Monday, October 31, 2016

Lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 53 ngày 29.10.2016 tại TĐ. Cellitinnen z.hl. Maria, Köln.

Đức không giống Pháp: Đức kiểm soát việc doanh gia Trung Quốc sang mua công ty


AuthorV.GiangSourceNgười ViệtPosted on: 2016-10-31


Ông Sigmar Gabriel sẽ tìm cách kiểm soát Trung Quốc mua các công ty Đức trong chuyến thăm Bắc Kinh sắp tới. (Hình: Sean Gallup/Getty Images)
FRANKFURT, Đức (NV) – Lo ngại trước việc có hàng loạt các công ty Đức bị công ty Trung Quốc sang mua, chính phủ Đức đang tìm cách giảm bớt tình trạng này, dù rằng có thể sẽ làm Bắc Kinh giận dữ.
Hiện có những tín hiệu từ Berlin cho thấy Đức không muốn thấy có quá nhiều công ty của họ bị Trung Quốc làm chủ, một điều cũng sẽ được nhắc tới trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh sắp tới của Bộ Trưởng Kinh Tế Đức Sigmar Gabriel.
Người dân Đức trong thời gian qua đã bày tỏ sự lo ngại khi thấy nhiều công ty kỹ thuật của họ bị các công ty Trung Quốc, thường là các công ty quốc doanh, sang nuốt trọn, lo lắng rằng các tài sản trí tuệ sẽ bị lấy mất.
Điều này xảy ra trong lúc đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và giới hạn.
“Đức đang ngày càng có vẻ lo ngại hơn về Trung Quốc và sẽ đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh,” theo lời phân tích gia Hans Kundnani thuộc tổ chức German Marshall Fund.
Trong một chỉ dấu rõ ràng nhất cho thấy Berlin nay đang duyệt xét lại vấn đề, Bộ Kinh Tế Đức hồi tuần qua cho hay sẽ xem lại hai dự án mua lại công ty Đức, khiến việc thương thảo coi như bị đình trệ.
Hành động đầu tiên xảy ra hôm Thứ Hai tuần trước khi chính phủ Đức nói rút lại việc cho phép công ty Grand Chip Investment mua lại công ty làm chip điện tử Aixtrong, với số tiền 670 triệu euro (khoảng $730 triệu), vì lý do an ninh quốc gia.
Tờ nhật báo Đức Handelsblatt cho hay sự thay đổi bất ngờ này xảy ra sau khi tình báo Mỹ cảnh cáo rằng sản phẩm của Aixtron có thể được dùng vào mục tiêu quân sự.
Các công ty Trung Quốc từ Tháng Giêng đến Tháng Mười năm nay chi khoảng hơn 11 tỷ euro để mua lại các công ty Đức, theo công ty kiểm toán EY.
Trong số này có cả công ty chế tạo robot Kuka, một điều đã gây ra nhiều lo ngại và Bộ Trưởng Gabriel tìm cách ngăn chặn. (V.Giang)

"Năm năm vàng son 1955-60" của Việt Nam Cộng Hòa

BBT: Nước Việt đã mất đi thời vàng son của mình chỉ vì bọn Việt Cọng tham tàn cướp đoạt mất hạnh phúc của nhân dân và rúc rỉa đục khoét tài nguyên của quốc gia để bán cho ngoại bang làm lợi riêng cho chúng nó. Nhân dân miền Nam ơi ! mấy thằng trọc ơi ! đã sáng mắt chưa ? Có hối hận vì đã ghen tỵ đang tâm đạp đổ những gì quý hóa mình đang có để đổi lấy cái họa vào thân và mang tang thương cho cả dân tộc ? Toàn thể Phật Giáo Việt nam đã được VC ban thưởng cho cơn dịch vật chất kéo toàn bộ rơi vào hố sa đọa ngóc đầu không nổi, mất hẳn sự thanh tịnh để tu hành !! Nghiệp chướng đó thôi !!


Phật Giáo Việt Nam vui sướng "tê mê" và hãnh diện "ngất trời" khi được nhà nước VC thí ban cho bức tượng Thích Quảng Đức làm phần thưỏng cho sứ vụ phản loạn của mình

"Năm năm vàng son 1955-60" của Việt Nam Cộng Hòa
AuthorNguyễn tiến HưngSourceBBCPosted on: 2016-10-31


Từ cao nguyên Tây Tạng, con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam qua tỉnh Vân Nam, tới Lào, Thái Lan, Kampuchia, rồi Việt Nam trước khi ra Biển Đông.
May cho Miền Nam là có hồ lớn Tonle Sap ở Campuchia hút đi một phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông lại uốn khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam.
Tới gần biên giới thì con sông chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con số 9 được coi là may mắn cho nên phải tìm ra cho được một nhánh nữa, tuy là rất nhỏ (dài khoảng 10 dậm) để cộng lại thành ra 9 nhánh, gọi là Cửu Long Giang.
Dòng sông Chín Con Rồng uốn mình tưới nước cho vùng đồng bằng Nam Bộ mầu mỡ, phì nhiêu trở thành vựa lúa của cả nước. Người nông dân nơi đây chỉ cần trồng mỗi năm một vụ là cũng đủ ăn, lại còn dư thừa để tiếp tế ra Miền Bắc và xuất cảng.
Khởi đầu gian khó
Nhưng trong mười năm chiến tranh loạn lạc, trên một phần ba đất trồng trọt đã bị bỏ hoang, nhường chỗ cho những bụi rậm và cỏ dại lan tràn.
Một phần lớn hệ thống kênh rạch cũng bị khô cạn hay sình lầy. Hệ thống bơm nước, thoát nước cũng bị hư hại. Bởi vậy, sản xuất thóc gạo của Miền Nam trong mười năm trước 1955 đã bị giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, các phương tiện giao thông như đường bộ, đường sắt, cầu cống và các cơ sở công kỹ nghệ như đường trắng, rượu bia, sợi bông cũng đều bị hư hại.
Cho nên vào năm 1955, khi "Một Quốc Gia Vừa Ra Đời" như báo chí Mỹ tuyên dương thì quốc gia ấy đã phải đối diện với bao nhiêu khó khăn khôn lường.
Ngân sách của Pháp để lại thì thật eo hẹp, kỹ sư, chuyên viên trong mọi lãnh vực đều hết sức hiếm hoi vì Pháp đã rút đi hầu hết, để lại một lỗ hổng lớn cho cả nển kinh tế lẫn hành chánh, giáo dục, y tế.
May mắn là trong năm năm đầu, từ mùa Thu 1955 tới mùa Thu 1960, Miền Nam có được năm năm vàng son, vừa có hòa bình lại được đồng minh Hoa kỳ hết lòng yểm trợ vật chất và kỹ thuật cho nên đã thu lượm được nhiều kết quả có thể nói là vượt bực.
Hồi tưởng lại thời gian ấy, nhiều độc giả chắc còn nhớ lại cái cảnh thanh bình khi các em học sinh mặc áo chemise trắng, quần xanh, các nữ sinh với những chiếc áo dài trắng tha thướt ngày ngày cắp sách đến trường.
Cha mẹ, anh em thì lo công việc làm ăn. Giầu có thì chưa thấy nhưng hầu hết đã đủ ăn đủ mặc, xã hội trật tự, kỷ cương. Tuy dù có nhiều bất mãn khó tránh về chính trị, tôn giáo và xã hội, nhưng tương đối thì ta phải công nhận rằng đây là thời gian hào quang nhất của Cộng Hòa Việt Nam.
Định cư gần một triệu người di cư từ Miền Bắc
Công việc đầu tiên và khẩn cấp nhất là phải định cư tới gần một triệu người, tương đương bằng 7% dân số Miền Bắc di cư vào Nam.
Đoàn người này hoàn toàn 'tay trắng' - chúng tôi gọi là đoàn người 'bốn không': không nhà cửa, đất đai, tiền bạc, ngành nghề chuyên môn ngoài nghề nông.
Làm sao tìm được nơi ăn, chỗ ở, tạo dựng lại được công ăn việc làm, đào giếng nước, xây nhà thương, bệnh xá, trường học cho con em để đáp ứng nhu cầu? Ngoài việc hành chính, lại còn tìm đâu ra bác sĩ, y tá, thầy dạy cho con em?
Sau này khi nói về thành công của Tổng thống Diệm về việc này, TT Kennedy viết cho ông nhân ngày Quốc Khánh 26/10/1961:
"Thưa Tổng thống,
Thành tích mà Ngài đã đạt được để đem lại niềm hy vọng mới, nơi cư trú và sự an ninh cho gần một triệu người lánh nạn cộng sản từ Miền Bắc đã nổi bật như một trong những nỗ lực đáng được tán dương nhất, và được điều hành tốt đẹp nhất trong thời hiện đại."
Tái thiết và phát triển nông nghiệp
Ưu tiên của công việc tái thiết và phát triển phải là nông nghiệp vì đại đa số nhân dân làm nghề nông. Đồng bằng Cửu Long là vựa lúa của cả nước, nhưng sản xuất đã giảm đi đáng kể trong mười năm ly loạn.
Thời tiền chiến sản xuất lên tới 4,2 triệu tấn (1939). Tới 1954 chỉ còn 2,5 triệu tấn. Cũng năm 1939 xuất cảng gạo là gần 2 triệu tấn, năm 1954 chỉ còn 520.000 tấn.
Tại vùng đồng bằng, trong tổng số là 7 triệu hecta đất trồng trọt có tới 2,5 triệu hecta (trên một phần ba) bị bỏ hoang. Lúa gạo là mạch máu của người dân cho nên công việc đầu tiên là phải đưa diện tích này vào canh tác.
Đây là một cố gắng vượt mức vì không những nó đòi hỏi phải tốn phí nhiều tiền bạc, công sức, để sửa chữa lại hệ thống thủy lợi, vét nạo kênh rạch, lại còn làm sao xây dựng được quyền sở hữu đất đai và phương tiện sản xuất cho người nông dân.
Cải cách điền địa: Khó khăn và giải pháp thành công
Người khôn của khó. Lo lắng chính của người dân là làm sao có được một mảnh đất để sinh sống. Nếu như mảnh đất ấy lại nằm gần sông nước thì là vàng.
'Đất Nước tôi': đất và nước. Chỉ có Việt Nam ta là dùng hai chữ đất và nước để chỉ quê hương, tổ quốc mình vì tấc đất là tấc vàng.
Các biện pháp cải cách ruộng đất bắt đầu vào năm 1955 với lệnh giới hạn địa tô (tiền thuê đất) và những biện pháp giúp cho tá điền (người nông dân thuê đất) có được sự yên tâm về quyền sử dụng đất.
Cải cách điền địa là công việc rất khó khăn của các chính phủ Á Châu, nhưng ở Miền Nam là khó khăn nhất.
Làm sao mà lấy ruộng của người này chuyển cho người khác, nhất là khi đất canh tác lại tập trung vào một số rất nhỏ đại điền chủ? Họ là những người nắm thực quyền tại địa phương và gián tiếp, tại đô thị. Ở đồng bằng sông Cửu Long, sự tập trung quyền sở hữu đất vào một số điền chủ là cao nhất ở vùng Đông Nam Á: chỉ có 2,5% điền chủ mà đã sở hữu tới một nửa diện tích canh tác, trung bình mỗi điền chủ có hơn 50 mẫu đất.
Trước tình huống ấy, TT Diệm đã phải đối mặt với một khủng hoảng xã hội rất có thể xẩy ra nếu như phát động mạnh chương trình cải cách điền địa. Nhưng TT Diệm vẫn đặt vấn đề này là ưu tiên số một của chính sách kinh tế, bắt đầu ngay từ 1955 bằng việc cải tổ quy chế tá điền.
Để hỗ trợ cho nông dân được yên tâm khi đi làm thuê, điền chủ phải ký hợp đồng với tá điền về điều kiện thuê đất: tiền thuê đất, thời hạn thuê, triển hạn khế ước, giảm tô trong trường hợp mất mùa.
Kết quả về nông nghiệp trong 5 năm rất khả quan: sản xuất cây lương thực tăng 32%, vượt qua tất cả mức sản xuất thời tiền chiến. Năm 1959, sản xuất gạo lên 5,3 triệu tấn, cao nhất trong lịch sử kinh tế Miền Nam cho tới thời điểm đó. Về xuất cảng: với tổng số là 340.000 tấn, năm 1960 cũng đánh dấu mức xuất cảng cao nhất.
Phát triển công kỹ nghệ và quy chế 'Quốc tịch Việt'
Dưới thời Pháp thuộc, kỹ nghệ và tài nguyên hầu như không được phát triển vì người Pháp chia ra hai vùng rõ rệt: Miền Bắc tập trung vào kỹ nghệ và khai thác hầm mỏ, Miền Nam thì căn bản là tập trung vào nông nghiệp, chỉ có một số sản phẩm tiêu thụ như nhà máy bia, diêm quẹt, thuốc lá, độc quyền thuốc phiện.
Bởi vậy từ 1955, Miền Nam bị cắt đứt tiếp liệu về than và khoáng sản. Chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư lại thật ít ỏi vì Pháp đã rút đi hầu hết.
Từng bước, chính phủ bắt đầu khai thác tài nguyên với ba dự án chính: mỏ than Nông Sơn, thủy điện Đa Nhim, và phốt phát tại Hoàng Sa - Trường Sa. Lúc ấy thì chưa biết là có dự trữ dầu lửa lớn ở những quần đảo này.
Một chuyện ít người biết là việc đổi quốc tịch.
Nhiều người lên án hành động của TT Diệm là độc tài khi ông đưa ra quy định vào hè 1955 căn bản là nhắm vào các thương gia người Tầu (đa số sinh sống ở Chợ Lớn): nếu muốn làm ăn ở Việt Nam thì phải đổi ra quốc tịch Việt Nam.
Chúng tôi nghiên cứu thì mới hiểu lý do sâu xa là vì thời gian ấy, cơ sở kỹ nghệ ở Miền Nam căn bản là thuộc quyền sở hữu của người Pháp, cho nên khi TT Diệm quyết tâm đẩy Pháp ra khỏi Miền Nam thì ông tiên liệu trước và mở đường để người Tầu nhập quốc tịch Việt Nam với mục đích là để cho họ (vì có nhiều vốn liếng) sẽ có thể mua lại những cơ sở kỹ nghệ của người Pháp.
Một kích thích nổi bật khác về kinh tế là chính sách cởi mở, ưu đãi đối với các nhà đầu tư ngoại quốc: bảo đảm về chiến tranh, cam kết không tịch thu hay quốc hữu hóa tài sản của người ngoại quốc, ưu đãi về thuế má và cho phép chuyển tiền lời ra ngoại quốc.
Hạ tầng cơ sở
Tái thiết mạng lưới giao thông đã bị hư hại trong thời chiến và xây dựng thêm nữa là đòi hỏi tiên quyết cho việc phát triển kinh tế và xã hội.
Tới năm 1960, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và các tuyến hàng không đã được cải thiện canh tân và mở rộng đáng kể. Hệ thống vận chuyển hiện đại bao gồm đường sắt, một mạng lưới các đường quốc lộ, liên tỉnh lộ, hương lộ, đường thủy và đường hàng không.
Đường bộ: trong khoảng 9.000 dặm đường, có hơn 2.000 dặm là bê tông nhựa; 3.000 dặm đường có cán đá, và khoảng 4.000 dặm là đường hương lộ.
Đường sắt: năm 1955 giao thông đường sắt cũng được sửa chữa và canh tân. Tới 1959 toàn hệ thống bao gồm 870 dặm, gồm một tuyến đường chính chạy từ Sàigòn đến Đông Hà, nối kết toàn bộ các tỉnh dọc miền duyên hải (nhiều khúc bị cắt đứt trong 12 năm chiến tranh).
Một chi nhánh đường sắt (có móc để leo đồi) đi từ Phan Rang lên Đà Lạt, và một chặng nối với mỏ than Nông Sơn. Một khúc ngắn về phía đông bắc, đi từ Sàigòn tới Lộc Ninh.
Hàng không: hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Air Vietnam - được thành lập lúc đầu để bay trong nước. Ngoài phi trường Tân Sơn Nhất, các phi trường được sửa chữa lại và xây dựng thêm gồm Huế, Đà Nẵng, Nha trang, Qui Nhơn, Biên Hòa, Đà Lạt, Ban mê Thuột, Pleiku, Hải Ninh, Cần Thơ, Phú quốc.
Từ nội địa, Air Vietnam bắt đầu bay tới Phnom Penh, Siem Reap, Bangkok, Vientianne và Savannakhet. Đường quốc tế phần lớn được đảm nhiệm bởi các hãng Air France, Pan American, World Airways, British Airways, Royal Dutch, Cathay Pacific và Thai Airways.
Ngân hàng và tiền tệ
Thiết lập được một ngân hàng trung ương và một hệ thống ngân hàng thương mại để thay thế cho Banque de L'Indochine và các ngân hàng thương mại Pháp ở Sài Gòn là một thành quả lớn của thời đệ Nhất Cộng Hòa.
Ngay từ tháng 1/1955, Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam được thành lập để phát hành đồng tiền Việt Nam và thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng trung ương tân tiến.
Giáo dục và đào tạo
Xét đến cùng, con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế lâu dài. Trong thời kỳ 1955-1960, Miền Nam đã phát triển giáo dục rất nhanh.
Tiểu học: 1960, đã có tới 4.266 trường tiểu học công và 325 trường tiểu học tư thục. Tổng số học trò lên tới gần 1.200.000.
Trung học: các trường trung học công lập tăng từ 29 lên 101 trường. Nguyên trường Gia Long: số học sinh đã tăng từ 1.200 lên tới 5.000.
Đại học: trước năm 1954, Miền Nam không có đại học. Muốn học cử nhân phải ra Hà Nội. Năm 1955, chính thức thành lập đại học Sài Gòn, rồi tới Đại học Huế, Đà Lạt. Tới năm 1962 tổng số sinh viên lên tới 12.000.
Xem như vậy, thành quả của "Năm Năm Vàng Son 1955-1960" là thời gian quý hóa nhất của lịch sử Cộng Hòa Việt Nam.
Ngày Quốc Khánh 26/10/1960 Tổng thống Eisenhower viết cho TT Diệm:
"Kính thưa Tổng Thống,
Trong năm năm ngắn ngủi kể từ khi thành lập nước Cộng hòa, nhân dân Miền Nam đã phát triển đất nước của mình trong hầu hết các lĩnh vực. Tôi đặc biệt ấn tượng bởi một thí dụ. Tôi được thông báo rằng năm ngoái hơn 1.200.000 trẻ em Việt Nam đã có thể đi học trường tiểu học, như vậy là nhiều hơn gấp ba lần so với năm năm trước đó. Điều này chắc chắn là một yếu tố hết sức thuận lợi cho tương lai của Việt Nam. Đồng thời khả năng của Việt Nam để tự bảo vệ chống lại cộng sản đã lớn mạnh một cách không thể đo lường được kể từ khi họ tranh đấu hữu hiệu để trở thành một nước Cộng Hòa độc lập."
Hòa bình là một điều kiện tiên quyết cho xây dựng và phát triển.
Nhân dân Miền Nam đã có được năm năm vàng son để làm ăn, sinh sống trong hoàn cảnh tương đối là thanh bình. Tuy còn nghèo nhưng mỗi ngày lại thêm một bước tiến.
Bao nhiêu độc giả cao niên còn nhớ lại những kỷ niệm êm đềm về thời gian ấy. Thí dụ bạn có thể đi bất cứ nơi nào một cách tự do từ Cà Mau ra tới tận Đông Hà. Mờ sáng lên xe buýt ra Vũng Tầu tắm biển hay buổi chiều đến ga xe lửa gần chợ Bến Thành mua vé đi Đà Lạt.
Chỉ trong chốc lát, con tầu bắt đầu phun khói, còi tầu rít lên trước khi khởi hành. Khi mặt trời hé rạng thì tầu chạy ngang bờ biển cát trắng Phan Rang, rẽ trái rồi ỳ ạch leo tuyến đường sắt có móc để trèo dốc lên Đà Lạt. Cái thú vui khi rời ga Đà Lạt (đẹp nhất Đông Nam Á) để mau tới "Café Tùng" hay "Phở Bằng" thưởng thức một ly cà phê sữa nóng thì khó có thể diễn tả được.
Với sự thông minh, cần cù của người dân Việt thì chỉ cần có hòa bình là tiến bộ trông thấy. Người dân lam lũ vất vả nhưng luôn vui với cuộc sống. Người nông phu không quản ngại thức khuya, dậy sớm để cầy sâu cuốc bẫm, chờ đợi cho tới ngày lúa vàng.

Tâm tư ấy luôn được phản ảnh trong thơ văn, âm nhạc Miền Nam trong thời gian này. Và khi thanh bình, con người lại đối xử với nhau cho hài hòa thì mọi việc - dù là tát cạn cả Biển Đông - cũng đều có thể ước mơ.
Tuy các kết quả phát triển kinh tế xã hội thời đó thật là nhỏ nhoi theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng là rất đáng kể so với các nước láng giềng lúc ấy như ngay cả Nam Hàn dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãn.
Miền Nam thực sự đã đặt được những viên gạch đầu tiên trong các năm 1955-1960 cho mô hình phát triển sau này của Nam Hàn dưới thời Tổng thống Phác Chính Hy. Xây dựng và phát triển trong hòa bình đã đưa Miền Nam tới chỗ vươn lên - kinh tế học gọi là điểm cất cánh (take-off) để trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á.
Buổi bình minh của Nền Cộng Hòa ("The First Day") thật là huy hoàng rực rỡ. Nhiều quan sát viên ngoại quốc cho rằng đây chính là "một cuộc cách mạng đã bị mất đi" (the lost revolution) của Miền Nam Việt Nam.
Bài viết của Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, trích dẫn từ cuốn sách 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào' mới xuất bản tại Hoa Kỳ. Sinh năm 1935 ở Thanh Hóa, tác giả từng giữ chức Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 ở Sài Gòn. Hiện ông định cư tại Hoa Kỳ. Ông là tác giả cuốn "Khi Đồng minh Tháo chạy" và là đồng tác giả cuốn The Palace Files- Hồ sơ Dinh Độc Lập, viết cùng Jerrold L. Schecter bằng tiếng Anh.
-------------

Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm


AuthorGNsPSourceTin Mừng cho Người NghèoPosted on: 2016-10-31
GNsP (31.10.2016) – Ngày giỗ kỷ niệm 53 năm ngày Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm và Bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu qua đời được tổ chức vào ngày 31.10.2016, ngày áp lễ các Thánh nam nữ của Giáo hội Công giáo. Thánh lễ như mọi năm được cử hành tại phần mộ của Cố Tổng thống G.B.
Chủ tế Đức cha Miace Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục G.p Kontum; Giảng Lời Chúa là cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh DCCT VN; Điều hành buổi lễ là cha Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT; cùng đồng tế có cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô, cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh, cha Giuse Maria Nguyễn Văn Tân, Chánh xứ Thọ Hòa, G.p Xuân Lộc và các cha Dòng Chúa Cứu Thế: Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên DCCT Cần Giờ, Phaolô Lê Xuân Lộc. Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của hai Đan sĩ Đan viện Châu Sơn – Nho Quan và một số nữ tu.
Thành phần tham dự, chúng tôi nhận thấy có một số khuôn mặt quen thuộc trong các Tổ chức Xã hội Dân sự như: Luật sư Lê Công Định, Cựu TNLT Paulus Lê Sơn, Nhà báo Sương Quỳnh, Nghệ sĩ Ánh Hồng… Đặc biệt có những khuôn mặt đến từ Miền Bắc nước Việt Nam, những người không hề biết gì Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trước năm 1975 và nếu có biết chỉ là những thông tin một phía từ sự thông tin của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa: Bác sĩ Đại tá Quân đội nhân dân Đinh Đức Long, Kỹ sư Trần Bang và một số gương mặt khác. Cũng như mọi năm, nhưng đông hơn các năm trước, sự hiện diện gây xúc động của những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB QLVNCH. Và nhiều thành phần khác, số lượng tham dự khoảng gần 200 người.


Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016


Đức cha Miace Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục G.p Kontum, chủ tế lễ giỗ tại phần mộ của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm, tại nghĩa trang Lái Thiêu.


Cùng đồng tế với Đức cha Micae có: Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên DCCT Cần Giờ; cha Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT, điều hành buổi lễ; cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô; Cha Giuse M. Nguyễn Văn Tân, Chánh xứ Thọ Hòa, G.p Xuân Lộc; cha P.X. Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh; cha Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT và cha Vinhsơn Phạm Trung Thành.


Giảng Lời Chúa là cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh DCCT VN.
Trước ngày tổ chức lễ giỗ, một nhóm bạn trẻ đã tình nguyện lên nghĩa trang làm sạch sẽ phần đất chung quanh phần mộ của Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông. Trước đó, Ban quản trang đã cho cắm cọc, dựng rào thép B40 bọc toàn bộ nghĩa trang lại, khiến cho những ai muốn đến thăm phần mộ của Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông phải đi vào một cánh cổng cách đó khoảng 50m và xuyên qua những hàng mộ dày đặc.
Tuy nhiên, ngoài hai chiếc camera được gắn sẵn để quan sát chung quanh phần mộ của Cố Tổng thống G.B, nhà cầm quyền địa phương và Ban quản trang không hề có một thái độ nào gây trở ngại cho việc tổ chức lễ giỗ. Những an ninh mặc thường phục, mặt đeo khẩu trang, đầu đội nón an toàn vẫn được bố trí dày đặc xung quanh khu vực lễ giỗ, một vài an ninh đặc biệt xâm nhập sát ngôi mộ Cố Tổng thống G.B, nơi bàn dâng lễ. Những viên an ninh này bị mọi người phát hiện, sau những trao đổi ngắn ngủi để làm rõ sự hiện diện của họ, những viên an ninh này khá tôn trọng trật tự, nhưng vẫn âm thầm quay phim cận cảnh các diễn tiến của buổi lễ.
Trước giờ cử hành thánh lễ, nhóm người hiện diện đầu tiên đã cùng nhau cất lên Lời Kinh Mân Côi khởi sự cho buổi cầu nguyện lễ giỗ. Cha Antôn Lê Ngọc Thanh nói vài lời về buổi lễ giỗ và giới thiệu tổng quát về đoàn đồng tế.
Hơn 10 giờ, Đức cha Micae đến cổng nghĩa trang, cùng đi với Đức cha có cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, DCCT và cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô. Thánh lễ bắt đầu khoảng lúc 10 giờ 10 phút, Đức cha Micae với lời mở đầu đã nói về thân thế và sự nghiệp của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm. Đức cha Micae gọi Cố Tổng thống là một danh nhân của dân tộc Việt Nam trước sự nể phục của những vị Tổng thống đương thời với ông như: Tưởng Giới Thạch, Lý Quang Diệu, Lý Thừa Vãn… Đức cha kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông. Đức cha cũng không quên kêu cầu nguyện cho các chiến sĩ hai miền đã bỏ mình vì Tổ quốc vì nền độc lập của dân tộc.


Cũng như mọi năm, nhưng đông hơn các năm trước, sự hiện diện gây xúc động của những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB QLVNCH.






Trẻ nhỏ được cha mẹ dẫn đi tham dự thánh lễ giỗ của Cố Tổng thống G.B Ngô.


Số lượng tham dự lễ giỗ của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm và thân hữu khoảng gần 200 người.
Ngỏ lời trong bài giảng Lời Chúa, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành triển khai thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philípphê (Bài đọc của ngày thứ hai tuần 31 Thường niên – 31.10.2016). “Thái độ khiêm tốn, lòng bác ái phục vụ trong yêu thương đưa mọi người đến sự hiệp nhất trong một thần khí. Cha Vinh Sơn nhắc lại bài Tin Mừng Chúa Nhật 31 Thường niên năm C, Chúa Giêsu bằng cử chỉ đầy lòng bác ái, khiêm tốn, Ngài dừng lại nơi người mù ở cổng thành Giêrikhô và chữa lành cho ông (Lc 19). Chúa Giêsu cũng đã hết sức khiêm nhường và đầy yêu thương ngước nhìn Giakêu gọi ông xuống và công bố ơn cứu độ. Đứng trước đông đảo những con người đầy quyền lực, danh vọng của xã hội, trước mắt Chúa chỉ có người nghèo, người bị bỏ đói là đối tượng để Ngài tìm kiếm phục vụ. Chúa Giêsu không chỉ nói mà chính Ngài làm, chính Ngài thực hiện lời giảng dạy, phục vụ trong khiêm tốn đầy yêu thương và hiệp nhất với tất cả những ai thành tâm thiện chí về một đoàn chiên duy nhất trong thần khí.”
“Trong bức tông huấn Niềm Vui Tin Mừng được Đức cha Phanxicô đưa ra 4 tiêu chuẩn để biện phân, một trong 4 tiêu chuẩn đó là “thời gian thì quan trọng hơn không gian”. Những ai ở Sài Gòn của những năm 60, 61, 62, 63 chứng kiến những cuộc xuống đường chống đối Cố Tổng thống Ngô, có cảm giác bạo loạn và phân rẽ, những người Miền Bắc nghe đầy những lời xấu xa về Cố Tổng thống Ngô.”
“Đã 53 năm đi qua, hình ảnh một con người khiêm tốn và yêu thương đã dần tỏ hiện. Hôm nay, hiện diện ở nơi đây trong ngày giỗ của Cố Tổng thống, đông đảo nhiều thành phần, từ già trẻ lớn bé, cả những người đến từ Miền Bắc Việt Nam, cả những người không cùng đạo Công giáo, sự khiêm tốn và tình yêu thương của Cố Tổng thống đã hiệp nhất mọi người ngày hôm nay trong lời kinh ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa. Và, sẽ còn hiệp nhất nữa, sự hiệp nhất sẽ lan tỏa ra cho mọi người.”
“Ngày mai, ngày lễ các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa. Sách Khải Huyền gọi các Thánh là những người từ những đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo của họ trong máu của con chiên. Cố Tổng thống G.B vì yêu thương và khiêm tốn, ông đã đón nhận những đau khổ trong cuộc đời của ông và những cái chết thê thảm vì bị những kẻ phản bội ra tay, sát hại một cách dã man, ông đã giặt áo của mình trong máu của con chiên. Hôm nay, chúng ta tạ ơn và ngợi khen Chúa trong cuộc đời của ông, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho ông, cho dân tộc của chúng ta.”


Đức cha, Quý cha và cộng đoàn cùng dâng cho Cố tổng Thống G.B Ngô Đình Diệm và gia đình Cụ nén hương lòng.


Đức cha Miace thắp nén nhang cho Cụ G.B Ngô Đình Cẩn – Bào đệ Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.


Những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB tưởng nhớ đến Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm theo nghi thức của QLVNCH.
Sau thánh lễ, Đức cha Micae và mọi người thắp nhang, kính cẩn cúi mình trước mộ phần của cụ và các thân nhân của Cụ. Buổi lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 15 phút.

Pv.GNsP

Lý do Giám Đốc FBI tái điều tra H. Clinton gần ngày bầu cử?


AuthorHữu NguyênSourceSàigòn TimesPosted on: 2016-10-31


Gương mặt đầy cương nghị và chính khí của Giám Đốc FBI James Comey, tiềm ẩn một quyết định quan trọng, ảnh hưởng tới tương lai của Hoa Kỳ và thế giới.
Trong 24 giờ qua, hàng loạt những biến động bất ngờ đã xảy ra quanh cuộc tranh cử Tổng Thống tại Mỹ (xin coi chi tiết Hot News ở cuối bài). Trong số đó, có một sự kiện quan trọng, khiến chúng tôi có những giả thuyết mới về Giám Đốc FBI James Comey.
Tin tức mới nhất từ CNN cho biết, ngay từ nhiều tuần trước, cơ quan điều tra FBI đã phát hiện có những emails liên quan đến Hillary Clinton, khi FBI điều tra hơn 650,000 emails trong laptop của cựu dân biểu Anthony Weiner, chồng cũ của bà Huma Abedin (người từng là phụ tá đắc lực cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton và hiện là nhân vật then chốt trong guồng máy tranh cử TT của bà). Lập tức, nhân viên điều tra đã báo cáo ngay cho Giám Đốc FBI James Comey biết rõ sự việc này. Như vậy tại sao, Giám Đốc FBI James Comey lại chờ đến mấy tuần sau, khi chỉ còn hơn 10 ngày là tới ngày bầu cử, mới gửi thư cho Quốc Hội cho biết: Tái điều tra vụ bê bối email của Hillary Clinton?
Quan trọng hơn, do án lệnh của toà chỉ cho phép điều tra, những emails của cựu dân biểu Anthony Weiner, chồng cũ của bà Huma Abedin, nên dù phát hiện ra những emails của bà Hillary Clinton, FBI cũng không được quyền xem xét điều tra. Vậy ngày Thứ Sáu 28 tháng 10, khi chưa có lệnh của toà nên chưa hề điều tra những emails của bà Hillary Clinton, tại sao Giám Đốc FBI James Comey dám đi đến quyết định vô cùng hệ trọng và mâu thuẫn: Tái điều tra vụ bê bối email của Hillary Clinton, khi chưa biết nội dung những emails đó có phạm tội hay không?
Sau đây là những thực tế và giả thuyết với hy vọng, trả lời được phần nào 2 câu hỏi quan trọng trên.
Thứ nhất, suốt nhiều chục năm qua, FBI đã biết rõ vợ chồng Clinton phạm nhiều tội lỗi  (xem Hot News 01), nhưng phần vì thế lực của đảng Dân Chủ liên tục cầm quyền, ngăn cản không cho điều tra (xem Hot News 03), phần vì hai vợ chồng Clinton đều là luật sư, biết cách qua mặt luật pháp một nham hiểm, thủ đoạn, xảo quyệt, nên dù tức giận, Giám Đốc FBI đành phải bó tay.
Thứ hai, trong khi điều tra cựu dân biểu Anthony Weine, FBI đã phát hiện được những email của Hilllary Clinton, ngay từ nhiều tuần trước. Khi đó, chưa có trát lệnh của toà để điều tra những email đó, nên CHÍNH THỨC, nhân viên FBI không được quyền coi, nhưng chuyện coi KHÔNG CHÍNH THỨC là điều có thể xảy ra.
Thứ ba, sau khi coi những email đó một cách KHÔNG CHÍNH THỨC, FBI đã phát hiện ra những bằng chứng phạm tội quan trọng của Hillary Clinton, nên lập tức báo cáo ngay cho Giám Đốc FBI ngay từ nhiều tuần trước.
Thứ tư, ngay khi đó Giám Đốc FBI biết rõ, nếu xin án lệnh của toà tiến hành điều tra, e rằng vợ chồng Clinton, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Loretta Lynch, thậm chí ngay cả Tổng Thống Obama, sẽ có đủ thế lực, sức mạnh chìm nổi, và thời gian cả tháng trời, để ngăn cản, phá thối, và huỷ bỏ.
Thứ năm, Giám Đốc FBI quyết định, chờ đến Thứ Sáu 28 tháng 10, khi chỉ còn hơn 10 ngày là đến ngày bầu cử (trong đó có 4 ngày cuối tuần), mới chính thức báo cho Quốc Hội biết quyết định tái điều tra vụ bê bối email của Hillary Clinton. Kế tiếp, ông sẽ xin trát lệnh của toà để tiến hành điều tra những email của Hillary Clinton mà ông đã biết rõ là phạm pháp. Tất nhiên, cuộc điều tra sẽ kéo dài nhiều tháng, nhưng quyết định của ông sẽ khiến cho cử tri thức tỉnh, không bỏ phiếu cho cho Hillary Clinton.

Hillary Clinton có thể bị truy tố VÀ bị kết án tội ngăn cản sự thực thi công lý (obstruction of justice), với án tù 20 năm. Nói cách khác, ở tuổi 69 hiện nay, bà có thể chết trong tù, nếu không được TT Donald Trump ân xá!!!
Giám Đốc FBI James Comey hiểu rõ, quyết định điều tra một ứng cử viên khi ngày bầu cử cận kề, không những trái ngược với thông lệ của FBI cũng như Bộ Tư Pháp(traditional practices of JOD and FBI), để rồi ông bị khiển trách, cách chức, mà còn vô cùng nguy hiểm cho tương lai, sự nghiệp của ông. Ông cũng biết, ông sẽ vô cùng cô đơn trong cuộc chiến chống lại cái ác của tất cả các thế lực tài phiệt hắc ám, mà điển hình là Hillary Clinton, người đã được sự hậu thuẫn của hầu hêt chính giới và truyền thông Mỹ. Nhưng vì hiểu rõ bản chất xấu xa, tham lam, độc ác và đầy tham vọng của Hillary Clinton, một khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ, sẽ vô cùng nguy hiểm cho nước Mỹ và cả thế giới, nên ông chấp nhận hy sinh tất cả để cứu nước Mỹ và thế giới.
Trên đây là những giả thuyết của chúng tôi, dựa trên những nguồn tin đáng tin cậy. Nếu đúng, chúng tôi chân thành hy vọng, Giám Đốc FBI James Comey thành công. Hy vọng, Quý vị độc giả cũng cùng chia sẻ niềm hy vọng đó.
Hữu Nguyên ( huunguyen@saigontimes.org)
PHỤ BẢN HOT NEWS 24 GIỜ QUA
HN01 – James Kallstrom, nhân viên FBI 27 năm, cựu Phụ tá Giám Đốc FBI đặc tránh New York, biết rõ tất cả mọi băng đảng tội ác tại Thành Phố:
Vợ chồng Clinton là trùm tội phạm!!! Gia đình Clinton là một băng đảng tội ác!!! Clinton Foundation bẩn thỉu hôi thối như một hố phân!!! (The Clintons, that’s a crime family, basically – It’s like organized crime. Clinton Foundation is a cesspool).
Hillary là kẻ dối trá, luôn luôn dối trá, dối trá thành bệnh!!! Thượng đế không cho phép chúng ta bỏ phiếu cho một người như vậy làm tổng thống!!! Còn Donald Trump là một người tốt và yêu nước!!! (click vô đây coi chi tiết)
HN02 – Trump “kỳ thị chủng tộc”: Bị đẩy vào chân tường khi FBI mở lại cuộc điều tra “bê bối email”, Hillary Clinton có thể đánh lạc hướng dư luận, bằng cách cho công bố băng ghi âm dài 9 tiếng đồng hồ, trong đó Donald Trump đã có những lời tuyên bố “kỳ thị chủng tộc”. Theo báo cáo của Daily Caller, băng ghi âm này do ký giả Michael D’Antonio, Pulitzer Prize-winning, trao cho Clinton vào tháng 3 năm 2016, “free of charge”(click vô đây coi chi tiết)
HN03 – Ngăn cản FBI điều tra Clinton Foundation: The Wall Street Journal tiết lộ, lãnh đạo cao cấp trong Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã nhiều lần huỷ bỏ yêu cầu của FBI đòi tiến hành điều tra Clinton Foundation. Bộ Tư Pháp cũng nhiều lần từ chối không cho FBI hành xử quyền triệu hoán trạng (gọi nhân chứng, nghi can – subpoenas) để thẩm vấn. Thậm chí, Bộ Tư Pháp còn bác bỏ yêu cầu của FBI, khi FBI đề nghị trao bằng chứng phạm tội của Clinton Foundation cho đại bồi thẩm (grand jury – gồm 16 đền 23 công dân) để đại bồi thẩm cân nhắc và quyết định việc truy tố hay không. (click vô đây coi chi tiết)
HN04 – Hillary Clinton có thể lãnh án tù 20 năm: Trong lĩnh vực pháp lý cũng như chính trị, việc che giấu tội ác thường bị kết án nặng hơn bản thân tội ác. Vì vậy, nếu Hillary Clinton bị truy tố VÀ bị kết án tội ngăn cản sự thực thi công lý (obstruction of justice), bằng cách che giấu, tẩy xoá, huỷ bỏ, nguỵ tạo… những việc làm phạm pháp của bà về email, bà có thể lãnh án tù 20 năm. (Whoever knowingly alters, destroys, mutilates, conceals, covers up, falsified, or makes a false entry in any record, document, or tangible object with the intent to impede, obstruct, or influence the investigation or proper administration of any matter within the jurisdiction of any department or agency of the United States or any case filed under Title 11, or in relation to or contemplation of any such matter or case, shall be fined under this title, imprisoned not more than 20 years, or both). Nói cách khác, với số tuổi 69 hiện nay, bà có thể chết trong tù, nếu không được Donald Trump ân xá!!! Vì thế, với Hillary Clinton, đây không chỉ là chuyện thắng thua trong tranh cử, mà còn là cuộc chiến sinh tử của vợ chồng bà. (click vô đây coi chi tiết)
HN05 – Vì tương lai nước Mỹ, tôi không còn ủng hổ Hillary Clinton: Tối Chủ Nhật, 30 tháng 10 vừa qua, Doug Schoen, nhân vật nổi tiếng trong giới truyền thông Mỹ, bạn thân với vợ chồng Clinton suốt 20 năm, và là người tích cực hậu thuẫn bà Clinton trở thành Tổng Thống, đã tuyên bố trên Fox News, KHÔNG CÒN ỦNG HỘ HILLARY CLINTON. Ông phải làm vậy vì tương lai của nước Mỹ và để tránh cho nước Mỹ một cuộc khủng hoảng hiến pháp: Tân tổng thống bị truy tố tội đại hình, nếu bà Clinton thắng cử!!! (click vô đây coi chi tiết)


Nghệ An: Bà bán xăng bị cán bộ đánh bể đầu vì nghi bơm thiếu


SourceNgười ViệtPosted on: 2016-10-31


Cảnh cán bộ ngân hàng đánh nữ nhân viên cây xăng (bên trái) được máy thu hình cây xăng ghi lại. (Hình chụp từ video clip)
NGHỆ AN (NV) – Một cán bộ ngân hàng lấy ngay cái vòi bơm xăng đập lên đầu bà bán xăng ở thành phố Vinh, Nghệ An, vì nghi bà bơm xăng thiếu.
Theo tin các báo tại Việt Nam, buổi sáng ngày 24 Tháng Mười, bà Nguyễn Thị Ng., nhân viên cửa hàng xăng dầu Nghi Phú, bơm 500,000 đồng xăng vào bình xe bốn chỗ cho người khách hàng tên Hoàng Hữu Đức. Ông này trả tiền xong, lái xe đi khỏi cây xăng, nhưng chỉ khoảng 10 phút sau, quay lại cây xăng la lối bà này bơm thiếu và đòi tiếp tục bơm thêm xăng vào xe.
Bà Ng. trả lời đã bơm đủ xăng, đồng thời đề nghị ông Đức coi lại đồng hồ báo xăng của xe nhưng ông ta không chịu mà “lời qua tiếng lại” với bà Ng.
Tức giận vì bà Ng. không chịu bơm thêm xăng cho mình, ông Đức chạy lại cột xăng nơi bà đang làm việc, lấy vòi bơm xăng phang vào đầu bà rồi bỏ đi.
Khi thấy bà Ng. bị chảy máu nhiều ở đầu, ông chạy lại dìu bà vào bên trong cây xăng. Một video clip của cây xăng phổ biến theo các bản tin sự việc tại cây xăng cho thấy từ lúc ông Đức cầm vòi bơm xăng phang bà Ng. đến khi ông dìu bà vào trong.
Ông Đức, 37 tuổi, là viên chức tín dụng tại Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam ở Nghệ An (Co-op Bank).
Tuy hành vi đánh người gây thương tích bị khởi tố theo Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, công ty PTS Nghệ Tĩnh chỉ “lập biên bản sự việc,” không thấy gọi công an. Theo biên bản, tờ Người Lao Động kể, “xác định lỗi sai do kỹ thuật xe của ông Đức. Phía khách hàng phải công khai xin lỗi cửa hàng và chị Ng. vì đã không giữ được bình tĩnh, gây ra xô xát. Ông Đức phải chịu mọi chi phí điều trị và chăm sóc nạn nhân.”
Đồng thời, bản tin trên tờ Người Lao Động cũng chỉ nói “giám đốc ngân hàng Co.op Bank chi nhánh Nghệ An cho biết sự việc trên sai là do ông Đức, ngân hàng sẽ yêu cầu cán bộ này viết bản tường trình, làm rõ trách nhiệm. Đối với những cán bộ ngân hàng đi cùng ông Đức sau khi chứng kiến sự việc không trình với cấp trên cũng sẽ bị xử lý.” (TN)

Ý kiến độc giả:

Một chế độ thối nát ắt sản sinh ra những cán bộ và thành viên thối nát. Đồ thối nát thì chỉ có thể vất vào hố rác và cầu tiêu mà thôi, ấy thế mà vẫn được trọng dụng tại Việt Nam để đè đầu xiết cổ thiên hạ !! Dân ta ơì, tội nghiệp lắm thay !!

Kim Hoa Bà Bà

Đất nước không phải của riêng ai…

Ts. Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Đất Nước là Đất Nước của chung, của mọi người Dân, của cả dân tộc. Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước cho đến người dân cùng đinh trong xã hội cần phải được dự phần và chia xẻ trách nhiệm đối với Đất Nước. 

Ở các quốc gia tiến bộ và phát triển, người có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Một tai nạn xe lửa hay máy bay có thể khiến cho ông/bà Bộ trưởng Giao thông phải nhận lãnh trách nhiệm và từ chức. Huống chi trong việc quản lý một Đất Nước.

Việt Nam từ bao năm nay, có biết bao chính sách, kế hoạch... bị phá sản mà nhân sự đề ra chính sách vẫn ung dung tự tại trên cương vị cũ, có khi càng cao hơn để có điều kiện đề ra những chính sách phá sản khác! 

Đó là một trong nhiều nghịch lý làm trì trệ sự tiến hóa và phát triển của Dân tộc do CSVN là thủ phạm chính. 
Để kết luận, chúng ta thử hình dung các mắc xích có thể kết nối bốn sự kiện đang được khai triển ở Việt Nam và các quốc gia lân cận. Đó là các công trình xây dựng xa lộ Trường sơn, đường số 9 nối liền biên giới Thái-Lào ra biển Đông, nhà máy lọc dầu Dung Quất, và dự án quốc tế giữa Trung Cộng và Thái Lan trong việc nạo vét khai thông lòng sông Cửu Long để tàu vận tài nặng có thể lưu thông trên thủy lộ này.

- Trước hết, theo quan điểm về chiến lược quân sự mới, xa lộ Trường Sơn sẽ không còn là con đường chiến lược một khi có chiến tranh như lãnh đạo CSVN biện minh cho việc xây dựng này. Thiết nghĩ đây là con đường chiến lược dành cho mục đích kinh tế-chính trị, nhưng không hẳn để áp dụng cho Việt Nam vì trong suốt chiều dài của xa lộ là vùng thưa dân cư nếu không nói là hoang dã. Quốc lộ I, con đường huyết mạch của Việt Nam, cần phải được nâng cấp, nhất là từ Quảng trị trở ra Bắc nhưng không được lưu tâm đến. 

Đường số 9 từ Đông Hà được nới rộng thành một xa lộ để mở một huyết mạch đông tây từ cảng Madchamay, Ấn Độ dương, Thái Lan ra biển Đông. 

Về nhà máy lọc dầu Dung Quất, tuy vùng nầy không có hạ tầng cơ sở như giao thông, điện nước, và dân cư thưa thớt, và rất xa trung tâm sản xuất dầu thô hàng ngàn dậm. Địa điểm nầy phải chăng được chọn lựa để đáp ứng mục tiêu chuyển vận dầu khí vào vùng đất phía Tây Nam của Trung Cộng như Vân Nam và Tứ Xuyên? Năm 2014, Dung Quất chuyển vận qua Vân Nam 7 triệu tấn đầu thô. (Hàng năm Dung Quất bị lỗ hàng chục triệu Mỹ kim ngay từ ngày bắt đầu đi vào sản xuất. Hiện tại có nguy cơ đóng của, làm tiêu tốn của cải quốc gia trên 15 tỷ Mỹ kim!)

Và công trình quốc tế thứ tư là việc nạo vét cùng nới sâu lòng sông Cửu Long không ngoài mục đích khai thông vận chuyển của các tàu vận tải hàng hóa lớn nối liền Vân Nam (Tây Nam TC), Thái, Lào, và Việt Nam? Vào cuối tháng 12/2014, hai chiếc tàu chở dầu từ Ấn Độ dương qua hải cảng trên để tiếp vận dầu cho tỉnh Vân Nam với nhu cầu 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày).

Nếu tổng hợp bốn mắc xích trên lại với nhau, chúng ta có thể hình dung được một sự phối hợp chiến lược nhuần nhuyễn về kinh tế-chính trị do CSVN thực hiện từ hơn 10 năm qua.

Nhưng tất cả những sự phối hợp đó chỉ nhằm mục đích “phục vụ cho nhu cầu của đàn anh nước lớn tức Trung Cộng” để:

- Chuyển vận hàng hóa xuất cảng từ lục địa Tây Nam Trung Cộng sang Thái, Lào, Việt Nam và quốc tế. 

- Sản phẩm nhập cảng chiến lược của TC là dầu khí, và Dung Quất sẽ là nguồn cung cấp quan trọng cho vùng này. 

Các diễn biến từ quá khứ đến nay cho phép chúng ta kết luận là CSVN đã hành xử việc hội nhập và phát triển quốc gia như trên đã không thể hiện tinh thần hội nhập và phát triển bền vững theo tinh thần của Liên Hiệp Quốc đề ra mà chỉ tô đậm thêm lý tính thần phục, nếu không nói là nô lệ của cường quyền để phục vụ cho nhu cầu kinh tế, chính trị, và quân sự của TC hơn là tạo thêm phúc lợi cho người dân Việt

Xuyên qua bốn sự kiện đã phân tích ở phần trên để lý giải cho việc phát triển không đồng bộ đưa đến tình trạng bế tắc hiện tại của Việt Nam trong vấn đề hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa trên thế giới, 

CSVN đang tiếp tục đi theo chiều hướng kinh tế chỉ huy dưới mỹ từ “phát triển kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà không ai trong Bộ Chính trị, Trung ương đảng giải thích được... định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào. 

CSVN phát triển Đất và Nước như người mù đi tìm cây kim trong biển cả!

Do đó họ không còn đủ sức quán tính mạnh để vượt ra khỏi rào cản thần phục và xin-cho, để rồi cuối cùng giải pháp thần phục vẫn là giải pháp dễ nhất và an toàn nhất cho công cuộc bảo vệ quyền lực của đảng. 

Từ những lý do trên, thử hỏi làm sao lãnh đạo CSVN có thể đem lại niềm tin cho người dân được? 

Biết đến bao giờ thái độ thần phục của đảng CSVN chấm dứt để cho người dân Việt có khả năng đứng vững trên hai chân của mình?

Lịch sử Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ không quên ghi lại những trang sử đen tối của dân tộc trong giai đoạn cai trị của đảng CSVN.

30.10.2016

Đất nước tôi

Năm XL (Danlambao) - Tôi sinh ra trên một đất nước nằm bên bờ Thái Bình Dương. Một đất nước từng tự hào anh hùng bất khuất chống giặc phương Bắc hơn ngàn năm để tồn tại nhưng đó là quá khứ, tương lai chưa biết sẽ ra sao? Lớn lên trong một chế độ dối trá lừa lọc và bị nhồi nhét những tư tưởng hận thù vô cớ nhưng rất may là nhờ giáo dục gia đình nên tôi có được nhận thức về giá trị đích thực truyền thống Dân tộc bao đời truyền lại.

Nói về tội ác cộng sản (cs) với nhân loại thì có lẽ là những thiếu nhi mới không biết. Riêng trên đất nước tôi sinh ra thì sao?

Nếu phải kể những gì csVN đem đến cho đất nước thân thiện này thì tôi phải mượn ý của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lòng người đều căm giận
Trời đất chẳng dung tha

để nói về đảng csVN đã và đang tàn phá trên đất nước thân yêu của chúng ta.

Tôi than vãn và tự trách "tổ tiên chúng ta anh hùng mà chúng ta hèn yếu vậy sao?". Nếu nói về tỷ lệ thì chúng ta hơn 80 triệu người để cho 3 triệu (tính theo số tròn là 90 triệu thì 87/3 = 29, tức là một tên cs nắm đầu 29 người Dân) tên gian ác ngồi trên đầu nhưng vẫn ngoan ngoãn nghe lời chúng như đàn cừu ngơ ngác, an phận thủ thường? Đâu rồi con cháu Bà Triệu, Bà Trưng, đâu rồi những trai tráng của Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung? Chúng ta tự hào con Lạc cháu Hồng, giòng giống tiên rồng. Chúng ta vỗ ngực về tổ tiên nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi làm sao để xứng danh với tiên tổ? Chúng ta tự hào rừng vàng biển bạc, tài nguyên dồi dào. Rừng thì chúng đang tàn phá hoặc dâng cho phương Bắc, biển thì đang bị "bạn Vàng" lấn lướt chiếm đoạt, tài nguyên thì chúng bán tháo bán đổ. Như vậy thử hỏi ngay thế hệ chúng ta còn tự hào được không, chưa nói đến thế hệ con cháu chúng ta. Tôi thầm mang nỗi nhục cho bản thân tôi và tự hỏi có đáng tự hào chăng? Tôi bỗng mơ về Phù Đổng Thiên Vương hay Trần Quốc Toản, tuy thiếu niên nhi đồng vẫn hiên ngang đứng trong đất trời. Tôi mơ được trở về thời Lê Lợi gian khổ kháng chiến, tôi mơ làm lính đánh đuổi phương Bắc cùng Quang Trung. Ôi sao hào hùng quá, cuộc đời tôi chẳng lẽ phải mơ mộng mãi cho đến lúc con cháu tôi hỏi những câu mà tôi sẽ lúng túng trả lời.

Làm con người đã khó, làm con người có lý trí và hành xử đúng càng khó hơn trong chế độ hiện tại. Chúng ta hãy thử làm bài toán đơn giản nhất, người ta thường nói 20 năm là một thế hệ thì tính từ 1945 đến nay là hơn ba thế hệ và tính từ 1975 là hai thế hệ. Họ và trong đó có tôi hàng ngày chỉ thấy côn an (giữ kỷ cương của pháp luật – hành pháp) trấn lột hà hiếp Dân thì thử hỏi chúng tôi sẽ coi luật pháp là thứ gì? Dân chúng tôi có thành ngữ "những gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền". Nếu bạn sống xa đất nước sẽ ngạc nhiên với thành ngữ trên nhưng đó là nói trên phương diện tư bản đỏ thôi bạn ạ vì chúng tôi làm ngày chưa đủ tranh thủ làm đêm làm thêm giờ nghỉ vẫn chưa đủ sống nói chi mua những quyền hành bán nước hại dân đó. Họ là cs có tiền nên đầu tư (mua chức) và sau khi thu hồi vốn sẽ phải thu hoạch chớ hơi đâu phục vụ đám làm chủ hữu danh vô thực như người Dân chúng tôi. Người mua được chức sẽ quy hoạch (bán chức) tên nào chức vụ gì giá bao nhiêu để thu tiền. Có bạn sẽ trách là tại sao chúng tôi biết hết mà ngu dại để cho chúng nắm đầu cưỡi cổ? Bạn hỏi tôi thì tôi cũng chẳng biết hỏi ai, chỉ biết tự trách mình.

Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu từng có danh ngôn bất hủ "Đừng nghe những gì cs nói mà hãy nhìn kỹ những gì cs làm". Đúng 1000 phần trăm, theo tôi thì thêm "cs nói không là có, nói có là không". Bạn tin vào chúng thì không còn lúa giống để bán. Đọc tin hàng ngày trên báo lề đảng nói về biển đảo có vẻ yêu đất nước lắm nhưng đó là kịch bản thôi nhé, Dân mà lên tiếng về chủ quyền đất nước là sẽ được đảng "ưu ái" mời vô nhà mát tha hồ bóc lịch cho đến ít nhất là năm 2020 qua thỏa thuận Thành Đô như một ông đỉnh cao trí tuệ lo lắng về người Dân Việt Nam không "hảo hảo" với phương Bắc. Tôi lại nhớ lời của Trần Bình Trọng:

Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc

Tôi viết bài này theo phong trào "Cộng sản và tôi" của DLB nhưng không dự thi vì đây là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Tôi là con người thích hành động, không phải chống mà là diệt cs. Tôi muốn diệt (chống là còn thụ động) cs vì chúng tàn phá đất nước và giết hại Dân lành. Có thể là nhìn dưới một góc độ nào đó có người sẽ cho tôi là manh động, cực đoan nhưng xét cho cùng chúng ta có thể sống chung với quỷ?

31.10.2016

Powered By Blogger