Tâm Pháp Quyền (quận 9, TP.HCM)

VÕ BÁ

Đắk Lắk: Công an xã dùng súng đánh dân lún sọ


Đắk Lắk: Công an xã dùng súng đánh dân lún sọ


 - Tin từ Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk ngày 30/5, cho biết tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Tống Văn Phước (22 tuổi), trú tại xã Đray Sáp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đã qua cơ nguy kịch sau 10 ngày cấp cứu, điều trị.

Người nhà anh Tống Văn Phước cho biết, lý do nạn nhân phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh nhân sự là do bị ông Hà Quang Trịnh, trưởng công an xã Đray Sáp, huyện Krông Ana dùng súng đánh trọng thương vào đầu.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 21h30 ngày 20/5, một nhóm thanh niên đã gây tai nạn làm ông Tống Văn Cẩm (bố anh Phước) bị thương nặng. Anh Phước cùng người dân sống trong khu vực kiên quyết không cho những đối tượng trên lấy xe mà chờ CSGT đến lập biên bản hiện trường.

Anh Tống Văn Phước tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk

Khi ông Hà Quang Trịnh, trưởng công an xã xã Đray Sáp có mặt tại hiện trường, những đối tượng này tiến tới phía ông Trịnh xin lấy xe (ông Trịnh sống cùng thôn với các đối tượng trên). Thấy vậy anh Phước chạy ra ngăn cản, yêu cầu những đối tượng trên phải để chiếc xe ở hiện trường để chờ CSGT tới lập biên bản.

Anh Phước cho biết: “Tôi vừa chạy ra thì ông Trịnh rút súng ngắn đập một phát vào đầu tôi. Bị đập, tôi bỏ chạy thì ông Trịnh đuổi theo tiếp tục dùng súng đập lên vai tôi, máu chảy rất nhiều rồi ngất lịm và được người dân đưa đi cấp cứu.

Theo bác sĩ Huỳnh Như Đồng, Phó trưởng khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, bệnh nhân Tống Văn Phước bị vỡ lún sọ chẩm phải. Hiện tình hình sức khỏe của bệnh nhân đã tiến triển khả quan.

Lý giải hành động trên, ông Hà Quang Trịnh cho biết, lúc đó, anh Phước lao vào, tôi sợ anh Phước đánh 3 thanh niên kia nên rút súng rồi vung tay ra cản lại. Không may nòng súng trúng vào đầu anh Phước gây thương tích.(?)

Biên bản "Đánh người gây thương tích" khẳng định ông Hà Quang Trịnh đánh anh Tống Văn Phước 3 cái bằng súng

Tuy nhiên, trong biên bản “Đánh người gây thương tích” do công an viên xã Đray Sáp lập khẳng định việc ông Hà Quang Trịnh đánh anh Tống Văn Phước là có thật.

Trong biên bản có đoạn như sau: “Khi vụ việc xảy ra hỗn loạn thì anh Trịnh trưởng công an xã đang làm nhiệm vụ, thì có 3 thanh niên thôn Anna đã gây tai nạn có hành vi đến lấy lại xe thì ông Tống Văn Phước đến không cho ba thanh niên đó lấy xe. Ông Phước có nói gì đó, lúc đó ông Trịnh trưởng công an có đánh ông Tống Văn Phước 3 cái bằng súng vào đầu, làm ông Phước chảy máu đầu, dưới sự chứng kiến của bà con làng xóm, sau đó chúng tôi cho ông Phước đi bệnh viện…”.

Khắc Lịch

12 tập đoàn nhà Nước nợ hơn 218 nghìn tỷ đồng-Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nợ nần chồng chất và làm ăn thua lỗ

12 tập đoàn nhà Nước nợ hơn 218 nghìn tỷ đồng


Theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trình bày tại Phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 4, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước.

Trong đó, hơn một nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (218.738 tỷ) chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng. Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là PetroVietnam ( 72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin (19.600 tỷ).
Cũng theo đề án, có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần gồm TCT Xây dựng Công nghiệp (Tập đoàn Sông Đà), TCT Xây dựng CTGT 1, TCT Xây dựng CTGT 5, TCT Xây dựng CTGT 8, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Thành An và TCT Phát triển đường cao tốc.
Tính đến tháng 10/2011, cả nước có 1.309 doanh nghiệp nhà nước gồm 11 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt và 74 tổng công ty. Tổng quy mô tài sản đạt 1.760 ngàn tỷ đồng và vốn chủ sở hữu gần 700 ngàn tỷ đồng. Năm 2010, các DNNN đóng góp 34% GDP cả nước.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, đa số các DNNN có lãi và đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Các tập đoàn lãi lớn là PetroVietnam, VNPT, Vinacomin, Viettel, Sông Đà, các TCT Lương thực Miền Bắc, Miền Nam và Thương Mại Sài Gòn.

Tuy nhiên một số tập đoàn có lỗ lớn như EVN ( năm 2010 lỗ 12.313 tỷ, lũy kế hợp nhất 2010 là 24.262 tỷ), Vinashin (năm 2009 lỗ 5.000 tỷ theo kết luận của Thanh tra Chính phủ), TCT Chè Việt Nam, TCT Dâu Tơ tằm, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Xây dựng Công trình đường thủy... Tổng số lỗ lũy kế của các tổng công ty, tập đoàn đến ngày 31/12/2011 là 26.110 tỷ đồng

Đề án nhận định: Tình hình tài chính của nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn tài chính, đang tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả.

Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm qua đã tham gia góp vốn vào ngân hàng TMCP, CTCK, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, bất động sản. Việc đầu tư này chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho HĐKD chính còn hạn chế. Hiệu quả các khoản đầu tư này không cao hoặc không có hiệu quả.


(Theo TTVN)

Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nợ nần chồng chất và làm ăn thua lỗ

REUTERS
Thanh Hà
Ngày 30/05/2012, bộ Tài chính công bố thống kê về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. 


Theo đó, với mức nợ là 450 000 tỷ đồng và thua lỗ trên 216 000 tỷ, nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả. Bộ Tài chính đề nghị giám sát tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Thống kê cung cấp thông tin về mức nợ của doanh nghiệp nhà nước cho biết : tính đến tháng 9/2011 các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện còn nợ ngân hàng 415.347 tỷ đồng. Trong số đó, 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước nợ 218.738 tỷ đồng, tương đương với 8,76% tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Đứng đầu trong số các tập đoàn vay nợ nhiều nhất gồm có tập đoàn tập đoàn Dầu khí Petro Vietnam (với 72.300 tỷ đồng), tập đoàn Điện lực (với 62.800 tỷ đồng) và tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản TKV (với 20.500 tỷ đồng).

Một điều đáng lo ngại khác là tại Việt Nam hiện có tới gần 1/3 các tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 3 lần so với vốn sở hữu. Vẫn theo báo cáo của bộ Tài chính, tình hình tài chính tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo và các doanh nghiệp nhà nước phải đối phó với nguy cơ rủi ro cao, mức lỗ bình quân của các tập đoàn, tổng công ty cao hơn gấp 12 lần so với các doanh nghiệp không trực thuộc nhà nước.


Ngày 29/05/2012, phó cục truởng cục Tài chính – Doanh nghiệp, ông Đặng Quyết Tiến trong một cuộc trả lời phỏng vấn cho biết là các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cáo bạch tài chính. Vì thế bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước.


Hãng tin Bloomberg nhắc lại, tính thiếu minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã khiến hai cơ quan thẩm định về mức độ rủi ro là Standard & Poor's và Moody’s hạ điểm tín nhiệm đối với đầu tư vào Việt Nam. Vào tháng 8/2011, Standard & Poor's hạ 3 bậc điểm tín nhiệm so với thời điểm là tháng 12/2012 và hiện chỉ còn là điểm BB-. Trong lúc Moody’s mạnh tay hơn khi cho rằng mức độ an toàn của đầu tư vào Việt Nam hiện chỉ còn là điểm B1.


Powered By Blogger