Wednesday, August 31, 2011

Xé Nước Tầu Làm Năm Mảnh


Những kịch bản về… “khi nước Tầu có loạn”….
“Cách mạng”, trăm năm trước…

Sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào “xông đất” Hoa Kỳ vào đầu năm nay, ngày 25 Tháng Hai vừa qua, một số giới chức Hoa Kỳ đã có một phiên họp nguyên ngày về tình trạng nội loạn của Trung Quốc – và về những hậu quả cho Hoa Kỳ…

Phiên họp này chẳng có gì là “nội bộ” hay “bí mật” nhưng lại kết thúc với phần vấn đáp rất lạ. Sau một ngày chia làm hai phần nghe năm học giả và chuyên gia Mỹ về Trung Quốc trình bày nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị hoặc văn hoá của tình trạng nội loạn tại Trung Quốc – và những bài toán nan giải cho lãnh đạo Bắc Kinh – các giới chức Hoa Kỳ bước qua phần hỏi đáp. Trong phần hội luận bàn tròn ấy, có nhiều người đã nêu câu hỏi với các chuyên gia. Xin tóm lược lại như sau cho dễ đọc….

Thưa quý vị, hơn hai chục năm trước, chúng ta đã bị bất ngờ khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Năm nay, chúng ta lại bị bất ngờ khi Trung Đông có biến. Căn cứ trên những phân tách và trao đổi từ buối sáng cho đến trưa nay của quý vị học giả về những chuyện gì đang xảy ra tại Trung Quốc, có lẽ ta cần tự hỏi: Liệu mình có bị bất ngờ lẫn nữa không nếu như Trung Quốc bị khủng hoảng?

Nôm na là chuyện gì sẽ xảy nếu có “thay đổi chế độ tại Trung Quốc”?

Cử tọa thảo luận và định nghĩa về kịch bản rợn người này. Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể mất quyền, Quân đội có khi đứng lên gồm thâu thiên hạ về một mối. Nhưng, biết đâu, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại mà thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình?

Trong ngần ấy hoàn cảnh bất ngờ đó, Hoa Kỳ phải tính sao? Khi ấy, những câu hỏi đáp mới mở ra nhiếu kích thước mới… về Hoa Kỳ.

Vì có người phát biểu như sau.

Thưa quý vị, chúng ta cũng có hệ thống học bổng để giúp tuổi trẻ Trung Quốc học hỏi về thế giới bên ngoài và có cái nhìn thông thoáng hơn về nhiều khía cạnh. Nhưng dường như chúng ta tại lười biếng phó thác việc đề cử và tuyển chọn cho chính quyền Trung Quốc. Cho nên những sinh viên được đón nhận không nhất thiết là thành phần dân sự của xã hội ở bên ngoài hệ thống chính trị hay quan hệ thân tộc của họ. Bây giờ, thế hệ trẻ ấy đã trưởng thành và bắt đầu có vị trí trong xã hội Trung Quốc. Liệu họ đã có thể đảm đương trách nhiệm và là thế hệ sẽ thay thế sau này chăng? Có cách gì liên lạc với họ không?Cuộc thảo luận hào hứng xoay về một vấn đề xa vời mà bỗng trở thành cấp bách: nếu Quân đội Trung Quốc đứng lên thay thế vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản, chuyện gì sẽ xảy ra?

Từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ đã theo đuổi chánh sách kết ước – engagement là chủ động hợp tác để giúp Trung Quốc chuyển hoá sang chế độ dân chủ nhờ bành trướng vai trò của xã hội dân sự, phát huy nền móng pháp quyền và tạo dựng sự tin cậy trong xã hội. Hình như là những nỗ lực ấy không đem lại kết quả, có thể vì mình chỉ chú ý đến bộ máy đảng và nhà nước mà có người cho là sẽ khó tồn tại sau đợt chuyển quyền vào năm tới.Như vậy, khi hữu sự, Hoa Kỳ sẽ nói chuyện với ai?Ta có biết những thành phần này là ai không, và đã liên lạc với họ chưa? Hay là sẽ như tại Ai Cập, để chính quyền Ai Cập quyết định lấy? Cũng thế, cho đến nay, chúng ta chỉ tập trung chú ý vào vùng duyên hải trong khi đa số diện tích còn lại là nơi sinh sống của các sắc tộc thiểu số, thí dụ như Tân Cương hay Tây Tạng.

Nếu chúng ta lại sai lầm trong chánh sách kết ước của mình và bị bất ngờ thì sẽ làm gì khi hệ thống chính trị của Trung Quốc bị tan rã?

Trong phần thảo luận, có nhiều người nêu ý kiến là Trung Quốc sẽ không chuyển hoá sang chế độ dân chủ. Nếu có đột biến rất nhanh thì đấy là do Quân đội. Từ hàng tướng lãnh sẽ có người bước ra lãnh đạo.

Rút kinh nghiệm từ Bắc Phi, chúng ta có thể nêu câu hỏi, lãnh đạo quân đội ấy gồm có những ai? Trong nhiều năm qua, chúng ta cố gắng đối thoại về quân sự và xây dựng quan hệ với các tướng lãnh Trung Quốc qua nhiều lần gặp gỡ trao đổi. Chúng ta có điện thoại riêng hay điện thư của các tướng lãnh ấy không, để nếu cần thì còn liên lạc và hỏi han?Một giả thuyết thứ hai, Trung Quốc có thể rơi vào hấp lực cũ của lịch sử, là tan thành hai mảnh kinh tế tại hai khu vực Nam Bắc. Thậm chí ba mảnh nếu kể cả các tỉnh miền Tây. Có khi còn nhiều hơn nữa.

Có người nêu ngược vấn đề: thật ra, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành công khi nuôi dưỡng nỗi sợ động loạn trong tâm tư người dân và tiêu diệt mọi giải pháp thay thế. Vì vậy khi đảng bị khủng hoảng, chưa chắc là các địa phương đã có người đứng lên giành lấy quyền bính.

Nhưng, đã nói về chuyện bất lường thì cũng cần nhìn lại Trung Quốc.

Trung Quốc không có một khối nhất thống như bên ngoài lầm tưởng, Và “phép vua thua lệ làng”, “quan trên ở xa bản nha thì gần”, “Hoàng đế thiết triều ở Bắc Kinh, nhưng Bắc Kinh lại ở rất xa”…. là những quy luật thực tế của xã hội và chính trị Trung Quốc. Biết đâu chừng, nhiều thế lực của đảng ở tại các địa phương sẽ trở lại trò cát cứ đã từng thấy trong lịch sử xứ này

Câu chuyện trên không là một giai thoại.

Năm 2000, Chính quyền Bill Clinton đã tháo gỡ một rào cản là quy chế “tối huệ quốc” – quan hệ ngoại thương bình thường và vĩnh viễn PNTR – cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Mục tiêu là kết ước và hội nhập để giúp Trung Quốc chuyển hóa một cách hòa bình sang chế độ dân chủ chính trị nhờ tự do kinh tế. Nhưng Quốc hội Hoa Kỳ khi ấy cũng đã thủ thế và ban hành đạo luật thành lập một cơ quan có nhiệm vụ duyệt xét sự chuyển hoá này.

Xin sơ lược về Hội đồng Duyệt xét Quan hệ Mỹ-Hoa về Kinh tế và An ninh (United States-China Economic and Security Review Commission, viết tắt là USCC). Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu và phúc trình lên Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện về tình hình kinh tế và an ninh lẫn các đòn phép của Trung Quốc để thẩm định xem những gì có thể đe doạ quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ. Do lãnh đạo của hai đảng tại hai viện, Hội đồng quy tụ nhiều chuyên gia về Trung Quốc của Hoa Kỳ và mời các học giả hoặc giới hữu trách Mỹ về kinh tế, tài chánh, ngoại giao, an ninh, v.v, điều trần về rất nhiều khía cạnh của Trung Quốc.

Hàng năm, Hội đồng vẫn đúc kết các nhận định và kết luận để trình bày lên Quốc hội những đề nghị cụ thể trong đối sách với Trung Quốc. Việc điều trần, thảo luận và báo cáo đều được công khai hoá. Việc các cơ quan hữu trách tiến hành những quyết định như thế nào thì có lẽ thuộc vào một diện khác!

Hôm 25 Tháng Hai, Hội đồng thảo luận về cả trăm khía cạnh khác nhau về tình trạng nội loạn và nguy cơ khủng hoảng của Trung Quốc. Và cho rằng Hoa Kỳ không nên lại bị bất ngờ nữa. Một điều bất ngờ là giới hữu trách trong Hội đồng đã thảo luận về sự sụp đổ của Trung Quốc! Của đảng Cộng sản hay hệ thống chính trị? Của nền kinh tế nhiều phần sẽ bị suy trầm và từ đó gây ra động loạn, v.v.

Xuyên qua đó, những người lãng mạn đã có thể tưởng tượng đến một kịch bản, hay một âm mưu của Hoa Kỳ, nhằm xé Trung Quốc làm năm mảnh! Chuyện ấy có đúng hay không thì chúng ta chưa thể biết mà chỉ có thể bình cho vui. Duy có một điều đáng chú ý là người Mỹ đã bàn đến chuyện “khi nước Tầu có loạn”…. Mà lại còn mời những người am hiểu đến bàn công khai nữa.

Nếu nhớ đến chữ “lộng giả thành chân”, ta có thể kết luận: “nghi quá!…


Nguyễn Xuân Nghĩa

Hà nội: Damas hay Tripoli ?

Hà nội: Damas (Syrie) hay Tripoli (Lybie)?
Ai là người tuyên bố «Việt Nam Độc lập không bị Tàu thuộc»?

Mười Chúa Nhựt liên tục, dân Hà nội xuống đường biểu tình, thoạt đầu chỉ chống Trung Cộng đang có những hành động thiếu văn hóa với Việt Nam nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng. Dần dần biểu tình chuyển sang chống chánh sách bá quyền xâm lược của Hoa Cộng đang bành trướng xâm chiếm một quốc gia anh em láng giềng. Và cũng theo khí thế mỗi ngày mỗi leo thang, những biểu tình của những lần cuối tố cáo rõ ràng hơn, từ cái công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958 đến cả chánh sách dâng đất dâng biển, dâng giang sơn gấm vóc của tổ tiên cho giặc ngoại xâm của chế độ Việt cộng đương quyền.

Và cuối cùng, trong bối rối và hấp tấp Đảng Cộng sản Việt Nam phải quyết định ra lệnh cấm biểu tình.

Phản ứng của nhà cầm quyền Việt cộng thiệt tình chẳng giống ai ! Đúng là nửa chừng xuân ! Chỉ vì cũng như mọi nhà cầm quyền độc tài, nhà nước công sản Việt Nam bao giờ cũng muốn kiểm soát, cho biểu tình nhưng phải kiểm soát : kiểm soát xem dân có sợ mình không chưa đủ, phải xem dân có « thiệt tình » sợ mình không ? Hồi đầu tháng 6, kẹt lắm ( với hai hành động vô giáo dục, phản ngoại giao, khinh người Việt, coi thường dư luận thế giới của Trung cộng, cho các tàu hải giám Trung cộng vượt lãnh hải, cắt giây cáp các tàu Việt Nam đang thăm dò đáy biển trong hải phận Việt Nam !) Việt cộng mới cho phép dân Hà nội biểu tình, nhưng phải biểu tình dưới sự kiểm soát của mình ! Chấp nhận cho biểu tình, nhưng phải xem dân tham dự biểu tình do ai xúi giục ? : « thế lực phản động nào », « hải ngoại là cái chắc chắn rồi », nhưng hải ngoại nào ? Thoạt đầu Công an chỉ bắt lén đưa về bót hỏi cung rồi thả. Thoạt đầu công an gọi chỉ đìện thoại cảnh báo đến các nhà vìệt kiều, các nhà các người có tên trong danh sách các nhà tranh đấu ( vì bất mãn, vì bất phục tòng, bất đồng chánh kiến, bất …) ở Hà nội và khuyên chớ xuống đường bậy bạ thôi, …Trong lúc biểu tình, công an được lịnh cho loa phát thanh đọc luật pháp cấm tụ tập biểu tình, trước để hù dọa, sau dùng tiếng loa trấn áp tiếng la đả đảo Tàu cộng của người biểu tình. Nhưng lòng yêu nước của dân chúng dân Hà nội mỗi ngày mỗi dâng cao, khí thế vẫn mỗi ngày mỗi bừng sáng, người dân mỗi can trường thêm, và người đi tham dự biểu tình mỗi tuần mỗi đông hơn. Và người đi xem, tuy không tham dự biểu tình đứng bên lề, hay đi theo chụp hình, cũng, mỗi lần … mỗi đông hơn !

Thằng biểu tình lì lợm không biết sợ càng lúc càng nhiều đã đành ! Thằng đi xem, nhơn chứng cuộc biểu tình và nhơn chứng cả những hành động công an phản ứng chống biểu tình cũng … mỗi lần càng đông hơn ! Dân Việt Nam, dân Hà nội chả sao ! khổ nổi có cả dân ngoại quốc, khách du lịch, thiệt là phản tuyên truyền ! Và đau hơn nữa ! Dù bị đàn áp, đánh đập, dù bị bắt, cả bị đạp vào mặt nhưng vẫn can trường trở lại biểu tình lần sau. Chẳng những không sợ, lại càng biến cái bị bắt của mình, cái bị đánh của mình, cái bị đạp của mình làm một « chiến thắng hay anh dủng bội tinh », một vinh dự. Ai đã « bị công an đánh », « bị công an đạp » …là một sự may mắn ! hảnh diện được thiên hạ chiếu cố hỏi thăm, biến thành « minh tinh » tài tử … tên tuổi được nêu danh !. Và những tên công an cảnh sát làm nhiệm vụ một cách « quá khích, tưởng rằng lấy điểm » như tên bịt miệng linh mục Lý trước tòa án năm nào, hay tên đại úy Minh của năm nay, thì tên tuổi, chơn dung, hình dáng được phổ biến trên mạng internet, vào bảng phong thần những tay « ác ôn » ! Kể từ nay, ô hô ! đường hoạn quan của các công an nầy e cũng khó tiến xa, còn chưa kể tánh mạng tương lai của mình hay của gia đình mình nếu chẳng may có « đổi đời » ! Hãy nhớ gương Nguyễn Hữu Chỉnh năm xưa theo lệnh Vua Quang Trung đi dẹp Bắc, nhưng cuối cùng chính Vua Quang Trung lại phải chém đầu Chỉnh để lòng dân Bắc hà được yên ổn.

« Càng kêu to lắm, lại càng tan xác lắm ! » như cây pháo thôi !

Cuối cùng trong hấp tấp, trong hốt hoảng, Đảng cộng sản Việt Nam ra lệnh cấm biểu tình !

Vì Nhà nước Việt Cộng SỢ !
Và Đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền SỢ !

Nỗi sợ ấy cũng giống như nỗi sợ của tất cả những tay độc tài trên hành tinh của nhơn loại. Trị dân trong một hệ thống công an sát máu, nhưng vẫn sợ, vi vậy phải giết đi để trừ hậu hoạn.

« Nhổ cỏ phải nhổ tận tận rễ ! » ( Trần Thủ Độ nói với Vua cuối cùng Nhà Lý)

Nhà độc tài phải trừng trị dã man tất cả những ai, kể cả những công thần chẳng may có một ý kiến, một ý đồ, một ý nghĩ hay một tí tư tưởng, không đồng ý, khác đồng chánh kiến, phản biện hay phản kháng, dù đó chỉ là một lời khuyên tích cực ! Và mẫu số chung của những bản án : tất cả các tội phạm đều là những con chiên ngây thơ không đủ khôn ngoan để có một suy nghĩ phản biện hay phản kháng chánh sách của Đảng, Nhà Nước hay Nhà độc tài vỉ đại !

Tất cả những tội phạm đều do các phản tặc hay các phần tử xấu bên ngoài xúi dục.

Thế tại sao phải tốn kém bao nhiêu tài của để tuyên truyền cho chế độ vỉ đại của mình ?

Nếu người dân thực sự là ngu thi chỉ bỏ tiền nuôi dân có cơm no, nhà ấm, việc làm đầy đủ, sức khỏe đàng hoàng, học hành ổn định, tiêu khiển thoải mái thì xong ngay. Panem & Circem (Bánh mì và Xem Xiệc), như những thời huy hoàng của La mã lúc xưa. Thế nhưng, các nhà độc tài lúc nào cũng sợ, và không ngần ngại giết hay thủ tiêu tất cả những ai có thể cản trở sự nghiệp hay quyền lợi của mình :

- Đại đế của La mã Néron ( 37-68) đã ra lệnh cho nhà hiền triết Sénèque phải tự tử. Sénèque là một trong những nhà sáng lập trường phái triết học « Stoïcisme La mã » cùng với Cicéron. Sénèque (1- 65) vẫn bị Néron phế bỏ, mặc dù Sénèque là vị thầy giáo cũ, là vị cố vấn đã giúp Néron thành công trong những năm năm đầu làm hoàng đế của mình.

– Hoàng đề Henri VIII (1509-1547) của Anh quốc, sáng lập Nhà thờ Anh Giáo (Anglican Church) sẳn sàng cho chém đầu Thomas More (1478-1535), vị đại thần đã phục vụ đắc lực mình, củng cố địa vị mình đối với Giáo hội La mã chống lại Nhà thờ Tin lành cải cách và tư tưởng Martin Luther để mình được lãnh chức Defensor Fidei (Bảo vệ Đức tin) và Illustrissimus (Đại danh). Thomas More, một Luật gia, triết gia, xã hội học, bạn của nhà hiền triết, thuộc trường phái Nhơn bản – Humanism – Erasmus (1465-1536), tác giả của tác phẩm Utopia (1515), bị thất sủng và bị giết cũng chỉ vì dám can gián Hoàng đế mình không nên vì chỉ muốn ly dị vợ cả của mình để lấy Ann Boley mà phải tạo ra sự ly khai với Nhà thờ La mã.

Và lịch sử còn cho chúng ta nhiều bài học nữa. Những bài học cho thấy các nhà độc tài không thiên vị nể nang ai cả, không kính trọng một nhơn mạng nào cà, dù người ấy là một thiên tài nhơn loại, dù người ấy là một nhà hiền triết, dù người ấyb là một học giả. Nếu phải giết vì những quyền lợi của tên độc tài, thì phải giết ! Bài học gần với chúng ta là học giả Phạm Quỳnh bị Hồ Chí Minh ra lịnh giết. Bất kể những giá trị, những vai trò, những đóng góp của mỗi nhơn vật đối với cá nhơn nhà độc tài, đối với nhơn loại thời bấy giờ, nhà hiền tríết Sénèque hay đối với Hoàng đế nước Anh và Anh quốc, Luật gia Thomas More, hay đối với nền văn học Việt Nam, học giả Phạm Quỳnh ; khi các tên độc tài cảm thấy cần phải giết là cứ giết. Nói như vậy để nhắc nhở tất cả những người Việt Nam nào tự cho rằng mình có công với Đảng Cộng sản, có công với kháng chiến cộng sản, có công với cách mạng cộng sản, nên suy nghĩ lại rằng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam có cần mình hay không ? nếu vai trò mình không cần thiết nữa thì sẽ bị loại bỏ ngay.

Ngày hôm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang có chương trinh, đang có chánh sách bán đất bán biển cho Trung Cộng để củng cố địa vị. Dù đất nước có đang hẹp dần, người Hoa đang dần dần chiếm đất đai, công ăn việc làm, từng hảng từng xưởng đang vào tay của người Hoa. Nhưng nếu có những hàng rào cản trở chương trình, những hàng rào ấy sẽ bị dẹp, tháo gở, dù người ấy là đảng viên lâu năm hay khoa học gia nổi tiếng quốc tế, Luật sư, Tiến sĩ, hay con ông cháu cha !

Quyết định cấm biểu tình là cú đạp của chế độ công an đạp vào mặt người yêu nước Việt Nam !

Đầu năm nay tại Lybie, sau những lần biểu tình, Khaddafi đã ra lệnh cấm biểu tình và không ngần ngại cho nổ súng vào dân. Biểu tình ở thủ đô Tripoli bị dẹp, nhưng thành phố Benghazi nổi dậy, vào nội chiến bùng nổ. Sau gần 6 tháng nội chiền, tin giờ chót cho biết quân nổi dậy sắp sửa chiếm Tripoli, và ngày tàn của chế độ Khaddafi sắp đến.

Cách đây mấy tháng ở Damas Syrie, dân chúng cũng xuống đường ôn hòa đòi Dân chủ, Bachar al Assad, vị Tổng thống độc tài, cũng thoạt đầu cho phép, xong lại cấm, và cuối cùng dùng võ lực dẹp biểu tình, bắn vào dân. Damas thủ đô và Hama thành phố lớn thứ hai mỗi ngày vẫn có người bị thương, vẫn có người chết, nhưng hàng ngày vẫn có người xuống đường biểu tình. Sau một thời gian do dự, cả thế giới đang đồng loạt lên án, và ra chế tài chế độ độc tài Syrie.

Khaddafi, độc tài quân phiệt và gia đình trị, Lybie không có tinh thần quốc gia và dân tộc. Cả quốc gia chỉ là một tập hợp phe phái các bộ lạc khác nhau, Khaddafi sẳn sàng cho giết dân Lybie cũng dễ hiểu, cuộc chiến không phải là một nội chiến, mà của hai nhóm bộ lạc khác vùng với nhau !

Nhưng Syrie ? Syrie do một đảng cách mạng cầm quyền Đảng Baas, chủ nghĩa dân tộc a – rập, đã từng chống thuộc địa Anh, nay chỉ vì quyền lợi Bachar al Assad sẳn sàng tàn sát dạn mình.

Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vậy ! Vì Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng chứng mình qua quá khứ bằng những hành động giết người dả man khủng bố : thời chống Pháp, mổ bụng dồn trấu, – tuổi trẻ người viết đã chứng khiến những hình ảnh thằng chỏng trôi trên giòng sông Biên hòa lúc lánh nạn ở Tân Uyên hay Tân Trụ -. Đó là nói ở miền Nam mình, còn những cảnh chôn sống ở miền Trung, đặc biệt ở Huế – người viết có một ông cậu bị chôn sống khi về thăm vợ ở làng Giạ lê ( chuyên nghề đang cót), chỉ vì dân Huế, không phải dân làng. Dân miền Bắc chắc chắn quen thuộc hơn với những cảnh đấu tố, dùng cán cuốc đành vào sọ, hay chôn đứng ló đầu ra khỏi mặt đất để tràu cày…. Những hình ảnh dả man ấy, dù muốn dù không, cũng tạo một ấn tượng không mấy đẹp cho Đảng Cộng sản Việt Nam ! Dù muốn dù không Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trách nhiệm về những chánh sách nói láo, mỵ dân, đuổi người, đàn áp, khủng bố… Không ai quên được chánh sách và chiến dịch Cải cách ruộng đất. Không ai quên được Tết Mậu Thân, 1968 ở Huế. Nói tóm lại, người dân Việt Nam, trong mọi thành phố từ thủ đô Hà nội đến Sài gòn xa xôi, qua những Đà nẳng, Vinh, Thanh hóa, Cần thơ đã nắm rõ thế nào là nảo trạng Đảng Cộng sản Việt Nam. Và nếu ngày mai dân chúng Việt Nam yêu nước – phải chống và tố cáo trước dư luận thế giới âm mưu xâm chiếm Việt Nam và dả tâm hèn hạ bán nước của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam – tiếp tục chấp nhận xuống đường biểu tình, tức là chấp nhận dám dụng độ lớn đến Nhà cầm quyền Cộng sản và chế độ Công an trị, vì từ nay biểu tình là một hành động phạm pháp, mặc dù đó mà một nhơn quyền.

Chúa nhựt tới, cuối tháng 8 và đặc biệt tuần tới nữa, ngày 2 tháng 9, ngày lễ lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm cái gọi là ngày Độc lập của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Đảng Cộng sản có dám giết tất cả những người yêu nước Việt Nam xuống đường ?
B
iểu tình chỉ để đòi có được một nước Việt Nam Độc lập không bị Tàu thuộc ?
N
hư lúc xưa dân chúng Hà nội biểu tình đòi một nước Việt Nam Độc lập không bị Pháp thuộc ?

Ai là người sẽ cướp micro để hỏi «Đồng bào có nghe tôi không?»

Ai là người cướp, micro để tuyên bố «Việt Nam Độc lập từ nay không còn bị nô lệ bởi Tàu nữa ?»

Ai? Mong lắm !

Cuối Hè 2011

TS. Phan Văn Song

Khi Hữu Sự, Hoa Kỳ Sẽ Lâm Chiến Ra sao với Trung Quốc?

I. Dàn Dựng Thế Lực

1. Hoa Kỳ và Trung Quốc từ đầu thế kỷ 21 đã trở thành hai siêu cường quốc bá chủ thế giới về khả năng tổng hợp kinh tế, quân sự, trong thế vừa nương tựa, vừa canh trừng đối tác.

Gần đây và trong vài thập niên tới, Trung Quốc, vì muốn tạo thêm bề thế cốt lõi, sẽ tạo dựng một cuộc chiến bất quy ước, thao túng trên mặt biển Đông Nam Á, lúc áp đảo, khi hoãn binh; lúc thô thiển dương nanh vuốt, dồn thế lực cứng trên hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa và toàn lãnh hải trong Vùng; khi mập mờ, gian xảo dùng thế lực mền trên bàn hội nghị quốc tế, trên thị trường dởm toàn cầu, cung cấp hàng hoá rẻ tiền, sản phẩm man trá, nguy hại.

Lần này Trung Quốc không xử dụng chiến thuật “biển người”, lấy số đông tràn đánh cứ điểm, mà thực sự cướp biển, phá ranh, dùng vũ lực và kỹ thuật tân tiến ăn cắp từ phương Tây để gây náo động và vơ vét tài nguyên của thiên hạ. Hết còn lý tưởng ý thức hệ Mác-Mao, mà chỉ còn mưu mô thô thiển thổ phỉ, ăn cướp đảo, ăn hiếp biển của lũ mafia tân hải tặc ngông cuồng.

Và một lần nữa Hoa Kỳ sẽ phải đương đầu với một cuộc chiến tranh nửa lạnh, nửa nóng, mà trọng tâm không phải là Châu Âu mà lại là Châu Á và nhất là trên mặt biển Đông Nam Á, giáp Thái Bình Dương.

Đối tác chiến lược của Hoa Kỳ không còn là thế lực Nga Xô của thế kỷ 20 mà chính là tham vọng bá chủ “Hán hoá” thế kỷ 21 của Trung Quốc, sẵn sàng tung chưởng tên lửa hạt nhân, đặt từ vùng ven biển và hậu cứ, hoặc di động trên tiềm thủy định, hoặc khai hoả song song với những cuộc oanh tạc của các phi đoàn cất cánh từ hàng không mẫu hạm mà Trung Quốc đang doạ hoàn thành từ cái vỏ “lạc xoong” mua lại của Ukraina.[A & 4]

Đi thêm vào chi tiết, chúng ta có thể kiểm kê lực lượng quân sự của Trung Quốc như sau:

[a] Theo con số Bắc Kinh công bố chính thức, Trung Quốc chỉ có ngân sách quốc phòng 93,5 tỷ USD năm 2011, so với M là 553 tỷ cho năm 2012. Tuy thế, giới quan sát Phương Tây tin rằng con số chi phí quốc phòng thực của Trung Quốc có thể cao hơn.

Dù sao sự chênh lệch vẫn là bên 1, bên 6 và như vậy, Trung Quốc vẫn chưa đủ sức đương đầu tay đôi với Hoa Kỳ, nhất là giao chiến quy ước bằng không quân và hải quân.

[b] Trung Quốc đã chuẩn bị chôn hệ thống cáp quang viễn thông [mạch quang tuyến thông tin] sâu dưới mặt đất để tránh pháo kích hoả lực đối phương; di chuyển hệ thống phòng thủ sâu vào đất liền phía Tây Hoa để tránh mũi tên lửa hạt nhân của Hoa Kỳ; đồng thời sẵn sàng nhằm gây thiệt hại bằng chính mũi tên lửa của họ khi đối phó chống các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tiến gần chiến tuyến.

[c] Hệ thống tiềm thủy định, đa số chạy bằng dầu cặn diesel, với ba chiếc chạy bằng nguyên tử lực, có đủ số lượng để doạ nạt các quốc gia cạnh biển, với mục đích ngăn cản họ cho phép chiến thuyền Hoa Kỳ cập bến. Ngoài ra các tiềm thủy định đa số lỗi thời [thặng dư chiến cụ Nga Xô] có thể “thí mạng cùi” thành những “bom-tiềm-thủy-định” phát nổ khi xô xát đụng vào chiến thuyền đối phương.

[d] Cũng nên thận trọng về khả năng đôn đốc tin chiến điện tử [cyberwarfare] của Trung Quốc khi quân đội được tân trang trong lãnh vực tin học và huấn luyện về ngành tin tặc. Mục đích chính của Trung Quốc là quấy nhiễu, đe nạt, khủng bố tinh thần đối phương và nhất là những quốc gia trong khu vực.

Vậy, khi tham chiến tại vùng biển Đông Nam Á, Trung Quốc có lợi thế hậu cứ chiến lược, đồng thời tăng cường kỹ thuật tác chiến và hoả lực dồi dào. Trung Quốc có thể trở thành một con cọp biển hung dữ, dù đôi lúc da cọp Hán thuộc lại mang nhãn hiệu “Cọp giấy” – made in China.[1]

2. Do đó, Hoa Kỳ sẽ phải cập nhật một số chiến lược và chiến thuật hầu kịp thời kìm hãm, phanh phui hay phá hủy sức công phá chỗ tân tiến, đa dạng, lúc bất quy ước, man trá của Trung Quốc.

Trước hết, trong thế chiến lược này, Hoa Kỳ sẽ không đặt gánh nặng vào lục quân — các binh chủng hoạt động trên bờ, như bộ binh, thiết giáp. Nếu thủy quân lục chiến là lực lượng trọng đại tại Iraq, Afghanistan, thì tại mặt trận Châu Á Thái Bình Dương, Hải quân và các đơn vị trực thuộc là lực lượng lãnh đạo cuộc chiến đa dạng, trên và dưới mặt biền, trong không gian và mọi hình thức viễn chinh tầm nã lục địa Trung Quộc.

Đầu não chiến lược thuộc Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ Tại Thái Bình Dương — US Pacific Command [PACOM],[2] đặt đại bản doanh tại Hạ Uy Di [Hawaii], với sinh hoạt mỗi lúc gia tăng khi trọng tâm chiến lược Hoa Kỳ chuyển hướng về khu vực Châu Á Thái Bình Dương thay vì sa lầy tại Trung Đông.

PACOM có nhiệm vụ bảo vệ Hoa Kỳ và những địa hạt Hoa Kỳ [American territories] trong Vùng, kể cả các quốc gia liên minh, với trọng trách [a] bảo an khu vực, [b] ngăn chặn mọi giao chiến xâm lược, và [c] khi hữu sự, phải sẵn sàng lâm chiến toàn bộ để [d] vãn hồi an ninh và hoà bình thịnh vượng cho vùng Châu Á Thái Bình Dương.

PACOM xuất phát từ Tổ chức Quân Sự Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương trong cuộc Chiến Tranh Phi Luật Tân [the Philippines War, 1899-1902]. Từ khi đặt cơ sở tại Ha Uy Di, PACOM không ngừng tăng trưởng lực lượng chiến đấu, có lúc cho CENTCOM [Tư Lệnh Chỉ Huy Mặt Trận Trung Đông] mượn các đơn vị tác chiến, như binh chủng Thủy Quận Lục.

II. Chuẩn Bị Tác Chiến

1. Những đơn vị tác chiến nội thuộc hay liên kết với PACOM gồm có:

- Joint Interagency Task Forces West [Lực Lượng Liên Vụ Tác Chiến Đặc Nhiệm Miền Tây];
- Joint Special Operations Task Forces Philippines [Lực Lượng Đặc Biệt Phối Hợp Tác Chiến Đặc Nhiệm Phi Luật Tân];
- Joint Task Force-Support Forces Antartica [Lực Lượng Liên Trợ Đặc Nhiệm Nam Cực];
- Marine Force Pacific [Lực Lượng Thủy Quân Lục Chiến Vùng Thái Bình Dương];
- Pacific Air Force [Không Đoàn Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương]
- US Army Pacific [Quân Đoàn Bộ Binh Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương]
- US Coast Guard 14th Division [Sư Đoàn Tuần Hải 14]
- US Force Japan [Binh Chủng Hoa Kỳ Đặc Nhiệm Nhật Bản]
- US Force Korea [Binh Chủng Hoa Kỳ Đặc Nhiệm Đại Hàn]
- US Pacific Fleet [Hạm Đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương]
- US Special Orerations Command Pacific [Lực Lượng Đặc Biệt Thuộc Tư Lệnh Thái Bình Dương]
- Asia-Pacific Center for Security Studies [Trung Tâm An Ninh Sự Vụ Đặc Trách Thái Bình Dương]

2. So sánh Khả Năng Chiến Thuật:

Trong giai đoạn này, hiểm hoạ Trung Quốc về mặt quân sự, dù mỗi lúc mỗi dồn dập, vẫn chưa đạt tới mức độ “trầm trọng” đáng kể, khi khả năng chiến đấu của Hoa Kỳ vẫn vượt mức ở nhiều thế chiến thuật.

Trước hết trên mặt biển, các chiến hạm, chiến thuyền Hoa Kỳ có tổng số trọng tải gần 3 triệu tấn, ngang với mức trọng tải chung toàn cầu, trong khi hải quân Trung Quốc chỉ chuyển động nổi khoảng 250 ngàn tấn.

Hoa Kỳ có tất cả 11 hàng không mẫu hạm đang hoạt động [3] trên tổng số 21 chiếc toàn cầu, trong khi Trung Quốc còn loay hoay tái dụng chiếc tầu sân bay vừa mua “lạc xoong” của Ukraina. [4] Về loại chiến hạm này, Trung Quốc còn kém cả Thái Lan. [5]

Để cập nhật hoá nhu cầu chiến thuật mỗi lúc mỗi đa dạng, Hải Quân Hoa Kỳ đã phân loại ba loại chiến hạm, chiến thuyền, với tác dụng và khả nắng tác chiến chính xác cho từng mặt trận, từng môi trường đối tác:

[a] Chiến Thuật Điểm tựa Cho Viễn Chinh [platform for offshore bombing]:

Các hàng không mẫu hạm thuộc Đệ Tam & Đệ Thất Hạm Đội [Third & Seventh Fleets] được dùng vào chiến thuật viễn chinh tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, nhờ đó mọi vị thế trên mặt biển trở thành điểm tựa “sân bay” cho các khu trục, oanh tạc cơ tới gần cứ điểm thả bom hay oanh kích mục tiêu.

[b] Chiến Thuật Giáp Chiến Biệt Kích [Littoral Special Operation Combat]:

Để sử dụng vào chiến thuật giáp chiến biệt kích ven bờ biển, Hải Quân Hoa Kỳ đã cho General Dynamics và Lockheed Martin chế tạo loại chiến thuyền cỡ nhỏ, dài vào khoảng 135 thước [400 feet], có khả năng di chuyển nhanh trên mặt nước cạn. Loại chiến thuyền “giáp chiến ven biển” này được gọi là “littoral-combat ship” [LCS] thường được dùng để chuyển quân biệt kích Navy SEALs trong những cuộc giáp chiến với các nhóm phiến loạn tại Indonesia, Malaysia, và Philippines.

Ngoài ra, Hải Quân Hoa Kỳ còn cho chế tạo loại chiến thuyền Mark V, nhỏ hơn, dài vào khoảng 27 thước [80 feet], di chuyển nhanh với tốc độ 50 dặm biển một giờ và khả năng chuyển động xuyên 600 hải lý tới địa điểm tác chiến. Các đội biệt kích Navy SEALs sẽ thả phao có động cơ nhẹ, dài gần 2 thước [5 feet] để cặp bờ một cách thuận tiện. Phí tổn chế tạo tầu Mark V khoảng 5 triệu Mỹ Kim một chiếc, chưa bằng một phần mười giá của một phản lực chiến đấu F/A-22.


Chiến hạm USS Independence LCS-2 biểu diễn chạy trên biển

[c] Chiến Thuật Biệt Kích Lén Nhập [stealth operations]:

Đề thực hiện chiến thuật biệt kích xâm nhập lén vào địa phận địch, Hải Quân Hoa Kỳ dùng các tiềm thủy định cỡ nhỏ, chạy bằng dầu cặn diesel chuyên chở và thả cảm tử quân [commandos] lên bờ trước hết để giết địch, sau để xâm nhập kín đáo vào sâu địa phương lập tổ chiến đấu.

Một khuyết điểm về việc sử dụng tiềm thủy định cỡ nhỏ là sự hạn chế cung cấp dụng cụ và hoả lực tác chiến. Do đó, lực lượng cảm tử quân phải là những đơn vị biệt kích xông xáo linh động, nhằm móc nối với các phần tử tác chiến bạn trong đất liền.

Dù sao, tiềm thủy định vẫn là loại chiến thuyền có triển vọng trong tương lai vì có khả năng lẩn chốn dễ dàng dưới đáy biển để tránh hoả tiễn của địch. Về mặt chiến thuật, nếu tăng trưởng và tân trang thêm, hệ thống tiềm thủy định sẽ hữu hiệu hơn các hàng không mẫu hạm.

Ngoài ra, Hải Quân Hoa Kỳ cũng đã tân trang bốn [04] tiềm thủy định cỡ lớn [Trident subs], chạy bằng nguyên tử lực, với khả năng vừa phóng tên lửa từ dưới mặt nước [submarine-launched ballistic missile – SLBM], vừa dùng hoả lực quy ước [conventional warheads] một cách chớp nhoáng và chính xác, đồng thời còn chuyên chở và đổ bộ ồ ạt các đơn vị biệt kích xâm nhập, với đầy đủ hoả lực cần thiết.

Loại tiềm thũy định tân trang này còn có thể phóng lên những máy bay thám sát không người lái đường dài [long-range unmanned spy aircraft], do chuyên viên điều khiển từ tiềm thủy định.

Ngoài ra, tầu ngầm cũng có thể trở thành những trụ sở tư lệnh viễn chiến di động, mà địch quân khó có thể xác định ngay vị trí.

III. Đa Diện Hoá Chiến Lược

Mặt trận chống chiến tranh bất quy ước phải linh động tương tự.

1. Phân Hoá Bản Doanh Nhằm Đa trạng Hoá Trục Chiến Lược

Trước hết Hoa Kỳ cần phân hoá bản doanh cốt để [a] tăng thêm địa bàn chuẩn bị giao chiện, thêm bàn đạp phóng hoả, tung máy bay oanh tạc, thám thính, thả bom; thêm trung tâm dưỡng quân hay tung lực lượng tham chiến và [b] cũng để phân hoá áp lực đột phá của địch quân hay tránh hoả lực của họ.

Hải đảo Guam là một địa hạt của Hoa Kỳ [American territory] nên hoàn toàn thuộc quyền sử dụng của quốc gia này. Guam nằm ngay tại “rốn” Thái bình Dương, sát cạnh Biển Đông Nam Á, đối diện Trung Quốc, nên có vị thế chiến lược đặc biệt: nếu lâm chiến, Trung Quốc phải đụng độ ngay hay đổ bộ trước tiên vào Guam, lập tức trở thành kẻ xâm lăng cần phải trừng phạt.

Ngược lại, hải quân và không quân Hoa Kỳ sẽ chớp nhoáng trả đũa Trung Quốc hay tới can thiệp tại bất cứ địa bàn nào trong Vùng bị Trung Quốc lấn áp, căn cứ vào thực trạng sau đây:

[a] Theo kế hoạch khai triển vị trí chiến lược toàn diện của PACOM, Guam trở thành trục chiến lược đặc trách Biển Đông Nam Á, tiếp nối và phân hoá bản doanh tư lệnh của PACOM tại Ha Uy Di [Hawaii], vưa để tăng nội lực [locus of U.S. power], vừa để phân hoá diện phòng thủ [defense diversion].

[b] Trung tâm Không Lực Andersen, đặt phía Bắc hải đảo Guam, là căn cứ của đủ loại máy bay quân sự như pháo đài thả bom B-52, phi cơ viễn chuyển Globemasters C-17, phi cơ oanh kích siêu thanh F/A-18 Hornets của Hải Quân, hay phi cơ thám thính E-2 Hawkeye v.v.,

Phi trường với bãi đáp hơn 10 ngàn feet [hơn 3 cây số] có thể đáp ứng cho bất cứ phi vụ tác chiến nào hoặc cho phép phi cơ đáp khẩn cấp bất kỳ lúc nào. Andersen cũng có khả năng tồn trữ thường xuyên hơn 100,000 trái bom và tên lửa, gần 300 triệu lít [70 million gallons] xăng máy bay, biến Andersan thành kho vũ khí đạn dược, xăng nhớt quân sự lớn nhất trên toàn cầu.

[c] Guam cũng là một căn cứ hải quân lớn nhất trong vùng, với đội tiềm thủy định tân trang.

2. Liên Kết Phòng Thủ và Tác Chiến

Hoa Kỳ chỉ muốn tăng trưởng lưc lượng quân sự tại Guam ở mức tối thuận, nên tìm mọi cách tản lực [dispersion] tới nhiều trạm phòng thủ, và cũng là chuyển lực sang nhiều trạm tác chiến để khi hữu sự, thực hiện một chiến tuyến toàn diện [full-scale war].

Đó là lý do Hoa Kỳ còn tập quân hay hoả lực tại một số “địa điểm Hợp tác An Ninh” [cooperative security locations [CSL].

Saipan, Mariana Islands, trước đây là trung tâm tình báo đặc vụ [CIA Covert Activities] trong thời chiến tranh lạnh, nay vẫn giữ một đơn vị hải quân trong thế phối hợp chiến lược với đơn vị hài quân tại Guam.

Palau, một quần đảo nằm giữa Mindanao và Phi Luật Tân [the Philippines] được Hoa Kỳ trợ giúp tài chính nên đã cam kết phòng thủ cùng lực lượng Hoa Kỳ khi có chiến tranh. Như vậy, Palau đã đa trạng hoá vòng đai phòng thủ và tác chiến, tách và nối trục chiến lược Guam và Mariana Islands.

Hoa Kỳ còn giữ nhiều đơn vị tác chiến và phòng thủ tại Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, trong thế liên kết hợp tác an ninh. Hoa Kỳ cũng đã dành cho Việt Nam nhiều chương trình hướng dẫn tham mưu và quân sự tại Hạ Uy Di, đại bản doanh PACOM, thao diễn chung ngay tại biển Đông, trang bị quân phục, súng ống, trên căn bản hợp tác ngầm về phòng thủ an ninh khu vực. Cộng Sản Việt Nam đã trở thành một thứ chuối rừng, da còn đỏ nhưng lòng đã bắt đầu trắng.

Hoa Kỳ cũng đặt nhiều cơ sở trợ chiến và bãi đáp tác chiến tại Trung Á, sát ranh Tây Hoa, nhất là tại Karshi-Khanabad thuộc Uzbekistan và Manas thuộc Kyrgyzstan, dưới hình thức địa điểm hợp tác an ninh.

Phải nhấn mạnh là trong thế liên kết phòng thu an ninh trên, các quốc gia liên kết thường cần tới sự trợ lực của Hoa Kỳ [Đài Loan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Việt Nam…] và các địa điểm hợp tác phòng thủ đều có lợi ích ngay với quốc gia đón mời [host country].

Đó là trách nhiệm của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong việc duy trì một đường lối giao tế ôn hoà, nhân đạo, sẵn sàng trợ giúp các quốc gia bạn khi có thiên tai hay tai ương nhân tạo như chiến tranh, loạn lạc, đói kém, ô nhiễm môi trường, v.v.. Dân chúng khi được tận tình giúp đỡ sẽ sẵn sàng đứng sau lưng chính quyền địa phương để cổ võ các chương trình hợp tác toàn diện.

3. Liên Minh Phòng Thủ và Tác Chiến

Nếu có chiến tranh với Trung Quốc, cách đối phó hữu hiệu nhất phải là giao tranh trên nhiều mặt trận, phối hợp, phân chia hay luân phiên, lưu động.

Vậy, ngoài việc phối hợp lực lượng quân sự giữa PACOM và các quốc gia liên kết hợp tác an ninh trong vùng Đông Nam Á và giáp ranh Trung Quốc, Hoa Kỳ còn có thể liên minh với NATO [North Atlantic Treaty Organization/Tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương] để dàn quân viễn chinh áp chiến Trung Quốc tại vùng Tây Hoa, hoặc sâu vào lục địa, khi Trung Quốc có thể kết cấu lại với Nga để trờ thành một hiểm hoạ lớn trên toàn cầu, ngay tại Châu Âu.

Chúng ta cũng cần biết, song song với sứ mạng duy trì hoà bình và ngăn chặn chiến tranh xâm lược, NATO đã biến hoá khác xa với Tổ chức đó từ khi thành lập sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Liên minh NATO ngày hôm nay đã tạo dựng một hệ thống chiến hạm lưu động, với khả năng viễn chiến hùng hậu. Hoa Lan, Na Uy, Đức, Tay Ban Nha có hệ thống chiến hạm tốc độ cao, gắn tên lửa và sân tàu đổ bộ. Pháp và Anh đang tân tạo một số hàng không mẫu hạm với kỹ thuật cao. Kể cả Thụy Điển cũng đang chế tạo một số tiềm thủy định mà ít ai biết tới.

NATO đã trở thành một quân trường Hoa Kỳ đặc biệt dành cho các nước Trung Âu sau khi các nước này được giải thể khỏi chế độ cộng sản: Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ huấn luyện tại Romania và Bulgaria; Hải quân tại Albania; Bộ binh tại Ba Lan, Tiệp Khắc; Lực Lượng Biệt Kích tại Georgia, v.v.

Do đó, quân lực hỗn hợp NATO sẵn sàng tiếp tay với Hoa Kỳ tung hạm đội tân trang và các đơn vị tác chiến tinh nhuệ hội nhập chiến lược dồn sức ngăn chặn [deterrence] và khi cần, sẵn sàng dàn dựng chiến thuật áp đảo tứ phía mục tiêu Trung Quốc.

Trên bình diện quân sự, một cuộc tấn công toàn diện từ tứ phía như vậy sẽ có thể xé tan Trung Quốc ra thành nhiều mảnh, đầu đuôi không cứu được nhau. Các quốc gia hiện đang bị Trung Quốc thống trị như Mãn châu, Mông Cổ, Tây Tạng, Thiểm Tây, các dân tộc Hồi Giáo Uighuirs…chỉ chờ có cơ hội là nổi dậy. Các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Ấn Độ ý thức được tham vọng và âm mưu thâm độc cuả Trung Quốc, có thời cơ chắc chắn sẽ kết hợp với Hoa Kỳ thành một lực lượng tấn công từ Nam và Tây Nam. Từ phía Bắc và Tây bắc Nga chưa chắc sẽ liên minh với Trung Quốc, vì những tranh chấp lãnh thổ và ý thức hệ. Từ phía Đông là Nhật Bản và Nam Hàn, Đài Loan cộng thêm NATO và Liên Minh Thái Bình Dương, nếu đồng thời tấn công, sẽ biến Trung Quốc lùi trở lại thời cuối thế kỷ thứ 19, khi Quốc Tế chia nhau xâu xé nước Tầu. Tình trạng này có thể xẩy ra tùy thuộc vào khả năng thuyết phục và liên kết của Hoa Kỳ. [6]

V. Tạm Kết Trong Cảnh Tỉnh

Về dài hạn, Hoa Kỳ cần duy trì đại nghĩa dân chủ tư bản hài hoà, kết sinh, đạo đức để tạo dựng trên toàn cầu một nền thịnh vượng nhân bản chung. Về ngắn hạn, với những chu kỳ khoảng tám năm một, song song với nhiệm kỳ của các vị Tổng Thống tại chức, Hoa Kỳ sẽ phải đôn đốc lực lượng quân sự một cách kiềm chế hay phô trương ồ ạt, tùy theo nhu cầu thế sự, nhưng luôn luôn ở mức độ cảnh báo và chuẩn bị tối đa để kịp thời dập tắt mọi âm mưu phá hoại, cản trở lịch trình tiến hoá của nhân loại.

Như vậy, hoà bình, tranh chấp, cảnh báo và chiên tranh nửa lạnh, nửa nóng sẽ luân phiên tái tục trong suốt thế kỷ 21, cho tới khi những bên lâm chiến đạt tới một “minh ước” bảo trọng quyền lợi và trách nhiệm đa phương, một cách công bằng, lâu bền. Hoặc cho tới khi chế độ cộng sản cao chung trước tại Trung Quốc, và tức khắc tại các nước chư hầu như Việt Nam, Bắc Hàn.

Lúc đó, quyền lợi và trách nhiệm chung phải được phân chia tương xứng, minh bạch theo một trật tự mới, kết sinh, đa dạng, đa thức giữa các quốc gia liên hệ. Muốn như vậy, ngay trong nước họ, người dân phải được tôn trọng đồng đều và toàn diện.

Trong khi chờ đợi, những trọng trách của PACOM phải được toàn Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương tôn trọng và thực thi, với mục đích [a] bảo an khu vực, [b] ngăn chặn mọi giao chiến xâm lược, và [c] khi hữu sự, phải sẵn sàng lâm chiến toàn bộ để [d] vãn hồi an ninh và hoà bình thịnh vượng cho vùng Châu Á Thái Bình Dương.

Thế lực sinh tồn, phúc lợi và đạo đức nhân bản luôn luôn phải nương tựa lẫn nhau trong cộng đồng thế giới để tiến hoá một cách công bằng, mỹ mãn, dù còn gặp nhiều trở ngại, nhiều thách thức.


TS-LS LƯU NGUYỄN ĐẠT
www.vietthuc.org

[1] ”Trung Quốc là Cọp giấy Khoa hoc?”, Nguyễn Văn Tuấn, www.vietthuc.org, Aug. 6, 2011. Nguyenvantuanblog, Aug. 6, 2011. ”Trung Quốc chỉ là “hổ giấy” về quân sự”, Tra My. “Is China’s military a paper tiger or a real tiger?”, Robert Haddick, Small Wars Journal. ”China – a paper tiger”, Justin Raimondo.

[2] US Pacific Command [PACOM], Strategic Guidance, Links, …

[3] List of aircraft carriers of the United States Navy [Đó là 1 tàu sân bay hạt nhân lớp Enterprise là Enterprise CVN 65; 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz: Nimitz CVN68, Eisenhower CVN69, Carl Vinson CVN70, Roosevelt CVN71, Lincoln CVN72, Washington CVN73, Stennis CVN73, Truman CVN75, Ronald Reagan CVN76, Bush CVN77...]

[A & 4] Varyag: ex-Soviet Navy carrier sold to China by Ukraine being refitted in Dalian. Nay Trung Quốc cải tên chiếc hàng không mẫu hạm lạc xoong này là Thi Lang một cách… om xòm!

[5] Thailand Chakri Naruebet (1996)

[6] Căn cứ vào phần góp ý bổ túc của cựu Đại tá Không Quân VNCH Nguyễn Văn Thêm.

Trung Quốc chặn chiến hạm Ấn Ðộ khi rời hải phận Việt Nam

HÀ NỘI (NV) - Một chiến hạm Trung Quốc đã chặn chiến hạm Ấn Ðộ ở trong vùng biển quốc tế khi tàu này vừa rời vùng biển Việt Nam hồi cuối tháng 7.

Ðây là lần đầu tiên thấy có một biến cố như vậy của hải quân hai nước nói trên tại biển Ðông.

Theo bản tin của Financial Times, chiếc chiến hạm Trung Quốc, không thấy xác định tên tàu, đòi ban chỉ huy tàu đổ bộ tấn công INS Airavat của Ấn Ðộ phải tự xác định danh tính và giải thích lý do tại sao có mặt ở vùng biển quốc tế này chỉ một thời gian ngắn sau khi tàu Ấn Ðộ hoàn tất chuyến thăm viếng cảng Việt Nam.

Financial Times cho hay có 5 người hiểu biết vụ việc thông tin cho tờ báo.

Sự kiện mới nhất này về chủ trương coi biển Ðông như của riêng của Trung Quốc đã gây bực tức cho viên chức quốc phòng của Ấn Ðộ và Việt Nam.

Bất cứ hải quân nước nào trên thế giới cũng có toàn quyền đi qua những vùng biển này.” Một giới chức hải quân Ấn Ðộ bình luận với Financial Times về biến cố.

Ðối với bất cứ nước nào tuyên bố chủ quyền hay hỏi quyền đi qua (biển quốc tế) của một nước khác là không thể chấp nhận được”.

Theo Financial Times, Bộ Ngoại Giao Việt Nam nhìn nhận tàu đổ bộ tấn công INS Airavat đã đến thăm Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 7, 2011 nhưng cho hay không biết gì về chuyện tàu Ấn Ðộ bị tàu Trung Quốc chận.

Tàu đổ bộ INS Airavat của hải quân Ấn Ðộ đậu ở cảng Hải Phòng ngày 26 tháng 7, 2011. (Hình: Báo Hải Phòng)


Bộ Quốc Phòng cũng như Bộ Ngoại Giao Trung Quốc từ chối lời đề nghị bình luận của Financial Times. Phía Ấn Ðộ cũng vậy.

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), “Tàu độ bộ tấn công INS Airavat đến quân cảng Nha Trang thăm viếng vào các ngày từ 19 đến 22 tháng 7, 2011. Sau đó, chiến hạm này đến thăm cảng Hải Phòng từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 7, 2011”.

INS Airavat có trọng tải 5,650 tấn là một trong ba tàu đổ bộ tấn công tối tân nhất của Ấn mới bắt đầu sử dụng từ giữa năm 2009.

Càng ngày, Hải quân Trung Quốc càng đóng vai trò mạnh bạo hơn trong nhiệm vụ khẳng định chủ quyền biển đảo cũng như sức mạnh của họ trên biển. Ðiều này không những các nước nhỏ láng giềng của Trung Quốc thấy bất an, mà cả Ấn Ðộ cũng thấy quan ngại.

Theo Financial Times, chính phủ Ấn đã nêu vụ việc nói trên với Bắc Kinh, theo một nguồn tin ngoại giao. Nhà ngoại giao không nêu tên cho rằng hậu ý của Bắc Kinh là quyền canh chừng biển Ðông là của họ.

Những dấu hiệu mấy ngày gần đây cho thấy Hà Nội muốn vuốt ve làm hòa với Bắc Kinh kể từ khi các tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua.

Hôm Thứ Hai, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã gặp Lương Quang Liệt, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sau khi đã họp với Mã Hiểu Thiên, phó tổng tham mưu trưởng. Tin tức phổ biến trên TTXVN cho thấy ông Vịnh ca ngợi mối tình “đồng chí anh em” giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ðồng thời, cam kết sẽ “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam” và cam kết “không để sự việc tái diễn”.

Ông Vịnh cam kết “không chống Trung Quốc” và cũng nói Việt Nam không có ý định “quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Những điều này hoàn toàn ngược với ý kiến của nhiều giới quan tâm tới vận mạng đất nước.

Mười một cuộc biểu tình đã diễn ra ở Hà Nội từ đầu tháng 6, 2011 sau khi tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam ngay trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Khoảng 50 người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội đã bị bắt giữ dù tướng giám đốc công an thành phố cam kết không đàn áp. Ða số đã được trả tự do trong ngày nhưng một số nhỏ bị giữ và thẩm vấn từ 3 tới 5 ngày sau mới thả. (T.N.)

Trung thu trên quê hương em


Biếm họa HatKa

Hình người chống nạng trong trăng
Hao hao bác Chổi trên răng dưới từ (*)
Cầm đèn cá mập đó ư ?
Nước mình biển mất ... bây chừ cá cây(**)



(*) = củ từ (củ từ lông ăn không bỏ vỏ .....)
(**) = cá rô cây (Bắc kỳ ăn cá rô cây ......)

Mời các bạn nhìn hình biếm họa và hát theo 3 cháu thiếu nhi An, Nhi, Vy bài
Rước Đèn Tháng Tám ... cho đỡ ghiền và để hồi tưởng lại tuổi thamh xuân dạo nào


Thư ngỏ của các gia đình nạn nhân bị bắt giữ và giam cầm trái phép

Dân Làm Báo vừa nhận được thư ngỏ của gia đình các thanh niên Công giáo bị an ninh bắt giữ và giam cầm trái phép. DLB gửi đến các bạn đọc và kêu gọi các bạn cùng tiếp tay phổ biến và lên tiếng cho những anh em đang bị trấn áp một cách bất công. Xin được chia sẻ với gia đình của các nạn nhân và cầu mong tự do và an lành sớm được trở lại với những thanh niên yêu nước của chúng ta.



Mẹ Việt Nam ơi!

Người Quảng Nam - Thưa mẹ, con là người Quảng Nam. Thì cũng là người Việt Nam thôi, có gì đâu phải đi đạo nhạc? Xin lỗi nhạc sĩ Nguyễn Đức Thành (*), thiệt tình không phải là tui muốn đạo nhạc mà tui mừng vì mẹ tui sinh sống ở Quảng Nam, chớ mẹ tui mà sống ở miền Bắc hay ở Huế thì chắc nhiều lần chứ không phải một lần… xót xa cho số phận con người và cũng đâu có tui ngồi đây để mà đấu láo? Không lẽ ông ngồi ở …Mỹ? Không, nếu bà không bị giết ở miền Bắc vào những năm “cải cách ruộng đất” 1953-1956 thì cũng chết ở Huế vào Mậu Thân 1968!

Nghe chi mà kinh khủng rứa? Đúng, đó là nỗi kinh hòang bao trùm lên cả dân tộc, chứ không của riêng ai. Thế hệ của tui, ở tuổi thơ khi đến trường chỉ biết cái khăn quàng thắt cổ, chỉ biết ở Việt Nam chỉ có “ánh sáng của bác và đảng” dẫn đường, đưa dân tộc vào con đường hầm tối thui với tương lai mờ mịt. Không biết được tại sao cha anh ở miền Nam phải lưu đày trong ngục tù dưới cái tên “cải tạo”. Càng không biết được tại sao bà con ở miền Bắc khổ ải trầm luân với chiến dịch “cải cách ruộng đất” giết người. Lại ngẩn ngơ với “thảm sát Mậu Thân” ở Huế. Ừ, chính sách ngu dân mà. Nhưng may mắn khi lớn lên biết nhìn ra thế giới, và hiểu được tinh hoa văn hóa của miền Nam hay của Việt Nam còn sót lại sau các đợt truy quét “kế họach nhỏ” hay thu gom giấy vụn.

Tuổi trẻ Việt Nam cũng đã hiểu đúng sai, biết được đâu là văn minh, đâu là chủ trương man rợ. Man rợ đâu? Thì rập khuôn theo tà thuyết Mác- Lê Nin, theo Stalin và Mao giết dân oan trong chiến dịch “cải cách ruộng đất”. Rồi nhồi nhét giáo điều, đào tạo những tên khát máu, giết hại dân lành tại Huế vào tết Mậu Thân. Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã giết khoảng 500.000 người! Đồng đội, đồng chí, thân nhân, cha mẹ đều đem ra đấu tố rồi giết tuốt! Cả miền Bắc như "lên đồng tập thể" (Lời ông Vũ Thư Hiên). Còn Mậu Thân 1968 ở Huế, chỉ có 26 ngày nhưng đến 6500 người dân Huế bị giết! Qua “Huế - Thảm Sát Mậu Thân” của Liên Thành và “Giải khăn sô cho Huế” của Nhã Ca lại càng rưng nước mắt. Chỉ vì cuồng tín theo tà thuyết, xúi dục hận thù “địch- ta” mà đẩy con người đi đến tận cùng của cái ác. Ác với tất cả, ác ngay với cha mẹ ruột chính mình.

Người mẹ ôm xác con đã thối rữa, trương sình, không buông xuôi vì tin tưởng con mình vẫn còn sống! Tui chỉ ước ông Liên Thành, bà Nhã Ca hay những chứng nhân trong chiến dịch “cải cách ruộng đất” đều nói láo như …cộng sản! Để làm gì? Để những giết chóc đó không xảy ra, đó chỉ là giấc mơ huyễn hoặc. Để không có những bà mẹ gào thét thảm thương, lê bước chân thê lương vất vưởng trên khắp nẻo đường, ôm xác con, đi tìm xác chồng. Nhưng đó chỉ là điều ước, sự thật đã và đang phơi bày bộ mặt tàn bạo và man trá của cộng sản. Dân Việt Nam vẫn còn chịu đắng cay, các bà mẹ bây giờ vẫn lê những bước chân thê lương vất vưởng trên khắp nẻo đường, đi tìm lẽ phải cho con, đòi công lý cho chồng. Nhưng biết tìm ở đâu? Đòi ở đâu? Đất nước Việt Nam vẫn còn chìm trong điêu linh tê tái.

Nhưng sao ông chỉ nói về mẹ, thế còn cha? Ông không thấy người cộng sản chỉ tuyên dương những bà mẹ Việt Nam anh hùng? Và những người mẹ này đã dũng cảm …điên khùng bóp mũi con mình cho chết để che dấu cán bộ cộng sản nằm vùng, để rồi đám du côn này khi thành công lại bóp miệng bà mẹ già nua, cô đơn nghèo khó, đã cắc củm nuôi mình năm xưa, quăng ra đường để chiếm lấy miếng đất hương hỏa của họ mà làm sân gôn (golf) hay xây biệt thự. Thiệt không ông? Thì ghé lại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, hay các văn phòng tiếp dân quốc hội ông sẽ nghe tiếng kêu oan vang trời dậy đất! Nhưng quốc hội này là bù nhìn mà, người ta vào đó chỉ để ...ngủ và dùng cái đầu để …gật? Thì dân oan không biết khiếu kiện nơi đâu thì phải tìm đại một nơi để… chửi! Hơn nữa người cộng sản đâu có cha, không tin thì cứ đi hỏi Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, những đứa con hoang mất dạy của thời buổi điếm đàng. Chúng đẩy dân tộc Việt Nam cùng cực đến nông nổi này. Thì người chết cũng đã chết rồi, thôi thì im lặng mặt dày coi như… huề trớt! Đâu có được, những tên đồ tể của những năm 50 thì đã mồ yên mả đẹp nơi Mai Dịch, Ba Đình, nhưng những tên đồ tể của Mâu Thân 1968 thì vẫn còn nhởn nhơ sống khỏe! Thì đến lúc phải cho những tên đồ tể còn sống như Lê Văn Hảo, Hòang Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh… phải cúi đầu trước tòa án công lý quốc tế tại Hague, Hòa Lan và cho những tên độc tài, bán nước theo Saddam Hussein và Muammar Qaddafi ráo trọi.

Không thể để đám âm binh quái thú, bán nước cầu vinh. Không thể để đất nước của chúng ta ngày ngày bị xẻo thịt. Dưới biển trên rừng, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của bọn lân bang xứ “lạ”. Một đất nước phải oằn oại khóc nhìn những người con yêu nước bị tống tù, giam ngục. Thưa mẹ chúng con đi! Chúng con phải xuống đường tranh đấu giành sự vẹn toàn lãnh thổ đất Mẹ Việt Nam.

Con, mẹ quằn quại đớn đau cho tụi con từ khi các con còn nằm trong trăm trứng. Đứa xuống biển, đứa lên rừng cùng lao tâm lao lực để xây dựng giang sơn. Mẹ tự hào cho các con khi các triều đại cường thịnh Bắc phương – Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh- đều bị các con đánh bại. Mẹ khóc triền miên khi các con phải chịu vào cảnh một ngàn năm Bắc thuộc, ấm ức khi các con bị đô hộ một trăm năm của lũ Phú Lang Sa. Mẹ thảm thương khi những đứa mặt người dạ thú, xúi dục anh em, xúi dục đồng bào, chém giết lẫn nhau để rồi ngoại bang hưởng lợi. Nhưng có cảnh nào đau lòng hơn khi anh em lại chém giết nhau hai mươi mốt năm trong “nồi da xáo thịt” của cuộc nội chiến tương tàn. Tàn cuộc chiến, tưởng đâu đã có thanh bình trên đất Mẹ, ai ngờ đâu lũ côn đồ lại đem xẻo thịt Mẹ dâng cho ngọai bang. Mẹ xót xa khi thân Mẹ điêu tàn, lũ các con mỗi đứa một nơi phải lang thang nơi đất khách quê người, tha phương cầu thực. Đứa ở lại phải oằn mình trong tăm tối, đứa bị bóp cổ, đứa bị chặt tay cũng vì dám lên tiếng bảo vệ đất Mẹ. Mẹ căm hận khi lũ các con, đứa không đủ cơm ăn ngày ba bữa, thì đứa bán đứng Mẹ để sống xa hoa, trụy lạc. Mẹ nghẹn ngào khi trên mình Mẹ, lũ các con phải nhịn nhục nuốt căm hờn, thì lũ ngọai bang nhẫn tâm dày xéo. Mẹ khóc lặng khi các con gục mặt xuống đường ở Sài Gòn vào những ngày Chủ nhật, nhưng Mẹ mỉm cười khi những bước hiên ngang của các con dám dấn thân đương đầu với lũ bạo tàn ở Hà Nội. Các con sinh ra không phải để sống hèn, cha con từng dạy, “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” các con phải có trách nhiệm với nước nhà. Việt Nam này là của các con, chứ không phải là của riêng của những đứa du côn mất dạy. Mẹ vẫn tin rằng các con của Mẹ vẫn còn đây, “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác” (Lời di chúc của vua Trần Nhân Tông). Cơ đồ quốc gia đâu dể bị thiêu rụi sáng chiều trong tay bọn bán nước.

Thưa Mẹ Việt Nam, lũ chúng con sinh ra không nhầm thế kỷ (**). Nòi giống rồng tiên chúng con vẫn ghi khắc trong lòng. Truyền thống hào hùng của dân tộc vẫn chảy ào ào trong huyết quản. Hưng thịnh tùy theo thời của đất nước nhưng nhân tài hào kiệt vẫn còn đây. Có những kẻ khốn nạn đã rước voi về dày mả tổ, nhưng cũng có những anh hùng tuẫn tiết với giang sơn. Lũ bán nước rồi cũng đền tội, giặc ngoại xâm rồi phải chạy dài, như ông cha đã làm từ bốn ngàn năm trước. Đớn đau của dân tộc rồi cũng sẽ phải qua, chúng con nguyện chung tay góp sức, lời Đức thánh Trần vẫn còn sang sảng bên tai, “dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. Thưa mẹ, chúng con là người Việt Nam!

Phật thầy Huỳnh Phú Sổ tái sanh?

Thời gian qua, clip có tên “Bé Như Ý thuyết giảng đề tài tu hành” được post lên YouTube, thu hút mấy chục ngàn lượt xem, không “hot” như chuyện giới showbiz hay lãnh tụ phát ngôn bậy bạ, nhưng như vậy cũng là khá nhiều với một đề tài quá nghiêm túc.

(* mời các bạn xem video clip Bé Như Ý thuyết giảng ở cuối bài)

Nhiều người quen chuyện thuyết pháp, xem clip này xong, thấy phong độ khác lạ một cách đĩnh đạc của Như Ý (9 tuổi), đều dễ có sự so sánh rồi đi đến nhận định: Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay khó tìm được ai ăn nói từ tốn, hòa nhã như vậy.

Thật khó tin một cô bé 9 tuổi thể hiện được phong thái thu hút, nhất là vốn từ và vốn Phật pháp mà cô thể hiện còn đáng kinh ngạc hơn, nên đây đó có nhiều ý kiến trong dân gian cho rằng Phật thầy Huỳnh Phú Sổ tái sanh?!

Khi ngài Huỳnh Phú Sổ ra đi, phần lớn đạo hữu vẫn tin rằng ngài tạm lánh đời để quay trở lại trong thời gian sau đó.

Bé Như Ý giống Phật thầy ở khả năng giác ngộ từ rất sớm. Phật thầy giác ngộ lúc lúc 17-18 tuổi, Như Ý lúc 8-9 tuổi.

Mà khi nghĩ đến ngài Huỳnh Phú Sổ thì nhiều người đầy lo lắng, vì mãi đến sau này vẫn chỉ biết ngài mất tích hoặc bị thủ tiêu (năm 1947), mà không có bên nào đứng ra chịu trách nhiệm về việc này.

Mãi đến tới tháng 6/1999, Ban tôn giáo Chính phủ của Việt Nam mới ra quyết định công nhận Phật giáo Hòa Hảo được hoạt động chính thức ở Việt Nam. Nhưng hơn 10 năm qua, đạo này vẫn bị xếp vào khu vực nhạy cảm, bị theo dõi, bị giám sát cực độ. Gần 3 triệu tín đồ vẫn phải sinh hoạt âm thầm, luôn bị kì thị.

Từ sau 1945 đến nay, số người theo Hòa Hảo bị ám hại bao nhiêu thì thật khó nói, nhưng có thể lên đến hàng ngàn. Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo vẫn còn ghi chép các vụ ám hại, bắt bớ đây đó.

Trong hồi ký Lớn lên với đất nước của Vy Thanh, trang 417, có đoạn viết: “Ngày 5-9-1945, bộ tham mưu của Huỳnh Phú Sổ vạch kế hoạch cướp chính quyền ở thị xã Cần Thơ… huy động tín đồ mang theo cây roi, gậy gộc ‘đi rước đức Thầy’, nhưng thực chất dùng lực lượng đông đảo tín đồ để cướp chính quyền tỉnh dự định vào ngày 9-9-1945. Các lực lượng vũ trang của chúng ở các tỉnh phía Bắc sông Hậu, tập trung tại Tổng hành dinh Cái Vồn. Số tín đồ phía Nam sông Hậu thì tập trung sớm ở thị xã Cần Thơ.

Ngày 7-9-1945, Tỉnh ủy Cần Thơ đã nắm được kế hoạch này. Ta chủ trương kiên quyết trấn áp bọn phản động đầu sỏ, còn đối với tín đồ thì giáo dục, thuyết phục, làm chọ thấy được âm mưu và hành động của bọn cầm đầu phản động. Chúng đã dự định huy động 15.000 tín đồ tiến vào thị xã Cần Thơ ngày 9-9, nhưng chúng thất bại. Lực lượng vũ trang của chúng ở Cái Vồn đã bị ta đánh tan khi chúng dự định vượt sông Hậu sang thị xã Cần Thơ.

Ta bắt Nguyễn Xuân Tiếp [bút hiệu Việt Châu], người chuyên thảo kịch sấm cho Huỳnh Phú Sổ, Trần Văn Hoành [con của Năm Lửa], Huỳnh Phú Mậu [em của Huỳnh Phú Sổ]. […] Cuộc bạo động ở Phụng Hiệp, Ô Môn cũng bị dẹp tan. Qua những ngày điều tra, thành lập tòa án nhân dân [nhiều thành phần]. Tòa tuyên án tử hình: Huỳnh Phú Mậu, Trần Văn Hoành, Nguyễn “Văn” Thiệp. Chưa kể 3 người chết và 27 người bị thương, không ai bị vết đạn nào, toàn là gươm giáo đâm lẫn nhau và chết đuối”.

Khoảng 15 ngàn người đi biểu tình, “lực lượng vũ trang của chúng ở Cái Vồn đã bị ta đánh tan”, vậy mà tác giả có thể dễ dàng hạ một câu như giỡn: “không ai bị vết đạn nào, toàn là gươm giáo đâm lẫn nhau và chết đuối”.

Nhiều lần trước đây, trong các cuộc phỏng vấn Trần Văn Giàu, người khá rành và có những quan hệ hữu cơ với Huỳnh Phú Sổ, từng trực tiếp ra lệnh bao vây, bắt bớ và ám sát hụt vài lần, nhưng đều quy trách nhiệm và sai lầm cho địa phương.

Serei Blagov, giáo sư người Nga, tác giả các sách Honest Mistakes: The Life and Death of Trình Minh Thế (1922-1955): South Vietnam's Alternative Leader và đồng tác giả Hòa Hảo Buddhism in the course of Viet Nam History đã có dịp phỏng vấn Trần Văn Giàu, ông Giàu cũng quy trách nhiệm cho địa phương.

Với nhiều thủ thuật tuyên truyền và cô lập thông tin trong nhiều thập niên, tiếng nói của người dân về những “oan ức” của nhiều người theo Hòa Hảo đã không đến được nhiều nơi; không được hiểu đúng. Đến mức, trong rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, những nhà nghiên cứu có tính trung lập đây đó vẫn cho rằng Huỳnh Phú Sổ bị mất tích do chủ trương vũ trang.

Trong hồi ký của Nguyễn Hiến Lê, chương 18 có tên “Tôi qua Long Xuyên - Huỳnh Phú Sổ bị thủ tiêu”, viết: “Mùa xuân năm 1947 tôi qua Long Xuyên chỉ mang theo hai bộ đồ bà ba đen và hai trăm đồng, một là để coi tình hình, hai là để cân thuốc Bắc về làm một tễ thuốc. Tôi lại tá túc nhà cô Liệp.

Tôi tính ở Long Xuyên độ nửa tháng, không dè khi sắp về thì cả miền quê hương thầy Tư Hòa Hảo từ phía trên Chợ Mới xuống tới phía dưới Mĩ Luông, hai bên bờ Tiền Giang, tín đồ Hòa Hảo rất xôn xao, rục rịch nổi dậy, vì có tin thầy Tư bị thủ tiêu trong buổi họp đêm 16-4-47 ở địa phận làng Tân Phú, cách nhà bác tôi độ vài cây số. Huỳnh Phú Sổ quá tín, chỉ dắt theo bốn vệ sĩ nên bị hại. Tôi đã hỏi vài người bạn trong nhóm đồ đệ thân tín của thầy, họ bảo tất cả tín đồ đều tin rằng thầy không thể chết được, thầy chỉ tạm lánh mặt trong một thời gian thôi rồi sẽ trở về. Họ dẫn vài câu thơ của thầy nói trước về vụ đó nữa. Tới nay họ vẫn còn nói như vậy. Họ cố bám vào một hi vọng hão huyền chăng?

Vậy là tôi không thể trở về Tân Thạnh được, phải tạm ở lại Long Xuyên vài tháng cho yên vụ đó đã, không dè tới trên sáu năm”.

Thông tin ngoài xã hội và giới nghiên cứu thì như vậy, chứ trong ngành an ninh Việt Nam thì hoàn toàn khác.

Cuốn Từ điển nghiệp vụ phổ thông do Viện Nghiên cứu khoa học công an (Bộ Nội vụ) biên soạn và xuất bản 1977 tại Hà Nội, mục từ “Đạo Hòa Hảo” (trang 168, cột bên trái, dòng thứ 2 từ dưới lên, và cột phải, dòng 1 tới 5 từ trên xuống), có viết như sau: “Năm 1947, Sổ bị ta giết, tổ chức bị phân hóa, chia làm 5 nhóm tranh giành ảnh hưởng, thế lực nhưng tất cả đều do thực dân Pháp, đế quốc Mỹ điều khiển và lợi dụng...” (tiếp theo, trang 169, dòng 1 tới 8, từ trên xuống, cũng thuộc mục từ trên, viết: “Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, những tên cầm đầu ngoan cố chống lại cách mạng đã bị ta bắt với tang chứng đầy đủ, buộc chúng phải tuyên bố giải tán Ban trị sự trung ương và Ban trị sự các địa phương”.

Trở lại chuyện thuyết giảng của bé Như Ý, với các buổi nói chuyện về đạo pháp (toàn chuyện tốt đẹp) với hàng trăm, hàng ngàn người nghe, đáng lý phải vui, nhưng cũng khiến cho những người hiểu việc lo lắng. Bởi trong một xứ sở toàn trị, chỉ thượng tôn mỗi tôn giáo vô thần, mọi mê tín chỉ xoáy vào danh lợi, việc lên kế hoạch thủ tiêu một ai đó đi khác nhu cầu đảng phái, vẫn còn là chuyện quen tay và có vẻ khá dễ dàng.

Cho nên việc bảo vệ và tạo hành lang thông thoáng để Như Ý có thể phát dương quang đại là việc không của riêng những tín đồ, đạo hữu Hòa Hảo, mà còn lạ việc của một xã hội dân sự, với ước mong có một đời sống bình thường, cơ hội cá nhân được tôn trọng.

http://rfavietnam.com/node/766

Những video clip Bé Như Ý thuyết giảng đề tài tu hành:

Phần 1-6


Phần 2-6


Phần 3-6


Phần 4-6


Phần 5-6


Phần 6-6



Họ đã vượt qua nỗi sợ

Cánh Cò - Chiều hôm trước tôi nhận được cú điện thoại của cô em từ trong TPHCM gọi về. Đã khá lâu, hai chị em không nói chuyện nhiều với nhau như vậy. Đặt chiếc điện thoại xuống tôi vẫn còn nghe tiếng cười nhỏ nhẹ của em. Đối với tôi, buổi chiều hôm ấy đáng ghi nhớ và cảm giác thương yêu lẩn quẩn trong tôi mãi.

Em cũng theo nghiệp cầm phấn như tôi và cha. Số em may mắn hơn, được du học và trở về với tấm bằng TS của Pháp, cả nhà mừng và cứ ngong ngóng theo dõi tin em đi dạy từ nơi này sang nơi khác. Cuối cùng thì em vào TPHCM và nhận làm việc tại một trường có tiếng. Tôi trút hết nỗi lo thất nghiệp thay em.

Lâu lâu tôi lại thấy tên em trên mặt báo. Không hiểu sao bỗng dưng em lại viết báo, đó là chuyện lạ. Em vốn ghét báo chí Việt Nam vì cứ mở tờ báo ra là hình như toàn chuyện xấu của xã hội. Em giữ lập trường báo chí chỉ giúp bọn nhà giàu khoe của. Này nhé, đại gia này có bao nhiêu tòa lâu đài, em chân dài kia có bao nhiêu bộ đồ ngoại đáng giá, chàng nhạc sĩ nọ có bao nhiêu đô la sau khi làm một vòng trình diễn khắp nước…những thông tin này làm cho người nghèo lơ láo thêm và mặt bọn có tiền cứ vênh lên như chiếc bánh đa oằn mình dưới lửa.

Em thích dùng từ Sài gòn, không như tôi, lưỡi cứ dính vào thành phố mang tên Bác. Tôi thích Sài gòn nhưng sao mỗi lần gọi lại thấy một điều gì đấy âm thầm chặn lại ngang cổ. Cảm giác quay lưng lại với những gì tôi học từ tấm bé, bên ngôi trường thấp lè tè và luôn luôn đối diện với hình của Bác trong lớp học khiến tôi lặng lẽ hối lỗi. Tôi như bao thiếu nữ cùng tuổi khác có nỗi sợ hãi không tên khi suy nghĩ điều gì đó có thể đi ngược lại những gì tôi học được về nhân thân của Bác.

Nỗi sợ hãi ấy không thành hình một cách rõ rệt nhưng chúng hiện diện và bắt rễ trong óc của chúng tôi từ khi còn thơ dại. Tôi nói chuyện này với em và chừng như ngay lập tức em bảo tôi bị nhồi sọ quá nặng. Tôi không tin mình bị nhồi sọ, điều tôi mang máng hiểu có lẽ do tôi quá uỷ mị nên dễ bị cảm giác tự hối chăng?

Tôi đeo nặng cái ám ảnh ấy cho đến một hôm, chính xác là ngày 5 tháng 6 vừa qua, ngày mà cuộc biểu tình nổ ra tại Sài gòn mới làm tôi lau đi hình ảnh của Bác nằm đau đáu trong tim tôi bấy lâu nay.

Không có một điều gì cụ thể khiến tôi thấy mình dễ chịu khi thoải mái gọi hai tiếng Sài gòn thay thế cho 5 chữ thành phố Hồ Chí Minh. Tôi thấy câu nói: “biểu tình tại Sài gòn” có chất kết dính vô hình hơn là dùng một cụm từ thừa. Không cần đặt từ “thành phố” trước hai chữ Sài gòn nó vẫn không mất đi cái chất, cái hồn của thành phố. Người Sài gòn đi biểu tình, người Sài gòn ăn nhậu, người Sài gòn thế này, người Sài gòn thế kia….tôi như đứa bé, thoát cái vòng vây già cỗi hơn 45 năm hay nói văn hoa hơn là “thoát nỗi sợ hãi” một cách rất… Sài gòn.

Tôi chia sẻ điều này với em và rất bất ngờ em đã lặng đi một hồi lâu rồi nói với tôi: Em cũng vậy!

Em cũng vậy! ba chữ ngắn ngủi làm tôi thương em biết ngần nào! Nỗi sợ là điều mà ai cũng có, nhưng sợ một hình ảnh, một biểu tượng, một cái gì đó vô hình nghe sao quá kinh khủng. Nó không còn là nỗi sợ sinh lý nữa mà trở thành nỗi ám ảnh. Ám ảnh luôn đi đôi với ác mộng và tôi thở phào khi biết em tự chữa lành căn bệnh của mình.

Em kể cho tôi nghe em thoát nỗi sợ như thế nào.

Lúc rảnh, em thường viết những suy nghĩ của mình trước những vấn đề nhỏ nhất và gửi đăng báo. Ban đầu viết vì vui sau dần dà viết vì bị thúc bách. Xa hơn nữa em viết vì cảm thấy nếu không viết sẽ khó ngủ và cảm giác như đang bị theo dõi. Mình theo dõi mình. Mình ngờ vực mình và có gì giông giống như thế.

Cho tới một hôm bài viết đã làm công an để ý và một sĩ quan an ninh đã đến trường để gặp Ban giám đốc. Em được cho biết là bên nội chính khuyên em nên nghĩ đến tương lai của mình và ngòi viết nên dành để phục vụ nhân dân, hơn là phục vụ một điều gì đó mơ hồ, có thể làm hại cho sự nghiệp của em.

Nghe xong em sợ điếng hồn. Em cảm thấy bị theo dõi, bị nhìn từ mọi phía và tệ hại hơn nữa là ngay cả khi vào lớp em cũng thấy ánh mắt của sinh viên thay vì chăm chú nghe em giảng, lại như đang làm công việc của một tay điềm chỉ, sẵn sàng báo công an bắt em…

Em bỏ viết và bỏ luôn cả lên lớp trong một tuần lễ. Em nằm vật nằm vã như một con nghiện bị cai thuốc. Em suy sụp và chừng như không còn chỗ dựa. Cho đến một hôm em ngồi bật dậy, “chat” với một người bạn lớn tuổi tại Pháp, nơi em theo học trong bốn năm trước. Bạn em nói ông ta cũng vừa vượt qua nỗi sợ để ký tên vào bức thư ngỏ gửi cho cấp lãnh đạo Hà Nội.

Là người từng sống tại các cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài, em kể cho tôi nghe sự kinh hoàng của những người chống cộng. Một người bị cộng đồng kết án là cộng tác với chính quyền trong nước có nghĩa là anh ta sẽ không thề nào làm ăn hay hoạt động gì tại nơi anh đang định cư. Hình ảnh của anh ta sẽ bị tạt một loại acit vô hình, tự động tan chảy và biến mất trong cộng đồng. Đó là cái giá phải trả nếu muốn hoà hợp hoà giải với chính quyền Hà Nội.

Vừa kể vừa cười nhỏ nhẹ, em bảo ông bạn của em không còn sợ khi ký tên vào bức thư ngỏ vì nếu không ký thì cuộc đời ông sẽ vĩnh viễn hối hận. Ông nhìn những cuộc biểu tình tại Hà nội như một tấm gương can đảm và ông cảm thấy bao nhiêu năm ăn học của mình trở thành vô ích nếu không mạnh dạn đặt tay vào ký một chữ ký bình thường nhưng đầy bất trắc về sau này. Em kể với tôi, khi nghe xong em bừng tỉnh. Các cuộc biểu tình đã giúp rất nhiều người nhận ra nỗi sợ vô lý của mình. Sợ những thứ rất mơ hồ và có kẻ đã biến những hình ảnh mơ hồ này thành cụ thể. Em thở to trong điện thoại như đang leo núi. Tôi biết em cố gắng vượt thứ ngôn ngữ bình thường của một nhà giáo để nói thứ ngôn ngữ của người bị bịt kín mắt trong chiếc nhà tù tự ngã.

Thế là chị em tôi thoát.

Và may mắn thay nhiều người khác cũng tự thoát như hai chị em tôi.


Powered By Blogger