Monday, January 31, 2011

Mạng xã hội (Facebook, Twitter) tiếp sức cho cuộc biểu tình ở Ai Cập

Fatma Naib, Al Jazeera (Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ) – Các trang mạng xã hội trực tuyến được các nhà hoạt động để liên lạc và tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính quyền.

Chính quyền Ai Cập đã ngăn chặn internet và dịch vụ điện thoại di động nhằm dập tắt những cuộc biểu tình chống chính phủ, nhưng biện pháp này có thể đã hơi quá muộn.

Các nhà hoạt động đã tuyền tin trên mạng về những cuộc biểu tình hôm thứ Sáu, liệt kê chi tiết những quảng trường nơi mọi người cần tụ tập.

Những lời kêu gọi được loan truyền trên Twitter và Facebook từ sáng thứ Sáu.

Một người sử dụng mạng Twitter có tên rassdwda viết: “Biểu tình ở Ai Cập khởi đầu từ các thánh đường và nhà thờ, Hồi giáo Công giáo Cùng nhau 25 tháng Giêng”.

Một người sử dụng khác tên eacusa viết: “25 tháng Giêng Tin vui từ Ai Cập, tinh thần tại Cairo vẫn cao, các nhà hoạt động kỳ cựu từ những năm 60 & 70 đang truyền tải kinh nghiệm tài tình để phối hợp.”

Vài giờ trước khi mạng internet bị cắt đứt, các nhà hoạt động đã dùng phương tiện truyền thông xã hội trong nước và chuyển tiếp thông điệp của mình qua những kết nối từ các nước khác.

Các nhà hoạt động trực tuyến từ Tunisia đã chia sẻ thông tin về việc những người biểu tình đổ nước Coca-Cola trên mặt để phòng chống hơi cay của cảnh sát. Những người khác cũng đã giúp bằng cách gửi những số điện thoại khẩn cấp trong trường hợp những người biểu tình bị bắt giữ.

Một nhóm thanh niên với tên gọi Phong trào 6 tháng Tư đã phân phát 20 nghìn tờ truyền đơn vào cuối ngày thứ Năm vạch rõ những bước cơ bản về địa điểm và vật dụng tiếp tế. Họ kêu gọi mọi người truyền tải thông tin trực tiếp hoặc qua email thay vì qua Facebook và Twitter để tránh sự ngăn chặn của chính quyền.

Không có cách mạng thì không có dân chủ

Những người sử dụng Twitter khác đã gửi thông điệp để nâng cao tinh thần của những người biểu tình, có những dòng tweet ủng hộ và đoàn kết từ những nước khác như Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Takamit7 viết: “Không có cách mạng thì không có dân chủ. Không có Internet thì không có tự do. Người Nhật chúng tôi ủng hộ các bạn!!? Ai Cập”

Những người sử dụng khác cố vấn phương pháp để qua mặt sự ngăn chặn kỹ thuật của chính quyền bằng truy cập những máy chủ trung gian.

Những người sử dụng bên ngoài Ai Cập kêu gọi người dân viết thư cho giới lãnh đạo chính trị nước mình nhằm gây áp lực lên chính phủ Ai Cập.

Alihabibi1 viết: “Nếu bạn đang ở Mỹ, hãy gọi điện cho dân biểu của mình kêu gọi họ giúp mở khóa internet và mạng lưới di động tại Ai Cập!”

Những người nước ngoài khác đã đề nghị dùng tài khoản của mình trong cả ngày để đại diện cho mọi người gửi thông điệp qua điện thoại, như nhà báo Mona Eltahawy: “Các bạn Ai Cập: Tôi sẽ có mặt trên Twitter CẢ NGÀY thứ Sáu: nếu mạng xã hộ bị chặn, hãy gửi tin cho tôi tại eltahawy67@gmail.com và tôi sẽ giúp truyền tải thông điệp. 25 tháng Giêng.”

Cairo yên tĩnh rợn người

Có rất ít người Ai Cập vẫn còn truy cập trực tuyến đã tả về hiện tình trên đường phố Cairo. Một người sử dụng tên anonymous viết: “Mới vừa nhìn ra cửa sổ sáng thứ Sáu. Mọi thứ đều yên tĩnh cho đến nay tại quảng trường Tahrir, tôi không thấy cảnh sát – 25 tháng Giêng.”

Những người khác tweet về sự im lặng đến rợn người ở Cairo, mặc dù tình hình có thể thay đổi sau buổi cầu nguyện giữa ngày. Tình hình này cũng được lặp lại trên mạng: Sau 12:30 sáng thứ Sáu, khi chính quyền bắt đầu giới nghiêm, các mạng Twitter và Facebook trở nên vô cùng vắng vẻ, với đại đa số người sử dụng tại Ai Cập biến mất.

Ngay cả phóng viên Ayman Mohyeldin của Al Jazeera đã viết vài phút trước khi mạng internet bị chặn hoàn toàn: “Dịch vụ internet bị cắt trên toàn Ai Cập -25 tháng Giêng. Sẽ tweet và thứ Sáu bằng phương pháp khác.”

Những người khác bày tỏ bực bội. Mona Eltahawy viết: “Thứ Sáu 28 tháng Giêng một ngày lịch sử ở Ai Cập: Mubarak độc tài trong 3 thập niên đóng cửa internet vì sợ hãi những cuộc biểu tình có tổ chức của giới trẻ 25 tháng Giêng.”

http://www.x-cafevn.org/node/1707

Chất vấn Mèo “trưởng”

Hồ Bất Khuất - Còn 5 phút nữa thì đến Giao thừa, năm Canh Dần chuyển sang năm Tân Mão. Hổ Vằn đã thu dọn xong đồ đạc, gương mặt buồn buồn, chuẩn bị rời nhiệm sở. Tôi vẫn kịp chào hỏi Hổ Vằn:

- Anh hoàn thành nhiệm vụ, được nghỉ ngơi, sao có vẻ không vui?

- Thế mà cũng hỏi! Anh đã thấy ai vui sướng khi phải rời chức vụ của mình không? Đang yên đang lành, cơm bưng nước rót, bổng lộc đầy mồm mà phải cắp nón ra đi thì ai mà không buồn?! Nhưng không sao, tôi vẫn còn có cơ hội. Nếu muốn hỏi tiếp,chờ mèo Mướp nhậm chức rồi hỏi. Nhưng nhớ là khi mèo Mướp nhậm chức rồi, phải gọi là Mèo “trưởng” nghe chưa!

- Mèo Mướp trong cũng giống anh, chỉ có kích thước nhỏ hơn thôi. Nó là em của anh à?

- Em thế nào được, là thầy đấy! Đừng có thấy “thấp bé, nhẹ cân” mà coi thường…

Nói xong câu này, hổ Vằn biến mất. Mèo Mướp đĩnh đạc bước vào, oai vệ ngồi xuống ghế bành, khoan thai lên tiếng:

m5.jpg

- Nào, tôi đã sẵn sàng, ai muốn hỏi han, chất vấn điều gì, xin cứ tự nhiên!

- Hổ Vằn bảo, loài mèo nhà các anh xứng đáng làm thầy của hổ. Có đúng vậy không?

- Thì đích thị như vậy rồi chứ còn gì nữa! Hổ thì nó thèm nịnh ai bao giờ! Thế mà tự hổ Vằn nói ra thì còn gì phải nghi ngờ nữa.

- Nhưng chúng tôi không hiểu mèo hơn hổ ở chỗ nào?

- Hơn rất nhiều chỗ. Ví dụ, hổ thì làm gì trèo được cây. Còn chúng tôi, “phốc” một cái đã ở trên ngọn rồi, dù đấy là cây câu hay cây khế. Rồi hổ rất hiếm khi được con người cưng chiều, ôm ấp. Còn loại mèo chúng tôi được từ các bà, các chị đến các cháu yêu quý. Mà nghe nói các quý ông cũng rất thích “mèo”, nhưng có lẽ đây là loại “mèo” khác không thuộc họ hàng nhà chúng tôi.

- Nghe nói năm Tân Mão 2011 được các nhà bói toán, tiên đoán đưa ra toàn những điều tốt đẹp. Xin được hỏi thẳng: Có phải Mèo “trưởng” đã có phong bì, phong bao cho họ rồi rỉ tai họ nói những điều tốt đẹp?

- Tại sao bây giờ có điều gì hay ho, tốt đẹp là mọi người cứ nghi ngờ đã có đút lót mới được thế? Tôi nói thẳng, tôi chẳng cần phải quỵ lụy ai trong chuyện này! Các nhà bói toán, tiên đoán “thấy” thế nào thì họ nói thế. Vậy mọi người không thích những điều tốt đẹp à? Mới nghe nói về những điều tốt đẹp sẽ đến đã vội nghi ngờ. Tư tưởng ấy ở đâu ra đấy?

- Mèo “trưởng” tới đây để chúng tôi chất vấn hay Mèo “trưởng” đến để chất vấn chúng tôi vậy?

- À, tôi đến để các vị chất vấn, nhưng vì các vị hỏi những điều nhạy cảm quá nên tôi cũng phải “phát” như vậy cho hả dạ, à quên, cho “hạ hỏa”. Bây giờ thì các vị chất vấn đi!

m2.jpg

- Vậy Mèo “trưởng” hãy trả lời: Công việc chính của loài mèo là gì? Các anh có hoàn thành tốt công việc của mình không?

- Công việc chính của chúng tôi là bắt chuột. Nhìn chung, chúng tôi hoàn thành xuất sắc công việc của mình.

- Anh cho là loài mèo hoàn thành xuất sắc công việc, tại sao chuột vẫn còn nhiều thế?

- À, cái này là do khách quan.

- Anh nói rõ hơn được không?

- Bọn chuột cũng tinh ranh lắm, mà cống rãnh thì nhiều. Tại sao con người lại tạo ra nhiều cống rãnh thế không biết?! Mà không chỉ có cống rãnh, còn bao nhiêu “hố tử thần” nữa kia kìa! “Hố tử thần” chính là nơi ẩn náu lý tưởng của lũ chuột đấy. Loài người còn bó tay trước “hố tử thần”, còn lũ chuột trốn xuống đó thì chúng tôi chịu.

- Vậy là anh “trắng án” trong chuyện vẫn còn nhiều chuột. Đến mèo nhà các anh mà cũng không diệt được chuột thì làm thế nào để trừ khử cái lũ đục khoét và phá hoại rất nguy hiểm này đây?Anh có thể đưa ra biện pháp, điều kiện và thời hạn diệt hết chuột được không?

- Cứ từ từ rồi ta tính, theo tôi là phải có dự án, đầu tư thật nhiều tiền vào rồi thì thế nào cũng tìm cách diệt được chuột. Còn điều kiện là khi nào loài người các anh bỏ tù hết bọn tham nhũng thì loài mèo chúng tôi diệt hết chuột.

m1.jpg

- Thế theo anh, ở Việt Nam vẫn còn tham nhũng à?

- Trời đất ơi, tại sao lại có câu hỏi thiếu trí tuệ và thiếu thông tin thế này không biết?! Đến Ủy ban phòng chống tham nhũng Trung ương còn phải công nhận là tham nhũng tràn lan, ngày càng tinh vi cơ mà.

- Nhưng xác định tham nhũng rất khó. Theo anh thế nào là tham nhũng?

- Tham nhũng là hưởng quyền lợi vật chất và tinh thần quá khả năng trí tuệ của mình, nghĩa là hưởng những thứ đó bất hợp pháp.

- Thế nào là hưởng bất hợp pháp?

- Của cải, tiền bạc có được không do sản xuất kinh doanh, không phải lương, thưởng, không phải trúng xổ số, không phải của thừa kế… thì là hưởng bất hợp pháp.

- Vậy thì có nhiều người thuộc loại này lắm nhưng chỉ ra cụ thể rất khó…

- Chẳng có gì là khó cả, vấn đề là các anh có muốn làm hay không mà thôi. Tôi lấy ví dụ nhé! Bây giờ các anh đến những khu đô thị vào loại đắt nhất ở Thủ đô Hà Nội như Hồ Tây, Mỹ Đình. Đất ở chỗ đó cỡ vài ba trăm triệu một mét vuông. Anh xem chủ nhân những ngôi biệt thự từ 200 mét vuông trở lên là những ai, họ có mua bán sòng phẳng không hay chỉ trả tiền tượng trưng? Còn nếu mua bán đúng giá thì tiền ấy ở đâu ra? Đừng có nói là tiền đó có được là do đại lý bán mật gụ (gấu) cho anh trai ở quê đấy nhé! (Cách giải trình của một ông cựu thống đốc ngân hàng trung ương).

- Chà, Mèo “trưởng” nói toàn những chuyện khó như vậy thì dân chúng tôi chịu thôi. Ở những nơi đó hình như toàn là quan. Dân làm sao mà trị quan được?!

- Vậy thì thôi, chuyển sang vấn đề khác đi!

m4.jpg- Này, trong bài “Chú mèo trèo cây cau” có đoạn: “Chú chuột đi chợ đàng xa/ Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo” thì hiểu như thế nào? Có phải mèo cậy quyền cậy thế, bắt dân đen có chút tội lỗi phục vụ mình không?

- À, ờ (gãi đầu lúng túng)… nói “cậy quyền, cậy thế” nghe nó hơi nặng nề. Thật ra, ở đây cũng chỉ là vấn đề “tình thương, mến thương” thôi. Chuột nó thấy mình còn vất vả, thiếu thốn, bận rộn thì chúng nó giúp. Chuyện này là chuột tự nguyện đấy. Tôi thề là không gây sức ép hay gợi ý gì đâu!

- Vậy câu: “Mèo khen mèo dài đuôi” là thế nào? Có phải loài mèo rất ưa nịnh nọt?

- Chà, được nịnh ai chả thích! Những lời nói ngọt ngào, êm ái , du dương khen mình hay, mình giỏi, mình tốt…, nghe sướng quá còn gì!

- Nhưng mình không được như thế mà người ta lại khen thế, không ngượng à?

- Loài mèo nhà chúng tôi có lông, nếu có ngượng thì cũng không đỏ mặt, ai biết được? Còn loài người kia kìa, nhiều người thối lắm, vừa dốt, vừa tham; nhất là các quan, ấy thế mà lính tráng nó khen thì đều cười huỳnh huỵch, ngoác miệng tận mang tai, có thấy ai ngượng ngập gì đâu! Chính vì thế mà mới có câu: “Mẹ hát, con khen hay”.

m3.jpg- Hóa ra mèo cũng biết nhiều ra phết, lại còn thuộc cả ngạn ngữ nữa.

- Đấy là các anh nói đấy nhé, không phải “mèo khen mèo dài đuôi” đâu.

- Vậy mèo toàn điểm tốt, không có chỗ xấu nào à?

- Thật ra thì không có ai hoàn hảo đâu, chúng tôi cũng có cái xấu, nhưng che giấu tài nên mọi người không biết đấy thôi.Ví dụ, ăn vụng thì làm sao mà tốt được; mèo mà không ăn vụng thì làm sao có thể gọi là mèo?! Ấy, nhưng sau mỗi lần ăn vụng xong, chúng tôi chùi mép sạch tinh, có thánh mà biết được!

- Đúng là mèo vừa thông minh, vừa mưu trí, vừa biến báo giỏi… Năm nay anh “cầm trịch”, có lẽ nhiều người được nhờ. Xin cho biết vài giải pháp xem sao?

- Cũng không có gì cao siêu cả đâu, thì cũng bảo nhau tin tưởng, cố gắng, làm nhiều, tiết kiệm… Nếu bị thiên tai thì khắc phục bằng “4 tại chỗ”. Điều quan trọng nhất là do có “vía” của loài mèo chúng tôi, năm nay chắc gió thuận mưa hòa, cả nhà cùng vui thôi.

- Nếu được như vậy thì tốt quá! Mà này, mèo học được ở đâu mà trả lời chất vấn lưu loát và tự tin thế?

- Điều này phải bí mật, vì có phải chỉ trả lời một lần là xong với các vị đâu. Tôi ngồi ở chỗ này, các vị còn bới móc chán. Chào nhé!

m7.jpg

Mèo Mướp oai vệ đứng dậy, 4 chân nhún nhảy bước ra. Năm Tân Mão 2011 đã đến, ai cũng hy vọng những điều tốt đẹp. Mong tất cả mọi người đều chân thực, đừng giở trò mèo.

Hồ Bất Khuất

http://vn.360plus.yahoo.com/batkhuatho/article?mid=3339

Hoa kỳ kêu gọi thành lập một chính phủ “hợp với ý dân” ở Ai Cập

Thanh Hà / Tú Anh (RFI) – Phong trào nổi dậy không giảm cường độ tại Cairo. Bất chấp lệnh giới nghiêm, hàng ngàn người vẫn chiếm giữ quảng trường Giải Phóng suốt đêm qua. Trong khi đó, Hoa Kỳ tăng thêm sức ép lên đồng minh Ai Cập, thúc giục Cairo chuyển giao quyền lực cho một chính phủ hợp với ý nguyện của dân.

Trên các hệ thống truyền hình Mỹ, ngoại trưởng Hillary Clinton sử dụng ngôn từ cứng rắn hơn đối với chế độ Cairo và đặc biệt đối với Tổng thống Hosni Mubarak so với những ngày trước. Theo Washington, những thay đổi nhân sự trong chính phủ chưa đủ.

Tổng thống Obama và tổng thống Mubarak tại Nhà Trắng tháng 8/2009.
Tổng thống Obama và tổng thống Mubarak tại Nhà Trắng tháng 8/2009.
Reuters

Từ Washington, thông tín viên Raphaël Reynes phân tích:

“ Suốt hai ngày cuối tuần, chính quyền Mỹ đi dây trên trong cuộc khủng hoảng tại Ai Cập. Ngày 30/01/2011, Tổng thống Obama điện đàm với các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Anh Quốc và Ả rập Xêút. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Tổng tham mưu trưởng liên quân, đô đốc Mc Mulen, cũng có nhiều cuộc thảo luận với đồng nhiệm Ai Cập.

Theo Nhà Trắng, các cuộc thảo luận này nhằm hỗ trợ cho một tiến trình “chuyển tiếp đến một chính phủ đáp ứng khát vọng của nhân dân Ai Cập”. Nhưng chính phủ này vẫn do ông Mubarak, đồng minh của Hoa Kỳ từ 30 năm qua, lãnh đạo.

Cùng lúc đó, ngoại trưởng Hillary Clinton lên giọng với chính quyền Ai Cập. Trong các chương trình thời sự truyền hình, bà Clinton nói rằng “ từ nay Hoa Kỳ chờ đợi một cuộc chuyển tiếp đúng nghĩa để mang lại cho nhân dân Ai Cập điều mà họ mong đợi và thiết lập một nền dân chủ thật sự. Phải ban hành những biện pháp đầu tiên cho phép tổ chức bầu cử tự do và minh bạch trong tương lai”. Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố thêm là Hoa Kỳ “ đòi hỏi Tổng thống vẫn còn đang tại chức thực hiện những gì cần thiết để tạo thuận lợi cho việc chuyển tiếp theo chiều hướng này”.

Thông điệp của Mỹ không còn đóng khung trong nội dung “kêu gọi chừng mực” của những ngày trước, nhưng cũng không đi quá xa. Thứ bảy vừa qua, Nhà Trắng đã đề cập đến khả năng xét lại viện trợ quân sự. Qua hôm sau, bà Clinton khẳng định là cho đến giờ này không có chuyện đình chỉ số tiền 1,3 tỷ đô la viện trợ hàng năm cho Ai Cập.”

Israel thúc giục phương Tây ủng hộ Mubarak

Trong một lời tuyên bố chung, tổng thống Pháp, thủ tướng Anh và thủ tướng Đức kêu gọi Tổng thống Mubarak “tiến hành cải cách theo nguyện vọng chính đáng của nhân dân Ai Cập, bằng mọi giá tránh sử dụng vũ lực đàn áp thường dân”.

Nhưng tại Trung Đông, biến động ở Ai Cập làm Israel rất lo ngại. Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhận định là suốt 30 năm qua, hai nước sống trong hòa bình là nhờ tổng thống Mubarak. Theo báo Haaretz và đài phát thanh quân đội, chính phủ Israel hồi cuối tuần qua đã gởi một “thông điệp mật” đến Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, yêu cầu các cường quốc Tây phương hậu thuẩn chế độ Ai Cập trước làn sóng phản đối của dân chúng. Chính phủ Israel nhấn mạnh là hãy vì “quyền lợi của Tây phương và của toàn Trung Đông” giúp cho chính quyền Ai Cập được vững vàng.

Cụ thể, Israel kêu gọi Tây phương “ngưng công khai phê phán tổng thống Mubarak”. Theo nhận định của đài phát thanh quân đội Israel, nội dung của thông điệp mật là một hình thức chỉ trích các chính phủ Mỹ và Tây Âu đã giữ khoảng cách với chính quyền Ai Cập.

Được AFP đặt câu hỏi , phát ngôn viên thủ tướng Israel cũng như Bộ Ngoại giao không xác nhận, nhưng cũng không phủ nhận tin này.

Tình hình tại chỗ

Về tình hình tại chỗ : hôm nay, cuộc nổi dậy đã bước sang ngày thứ bảy. Sáng nay chính quyền đã huy động xe tăng đến bao vây quảng trường Giải Phóng Tahrir, biểu tượng của phong trào nổi dậy tại Ai Cập. Quảng trường Tahrir là địa điểm tập hợp của người biểu tình. Từ tối hôm qua, bất chấp lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 6 giờ tối, giờ địa phương, đã có rất đông người tại thủ đô Cairo tụ tập về đây. Sáng nay, tại chỗ có khoảng hơn một ngàn người kiên trì đối đầu với các lực lượng an ninh và cảnh sát.

Theo đặc phái viên đài RFI, cảnh sát Ai Cập dùng hàng rào kẽm gai để bao vây quảng trường và kiểm soát người qua lại. Họ cũng đã dùng các tảng bêtông lớn để chặn các con đường dẫn đến quảng trường Tahrir. Trong những điều kiện như trên, dân chúng Cairo khó có thể sinh hoạt bình thường và nhiều người không đi làm hôm nay. Bên cạnh các cuộc xuống đường, phe đối lập Ai Cập hôm nay còn kêu gọi dân chúng tham gia tổng đình công để chuẩn bị cho cuộc tuần hành vào trưa mai (01/02/11), đánh dấu đúng một tuần lễ phong trào phản kháng Ai Cập bị thẳng tay đàn áp, làm ít nhất 125 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương.

Sơ tán kiều dân

Trong lúc tình hình tại chỗ thêm căng thẳng, cộng đồng quốc tế bắt đầu sơ tán kiều dân về nước : Chính phủ Hoa Kỳ, Úc, Nhật. . . đang chuẩn bị đưa máy bay sang đón hàng ngàn kiều dân về nước. Canada, Ảrập Xêút, Ấn Độ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Irak … thì đã tiến hành chiến dịch sơ tán khỏi Cairo.

Riêng nước Pháp và Nga, trước mắt mới chỉ có các tập đoàn hiện diện tại Ai Cập đưa nhân viên và thân nhân của họ hồi hương. Tập đoàn dầu hỏa Loukoil của Nga đã đưa 15 nhân viên qua Dubai lánh nạn. Hãng khí đốt Novatek cho biết đang chuẩn bị thuê hẳn một chuyến bay để đưa nhân viên về thẳng Matxcơva. Về phía các doanh nghiệp Pháp, tập đoàn viễn thông France Telecom, ngân hàng Crédit Agricole và nhà máy xi măng Lafarge cho biết đã sơ tán một phần nhân sự.

Các nhà máy của tập đoàn xe hơi Nhật Bản Nissan tạm ngưng hoạt động trong một tuần lễ kể từ ngày hôm qua. Hãng xe Toyota đã hủy các cuộc họp được dự trù diễn ra tại Cairo, nhưng vẫn duy trì kế hoạch sản xuất hàng năm hơn 3000 chiếc xe vượt mọi địa hình tại Ai Cập kể từ năm tới.

Cuối cùng, về tác động kinh tế : ngành du lịch, nguồn ngoại tệ chính của Ai Cập, đang bị thiệt hại nặng nề. Năm ngoái, 14,7 triệu du khách đã tham quan Ai Cập. Riêng đối với thị trường dầu hỏa, tổ chức OPEP lo ngại khủng hoảng Ai Cập gây trở ngại cho việc vận chuyển dầu hỏa ra thị trường quốc tế, đặc biệt là qua ngả kênh Suez. Tuy nhiên, khối này cam kết sẵn sàng gia tăng mức cung cấp, tránh gây thêm căng thẳng trên thị trường vàng đen.

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20110131-hoa-ky-keu-goi-thanh-lap-mot-chinh-phu-hop-voi-y-dan-o-ai-cap

Ai Cập cuộc nổi dậy bước vào ngày thứ sáu

Biểu tình bạo động tại Ai Cập






Ai Cập cuộc nổi dậy bước vào ngày thứ sáu

Ai Cập : Cuộc nổi dậy bước vào ngày thứ sáu, hơn 110 người chết
31-01-2011 05:47

Ai Cập : Cuộc nổi dậy bước vào ngày thứ sáu, hơn 110 người chết
Biểu tình chống tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tại Cairo, ngày 29/01/2011 Reuters

Phong trào xuống đường đòi dân chủ tại Ai Cập bước vào ngày thứ sáu dù cho tổng thống Mubarak thông báo thay đổi nội các.

Trước áp lực của đường phố mỗi ngày mỗi gia tăng, tổng thống Ai Cập Mubarak bổ nhiệm hai nhân vật có uy tín vào chức vụ phó tổng thống và thủ tướng. Tuy nhiên, phong trào đối lập không chấp nhận giải pháp nửa vời. Tổng thống Mỹ một lần nữa thúc giục Ai Cập cải cách thực sự trong lúc bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi kiều dân di tản. Phong trào phản kháng của người dân Ả Rập đã làm cho một số chính quyền châu Á đặc biệt là Trung Quốc và Cam Bốt lo ngại.

Phong trào xuống đường đòi dân chủ tại Ai Cập bước vào ngày thứ sáu dù cho tổng thống Mubarak thông báo thay đổi nội các.

Theo AFP, từ sáng sớm hôm nay, 30/01/2011, hàng trăm người từ nhiều ngã đường kéo về quãng trường Tahir (Giải phóng), nơi mà từ năm ngày qua quy tụ mỗi ngày hàng chục ngàn người đòi lật đổ tổng thống Hosni Mubarak cầm quyền liên tục từ 30 năm qua.

Tại nhiều tỉnh và nhiều khu vực ở thủ đô, cuộc nổi dậy biến thành xung đột đẫm máu giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình.

Dựa trên số liệu do các bệnh viện cung cấp, AFP cho biết có 111 người chết và hơn 2000 người bị thương sau năm ngày biểu tình. Nhiều xe cảnh sát kể cả thiết giáp bị đốt cháy. Người biểu tình tấn công vào cả bộ Nội vụ, đốt trụ sở đảng Quốc gia Dân chủ của tổng thống Mubarak và hàng chục cơ quan cảnh sát tại Cairo và ở các tỉnh.

Nhiều nhà tù bị phá làm cho hàng ngàn tù thường phạm và hàng trăm tù chính trị trong đó có thành viên tổ chức cực đoan « Huynh đệ hồi giáo » vượt thoát.

Theo AFP, do nhân viên canh một nhà tù cách Cairo 100 cây số đã bỏ nhiệm sở, tù nhân ở đây đã trốn hết. Nhưng trên đường dẫn ra nhà tù, người ta thấy có nhiều chục xác người.

Sinh hoạt kinh tế trong nước cũng bị tác động, nhiều ngân hàng, máy rút tiền bị tấn công. Kỳ thi giữa năm của sinh viên phải dời lại vô hạn định.

Sau thủ đô , hai thành phố lớn khác là Alexendria và Suez bị giới nghiêm. Quân đội bố trí xe tăng tại các địa điểm chiến lược.

Trong lãnh vực chính trị, báo chí Ai Cập « đổi giọng » và tập trung nói đến « đổi mới » và tập trung nói nhiều về các khuôn mặt dân sự thuộc giới doanh nhân và chính trị gia thân cận với hai bố con tổng thống.

Chỉ định phó tổng thống và thủ tướng

Trước sức ép đòi cải tổ, ngày hôm qua, 29/01/2011, tổng thống Hosni Mubarak đã có bước nhượng bộ đầu tiên là bổ nhiệm một phó tổng thống và chỉ định một thủ tướng mới.

Chức vụ phó tổng thống đã bị bỏ trống kể từ khi ông Mubarak lên nắm quyền năm 1981.

Người vừa được bổ nhiệm là ông Omar Suleiman, phụ trách cơ quan tình báo Ai Cập. Lễ nhậm chức được chiếu trên truyền hình Ai Cập.

Nổi tiếng là người liêm khiết, ông Suleiman thường xuyên được coi là một trong những nhân vật có khả năng thay thế tổng thống Mubarak.

Sinh năm 1936 tại Qena, miền nam Ai Cập, ông Suleiman đã từng tham gia quân đội, được đào tạo quân sự tại Liên Xô cũ. Từ năm 1993, ông lãnh đạo cơ quan tình báo Ai Cập.

Tên tuổi của tân phó tổng thống Ai Cập được biết đến nhiều qua các nỗ lực làm trung gian trong vấn đề Cận Đông, một hồ sơ có vai trò quan trọng trong quan hệ giữa Mỹ và Ai Cập. Ông Suleiman cũng là người tìm cách thúc đẩy đối thoại giữa các phe phái Palestin, giữa tổ chức Fatah và lực lượng Hồi giáo Hamas.

Theo giới quan sát, khi chấp nhận chỉ định một phó tổng thống, tổng thống Hosni Mubarak dường như chuẩn bị cho khả năng đưa người lên thay mình, bởi vì chính ông Mubarak đã từng giữ chức phó tổng thống vào thời điểm tổng thống Anouar el Sadate bị ám sát, năm 1981.

Cho đến nay, theo một số nguồn tin tại Ai Cập thì có nhiều triển vọng ông Gamal Mubarak, 47 tuổi, con trai ông Mubarak, sẽ lên thay cha làm tổng thống. Tuy nhiên, với việc bổ nhiệm ông Suleimain làm phó tổng thống, thì khả năng này coi như bị gạt bỏ.

Cũng trong ngày hôm qua, tổng thống Mubarak đã chỉ định tướng Ahmed Shafik, nguyên bộ trưởng bộ Hàng không làm thủ tướng. Nội các cũ do ông Ahmed Nazif đã bị tổng thống Mubarak giải tán hôm thứ sáu, 28/01.
Tân phó tổng thống và tân thủ tướng Ai Cập đều là những người thân cận của tổng thống Hosni Mubarak.

Nhận định về những thay đổi này, ông Shadi Hamid, giám đốc phụ trách nghiên cứu thuộc Brookings Doha Center cho rằng, dù sao thì có vẫn còn hơn không. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy chính quyền xem xét vấn đề một cách nghiêm túc và nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình.

Tuy nhiên, theo AFP, những động thái này không làm thay đổi thái độ của những người biểu tình tại thủ đô Ai Cập, họ vẫn hô vang những khẩu hiệu đòi tổng thống Mubarack phải ra đi và không chấp nhận những nhân vật thân cận với ông.

Ông Mohamed Mustafa ElBaradei, nguyên tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, giải thưởng Nobel Hòa bình và là một trong những nhân vật đối lập nổi bật nhất tại Ai Cập tuyên bố rằng những bổ nhiệm mới này là chưa đủ và ông kêu gọi tổng thống Mubarak nên nhanh chóng từ chức vì lợi ích của đất nước. Trong khi đó, tổng thống Mỹ Barack Obama lại một lần nữa yêu cầu chính quyền Mubarack phải tiến hành cải tổ và có thái độ kiềm chế. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon kêu gọi kiềm chế, tránh bạo lực và tôn trọng các quyền cơ bản của người dân.

Thủ tướng Israel hôm nay, khẳng định lại rằng Israel mong muốn duy trì quan hệ hòa bình với Ai Cập và ổn định trong khu vực. Ai Cập cùng với Jordani là hai nước duy nhất trong khu vực ký hiệp đình hòa bình với Israel.

Cũng trong ngày hôm nay, tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Phi ở thủ đô của Ethiopia, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố là Pháp « sát vai với nhân dân Tunisia và Ai Cập trong hoàn cảnh cực kỳ then chốt này và mong mỏi có một cuộc thay đổi ôn hòa ».

Trong khi đó Quốc vụ khanh đặc trách thanh niên và sinh hoạt hội đoàn của Pháp , bà Jeannette Bougrab tuyên bố là tổng thống Mubarak phải « ra đi » vì sau 30 năm cầm quyền, đã đến lúc phải chấp nhận đổi mới chính trị.

« Al Jazeera bị cấm »

Để gây khó khăn cho phong trào biểu tình, chính quyền Ai Cập ra lệnh cho các nhà dịch vụ internet phong tỏa mạng thông tin điện tử trên toàn quốc. Hôm nay, chính quyền tiến thêm một bước nữa là cấm đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera, nhưng đài này hướng dẫn khán giả điều chỉnh tần số cũng như antenne.

(Theo RFI)

TẠI SAO PHẢI THAY ĐỔI ĐƯỜNG LỐI TRANH ĐẤU ?



TẠI SAO PHẢI THAY ĐỔI ĐƯỜNG LỐI TRANH ĐẤU ?

ĐINH LÂM THANH

Nhiều người, trong đó có những vị trí thức cũng như các bạn trẻ thường nói với tôi rằng cuộc tranh đấu chống cộng sản của người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã trên 36 năm nhưng vẫn chưa đi đến đâu ! Chúng ta cần xét lại và phải thay đổi đường lối tranh đấu cho thích hợp với tình thế hiện tại. Trước lời khuyên nầy, thật tình tôi cũng ghi nhận và để tâm suy nghĩ về những gì tôi đã làm trong thời gian qua. Và ngày hôm nay, nhân tiện đọc bài ‘Xuân Hòa Giải Dân Tộc’ phổ biến ở trên net, tôi xin mượn bài viết nầy để bày tỏ thiển ý của một người tranh đấu chống cộng, không ngoài mục đích trả lời những người đã trực tiếp nói chuyện với tôi cũng như với tác giả bài kêu gọi hãy từ bỏ quá khứ và bắt tay hòa giải với cộng sản trên các diễn đàn.

Để đi vào vấn đề, xin tóm tắt thành 3 điểm chính mà nhiều người đã đặt ra với tôi :

1. Trước đây, tranh đấu chống cộng sản xem như có lý tưởng nhưng bây giờ thì đã lỗi thời ! Vì một khi Tàu cộng xâm chiếm Việt Nam thì cộng đồng người Việt Quốc Gia phải bắt tay với cộng sản để chống lại ngoại xâm.

2. Bây giờ không còn là thời điểm tranh đấu quyết liệt nhằm giải thể hay xóa bỏ đảng cộng sản, mà phải xem cộng sản là một thành phần của dân tộc. Cần phải mở một lối thoát bằng cách hòa giải hòa hợp để hàn gắn những đau thương giữa người quốc gia với cộng sản.

3. Cộng đồng người Việt Quốc Gia đã làm được gì sau trên 36 năm chống cộng sản bằng mồm và tranh đấu một cách ‘quá khích’ ? Chính hình thức chống cộng nầy đã làm cho giới trí thức cũng như thành phần trẻ hải ngoại chán nản và xa lánh !

Qua các lời khuyên trên tôi hình dung được những người đã liên hệ với tôi thuộc thành phần nào và họ đang làm gì để cổ võ cho âm mưu hòa giải hòa hợp. Mục đính của nhóm người nầy là chữa cháy và chạy tội cho Hà Nội đồng thời cứu nguy cho tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản đang lún dần xuống vực thẳm.

Xin trả lời từng điểm một :

1. Viện cớ Tàu cộng xâm chiếm Việt Nam để kêu gọi bắt tay với đảng cộng sản Việt Nam chống Tàu là một hình thức tuyên truyền không công cho cộng sản. Thật vậy, mới nghe qua thì thật chí tình chí lý, vì một khi giặc đến nhà,t ất cả mọi người phải gác qua một bên những bất đồng chính kiến để cùng chung sức chống kẻ thù. Nhưng nghĩ lại thì đây là một nghịch lý, nhất là khi đế cập đến tình trạng đất nước hiện nay. Lý do thật đơn giản, trước tiên phải hiểu tại sao Tàu Cộng vào xâm chiếm Việt Nam một cách quá dễ dàng trong âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Có phải là do cộng sản Hà Nội vừa nhượng, vừa bán, vừa dâng từ đất đến biển cho quan thầy của chúng ? Thì tại sao người Việt Quốc Gia không hỏi tội bọn bán nước rước voi về giày xéo quê hương mà phải bắt tay với chúng để chống Tàu ? Thằng ăn trộm trong nhà đập vách, lấy gạch, bán trâu, bưng đồ đạc đem dâng, đem bán cho người ngoài thì phải nọc thằng ăn trộm nhà ra mà đánh mới phải. Lý do nào không đá động đến thằng ăn trộm nhà mà ra đường gào lên chưởi bới người được dân gbiếu hay kẻ bỏ tiền ra mua đồ trộm, rồi kêu gọi mọi người hợp tác biểu tình chống người thụ hưởng ! Đồng ý rằng việc chống Tàu cộng, kẻ thù tryền kiếp của dân tộc Việt Nam là cần thiết và cấp bách. Nhưng không thể mù quáng nghe lời những tên cò mồi tại hải ngoại để rồi người Việt Quốc Gia cong lưng đi đở đạn cho cho tập đoàn cộng sản. Lá bài hợp tác với cộng sản để chống Tàu là một âm mưu ấu trĩ của cộng sản mà chỉ có những người vô ý thức hay bọn cò mồi đón gió cũng như nằm vùng tung ra và cổ võ rầm rộ trong thời gian qua.

Tàu cộng càng ngày càng xâm lấn vào nội bộ Việt nam qua nhiều mặt, không những việc chiếm cứ lãnh hải lãnh thổ, khai thác bauxite mà còn rất nhiều phương diện khác… từ chính trị, quân sự, văn hoá, thương mãi và nhất là việc gây giống. Chừng vài tháng hoặc một năm nữa những đứa con hai dòng máu Tàu-Việt sẽ chào đời ào ạt và một ngày rất gần đây chúng sẽ lan tràn từ ải Nam Quan đến đến mũi Cà Mau. Lúc đó thì việc đồng hóa dân tộc Việt Nam sẽ xem như đã xong một đoạn đường dài.

Một điều cần phải ghi nhớ nằm lòng : Ngày nào đảng cộng sản còn trên đất nước Việt Nam thì ngày đó Tàu cộng vẫn là quan thầy và xem Việt Nam như một chư hầu hay chỉ là một tỉnh nhỏ. Như vậy, qua lời kêu gọi hợp tác với cộng sản Việt Nam để chống Tàu ,có nghĩa là đám cò mồi đang hướng dẫn người Việt Quốc Gia hãy duy trì sự sống còn đảng cộng sản Việt Nam không ngoài mục đích để cho Tàu dễ dàng đô hộ. Hãy cẩn thận trước một âm mưu mà thành phần cò mồi đã lập lờ đi khi chúng đề cập đến việc chống Tàu.

Chúng ta cần sáng suốt để ghi nhận : Tàu cộng không thấy khó chịu cũng như không cần quan tâm khi chúng ta chống chúng nó. Nhưng bí ẩn bên trong là chúng muốn làm thế nào để người Việt Quốc Gia hải ngoại không được đụng đến đảng cộng sản Việt Nam ! Đây là điểm then chốt. Vì Tàu cộng biết rằng chúng ta hô hào chống chúng nó thì cũng như nước đổ lá môn, nhưng một khi chế độ Hà Nội bị giải thể, nước Việt Nam sau nầy đi theo con đường không cộng sản thì Tàu cộng sẽ hỏng chân, đồng thời chắc chắn bị chận đứng con đường xâm lăng và âm mưu thanh toán luôn cả vùng Đông Nam Á. VẬY CHỈ HÔ HÀO CHỐNG TÀU CỘNG MÀ KHÔNG ĐÃ ĐỘNG GÌ ĐẾN VIỆC CHỐNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ ĐI VÀO ÂM MƯU CỦA BỌN GIẶC TÀU. Nếu còn nghe theo việc cổ võ bắt tay hòa giải hòa hợp với cộng sản nữa thì đúng là chúng ta đã đem nước Việt Nam dâng hai tay cho bọn Tàu cộng. Chính hành động nầy là hình thức giúp cho Tàu cộng duy trì và biến mảnh đất thân yêu của chúng ta trở thành một tỉnh nhỏ của kẻ thù truyền kiếp. Hãy nghĩ lại hởi những ông trí thức cò mồi mất gốc, những ông bà đối lập cuội VT và những anh chị em trẻ ăn phải bã của cộng sản !

2. Kết quả đại hội đảng vừa qua cộng sản đã tuyên bố thẳng thừng rằng không đa nguyên đa đảng, mà chỉ có độc nhất một đảng cộng sản mà thôi. Vậy người Việt Quốc Gia hải ngoại nghĩ gì về các cò mồi chính trị hay nằm vùng cứ gào ngày gào đêm đòi đa nguyên đa đảng và hòa giải hòa hợp với cộng sản ? Nhiều nhân vật lịch sử, kể cả các tay trùm cộng sản đã nói ‘Cộng sản không thể thay đổi mà phải thay thế’. Nhưng tại sao một số trí thức cũng như thành phần trẻ hải ngoại lại lên tiếng phải xét lại đường lối tranh đấu và bắt tay với cộng sản để xây dựng đất nước ? Không kể thành phần trí thức đỏ, mà trong đó gồm một số trí thức du học từ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Họ là những người nhờ ân huệ của các chính phủ Miền Nam trước, ra nước ngoài du học để mai sau trở về giúp nước. Chúng tôi là những người ở lại buộc phải bỏ đời sống dân sự, bỏ lỡ công danh nữa chừng để cầm súng chiến đấu bảo vệ cha mẹ và tài sản gia đình họ. Chúng tôi vui lòng hy sinh xương máu và tính mạng để những người được chế độ, thế lực và tiền bạc ưu đãi ... yên tâm ra nước ngoài học cái hay cái tốt xứ người. Nhưng không ngờ, vừa ra đến hải ngoại thì đã làm tay sai cho cộng sản Hà Nội, đắc lực phá nát chế độ tự do tại quê nhà trong đó gồm có gia đình dòng họ của thành phần du học. Tưởng rằng những người trí thức tương lai nầy nhầm lẫn lúc đầu, nhưng không ngờ đến ngày nay họ vẫn còn chạy theo chiếc bánh vẽ của cộng sản. Nếu nói rằng họ là thành phần trốn quân dịch ngày trước thì cũng còn nhẹ hơn những danh từ khác mà người Việt Quốc Gia hải ngoại có thể gán cho họ.

Đến giờ phút nầy những ai còn ca bài hòa giải hòa hợp với cộng sản thì thật là người không có mắt. Có thể ví dụ để cho những người đui dễ hiểu : Cộng sản xem như là một loại vi trùng vô cùng độc hại. 56 năm qua chúng ta đã diệt trừ chúng bằng những loại trụ sinh cực mạnh. Ngày nay đã thấy hiệu quả, vì những con vi trùng gian manh cứng đầu đó đang từ từ đi vào cõi chết. Thế tại sao lại hô hào đổi trụ sinh bằng thuốc bổ để chúng bình phục trở lại. Theo quan niệm của tôi, Việt Nam muốn đạt đến tự do dân chủ dân quyền và no ấm hạnh phúc cho người dân thì chế độ cộng sản thì PHẢI BỊ THAY THẾ hay PHẢI BỊ TRIỆT TIEU chứ không thể vực chúng nó dậy để bắt hoà giải hay van lơn cộng sản chấp nhận đa nguyên đa đảng… Tranh đấu là một mất một còn, không thể quỳ lạy van xin như chủ trương của con rối cò mồi Nguyễn Tiến Trung đang quỳ dưới bệ rồng đỏ để van xin chút ân huệ cho tự do dân chủ !

Ngoài ra cần biết thêm một điều nữa : Kết quả của đại hội đảng cộng sản vừa rồi là một hình thức xoay phiên nhau để cai trị và chúng bắt đầu đưa con cháu, là những tên ăn hại đái nát xã hội Việt Nam, vào trung ương bộ chính trị nhằm tiếp tục con đường sắt máu của chúng. Ngoài ra đại hội cộng sản đã khẳng định Không Đa Nguyên Không Đa Đảng mà vẫn tiếp tục con đường cộng sản độc nhất để cai trị thì đây đúng là một cái tát vào mặt những tên cò mồi … Hãy mở mắt ra những ông trí thức ‘đang mê ngủ’ những bà ‘chống bạo động’ và những bạn trẻ ‘đòi thay đổi’ !!!

3. Vấn đề ‘chống cộng bằng mồm’ thì Luật Sư Lê Duy San đã viết một bài thật hay. Đây là câu trả lời thật thấm thía cho thành phần lếu láo và bôi bác người Việt Quốc Gia hải ngoại. Trong phần thứ 3 nầy, tôi xin trả lời về vấn đề chống cộng quá khích và bất bạo động của một số người như đã nói ở trên.

Cả thế giới vừa chứng kiến ngọn lửa bạo động từ Tunisie đã hạ bệ tên tổng thống độc tài một cách quá dễ dàng và tổn thất xương máu không đáng quan tâm. Kết quả đem lại chiến thắng vẽ vang cho riêng dân Tunisie đồng thời chứng minh cho thế giới việc vùng dậy của người dân trong một nước, dù ở dưới chế độ nào, là một sức mạnh phi thường không một thế lực nào có thể ngăn cản. Sự vùng dậy của người dân Tunisie qua hình thức bạo động đã gây thành một giây chuyền lan từ Bắc Phi qua Trung Đông và sẽ tiếp tục ở Âu và Á Châu. Hà Nội đã thấy hiểm họa nầy trước sau gì cũng sẽ xảy ra cho tập đoàn cộng sản cầm quyền nên chúng đã chỉ thị cho thành phần nằm vùng, hòa giải hòa hợp phải ra mặt lên tiếng vừa bào chữa vừa đánh trống lảng, hầu xoa dịu và chuyển hướng tranh đấu của các phong trào trong nước cũng như hải ngoại theo con đường ru ngủ cố hữu của chúng. Trong 36 năm nay cũng vì tranh đấu bất bạo động mà mầm mống cộng sản càng ngày càng mạnh vì trong quá khứ chúng ta đã vuột mất nhiều cơ hội, chẳng qua là chúng ta sợ sệt, trùm chăn để xin hai chữ bình an. Xin nhớ rằng không có một cuộc tranh đấu nào, không có một cuộc cách mạng nào không mà đổ máu, không có chết chóc…Muốn thay đổi một chế độ, nhất là một chế độ sắt máu, ù lì như cộng sản thì không thể chờ phép lạ, chờ Mỹ, chờ Âu-Châu can thiệp hoặc…nằm ngữa há miệng ra để đợi trái chín rơi vào dạ dày. Tranh đấu là phải dấn thân, phải đổ mồ hôi, đổ nước mắt và đổ máu thì may ra mới đánh thức được khối đa số quần chúng đang sợ sệt cũng như các nhà dân chủ salon, các nhà trí thức mê ngủ, các nhà tranh đấu trùm chăn ! Chủ trương ‘bất bạo động’ là chủ trương của VT, một đảng chính trị với chiếc võ bên ngoài chống cộng, đóng vai đối lập cuội. Những người lãnh đạo đảng VT đã đi đêm, hợp tác để mưu đồ chia cái bánh vẽ cầm quyền với cộng sản trong tương lai. Đảng nầy cũng là con cờ của Mỹ mà Mỹ sẽ xử dụng sau nầy với hai mục đích : Một là dùng đảng VT làm áp lực răn đe và trả giá với cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn chống cộng trên một vài điểm nào đó. Hai là xử dụng đảng VT làm thành phần hòa giải trong giải pháp chính trị với cộng sản Việt Nam một khi thời cơ chín mùi. Như vậy chúng ta đã thấy trong quá khứ, Mỹ vì quyền lợi, họ đã xử sự một cách ‘đểu cáng’ với một đồng minh ưu tú, là tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á. Nay Mỹ lại âm thầm ‘nuôi’ VT trong chương trình thương thuyết một vài giải pháp với Hà Nội, nếu ‘lợi thì ăn, không lợi thì chạy làng’ trong danh dự. Nếu vậy thì thật là một đại họa cho Dân Tộc và Đất Nước Việt Nam !

Từ lâu tôi đã khẳng định một điều rằng chế độ cộng sản sẽ bị giải thể tại nội địa và bằng con đường độc nhất do sức mạnh của người dân trong nước. Nay với những luồng gió bạo động ảnh hưởng từ những nước bị áp bức thì chế độ cộng sản cũng phải lãnh lấy những hậu quả tương tương tự. Cả dân tộc đang chờ một cuộc tự thiêu giống như hành động của người thanh niên Tunisie (hy vọng chuyên viên đạo diễn tuồng tự thiêu dưới thời Cộng Hòa Thứ Nhất tái xuất hiện biểu diễn vài màn để tạo khí thế !). Đây chính là ngòi nổ, là phát súng lệnh cho toàn dân đứng dậy. Đến thời kỳ chín mùi, cuộc tranh đấu chống cộng sản phải xảy ra và sẽ thành công. Chỉ cần vài giọt máu, một xác người thì trang sử sẽ lật qua.

Điều tối cần thiết là thanh niên Việt Nam phải can đảm đừng sợ, trí thức trùm mền phải tỉnh giấc, các nhà dân chủ sẵn sàng ra khỏi ‘salon’ và giáo hội không còn cấm cản con chiên xuống đường. Cộng sản có thể đàn áp một người, mười người, trăm người … nhưng chúng không thể ra tay sát hại khi hàng vạn hàng triệu người dân xuống đường đồng loạt. Tôi đoan chắc luồng gió bạo động từ Bắc Phi và Trung Đông sẽ thổi đến Việt Nam trong nay mai và cuộc chiến lật đổ đảng cầm quyền cộng sản cũng xảy ra và sẽ hoàn tất tốt đẹp trong một vài ngày rất gần đây.

Đinh Lâm Thanh

31 Février 2011

Mời xem bài cũ : Chống Cộng Bằng Mồm – Ls Lê Duy San

http://vuhuyduc.blogspot.com/2010/12/chong-cong-bang-mom.html

BELGIQUE: TIẾNG NÓI CỦA DÂN , TIẾNG NÓI CỦA DÂN CHỦ , GƯƠNG SÁNG DÂN CHỦ-TUNISIA

Paris 28 tháng giêng 2011. Hôm kia khi viết xong bài thì ở Ai Cập dân chúng xuống đường biểu tình đòi Tổng thống Hosni Moubarack phải từ chức. Effet domino hay effet ketchup. Hiện tượng vết dầu loan, hay hiện tượng ketchup. Chai Ketchup chúc đầu mãi nay đã vọt ra. Cách mạnh Bông Lài đang đơm hoa kết trái. Ở Ai Cập con đường đầy máu cả ngàn người đang bị đàn áp vào tù ; hôm qua 4 người ngã gục, hôm nay lại tám người nữa. Tổng Thống Moubarack ra biện pháp mạnh, tung quân đội vào đàn áp, thiết luật Thiết quân Luật. Chờ xem, Quân đội cũng như ở Tunisie sẽ là cái chìa khóa. Cuộc đọ sức giữa cái Phải Dân Chủ và cái Trái Cường quyền Độc tài.

Vox populi, vox Dei. Ý Dân Ý Trời

Từ thời xa xưa, từ thời những Cộng Hòa La – mã, vào thế kỷ thứ V trước T.C. đã có từ ngữ nầy. « Tiếng nói của Dân, tiếng nói của Trời ».. Trước thời huy hoàng của Đế quốc La – mã, dân Hy – Lạp cũng đã biết tổ chức những thị xã (bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII trước T.C.) thành những đơn vị hành chánh nho nhỏ rồi. Ngay từ thế kỷ thứ V trước T.C. sau khi đã đánh đuổi được đoàn quân xâm lược của đế quốc khổng lồ Ba Tư, Hy Lạp đã bước vào một thời đại huy hoàng, với những nhà hiền triết như Parménide, Empédocle, Leucippe, họ cho ra đời một trường phái mới, với những nguồn tư tưởng mới, tư tưởng Dân chủ đa nguyên, với một một cái nhìn mới, cái nhìn Dân chủ, đa nguyên, cho một thế giới mới, thế giới Dân chủ : thành phố Athène với một chế độ Dân chủ là cái nôi của một nền văn minh mới, với nhiều trường phái tư tưởng chánh trị và trường phái nghệ thuật đầy sáng tạo đa nguyên đa diện. Sau thời kỳ huy hoàng của Hy Lạp đến thời kỳ của La – mã. Người La – mã là người có đấu óc tổ chức. Những người La-mã đầu tiên thễ hiện dân chủ qua những tổ chức comita (tạm dịch là hội nghị – assemblée hay comice). Các hội nghị ấy là cái điển hình của một thể chế dân chủ trực tiếp, đây là một cố gắng đại diện cho tất cả những thành phần xã hội hay thành phần sắc tộc có mặt trong thành phố. Thành phần quý tộc trong các hội nghị lập thành một Hội đồng thành phố các bô lão (conseil municipal des anciens). Hôi đồng thành phố các bô lão cuối cùng biến thành Sénat (tạm dịch là Thượng Viện) các Bô lão. Theo truyền thuyết La – mã, Sénat đầu tiên gồm 300 bô lão (patres) của ba sắc tộc đầu tiên có mặt ở La – mã. Đó là 300 vị sénateurs – nghị sĩ đầu tiên của La – mã.

Về sau dân chúng và các bô lão cần một người lãnh đạo chánh trị duy nhứt gọi là rex. Rex do dân bầu, và các bô lão sẽ là những cố vấn tham mưu.
Nếu Dân Chủ Démocratia là của Hy – lạp thì Cộng hòa – République là do từ ngữ "Res publica", tức là "của công" của La Mã. Lãnh đạo, quản trị là coi sóc chăm sóc, làm việc cho của công, cho cộng đồng. Tiêu đề của Cộng hòa La – mã là "Senatus Populusque Romanus" - Pour le Senat et le peuple Romain, cho Thượng Viện và Nhơn dân La – mã. Câu nầy nói lên cái đoàn kết của Thượng Viện La – mã, nơi các đại diện những gia đình quý tộc La – mã và toàn thể các công dân La – mã. Vox Populi Vox Dei.

Như vậy, như chúng ta đã thấy từ ngàn xưa, vai trò người dân đã được đặt lên ngang hàng các quyền chức lãnh đạo. Những nhà chánh trị, những lãnh đạo một đất nước, một lãnh thổ đều cai trị quản trị do dân và vì dân, họ là những nhà đại diện nhơn dân quản trị một lãnh thổ, nhơn danh nhơn dân của lãnh thổ ấy.
Vox populi, Vox Dei. Đó là những thời đại huy hoàng của những thể chế Dân chủ và Cộng hòa.

Thế nhưng nhơn dân có thật sự cai quản là một chuyện khác. Vì quyền hành cuối cùng vẫn do các người đại diện nhơn danh Nhơn Dân. Nhưng chẳng chốc, vì lòng tham lam, các bô lão, các quý tộc, các thành phần chức sắc hoặc cần một vị lãnh đạo, hay ngược lại có thể có một vị quan chức đầy tham vọng được bầu lên hoặc tự phong lên một chức vụ duy nhứt, chức vụ Rex tức là Vua . Vua – Rex cho một lãnh thổ nhỏ, Đế -Emperator dùng cho ông Vua đã bắt đầu tham lam đi cướp đất người, để chinh phục. Emperator -Empereur – Đế. Dân Tàu thêm mầu Vàng cho xôm tụ Hoàng Đế (Yellow Emperor). La – mã có tục lệ các Hoàng Đế lên ngôi tại mặt trận, các tướng khoác Long bào cho Hoàng Đế trước ba quân, (cũng như ở Việt Nam ta có Lê Hoàn được các tướng khoác Long Bào trước ba quân để thành Vua Lê Đại Hành). Nhưng khi được làm Vua thì không muốn xuống nữa, và cũng vì vậy, sợ đủ chuyện, sợ bị ám sát, sợ bị hạ bệ do đảo chánh, nên phải mua chuộc để có thêm tay chơn bộ hạ vây cánh. Nếu không mua chuộc được dân, phải làm cho dân sợ, phải khủng bố, phải đàn áp, phải có Công An riêng, lính hầu riêng, khám lớn, khám nhỏ, trại tập trung, trại cải tạo… Ngự Lâm Quân, Mật Vu, Công An ..KGB.. Stasi.

Nhưng không phải tự nhiên thành bạo chúa đâu? Những người bắt đầu một triều đại bao giờ cũng một minh quân, có tài quản trị ba quân, biết đảo chánh, biết làm cách mạng thay đổi một thời kỳ đen tối thành sáng sủa hơn. Chính thời gian cầm quyền đã biến các minh quân thành bạo chúa. Vì vậy không được cầm quyền lâu. Một thể chế muốn có dân chủ phải biết thay người lãnh đạo. Néron, Caligula trước khi biến thành những bạo chúa là những minh quân. Các Hiến Pháp các quốc gia dân chủ trên thế giới ngày nay đều hạn chế nhiệm kỳ các vị Chủ Tịch Nước, Tổng Thống ..kể cả các Đảng phái, người cầm quyền phải thay đổi, thay thế. Check and Balances, Kiểm soát và Thay thế là nền tảng của Dân chủ.


Trở lại thời La – mã, các tướng lãnh các bô lão và nhơn dân bầu Rex, lên ngôi Rex thì nhơn danh Dân, nhưng khi làm Vua thì phải Trị dân. Vì chức vị do Dân Bầu, quá nguy hiểm ! Dân bầu được thì Dân hạ bệ được. Nếu mua chuộc không đủ, trị dân không xong, thì chức Vua phải do Ý Chúa do Ý Trời, vì vậy phải Thần thánh hóa cái chức vụ Rex ấy, bày đặt nói là do Thiên mệnh, và nếu cần nói hơn nữa, nói Thiên Tử chẳng hạn, và buộc dân xem như ông ông Thần. Chế độ Dân chủ, chế độ Cộng Hòa của những Văn minh La-Hy chẳng chốc biến thành những chế độ Quân chủ Thần quyền của những thời đại đen tối Trung Cổ Âu Châu. Đó là ta nói chuyện bên trời tây, Âu Châu. Á Châu ta thì khỏi nói ? Chiến Quốc, Xuân Thu, Tam Quốc của Tàu ; Sứ quân , Trịnh Nguyễn của Việt nam. Sử ký Á châu có bao giờ nói đến người dân đâu ? Toàn chuyện các quan, các vua hết đánh nhau, nôi chiến để giành đất lẫn nhau, nếu có ngoại xâm đánh đuổi ngoại xâm cũng để giữ đất nước, nhưng khi hết ngoại xâm lại giành đánh giết lẫn nhau. Mỗi lần thay triều đại là mỗi lần làm cỏ sạch triều đại, chế độ cũ. Trần Thủ Độ bắt cháu lấy dì, để đổi máu mũ, giết cả họ nhà Lý trừ hậu hoạn, buộc gia đình nhà họ Trần phải lấy nhau để giữ cho máu mũ không bị lai đi. Thiếu Đức thiếu luân lý như vậy, nhưng lại có công giữ được đất nước mà Nhà Trần được sử ký Việt nam ghi tên nhớ ơn. Chỉ vì trong những quốc nạn biến cố Nhà Trần biết dựa vào dân và được cả toàn dân ủng hộ chống ngoại xâm. Nhà Lý cũng thế chỉ cần có một Tướng tài ba Lý Thường Kiệt với "Nam Quốc Sơn hà Nam Đế cư" khẳng định rõ ràng Không gian sanh tồn của dân tộc Việt là toàn dân Việt đã dám hy sanh đánh quân Tống. Chỉ cần một bài Hịch là Đức Trần Hưng Đạo đã thúc được lòng yêu nước của toàn dân Việt.

Vox Populi Vox Dei. Ý dân Ý Trời
Ngày nay, thế giới đang tự ru ngủ với những tập tục « tự cho là Dân Chủ ». Ai ai ngày nay cũng biết rằng Dân chủ là cái cần thiết cho một quốc gia, cho một dân tộc. Mọi người từ thường dân đến chánh khách đều nói từ ngữ Dân chủ trong những bài nói bài viết chánh trị. Và mọi người đều quan niệm rằng Dân chủ sẽ đến với Kinh tế Thị trường . Kinh tế thị trường mọi người có cái ăn, có cái mặc và có xài, có sắm, có tiêu thụ, nói tóm lại có Phát triển. Khi có Phát triển, chẳng bao lâu thì Dân chủ sẽ đến. Từ 1848, Karl Marx (Các Mác) cũng đã nói như vậy rồi. Trong Tư Bản Luận, Các – Mác, sau khi nghiên cứu tư bản trung lưu Anh quốc (le capitalisme bourgeois anglais) kết luận rằng kinh tế thị trường sẽ đem lại Dân Chủ . Vì Kinh tế thị trường sẽ tạo ra giai cấp tư sản trung lưu, giai cấp tư sản trung lưu rất cần ổn định, vốn liếng để đầu tư sáng tạo sản xuất. ..vi vậy sẽ cần Dân Chủ.

1. Trường Hợp Tunisie
Hai Tuần qua ở bên kia bờ Địa Trung Hải, chỉ cần mười ngày biểu tình là đã làm sập một chế độ 23 năm cầm quyền. Chế độ Ben Ali, độc đảng, độc tài, gia đình trị, tham nhũng, công an trị. 23 năm trị vì, bàn tay sắt trong chiếc găng nhung. Chế độ Ben Ali là biểu hiện của cái lý thuyết Các Mác. Tạo kinh tế thị trường, tạo một giới trung lưu tư sản doanh thương, tạo công ăn việc làm cho dân. Sáng tạo, sản xuất, thị trường, củng cố phát triển, xây nhà cao ốc, tạo khách sạn, hôtel, xây biệt thự … Làm giàu, làm giàu … thì dỉ nhiên có dân chủ. Và Tunisie được thế giới xem là nước có phát triển có dân chủ. Bất kể Ben Ali được bầu 5 lần, mỗi lần độc diển, số phiếu gần 100 %, bất kể người ngoại quốc khi đến làm ăn ở Tunisie đều phải đút lót, thông cảm, bôi trơn, biết điều.. Bất kể ai cũng biết là tất cả gia đình Ben Ali và vợ Ben Ali đều cầm tất cả những ngành doanh thương kỷ nghệ ở Tunisie.. Bất kể ở Tunisie không có một tờ báo tư độc lập, không có một đài phát thanh truyền hình độc lập… Bất kể, bất kể. … Không một ai nói đến nhơn quyền ở Tunisie, trái lại, ca tụng : hãy xem, dân Tunisie, có quyền làm ăn, buôn thúng bán bưng,.. Nhưng không ai thấy dân Tunisie không có quyền chủ trích, phê phán…. Hãy đi du lịch. Tunisie đi ! Tunisie đẹp lắm, rẽ lắm, dân Tunisie làm công rất rẽ. Hãy đầu tư ở Tunisie đi ! dân Tunisie khéo tay, lương rẽ. Tunisie ở gần nước Pháp chuyên chở rẽ, vé máy bay, vé tàu rẽ. Dân Tunisie biết tiếng Pháp ; các dịch vu- trả lời qua điện thoại đặt bên Tunisie rất rẽ. Nói tóm lại , thiên hạ mê Tunisie, một chế độ tiên tiến, phụ nữ được giải phóng, giáo dục thoải mái, kinh tế mở cửa, Tunisie là một quốc gia (có một bề ngoài ) phát triển, đang lên, đầy triển vọng cho khu vực Địa Trung Hải. Ngành du lịch mở cửa cho du khách ra vào, rộng rãi. Công dân buôn bán tự do với du khách. Không ai nhìn thấy dân chúng Tunisie đang bị kềm kẹp.

Trong nước không có một tự do ngôn luận ư ? không có một tờ báo đối lập ư ?, không có một đài truyền thông đối lập ư ?, không có một người bất đồng chánh kiến ư ? vì họ đã hoặc ly hương hoặc ở tù. Cũng như các quốc gia chậm tiến đang lên có chỉ số phát triển cao như Việt Nam, như Trung Quốc, như Ai Cập, . . thiếu dân chủ thiếu nhơn quyền, chả sao. Vì các quốc gia chậm tiến ấy có một quan niệm Dân chủ một quan niệm Nhơn quyền khác các người Âu Tây . Và cứ thế giòng sông Phát trìển, giòng sông đầu tư và lợi nhuận lặng lẻ trôi. Những nhà đấu tranh dân chủ ?, những nhà bất đồng chánh kiến ? bị đàn áp, bị đi tù, người Âu tây chúng ta đã có những cơ quan từ thiện và lương tân theo dõi, nào Amnesty International, nào Human Rights Watchers, và chúng ta cũng có một Hội đồng Nobel trao giải Nobel Hòa Bình để cứu mạng. Thật đáng hảnh diện cho giải Nobel khi giải Nobel Hòa bình được tặng cho những vị Tổng thống Mỹ cựu hay đương nhiệm như Jimmy Carter và Barack Obama, và cho cả những cựu hay đương nhiệm tù chánh trị như Bà Aung San Sưu Ky và ông Lưu Hiển Ba… Với giải Nobel hòa bình chúng ta có thể đem lại Dân chủ cho Thế giới chậm tiến .

Đang viết đến đây thì tôi nhận được một bài dịch do một bạn đồng môn Yersin gởi cho Việt Thức của bài viết của Ông Jacques Attali đã đăng trên tuần báo Express của Pháp tuần trước. Jacques Attali,cựu đảng viên Đảng Xã hội Pháp từng là cố vấn chánh trị cố Tổng Thống François Mitterand Pháp (1916 – 1996 ), thuộc phái tả, là một tay bình luận gia chánh trị , kinh tế hàng đầu của nhóm trí thứcphái tả Pháp của những năm 1990/ 2000. Vừa qua Ông được Tổng Thống Nicolas Sarkozy giao cho nhiệm vụ thành lập một ban nghiên cứu tình hình kinh tế những năm sắp tới, hậu khủng hoảng kinh tế và tài chánh, và đề nghị những biện pháp cải tổ. Đầu năm 2010, ông đã đệ trình bản báo cáo ấy với những đề nghị táo bạo gây xôn xao một dạo cho dư luận các chuyên gia kinh tế và chánh trị Pháp.
Quý vị có thể tham khảo bài viết trên trên Vietthuc.org.
Lý luận của ông Attali cho là lý thuyết của Các – Mác, ngày nay vẫn đúng. Muốn có Dân chủ phải có Phát triển qua Kinh tế thị trường Nhưng tại sao Tunisie đã qua giai đoạn Kinh tế thị trường, nhưng vẫn không có Dân chủ . Và muốn được Dân Chủ Dân chúng phải xuống đường đi tìm Dân chủ. Và như vậy đừng hòng trông mong Trung Quốc Việt Nam Ai Cập Phi Châu Algérie hay Syrie … một cách tự nhiên, Dân chủ phải do dân tự tìm lấy không ai cho cả. Và cũng không phải do tư bản vào đầu tư phát triển mà Dân chủ đến.
Tất cả những quốc gia chậm tiến kể trên đều phải trải qua một cuộc Cách Mạng để tìm Dân Chủ ! Nhưng không được Cách mạng kiểu Mác xít vì những cuộc Cách Mạng kiểu Mác Xít đều biến thành những Độc tài cả ! Những anh hùng giải phóng nhơn dân ngày xưa, nay đã biến thành những nhà độc tài khác máu với nhơn dân mình : Cuba, Việt Nam, Trung Quốc Bắc Hàn, … Lybie, Syrie, Ai Cập.
Và Attali phân tách để có một cuộc Cách Mạng thật sự Dân chủ. Quốc gia đó, phải hội đủ 5 điều kiện:

1. Một giai cấp trung lưu tư sản có trí thức và đủ sức mạnh sáng tạo và tổ chức. Điều kiện nầy Việt Nam ngày nay bắt đầu có.

2 . Một quân đội thế tục – dân sự (anh bạn tôi muốn dịch từ laïque , từ laïque ý muốn nói là không dính líu gì đến Tôn giáo,) Tôi không đồng ý quan điểm của Attali, Laïque là ở trường hợp Tunisie, cả quốc gia Tunisie là Laïque, Tunisie cấm không cho các thiếu nữ đội khăn tôn giáo đến những nơi công cộng. Tunisie cấm những đảng phái có mầu sắc tôn giáo. Nhưng một quốc gia như Tàu hay Việt Nam ? Điều kiện nầy không có, Tàu và Việt Nam không phải thế tục, laïque, Tàu và Việt Nam chống Tôn giáo, nhưng Đảng Cộng sản và thuyết Cộng sản là một Tôn giáo, với các linh mục chánh ủy ,các chi bộ Đảng là nhà thờ.. Quân đội phải độc lập. Làm sao Quân đôi làm Cách mạng khi Quân đội bị quân ủy thuộc Đảng Cộng sản nắm mọi quyết định?

3 . Một giới trẻ không còn gì để mất. như giới trẻ Việt Nam?

4 . Sự thiếu vắng một nhà lãnh đạo được lòng dân và có khả năng thu hút quần chúng. Người lãnh đạo phải được phát từ dân. Đã qua rồi cái thời các lãnh đạo… bao năm lê chơn tìm đường cứu quốc, đã qua rồi cái thời các lý thuyết nhập cảnh từ phương xa, Cộng sản, hay Nhơn Vị, đã qua rồi cái thời đi tìm triết lý cuộc sống, từ người nước ngoài Khổng tử hay Jésus, và cũng đã qua rồi cái thời phải đi tìm đàn anh đở đầu, Tàu, Nga, Tây hay Mỹ. Người Việt Nam hãy lớn lên, hãy tự tin, hãy trưởng thành để lo đến cái thân mình.

5 . Một môi trường thuận lợi. Môi trường Việt Nam hôm nay thuận lợi rất thuận lợi ; Chưa bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền yếu như thế nầy. Dân chúng Việt Nam hết mê hết sợ, phỉ nhổ ngạo báng, động một chút là xuống đường, phản đối không bằng lòng. Chưa bao giờ bạn bè ngoại quốc nó khinh như thế nầy. Thụy Điển người bạn muôn đời, người bạn từ những thời chống Mỹ cứu nước, nay đã hết kiên nhẫn , vì tham nhũng, vì gian manh, đã đóng cửa Tòa Đại sứ hổng thèm chơi với thằng bạn du côn nữa. Và Nhựt bổn, người bạn Nhựt bổn bao nhiêu năm chịu đựng nay, cũng bỏ.

Ngày hôm nay, khi tôi viết những giòng nầy. Dân chúng Tunisie vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình. Nhưng trong ôn hòa, không xô xát, hổn loạn, nhưng vẫn cương quyết. Họ đòi gi? Họ đòi phải có một chánh phủ đàng hoàng và tử tế, biết tôn trọng dân và lẽ phải, công bằng, dân chủ, và sạch sẻ nghĩa là không xử dụng lại những viên chức cũ lem nhem, có dính líu với thời Ben Ali. Dẹp bỏ tất cả cựu viên chức của Đảng cầm quyền cũ. Bất kể Tunisie không có người giỏi , bất kể không có chuyên viên… Nhưng nhân dân Tunisie vẫn tin tưởng rằng, sau cuộc Cách mạng, với tin thần với lòng yêu nước, với đạo đức Tunisie vẫn vượt qua mọi trở ngại.

2. Trường hợp Belgique - Vương quốc Bỉ

Như chúng ta cũng đã biết Vương quốc Bỉ gồm có hai phần khu vực với hai ngôn ngữ khác nhau với những tập tục khác nhau. Một vùng gần biên giới Pháp, gọi là Wallonie, nói ngôn ngữ Pháp, tập tục sanh hoạt giống người pháp. Và một vùng phía Bắc thủ phủ Bruxelles, nói tiếng Hoà lan, flamand tập tục và sanh hoạt giống người Hòa lan. Cả hai ngôn ngữ nầy đều là hai quốc ngữ của Vương quốc Bỉ . Các công chức Bỉ bắt buộc phải nói cả hai quốc ngữ. Anh bạn nhà báo truyền hình Đỗ Hiếu của Đài RFA, dân Bruxelles thứ thiệt từng là công chức Bỉ biết nói cả hai quốc ngữ Bỉ !

Vương quốc Bỉ không có chánh phủ từ hơn 10 tháng nay. Lý do, các nhà chánh trị Flamands, muốn ly khai thành lập một nước Bỉ hoàn toàn của dân Bỉ gốc Flamands, không bằng lòng có dân Bỉ gốc Wallons trong nhà nước, trong các nội các, trong cả các quyết định chánh trị ; viện cớ rằng Wallonie nghèo, dân Wallon không xứng đáng vi không có phát triển không có một nền kinh tế cao, và Flandres ngày nay phải nuôi sống Wallonie. Cũng như dân miền Nam Việt Nam Sàigon và đồng bằng sông Cửu Long đòi bỏ miền Bắc và Hà nội nghèo nàn, không có sanh hoạt kinh tế chỉ đề Sài gòn nuôi mấy năm nay.

Từ mười tháng nay, Vương quốc Bỉ đang bị khủng hoảng chánh phủ không thành lập được, do các nhà chánh trị và các Đảng phái cầm quyền hay đối lập cãi cọ nhau.
Tuần qua dân chúng Bỉ xuống đường biểu tình, đòi các nhà chánh trị phải giải quyết, phải có nội các, phải có thủ tướng điều hành. Vox Populi , vox Dei. Nhà vua hứa sẽ giải quyết mọi mâu thuẩn để mau lẹ có một nhà nước điều hành. Hai trường hợp người dân đã đứng lên, quyết định vận mạng đất nước mình.

Và Việt Nam?

Hãy nhìn vào Tunisie, 23 năm độc tài, cũng dùi cui, cũng lựu đạn cay, cũng đàn áp, bỏ tù. Hôm nay, Công An đã xin lỗi dân, Quân đội, (dám từ chối không bắn vào dân), ngày nay đứng ra bảo đảm với người dân là chăm sóc để giữ Dân chủ trong tất cả những chuyển tiếp, trong tất cả mọi quyết định để thành lập một nội các tạm thời, trong cuộc bầu cử tương lai.

Tunisie đã trưởng thành, dân chúng Tunisie hết mê hết sợ đã dám đứng lên giành quyền tự chủ vận mạng đất nước mình.

Cách mạng Bông Lài đã thành công

Chừng nào cách mạng Bông sen? Thời cơ đã đến. Nước đã mất đất, Nước đã mất biển, Nước sẽ mất Dân.

Nếu Dân Việt Nam không đứng lên giữ nước

Dân Việt Nam sẽ mất luôn tiếng nói, sẽ mất luôn quốc ngữ.

Còn chần chờ gì nữa?

Hồi Nhơn Sơn 25 tháng giêng 2011
Phan Văn Song

Powered By Blogger