Tuesday, September 30, 2014

TIẾN LÊN HONG KONG !


Lãnh đạo Hồng Kông yêu cầu chấm dứt biểu tình đòi dân chủ

mediaBiểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông tại khu Mongkok. Ảnh ngày 30/09/2014.Reuters -Thanh Phương
Lãnh đạo chính quyền Hồng Kông Lương Chấn Anh yêu cầu chấm dứt ngay lập tức các cuộc biểu tình. Giới hoạt động dân chủ vẫn quyết tâm chiếm giữ khu trung tâm thành phố cho đến khi nào Bắc Kinh thực hiện lời hứa về cải tổ chính trị.
Ngày 30/09/2014, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã yêu cầu tổ chức đấu tranh dân chủ Occupy Central (Chiếm lĩnh Trung Hoàn) chấm dứt ngay lập tức phong trào biểu tình và để thành phố này trở lại hoạt động bình thường. Trung Hoàn là tên của khu thương mại và tài chính ở trung tâm Hồng Kông.
Nhưng tổ chức Chiếm lĩnh Trung Hoàn đã bác bỏ ngay yêu cầu của lãnh đạo Hồng Kông. Trong một cuộc họp báo, một trong những người đồng sáng lập phong trào này, tuyên bố : « Nếu ông Lương Chấn Anh từ chức, chúng tôi sẽ ngưng chiếm đóng, ít ra là ngưng tạm thời ».
Tối hôm 29/09/2014, hàng chục ngàn người, đa số là học sinh và sinh viên, vẫn còn tập hợp ở một số khu vực, đòi trưởng đặc khu Hồng Kông từ chức và đòi phổ thông đầu phiếu hoàn toàn vào năm 2017.
Sinh viên và học sinh chính là những người đi đầu trong chiến dịch bất phục tùng dân sự để lên án điều mà nhiều người dân Hồng Kông xem như là sự can thiệp ngày càng nhiều của Bắc Kinh vào chuyện nội bộ của đặc khu này.
Họ cực lực phản đối quyết định của Trung Quốc vào tháng 8/2014 cho người dân được bầu lãnh đạo Hồng Kông theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, nhưng chỉ được bầu trong số các ứng cử viên do Bắc Kinh chọn.
Trong ngày thứ ba của phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn, những người biểu tình thề sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào Trung Quốc chấp nhận những yêu sách của họ, cho dù theo các chuyên gia, điều này sẽ không thể xảy ra.
Số người tham gia biểu tình đòi dân chủ chắc chắn là sẽ đông hơn trong hai ngày 01/10 và 02/10, hai ngày nghỉ lễ ở Hồng Kông. Ngày 01/10 là ngày lễ quốc khánh ở Trung Quốc.

Hồng Kông : Chập chờn bóng Thiên An Môn

mediaHồng Kông : phong trào dân chủ tiếp tục đấu tranh. Ảnh ngày 30/09/2014Reuters – Minh Anh
Việc chính quyền Hồng Kông sử dụng vũ lực, hơi cay và bột tiêu để giải tán đoàn người biểu tình ôn hòa đã tiếp thêm sức cho phong trào đòi dân chủ. Nhưng Hồng Kông không phải là Thiên An Môn. Đài Loan “suy nghĩ” nhiều từ trường hợp của Hồng Kông
Người dân Hồng Kông sôi sục tiếp tục biểu tình đòi dân chủ là chủ đề thời sự quốc tế được các báo Pháp sáng nay 30/09/2014 bàn luận nhiều nhất. Le Monde đề tựa : “Cuộc nổi dậy ôn hòa của Hồng Kông chống lại Bắc Kinh”. Nhật báo công giáo La Croix thì cho rằng: “Hồng Kông luôn đòi hỏi dân chủ từ Bắc Kinh”.
Libération tả lại “Đám đông chiếm giữ đường phố tại Hồng Kông”. Nhưng đối với nhật báo Le Figaro hay nhật báo kinh tế Les Echos “Đường phố Hồng Kông đang thách thức Bắc Kinh” và “Tại Hồng Kông, cuộc biểu tình mang một tầm quan trọng không gì bì được”.
“Cuộc cách mạng ô dù”, là thuật ngữ các báo Pháp dùng để chỉ cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông hôm qua. 20.000 người, dưới bóng những chiếc ô che nắng đủ màu sắc, đã tụ tập tại khu Admiralty, gần trụ sở hành chính của đặc khu hành chính. Một thất bại ê chề cho ông Lương Chấn Anh, lãnh đạo Hồng Kông. Chính ông đã kêu gọi người dân phải giải tán trong ngày biểu tình cuối tuần mà ông cho là “bất hợp pháp”.
Theo nhận định chung của các tờ báo Paris, chính việc chính quyền Hồng Kông sử dụng vũ lực (hơi cay và bột tiêu) để giải tán đoàn người biểu tình ôn hòa hôm Chủ nhật 28/09/2014 đã tiếp thêm sức cho phong trào đòi dân chủ. Chính quyền từng hy vọng rằng những bất ổn sẽ đẩy những người biểu tình phải trực diện với một công luận lo sợ khủng hoảng chính trị sẽ ảnh hưởng nặng lên kinh tế. Thế nhưng nước cờ đó đã bị thất bại.
Ngày hôm qua, biểu tình đã lan rộng khắp Hồng Kông, lan sang cả vùng đảo Cửu Long và khu phố mua sắm nổi tiếng Mongkok. Phong trào phản kháng sẽ phải tiếp tục cho đến ngày mai, 01/10, cũng là ngày quốc khánh của Đại lục. Theo nhận định của giáo sư đại học Hồng Kông, Jean-Pierre Cabestan,: “Hồng Kông dưới cú sốc. Thái độ hung hăng của cảnh sát đã gây sốc cho nhiều người Hồng Kông. Bắc Kinh đã nhầm khi nghĩ rằng đại bộ phận dân chúng ủng hộ cải cách ( do họ đề ra )”.
Mọi câu hỏi giờ đây đều dồn về phía Trung Quốc. Bất ngờ trước tầm mức của làn sóng phản đối, chính quyền trung ương đã tìm cách hạ nhiệt khi cho rút lui lực lượng chống bạo động, nhưng cũng không làm chùn bước được đám đông. Cũng theo vị giáo sư trên hiện “Bắc Kinh đang trong một thế khó khăn và để cho phong trào tự tan rã. Câu hỏi là liệu họ (Bắc Kinh) có sẵn sàng đàm phán các nhượng bộ về cải cách để thoát khủng hoảng hay không”.
Các tờ báo cũng dự đoán đến kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra đó là khai hỏa, thậm chí sử dụng cả quân đội để vãn hồi trật tự. Và nếu như vậy bóng ma Thiên An Môn như đang chập chờn đâu đây, theo như quan sát của các báo Pháp. Theo như Libération, hành động vũ lực của cảnh sát Hồng Kông đối với người biểu tình gợi nhắc lại vụ đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ Thiên An Môn, vào mùa xuân năm 1989. Nỗi ám ảnh đó không phải là không có cơ sở.
Libération nhớ lại, vào tháng 08/2014 vừa qua, tờ nhật báo chính thức của chính quyền Bắc Kinh bằng tiếng Anh, Global Times, có đăng xã luận của Tổng biên tập viên khẳng định rằng vụ trấn áp quân sự năm đó là “cần thiết” để “thiết lập trật tự và ổn định”. Bằng chứng cho hành động “khôn ngoan” của những người ra lệnh năm đó là những năm tháng phát triển kinh tế theo sau.
Gần đây nhất Global Times có đăng trên website của mình bài viết của một giáo sư “Học viện cảnh sát vũ trang” cảnh báo nếu cảnh sát Hồng Kông không kiểm soát được tình thế, quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp. Tuy nhiên, Libération cho hay bài viết này chỉ xuất hiện có vài giờ trên mạng. Mặc dù lãnh đạo Hồng Kông là Lương Chấn Anh trấn an dân chúng cảnh sát sẽ không nổ súng vào người biểu tình và sẽ không nhờ đến sự trợ giúp của quân đội Trung Quốc, nhưng người dân Hồng Kông cảm thấy ông đã không nói thật. Tuy nhiên cũng đừng quên rằng “Hồng Kông lệ thuộc vào chính quyền Trung Quốc”, theo như lời nhắc nhở của phát ngôn viên chính phủ, Ngoại trưởng Hoa Xuân Óanh.
Trung Quốc không đủ sức đối mặt với những đấu tranh ý tưởng
Về phần mình, La Croix không lấy làm ngạc nhiên về thái độ đe dọa của Bắc Kinh. Bài xã luận đề tựa “Nền dân chủ Trung Quốc”, cho rằng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cho phản ứng tự vệ của chính quyền Trung Quốc khi có một sự cố xảy ra diễn biến theo chiều hướng xấu. Điển hình lần này là kiểm duyệt Internet. Báo chí chính thống trong nước tuân theo chỉ đạo im lặng hay thay vào đó là tuyên truyền. Trung Quốc tỏ ra yếu ớt, không có khả năng đối đầu về quan điểm chính trị.
Hồng Kông cũng không phải là Thiên An Môn
Tuy nhiên, xã luận của Les Echos cho rằng, tuy cái bóng sự kiện Thiên An Môn chập chờn trên đầu những người biểu tình, nhưng cũng sẽ rất sai lầm nếu cho rằng phong trào “Occupy Central” with Love and Peace sẽ bị thua cuộc. Đầu tiên hết chính Bắc Kinh là kẻ đã nuốt lời hứa đưa ra vào năm 2007, chấp nhận bầu cử theo thể thức phổ thông đầu phiếu vào năm 2017. Đối với người dân tại đây, việc Bắc Kinh chỉ định ứng cử viên là một hành động “khiêu khích”.
May mắn thứ hai cho những nhà đấu tranh dân chủ tại cựu thuộc địa Anh quốc này là Hồng Kông cũng không phải Thiên An Môn. Những người ủng hộ dân chủ luôn tìm cách tránh để cho sự việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Và vai trò kinh tế và tài chính của đảo quốc đang đặt ông Tập Cận Bình vào thế khó xử.
Và trong một chừng mực nào đó, Trung Quốc cũng phải có tầm nhìn xa về vấn đề Đài Loan. Bắc Kinh không thể nào để cho Đài Bắc có cảm giác là lời hứa “một quốc gia, hai hệ thống” chỉ là lời đùa cợt. Trung Quốc có lẽ sẽ phải nhượng bộ. Mức độ quan trọng của sự nhún nhường đó sẽ còn phụ thuộc nhiều vào các phong trào dân chủ trên đảo quốc và tại Hoa lục.
Sinh viên Hồng Kông, động lực chính phong trào dân chủ
Bàn về sự thành công cho đến ngày hôm nay của phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông, Le Figaro nhận thấy “Sinh viên, đầu tàu của ‘cách mạng ô dù’”. Sinh viên tiếp nối vai trò dẫn đầu phong trào đòi dân chủ từ những đàn anh quá cẩn trọng bằng cả nhiệt huyết. Dám thách thức cả cảnh sát và hơi cay, họ đã tiếp sức cho phong trào bất tuân dân sự Occupy Central, do các giáo sư đại học ủng hộ dân chủ tiến hành.
Cách đây một tuần nhiều nhà quan sát còn cho rằng phong trào bãi khóa cũng sẽ làm thay đổi được gì. Nhưng giờ đây, theo đánh giá của giáo sư Jean-Pierre Cabestan, tại đại học Hồng Kông: “Phong trào sinh viên được ủng hộ đông hơn dự kiến. Kể từ giờ, phong trào tự phát đã vượt qua cả làn sóng Occupy Central”.
Đài Loan : “trông người lại nghĩ tới ta”
Nếu như người dân Hồng Kông mang trong mình mối lo âu mất các quyền dân chủ, thì tại Đài Loan, nỗi sợ Trung Quốc tấn công ngày một lớn. Chưa bao giờ Trung Quốc từ bỏ khả năng lấy lại Đài Loan bằng vũ lực, theo như một báo cáo đưa ra hồi năm rồi và nếu như các đạo quân hùng mạnh của Bắc Kinh tấn công, Đài Bắc sẽ phải lao vào một cuộc chiến bất cân xứng. Do đó, theo Le Figaro, “Đài Loan đang xem lại hệ thống phòng thủ trước Trung Quốc”.
Bộ quốc phòng Đài Loan trong một báo cáo hồi năm 2013 đã gióng lên hồi chuông báo động: Quân đội Nhân dân Giải phóng có thể kháng cự lại được các cuộc phản công của Hoa Kỳ, trong trường hợp Bắc Kinh xâm chiếm lại Đài Loan ngay từ năm 2020. Việc Trung Quốc đang hiện đại hóa không quân và hải quân khiến Đài Bắc rất lo lắng, vì như thế Bắc Kinh có thể đối đầu với Hoa Kỳ. Bằng chứng cụ thể việc triển khai tên lửa đạn đạo Đông Phong 21. Loại vũ khí này nổi tiếng là một “kẻ hủy diệt tàu sân bay”. Và chúng có thể gây ra những thiệt hại to lớn cho hạm đội Hoa Kỳ khi đến giải cứu đồng minh.
Theo giải thích của thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan: “Bắc Kinh có ba chọn lựa để chinh phục Đài Loan: đổ quân bằng tàu đổ bộ, bắn tên lửa, hay phong tỏa đường biển. Chúng ta đang đầu tư vào hệ thống mìn thông minh, tên lửa chống tên lửa. Chúng ta cần loại vũ khí rẻ tiền để chống lại những thiết bị quân sự đắt tiền của Trung Quốc. Nhưng chúng ta lại thiếu tàu ngầm, một công cụ không thể thiếu cho hệ thống phòng thủ, vì nó có thể giúp chúng ta phá được vòng vây”.
Đây cũng chính là khó khăn mấu chốt của Đài Bắc. Việc Trung Quốc đi lên thành cường quốc gây cản trở cho mọi cuộc thương thuyết để mua tàu ngầm. Ngay cả đồng minh lâu đời của Đài Loan là Hoa Kỳ cũng phải kiêng dè nên tìm cách trì hoãn mọi cuộc thương lượng.
Điều này buộc Đài Loan giờ phải tự thân vận hành, nghiên cứu tự chế tạo tàu ngầm. Đài Bắc hy vọng có thể thuyết phục được các nhà thầu nước ngoài cung cấp những hệ thống. Một kiểu mua bán mà Đài Loan cho là “ít nhạy cảm” hơn là mua nguyên chiếc. Đảo quốc này cũng ban hành lệnh tòng quân theo lớp tuổi để huấn luyện một đội quân chuyên nghiệp hơn.
Dù vậy, Le Figaro cũng nhận thấy Đài Loan không có khả năng tạo được thế đối trọng với người khổng lồ Trung Hoa.
Tại Ukraina, Putin chưa hẳn đã thắng
Về thời sự Châu Âu, Les Echos trở lại với đề tài Ukraina qua bài phân tích khá sâu sắc đề tựa “Tại Ukraina, thắng lợi chiến thuật mâu thuẫn của Putin”. Từ nhiều tháng nay, Vladimir Putin ấn định các lịch trình tại Ukraina và chưa bao giờ được lòng dân như lúc này. Thế nhưng, xung đột tạm ngưng giữa Kiev và phe nổi dậy chỉ là một thành công tương đối.
Les Echos xác nhận thỏa thuận ngừng bắn được ký kết hôm 05/09/2014 vừa qua tại Minks là một thất bại quân sự rõ ràng của Kiev. Thỏa thuận ký kết để thảo luận về quy chế đặc biệt cho các vùng đông-nam Ukraina với sự có mặt của phe nổi dậy cho thấy thắng lợi phần nào của Putin.
Ở một góc độ nào đó, Nga sẽ mất Ukraina trong lâu dài, chủ bài chính cho giấc mơ Âu-Á của Putin. Trên chính trường quốc tế, tính chính đáng của tổng thống Nga trong dài hạn cũng bị xấu đi. Việc ông tham gia vào tiến trình hòa binh và nhìn nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, ông Putin đã gián tiếp công nhận có liên can phần nào trong xung đột.
Tất cả những điều đó giờ cho thấy tổng thống Nga hiện đang trong một thế mạnh. Giờ ông chỉ việc ngồi chờ thời, chờ đợi kết quả bầu lập pháp tại Ukraina vào ngày 26/10 sắp đến, với hy vọng một Maidan thứ ba sẽ xảy ra. Đối mặt với một Tổng thống Ukraina, Petro Porochenko bị suy yếu, rõ ràng ông Putin đang làm chủ các lịch trình. Chỉ cần đợi Ukraina bị nhấn chìm vào trong khủng hoảng kinh tế, và mùa đông đang sắp tới, Gazprom sẽ bước vào bàn thương lượng trên thế thượng phong.
Ukraina nghi ngờ Kremlin chỉ lợi dụng khủng hoảng Ukraina để tiến các quân cờ. Chừng nào Kiev không rơi vào tay của Nato chừng ấy Putin mới buông tha cho Ukraina.
Ông Putin có thể làm chủ được tình thế là phần nào cũng có trách nhiệm của Châu Âu. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Bruxelles đã không biết triển khai với Nga các thỏa ước về an ninh, kèm theo vế chính trị, kinh tế và năng lượng. Và nếu như Châu Âu biết cách đáp trả những đề xuất của Nga. Bởi vì thỏa ước đó có thể giúp giải quyết những bất đồng giữa Châu Âu và Nga. Nó cũng cho phép tránh được cái bẫy lệnh trừng phạt lẫn nhau. Cho dù Mỹ và Châu Âu có chứng minh được thiện chí trừng phạt Putin về việc Nga sáp nhập Crimee và vai trò của tổng thống Nga tại đông Ukraina, nhưng đối với giới doanh nhân lại một điều khó hiểu.
Theo bài viết, các lệnh trừng phạt đó không những không giải quyết được xung đột mà cũng không làm suy yếu được vị thế của Putin. Rõ ràng, Nga và Phương Tây đã bắn vào chân lẫn nhau, bằng chính các lệnh trừng phạt. Phương Tây mất thị trường tiêu thụ, còn Nga thì bị mất nguồn tài chính, công nghệ và đầu tư. Nước Nga bắt đầu rơi vào khủng hoảng : tăng trưởng giảm đến mức sắp nhấn chìm đất nước vào suy thoái, lạm phát tăng vọt, tiêu thụ giảm.
Les Echos kết luận :thắng lợi chiến thuật của Putin xem vậy mà cũng đắng lắm !

TC Thua Ở Ấn Vì Biển Đông

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phóng tài hoá thu nhơn tâm là trò mua chuộc của TC, nó đã thất bại ở Ấn độ vì vấn đề Biển Đông. Chính Chủ Tich Tập cận Bình đích thân công du Ấn độ, tăng bang giao, giao thương với Ấn độ nhưng không ngăn được Ấn độ bán hoả tiễn siêu thanh Brahmos cho Việt Nam và liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí với VN ở Biển Đông.
Một, trước khi Chủ Tich Tập cận Bình đi Ấn độ, Tổng thống Ấn độ Pranab Mukherjee đã đi trước một nước cờ. TT Mukherjee đi VN, trong một chuyến công du không dự trù trước, nhưng là chuyến đi này làm nổi bật chiến lược xích lại gần VN hơn nữa trong bàn cớ Á châu Thái bình dương. TT Ấn độ gặp và làm việc với Chủ Tich Nước, Thủ Tướng VNCS, công bố cấp cho Việt Nam 100 triệu đôla tín dụng để Hà Nội mua vũ khí của Ấn Độ, đúng theo chính sách “hướng Đông” của Ấn độ mà Mỹ đã vận động Ấn độ khi Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu. Khoản tín dụng 100 triệu đôla này sẽ giúp cho VN mau hoả tiễn siêu thanh Brahmos của Ấn Độ.
Tổng thống Mukherjee của Ấn độ và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang của VNCS khẳng định hợp tác quốc phòng và an ninh là “cột trụ quan trọng của khối đối tác chiến lược giữa hai nước”.
Như đã biết từ khi TC ngang ngược xâm lấn Biển Đông của VN, từ Tổng bí thư Đảng Nguyễn phú Trọng, Chủ Tich Nước Trương tấn Sang và Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đều có đi Ấn độ phát triển đối tác chiến lược với Ấn. Ấn độ và VN đều dùng nguồn vũ khí của Liên xô khi xưa và Nga bây giờ. Việt Nam hiện đang cố gắng xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh để có thể đối đầu với TC xâm lấn biển dảo của VN nhiều nhứt. Ấn là nước trong liên minh Mỹ, Nhựt, Ấn, Úc, đi sát với VN về khai thác dầu khí ở Biển Đông và giúp đỡ, bán vũ khí cho VN. Theo nhận xét của các chiến lược gia, VNCS đã mua các tàu ngầm hạng Kilo của Nga và nếu có và gắn hoã tiễn Brhamos dạng bản của Nga mua của Ấn nữa để nâng cao khả năng phòng thủ biển đảo; đó rõ là một mối lo không nhỏ cho TC.
Hai, TT Ấn và Chủ Tịch VN cũng khẳng định củng cố hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông, tiếp theo sau thỏa thuận năm 2013 giữa Petro Vietnam với tập đoàn ONGC của Ấn Độ. TT Ấn đã kết thúc việc này với Chủ Tịch VN một tuần lễ tại VN, trước ngày Chủ Tịch Tập cận Bình của TC sang Ấn độ làm việc với Thủ Tướng Ấn. Điểm đáng chú ý là quyết định tăng cường hợp tác Ấn-Việt tại Biển Đông lần này được loan báo một cách công khai và rộng rãi, trái với thái độ tương đối kín đáo trong những lần trước đây. Báo chí Ấn việt loan tải vào tháng 11 năm 2013,Việt Nam đã đề nghị cho Ấn Độ quyền khai thác 5 lô mới tại Biển Đông – mang ký hiệu 17, 41, 43, 10 và 11-1 và 102 & 106/10. Trong số năm lô này, ONGC Videsh của Ấn sẽ thăm dò từ 2 đến 3 lô.
Quyết định này của TT Ấn trên phương diện chánh trị ngoại giao với TC, cho thấy Ấn độ không thừa nhận lời tuyên bố 90% Biển Đông là thuộc chủ quyền bất khả tranh cãi của TC. Trái lại quyết định này là một thông điệp Ấn độ cảnh cáo TC về thẫm quyền liên doanh kinh tế độc lập tự khởi của Ấn độ. Ấn có quyền thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam mà chẳng cần quan tâm Trung Quốc nghĩ gì. TC không thể tự tung tự tác trên Biển Đông như ao nhà của TC.
Như đã biết Ấn và TC vốn có tiền thù hậu hận trong chiến tranh biên giới, thời Chiến Tranh Lạnh, bây giờ thỉnh thoảng cũng còn xảy ra. Cả hai nước đều đông dân nhứt nhì hoàn cầu. Cả hai nước đều đang phát tiễn kinh tề, đều cần xăng dầu như con người cần dưỡng khí. Cả hai Ấn và TC đều đang tranh giành nguồn năng lượng và ảnh hưởng khu vực, đồng thời vẫn còn tranh chấp lãnh thổ ở biên giới.
Ba và sau cùng, như đã biết có một tinh cờ lịch sử cần chú ý. Ba nhà lãnh đạo ba nước lớn mạnh ở Á châu lên cầm quyền gần đồng thời, đếu là ba nhà thiên về dân tộc chủ nghĩa. Chủ Tich Tập cận Bình của TC mong mỏi phục hồi giấc mộng Trung Hoa. Thủ Tướng Nhựt Abe làm đủ cách nêu cao vai trò của quốc gia dân tộc Nhựt, chủ trương hiện dại hoá quân đội, bung quân đội ra quốc tế với chính sách phòng vệ tập thể, không ngần ngại gởi vật cúng kiến anh hùng dân tộc, trong đó có 11 vị bị các nước Á châu bị quân đội Nhựt chiếm đóng lên án là tội phạm chiến tranh. Và Thủ Tướng Ấn Narendra Modi cũng là người tinh thần quốc gia dân tộc rất cao, biểu lộ rõ rệt khi là thủ hiến và khi tranh cử thủ tướng.
Và có một biến cố mà các nhà phân tích cố tìm hiểu lý do đằng sau. Số là khi Chủ Tich Tập cận Bình công du và làm việc phóng tài hoá thu nhân tâm tại Ấn dộ, thì quân đội TC chạm súng với biên phòng Ấn độ. Phải chăng phe quân quyền của TC bây giờ đã mạnh, muốn chống lại những vận động ngoại giao về Biển Đông của phe Đảng Nhà Nước của TC. Hay là Chủ Tịch TC chơi trò hai man, muốn chứng tỏ cho Ấn thấy xung đột biên giới hãy còn đó, nếu Ấn dấn sâu vào liên minh Mỹ, Úc, Nhựt, và làm ăn với VN ở Biển Đông thì cái sẩy ở biên giới Ấn-Trung sẽ nẩy thành cái ung của hai nước. Cái gì chớ mưu mô kiểu này của vua chú Trung Hoa ngày xưa là thiên biến vạn hoá, với CS độc tài đảng tri toàn diện bây giờ thì lại thiên hình vạn trạng nữa./.(Vi Anh)

NGƯỜI BIỂU TÌNH HONGKONG LIÊN HỆ VÀ TRUYỀN TIN NHƯ THẾ NÀO?


Kỹ thuật mới (mà các chính quyền độc tài lo sợ)
bởi ELISE HU
Làm Thế Nào Người Biểu Tình Tại Hồng Kông Liên Lạc Khi Không Có Sóng Điện Thoại Di Động Hoặc Mạng Wi-Fi?
Khi cuộc biểu tình đòi dân chủ tiếp tục tại trung tâm thương mại của Hồng Kông, rất nhiều người đã gửi tin nhắn thông qua một mạng lưới mà không đòi hỏi các tháp điện thoại di động hoặc sóng Wi-Fi. Họ đang xử dụng một phương thức (ứng dụng) gọi là FireChat vừa ra đời trong tháng Ba, được củng cố bởi mạng lưới Mesh Networking, cho phép các điện thoại liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới toàn cầu tạm thời (nhưng rất hữu ích).
Cho đến nay, mạng lưới “tạm” này đã chứng minh khá hữu hiệu và nhanh chóng được xử dụng trong thời gian khẩn cấp hoặc tình trạng bất ổn chính trị, vì chúng không phụ thuộc vào các loại mạng thông thường như “cáp” (cable) và vô tuyến (wireless) hiện nay. Tại Iraq, hàng chục ngàn người đã tải xuống chương trình FireChat để kết nối với nhau khi chính phủ giới hạn mạng thông tin để ngăn chặn thông tin liên lạc của nhóm ISIS. Những người biểu tình tại Đài Loan vào mùa xuân này đã dùng FireChat khi các tín hiệu điện thoại cầm tay quá yếu hoặc không có sóng thông tin.

Mọi người kiểm soát điện thoại của mình tại cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông ngày thứ Hai. Alex Ogle / AFP / Getty Images
Sự phổ biến FireChat đang gia tăng ở Hồng Kông. Khoảng 100.000 người đã tải xuống chương trình ứng dụng miễn phí FireChat này vào sáng chủ nhật và thứ Hai, theo The Wall Street Journal. Trong khi chưa có sự mất mạng thông tin, nhóm lãnh đạo sinh viên được xử dụng FireChat vì lo ngại chính quyền có thể dập tắt các mạng thông tin liên lạc.
Gizmodo giải thích lý do tại sao các mạng lưới “tạm” rất quan trọng khi có sự căng thẳng với chính quyền:
“Các mạng lưới “tạm” là công cụ đặc biệt có tính co giãn; chính quyền (độc tài) không dễ dẹp tắt được chúng, cũng không thể chặn được sự tiếp nhận sóng của điện thoại di động hoặc một địa chỉ của trang web. Mạng Lưới tạm này giống như câu chuyện Voldemort sau khi phân thân linh hồn mình vào cõi Trường Sinh Linh Giá, do đó nếu chỉ phá hoại một phần hồn sẽ không tiêu diệt hẳn được anh ta, trừ khi tiêu diệt mỗi điểm xâm nhập (access) hoặc tắt được Bluetooth trên tất cả các điện thoại đang xử dụng FireChat mới có thể hoàn toàn phá vỡ sự kết nối này. Tính khó-phá-vỡ này không là quá quan trọng cho các cuộc trò chuyện thông thường, nhưng vào lúc khẩn cấp và căng thẳng chính trị, nó trở thành con đường “sinh tử” (cho những lực lượng đối nghịch).”
Và như chúng tôi đã trình bày trước đó, OpenGarden (mở cửa vườn), tên công ty đã tạo ra FireChat và một ứng dụng mạng lưới Android cũng gọi là Open Garden, có tham vọng lớn hơn cho mạng lưới:
“Một khi bạn tạo được mạng lưới (Mesh Network), bạn đã có một mạng có tính co giãn, tự sửa chữa, không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức trung ương nào, không bị đóng cửa và luôn luôn hoạt động,” Christophe Daligault, phó chủ tịch Open Garden đặc trách thị trường nói. “Tôi nghĩ rằng điều này có thể giải quyết được nhiều sự hạn chế hoặc những thách thức của Internet băng rộng hiện nay.”
Ông nói không thể có được những điều kể trên nếu không có sự phát triển nhanh chóng điện thoại thông minh, có nghĩa là không cần phải có thêm máy móc (phần cứng) khác.
“Mỗi [điện thoại] sẽ trở thành một bộ phát sóng (router) và bạn có cảm giác bạn đang phát triển Internet – tất cả những người tham gia trong mạng lưới tạo ra sự mở rộng của Internet,” Daligault nói. “Trong một hoặc hai năm sắp tới, tôi nghĩ rằng mọi người sẽ không còn nhớ là bạn đã từng xử dụng Wi-Fi hoặc tín hiệu điện thoại di động để có thể giao dịch bằng vô tuyến (wireless).”
http://www.npr.org/blogs/alltechconsidered/2014/09/29/352476454/how-hong-kong-protesters-are-connecting-without-cell-or-wi-fi-networks

The Epoch Times: Chân gà, cánh gà gây ung thư ở phụ nữ


Nếu thường xuyên ăn cánh hay chân gà đông lạnh, cộng thêm với ảnh hưởng của sự bài tiết nội tiết tố nữ, sẽ khiến cho chị em dễ bị mắc ung thư tử cung.
Trang The Epoch Times của Anh kể lại câu chuyện về nghệ sĩ Hạ Y cho thấy, nghệ sĩ này đã phải nhập viện do tử cung bị dài ra (u nang sôcôla) và đã được bác sĩ Hồ Tình Văn phẫu thuật cắt bỏ khối u chứa đầy máu đã bị chuyển hoàn toàn sang màu tối đen.


Tiết lộ gây sốc: Chân gà, cánh gà gây ung thư ở phụ nữ
Theo các bác sĩ, khối u sau khi bị cắt bỏ sẽ không tái phát nữa và giúp Hạ Y hồi phục sức khỏe, nhưng sự việc không như dự đoán của họ. Chỉ sau vài tháng khối u lại tái phát và Hạ Y đã lập tức tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ phụ khoa.
Sau khi làm các xét nghiệm và chẩn đoán, bác sĩ phụ khoa đã hỏi Hạ Y về việc có phải cô thường xuyên ăn cánh gà không. Hạ Y ngạc nhiên hết mức khi bác sĩ phụ khoa lại biết việc cô thường xuyên ăn cánh gà đông lạnh.


Chân gà thường chứa lượng thuốc kháng sinh rất lớn
Trang báo này dẫn lời các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khối u của nghệ sĩ Hạ Y xuất phát từ việc cô thường xuyên ăn cánh gà. Theo các bác sĩ, hooc-môn gà hoặc thuốc kháng sinh lại thường được tiêm ở khu vực cánh và cổ gà, mà chân gà lại là nơi tích trữ lượng thuốc kháng sinh. Nếu thường xuyên ăn cánh hay chân gà đông lạnh, cộng thêm với ảnh hưởng của sự bài tiết nội tiết tố nữ, sẽ khiến cho chị em dễ bị mắc ung thư tử cung.
Để kiểm chứng thông tin trên, The Epoch Times dẫn lại quy trình sản xuất chân gà được tiết lộ bởi những người trực tiếp làm công tác thanh tra thực phẩm.


Chân và cánh gà thường được chế biến trong môi trường rất bẩn
Theo đó, tất cả các nguyên liệu chủ yếu để làm món chân gà muối tiêu của Trùng Khánh đều được vận chuyển chủ yếu từ các khu vực khác tới. Hơn nữa hầu hết các chân gà này đều từ những con chết không bình thường.
Các thanh tra thực phẩm cho biết thêm, tất cả chân gà đều được vận chuyển đông lạnh đến và vẫn còn dính máu của gà, có nghĩa đây không phải là máu của gà sau khi bị giết mổ. Hầu hết chân gà đều có dính kèm với lông gà, da cũ và phân gà. Những chân gà này đều không được xử lý qua bất kỳ quá trình làm sạch nào sau khi bị giết mổ.
Đến bước giã đông và cắt ra phân tách. Theo tiết lộ của những người trực tiếp làm ông việc này thì từng chồng lớn chân gà được xếp đống lên nhau trong những xô lớn, chờ đợi để được cho vào máy nấu chín, một công nhân ở bên cạnh luôn phải đeo mặt nạ vào, không phải để đảm bảo sạch sẽ, mà đó là vì mùi của những thùng chứa này thực sự quá kinh tởm.


Chân gà được ngâm trong hydrogen peroxide thường rất to và nặng
Theo nguồn tin người trong ngành chế biến tiết lộ, ví dụ đối với những con gà được buôn lậu, những  chân gà đông lạnh được nhập lậu này thường chứa một lượng lớn vi khuẩn và máu hôi thối. Những người buôn bán bất hợp pháp này sử dụng một loại thuốc tẩy ngâm hydrogen peroxide, The Epoch Times cho hay.
Việc sử dụng hydrogen peroxide có tác dụng khử trùng nhằm kéo dài thời hạn sử dụng, ngoài ra chất hóa học này còn có thể loại bỏ những vết bẩn trên bề mặt, khiến cho thịt gà trông vừa trắng và vừa lớn hơn. Vì vậy, sau khi được chế biến, so với những loại chân gà được sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống thì chân gà sản xuất theo phương pháp trên vừa lớn vừa nặng hơn.
Từ những tiết lộ kinh hoàng nói trên, các nhà thanh tra thực phẩm khuyến cáo mọi người hãy ăn ít chân gà và cánh gà hơn, đặc biệt tuyệt đối không nên mua những gói chân gà ướp muối ớt tiêu vì bề ngoài càng bắt mắt, thì chất lượng bên trong càng tồi.

(Theo Gia đình Việt Nam)

Hãy Giúp Hong Kong là gián tiếp giúp triệt hạ CSVN



Published by Ryan Tran on Sep 28, 2014
Hôm nay là ngày 28 tháng 9 năm 2014. Bây giờ đã gần 10 giờ đêm và chúng tôi đang ở khu vực Wanchai của Hong Kong. Sáng sớm hôm nay, những người biểu tình chúng tôi đã ngồi ôn hòa trước Trụ sở Trung tâm của Chính phủ. Mọi người chỉ ngồi yên và không làm gì cả. Đột nhiên, phía chính quyền bắt đầu xịt hơi cay vào từng người biểu tình ngồi hàng đầu khiến mọi người bắt đầu chạy và la lớn. Hiện nay, chúng tôi đang ở Wanchai, sau khi đã di chuyển từ Admiralty đến Central và bây giờ là Wanchai. Khắp nơi là cảnh sát và người biểu tình. Những người biểu tình đang cố bảo vệ nhữn người đang ở trong khu vực Trụ sở Trung tâm của Chính phủ. Chúng tôi chỉ đòi hỏi quyền đầu phiếu phổ thông mà thôi, không gì hơn nữa và chúng tôi rất ôn hòa. Tuy nhiên, phía chính quyền đã không ngần ngại sử dụng hơi cay và cả những vũ khi có thể gây thương tích để đàn áp nhũng người biểu tình ôn hòa. Với tư cách một người công dân Hong Kong, tôi kêu gọi tất cả các bạn trên thế giới, Xin Hãy Giúp Chúng Tôi! Có lẽ tất cả các bạn đều được sinh ra ở những xứ sở dân chủ, bạn sinh ra với những chọn lựa dân chủ, bạn có quyền bầu cử tự do, nhưng chúng tôi thì không có những điều ấy, xin hãy giúp chúng tôi! Xin hãy đem thông tin về chúng tôi đến khắp nơi trên thế giới, xin hãy lên tiếng cho chúng tôi, những công dân Hong Kong, vì chúng tôi thật sự rất cần Dân chủ, chúng tôi chỉ cần quyền đầu phiếu phổ thông, không gì khác nữa, xin hãy ủng hộ chúng tôi và chia sẻ video này và tất cả tin tức liên quan đến sự kiện này đến khắp nơi trên toàn thế giới! Xin cảm ơn!

Cử chỉ đẹp: Hoàng tử Ả rập Xê út trực tiếp lái máy bay dội bom khủng bố Hồi Giáo


Trong ngày thứ ba của cuộc không kích tại Syria nhắm vào các lực lượng khủng bố Hồi Giáo IS, Hoa Kỳ và các nước đồng minh Ả rập đã tấn công vào các nhà máy lọc dầu do quân khủng bố kiểm soát. Đây là nguồn tài chính đáng kể có thể mang lại cho quân khủng bố từ 1 triệu đến 3 triệu Mỹ Kim một ngày.
Hoàng tử Khaled bin Salman, là con trai của Thái tử Salman bin Abdulaziz đã trực tiếp lái một phóng pháo cơ F15 tham gia vào nhóm các máy bay Ả rập trong các cuộc không kích.
Đây là một đòn chiến tranh tâm lý nặng nề giáng lên bọn khủng bố Hồi Giáo IS vì nó xác nhận sự đồng thuận của hoàng gia Ả rập Xê út trong cuộc chiến chống khủng bố. Càng nhiều những nước Hồi Giáo đứng lên chống lại bọn khủng bố thì nguy cơ lợi dụng danh nghĩa Hồi Giáo của bọn này càng được giảm thiểu.


Hoàng tử Khaled bin Salman
Tham gia trong cuộc không kích này còn có một người đàn bà là Không quân Thiếu tá Mariam Al Mansouri, 35 tuổi, người phụ nữ lái máy bay đầu tiên của Liên Hiệp Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất.
Mariam, quê quán ở Abu Dhabi, đã gia nhập không quân năm 2007, hiện nay là chỉ huy của một phi đoàn phóng pháo cơ F16.
Tờ Wall Street Journal số ra ngày 18 tháng 8 năm 2014, trong bài tường thuật về tình hình chiến sự tại đập thủy điện Mosul cả quyết rằng bọn khủng bố Hồi Giáo “rất ngại” phải giao tranh với các đơn vị nữ quân nhân người Kurd vì chúng tin rằng nếu phải chết vì viên đạn của một người đàn bà thì không được lên thiên đàng.
Có lẽ có cùng một suy nghĩ như thế nên tờ Daily Mail trong số ra ngày 26 tháng 9 đã cho chạy hàng tít lớn:
“You've just been bombed... by a woman” (Tụi bay mới vừa bị dội bom... bởi một người đàn bà)




 

Nữ phi công xinh đẹp chỉ huy cuộc không kích khủng bố IS là ai?


Ngọc Linh | 25/09/2014 19:10


Al Mansouri được cho là có tham gia cuộc không kích của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu vào các căn cứ của IS trong lãnh thổ Syria. Ảnh:New York Daily News.
Nữ phi công đầu tiên trong Không quân UAE được cho là đang tham gia chỉ huy các cuộc không kích của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu nhằm vào nhóm chiến binh ISIS ẩn náu tại Syria.
Thiếu Tá Mariam Al Mansouri – 35 tuổi – gia nhập lực lượngKhông quân Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) vào năm 2007 khi quân đội nước này chấp nhận nữ giới.
Cô tốt nghiệp Học viện Không quân UAE năm 2008 và hiện là phi công máy bay chiến đấu F-16 Block 60.
Theo New York Daily News, Mariam Al Mansouri là nữ phi công đầu tiên trong lực lượng Không quân UAE.
Tạp chí Time (Mỹ) tiết lộ Thiếu tá Al Mansouri hiện đang tham gia và đóng vai trò chỉ huy trong các cuộc không kích của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu nhằm vào Tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS, ISIS hay ISIL) ẩn náu tại Syria.


Nữ thiếu tá Mariam Al Mansouri thuộc lực lượng Không quân UAE. Ảnh:News.com.au
Bahrain, Jordan, Ả Rập Saudi và Qatar cũng đã cung cấp hỗ trợ, hậu cần và máy bay chiến đấu trong các cuộc không kích vào nhóm khủng bố.
Al Mansouri là người gốc Abu Dhabi, đã có chứng chỉ đại học về văn học Anh, là một trong những phụ nữ đầu tiên tham gia Học viện Không quân UAE khi nước này cho phép các thành viên nữ – theo The National của UAE.
“Đó là nguyện vọng của tôi” – Al Mansouri nói với các hãng tin. “Từ khi học xong phổ thông, tôi muốn học lái máy bay bởi đó là điều đầu tiên mà tôi thích”.
UAE là một trong những quốc gia dẫn đầu Trung Đông về quyền và cơ hội cho phụ nữ; và Al Mansouri đã chớp lấy cơ hội để theo đuổi ước mơ của mình.
“Niềm đam mê của người phụ nữ sẽ giúp đạt được những gì mình mong muốn và đó là lý do tôi theo đuổi sở thích của mình” – cô nói với The National.


Nữ phi công Mariam Al Mansouri gia nhập Không quân vì muốn theo đuổi đam mê của mình. Một bình luận trên Twitter cho biết cô còn là chỉ huy lực lượng của mình trong cuộc không kích vào IS. Ảnh: New York Daily News.
Al Mansouri cho biết cô làm việc chăm chỉ và không nhận được bất kỳ sự ưu tiên nào trong quân đội – nơi trước đây vốn chỉ tiếp nhận nam giới.
Vào Tháng 5, Thiếu tá Al Mansouri tự hào nhận được Huân chương Emirates như một phần của Giải thưởng Ưu tú Mohammed bin Rashid.
“Hãy chuẩn bị sẵn sàng vì đây là lĩnh vực đòi hỏi thời gian, sự nỗ lực cùng với niềm đam mê lớn” – Mariam Al Mansouri nhắn nhủ tới những người phụ nữ có ước mơ được bay.
Được phương Tây ca ngợi vì tham gia cuộc không kích nhằm vào IS ở Syria, song nữ phi công đầu tiên của UAE lại được cho là đã bị gia đình đoạn tuyệt quan hệ.

Báo Anh Daily Mail dẫn một tuyên bố, được cho là của gia đình nữ phi công Mariam Al Mansouri: "Chúng tôi, gia đình Mansouri ở Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, công khai tuyên bố rằng chúng tôi đoạn tuyệt quan hệ với người tên là Mariam Al Mansouri cũng như bất cứ ai tham gia vào cuộc tấn công quốc tế tàn bạo chống lại người dân Syria anh em, bắt đầu với đứa con gái vô ơn của chúng tôi Mariam Al Mansouri".
"Chúng tôi kêu gọi tất cả những người đồng hương đừng đổ trách nhiệm cho chúng tôi vì hậu quả từ những hành động của người tên là Mariam Al Mansouri".
Tuyên bố viết: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các phe phái.... trên chiến trường Syria đoàn kết và cùng chung tay hướng tới một mục tiêu duy nhất là lật đổ chế độ của Assad tàn ác". Theo nhận định từ hãng tin Palestine Wattan, những lời này là nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc nổi dậy ở Syria nhằm lật đổ Tổng thống Assad.
Thậm chí, tuyên bố cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS: "Gia đình chúng tôi rất tự hào vì tất cả những người tự do - những người bảo vệ lý lẽ của mình, và tất cả những người đã đứng lên cầm vũ khí bảo vệ danh dự của quốc gia họ (Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS). Chúng tôi tự hào vì những người anh hùng Sunni ở Iraq và Cận Đông và tất cả những người đã giơ cao ngọn cờ chính nghĩa ở bất cứ nơi nào có thể" - Tên gốc của lực lượng Hồi giáo cực đoan IS là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL).
Vẫn chưa có thông tin xác thực về việc, liệu tuyên bố này có bị giả mạo hay không, hoặc nếu nó là thật, thì liệu nó có đại diện cho quan điểm của toàn bộ gia đình Mansouri hay không.

Daily Mail đánh giá, nhiều khả năng quan điểm này không đại diện cho toàn bộ gia đình, bởi một số thành viên trong gia tộc Mansouri là những nhân vật có tầm ảnh hưởng - một trong số họ là Bộ trưởng kinh tế.
Trong khi đó, tuyên bố được đưa ra trong tình trạng nặc danh, có thể là bởi họ lo sợ bị trừng phạt, vì bất cứ ai bày tỏ ý kiến bất đồng với chính phủ UAE có thể sẽ phải chịu án tù.
Cũng theo Daily Mail, nếu thực sự gia đình Mansouri viết tuyên bố này, thì đó cũng không phải lần đầu tiên họ có liên quan tới chủ nghĩa cực đoan.
Theo BBC, hồi tháng Một năm nay, luật sư có tiếng tại UAE Mohammed Al Mansouri đã bị bắt với cáo buộc cố gắng thiết lập một nhánh quốc tế của tổ chức Anh em Hồi giáo, vốn gây nhiều tranh cãi ở UAE.
thegioinguoiviet.net
(theo Đại Lộ)

Quốc nhục của chế độ CS

“ Dù là cùng chủng tộc nhưng thà làm dân thuộc địa chứ không muốn là dân của một nước CS – Đó là hình ảnh trương lên mà hàng trăm ngàn cư dân Hong Kong- một lần nữa, gián tiếp như muốn nói với CSTQ và công luận thế giới qua các cuộc biểu tình chính trị đòi hỏi dân chủ tự do trong bầu cử hiện nay ”
image001
Cờ Anh và ảnh nữ hoàng Anh (Elizabeth) được người dân HongKong trương lên trong đoàn người biểu tình ngày 29/9.
Phía bên kia, hướng Tây, giáp biên giới với Trung quốc, còn nóng hổi .
Cùng chủng tộc, ngôn ngữ nhưng “phân ly” lâu ngày khát khao được quay về với đất mẹ nước Nga đã giúp lảnh đạo nước này TT Putin thâu tóm Crime từ Ukraine nhẹ nhàng như nhặt một món đồ cho vào túi mà tuyệt đối người dân Crime và Nga đều hoan hỉ vui mừng (dù công luận thế giới không mấy thiện cảm với cái cách “thâu tóm” kiểu ném đá dấu tay ấy của ông Putin) .
Ngược lại sau 17 năm được Anh Quốc chính thức trao trả lại chủ quyền cho Trung quốc, người dân bán đảo Hương Cảng Hong Kong vẫn còn nhớ nhung hoài vọng hướng về “đế quốc thực dân Anh” một thời mà mình là dân thuộc địa bị “đô hộ” (như ảnh trên)
Cũng cần nhắc lại, không chỉ là hôm nay mà hai năm trước, năm 2012 – Đón tiếp Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào công du cựu thuộc địa này là một rừng người với những biểu ngữ tràn ngập dương cao trên đường phố Hong Kong mang các dòng chữ : “Phục hồi danh dự cho những nạn nhân bị đàn áp Thiên an Môn – Đã đảo nhất đảng độc tài – Giải thể đảng cộng sản Trung Cộng – Trả trả lại Dân Chủ cho toàn dân – Trời tru đất diệt Trung Cộng ..v.v..”.
image002
Chủ nhật 1/7/2012, Đón Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào khi ông có mặt ở Hong Kong để chứng kiến buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông C. Y. Leung, nhà lãnh đạo mới của Hong Kong, đồng thời cũng để đánh dấu 15 năm vùng cựu thuộc địa của Anh Quốc này được trao hoàn cho Trung Quốc, hàng trăm ngàn người dân Hong Kong đã xuống đường biểu tình tuần hành phản đối CSTQ đòi hỏi dân chủ cho Hoa Lục và Hong Kong .
Thật lạ lùng, đám đông rồng rắn gần nữa triệu người biểu tình ấy là sắc dân Trung Hoa anh em ruột thịt cùng chủng tộc với hàng tỷ dân Hoa Lục, ngụ trên lãnh địa thuộc Trung Quốc quản lý nhưng không một ai cầm “cờ Trung Quốc” hay cờ “đảng CSTQ” (cờ 5 sao và cờ búa liềm), trong cuộc biểu tình “lớn” khoảng 500.000 người (chính quyền Hong Kong và AFP ước đoán) trong ngày hiện diện của CT nhà nước CS/Trung Quốc 1/7/2012 tại trung tâm thủ phủ Hong Kong.
Và những ngày qua cũng như thế . Trang Wall Street Journal cho biết có cả những người trẻ tuổi mang cờ Vương quốc Anh phất cao trong đoàn người  biểu tình. Đó là thông điệp cho thấy họ nhớ nước Anh đến mức nào và tất nhiên độ nhớ nước Anh tỷ lệ thuận với độ chán ghét CS/Trung Quốc. (*)
(*)http://motthegioi.vn/quoc-te/ho-so/dan-hong-kong-luyen-tiec-thoi-la-thuoc-dia-cua-anh-85761.html
Trong khi đó thì y hệt như bộ máy tuyên truyền CSVN, hệ thống truyền thông nhà nước CSTQ cũng cùng một chiêu bài muôn thuở là hô hoán lên rằng Biểu tình đòi hỏi dân chủ là sản phẩm kích động của phương Tây, những người tham gia là bị xúi giục để gây mất ổn định cho đời sống bình yên tại Hồng Kông . !?.
Một lối nói gượng ép vu khống với thứ ngôn ngữ rẻ tiền thiếu chân lý của một nhà nước CS lưu manh bịp bợm, bởi người nghe sẽ phì cười trước một rừng người lên tới nữa triệu từ một lãnh thổ có tên là Hồng Kông mà :
Xếp hạng- IQ: Hạng  1/185 quốc gia – (Đại Học Ulster) Chỉ số tự do kinh tế: Hạng 1/157 quốc gia (Wall Street-Journal 2006) Phát triển con người-HDI : Hạng 22/177 quốc gia – (United Nations) GDP bình quân đầu người/năm: 31.758 USD (**) (**) http://vi.wikipedia.org/wiki/HongKong.
Thì thật là không dễ gì để mà “xúi giục,kích động” biểu tình nếu bản thân họ không có điều gì “bức xúc” hay “bất mãn” ….Mà không cần phải tốn công điều tra hay phỏng vấn thì từ các biểu ngữ mang nội dung chuyển tải dương cao của họ :
“…Phục hồi danh dự cho những nạn nhân bị đàn áp tại Thiên an Môn – Đả đảo nhất đảng độc tài – Giải thể đảng cộng sản Trung Cộng – Trả trả lại Dân Chủ cho toàn dân…”
Mà dù có là một chính phủ của một quốc gia nhược tiểu nhất (Trừ CSTQ cũng như CSVN) cũng hiểu được đám đông người dân ấy đang muốn những gì ?
Thật là xấu hổ và nhục nhã, một nhà nước CS/Trung Quốc leo lên nền kinh tế thứ 2 của thế giới, thặng dư ngoại hối tới gần 4000 tỷ USD , là một trong 3 quốc gia đưa được người lên không gian và là một trong 5 nước “lớn” HĐBA/LHQ nhưng không thể thuyết phục được 7 triệu người dân anh em cùng sắc tộc với mình trên một bán đảo, hoan hỉ cùng về sống chung dưới một mái nhà !? Ngược lại họ (7 triệu dân HK) trong vòng tay TQ nhưng vẫn cứ mơ và hướng về nước Anh một “mẫu quốc” thuộc châu Âu không cùng chủng tộc ngôn ngữ  đã “đô hộ” họ trước kia . !? .
Hoa kiều tha hương trên thế giới nổi tiếng là một sắc dân, một cộng đồng rất đoàn kết đùm bọc tương trợ lẫn nhau thì tại sao một thành phần trí thức to lớn như thế tại Hong Kong lại chấp nhận được làm thân phận “vong bản”  bị đô hộ chứ không muốn là người dân Hoa lục ? Câu trả lời nằm trên các băng rôn biểu tình của chính họ : “Đả đảo nhất đảng độc tài – Trả trả lại Dân Chủ cho toàn dân…”.
Với chỉ số IQ hàng đầu thế giới tư duy của khối óc mách bảo với trái tim họ rằng : Thà làm công dân hạng 2 tuy vô tổ quốc nhưng được bảo vệ và tôn trọng nhân quyền vẫn tốt hơn là làm người trong một quốc gia độc lập nhưng bị cai trị bởi một chế độ độc tài cộng sản mà thân phận con người không hơn súc vật bởi dân chủ và tự do chỉ là chiếc áo rẻ tiền của chế độ CS choàng lên cơ thể họ mà nhản tiền là tháng tám vừa rồi Bắc Kinh thông báo quyết định bác bỏ yêu cầu được tự chọn người lãnh đạo của người dân trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng Hong Kong vào năm 2017 tới đây, chỉ có các ứng cử viên được một ủy ban đề cử của nhà nước CSTQ thông qua trước.
Các nhà hoạt động nhân quyền Hong Kong cho rằng điều này không dân chủ trái với lời hứa về một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu mà Trung Quốc đưa ra trước đây.(***) (***)www.xaluan.com › Thế giới sự kiện Chính Trị .
Hơn một thế kỷ rưỡi (155 năm) Dưới chế độ thuộc địa Anh, công cuộc khai hoá dân trí và xây dựng thể chế dân chủ pháp trị tại Hong Kong đã đạt được những thành quả rất lớn, nhân quyền của công dân Hong Kong được tuyệt đối tôn trọng như tại mẫu quốc Anh, vì vậy cái công thức (đảng cử dân bầu) “quái đản” Ứng cử viên do đảng CS chọn lựa đưa ra bắt người dân phải bầu bản chất nó nặng mùi xú uế độc tài mà hàng triệu “cử tri” Hong Kong không thể nào “tiêu hóa” nỗi, đó là nguyên nhân chính tạo nên biểu tình dữ dội trong mấy ngày qua .
image004
Hong Kong đang chìm trong làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ do các nhóm học sinh, sinh viên tổ chức.  Những người biểu tình muốn phản đối việc Trung Quốc can thiệp quá sâu vào nền dân chủ ở đặc khu kinh tế này.
Hình ảnh quãng trường trung tâm hành chính Hong Kong đêm 28/9
Bắc Kinh quan ngại về ý tưởng bầu cử dân chủ, hoàn toàn tự do tại Hong Kong vì họ sợ hệ lụy của một Đặc khu trưởng được người dân trực tiếp bầu lên sẽ có khuynh hướng chống lại chế độ CS ở Bắc Kinh. Và quan trọng hơn hết là nổi kinh hoàng tìm ẩn nếu Hong Kong có được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo thì sẽ khuyến khích những địa phương khác ở Trung Quốc bùng nổ biểu tình đòi yêu cầu thực hiện bầu cử tương tự.
Thật là xấu hổ và nhục nhã cho những chóp bu của các chế độ cộng sản cứ luôn miệng tự hào gọi là “lãnh đạo toàn dân” đại diện cho nhân dân nhưng rất sợ đối diện sự khẳng định đó là từ nhân dân qua các cuộc bầu cử dân chủ tự do trực tiếp !
Mà hiện nay thanh niên,sinh viên,nhân dân Hong Kong đang cực lực phản đối như cảnh báo để lật mặt hành vi bịp bợm của CSTQ cũng y hệt như CSVN trong công thức hoang dã “đảng cử dân bầu” .
Hoàng Thanh Trúc

Hồng Kông : Một thế hệ mới khẳng định bản sắc

media Người biểu tình chiếm lĩnh phố chính trong khu tài chính ở Hồng Kông, ngày 30/09/2014
Đây là một phong trào đấu tranh chưa từng thấy kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Từ hơn một tuần qua, giới sinh viên, với sự ủng hộ của phong trào đấu tranh đòi dân chủ, phản đối quyết định của Bắc Kinh hạn chế quyền bầu cử của người dân Hồng Kông trong các cuộc bỏ phiếu trong những năm tới
Chế độ bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu sẽ được áp dụng, nhưng cử tri Hồng Kông chỉ được quyền lựa chọn trong số 2 hoặc 3 ứng viên do một ủy ban có thẩm quyền giới thiệu. Đó là điều mà người dân Hồng Kông không chấp nhận và họ xuống đuờng phản đối, thách thức chính quyền Trung Hoa lục địa. RFI phỏng vấn ông Jean- Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Pháp – CNRS, chuyên gia về Trung Quốc và hiện đang làm việc tại Hồng Kông.
RFI: Chào ông Béja, phải chăng chúng ta đang chứng kiến một phong trào bất phục tùng dân sự thực sự tại Hồng Kông ?
- Trong mọi trường hợp, đây là một phong trào rất thành công. Có rất nhiều người xuống đường và ngày càng nhiều hơn, bao gồm tất cả các tầng lớp xã hội. Phong trào này do sinh viên khởi xướng. Bình thường ra, phong trào bất phục tùng dân sự, vốn đã có từ lâu tại Hồng Không, dự định khởi động vào ngày thứ Tư, 01/10. Thế nhưng, người dân đã tham gia đông đảo. Cần phải ghi nhận là hoàn toàn không hề có bạo động, cho dù có rất nhiều người tham gia biểu tình, với nhiều đám đông rất lớn, hàng chục ngàn người. Thế nhưng, không một ai ném bất cứ thứ gì về phía lực lượng cảnh sát.
RFI: Phải chăng đó là hình ảnh mà những người biểu tình muốn đưa ra ?
- Đây không phải là một hình ảnh mà đó là một thực tế. Một phong trào hoàn toàn ôn hòa. Người dân cảm thấy thật là bê bối khi những lời hứa không được thực hiện. Trung Quốc đã hứa sẽ cho tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu vào năm 2017 và người dân đã nghĩ rằng đó là cuộc bầu cử thực sự và họ có quyền lựa chọn ứng viên. Thế nhưng, Quốc hội Trung Quốc đã thay đổi ý kiến và lại có được sự chấp thuận của cơ quan lãnh đạo Hồng Kông. Do vậy, người dân rất tức giận chính quyền Hồng Kông và họ đòi lãnh đạo hành pháp Hồng Kông phải từ chức.
RFI: Điều đó có nghĩa là nền dân chủ tại Hồng Kông đang thực sự bị đe dọa ?
- Không hề có dân chủ thực sự tại Hồng Kông. Điều mà Hồng Kông hiện đang có là những người đấu tranh cho dân chủ và các dân biểu ở Hồng Kông có khả năng ngăn cản chính quyền Bắc Kinh hoặc những người thân Trung Quốc đang cầm quyền tại Hồng Kông hạn chế, xem xét lại những quyền tự do cơ bản. Đồng thời, đây cũng là một sự khẳng định bản sắc của Hồng Kông, một bản sắc rất đặc thù. Đương nhiên, đó cũng là bản sắc Trung Quốc, nhưng đồng thời bản sắc này gắn bó với một hệ thống chính trị, với những giá trị cơ bản, các quyền tự do cơ bản của hệ thống này, được bảo đảm bởi đạo luật cơ bản, tức Hiến pháp. Như vậy, 17 năm sau khi Hồng Kông quay trở lại Trung Quốc, thế hệ mới, không hề biết đến thời kỳ Hồng Kông là thuộc địa của Anh, đã khẳng định bản sắc của mình và thể hiện sự gắn bó của mình với một hệ thống dân chủ và đòi Trung Quốc phải giữ lời hứa của mình.
RFI: Ông nói đến thế hệ trẻ. Chủ nhật vừa rồi, phong trào Chiếm lĩnh trung hoàn (Occupy Central) đã ủng hộ cuộc đấu tranh của sinh viên. Trọng lượng của phong trào này như thế nào ?
- Phong trào Chiếm lĩnh trung hoàn đã huy động lực lượng đấu tranh từ hai năm qua, nhưng lần này, có thể nói chính giới sinh viên đã thực sự khởi động một phong trào xã hội lớn. Một khi phong trào quần chúng đã khởi phát, thì tổ chức Chiếm lĩnh trung hòan hoặc các dân biểu ủng hộ dân chủ trong cơ quan lập pháp Hồng Kông rất khó kiểm soát được. Hiện nay, đây là một phong trào hoàn toàn bất bạo động, nhưng lại không có lãnh đạo thực sự. Do vậy, khó có thể biết ai là người phát biểu nhân danh phong trào này. Có thể đó là Liên đoàn sinh viên hoặc giới học sinh trung học, nhưng rõ ràng phong trào này không hề có tổ chức thực sự. Đó là một phong trào tự phát của toàn thể người dân Hồng Kông, những người rất bất bình về việc Bắc Kinh đã từ bỏ lời hứa của mình.
RFI: Vậy những người biểu tình có cơ may đạt được điều mà họ muốn hay không ?
- Rất ít khả năng. Cần phải thừa nhận điều này ; khó xẩy ra trường hợp Quốc hội Trung Quốc thay đổi quyết định mà họ đã đưa ra. Có một yêu sách khác, đó là đòi lãnh đạo hành pháp Hồng Kông từ chức. Điều này cũng khó xẩy ra. Nhưng điều có thể là một số thành viên chính phủ, cho đến lúc này, chưa xuất đầu lộ diện, thì nay sẽ tới thương lượng với đại diện phong trào. Tuy vậy, đây cũng là một khả năng hiếm hoi. Trong mọi trường hợp, phong trào này có tác dụng giáo dục ý thức chính trị cực kỳ quan trọng đối với thế hệ mới, những người tranh đấu cho dân chủ. Điều này cho thấy bản sắc đặc thù của Hồng Kông rất mạnh.
RFI: Ông nói đây là một phong trào rất ôn hòa. Liệu có nguy cơ xẩy ra kịch bản như tại quảng trường Maidan ở Ukraina hay không ?
- Bình thường ra là không. Đương nhiên, người ta không thể loại trừ sự hiện diện của những nhân vật khiêu khích. Cho đến lúc này, người ta nhận thấy đây thực sự là một phong trào ôn hòa. Những người biểu tình ngồi bệt xuống đất. Họ thảo luận và cùng hô vang các khẩu hiệu. Từ năm 1967, đã có nhiều phong trào đấu tranh ở Hồng Kông, nhưng không bao giờ xẩy ra bạo lực. Như vậy, người dân ở đây đã có thói quen tranh đấu ôn hòa. Mặt khác, cảnh sát tuy có sử dụng lựu đạn cay, cũng có kinh nghiệm, biết kiểm soát đám đông. Tôi nghĩ là dường như cả hai phía đều có những suy nghĩ tính toán, phòng ngừa và bình thường ra, phong trào này sẽ không dẫn tới bạo động. Đương nhiên, sự hiện diện của những nhân vật khiêu khích vẫn có thể gây ra những sự cố mà người ta không thể gạt bỏ hoàn toàn.

Tượng Lenin bị giật phá ở Kharkiv


BBC - Tượng Lenin đặt tại Quảng trường Tự do ở thành phố lớn thứ hai Ukraine, Kharkiv, đã bị giật sập và đập phá hôm 28/09 với sự chứng kiến của hàng trăm người.

Động thái trên của các nhà hoạt động nhằm gửi thông điệp tới Moscow cũng nhận được sự ủng hộ của nhà cầm quyền.

Tượng đài này từng được người dân Kharkiv ủng hộ Nga canh gác hồi tháng Hai để tránh bị giật đổ.

Phong trào the "Fall of Lenin" - Sự sụp đổ của Lenin - bắt đầu từ mùa Đông năm ngoái với nhiều tượng của cựu lãnh đạo Xô Viết đã bị giật đổ ở các thành phố khác nhau ở Ukraine.

BBC
Powered By Blogger