Monday, April 19, 2010

30-4 Operation Babylift - Documentary

Operation Babylift (Chiến dịch di tản cô nhi)

Operation Babylift was the name given to the mass evacuation of children from South Vietnam to United State and other countries (including Australia, France and Canad) at the end of the Vietnam War. By the final American flight out os South Vietnam, over 3,300 infants and children had been evacuated

Operation Babylift - Part 1

O

Operation Babylift - Part 2

Operation Babylift - Part 3

Operation Babylift - Part 4

Operation Babylift - Part 5

Saturday, April 17, 2010

Tech.: How To Manually Test Computer Power Spply

Testing a power supply manually with a multimeter is one of two ways to test a power suin a computer. A properly executed PSU test using a multimeter should confirm that the power supply is in good working order or if should be replaced.

In 20 pins conn., uses pin 14 (power on line, green) loops to common ground (black) together.
In 24 pins conn,, uses pin 16 (power on line, green) loops to common ground (black) together.

Thursday, April 15, 2010

30-4 Biểu tình Quốc Hận - Cộng đồng VN tỵ nạn CS Bắc California

CĐVN Bắc California

CĐVN Bắc California

Cộng Ðồng Việt Nam Bắc California.
775 North 10th Street, Suite # 116, San Jose , CA 95112.
Ðiện thoại: 408-298-6174.
Ðiện thư: 408-298-6184.


THÔNG BÁO

V/v Tổ chức Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 2010.

Cộng đồng Việt Nam Bắc California đã họp tại Trụ sở Ban Đại diện Cộng đồng vào tối Chủ Nhật 21 tháng 3 năm 2010 gồm Ban Ðại diện cộng đồng và các Hội đoàn, Ðoàn thể quốc gia để quyết định về việc tổ chức Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 2010.

LỄ TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN
30 THÁNG 4 NĂM 2010

Sẽ được tổ chức như sau:

Ðịa điểm: Thời gian:
Tiền Ðình Quận Hạt Santa Clara Ngày Chủ Nhật, 25 tháng 4 năm 2010
70 W.Hedding St. , SJ , CA 95110 Từ 11:00 giờ Sáng đến 3:00 giờ Chiều

Kính mời quý đồng hương tỵ nạn cộng sản cùng đến tham dự đông đảo để cùng tưởng niệm biến cố đau thương đen tối nhất trong lịch sử cận đại THÁNG TƯ ÐEN.

Mọi đóng góp yểm trợ xin ghi:

Ban Ðại diện Cộng đồng VN/BCL hay VAC-NORCAL.
Phần Memo: yểm trợ tổ chức 30/4
Và gửi về: Ban ÐDCÐ/VN/BCL,
775 N. 10th St., Ste # 116, SJ , CA 95112

San Jose, ngày 22 tháng 3 năm 2010

TM.Ban Tổ Chức

Nguyễn Ngọc Tiên, Trưởng Ban

Nguyễn Ngọc Tiên, Trưởng Ban


Wednesday, April 14, 2010

30-4 Quê Hương và Chủ Nghĩa

Quê Hương và Chủ Nghĩa
(Gửi tuổi trẻ Việt Nam )
.
Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồ
iHướng nhìn về xa xô
iTâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ,

Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngản
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc
Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi,
Quê Hương vẫn sống
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng,
Dân-Chủ dối gianMác-Lênin,
đâu phải người Việt Nam !
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau
Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử
.
Nguyễn Quốc Chánh -Saigon
.
Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây. Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản: “Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga. Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân. Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu: “Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.

Quê Hương và Chủ Nghĩa

Quê Hương và Chủ Nghĩa

(Gửi tuổi trẻ Việt Nam )

.
Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ,
Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngản
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc
Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi,
Quê Hương vẫn sống
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng,
Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau
Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử


Nguyễn Quốc ChánhSaigon

Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây. Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản: “Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga. Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân. Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu: “Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.

Tuesday, April 13, 2010

Biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng ngày 12/4


Biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng ngày 12/4
Thứ hai, 12 Tháng 4 2010 19:42
Viết bởi Tuyết Mai

Hoa Thịnh Đốn: Biểu tình chống NguyễnTấn Dũng ngày12/4
Hoa Thịnh Đốn: Biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng ngày12/4

Cộng Đồng Washington, D.C., MD&VA cùng các đoàn thể trong vùng và Cộng Đồng các tiểu bang lân cận sẽ tổ chức ba cuộc biểu tình để phản đối Nguyễn Tấn Dũng, trong dịp NguyễnTấn Dũng đến HTĐ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh về an ninh nguyên tử. Cuộc biểu tình thứ nhất, đựơc tổ chức vào lúc 5 giờ chiều ngày 12 Tháng 4, 2010 trước Walter E Washington Convention Center, nơi Tổng Thống HK Obama sẽ tiếp kiến các vị nguyên thủ của các quốc gia đến tham dự Hội Nghị.

Vì lý do an ninh, Cảnh sát HK dành khu biểu tình rất xa Walter E. Washignton Convention Center, vì vậy CĐ/HTĐ chỉ kêu gọi đồng bào địa phương MD và VA. Có khoảng một trăm rưỡi tới hai trăm ngưòi tham dự, phần đông là đồng hương đia phương vùng HTĐ. Tuy nhiên cũng có một số đại diện ở xa về sớm, tham dự. Trong đó có nhóm trẻ Thanh Niên Cờ Vàng từ Cali về. Cựu Đại Tá Trương như Phùng và nhiều người đến từ Texas, cùng một số quý vị trong Liên Minh Dân Chủ Thuần Túy, quý vị của Đài Việt Nam Hải Ngoại… Cuộc biểu tình vào sáng sớm ngày Thứ Tư sẽ quy tụ đông đảo đồng hương nhiều nơi ở xa về. Trong số danh sách các đồng hương ở xa ghi danh về tham dự có quý vị đại diện Cộng Đồng MA, Liên Minh Dân Chủ, các vị đại diện và đồng hương ở TX, PA, NJ, NY, GA…

Tại địa điểm biểu tình hôm nay đã có rất đông ngừơi Tây Tạng biểu tình phản đối Hà cẩm Đào, Trung Cộng, nên không khí ở đây rất sôi động, nhất là khi có xe cảnh sát hú inh ỏi, dẹp đường cho đoàn xe của các vị nguyên thủ của các quốc gia đến Convention Center . Đoàn người biểu tình hô to nhiều khẩu hiệu bằng tiếng Mỹ cùng lúc phất cao ngọn cờ vàng và giương cao các biểu ngữ nhỏ lớn như : “Freedom for VN”, “Democracy for VN”, “Human Right for VN”, “Wake up Obama!”... Ông Lê Quyền hướng dẫn, mọi người hô to nhiều khẩu hiệu bằng tiếng Mỹ cho nguời qua đuờng và các cơ quan truyền thông của ngoại quốc tới đây biết chúng ta đang phản kháng Nguyễn Tấn Dũng và chế độ CSVN.

Ông Chủ Tịch CĐ/HTĐ Maryland và Virginia chào mừng và cảm ơn đồng hương trong vùng và các tiểu bang khác về tham dự biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng. Ông nói, ông muốn nhân cơ hội này tập họp đồng hương lại để biểu dương sức mạnh của người Việt chúng ta, trong 35 năm qua tinh thần chống Cộng cũng vẫn kiên cường bất khuất như thuở nào, không thay đổi, đặc biệt là chúng ta chứng tỏ cho Nguyễn Tấn Dũng thấy CĐ/HTĐ luôn luôn là tuyến đầu chống Cộng, luôn luôn đi tiên phong trong mọi sinh hoạt đối đầu với CS, và trực diện với Nguyễn Tấn Dũng trong kỳ này.
Ông Anh cho biết, đặc biệt ngày 14 Tháng 4 sẽ tập trung đông đảo đồng huơng các nơi về vì ngày đó là ngày chúng ta có thể trực diện với Nguyễn Tấn Dũng khi Nguyễn Tấn Dũng đến Khách sạn May Flower để đọc diễn văn kỷ niệm 15 năm bang giao với Hoa Kỳ . Đó là những sinh hoạt đấu tranh mà CĐ/HTĐ luôn chủ trương và đi tiên phong trong mọi sinh hoạt đối đầu với CS . Chúng ta sẽ cho Nguyễn Tấn Dũng thấy rằng không phải là dễ dàng, đến và đi một cách ung dung trong vùng đất tự do này mà không gặp phản kháng quyết liệt của đồng hương trong vùng.

Đây là những sinh hoạt bề mặt nổi của cộng đồng HTĐ, dĩ nhiên cũng còn có nhiều sinh hoạt, phương cách đấu trnah khác mà CĐ/HTĐ luôn thực hiện để đối phó với bất cứ sự xâm nhập, dưới bất cứ hình thức nào CS đến Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Ông Lý Văn Phước, Cố Vấn CĐ/HTĐ, MD&VA phát biểu, cuộc biểu tình ở HTĐ lần này có ba mục tiêu rõ ràng:

Thứ nhất là phản đối Nguyễn Tấn Dũng ,ngưòi cầm đầu chế độ CS rất là độc tài, chuyên chế, đàn áp Tự do Tôn giáo, Tự do Báo Chí cũng như đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Chúng ta có tự do ở hải ngoại, phải nói lên cho các vị nguyên thủ quốc gia dự Hội Nghị biết Chính phủ CSVN không do dân bầu, chuyên đàn áp dân chúng trong nước. Nhất là đối với Trung Cộng thì CSVN rất hèn yếu, không bảo vệ người dânViệt Nam, đặc biệt là những ngư dânVN ngoài biển khơi, thưòng bị Trung Cộng đàn áp, cướp bóc, giam cầm. CSVN là một chính phủ ương hèn đối với Trung công, nhưng lại rất dã man đàn áp dân chúng trong nước. CSVN dâng đất, dâng biển rồi bây giờ lại bán rừng, bán các vùng đất cho Trưng Cộng khai thác mỏ bauxite, làm cho đất nước VN càng ngày càng thêm suy yếu.

Mục tiêu thứ hai là chúng ta phản đối Hồ Cẩm Đào, đại diện cho Trung Cộng, ỹ quyền nứơc lớn, luôn luôn muốn bành trướng, xâm lấn các quốc gia lân cận. Bằng chứng là Trung Cộng đã dùng vũ lực để xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Đây coi như những hành động xâm lăng, là những điều mà thế giới ngày nay không chấp nhân.

Mục tiêu thứ ba là yêu cầu Tổng Thống Obama bang giao với VNC xin hãy quan tâm đến vấn đề Nhân quyền và Tự Do Tôn giáo , Tự do Báo Chí.
Ông Lê Quyền, Cô Ngọc Phương Nam, Thanh Niên Cờ Vàng và nhiều người trẻ liên tục hô to hằng giờ nhiều khẩu hiệu phản kháng Nguyển Tấn Dũng và CSVN, thể hiện một tinh thần chống Cộng mãnh liệt, một ý chí quật cường và đoàn kết giữa đồng bào ở hải ngoại với nhân dân trong nước, quyết đấu tranh, chống lại chế độ CS bạo tàn và Trung Cộng xâm lăng, để dành lại sự toàn vẹn lãnh thổ cho quê hương VN thân yêu.

Cuộc biểu tình chấm dứt lúc 7 giờ tối. Sáng ngày Thứ Ba 13/4 sẽ có cuộc biểu tình cũng tại địa điểm này. Sáng sớm ngày Thứ Tư 14/4 sẽ có cuộc biểu tình trước Khách sạn May Flower. Kính mong đồng hương về tham dự để đấu tranh cho hơn tám mươi triệu đồng bào trong nuớc, đòi hỏi tự do, dân chủ nhân quyền.
Hình ảnh cuộc biểu tình tronghttp://www.youtube.com.tuyetmai45/

30-4 Một tấm lòng tốt - Bà BettyTisdale

Hà Giang/Người Việt (từ Seattle)
.
LTS - Ðúng ngày này, 35 năm trước, chiếc máy bay quân sự Mỹ đưa 216 cô nhi Việt Nam thoát khỏi một quốc gia đang hấp hối, để vào Hoa Kỳ. Ðộc giả Người Việt cách đây ít lâu được biết đến câu chuyện của thanh niên Vũ Tiến Kinh, đi tìm, và tìm được vị bác sĩ đã cứu sống mình 35 năm trước tại bệnh viên UCLA. Vũ Tiến Kinh là một trong 216 cô nhi ấy. Nhưng, ai là người đứng đàng sau chiến dịch di tản 216 cô nhi An Lạc? Cuộc di tản vô tiền khoáng hậu được thực hiện ra sao trong những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam? Xin giới thiệu cuộc chuyện trò dưới đây, giữa phóng viên Hà Giang và người phụ nữ Hoa Kỳ có cả cuộc đời gắn liền với hàng trăm cô nhi gốc Việt.



Bà Betty Tisdale (phải), năm nay đã 87 tuổi, với cô con gái tên Liên là 1 trong 5 người do chính bà nhận nuôi trong số 216 cô nhi An Lạc, trong một bữa cơm tại Seattle. (Hình: Phạm Kim/Người Việt Tây Bắc)


***


Sài Gòn, cách đây 35 năm


“Tháng 4 năm 1975, tình hình ngày càng tệ, nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc chiến sắp tàn, Sài Gòn sẽ thất thủ, một số lớn người Việt Nam đã bồng bế nhau đi.”

“Khi Tổng Thống Gerald Ford cho phép các máy bay vận tải (cargo aircraft) được bắt đầu di tản cô nhi ra khỏi Sài Gòn, tôi biết là đã nguy kịch lắm.”

“Mọi việc biến chuyển quá nhanh!”

“Hồi tháng 2, khi về Việt Nam ăn Tết với các cô nhi An Lạc, tôi thấy mọi việc xung quanh còn có vẻ bình thường.”

“Thật không thể tưởng tượng quân đội Hoa Kỳ đã thực sự bỏ cuộc, và cộng sản Bắc Việt sẽ tiến chiếm Sài Gòn.”

“Nhưng không có nhiều thì giờ để sửng sốt.”

“Tôi lập tức gọi cho bà Vũ Thị Ngãi, Giám Ðốc viện mồ côi An Lạc, và người mẹ tinh thần của tôi, là hãy chuẩn bị di tản gấp, vì chỉ vài ngày nữa tôi sẽ về mang hết toàn thể mọi người, cô nhi, giám đốc và nhân viên của An Lạc qua Mỹ.”

“Di tản tất cả mọi người?”

Tôi nhớ lúc đó bà Ngãi đã ngỡ ngàng hỏi.

“Và tôi trả lời: ‘Vâng, tất cả mọi người!’”

“Ðặt xong vé máy bay, tôi biết mình chỉ vỏn vẹn có hai ngày để chuẩn bị cho cuộc di tản vĩ đại.”

“Tuy nói thật mạnh miệng với bà Ngãi, thú thật, lúc bấy giờ, tôi chưa hề biết mình sẽ xoay sở ra sao để mang được cả 400 cô nhi của An Lạc qua đây.”

“Chỉ biết là tôi không thể để cho các em sống trong thế giới vô thần của chủ nghĩa Cộng Sản!”


***


Bà Tisdale còn giữ cuốn album hình ảnh những ngày chạy khỏi Việt Nam. Hai tấm này là hình những em cô nhi lớn hơn giúp đặt các em nhỏ hơn vào trong giỏ để chuẩn bị lên máy bay. (Hình: Hà Giang/Người Việt)


Nói đến đây, người đàn bà ngồi trước mặt tôi, tóc bạc phơ, da mồi, khuôn mặt phúc hậu, đã 87 tuổi, nhưng đôi mắt hiền từ còn rất tinh anh, và giọng nói còn mạnh mẽ, ngừng lại để nhấp một ngụm nước.

Trong căn nhà nhỏ ở Seattle, tiểu bang Washington, có nhiều cây bao quanh, không khí như đẫm ướt sương, và lá rơi khắp mặt đường, tôi ngồi thu mình trong chiếc ghế sofa, mà theo lời bà, “được chế ra từ một chiếc giường mây mang đến từ cô nhi viện An Lạc, 35 năm trước đây.”

Và câu chuyện bà kể, cũng cũ xưa như chiếc giường mây tôi đang ngồi, xảy ra cách đây đúng 35 năm, với tôi là một hành trình đi tìm lịch sử, nhưng với bà là một chuyến xe trở về với kỷ niệm.

Tên bà là Betty Tisdale.



Hai cô gái tên Xuân (trái) và Liên, là 2 trong 5 cô gái đã được ông bà Tisdale nhận làm con nuôi từ cô nhi viện An Lạc. (Hình: Hà Giang/Người Việt)


Bắt đầu từ cuộc di cư 1954


Câu chuyện được tiếp tục sau khi bà Tisdale đưa tôi đi thăm căn phòng, mà bà gọi là “The Việt Nam Room.”

Căn phòng, chứa đầy bàn ghế tủ giường làm từ Việt Nam, và một cuốn scrap book vĩ đại to bằng một phần tư cái giường, trong đó dán đầy hình ảnh và bài báo của gần năm mươi năm sinh hoạt của bà.

“Cuốn scrapbook của bà vĩ đại quá!” Tôi kêu lên.

Lần giở vài trang, bà Tisdale nói như cho một mình mình nghe.

“Cả cuộc đời tôi nằm trong ấy!


Bà Betty Tisdale đang chỉ cho phóng viên Người Việt xem chồng tài liệu bà còn giữ của thời di tản các em mồ côi An Lạc. (Hình: Phạm Kim/Người Việt Tây Bắc)


Ðó là cuộc đời của tôi...”

“Tôi sẽ phải trở lại căn phòng này, xem từng tài liệu, nếu bà cho phép!” Tôi nói.

“Sáng mai tôi sẽ đón em trở lại và chúng ta sẽ duyệt qua mọi tài liệu em muốn.” Bà Tisdale nhìn tôi hứa hẹn.

“Ồ thích quá, bà cho phép thật không?” Tôi reo lên.

Chúng tôi xuống ngồi ở phòng khách, rồi bà tiếp tục câu chuyện.

“Tôi sinh năm 1923 và là chị cả trong một gia đình có năm chị em.”

“Lớn lên trong thập niên 1930s, thời “depression” (giai đoạn Ðại Khủng Hoảng Kinh Tế) của Hoa Kỳ, tôi phải giúp cha săn sóc các em từ nhỏ, vì mẹ bà bị bệnh lao, lúc đó không chữa được, phải ở trong một viện dành cho những người cùng bệnh.”

“Năm tôi chín tuổi thì cha bị bệnh chết, đứa em trai út cũng chết vì bệnh lao.”

“Hai người cô ruột, và một người hàng xóm chia nhau mang bốn chị em chúng tôi về nuôi.”

“Lớn lên không được đi học nhiều, tôi làm đủ mọi thứ việc để kiếm sống, và dần dà được nhận vào làm thư ký cho hãng US Steel, một công việc không dễ lúc đó.”

“Lúc hai mươi mấy tuổi, tôi đã tự tạo được cho mình một cuộc sống khá ổn định, độc lập, không vướng bận, nhưng lúc nào cũng thấy mình bị thôi thúc bởi một cảm giác bất an là ‘chưa làm được gì.’”

“Mẹ nuôi thấy tôi bất an, luôn bảo là hãy mãn nguyện với cuộc sống của mình.”

“Nhưng hai chữ mãn nguyện làm tôi thật ‘bất mãn!’”

“Vì nếu lúc nào cũng mãn nguyện thì còn làm gì được cơ chứ?” Bà Tisdale cao giọng.

“Thế rồi một hôm, định mệnh đẩy vào tay tôi một cuốn sách khiến tôi ngơ ngẩn.”

Nói đến đây bà với tay lên kệ sách, rút ra và trao cho tôi cuốn sách cũ kỹ, bìa rách tả tơi. Ðó là một cuốn sách cũ kỹ đã xuất bản cách đây gần 50 mươi năm, có tên là “Deliver Us from Evil” của Bác Sĩ Tom Dooley, một bác sĩ quân y thuộc Hải Quân Hoa Kỳ.

Ngoài bìa là hình một người đàn ông Mỹ đứng cạnh một đứa bé Á Ðông.

Nâng cuốn sách trên tay, tôi như bị thôi miên bởi những tấm hình trắng đen ghi lại cuộc di cư của hơn một triệu người trốn chạy Cộng Sản từ Bắc vào Nam. Những hình ảnh có lẽ trông còn thê thảm hơn cả cảnh vượt biên của 'boat people' vào năm 1975.

Sách kể lại những gì Bác Sĩ Tom Dooley đã làm để xoa dịu vết thương của những người có mặt trên chuyến “Hàng Không Mẫu Hạm USS Montague” đưa người Bắc di cư vào Nam năm 1954.

Lật một trang sách, bà Tisdale chỉ cho tôi xem tấm hình chụp một người đàn bà đang trên đường trốn chạy, nhưng vẫn rất thanh lịch, đang được những đứa trẻ rách rưới lem luốc vây quanh.

“Ðó là bà Vũ Thị Ngãi, một người đàn bà góa chồng, có học thức, thuộc dòng dõi quý tộc.” Bà Tisdale nói.

“Trên đường di cư, bà Ngãi nhặt hết những đứa trẻ nằm lê lết bên xác của cha mẹ rồi mang theo vào Nam.”

“Những đứa trẻ này, là những em cô nhi đầu tiên của cô nhi viện An Lạc.”

“Ðó là lần đầu tiên tôi nghe đến cái tên cô nhi viện này.”

Tôi lướt nhanh những hàng chữ trước ở bìa trong.

Sách kể sau cuộc di tản, Bác Sĩ Tom Dooley giúp bà Vũ Thị Ngãi dựng cô nhi viện An Lạc, những trẻ mồ côi và nạn nhân chiến tranh, ông cứ về Mỹ xin tiền, gây quỹ, rồi lại mang vào Việt Nam để giúp đỡ họ.

“Nội dung cuốn sách cứ ám ảnh tôi. Tôi không thể xua được những hình ảnh bác sĩ Tom Dooley săn sóc đủ mọi loại bệnh nhân ra khỏi đầu.” Bà Tisdale kể tiếp.

“Tôi quyết tìm gặp Bác Sĩ Tom Dooley cho bằng được.”

“Và cuối cùng tôi thì cũng gặp được ông trong khu chữa bệnh ung thư của một bệnh viện ở Nữu Ước.

“Tôi hỏi ông có tôi có thể làm gì để giúp đỡ việc ông đang làm.”

“Ông không nói gì về bệnh tình của mình, mà chỉ bảo tôi khi có thì giờ nên về thăm cô nhi viện An Lạc, rồi sẽ biết phải làm gì.”

“Sau lần gặp mặt duy nhất đó, Bác Sĩ Tom Dooley qua đời, lúc ông mới 34 tuổi.”

“Bác Sĩ Tom Dooley còn nói với bà điều gì không?” Tôi hỏi.

“Có! Ông nói một câu mà tôi không bao giờ quên.”
“...”

“Là đừng bao giờ quên rằng một người bình thường cũng làm được những việc phi thường.”

“Một người bình thường cũng làm được những việc phi thường.” Tôi lập lại.

“Vâng! Thế là tôi để dành tiền, mua vé máy bay về thăm An Lạc.”



Cô nhi viện An Lạc


“Chiếc xích lô đưa tôi đến cô nhi viện trong một buổi trưa nóng bức của năm 1961.”

“Và dù đã chuẩn bị tinh thần, quang cảnh của cô nhi viện An Lạc làm tôi chết lặng.”

“Bà Vũ Thị Ngãi lúc ấy đang săn sóc một đứa trẻ bị ghẻ lở, đứng dậy rửa tay, rồi ra đón tôi, và đưa tôi đi một vòng thăm cô nhi viện của bà.”

“Trẻ em nằm thọt lỏn trong những cái võng được bện bằng vải rách, hoặc còng queo trên một dãy những chiếc nôi rỉ sét.”

“Không có hệ thống nước trong nhà. Tất cả mọi người tắm rửa ở các vòi nước ngoài sân.”

“Không có cả nhà bếp, ngoài những chiếc lò than nằm lỏng chỏng dưới đất.”

“Ở các góc phòng, nhiều trẻ em, đứa lớn bồng đứa bé.”

“Thế nhưng đâu đó vẫn có tiếng cười trong như pha lê, và những ánh mắt long lanh.”

“Tôi đến gần một chiếc nôi và bế một đứa bé.”

“Và khi đứa bé đưa hay tay quàng vào cổ tôi, rồi nhất định co chân đu người lên không cho tôi thả nó xuống nôi nữa, thì tôi biết cuộc đời mình giờ đã gắn liền với An Lạc.”



Cuộc đời gắn liền với An Lạc


Trở về Mỹ, bà Tisdale quyết định không thể tiếp tục làm thư ký cho hãng US Steel được nữa, mà phải đi tìm một công việc khác, để có điều kiện hỗ trợ bà Vũ Thị Ngãi, và những đứa trẻ đáng thương bà đã gặp ở An Lạc.

Nhờ người quen giới thiệu, bà được giới thiệu vào làm thư ký cho Thượng Nghị Sĩ Jacob Javits tại tiểu bang Nữu Ước.

Và dùng thế lực của Thượng Nghị Sĩ Javits, bà xin được thuốc men, tã lót, nồi niêu, xoong chảo, sách vở và tất cả những thứ một viện mồ côi cần có.

Hàng năm bà Tisdale dùng ngày nghỉ phép của mình để về thăm và sống với các em cô nhi An Lạc.

Cũng dùng sự quen biết của mình, bà gặp các binh sĩ Hoa Kỳ đóng gần Sài Gòn nhờ họ đến giúp xây hệ thống nước, bếp, và giường chiếu.

Cuối tuần, các binh sĩ Hoa Kỳ rủ nhau đến chơi đùa với các em, và làm những việc cần thiết để biến An Lạc thành một nơi tương đối khang trang cho các em.

Cũng tại An Lạc, bà Tisdale gặp một bác sĩ quân y góa vợ, đến giúp cô nhi viện và hai người kết hôn.

Trong tấm hình cưới của hai người, tôi thấy chồng bà, Bác Sĩ Quân Y Tisdale, có nét quen quen. Nhìn kỹ thì mới thấy ông có nét giống Bác Sĩ Tom Dooley thuở nào.

Trong vòng mười bốn năm trời, bà Tisdale mỗi năm đi thăm An Lạc mấy lần, và chăm sóc từng cô nhi ở An Lạc và coi tất cả như con của mình.

Cuộc sống êm đềm tưởng cứ thế trôi, nhưng không ngờ đùng một cái bà phải di tản cả cô nhi viện.


Di tản


“Sau khi đã mua vé đi Việt Nam rồi thì tôi bắt đầu lo.”

“Làm sao mang được các em qua đây?”

“Mang đến đây rồi chứa các em ở đâu?”

“Làm sao để có thể tìm ngay cha mẹ nuôi cho ngần ấy em trong vòng một thời gian ngắn?”

“Ðầu óc tôi quay cuồng những câu hỏi.”

Không biết bắt đầu từ đâu, bà Tisdale gọi Hoa Thịnh Ðốn, rồi được biết là chính phủ đòi hỏi trẻ em phải có sẵn cha mẹ nuôi, hay đang làm thủ tục làm con nuôi thì mới được vào Mỹ.

Bà gọi Sở Di Trú thì được họ đề nghị là nên liên lạc với một trong các tổ chức chuyên lo thủ tục con nuôi thì mới có thể mang các em vào Hoa Kỳ.

“Tôi chỉ là một cá nhân tự quyên tiền, bấy lâu đi về Việt Nam để giúp các em, hầu như không quen lắm với thủ tục xin/cho con nuôi.” Bà kể.

“Ngoại trừ những lần làm thủ tục nhận năm bé gái An Lạc làm con nuôi và mang về Mỹ.”

“Tôi gọi cho trung tâm Tressler Lutheran ở Pennsylvania, và được họ hứa sẽ tìm cách giúp đỡ.”

“Nhưng trước khi đi Việt Nam tôi còn phải tìm chỗ tạm trú cho các em.”

“Tôi chợt nhớ đến trại Fort Benning ở Georgia. Nơi đây có những trại trống, tại sao không thể tạm để các em ở đó?”

“Liên lạc với vị tướng của trại Fort Benning mãi không được, tôi tìm cách gọi cho mẹ của ông, tự giới thiệu và giải thích là tôi phải mang 400 trẻ em cô nhi qua, cho biết cần sự giúp đỡ của bà, vì sáng mai tôi phải đi Việt Nam sớm.”

“May sao, bà biết đến tên tôi vì thỉnh thoảng tôi hay đi diễn thuyết ở các nhà thờ.”

“‘Ðể chuyện đó tôi lo cho!’ Mẹ của ông tướng nói.”

“Về đến Việt Nam, tôi đến ngay Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ.”

“Lúc đó tòa đại sứ đã chuẩn bị để đóng cửa, tủ bàn xô lệch, hồ sơ đã được đóng thùng, chuẩn bị đưa đi.”

“Vị đại sứ giới thiệu tôi với một người lo máy bay di chuyển của quân đội.”

“Ông ta nói có thể lo việc vận chuyển, cần bao nhiêu máy bay của quân đội cũng có, nhưng tôi cần được sự chấp thuận của chính quyền Việt Nam.”

“Tôi đi gặp thứ trưởng Bộ Xã Hội là Bác Sĩ Phan Quang Ðán, thì được ông cho biết chúng tôi cần phải có một danh sách và giấy khai sanh cho các em.”

“Trẻ em bị bỏ rơi người ta mang đến vất ở cửa cô nhi viện, chúng tôi nhặt vào nuôi, làm sao có giấy khai sanh bây giờ?”

“Nhưng bắt buộc phải vượt qua mọi trở ngại!”

“Chúng tôi làm việc thâu đêm để chế ra giấy khai sinh cho các em, rồi tạo ra một danh sách, với 400 tên.”

“Chúng tôi đặt tên cho các em trai bắt đầu với Vũ Tiến... Và các em gái bắt đầu với Vũ Thị...”

“Tại sao lại chọn họ Vũ?” Tôi hỏi.

“Vì lấy theo họ bà Vũ Thị Ngãi, sáng lập viên và giám đốc của cô nhi viện.”

“Sáng ngày lên đường chúng tôi mang danh sách lên nộp ở Bộ Xã Hội, thì được Bác Sĩ Phan Quang Ðán cho biết không thể cho các em trên mười tuổi ra đi.”

“Vì sao?”

“Chúng tôi sẽ cố thủ, chúng tôi không thể bỏ cuộc. Chúng tôi không thể để cho Việt Cộng tiến chiếm. Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận.”

“Tôi rất tiếc là không thể để cho các em đi được. Ðó là quyết định của chính phủ tôi.”

Thứ Trưởng Phan Quang Ðán cương quyết.

Khi tôi mang lệnh của Thứ Trưởng Phan Quang Ðán về báo cho cô nhi viện thì cảnh trước mặt làm tôi thật đau lòng.

“Các em sơ sinh đã được đặt nằm gọn ghẽ vào trong những chiếc giỏ phủ đầy chăn và tã, các em lớn quần áo chỉnh tề. Các em hai ba tuổi thì đang chạy lăng quăng chơi đùa quanh những cái giỏ.”

Trang báo Columbus Enquirer-Ledger ở Georgia, phát hành ngày Thứ Bẩy, 12 tháng 4, năm 1975, đăng tin về chuyến bay sẽ đưa các trẻ em cô nhi An Lạc đến Georgia cùng ngày.

Một cô nhi đã chết trên đường đi, lúc đó báo này chưa biết tin. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

“Bà Vũ Thị Ngãi, người phụ tá và các thiện nguyện viên cũng đã sẵn sàng lên đường.”
“Tin nghe như sét đánh ngang tai, người lớn chỉ lặng lẽ nhìn nhau, còn các em lớn được bảo thay quần áo ra thì ngơ ngác.”
“Xa xa có tiếng súng nổ. Người ta bảo cộng sản Bắc Việt đã tiến gần vào thành phố.”

“Sau khi trấn tĩnh. Chúng tôi quyết định cùng kéo nhau hết ra phi trường, những em phải ở lại đưa tiễn những đứa được ra đi.”

“Trước khi lên xe, tôi quay lại nhìn cô nhi viện lần cuối.”

“Những chiếc nôi trống rỗng. Không có trẻ em, cô nhi viện trông như một cái xác không hồn.”

“Bà Vũ Thị Ngãi đứng yên một góc, mắt đỏ hoe.”

“Tại phi trường, chúng tôi bịn rịn chia tay.”

“Tôi ôm bà Ngãi, và hứa sẽ quay trở về để đón bà, mà lòng tự hỏi không biết khi tôi trở về được thì có muộn quá không.”

“Hai chúng tôi cùng cố không khóc, nhưng nước mắt ràn rụa.”

”Các em bé được quân nhân chuyển từ những cái giỏ vào các thùng giấy cho an toàn hơn.”

“Mọi thứ đã sẵn sàng.”

“Máy bay gầm gừ cất cánh, những cái vẫy tay của bà Ngãi và giọt nước mắt của các em nhạt nhòa dần. Nhưng những hình ảnh ấy sao cứ mãi khắc sâu trong tâm khảm.”

“Tôi đã ra đi, bỏ lại gần hai trăm đứa con mình đã săn sóc cả mười bốn năm trời.”

“Và lời nói của Thứ Trưởng Phan Quang Ðán mãi cứ vang trong tai tôi.”

“Chúng tôi sẽ cố thủ.

Chúng tôi không thể bỏ cuộc.”

“Chúng tôi không thể để cho Việt Cộng tiến chiếm. Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận.”

Ngày 12 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay chở 219 cô nhi từ An Lạc đáp cánh an toàn tại Los Angeles. Một số cô nhi quá yếu đã được gửi lại ở UCLA để được săn sóc. Trách nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ đến đây là hết. Ông bà Tisdale phải tự tài trợ phí tổn $21,000 cho chuyến bay đưa các em từ Los Angeles về Fort Banning để lo thủ tục tìm cha mẹ nuôi. Tất cả các em đã được trung tâm Tressler Lutheran Agency tìm cha mẹ nuôi trong vòng trên dưới một tháng.

(Trong số báo đặc biệt nhân 35 năm biến cố 30 tháng 4, Người Việt sẽ kể tiếp câu chuyện của bà Betty Tisdale, và cả câu chuyện của 216 cô nhi An Lạc năm nào; Ðiều gì đã xảy ra? Ai còn, ai mất? Hơn 200 em thuộc đại gia đình “Vũ Tiến...,” “Vũ Thị...” hội nhập ra sao?)
.
Đẹp thay, cao quý vô ngần
Tấm lòng nhân ái muôn phần quý thay
Ân nhân mở rộng vòng tay
Cưu mang trẻ nhỏ lòng đầy từ bi
Bông hồng gửi tặng Bet ti (Betty)
Tình sâu nghiã nặng khắc ghi trong lòng

Cảm kích khi đọc qua câu chuyện của bà Betty Tisdale, và kính gửi đến bà một bông hồng tri ân của tôi, một người VN tỵ nạn CS, hiện đang định cư tại Hoa kỳ. VuDuc


Monday, April 12, 2010

30-4 Vietnam Vietnam - John Ford

Vietnam Vietnam by John Ford



Cảnh tượng người dân thường VN vô tội bị sát hại bởi bè lũ khát máu Việt gian Việt Cộng

.
Bằng chứng vũ khí giết người của ngoại bang Tàu cộng và Nga sô cung cấp cho Việt gian VC
.
Phim tài liệu Việt Nam Việt Nam được dấu kín 37 năm
Bút Sử
Vào tháng 8 năm 2008, bộ phim tài liệu gồm nhiều tập được phổ biến tại Hoa Kỳ có tựa "Vietnam A Retrospective" trong đó có tập "Vietnam Vietnam!" "Vietnam Vietnam" dài 58 phút, do John Ford làm ra, người diễn đạt là tài tử Charlton Heston. Nội dung chính bao gồm hai phần: phản chiến tại Hoa Kỳ và tranh luận (debate) giũa các tổng thống, thống đốc, dân biểu quốc hội.
.
Có người đưa ra thắc mắc tại sao phim thực hiện xong từ 1971 mà đến gần cuối 2008 mới đưa ra phổ biến? Một nhận xét cho rằng giai đoạn 1971 đang là phong trào phản chiến cao độ, xao động cả toàn dân Mỹ đến độ chính phủ phải đưa ra giải pháp "rút quân." Việc "Pentagon Papers" của Daniel Ellsberg là một bất lợi vô cùng to lớn đối với chính sách đương đầu với phe cộng sản tại Việt Nam. Nguyên là nhân viên của Bộ Quốc Phòng từ thời chiến tranh lạnh,1964, đến một chức vụ dân sự trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Việt Nam sau đó, ông Ellsberg lúc nào cũng bi quan về sự chiến thắng trong cuộc chiến và nghiêng về phía cộng sản. Trong "Pentagon Papers" Ellsberg đã tung ra những bí mật của Bộ Quốc Phòng, rất nhiều trang được đăng trên New York Times 1971. Hiện tượng này châm ngòi thêm cho phong trào phản chiến, và cũng đi từ những nguyên do này mới có hiện tượng "Watergate" và đưa đến việc tổng thống Nixon phải xin từ chức.
.
Phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ khởi nguồn từ đầu thập niên 60, bùng dậy càng ngày càng mạnh vào đầu thập niên 70. Trong những tổ chức, nhóm chống chiến tranh kêu gọi "hoà bình" phải kể: nhóm "khủng bố nội địa" Weather Underground, Black Panthers (Mỹ da đen ủng hộ cộng sản), Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ, Malcolm X, May 19 Organization, Saul Alinsky, tài tử Hollywood, nhóm hoạt động chính trị điển hình như Bill Clinton, Hillary Rodham Clinton, John Kerry, kể cả mục sư Martin Luther King đã ví quân đội Mỹ tham gia tại Việt Nam cũng giống như quân Đức Quốc Xã tại Âu Châu, v.v...Nặng nề hơn hết là sự sách động sinh viên của hằng chục trường đại học như Berkley ở California, Harvard và Boston ở Massachusetts.Tài liệu cho thấy trong giai đoạn này, hằng năm quốc tế cộng sản đã chi ra riêng cho Hoa Kỳ 3 tỷ US dollars lo việc tổ chức biểu tình phản chiến. Tài liệu cũng đưa ra cái gọi là "toà án nhân dân" của quốc tế phán tội người Mỹ tại Việt Nam được tổ chức tại Sweden và Denmark vào các năm 1966-1968, do hai nhân vật chống chiến tranh mệnh danh là triết gia Bertrand Russell và Jean-Paul Sartre. Phần tài chánh lớn chi phí cho việc thực hiện "toà án" này lại do chính tiền từ Hà Nội gửi sang (Financing for the Tribunal came from many sources, including a large contribution from the North Vietnamese government after a request made by Russell to Ho Chi Minh -Source from Wikipedia).Năm 1968, khi nằm trong tù tại miền Bắc, nghe đài Hà Nội loan tin ca ngợi "toà án nhân dân quốc tế," ngục sĩ Nguyễn Chi Thiện đã làm bài thơ "Gửi Bertrand Russell":
Ông là một bậc triết nhân. Nhưng về chính trị ông đần làm sao. Ông bênh Việt Cộng ồn ào. Nhưng ông hiểu chúng tí nào cho cam. Mời ông tới Bắc Việt Nam. Xem nô lệ đói phải làm ra sao. Mời ông tới các nhà lao. Xem bò lợn được đề cao hơn người. Không ai kêu nổi một lời. Mồm dân Đảng khoá đã mười mấy năm. Xem rồi ông mới hờn căm. Muốn đem bọn chúng ra bằm ra văm. Tuổi ông ngót nghét một trăm. Nhưng thua cậu bé mười lăm đói gầy. Về môn "cộng sản học" này!
.
Nói như thế để chúng ta thấy nguyên do chính của sự bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà và dọn đuờng cho cộng sản Bắc Việt ồ ạt dùng vũ khí đạn dược Nga Tàu cưỡng chiếm miền Nam. Do vậy mà miền Nam thua là thua chính trị tại Washington chứ không phải thua tại trận chiến. Vũ khí đâu để đối đầu với lực lượng súng đạn của Nga Tàu? Việc sắp đặt rút khỏi Việt Nam để nhường cho cộng sản rõ ràng nhất qua hiệp định Paris ngày 27/01/ 1973, mặc dù trong đó đã ghi rõ miền Bắc không thể dùng vũ lực để xâm lăng miền Nam, nhưng không ai có thể tin cộng sản thực thi.
.
Như vậy thì lý luận cho rằng sở dĩ phim "Vietnam Vietnam" bị "cất kín" hơn 37 năm qua vì nhu cầu của sự "tuyên truyền" thông tin chính nghĩa không còn cần thiết nữa khi Quốc Hội Hoa Kỳ đã đang bàn luận bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà xem ra cũng có lý. Hơn nữa, Ủy Ban gọi là USIA (United States Information Agency) có thẩm quyền cho ra hay không phim Vietnam Vietnam họ đã có quyết định.
.
Tài liệu này đã đưa ra hai mặt: chống và ủng hộ cuộc chiến. Như thế để người xem tự tìm ra đâu là sự thật, đâu là chính nghĩa, tại sao Hoa Kỳ phải nhúng tay vào Việt Nam. Truớc cuộc chiến bùng nổ, người Mỹ đã chụp bằng satellite nhiều hình ảnh nơi vũ khí đạn dược Nga Tàu được cộng sản chôn giấu trong Nam để chuẩn bị cuộc chiến xâm lăng. Hình ảnh rất linh động, cảnh cộng sản thảm sát đồng bào vào Tết Mậu Thân 1968, những mồ chôn tập thể tại Huế, qua chủ trương "tiêu thổ kháng chiến," cộng sản đốt nhà dân trước khi rút quân làm phụ nữ và trẻ con chết loạn xạ v.v.Ở đây chỉ điểm qua một vài nét nói lên tội ác của cộng sản Việt Nam mà nhân loại ngay thời điểm đó đã không quan tâm đúng mức. Hằng ngàn nạn nhân bị cộng sản tàn sát tại Huế thì không được bàn luận phổ biến rộng rãi, trong khi sau đó vài tháng, hiện tượng Mỹ Lai chỉ có trên bốn trăm nạn nhân thì quân đội Hoa Kỳ bị kết án nặng nề, mặc dù cá nhân viên sĩ quan phi công dội bom đã bị đưa ra toà án quân đội xử lý công minh. Truyền thông phản chiến cũng là công cụ góp phần đưa đẩy việc bỏ rơi miền Nam.
.
Hình ảnh những sinh viên tại Hoa Kỳ biểu tình rần rộ với cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ của cộng sản miền Nam. Một người đàn ông tị nạn cộng sản gốc Hungary có mặt trong buổi biểu tình tại Saigon có một số sinh viên Mỹ. Cũng như Nguyễn Chí Thiện đã cho ông Russell một bài học nhỏ về môn học cộng sản trong lời thơ, ông Hungary này đã ít nhất đưa ra một vài ý niệm về bản chất của chế độ cộng sản. Ông tức giận bày tỏ với đám đông xung quanh:
.
Các người thật là ngu ... Tôi là một chiến sĩ tự do ... Một điều rất là sỉ nhục khi các người đang làm những chuyện đối với chính quốc gia mình. Tôi cảm thấy nhục cho nước Mỹ. Tôi không phải là một người Mỹ. Tôi là người Hung Gia Lợi. Người ta phải chết cho con cháu, cho tương lai con cháu, cho tự do của con cháu. Các người bị hướng dẫn sai lầm. Trong tận cùng, các người là những thành phần tốt, có lương tâm. Các người muốn sự nhân đạo tuyệt vời, nhưng nhân đạo bị chấm dứt trong những quốc gia dưới chế độ cộng sản. Hãy tới nước Hungary, Chezlovakia ... Những người đang đấu tranh cho tự do dân chủ, những người Việt đó xứng đáng được tuyên dương, và mỗi người Mỹ đang chiến đấu chống cộng sản là một anh hùng.
.
(You are stupid, idiot, you know ... I am a freedom fighter ... It's disgraceful for what you are doing here for your own country. I am ashamed for America. I am not an American. I am a Hungarian. People have to die for their children, for their future, for their freedom. You are mislead. Deep inside you, you are very very decent people. You want the best humanity, but humanity is finished in the communist countries. Go to Hungary, Chezlovakia ... The people are fighting for freedom, every Vietnamese should get a medal and every American who fights communist is a hero ...)
.
Phim đã đưa ra hình ảnh và những phát biểu của các chính trị gia Hoa Kỳ: một số tán đồng rút quân, cũng như thành phần tiếp tục ủng hộ cuộc chiến chính nghĩa. Đặc biệt hơn hết là thống đốc California, 1967-1975, ông Ronald Reagan. Ông đưa ra lời tuyên bố:
.
Tất cả chúng ta không thể thay thế giá trị to lớn của người dân của chúng ta. Ai có thể đưa ra lằn ranh để định giá sự sống của một người Mỹ, nếu bằng cách bảo vệ một mạng sống người Mỹ khi có thể hằng ngàn người Việt Nam phải chết? Mạng sống con người là mạng sống con người. Một thực thể hiển nhiên nhất đã xảy ra là gần 2 triệu người dân miền Bắc đã rời bỏ chạy về miền Nam để xa lánh chế độ cộng sản. Đó có phải dấu hiệu rằng chính phủ này đã không đại diện nguyện vọng của dân chúng? Chấm dứt sự xung đột mâu thuẫn không thể đơn giản chỉ là ra lệnh ngừng chiến và trở về nhà, bởi vì cái giá phải trả cho loại hoà bình đó có thể là hằng ngàn năm của tăm tối hay tăm tối cho những thế hệ chưa sinh ra đời.
.
(All of it can’t replace the great value of our own people ... But ... Can you really draw a line to whether it ‘s worth one American life ... if that by saving an American life, you subject to probably thousands of Vietnamese to death?... Human life is human life. The very fact is practically two millions of the North Vietnamese fled to South Vietnam to escape the communist regime. Is it indication that this government did not represent the will of the people?... Ending the conflict is not so simple as just calling it off and coming home, because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness or generations yet unborn.)
.
Nhân đạo bị chấm dứt trong những quốc gia dưới chế độ cộng sản! Nhắc lại lời phát biểu của người tị nạn cộng sản Hungary để ứng dụng ngay trong đất nước Việt Nam! Nhiều vụ cộng sản bắt bớ bỏ tù, trù dập những nhà đấu tranh cho nhân quyền chỉ vì họ còn lương tâm làm người trước thảm trạng quốc biến gia vong.Thấm thía hơn khi nghe lại lời tuyên bố của thống đốc Reagan. Những người mang biểu ngữ, khẩu hiệu "hoà bình" chẳng qua là dấu hiệu cho sự tàn sát đẵm máu sau đó. Tổng thống Nixon đã có lần nói: Khi hai bên ký ngưng chiến có nghĩa là chúng ta ngưng (cease), còn cộng sản thì đánh (fire). Hoà bình rồi mà số nạn nhân chết dưới chế độ cộng sản còn cao gấp hai, gấp ba lần khi có chiến tranh! Chết vì vượt biên, chết vì bị bệnh và đói trong nhà lao, chết vì bệnh và thiếu ăn ngoài nhà tù lớn, bị xử tử v.v.. Những thành phần phản chiến lại im re khi nhìn những hiện tượng này, mặc dù trước đó họ xuống đường kêu gọi hoà bình, cho rằng rút quân chấm dứt chiến tranh là hết chết chóc.
.
Việt Nam đã có ngàn năm nô lệ Tàu. Hơn ba thập niên qua, dưới chế độ cộng sản, có thể là giai đoạn đầu của một thời kỳ dài tăm tối mà thống đốc Reagan đã tiên đoán chăng? Đã có hai thế hệ sống trong tăm tối sau lời phát biểu của ông. Lớp trẻ này không có quyền lựa chọn khi họ được sinh ra đời, nhưng có phải kết quả đó một phần là do thái độ của những người đi trước, mà chính ông Reagan đã bén nhạy nhận biết, trong khi ông cũng bất lực trước ván cờ. Ngay thời điểm này, những ai quan tâm về tình hình chính trị tại Việt Nam đều thấy rằng cái hoạ nô lệ Trung Cộng càng ngày càng rõ nét. Tập đoàn cộng sản tại Hà Nội là một phần tử của Trung Cộng, bị sự chỉ huy của Trung Cộng, ngoan ngoãn thi hành chính sách của Trung Cộng đề ra trên đất nước Việt Nam.
.
Bài học lịch sử từ lời tuyên bố của ông Reagan cho ta thấy kẻ đi trước có trách nhiệm với người sau, không thể phó thác cho dòng đời đến đâu thì đến. Quan trọng là sự hiểu biết, đi sâu vào tâm lý quần chúng, nhận ra sự thật khi xung quanh có quá nhiều "lộng giả thành chân." Mặc dù cho rằng vấn đề Việt Nam luôn còn là đề tài bàn cãi, phim "Vietnam Vietnam" cho người xem thấy rằng nó ra đời với mục đích nêu rõ âm mưu, thủ đoạn của người cộng sản, cái vô nhân bản trong chính sách, và sự lừa dối là chủ trương, cũng như dùng cứu cánh để biện minh cho phương tiện tàn bạo của họ. Hiểu ra như vậy để không lầm lẫn dễ tin theo những tuyên truyền hoa mỹ, để không bị sách động dễ dàng. Niềm tin con người nên đặt đúng chỗ, nhất là kinh nghiệm lịch sử bằng xương máu mà thế hệ cha anh đã để lại phải coi đó là thước đo lường. Người đi trước, ông Nguyễn Chí Thiện, đã trải qua kinh nghiệm dạn dày để nhận ra rằng:
Nếu nhân loại mọi người đều biếtCộng sản là gì tự nó sẽ tan điThứ sinh thành từ ấu trĩ ngu siSự hiểu biết sẽ là mồ huỷ diệt
Bút SửMùa Quân Lực 19/6/2009(You can buy "Vietnam A Retrospective" DVD on http://www.blogger.com/)
.
** *
VietnamVietnam by John Ford
.
Đạo diễn John Ford
Phim đang phổ biến trên mạng tên "Vietnam! Vietnam" được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973), ông đoạt tất thảy 4 giải Oscars vào năm 1973 ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon). Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency), trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam!" Cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 27 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.Nó cho thấy lý do mà Hoa Kỳ đổ quân vào VN vì thấy rõ ý đồ của Hà Nội là muốn xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực với sự giúp đỡ của Trung cộng. Nó cho thấy hình ảnh gian ác của cộng sản VN bằng lời kể của viên phi công Mỹ ở buổi họp báo khi được trả tự do là ông bị đành đập và tra tần khi bị bắt và bị buộc phải nói láo là được Hà nội đối xữ tử tế.Họ cho thấy hình ảnh nhân đạo của người lính Việt nam Cộng Hòa khi chăm sóc vết thương của các tù binh việt cộng, mà nói xin lổi, mặt mày coi rất hung ác và ngu dốt, không có vẽ vì là người có văn hóa hết so với hình ảnh của người lính miền Nam. Rồi họ còn cho thấy cả một làng bị việt cộng tàn sát, xác đàn bà trẻ con nằm ngổn ngang.Rồi trong cảnh đám biểu tình chống chiến tranh ở Sài gòn do bọn phản chiến Mỹ và việt cộng nằm vùng tổ chức, thì có một người Hung Ga Ry nhào lại đám phóng viên truyền hình chưởi vào mặt bọn phản chiến như sau: ''Tụi bây là đồ ngu dốt mới làm chuyện này, bỡi vì tụi bây không biết gì về cộng sản hết. Mọi người dân miền Nam VN đáng được hường một huy chương vì đang đấu tranh chống bọn cộng sản, và cả mọi ngừơi Mỹ đang chiến đấu nữa''. Bọn biểu tình đứng chung quanh im ru không dám nói một lời.Phần 2 nói về sự tranh luận của quốc hội HK và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam VN hay không? Thì có người nói chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh không thể thắng được vì Mỹ không hiểu được người VN và nếu có thắng được HN thì liệu TC có để yên?Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của TT Regan là ''Liệu chúng ta có thể vẻ một lăn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh nạng người Việt'', khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản. và phần kết luận là câu hỏi của lương tâm người Mỹ là ''Liệu miền Nam VN có thể chiến đấu để bảo vệ tự do sau khi HK rút quân khi mà những họng súng của CS trong miền Nam không bao giờ ngửng nổ''.Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN, và vì vậy đã bị bộ thông tin của MỸ cấm chiếu vì không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giửa HK và nhân dân miền Nam VN và cộng sản bắc Việt, vì đã lở nói xa lầy rồi...Vì vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giồng như những phim của các chế độ cs.
.
Lời phát biểu của cố (thống đốc tiểu bang California) / tổng thống USA Ronald Regan :
.
"Ending the conflict is not so simple as just calling it off and coming home, because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness or generations yet unborn."
.
.
Mời các bạn xem phim tài liệu Vietnam Vietnam của ông John Ford, gồm 8 phần :

30-4 Phim VIETNAM VIETNAM - p1

30-4 Phim VIETNAM VIETNAM - p2

30-4 Phim VIETNAM VIETNAM - p3

30-4 Phim VIETNAM VIETNAM - p4

30-4 Phim VIETNAM VIETNAM - p5

30-4 Phim VIETNAM VIETNAM - p6

30-4 Phim VIETNAM VIETNAM - p7

30-4 Phim VIETNAM VIETNAM - p8

30-4 Quoc Han

30-4 Boat People - Thuyền nhân VN

30-4 Vì 2 chữ TỰ DO

30-4 Hình ảnh Thuyền Nhân Việt Nam

Powered By Blogger