Tuesday, January 31, 2017

Duterte cáo buộc Mỹ xây dựng kho vũ khí ‘vĩnh viễn’ ở Philippines


SourceCalitodayPosted on: 2017-01-30
Cali Today News – Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cáo buộc Hoa Kỳ xây dựng các kho vũ khí vĩnh viễn ở nước mình, và đe dọa sẽ phản ứng bằng cách tháo dỡ một hiệp ước an ninh giữa hai nước.
Duterte, người đã lên tiếng phản đối sự hiện diện quân đội Mỹ tại Philippines, và cho biết Washington đã đưa vũ khí vào ba tỉnh của đất nước của mình để lưu trữ vĩnh viễn
“Bây giờ họ đang chuyển vũ khí vào Philippines…Tôi phải thông báo cho lực lượng vũ trang Mỹ rằng đừng làm điều đó, tôi sẽ không cho phép điều đó” Duterte nói với một cuộc họp báo được truyền hình.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Philippines còn cảnh báo Washington rằng các cơ sở vũ khí thường trực đang chống lại thỏa thuận an ninh Mỹ-Philippines và dọa rà soát lại thỏa thuận và “có lẽ cuối cùng sẽ bãi bỏ vì đó là một sắc lệnh”.
“Các quy định về Hiệp ước các lực lượng viếng thăm không có các cơ sở thường trú. Một kho lưu trữ dù gọi bằng tên gì cũng là một kho lưu trữ. Đó là một cấu trúc vĩnh viễn để cất giữ vũ khí. Tôi thậm chí còn không biết có một tên lửa hạt nhân mà họ đang chuyển tới”, ông Duterte cảnh báo.
Hiệp định EDCA cho phép Mỹ mở rộng triển khai các tàu chiến, máy bay và binh sỹ tại 5 căn cứ ở Philippines, đồng thời lưu trữ các thiết bị cho hoạt động an ninh nhân đạo và hàng hải của Mỹ .
Tổng thống Duterte đã nhiều lần đe dọa xé bỏ thỏa thuận an ninh với Mỹ và lên án Mỹ gây sức ép lên Philippines thực thi phán quyết của Tòa án quốc tế năm 2016 vô hiệu các yêu sách của Bắc Kinh đối với Biển Đông.
Không muốn đối đầu với Trung Quốc, Philippines đang tìm cách tăng cường quan hệ thân thiết với Trung Quốc, tạo môi trường an toàn để nhận đầu tư từ nước này. Ông Duterte cho biết phán quyết của tòa án về vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận với Trung Quốc khi thời cơ đến.
Tổng thống Philippines đã gửi thông điệp “khẩn cấp” tới Trung Quốc yêu cầu cung cấp tên lửa điều khiển chính xác để giúp quân đội Philippines chiến đấu với chiến binh nhà nước Hồi giáo ở phía nam.
Ông Duterte nói hành động Washington đang gây rủi ro mất ổn định trong khu vực và đặt Philippines vào tình trạng “nguy hiểm cao độ” giữa tình thế giữa Mỹ và Trung Quốc.

------
Ý kiến độc giả:
Dường như các nước Mỹ và Philippines đang áp dụng một chiến lược chiến tranh tâm lý mới, mà theo nhà kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa đó là xữ dụng võ mồm "mồm loa mép giải" để làm cho đối phuơng hoang mang không biết đâu để đề phòng. Ông Nghĩa thích thú khi nhìn thấy Trung Quốc lúng túng trước sự mạnh dạn ăn nói của ông Trump. Ông này thường nói rất mạnh nhưng không làm, nhưng lại âm thầm làm mạnh những gì không nói.
Philippines thì sao ? Tổng thống Duterte cũng là người bạo miệng, chưởi khắp thiên hạ không biết nể nang ai, nhưng thiết nghĩ hãy nên theo dõi những việc ông ấy làm, chẳng hạn khi đàm luận với Tập Cận Bình thì ông không đề cập đến phán quyết của tòa án La Haye phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc ở biển đông. Nhưng dù không nhắc đến thì họ Tập vẫn luôn cảm thấy cấn cái vì cái phán quyết này như một bản án, nên y phải do dự nhiều cho mọi hoạt động quân sự hóa trên biển Đông. Họ Tập làm bộ hùng hổ nhưng chưa dám làm càn vì sợ mắc bẩy, bởi một khi Trung Quốc là tác nhân của chiến tranh thì họ phải hoàn toàn nhận hậu quả của quả chiến tranh mà họ gây nên chứ không đổ lỗi được cho ai, nhất là khi tòa án La Haye đã phủ nhận chủ quyền của họ tại đó.
Cứ để cho TT Duterte đánh bằng võ mồm, điều quan trọng là chờ xem ông ta có thực sự xua đuổi Mỹ ra khỏi Philippines hay không.
Mọi tin tức đều có thể được diển tả qua hai mặt, Báo Calitoday thường diển tả qua mặt tiêu cực cốt để thu hút sự chú ý của độc giả và để xu thời kiếm khách thôi.

Kim Hoa Bà Bà

---------

Trumps chê bai "những giọt nước mắt của TNS Schumer" và sự cố trong hệ thống điện toán của hãng Delta là nguyên nhân của mọi vấn đề tại phi trường.


AuthorSophie TatumSourceCNNPosted on: 2017-01-30
Trump mocks Schumer for 'fake tears'

Sophie Tatum
Ông Trump gọi những giọt nước mắt của Schumer khóc cho việc bài trừ di dân là "giả tạo"
Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc luật vào ngày Thứ Sáu.
Sắc luật tạm thời đình chỉ mọi chuyến du hành của khách du lịch đến Mỹ từ nhiều nước khác nhau -- kể cả những người đang trên đường bay đến.
Washington (CNN) Sau một tuần rối loạn và phân vân, hôm thứ Hai Tổng thống Donald Trump nói rằng những "chuyện lộn xộn lớn tại phi trường" không do sắc luật của ông tạo nên mà do những giọt nước mắt của Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer Lãnh đạo nhóm thiểu số. "Chỉ có 109 người trong số 325,000 khách du lịch bị cầm giữ để hỏi cung thôi. Những lộn xộn lớn tại phi trường là do hệ thống điện toán của hãng hàng không Delta bị mất điện, … do đám người phản đối và do những giọt nước mắt của TNS Schumer. (Bộ An Ninh Nội Địa), Tuỳ viên của tổng thống là (John) Kelly nói rằng mọi chuyện đều êm xuôi với rất ít vấn đề trở ngại. Trong hai điện văn liên tiếp trên Tweeter, tổng thống viết: "HÃY LÀM CHO MỸ QUỐC AN TOÀN TRỞ LẠI".
Tổng thống đã ký một sắc luật rằng sự áp đặt của nó là để giảm bớt những đe dọa khủng bố và thực hiện việc rà soát toàn diện hơn lên các dân tỵ nạn. Sắc luật này, được ký vào ngày thứ Sáu, chỉ tạm thời từ khước những khách du lịch đến Mỹ từ nhiều nước khác nhau -- kể cả hoãn việc tiếp nhận các người nhập cư trong khoảng 4 tháng (120 ngày) và từ khước hẳn những di dân từ Syria một cách vô hạn định.
Sự kiện này đã khiến cho các khách du lịch đến Mỹ bị cầm giữ sau khi luật khước từ du khách được thi hành, và khiến nhiều cuộc phản đối xảy ra vào cuối tuần ở khắp nước.
Thêm vào đó, việc hệ thống điện toán của hãng hàng không Delta, một sự cố đã gây ra nhiều vụ trì hoãn chính và ít nhất 250 chuyến bay bị hủy bỏ, chỉ xảy ra vào tối chủ Nhật thôi. Nhưng những cuộc phản đối chống lại việc cầm giữ môt số du khách và từ khước khách du lịch lại xảy ra suốt hai ngày vào thời điểm đó.
Vào cuối tuần, ông Schumer, đảng viên đảng Dân Chủ của New York, đã thuyết trình về sự khước từ khách du lịch này tại một cuộc họp báo và đã "chảy nước mắt" khi gọi sự bài trừ này là "không có Mỹ tính"
"Cái sắc luật này mang tinh thần bần tiện và không có tính chất của nước Mỹ" ông Schumer nói. "Nó được thực hiện theo lối gây hổn loạn và bố rối cho khắp nước và nó sẽ tạo cảm hứng cho thế giới gây hại đến chúng ta. "
Schumer nói với NBC hôm thứ Hai rằng ông sẽ kêu gọi bầu phiếu lại ở cấp thượng viện để giải trừ sắc luật mà Trump vừa mang ra thực hiện.
(ĐP chuyển ngữ)

----------

Chuyên gia Mỹ: Washington cần tiếp tục răn đe Bắc Kinh về Biển Đông


SourceRFIPosted on: 2017-01-30


Ảnh minh họa : Máy bay thuộc hai phi đoàn Carrier Air Wing 5 và Carrier Air Wing 9 cùng tàu sân bay USS John C. Stennis tập trận trong vùng biển Philippines, ngày 18/06/2016.REUTERS/Courtesy Steve Smith/U.S. Navy
Trong một bài viết ngày 27/01/2017 mang tựa đề rất khô khan: Các nguyên tắc chỉ đạo về Biển Đông cho tân chính quyền (Mỹ) - South China Sea Guidelines for the New Administration – trung tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington đã nêu bật 5 khuyến cáo mà các chuyên gia Mỹ về Biển Đông vừa nhất trí chuyển đến chính quyền Donald Trump để đề nghị thực hiện.
Đối với hai chuyên gia Geoffrey Hartman và Amy Searight, tác giả bài viết, có rất nhiều khả năng là Bắc Kinh sẽ sớm thách thức nghiêm trọng quyết tâm của Washington tại Biển Đông, nơi mà Mỹ đã cố đáp trả một cách có hiệu quả trước các hành vi quyết đoán của Trung Quốc. Các lợi ích lâu dài của Mỹ - từ quyền tự do hàng không và hàng hải, tôn trọng một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, cho đến giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình – tất cả đều bị đe dọa.
Các mục tiêu của Mỹ như duy trì các quan hệ liên minh và đối tác trong vùng, bảo vệ chuẩn mực và quy tắc quốc tế, và duy trì một quan hệ có hiệu quả với Trung Quốc là điều vẫn có giá trị. Thế nhưng Trung Quốc đã ra tay trước ở Biển Đông và Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược để xoay chuyển chiều hướng và tránh được cái bẫy của một đối sách bị động và vô hiệu quả.
Cho đến nay, phản ứng của Mỹ trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông chưa đủ để làm cho Bắc Kinh thay đổi cách xử sự, thậm chí nuôi dưỡng lập luận theo đó Trung Quốc đang đẩy được Mỹ ra khỏi khu vực.
Đối với nhiều nước trong khu vực, việc chống lại các nỗ lực của Trung Quốc đã trở thành thước đo quan trọng về sự dấn thân của Mỹ vào khu vực. Nếu các hành vi bức hiếp của Trung Quốc vẫn không bị Mỹ đáp trả, điều đó sẽ gởi một tín hiệu nguy hiểm về sức mạnh của hệ thống liên minh của Mỹ trong vùng, và giảm thiểu vai trò đối tác an ninh của Washington.
Để ngăn chận các cố gắng của Trung Quốc nhằm khống chế Biển Đông, Hoa Kỳ cần có một chiến lược lâu bền để tăng cường năng lực của mình, làm việc hữu hiệu hơn với các đồng minh và đối tác, và củng cố trật tự khu vực. Để làm được điều này, chính quyền mới ở Mỹ nên nhanh chóng duyệt xét lại chiến lược Biển Đông từ trên xuống dưới và một cách cặn kẽ, sao cho có thực chất hơn và hữu hiệu hơn.
Trong khi chuẩn bị rà soát và củng cố chiến lược của mình ở Biển Đông, chính quyền mới nên giữ trong đầu những lời khuyến cáo ghi trong báo cáo của Trung Tâm CSIS, đưa ra ngày 25/01, mang tựa đề : « Biển Đông – Một vài nguyên tắc chiến lược cơ bản », với sự đóng góp của các chuyên gia về Châu Á tại CSIS— Tiến sĩ Michael Green, tiến sĩ Zack Cooper, Bonnie Glaser, Andrew Shearer, và Greg Poling.
Khuyến cáo 1: Phải tiếp tục răn đe và đồng thời hợp tác
Cho dù hợp tác của Trung Quốc cần thiết để giải quyết một số vấn đề khu vực và toàn cầu – như hành vi hiếu chiến của Bắc Triều Tiên hay vấn đề biến đổi khí hậu – Hoa Kỳ không nên để bị Trung Quốc bắt bí vì sợ rằng chiến lược răn đe mạnh hơn sẽ cản trở công cuộc hợp tác song phương.
Mọi cố gắng giảm nhẹ chính sách của Mỹ ở Biển Đông để bảo vệ công cuộc hợp tác với Trung Quốc trong các lãnh vực khác đều không cần thiết, thậm chí còn không hiệu quả nữa là khác. Hợp tác trong những lãnh vực hai bên cùng chia sẻ quyền lợi không chỉ quan trọng đối với Mỹ mà cũng quan trọng đối với Trung Quốc.
Lãnh đạo Mỹ không nên lo ngại về tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung. Mỹ có thể vừa kiên quyết trên các nguyên tắc của mình và răn đe để không cho Trung Quốc làm hỏng trật tự khu vực, vừa duy trì quan hệ hiệu quả với Bắc Kinh. Nhượng bộ trên quyền lợi thiết yếu của mình ở Châu Á, sẽ không khuyến khích hợp tác rộng hơn trên những vấn đề toàn cầu. Thậm chí việc nhận thấy một sự yếu đuối nơi Mỹ có thể khuyến khích giới lãnh đạo ở Bắc Kinh có thái độ quyết đoán hơn.
Tóm lại, một cách tiếp cận mang tính răn đe mạnh mẽ hơn không nhất thiết cản trở công cuộc hợp tác có lợi cho cả hai nước.
Khuyến cáo 2: Có chính sách và thông điệp nhất quán và bền vững
Chính quyền mới cần đưa ra những thông điệp chiến lược rõ ràng và nhất quán, bởi vì sự thiếu mạch lạc trong việc gắn kết các mục tiêu của chiến lược tái cân bằng lực lượng vừa qua đã gây ra sự ngộ nhận nơi Trung Quốc cũng như các đồng minh và đối tác của Mỹ.
Cụ thể là những lời giải thích không nhất quán về cách Hoa Kỳ xử lý đà tăng cường quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc – song song với việc thực thi vế quân sự rất rầm rộ của chiến lược tái cân bằng - đã làm gia tăng thái độ nghi kỵ của Bắc Kinh về việc Washington tìm cách ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Thông điệp và chính sách thiếu nhất quán – trong đó có các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải và duy trì sự hiện diện thường xuyên - cũng đã gây nên hiểu lầm trong khu vực. Chính quyền mới nên cung cấp lời giải thích có thẩm quyền về các hoạt động này và không nên thay đổi lịch trình để chiều theo áp lực của Trung Quốc.
Hoa Kỳ nên tiến tới, các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải và khẳng định sự hiện diện thường xuyên phải được thực hiện một cách đều đặn để chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ sẵn sàng cho không quân và hải quân hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Đây là điều quan trọng, nhưng cũng phải cẩn thận tính đến những yếu tố không lường trước được khi vạch ra chiến thuật và thực hiện các chiến dịch để ngăn không cho Bắc Kinh trở nên quá tự tin vào khả năng dự đoán phản ứng của Hoa Kỳ.
Khuyến cáo 3: Đa dạng hóa các biện pháp chống Trung Quốc
Đối với các chuyên gia Trung Tâm Chiến Lược, chính sách của Mỹ ở Biển Đông cho đến nay đã dựa quá nhiều vào các giải pháp quân sự, vốn không phải lúc nào cũng hiệu quả nhất. Cách đáp trả về mặt ngoại giao, thông tin, luật pháp, kinh tế hiện không được chú ý nhiều trong chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ. Việc đưa các giải pháp này vào trong chính sách sẽ rất quan trọng cho thành công trong việc làm cho Trung Quốc lùi bước trong dài hạn.
Một ví dụ là có thể tính đến việc trừng phạt có chọn lọc nhắm vào các công ty Trung Quốc tham gia vào các hoạt động gây mất ổn định. Hoa Kỳ có khả năng gây sức ép trên Trung Quốc trong những lãnh vực không liên quan trực tiếp đến vùng Biển Đông và nên xem xét khả năng sử dụng hoặc đe dọa sử dụng những công cụ này để ổn định trật tự khu vực.
Khuyến cáo 4: Tăng cường giúp đỡ đồng minh và đối tác
Hoa Kỳ cần tăng cường các nỗ lực giúp các đồng minh và đối tác xây dựng năng lực để cải thiện khả năng của các nước này chống lại sự thúc ép của Trung Quốc. Nỗ lực xây dựng năng lực thành công sẽ cho phép các quốc gia Đông Nam Á tự bảo vệ tốt hơn, tạo nên sự răn đe chống lại các hành vi bức hiếp ở của Trung Quốc ở cấp độ thấp, cho phép quân đội Mỹ tập trung nhiều hơn vào việc răn đe ở cấp cao.
Để tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực các đối tác, Washington cần phải giữ gìn các mối quan hệ quốc phòng trong khu vực. Khả năng của Hoa Kỳ hợp tác với các quốc gia ở tuyến đầu phụ thuộc vào thái độ hợp tác và tuân thủ của các nước này trong lãnh vực nhân quyền và quản trị tốt nhà nước.
Khuyến cáo 5: Duy trì lập trường trung lập về tranh chấp chủ quyền
Các chuyên gia đã đi đến kết luận : Hoa Kỳ có một số lợi thế lâu dài khiến cho các nước trong khu vực tiếp tục chọn Mỹ làm đối tác an ninh hàng đầu, trong đó việc Mỹ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, lại được thiện cảm của các cư dân địa phương, và một chính sách ngoại giao ít hung hăng hơn Trung Quốc. Với những lợi thế đó, Washington có đủ sức tập trung vào việc duy trì vai trò của mình ở châu Á, và có thể tin rằng chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc có thể sẽ đẩy nhiều quốc gia quay sang Hoa Kỳ để nhờ hỗ trợ.
Lập trường xưa nay của Hoa Kỳ là trung lập đối với các tranh chấp chủ quyền trên các vùng đất ở Biển Đông, trong khi vẫn khẳng định rằng những tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây là một lập trường đúng đắn và cần được duy trì.
Lập trường đó cho phép Mỹ bảo vệ lợi ích của mình mà không vướng vào các tranh chấp chủ quyền chằng chịt ở Biển Đông. Vị trí trung lập trước các tranh chấp chủ quyền cho phép Hoa Kỳ can thiệp một cách linh hoạt vào Biển Đông để bảo vệ lợi ích của mình cũng như chuẩn mực và luật lệ quốc tế, đồng thời phản bác các cố gắng của Trung Quốc cho rằng các hành động của Hoa Kỳ là một mối đe dọa đến chủ quyền của Bắc Kinh.
Các nước tranh chấp khác chào đón sự can thiệp của Hoa Kỳ chính là vì Washington không thiên vị bên này chống bên kia.

---------

Những người ủng hộ Trump hài lòng với sắc lệnh tạm ngưng nhập cư


Tác giả     ; Hương GiangPosted on: 2017-01-31
Những người hâm mộ ông Trump, những cử tri đã đưa ông Trump và làm chủ Tòa Bạch Ốc vô cùng phấn khích và hài lòng với sắc lệnh tạm thời cấm tị nạn và nhập cảnh từ 7 quốc gia Hồi giáo.
Trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump hứa hẹn sẽ đặt lợi ích nước Mỹ lên đầu tiên và những gì đang xảy ra, thắt chặt an ninh biên giới cũng như ngăn chặn khủng bố tiềm năng đặt chân vào nước Mỹ, cho thấy ông không phải là người “hứa lèo.”
Dưới quan điểm của những người ủng hộ ông Trump thì Dân chủ và những người theo chủ nghĩa tự do mềm yếu nên bình tâm lại. Trump vẫn là Trump.
“Ông ấy không nói một đường làm một nẻo,” Judith Wilkenroh – cựu nhân viên xã hội 72 tuổi từ Frederick, tiểu bang Maryland – chia sẻ, “Chứng tỏ ông ấy không sợ, cứ ngẩng đầu đi tới như chiếc đầu máy xe lửa. Tôi càng ngày càng yêu thích ông ấy hơn!”
Hay như bà Barbara Wood ở Birmingham, tiểu bang Alabama, có hai con trai phục vụ quân ngũ sau vụ khủng bố 9/11, ủng hộ Trump và sắc lệnh di trú của ông hết mình. “Tổng thống đang hoàn tất những lời hứa tranh cử trong khả năng, tôi đưa hai tay cổ võ ông ấy,” bà Wood nói.
Hàng chục ngàn người đã tham gia biểu tình tại các phi trường lớn nhỏ trên nước Mỹ kể từ khi ông Trump ban hành sắc lệnh ngăn chặn người Hồi giáo từ 7 quốc gia ở Trung đông và Châu phi vào Hoa Kỳ và tạm ngưng chương trình tị nạn từ Syria trong 4 tháng. Biểu tình cũng diễn ra tại Birmingham, phi trường lớn nhất ở tiểu bang miền Nam.
Tổng biện lý tiểu bang Washington đã chính thức đệ đơn khởi kiện chống lại sắc lệnh của Tổng thống và một vị chánh án liên bang ở tiểu bang New York ban hành lệnh khẩn cấp cấm trục xuất người dân từ 7 quốc gia Hồi giáo nằm trong sắc lệnh. Một số nhà lập pháp tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của sắc lệnh. Thượng nghị sĩ John McCain (tiểu bang Arizona) và Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (tiểu bang South Carolina) bày tỏ quan ngại, cho rằng sắc lệnh sẽ khiến cho Hoa Kỳ “tự hủy hoại mình trong cuộc chiến chống khủng bố.”
Những lời chỉ trích chỉ là “chuyện nhỏ” ở những tiểu bang và quận hạt nơi ông Trump thắng phiếu cử tri đoàn mặc dù thua phiếu phổ thông về tay đối thủ Hillary Clinton. Tại những khu vực này, những người ủng hộ ông Trump rất hài lòng trước sắc lệnh và ý tưởng đứng đằng sau, từ cải thiện an ninh quốc gia, đặt lợi ích nước Mỹ lên đầu. Một số cho rằng họ có thể hành động khác với Tổng thống một chút nhưng nhìn chung phản ứng tích cực.
“Chúng ta không phải là văn phòng An sinh Xã hội của thế giới, chúng ta không chăm sóc tất cả mọi người,” ông Jim Buterbaugh ở White Hall bày tỏ. “Tôi hiểu người ta cần giúp đỡ nhưng có nhiều cách khác ngoài việc đưa họ vào đây.” Tuy nhiên, ông Buterbaugh hơi thất vọng vì Tổng thống Trump không đưa một số nước như Ả Rập Saudi vào danh sách. Sắc lệnh cũng không bao gồm tạo khu vực an toàn cho người tị nạn như ông mong muốn.
Ông Mike Honaker cũng có một số hoài nghi. Người đàn ông ủng hộ Trump ở một thành phố nhỏ tại tiểu bang West Virginia, nơi đang chật vật với nghề than, không nghĩ “tấn công mọi người” bằng một sắc lệnh gây hỗn loạn trên thế giới là cách thức đúng. Nhưng cũng lo ngại khủng bố vì vậy Honaker không có vấn đề gì khi Tống thống Trump sàn lọc người tị nạn cẩn trọng hơn. Nhìn chung, ông thích 85% những hành động của ông Trump cho đến nay. “Tôi nghĩ ông ấy đang rung chuyển toàn bộ Hoa Thịnh Đốn và nửa quốc gia như đã nói,” Honaker nói.
Luật sư Terri King – 56 tuổi – cho rằng sắc lệnh của ông Trump gia tăng sự ủng hộ ở Rust Belt, tiểu bang Ohio. Chỉ có những người “được trả tiền để biểu tình … và một số người Dân chủ” là không ủng hộ, bà King nói.
Scott Presley 28 tuổi ở Virginia Beach, tiểu bang Virginia rất ủng hộ sắc lệnh của Tổng thống đến nỗi muốn ra phi trường để phản đối biểu tình. Là người đồng tính và theo Cộng hòa, Presler cho biết muốn ra phi trường quốc tế Dulles ủng hộ lệnh cấm di trú của ông Trump. Presler mang theo bảng hiệu “Hồi giáo cực đoan sát hại đồng tính,” nhưng cuối cùng thay đổi quyết định vì lo ngại sự an nguy bản thân. “Tôi cũng là người nhân đạo nhưng tôi mở lòng từ bi với sức khỏe và an nguy của người Mỹ. Chúng ta có 50.000 cựu chiến binh vô gia cư, chúng ta có đói nghèo và nỗi khổ riêng,” Presler bày tỏ ý kiến.
Hương Giang (Theo AP)

Tổng thống Trump sa thải quyền bộ trưởng tư pháp vì chống sắc lệnh di trú


AuthorAn BìnhSourceDân TríPosted on: 2017-01-31
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/1 đã sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates vì bà này phản đối sắc lệnh di trú mới của ông.


Bà Sally Yates và ông Donald Trump (Ảnh: Express)
Guardian đưa tin, bà Yates đã bị sa thải ngày 30/1, chỉ vài giờ sau khi các thông tin cho biết bà yêu cầu các luật sư của Bộ tư pháp không bảo vệ sắc lệnh di trú của Tổng thống Trump.
Bà Yates “đã phản bội Bộ Tư pháp khi từ chối thực thi một mệnh lệnh pháp lý được đưa ra để bảo vệ các công dân Mỹ”, một tuyên bố từ Phòng báo chí của Nhà Trắng cho biết.
Tuyên bố nói thêm: “Bà Yates là một chức được bổ nhiệm trong chính quyền Obama và yếu kém về vấn đề biên giới và rất yếu về vấn đề di cư bất hợp pháp”.
Bà Yates là Thứ trưởng tư pháp trong chính quyền Obama. Bà đã nhất trí phục vụ với tư cách là quyền Bộ trưởng tư pháp cho tới khi Thượng nghị sĩ Jeff Sessions, người được Tổng thống Trump lựa chọn cho vị trí Bộ trưởng tư pháp, được thượng viện phê chuẩn.
Nhà Trắng hôm qua cho biết, ông Dana Boente, một phẩm phán liên bang tại Virginia, sẽ thay thế bà Yates vào vị trí quyền bộ trưởng tư pháp cho tới khi ông Jeff Sessions được phê chuẩn.
Hôm qua, bà Yates đã yêu cầu các luật sư của Bộ Tư pháp chấm dứt bảo vệ sắc lệnh di trú của ông Trump. Trong khi đó, ông Boente cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Washington Post rằng ông sẽ thực thi sắc lệnh của ông Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/1 đã ký một sắc lệnh di trú mới, trong đó có việc tạm dừng toàn bộ chương trình tiếp nhận người tị nạn trong vòng 4 tháng, đồng thời cấm công dân của 7 nước - gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày.
Sắc lệnh của ông Trump đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị, trong đó một số thẩm phán đã chống sắc lệnh của ông, trong khi các cuộc biểu tình phản đối sắc lệnh mới bùng phát trên khắp nước Mỹ.
Tổng thống Trump ngày 29/1 đã lên tiếng bảo vệ sắc lệnh cấm người nhập cư, đồng thời cho biết Washington sẽ tiếp tục cấp thị thực cho tất cả các nước sau 90 ngày thực thi lệnh cấm gây tranh cãi.
An Bình

---------
Ông Obama phá lệ để lên án sắc lệnh di trú gây rúng động của Tổng thống Trump
AuthorMinh PhươngSourceDân TríPosted on: 2017-01-31
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30/1 đã lên tiếng chỉ trích sắc lệnh của người kế nhiệm Donald Trump về việc ngừng tiếp nhận người tị nạn, cấm nhập cư đối với công dân 7 quốc gia Hồi giáo.


Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Fox News)
Kevin Lewis, phát ngôn viên của ông Obama - người mới rời nhiệm sở hơn 1 tuần qua, cho biết ông Obama “cơ bản không đồng tình với quan điểm phân biệt đối xử cá nhân chỉ vì tôn giáo hay sắc tộc của họ”.
Cựu Tổng thống Mỹ trong khi chỉ trích sắc lệnh của người kế nhiệm, cũng thể hiện sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình phản đối sắc lệnh này.
"Công dân có quyền Hiến pháp được hội họp, tổ chức và được lắng nghe, đó chính xác là điều mà chúng tôi mong muốn thấy khi các giá trị Mỹ bị đe dọa”, ông Lewis truyền đạt lại lời của cựu Tổng thống Obama.
Đây là lần đầu tiên ông Obama lên tiếng chỉ trích đương kim Tổng thống Trump kể từ khi ông rời nhiệm sở hôm 20/1, phá vỡ quy tắc bất thành văn rằng các tổng thống mãn nhiệm hạn chế chỉ trích chủ nhân hiện thời của Nhà Trắng. Đây cũng là tuyên bố đầu tiên của ông kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ. Tuyên bố cũng bác bỏ so sánh giữa sắc lệnh năm 2011 của chính quyền Tổng thống Obama tạm thời cấm công dân Iraq nhập cảnh vào Mỹ với sắc lệnh mới đây của chính quyền Tổng thống Trump. Năm 2011, Tổng thống Obama chỉ cấm nhập cảnh 6 tháng đối với công dân Iraq sau khi 2 người tị nạn đến từ quốc gia này bị xác định có liên quan đến một vụ chế tạo bom.
Về phần mình, Tổng thống Trump nói rằng, sắc lệnh ngừng tiếp nhận người tị nạn, tạm thời cấm công dân 7 quốc gia Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ là để hạn chế nguy cơ tấn công khủng bố. “Tôi muốn nói rõ ràng, đây không phải lệnh cấm người Hồi giáo như truyền thông đưa tin sai lệch. Sắc lệnh này không nhằm vào tôn giáo mà nhắm vào bọn khủng bố, đảm bảo an toàn cho đất nước. Có hơn 40 nước khác nhau trên thế giới có người theo đạo Hồi chiếm đa số nhưng không bị ảnh hưởng vì sắc lệnh này. Chúng tôi sẽ nối lại việc cấp thị thực đối với tất cả các nước khi chúng tôi hoàn thành việc xem xét và áp các chính sách an ninh cao nhất trong 90 ngày tới”, ông Trump nói.
Trước đó, ngày 27/1, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp mà theo đó cấm công dân của 7 nước với phần lớn dân số là người Hồi giáo gồm Syria, Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày, đồng thời tạm dừng toàn bộ chương trình tiếp nhận người tị nạn trong vòng 4 tháng. Sắc lệnh đã kéo theo làn sóng phản đối gay gắt không chỉ tại Mỹ mà ở nhiều nơi trên thế giới, gây ra sự hỗn loạn đặc biệt với các hãng hàng không và cơ quan phụ trách nhập cảnh. Các cuộc biểu tình cũng nổ ra, đặc biệt ở các sân bay lớn của Mỹ để phản đối sắc lệnh.
Minh Phương
Tổng hợp

---------
Ý kiến độc giả:

Anh chàng lọ nồi Obama coi bộ thiếu não hoặc là mê muội khi nói rằng mình chống đối kỳ thị Hồi giáo.
Tôn giáo là tổ chức có những giáo huấn mang lại hòa bình và hòa hợp cho nhân loại. Khi một tổ chức dạy người dân phải giết những kẻ không có niềm tin như mình thì đó có phải là tôn giáo hay không ? Đạo Hồi chủ trương giết người ngoại đạo vì thế Đạo Hồi bị ông Trump tẩy chay là quá đúng. Trong vườn nhà mình có những con rắn nước sinh sống thì cũng chấp nhận được để có sinh hoạt đa dạng cho vui, nhưng nếu để cho loài rắn độc chuyên cắn mổ chết người vào sống chung thì có ai dại cho phép rắn độc vào vườn của mình ?? Chỉ bao giờ đạo Hồi bỏ đi những giáo huấn giết người ngoại đạo thì may ra thế giới mới chấp nhận họ.
Obama là một thằng ngu không hiểu mục đích của tôn giáo là gì !!

JB Trường Sơn
-----------

Cách mạng Bất Bạo Động áp dụng cho Việt Nam

Long Điền (Danlambao) - Chủ trương BBĐ phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay. Sự cai trị độc tài, bất lương, bán nước của CSVN đã làm cho toàn dân VN chán ghét đến cùng cực. Thành phần dân chúng muốn lật đổ CSVN rất đông đảo, muốn áp dụng CMBBĐ phải có một lãnh tụ có khả năng kết hợp các tôn giáo, đảng phái, các tổ chức dân sự. Trong đó lực lượng CSVN phản tỉnh đã hình thành, nhưng chưa tin tưởng vào một cuộc Cách Mạng vì lo sợ bị trả thù và chưa có đoàn thể nào dung nạp họ trong tinh thần Nhân Bản, Dân Tộc.

Đại đa số quần chúng Việt Nam sở dĩ chưa đồng tâm đứng lên làm một cuộc Cách Mạng Dân Tộc vì họ lo sợ những xáo trộn xã hội, dẫn đến bạo loạn, nội chiến như thời 1945-1975. 

Tình hình biến động năm 2017 tại Việt Nam trước áp lực của TT Hoa Kỳ Donald J. Trump hủy bỏ hiệp Ước thương mại TPP và công kích mạnh mẽ những hoạt động của Trung Cộng trên Biển Đông đã khiến cho tập đoàn CSVN run sợ tùng ngày. Bỏi vì một khi TC sụp đổ thì tên thái thú CSVN sẽ sụp đổ theo là điều tất yếu và không có thế lực nào kềm chế nổi.

1- Các bước chuẩn bị cho CMBBĐ tại Việt Nam: Hiện nay lực lượng đối trọng với đảng CSVN còn rất yếu, các tổ chức rời rạc, nhóm đấu tranh, cá nhân đối kháng chưa có tổ chức chỉ đạo chung vì CSVN chủ trương tiêu diệt chống đối từ trong trứng nước, chúng có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quần chúng đấu tranh theo kiểu Chiến tranh Nhân Dân do Cộng Sản Quốc Tế cầm đầu(nay Khối CSQT đã giải thể, tan rả từ khi Biến Động Đông Âu và Khối Sô Viết bị giải thể từ 1989-1991). 

2- Chuyển thế: Phong trào đấu tranh (PTĐT) từ các đoàn thể đấu tranh trong nước phải được chuyển thế từ chống đối rời rạc thành những đoàn thể Xã Hội Dân Sự (XHDS) hợp pháp hoặc bất hợp pháp (không được nhà cầm quyền công nhận). Trong một diễn biến cho thấy sự phát triển của phong trào dân sự tại Việt Nam, một số nhà hoạt động dân chủ đã tập hợp lại trong phong trào có tên là ‘Diễn đàn Xã hội Dân sự’. Diễn đàn này chính thức ra đời vào lúc nửa đêm ngày thứ Hai ngày 23/9 khi bản ‘Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị’ được công bố. Tròn 130 người ký tên vào tuyên bố này đến từ các vùng miền khác nhau của đất nước và cả từ Mỹ, Pháp, Úc. Trong đó có nhiều thành phần xã hội khác nhau như trí thức, cựu quan chức, nhà văn, nhà báo, thanh niên...

Hiện nay các đoàn thể XHDS cũng đã được CSVN ngụy tạo nhiều nhóm và cài người vào các XHDS chính danh nhằm gây chia rẽ, khiến cho các XHDS khó phát triển rộng khắp. 

3- Nuôi dưỡng và phát triển đoàn thể XHDS: Hoa Kỳ và các quốc gia Dân Chủ đang yễm trợ sinh hoạt các XHDS khắp thế giới. CSVN đang kêu gọi quốc tế giúp đỡ để phát triền, xin gia nhập TPP do đó bên ngoài CSVN phải chấp nhận các tổ chức XHDS theo lối các nước Dân Chủ. Nhưng bên trong CSVN ra sức phá hoại, chia rẽ, cài người xâm nhập vào các tổ chức XHDS để các tổ chức nầy hoạt động theo kiểu CSVN mong muốn. Tức là CSVN chỉ công nhận các XHDS nhằm cải tiến xã hội cho tốt đẹp hơn, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, cải thiện sinh hoạt, xoá đói giảm nghèo. Nhưng 75 năm kể từ khi có mặt đảng CSVN (1930-2015) và 40 năm sống trong chế độ cai trị của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1975-2015) toàn dân Việt Nam đã chán ngán những thủ đoạn cai trị tàn ác, dã man, vô nhân đạo của CSVN, những thủ đoạn bán nước cho Trung Cộng đã khiến cho toàn dân nỗ lực tranh đấu “Giải Thể CSVN” chứ không trông mong gì cải tổ, sửa chữa chế độ thối nát hiện nay. 

Vì thế CMBBĐ để Giải Thể CSVN là xu hướng tất yếu của thời đại hiện nay tại VN.

Nhưng nguyện vọng chính đáng của toàn dân VN là CMBBĐ hay còn gọi Cách Mạng không đổ máu phải được khởi đầu từ các xã hội dân sự. Toàn dân phải được sống và sinh hoạt trong một XHDS cởi mở, tự do, dân chủ thực sự. 

Tùy theo tình hình biến động tại Trung Quốc (có thể TQ sẽ tan rả thành 5,7 quốc gia), chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Ấn Độ và Việt Nam chúng ta có thể lợi dụng thời cơ để nhanh chóng đứng lên Giải Thể chế độ sớm hơn kế hoạch dự liệu. Khi đã dẹp được nội thù là CSVN thì nạn ngoại xâm Trung Cộng sẽ dễ dàng hoá giải vì lúc đó một quốc gia Việt Nam hùng cường, có Đại Đoàn Kết thật sự sẽ làm cho ý đồ xâm lược của TC nhanh chóng tan biến. Sau khi vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ Donald J. Trump nhậm chức ngày 20 tháng Giêng 2017 những cam kết sẽ đánh sập Trung Cộng bằng kinh tế và áp lục quân sự đã được TT Trump thực hiện ngoạn mục.

Tư tưởng BBĐ của TS Gene Sharp đưa ra rất phù hợp cho hoàn cảnh đất nước Việt Nam, ít nhất đã có 24 cuộc Cách Mạng Bất Bạo Động trên toàn thế giới từ sau 1989 đến nay đã thành công, ngoại trừ một trường hợp thất bại duy nhất tại Thiên An Môn Trung Quốc. Những thành công vang dội của CMBBĐ đã vang dội khắp hành tinh và những đảng Cộng Sản và các chính phủ độc tài khác rất run sợ trước làn sóng CMBBĐ. Rất tiếc là tại VN thời điểm 1989 khi cao trào Giải thể chủ nghĩa Cộng Sản của 15 quốc gia Đông Âu, khiến cho Liên Xô và 15 quốc gia chư hầu tan rả, chúng ta không phát động được cuộc CM nào vì cái gương trấn áp dã man tại Thiên An Môn đã làm cho nhiều người lo sợ một cuộc tắm máu sẽ diễn ra tương tự. Đồng thời công cuộc “Đổi Mới” do TBT/CSVN Nguyễn Văn Linh phát động năm 1986 đã khiến cho nhiều người lầm tưởng CSVN đã sửa sai và sẽ cải tạo xã hội VN theo chiều hướng Dân Chủ. Đó là một dịp may bị bỏ lở, nhưng cũng chưa muộn vì ngày nay CSVN ngày càng tàn ác, những sai lầm trong cai trị, những tệ nạn xã hội tràn lan, những ý thức hệ Cộng Sản lỗi thời bị toàn dân VN chối bỏ càng bộc lộ những khuyết điểm trầm trọng của chế độ phi nhân, phi chính nghĩa phải bị diệt vong đào thải.

Thủ đoạn cai trị của CSVN ngày nay để đàn áp dân chúng ngày một tinh vi, gian trá và dã man hơn xưa vì hầu hết bọn cấp cao trong Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương đảng ra sức vơ vết tài sản quốc gia vào túi riêng. Tài sản cá nhân của một số tên đã lên hàng tỷ đô la và chúng đã khôn khéo tuồn tiền bạc, tài sản ra ngoại quốc vì chúng đã cảm thấy dân chúng ngày càng chán ghét và mong một cuộc đổi đời. Đó là những thuận lợi cho công cuộc đấu tranh đòi Dân Chủ, Tư Do trong nước, kèm theo nhiều xu hướng kết hợp, thống nhất lực lượng Hải Ngoại để mạnh dạn yễm trợ cho CMBBĐ tại Quốc Nội đã được phát động dù CSVN đang ra sức, tung tiền bạc nhằm phá các tổ chức Cộng đồng và đảng phái tại Hải Ngoại, vì chúng rất lo sợ sự đoàn kết của toàn dân Việt Nam cùng một lòng lật đổ chế độ.

Tư tưởng và đường lối CMBBĐ của TS Gene Sharp hoàn toàn phù hợp với tính nhân đạo, phi bạo lực của dân tộc Việt Nam. Sau 30 năm chiến tranh thảm khốc của thế kỷ trước (1945-1975) và 40 năm sống trong áp bức độc tài (1975-2015) toàn dân VN hiện nay đang mong mỏi một cuộc đổi đời, một cuộc Cách Mạng không đổ máu, không có chiến tranh tại Việt Nam. 

Hoa Kỳ và hầu hết các quốc gia Dân Chủ trên toàn thế giới luôn ủng hộ các cuộc CMBBĐ chống các chế độ độc tài. Liên Hiệp Quốc cững đã từng ra mặt công khai ủng hộ các cuộc Cách Mạng BBĐ tại Tunisie, Lybia và nhiều nơi khác. Xu hướng toàn cầu về Dân Chủ, Nhân Quyền đang thắng thế trên toàn thế giới, những tiến bộ về Khoa Học và Internet đã kéo hành tinh chúng ta thành một “Thực Thể Sống Chung Hoà Bình” trong đó Quyền Con Người phải được tôn trọng.

Tư tưởng CMBBĐ của TS Gene Sharp đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới qua hơn 30 ngôn ngữ trong đó có Việt Nam. Thành đạt CMBBĐ tuỳ thuộc vào sự quyết tâm của toàn dân Việt Nam và sự vận dụng đúng đắn tư tưởng CMBBĐ của các đoàn thể đang đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền tại quốc nội.

Kết Luận:

1- Có một điều chắc chắn là các thế lực độc tài trên toàn thế giới thảy đều run sợ trước Tư Tưởng Bất Bạo Động của TS Gene Sharp đã kích động thành công các cuộc biểu tình dẹp bỏ chế độ độc tài. Những hoạt động của TS Gene Sharp hoàn toàn vì lý tưởng phục vụ cho Dân Chủ, Tự Do. Những hoài nghi về chủ trường Bất Bạo Động trước sự đàn áp dã man của các chế độ độc tài không đứng vững qua thành tích những thành công vang dội, nhanh chóng, ít tổn hao nhân mạng nhất của các cuộc Cách Mang trên thế giới. Những hành vi bạo động, khủng bố sát hại hàng loạt như vụ 9/11 diển ra tại Hoa Kỳ đã bị toàn thế giới lên án.

2- Những thủ lĩnh các cuộc Cách Mạng BBĐ đã thành công trên 24 cuộc Cách Mạng khắp thế giới, họ đã gởi thư cảm tạ TS Gene Sharp chứng tỏ tư tưởng CMBBĐ đã thành công mỹ mản. CSVN dù có áp dụng các thủ đoạn tàn ác tiêu diệt các phong trào đấu tranh từ trong trứng nước, những nỗ lực đánh phá và gây chia rẽ các đảng phái, tôn giáo trong nước lẫn hải ngoại bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, tàn ác và bằng những khoản tài chánh to lớn nhưng chúng phải khuất phục trước sự Đoàn Kết chống Độc Tài của toàn dân Việt Nam.

3- Những hành động tích cực của TT Hoa Kỳ Donald J. Trump kể từ khi nhiệm chức 20 tháng 1.2017 đã tạo nhiều biến động lớn trên toàn cầu, thế áp đặt bá quyền của Trung Cộng phải sụp đổ, kèm theo những tên Việt Gian Cộng Sản bán nước cầu vinh phải bị giải thể. Toàn dân Việt Nam sẽ giành lại quyền tự quyết để đưa Dân Tộc Việt Nam sang một trang sử mới Dân Chủ, Tự Do và Phú Cường.

1.2017 ngày mồng 3 Tết Đinh Dậu.

Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!

Hạ Trắng (Danlambao) - “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.”

Hắn là Chí Phèo, một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội Việt Nam ở cái thuở “đảng ta” chưa cướp được chính quyền.

Mấy chục năm sau cũng có một “hắn”- nhưng không ngật ngưỡng như Chí Phèo cầm chai rượu vừa đi vừa chửi, mà sang lắm. Nội cái chuyện hắn đi diễn trò, cũng mang theo cả một phái đoàn tiền hô hậu ủng. Chỉ có điều, vở diễn lần này hắn lỗ, lỗ nặng lắm. Nhưng đời ưu ái hắn, hắn đóng kịch dở bao nhiêu thì lại càng nổi tiếng với danh hiệu vua hề bấy nhiêu.

Sáng mồng một Tết, hắn leo lên xe bus, đi theo là một đống bộ sậu toàn thằng người mặc áo vest đen sì, thắt cà vạt nữa. Lại có cả một mụ phụ nữ mặc áo dài đỏ, mặt chát bự phấn, son đỏ choét môi. Hắn đi xe bus để cho dân thấy hình ảnh hắn- một ông vua đứng trên đầu trên cổ của hơn 90 triệu đồng bào- gần gũi và bình dị thế nào. Từ trong xe bus, hắn đưa tay vẫy vẫy. Và hắn cười. Nụ cười mà nhiều người nói là trông vừa ngu vừa đểu. Thế mà không có một cánh tay chết tiệt nào của thằng dân đưa lên vẫy lại hắn. Không có một gương mặt nào của người dân cười lại với hắn. Cú thật! Thế này thì cú thật! Thế có nhục mặt cho hắn, một Tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam quang vinh và vĩ đại không?

Thực ra ngay lúc ấy hắn chỉ hơi nhột một tí thôi, không đến nỗi quá cay cú. Nhưng khi nghe bọn bộ sậu đàn em bẩm báo lại phản ứng của dân chúng khi nhìn tấm hình hắn đứng trên xe bus vẫy vẫy, cười cười, hắn mới tức tối đầy vơi. Không biết những đứa chết mẹ nào trong đám bộ sậu của hắn, lại dàn dựng vụ vi hành ngu si như thế, để bây giờ hắn bị bọn dân đen chửi. Chúng nó còn lôi mồ ma những đứa đã đẻ ra hắn để mà chửi. 

Trong mắt quần chúng nhân dân, đảng của hắn lem luốc, nham nhở, dơ dáy quá rồi. Hắn, với tư cách một kẻ cầm đầu, phải bằng mọi giá vớt vát lại tí sĩ diện, để còn cầm cự, để còn cầm quyền được chừng nào hay chừng ấy. Hắn biết hắn khốn nạn, đảng của hắn khốn nạn, nhưng vẫn phải ra vẻ thanh tao liêm khiết. Hắn muốn dân tin rằng hắn là một thằng lãnh đạo vì dân vì nước. Nhắc đến hắn, là người ta phải nghĩ ngay đến sự liêm chính, giản dị và nhân hậu. Ôi chao! đứa lãnh tụ cộng sản chết mẹ nào mà chẳng mắc bệnh hoang tưởng như thế, riêng gì hắn.

Cho nên hắn nghĩ ra một kế, phải nhảy lên xe bus trong ngày mồng 1 Tết, rồi vẫy chào dân chúng. Hahaha, nghĩ đến đấy hắn khoái lắm. Hẳn là dân chúng sẽ đứng chật ních hai bên đường, cầm cờ đỏ sao vàng vẫy lia lịa, nghển cổ nhìn theo chiếc xe bus chở hắn đi ngang qua. Đương nhiên rồi, ngay như lão Obama là Tổng thống Mỹ, kẻ thù số một của đất nước ta mà khi sang đây thăm, hàng vạn người dân Hà Nội và Sài Gòn còn đổ ra đường chào đón cơ mà. Huống chi hắn là người đứng đầu đảng quang vinh muôn năm. Với lại, dưới thời hắn cầm quyền, đất nước có bao giờ được thế này không? Nhân dân phải đời đời nhớ ơn đảng, ơn hắn. Mường tượng ra cảnh ấy hắn sướng lắm. Hắn sẽ là Tổng bí thư đầu tiên được dân chúng tung hô giữa đường phố, ăn đứt lũ Tổng bí các đời trước.

Thế mà...

Sự đã lỡ rồi. Lũ khốn! Hắn luôn miệng chửi rủa đàn em là lũ khốn, lũ ăn hại. Lẽ ra lũ khốn phải dàn dựng khéo léo một tí. Phải lôi kéo bọn dân, cần thì quẳng cho mỗi đứa mấy trăm ngàn để chúng thò mặt ra đường. Cần nữa thì lùa chúng ra, bắt vẫy phải vẫy, bắt cười phải cười. Tiên sư lũ khốn! Thế có khổ thân hắn không cơ chứ! Có phí công hắn leo lên xe bus không cơ chứ! 

Chửi đàn em chán, hắn quay sang chửi bọn chơi facebook, chửi thế lực thù địch, tóm lại là chửi bọn dân. Tiên sư bọn hỗn láo. Chúng dám ví hình ảnh Tổng bí thư và các đồng chí lãnh đạo đảng trên xe bus là đang bị bắt đưa về Lộc Hà. Chẳng là chúng cay cú vì mỗi khi đi biểu tình, đều bị đảng ta dùng bạo lực cách mạng tống chúng về trung tâm lưu trú này. Nói đến đây hắn bỗng nhếch mép cười khẩy, trong đầu phảng phất một chút tự hào, mãn nguyện với cái sáng kiến mang đặc trưng cộng sản. Đố bọn tư bản giãy chết nghĩ được cái sáng kiến bắt bớ, giam cầm công dân chỉ vì họ bày tỏ chính kiến vào các nhà tù trá hình, nơi chỉ dành cho những kẻ nghiện ngập, đĩ điếm, lang thang bụi đời trong xã hội.

Nhưng sự mãn nguyện chỉ thoáng qua trong đầu rồi bay biến rất nhanh. Thế này thì hắn mất mặt với lão Obama quá rồi, hắn ôi mặt với dân đen quá rồi. Đến là tổn thọ cho hắn mất thôi. Nghề Tổng bí thư là nghề bị chửi, nhưng lần này chuyện nhỏ mà hắn bị chửi to quá. Có đứa còn ác khẩu, nói nếu hắn đi xe đầu rồng bảy chỗ, có một chỗ nằm và sáu chỗ ngồi thì sẽ được dân chúng hai bên đường cờ xí ngập trời vẫy tay đón mừng. Đứa khác lại ước thằng tài xế không may tông thẳng vào cột điện để hắn cùng đồng bọn chết tươi cho dân đỡ khổ.

Máu hắn ứ lên cổ, nuốt không trôi. Nhưng rồi hắn dần trấn tĩnh lại, phải kiềm chế, kiềm chế thôi. Hắn không phải người thường. Hắn là Trọng lú, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. Đã là Tổng bí thư, lại còn “lú” nữa, thì hắn được quyền không biết, không nghe, không thấy. Tức là hắn được quyền ngu, ác, tham và được quyền khốn nạn. Đã vậy, hắn sẽ trả thù nhân dân. Nghĩ đến hai chữ “trả thù”, hắn khoái chí cười phá lên. Vẫn nụ cười vừa ngu vừa đểu, nhưng lần này có thêm sự nham hiểm.

- Tao sẽ cho chúng mày biết tay. Tao sẽ làm Tổng bí thư lâu nhất trong lịch sử đảng ta. Đảng cộng sản Việt Nam sẽ cầm quyền vĩnh viễn. Đến lúc ấy, còn thằng dân nào dám láo.

Ôi chao! Cười xong hắn vẫn tỉnh như sáo. Mẹ kiếp! Không có đứa chết mẹ nào cười với hắn, vẫy tay đáp lại hắn. Thế thì cầm quyền vĩnh viễn kiểu gì, trả thù dân kiểu gì? Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!


Cảnh giác: Mỹ-Trung thỏa thuận để Đài Loan độc lập đổi lấy Việt Nam

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - ...Tại sao Tập Cận Bình chọn VN để tấn công mà không phải là Philippines hay Đài Loan? Vì VN không nằm trong trục liên minh Mỹ - Nhật - Philippines đã thành hình và Đài Loan đặt dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ. Một bước lùi để Đài Loan độc lập, Mỹ sẽ làm ngơ để TC tấn công VN. Theo thỏa thuận ngầm giữa Washington và Bắc Kinh? Khi TC tấn công Việt Nam sẽ không lôi kéo Mỹ - Nhật nhập cuộc. Đây là hậu quả của chánh sách “3 không” cực kỳ ngu xuẩn của những tên “lãnh tụ đầu tôm” trong ĐCSVN...

*

Tân Tổng thống Đài Loan bà Thái Anh Văn không ủng hộ “Một Nước TQ Duy Nhất”: 

Theo báo chí TC ngày 21/5/2016, Bắc Kinh cảnh báo sẽ cắt đứt mọi liên lạc chính thức với Đài Loan, nếu tân Tổng thống Thái Anh Văn không ủng hộ nguyên tắc “một nước Trung Quốc Duy nhất”.

Lời cảnh báo này được đưa ra ngày 20/5/2016, trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã không nhắc gì đến nguyên tắc “Một nước Trung Quốc duy nhất” mà chỉ kêu gọi “đối thoại tích cực với Bắc Kinh”. Nguyên tắc nầy đã được cựu Tổng thống Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng thừa nhận sau cuộc gặp gỡ giữa các đại diện đảng này với quan chức TC năm 1992. Trong 8 năm, Mã Anh Cửu cầm quyền, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã được thắt chặt hơn.

Tuy đã tách rời khỏi Trung Hoa Lục Địa từ năm 1949, sau khi kết thúc nội chiến cho tới nay, Đài Loan chưa bao giờ chính thức tuyên bố độc lập. Về phần Bắc Kinh thì vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của Tàu Cộng, sớm hay muộn gì cũng sẽ thống nhất với Hoa lục. Nhưng, bản thân bà Thái Anh Văn và đảng Dân Tiếng chưa hề công nhận cái gì gọi là “đồng thuận 1992”. Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn vốn “chủ trương độc lập” cho Đài Loan, cho nên Bắc Kinh vẫn rất nghi ngại vị nữ tổng thống này và đã từng cảnh cáo bà là đừng nên có ý định chính thức tuyên bố độc lập cho Đài Loan.

Trong bài diễn văn nhậm chức đọc tại Phủ tổng thống trước 20.000 người hôm 20/5/2016, tân lãnh đạo Đài Loan nhận định: “Lãnh đạo của 2 bên phải để lịch sử sang một bên và hướng tới đối thoại mang tính xây dựng vì lợi ích của nhân dân của đôi bên”.

Trong khi Bắc Kinh muốn bà Thái Anh Văn chấp nhận bản thỏa thuận ngầm giữa Bắc Kinh và Đài Bắc năm 1992, theo đó chỉ có “một nước Trung Quốc duy nhất” thì bà Thái Anh Văn khẳng định: “Các mối quan hệ song phương là bộ phận gắn liền việc thiết lập hòa bình trong khu vực và an ninh chung” và “Đài Loan sẽ tham gia tích cực và không bao giờ vắng mặt”. Trong khi đó, báo chí TC nói rất ít về tin tân tổng thống Đài Loan nhậm chức. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nhận định rằng, việc bà Thái Anh Văn lên nắm quyền đánh dấu khởi đầu cho “một thời kỳ bấp bênh”.

Bắc Kinh luôn coi Đài Loan như một phần của lãnh thổ nước này, nếu cần sẽ dùng vũ lực để thu hồi và thường xuyên cảnh cáo mọi ý định đòi độc lập cho hòn đảo nầy. Truyền thông nhà nước TC đưa tin QĐNDTQ đã thực hiện ít nhất 3 cuộc diễn tập ở bờ biển phía đông nam kể từ đầu tháng 5/2016. Cuộc tập trận lớn nhất đã diễn ra trong những ngày gần đây bởi một trung đoàn thuộc Quân đoàn 31 của QĐNDTQ, đóng quân tại tỉnh Phúc Kiến ngang qua eo biển Đài Loan. Quân đội Đài Loan cũng cảnh báo rằng, Bắc Kinh đã thực hiện một cuộc tấn công vào các mục tiêu giống các địa hình ở Đài Loan. Đài Loan cũng ước tính TC nhắm hàng trăm tên lửa vào đảo quốc nầy.

Trong báo cáo đánh giá của BQP Mỹ về tiềm năng quân sự của QĐNDTQ cho biết, ngoài tham vọng thống trị Biển Đông, Bắc Kinh còn gia tăng năng lực tấn công đổ bộ đảo Đài Loan. Cũng theo BQP Mỹ, hiện nay TC chưa tin chắc có đủ khả năng dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan, nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục cải tiến vũ khí và phương tiện quân sự để chờ thời cơ thuận lợi sẽ tiến hành xâm lược…

Bắc Kinh đã thành lập 2 sư đoàn đổ bộ, 1 lữ đoàn thiết giáp lội nước, 3 sư đoàn dù, 11 trung đoàn không vận và 2 lữ đoàn TQLC. Trong tương lai, TC sắp hạ thủy tàu chiến đổ bộ cỡ lớn thứ 4 có khả năng chở 4 tàu lướt sóng, 50 tàu đổ bộ lớn nhỏ, 4 trực thăng cho hải quân PLA. Hải quân TC được cho là đang cần thêm 30 tàu chở xe tăng, 22 tàu chở quân và đã hợp đồng với Ukraine để mua tàu đổ bộ hạng nặng đệm khí.

Trang Defense News của quân đội Mỹ cho rằng, Bắc Kinh đã hoạch định, tính toán các phương án tấn công Đài Loan, song chiến thuật quan trọng nhất là phối hợp tác chiến đổ bộ, nhảy dù, chiến tranh điện tử và phá hoại hậu cần. Mục tiêu là nhằm chọc thủng hệ thống phòng thủ của Đài Loan, lập đầu cầu đổ bộ ở phía Bắc hoặc phía Nam, triển khai quân đánh chiếm các vị trí chiến lược và cuối cùng là khống chế toàn bộ đảo này. Bắc Kinh coi đảo Đài Loan là một phần thuộc lãnh thổ nước này, trong khi đó, Đài Loan luôn hướng tới vị thế “độc lập” còn Mỹ luôn ủng hộ hòn đảo phát triển sức mạnh quân sự để tự vệ.

Tập Cận Bình đã kiên quyết đàn áp các hành động ly khai dưới mọi hình thức nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của nước nầy. Họ Tập cho rằng: “Đây là ước muốn chung và ý chí vững chắc của tất cả người TQ. Đó cũng là cam kết và trách nhiệm của chúng tôi đối với lịch sử và nhân dân.” họ Tập nói. “Các chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan là rõ ràng, nhất quán và không suy chuyển cùng với sự thay đổi trong tình hình chính trị của Đài Loan.”

Trong khi Tập Cận Bình xem các khu tự trị và đặc biệt Đài Loan là các đối tượng nổi loạn và phải được sự kiểm soát bằng vũ lực nếu cần thiết. Nhưng, sau chiến thắng, bà Thái Anh Văn đã phát tín hiệu cảnh báo Bắc Kinh: “Hệ thống dân chủ, bản sắc dân tộc và không gian quốc tế của chúng tôi phải được tôn trọng, bất kỳ hình thức nào cũng sẽ gây tổn hại mối quan hệ giữa hai bờ eo biển.”

Mới đây, ngày 29/5/2016, tân tổng thống Đài Loan đã đi thị sát 2 căn cứ không quân Hoa Liên (Hualien) và Gia Thiện (JiaShan) miền Đông Đài Loan. Phát biểu trước các sỹ quan và binh sĩ, bà Thái Anh Văn khẳng định rằng, Đài Loan sẽ không để cho bất kỳ ai khác muốn làm gì thì làm trên không phận của mình. Động thái nầy rõ ràng nhắm vào Bắc Kinh. 

Trước đó, theo Sputnik, cuộc tập trận quân sự được Đài Loan tiến hành từ ngày 26-27/1/2016 trên hòn đảo Kim Môn, một hòn đảo do Đài Loan kiểm soát và nằm ngoài khơi Hoa Lục, điểm đặc biệt của cuộc tập trận lần này đã xuất hiện hàng loạt vũ khí mới do quân đội Đài Loan tự sản xuất hoặc mua của nước ngoài như súng trường tấn công T-91 và súng trường bắn tỉa Barrett,

Trong khi đó, Liên đội Không quân chiến thuật 455 thực hiện các bài diễn tập phòng không tại căn cứ không quân Chiayi. Năng lực hoạt động của phi đội chiến đấu cơ F-16 trang bị tên lửa “không đối không” AIM-9 Sidewinder và AIM-120 của Đài Loan cũng được đưa ra biểu diễn. Cùng với khoản đầu tư 111 triệu USD để mua 3 chiếc trực thăng EC225 Super Pumas, không quân Đài Loan đã cho trình diễn khả năng hoạt động của loại máy bay này cùng với chiếc trực thăng Sikorsky S-70C Blue Hawk trong cuộc tập trận.

Ngoài ra, lực lượng hải quân tiến hành các bài tập trận chống tàu ngầm do hạm đội 124 đảm nhận với sự xuất hiện của tàu khu trục lớp Kidd và tàu hậu vệ La Fayette cùng sự yểm trợ của trực thăng S-70C. Thêm vào đó, chiếc tàu hộ tống mới, lớp Tuo Chiang và Kuang Hua-6 được trang bị tên lửa chống hạm Hsiung Feng.

Cuộc diễn tập của Đài Loan còn diễn ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tuyến đường biển mang lại giá trị thương mại giá trị 5.000 tỷ USD/ năm không ngừng gia tăng. Đây cũng là lý do Mỹ quyết định tiến hành tập trận chung với các nước trong khu vực, cũng như triễn khai tuần tra cả trên biển và trên không gần những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép, nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. 

Ngày 16/1/2017, bà Thái Anh Văn cũng kêu gọi xây dựng tự do hàng hải và giải pháp hòa bình cho các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Bà Thái Anh Văn còn cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các mối quan hệ với Nhật Bản và khẳng định chủ quyền của Đài Loan, vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh cho là một phần lãnh thổ “không thể tách rời” của TC.

Trong khi đó, Bắc Kinh ngang ngược, khẳng định họ không cho phép Đài Loan xây dựng bất kỳ hành động “độc lập” nào. Bắc Kinh sẽ sẵn sàng đối thoại với bất kỳ đảng phái nào tại Đài Loan, miễn là đảng phái nầy phải công nhận rằng, 2 bờ eo biển đều là một nước Trung Quốc. Chủ trương của Bắc Kinh hoàn toàn đi ngược lại chính sách của Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn chủ trương độc lập cho Đài Loan.

Quan hệ Trung - Đài bước vào thời kỳ bất ổn:

Theo nhật báo Pháp Les Echos nhận định: Quan hệ TC & Đài Loan đang bước vào thời kỳ bất ổn với việc tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức với chủ trương đối thoại nhưng không hy sinh chủ quyền, bà sẽ nói với lãnh đạo Bắc Kinh những gì mà Đài Bắc không chấp nhận. Lần đầu tiên trong lịch sử Đài Loan, lãnh đạo ngành hành pháp nắm luôn đa số trong ngành lập pháp. Tổng thống Thái Anh Văn hội đủ điều kiện thuận lợi để đối phó với Bắc Kinh. Nhưng, giữa lập trường chính trị và thực tế địa chính trị (TC nhập 40% hàng xuất cảng của Đài Loan).

Trả lời phỏng vấn của Les Echos, nhà phân tích chính trị về TC, Stéphane Corcuff giải thích: “Bà Thái Anh Văn không thể không để ý đến thế mạnh của TC và mưu đồ “thu hồi đảo Đài Loan”. Tuy nhiên, “đồng thuận 1992” chẳng qua là sự cam kết giữa 2 đảng, ĐCSTQ và Quốc Dân Đảng không có ghi lại bằng văn kiện. Tình hình hiện nay hoàn toàn khác. Khi nói đồng thuận chỉ có một nước Trung Hoa, nhưng Trung Hoa nào?” Theo chuyên gia Stéphane Corcuff, Bắc Kinh đang đứng trước thực tế là Đài Loan không bao giờ chịu sáp nhập vào Trung Quốc Đại Lục.

Theo báo cáo quốc phòng 2015 của Đài Loan, TC đang chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô lớn, làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quân sự, chi tiêu quốc phòng hàng năm của Đại Lục duy trì ở mức hai con số chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Bắc Kinh tăng cường sức mạnh lực lượng hải quân & không quân trong khu vực nhằm ngăn nước ngoài như Mỹ & Nhật can thiệp nếu một cuộc tấn công có thể xảy ra: Sina ngày 17/1/2016 đăng lại bài bình luận trên tạp chí Kanwa Defense Review của Canada về chủ đề, quân đội TQ vẫn coi “Chiến tranh thống nhất Đài Loan” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quân đội Đài Loan là một trong những “đối tượng tác chiến” của họ. Trước đây, trong các phương án “thống nhất Đài Loan” của QĐNDTQ, Mỹ luôn được xem là nhân tố quan trọng và tác động trực tiếp đến chiến cuộc.

Mỹ “yếu tố bảo vệ Đài Loan”:

Lần đầu tiên, Đài Loan được Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận được sự “tài trợ và huấn luyện” của Mỹ trong năm tài chính 2016 để bảo vệ Biển Đông. Theo nguồn tin của The Diplomat, số ra ngày 01/10/2015, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã biểu quyết thông qua ngân sách Quốc phòng Mỹ trong năm tài chính 2016, cho phép BQP Mỹ “tài trợ và huấn luyện” cho 7 nước Đông Nam Á Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Singapore.

Điểm đặc biệt là vào giờ chót, Đài Loan đã được đưa thêm vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận được sự hỗ trợ của Mỹ. Cụ thể, mục 1261 của Luật ngân sách Quốc phòng tài khóa (NDAA) 2016 vạch ra một nội dung mới gọi là “Sáng kiến Biển Đông” lần đầu tiên xuất hiện trong phần “Những vấn đề liên quan đến khu vực châu Á - TBD”. Nó lưu ý rằng, BQP được ủy quyền để cung cấp hỗ trợ và huấn luyện cho Indonesia, Philippines, Thái Lan, VN, Brunei, Singapore và vùng lãnh thổ Đài Loan nhằm mục đích tăng cường an ninh hàng hải và nhận thức về lĩnh vực hàng hải của các nước ven Biển Đông”.

Nội dung của NDAA 2016 cũng đề cập đến việc Mỹ ủng hộ Đài Loan phù hợp theo đạo luật an ninh chung giữa 2 nước còn gọi là “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” mà theo đó, Washington có trách nhiệm bảo đảm cho Đài Loan có một thế trận quốc phòng mạnh mẽ. Đặc biệt, “Luật Ngân sách Quốc phòng” tài khóa 2016 của Mỹ quy định: “Mỹ phải tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Đài Loan trang bị những phương tiện hiện đại và vượt trội để có thể cân bằng với sức mạnh quân sự đang lên của Tàu Cộng”.

Trong số các loại vũ khí cần được tăng cường có tàu xung kích cao tốc, tên lửa “địa đối hải”, hệ thống tu sửa khẩn cấp đường băng quân sự, mìn tấn công và tàu ngầm để tối ưu hóa hệ thống quốc phòng của eo biển Đài Loan.

Trước đó, trong một cuộc Hội thảo tại Washington mới đây với chủ đề “Đài Loan với Biển Đông”, một số chuyên gia tư vấn và hoạch định quốc phòng Mỹ đã cảnh báo đang có một cơn bão quân sự đang thành hình trên Biển Đông và cơn bão nầy liên quan trực tiếp tới Đài Loan. Các ý kiến nhấn mạnh, Mỹ cần phải hành động và hành động ngay để ngăn chận TC bành trướng trên Biển Đông, vì nếu để Bắc Kinh tự tung tự tác ở Biển Đông, an ninh của Đài Loan cũng sẽ bị đe dọa.

Bắc Kinh cảnh báo Donald Trump về Nguyên Tắc “Một Nước Trung Hoa:

Công nhận “một nước Trung Hoa” là “không thể bàn cải”. Bắc Kinh ngày 15/1/2017 đưa ra lời tuyên bố khẳng định như trên, nhằm đáp trả lại Donald Trump, Tổng thống tân cử Mỹ trước đó đã tuyên bố, sẵn sàng xét lại nguyên tắc nầy để củng cố quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan.

Lục Khảng - Phát ngôn viên BNG Tàu Cộng - đã giận dữ tuyên bố nói: “Nguyên tắc một nước Trung Hoa là nền tảng chính trị cho mối quan hệ Mỹ - Trung, đó không phải là chủ đề thương lượng,” Lục Khảng nhấn mạnh. “Trên thế giới này chỉ một nước Trung Quốc và Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Chính phủ nuớc Cộng Hòa Nhân Dân là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc”.

Theo AFP, TC đã có phản ứng mạnh mẽ như trên do việc hồi trong tuần, khi trả lời phỏng vấn nhật báo Wall Street Journal, ông Donald Trump nêu rõ là: “Mọi thứ đang được đàm phán, kể cả chính sách “Một nước Trung Hoa”. Bên cạnh đó, ông Trump còn biện minh về cuộc trao đổi điện đàm với tổng thống Thái Anh Văn - người đàn bà thép của Á Châu - và vào trung tuần 12/2016, ông Trump đã đe dọa Bắc Kinh là “không công nhận nguyên tắc một nước Trung Hoa”.

Ngày 31/12 tại dinh thự Mar-a-Lago, ông Donald Trump trả lời báo giới trong buổi tiệc mừng năm mới rằng, ông không loại trừ khả năng gặp Tổng thống Đài Loan bà Thái Anh Văn nếu bà sang thăm Hoa Kỳ sau khi ông chính thức nhiệm chức. Trước đó, ngày 09/12, cuộc điệnn đàm giữa tân Tổng thống Hoa kỳ đắc cử với Tổng thống Đài Loan khiến Bắc Kinh sửng sốt. Cú điện đàm phá lệ đặt ra trong chính sách của Hoa Kỳ thiết lập từ năm 1979 khi quan hệ hai bên bị cắt đứt chính thức. 

Mỹ - Nhật đang giăng bẫy Tàu Cộng ở Biển Đông - Đài Loan là mồi nhử:

Cái bẫy do liên minh Mỹ - Nhật tạo ra trên Biển Đông mà Đài Loan là miếng mồi nhữ để TC rơi vào. Hiện nay, giới lãnh đạo Bắc Kinh chắc chắn phải suy nghĩ nghiêm túc về chủ đề nầy để đưa ra phản ứng phù hợp với tình thế. Bất cứ tính toán sai lầm nào của Bắc Kinh đề có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Tập Cận Bình chắc phải đau đầu liệu Tổng thống Donald Trump sẽ ra chiêu gì? Có thể sẽ mạnh tay sử dụng Đài Loan để làm áp lực Bắc Kinh trong hàng loạt lĩnh vực khác nhau hay không? Hay đơn giản ở mức độ “hù dọa” cho Bắc Kinh nhận thức được khả năng này.

Tổng thống Donald Trump vốn có sự mâu thuẫn sâu sắc với Tàu Cộng và chính quyền của ông Trump sẽ thúc đẩy các hành động tăng cường lực lượng quân sự tại các căn cứ ở Australia để phù hợp với kế hoạch nhằm vào TC của Donald Trump. Dẫn lời Đô đốc Harry Harris cho biết: “Để chống lại các bước đi chính trị quân sự của Bắc Kinh, năm 2017, Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và máy bay ném bom chiến lược B-2, B-1B ở căn cứ không quân của Australia. Mỹ sẽ sử dụng vài hạm đội tác chiến của Hải quân Mỹ hạm đội 3,5 và 7 và nhiều phi đội không quân chiến thuật và chiến lược của Không quân Mỹ”.

Theo Đô đốc về hưu Dennis Blair, Mỹ không thể chấp nhận những yêu sách của Bắc Kinh về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Trong trường hợp xung đột xảy ra, quân đội Mỹ chỉ cần mất khoảng 10 - 15 phút để khống chế các tiền đồn của TC tại Biển Đông. Theo bà Deborah James, Bộ trưởng Không quân Mỹ, cho biết, các đồng minh của Washington trong khu vực đang yêu cầu Không quân Mỹ tăng cường sự hiện diện trong khu vực. Hiện không quân Mỹ có khoảng 45.000 binh sĩ ở nhiều căn cứ trên Thái Bình Dương và Mỹ sẽ tiếp tục điều các “máy bay ném bom chiến lược tầm xa” như B-1, B-2 và B-52 tham gia các chiến dịch thực thi quyền tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông.

Đài Loan từ lâu đã là trọng điểm trong quan hệ Mỹ - Trung. Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực khi cần thiết. Tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa” Washington từ năm 1979 cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc, cho đến khi TT Donald Trump phá vỡ nguyên tắc trên, khi tuyên bố trên các phương tiện truyền thông sẽ xem xét lại chính sách dài hạn mơ hồ đối với Đài Loan.

Đái Húc, đại tá không quân TC về hưu, tuyên bố: “TQ không e sợ đối với Mỹ,”ông ta nói. “Không có sự hợp tác từ TQ, Trump sẽ chẳng đạt được điều gì cả. Tôi dám nói rằng, nếu ông ta chọn cách đối đầu với TQ, ông ấy sẽ không ngồi được ghế tổng thống quá 4 năm”. Còn Kim Xán Vinh, giáo sư ngành quan hệ Quốc tế ĐH Nhân dân, còn mạnh miệng tuyên bố: “TQ là rồng, Mỹ là đại bàng, Anh là sư tử. Khi “Rồng” tỉnh giấc, tất cả những con vật khác đều là đồ ăn vặt của nó”.

Những phản ứng cứng rắn như trên, không định hình chính sách đối ngoại của Tàu Cộng. Song Tập Cận Bình cùng các lãnh đạo TC khác rất nhạy cảm với cơn phẫn nộ mang tính “chủ nghĩa dân tộc cực đoan” ở trong nước. Vì thế, áp lực đối với Tập Cận Bình có khả năng tăng lên nếu TT Donald Trump tiếp tục công khai chỉ trích TQ, đặc biệt trước vấn đề Đài Loan đòi độc lập. 

Ủy ban Quốc gia Chính sách Mỹ (NCAFP) đã đưa ra báo cáo “Thiết lập trật tự khu vực Đông Á”, cựu Chủ tịch của Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) Stephen Young cũng tham gia viết báo cáo này rằng: “Tôn trọng chế độ dân chủ mạnh mẽ của Đài Loan; cần tiếp tục cung cấp vũ khí mang tính phòng thủ cho Đài Loan; Quân đội Mỹ cần duy trì lực lượng quân sự mạnh mẽ ở khu vực Châu Á-TBD, cuối cùng Washington cần nói rõ với Bắc Kinh rằng: “Điều mà Mỹ kiên trì lâu dài chính là vấn đề hai bờ không thể được giải quyết bằng đe dọa hoặc vũ lực”.

Điều này cho thấy khả năng Mỹ can thiệp mạnh mẽ vào vấn đề Đài Loan tăng lên, điều đáng chú ý là Mỹ - Nhật Bản bắt tay liên minh thúc đẩy vấn đề hai vùng Biển Đông và Hoa Đông về vấn đề Đài Loan, tạo ra một cục diện cạnh tranh chiến lược ngăn chận toàn diện đối với Tàu Cộng. Tóm lại, Mỹ - Nhật giăng bẫy chiến lược mà Đài Loan là miếng mồi cho “con rồng giấy” TC sụp bẫy.

Tập Cận Bình tấn thoái lưỡng nan:

Tập Cận Bình thừa biết rằng, nếu Trung - Nhật xảy ra xung đột quân sự trên Biển Đông hoặc Hoa Đông. TC chưa chắc thắng được Nhật Bản, nhưng nếu Mỹ can thiệp, TC sẽ đại bại là điều chắc chắn sẽ xảy ra. 

Vasily Kashin - nhà nghiên cứu cấp cao, Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ cao Nga - cho rằng: “Trên biển TC hoàn toàn không có ưu thế số lượng mang tính áp đảo; đồng thời về chỉ tiêu chất lượng, tàu chiến TC hoàn toàn thua xa Nhật Bản. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thậm chí còn mạnh hơn quân đội Mỹ”.

Khác với Vasily Kashin, Konstantin Sivkov Phó viện trưởng Học viện Địa chính trị Nga - đánh giá sức mạnh của Hải - Không quân Tàu Cộng cao hơn Nhật Bản một chút: “Về số lượng, Quân đội TC hơn nhiều Nhật Bản. TC có 2,3 triệu quân. Nhật Bản chỉ có 250.000 quân. Nhưng, chiến tranh xung quanh hòn đảo tranh chấp sẽ chủ yếu dựa vào sức mạnh của Hải & Không quân. Để đoạt lấy các hòn đảo trên, TC có thể sẽ điều động 400 - 500 chiến đấu cơ, không ít hơn 20 tàu ngầm diesel. Phía Nhật bản có thể điều gần 150 chiến đấu cơ, tàu ngầm diesel, 5-10 tàu khu trục và tàu hộ vệ chỉ bằng 1/3 của TC,” ông chỉ ra. “Không quân TC chủ yếu là hàng nhái, chất lượng kém, chiến đấu cơ sẽ chiếm ưu thế mang tính quyết định.”

Năm 2017 được quốc tế dự báo là năm khó khăn cho họ Tập và khó khăn lớn nhất là quan hệ đôi bờ eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết từ khi Tổng thống Donald Trump phá vở quy tắc nhiều thập niên của Mỹ, đàm thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và sau đó tỏ ra nghi ngờ về chính sách “một Trung Hoa” vốn là nền tảng để Mỹ - Trung bình thường hóa quan hệ từ năm 1979.

Vấn đề Đài Loan, rõ ràng TT Donald Trump đã dồn Tập Cân Bình vào chân tường khi TT Thái Anh Văn tuyên bố độc lập bất chấp lời hăm dọa của Bắc Kinh. Theo hãng tin China News, tuyên bố được xem như lời cảnh cáo đối với Đài Loan là hải đảo bất trị. Phát ngôn viên cơ quan chính phủ đặc trách quan hệ Đài Loan, cho rằng TQ có quyết tâm không gì lay chuyển và khả năng dùng vũ lực ngăn chận mọi ý đồ độc lập và ly khai ở Đài Loan. Do vậy, thực tế sẽ chứng minh “độc lập là tử lộ”.

Có 3 kịch bản dành cho Tập Cận Bình giải quyết vấn đề Đài Loan tuyên bố độc lập được tiên liệu như sau:

[1] Dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan để sáp nhập vào Hoa Lục? Kịch bản nầy bất khả khi, vì dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan sẽ khiến quân đội Mỹ và Nhật Bản nhập cuộc. PLA sẽ không đủ khả năng giành chiến thắng và sẽ bại trận một cách nhục nhã trước liên minh Mỹ - Nhật - Đài.

[2] Chấp nhập cho Đài Loan độc lập thì uy tín lãnh đạo ĐCSTQ của Tập Cận Bình sẽ tiêu tan trước khi đối mặt sự chuyển đổi lãnh đạo ở Bắc Kinh, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay, khi Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ diễn ra. Hiện quá trình tranh giành vị trí lãnh đạo cốt cán đã bắt đầu.

[3] Nếu chấp nhận Đài Loan độc lập, Tập Cận Bình phải đối mặt khó khăn nội bộ đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Muốn hóa giải vấn đề nầy, họ Tập sẽ chọn một cuộc chiến tranh ở ngoại biên để đánh lạc hướng dư luận sôi sục trong nước. Vậy đâu là mục tiêu để Tập Cận nhắm tới? Đó là Việt Nam trong tầm ngấm của họ Tập. Bắc Kinh sẽ mặc cả với Mỹ trên lưng dân tộc Việt Nam để đánh đổi sự Đài Loan độc lập với việc để Bắc Kinh thôn tính Việt Nam.

Dùng chiến tranh ngoại biên đánh lạc hướng dư luận trong nước:

Tập Cận Bình học chiêu nầy từ sư phụ Mao Trạch Đông để giải quyết những bế tắc trong nước, dùng chiến tranh biên giới Nga năm 1969 để đánh lạc hướng dư luận. Bắc Kinh hiện đang lên kế hoạch thực hiện chính sách đối ngoại phiêu lưu, thậm chí gây ra chiến tranh để đánh lạc hướng dư luận trong nước về các vấn đề nợ nần chồng chất, bạo loạn đang gia tăng hàng ngày, nạn thất nghiệp, tham nhũng, xâu xé nội bộ, môi trường sống ô nhiễm trầm trọng gần như hết thuốc chữa, đặc biệt là vấn đề Đài Loan tuyên bố độc lập... nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân TQ.

Thuyết “Dùng chiến tranh đánh lạc hướng” (Diversionary Theory of War). Nhiều học giả đã lưu ý các nhà lãnh đạo chính trị sử dụng “chính sách đối ngoại hiếu chiến” để củng cố vị thế lãnh đạo trong nước của họ

Theo Shakespeare (1845) đã đề nghị với các chính khách rằng: “Hãy để tâm trí người dân quay cuồng bận rộn với những cuộc cãi vã ở nước ngoài” (Be it thy course to busy giddy minds with foreign quarrels). 

Nhà sử học Michel Bodin (1955) chỉ ra rằng: “Cách tốt nhất để gìn giữ quốc gia khỏi sự nổi loạn và nội chiến là tìm ra một kẻ thù để các thần dân có thể cùng nhau chống lại”. 

Theo Schumpeter (1939) cho rằng: “Chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh không phải phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản mà phục vụ lợi ích của giới tinh hoa quân sự - tầng lớp đã sử dụng chiến tranh và mối đe dọa chiến tranh để hợp thức hóa và duy trì vị trí áp đảo của mình trong nước”. 

Hass & Whiting (1956 & 1962) chỉ ra rằng: “Các chính khách có thể bị chi phối bởi chính sách xung đột quốc tế, nếu không muốn nói là dùng chiến tranh để bảo vệ họ trước sự nổi dậy của kẻ thù trong nước”. 

Vấn đề là nếu Bắc Kinh nhượng bộ Hoa Kỳ để Đài Loan độc lập. Tập Cận Bình và các chiến lược gia TC có thể họ đang nghiên cứu chiến lược tấn công ngoại biên để đánh lạc hướng dư luận và chủ nghĩa cực đoan trong nước. Những mục tiêu tấn công từ khó đến dễ như sau:

- Biển Đông: Chưa đủ thế và lực để đánh thắng Mỹ & đồng minh. 

- Vùng Viễn Đông & Siberia: Chưa đúng thời cơ. 

- Việt Nam: Mục tiêu dễ nhất để thôn tính. 

Tại sao Tập Cận Bình chọn VN để tấn công mà không phải là Philippines hay Đài Loan? Vì VN không nằm trong trục liên minh Mỹ - Nhật - Philippines đã thành hình và Đài Loan đặt dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ. Một bước lùi để Đài Loan độc lập, Mỹ sẽ làm ngơ để TC tấn công VN. Theo thỏa thuận ngầm giữa Washington và Bắc Kinh? Khi TC tấn công Việt Nam sẽ không lôi kéo Mỹ - Nhật nhập cuộc. Đây là hậu quả của chánh sách “3 không” cực kỳ ngu xuẩn của những tên “lãnh tụ đầu tôm” trong ĐCSVN. 

Tưởng cũng nên nhắc lại, TBT Nguyễn Phú Trọng sang chầu thiên tử Tập Cận Bình ngày 12/01/2017 đã ký 15 văn kiện bán nước, nhưng đó chỉ là mặt nổi. Một “mật ước” giữa Trọng Lú và họ Tập là khi quân Tàu Cộng PLA mở cuộc vượt biên tấn công Việt Nam như năm 1979, thì nhiệm vụ của Trọng Lú sẽ ra lệnh các lực lượng vũ trang QĐNDVN gồm Hải - Lục - Không Quân, CANDVN… “án binh bất động”, buông súng đầu hàng vô điều kiện trước quân xâm lược Tàu Cộng. Hiện nay, theo chỉ thị của Tập Cận Bình, TBT Nguyễn Phú Trọng đã hoàn tất quyết tâm “Hán hóa” đội ngũ lãnh đạo Việt Nam chờ chuyển giao quyền lực cho Bắc Kinh.

Số phận những tên lãnh đạo đcsvn sẽ ra sao?:

Số phận của bọn Thái thú Cộng sản Hà Nội như: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc, Nông Đức Mạnh, Mười, Anh, Phiêu, Dũng Sang... Tập Cận Bình có để yên bọn chúng sống an hưởng tuổi già, sống vinh hoa phú quý trong các biệt thư nguy nga tráng lệ hay không? Câu trả lời khẳng định nhất là “KHÔNG”! Ngay sau khi thôn tính Việt Nam xong, gia đình, vợ con quý vị sẽ trở thành con tin, áp lực quí vị đem tất cả hiện kim và hiện vật mà quý vị bóc lột, vơ vét được của nhân dân Việt Nam phải giao nạp chúng nó để chuộc mạng.

Độc chiêu của bọn Chệt Cộng, đó là chiêu “quá kiều trừu bản” nghĩa đen của nó là “qua cầu rút ván”. Số phận của quý vị đã được bọn lãnh đạo Bắc Kinh an bài qua “12 chữ vàng khè” mà quý vị có mắt như mù biết gì về thủ đoạn tàn độc của chúng nó: “Phi điểu tận luơng cung tàn, giảo thử tử cẩu phanh thây” nghĩa đen của nó là “Chim chết cất cung, Thỏ chết giết chó”.

Vả lại, dưới tầm nhìn của Tập Cận Bình thâm hiểm, quý vị lãnh đạo ĐCSVN là những tên ngu xuẩn phản quốc, mãi quốc cầu vinh. Họ Tập chỉ dùng quý vị trong một giai đoạn nhất định nào đó, giống như xài một lũ chó săn trong một mùa săn thì làm sao Tập Cận Bình tin dùng quý vị được chứ?

Uổng sát công thần hầu như là một thứ định luật chính trị tàn nhẫn trong lịch sử cổ kim Trung Hoa. Khi mùa săn đã qua, lũ chó săn sẽ bị phanh thay trước để khỏi nuôi tốn cơm, đôi khi còn phản chủ, cắn lại mình. Lịch sử Tàu đã chứng minh điều nầy để quí vị sáng mắt:

Ngay từ đầu, Phạm Lãi đã nhìn thấu ruột gan của Việt Vương Câu Tiễn. Vì vậy, khi thành công, Phạm Lãi phải từ quan, tìm cách đổi tên họ, ngao du ngũ hồ mới sống tới hết tuổi già. Đường Thái Tôn tuy được dân Tàu tôn vinh là vị minh quân, nhưng cũng là tay giết hại công thần nhiều nhất. 

Lưu Bang nổi danh trong lịch sử là người sử dụng chiêu “quá kiều trừu bản” nhiều nhất. Lúc còn là một tên đình trưởng, chuyên ăn trộm gà làm kế sinh nhai. Nhưng đến lúc được thiên hạ, dựng nên cơ nghiệp rồi thì người thứ nhất được ra chém là Hàn Tín, lần lượt tới Bành Việt, Anh Bố. Còn Tiêu Hà, Phàn Khoái, Trần Hi thì bị tống vào ngục chết rũ trong tù. Chỉ có Trương Lương thức thời, nhanh chân bỏ lên núi tu tiên nên thoát nạn. 

Trong lịch sử Tàu Cộng cận đại, Mao Trạch Đông chưa bao giờ chỉ huy một trận đánh nào cho ra hồn. Nhưng, những danh tướng như Cao Cương, Chu Đức, Lâm Bưu, Dương Thượng Côn, Bành Đức Hoài, La Thụy Khanh, Lưu Thiếu Kỳ... đều bị Mao giết sạch. 

Đây cũng là số phận mà bọn Bắc Kinh sẽ dành sẵn cho bọn Thái thú cộng sản Hà Nội để làm tấm gương soi trong nội bộ ĐCSTQ về tội “Phản quốc” sẽ bị trừng trị như thế nào và cái chết thê thảm của quý vị lãnh đạo ĐCSVN đã được chúng dành sẵn để xoa dịu nhất thời lòng căm phẫn của nhân dân Việt Nam.

Số phận của QĐNDVN sẽ ra sao?

Mỗi chế độ chính trị đều có quân đội riêng của nó. Người lính tự vẽ nên chân dung của chế độ. QĐNDVN vốn thường tự hào nào là “thành đồng bảo vệ Tổ Quốc”, “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”... Có thể nào QĐNDVN có truyền thống tốt đẹp như thế lại tự làm ô uế thanh danh của mình, khi hạ mình đi bằng 4 cẳng như lũ chó săn công an mật vụ làm công cụ bảo vệ ĐCSVN?

Đã đến lúc người lính QĐNDVN phải thức tỉnh, trả lời dứt khoát với chế độ cộng sản độc tài toàn trị, ngoại lai vong bản rằng: “QĐNDVN là thành đồng bảo vệ Tổ Quốc & Dân Tộc, chứ không phải bảo vệ bọn lãnh đạo ĐCSVN buôn dân bán nước, tham nhũng thối nát, một lũ bưng bô cho bọn Rợ Hán”.

Nếu người lính QĐNDVN không dám đứng lên làm nhiệm vụ đó ngày hôm nay thì sau này, người lính QĐNDVN sẽ trở thành những tên lính xung kích cho bọn Rợ Hán, các bạn sẽ đi mở đường cho chủ nghĩa bành trướng của Tàu Cộng ở vùng Viễn Đông, Siberia… các bạn sẽ chiến đấu đơn độc, không chết vì súng đạn của lính Nga thì cũng chết vì đói lạnh. Lúc đó, các bạn có hối hận thì đã muộn. Các bạn sẽ chết bỏ thây nơi xứ người thay cho lính Tàu, các bạn chết càng nhiều càng tốt, Bắc Kinh sẽ đem dân Tàu di dân ồ ạt xuống Việt Nam, chúng chiếm tất cả nhà cửa đất đai, ruộng vườn cùng tài sản của các bạn. Vợ con của các bạn từ đây sẽ mang họ Địch, họ Từ, họ Ôn, họ Hàn…vợ và con gái các bạn sẽ bị chúng đưa vào nhà thổ làm gái hộ lý cho quân đội viễn chinh Tàu Cộng sau này. Những thiếu nữ VN còn xuân sắc sẽ bị ép buộc lấy dân Tàu Khựa để lai giống; nếu không sẽ bị triệt sản để hạn chế sinh sản. Cũng giống như dân Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, người dân Việt Nam sẽ trở thành dân tộc thiểu số ngay trên quê hương của chính mình…

Nhân dân Việt Nam kỳ vọng những người lính QĐNDVN sớm phản tỉnh, quay súng trở về với nhân dân lật đổ chế độ cộng sản độc tài toàn trị chết tiệt để cứu lấy quê hương. Mong lắm thay!!!

30/1/2017

Tổng hợp & nhận định:

Powered By Blogger