Wednesday, July 31, 2013

Biếm họa: Tự do cho Điếu cày

Tự do cho Điếu cày

Y án 5 năm tù đối với ông Đoàn Văn Vươn

17 giờ ngày 30/7, HĐXX TAND Tối cao đã tuyên án y án đối với bị cáo Đoàn Văn Vươn. Có 2 bị cáo được giảm án.
Chiều ngày 30/7, HĐXX tiếp tục phần tranh tụng. Các luật sư tiếp tục đưa ra các luận điểm bào chữa cho các bị cáo Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Sịnh, Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Báu.
Đại diện VKSND Tối cao đưa ra quan điểm của mình để các luật sư đối đáp với VKS.
Nói lời cuối cùng tại tòa, Đoàn Văn Vươn đề nghị việc HĐXX làm rõ sự tắc trách của chính quyền Tiên Lãng buộc người dân đến bước đường cùng, phải chống đối lại.
Đoàn Văn Vươn đề nghị việc HĐXX làm rõ sự tắc trách của chính quyền Tiên Lãng buộc người dân đến bước đường cùng, phải chống đối lại.
Đoàn Văn Vươn đề nghị việc HĐXX làm rõ sự tắc trách của chính quyền Tiên Lãng buộc người dân đến bước đường cùng, phải chống đối lại.
Bị cáo cũng cho biết đã nhận thức được việc làm vi phạm pháp luật của mình và người thân.
Bị cáo Quý không đề xuất gì ở phần nói lời sau cùng. Bị cáo Sịnh đề xuất với HĐXX xem xét trường hợp bị cáo sức khỏe yếu, giảm sút, mong được giảm án để sớm về với gia đình, cộng đồng.
Bị cáo Sịnh nói, bị cáo là anh trong gia đình, bị cáo Sịnh thay mặt các em xin tòa khoan hồng cho hành vi vi phạm pháp luật của gia đình mình.
Bị cáo Vệ đề nghị HĐXX xem xét tình tiết phạm tội của bị cáo, bản án sơ thẩm là quá nghiêm khắc, xin giảm tội để được thả tại tòa.
Bị cáo Thương mong muốn những người thân sớm trở về với gia đình. Bị cáo Báu nói lời sau cùng vẫn giữ quan điểm đề nghị tòa tuyên hủy án sơ thẩm.
Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên án.
Theo đó, với tội danh giết người, Đoàn Văn Vươn bị tuyên y án, 5 năm tù, tính từ ngày tạm giam 10.1.2012.
Bị cáo Đoàn Văn Quý bị tuyên y án, nhận mức án 5 năm tù giam, tính từ ngày tạm giam 7.1.2012.
Cũng với tội danh giết người, bị cáo Đoàn Văn Sịnh được giảm án từ 3 năm 6 tháng tù xuống 2 năm 9 tháng tù, tính từ 10.1.2012; bị cáo Đoàn Văn Vệ được giảm án từ 24 tháng tù xuống 19 tháng tù giam, tính từ 10.1.2012.
Với tội chống người thi hành công vụ, bị cáo Phạm Thị Báu bị tuyên mức án 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng.
Bị cáo Nguyễn Thị Thương bị tuyên mức án 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 20 tháng (giữ nguyên án sơ thẩm).
HĐXX khẳng định, đủ chứng cứ và cơ sở để xác định Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ phạm tội giết người, trong đó Đoàn Văn Vươn có vai trò chủ mưu; Quý có vai trò lớn thứ 2 sau Vươn; Đoàn Văn Sịnh là người tích cực giúp sức có vai trò sau Vươn, Quý. Đoàn Văn Vệ có vai trò đồng phạm giúp sức trong quá trình các bị cáo chuẩn bị phạm tội.

Phiên tòa phúc thẩm khép lại sớm hơn 1 ngày so với dự kiến
Phiên tòa phúc thẩm khép lại sớm hơn 1 ngày so với dự kiến
Bị cáo Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Báu trực tiếp tham gia làm hàng rào, rải rơm, rạ, góp sức cho kế hoạch của các bị cáo trong nhóm tội ‘giết người’ nên giữ vai trò đồng phạm, đủ cơ sở, căn cứ để truy tố các bị cáo tội “Chống người thi hành công vụ”.
Trước đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo theo nội dung đơn kháng cáo, theo HĐXX, mức án Tòa sơ thẩm tuyên đối với các bị cáo là đúng người đúng tội, đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ, khoan hồng.
Các bị cáo thành khẩn khai báo tại cơ quan điều tra, tại phiên phúc thẩm các bị cáo Sịnh, Vệ thành khẩn khai báo và xin giảm nhẹ hình phạt, các bị cáo còn lại quanh co chối tội .
Vì vậy, HĐXX quyết định chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Sịnh, Vệ. Bác các nội dung kháng cáo của các bị cáo còn lại.
Phiên tòa phúc thẩm kết thúc sớm hơn 1 ngày so với dự kiến ban đầu.
Kiên Trung (VietNamNet)

Một chuyến công du vội vã

obamaxemdongho
Ngành ngoại giao của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam lúc này tỏ ra tấp nập và nhộn nhịp khác thường. Mới cách đây hơn một tháng, ngày 19 tháng 6, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đã viếng thăm Trung Quốc, thế mà chỉ hơn một tháng sau, Ông Sang lại cùng với một phái đoàn hùng hậu, hơn 40 người gồm cả Bộ Trưởng lẫn Tướng Tá, đã lên đường công du viếng thăm Hoa Kỳ. Ông Sang đã hội kiến với Tổng Thống Obama ngày 25 tháng 7 vừa qua và sau đó một bản Tuyên bố chung đã được công bố.

Trước hết về phía Hoa Kỳ thì qua một bản tin từ tòa Bạch Ốc, ngày 11 tháng 7, người ta được biết là cuộc viếng thăm của Chủ Tịch Sang nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác giữa Hoa Kỳ, Việt Nam và những nước trong Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và đồng thời thảo luận về 3 vấn đề chính: nhân quyền, thay đổi khí hậu và hiệp định về thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership, TPP) đang trong vòng thương thảo giữa Hoa Kỳ và một số 11 nước khác trong vùng. Về phía Việt Nam thì người ta có vẻ chú trọng nhiều đến những vấn đề chính trị, chiến lược hay kinh tế nên không thấy nói nhiều đến những vấn đề khác và phải đợi đến những lời tuyên bố của ông Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sau những ngày hội nghị, người ta mới được biết một cách chính thức vể chủ đích của Việt Nam trong chuyến công du của ông Sang. Ông Minh nói về nhu cầu “triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương, đa dạng của Việt Nam”; ông cho rằng hội đàm với Tổng Thống Obama là cuộc gặp gỡ “cấp cao đầu tiên trong vòng 5 năm qua để xác lập quan hệ song phương đối tác toàn diện và trao đổi một cách thẳng thắn về quyền con người”.
Nói một cách thông thường thì sau một buổi họp cấp cao giữa nguyên thủ của hai nước, Tổng Thống Obama và Chủ Tịch nước Sang, thì bản thông cáo chung sau buổi họp cũng tạm đủ để ghi nhận kết quả của buổi họp. Thực ra, trong trường hợp này, bản tuyên bố (không phải thông cáo) chung cũng khá dài, 3 trang, ghi nhận đủ các vấn đề được thảo luận như chính trị kinh tế, an ninh vùng, quy tắc ứng xử v.v… kể cả chi tiết về một số những vấn đề linh tinh khác như văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch và thể thao. Nhưng trên thực tế từ ngữ ngoại giao nhiều khi chỉ tóm tắt một cách chung chung những vấn đề được mang ra thảo luận và ít khi nói đến những điều không đồng ý. Vì vậy mà để có một nhận định tương đối chính xác hơn người ta thường phải dựa vào những gì xẩy ra xung quanh hay sau buổi họp. Về phương diện này, mặc dầu có khi chỉ là những điều nhỏ nhặt không đáng để ý nếu đem so sánh với tính cách quan trọng của một buổi họp thượng đỉnh, nhưng nhiều quan sát viên quốc tế cho rằng chính những chi tiết nhỏ nhặt đó đã giúp họ hiểu rõ thêm được về thực trạng quan hệ Mỹ Việt vào thời điểm có cuộc họp thượng đỉnh, do đó họ đưa ra nhận định về thái độ không lấy gì làm đậm đà của chính quyền Mỹ khi tiếp đón ông Chủ Tịch nước Việt Nam.
Người ta để ý chẳng hạn đến từ ngữ được dùng trong bản tin ngày 11 tháng 7 của tòa Bạch Ốc vì bản tin này chỉ nói là Tổng Thống Obama sẽ tiếp Chủ Tịch Nhà nước Cộng Sản Việt Nam Trương Tấn Sang tại tòa Bạch Ốc (nguyên văn là “The President will host President Truong Tan Sang of the Socialist Republic of Vietnam at the White House”) chứ không dùng đến từ “invitation” với nghĩa là “mời” Chủ Tịch Sang. Như vậy người ta không hiểu sáng kiến về buổi họp thượng đỉnh bắt nguồn từ phía Hoa Kỳ hay từ phía Việt Nam ? Ngoài ra, ngoại trừ những trường hợp hết sức đặc biệt, thường thường người ta được biết về những buổi họp thượng đỉnh từ năm bẩy tháng trước (dầu chỉ là những tin không chính thức), còn trong trường hợp của ông Sang thì tin về chuyến công du của ông chỉ được đưa ra có vừa đúng hai tuần trước ngày ông đặt chân lên đất Mỹ. Phải chăng theo như nhận định của Giáo sư Thayer, chuyên gia tại Viện Quốc Phòng của Úc (thường viết về Việt Nam), vì lý do nội bộ nào đó, nhà cầm quyền Hà Nội đã phải “vội vã” quyết định rồi kín đáo vận động với phía Mỹ để tổ chức chuyến công du sang thủ đô Hoa Thịnh Đốn ? Và có lẽ cũng vì “vội vã” nên phía Việt Nam phải chấp nhận những thiếu xót không bình thường về phía Mỹ như: không mời quốc khách dùng bữa trưa tại tòa Bạch Ốc như thường lệ sau buổi họp (ông Sang được mời dùng bữa trưa tại Bộ Ngoại Giao một ngày trước) hay tổ chức buổi họp báo trang trọng ngoài trời với sự hiện diện đông đủ của giới truyền thông quốc tế. Hơn nữa, buổi họp chỉ được dự trù 45 phút (về sau kéo dài thêm nửa giờ) và theo như các phóng viên ngoại quốc ghi nhận thì hai vị nguyên thủ, mỗi người chỉ nói từ 8 cho đến hơn 10 phút vì một phần không nhỏ thời giờ đã phải để các thông dịch viên làm việc và để ông Obama trả lời một vài phóng viên ngay tại nơi họp. Đặc biệt hơn cả là buổi họp được phía Việt Nam coi là quan trọng lại không được các báo và các đài truyền hình của Mỹ chú ý nhiều. Ngay cả trong trường hợp của tờ Washington Post, tờ nhật báo lớn nhất của thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ngoại trừ một trang quảng cáo do nhà nước Việt Nam trả tiền (trên dưới vài chục ngàn Mỹ kim) người ta không được thấy một mẩu tin nhỏ nào đáng kể vể buổi họp. Nếu có tin nào đáng kể thỉ chỉ là phóng sự của đài truyền hình Việt Nam SBTN đưa ra những hình ảnh về cuộc biểu tình tại công viên Lafayette, trước mặt tòa Bạch Ốc, của hai ngàn người Việt Nam đang sống trên đất Mỹ, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo, trả lại tự do cho tất cả những người tù lương tâm hiện đang bị giam giữ. Thực ra, tình trạng này cũng dễ hiểu vì hàng ngày, nước Mỹ không thiếu gì những vấn đề, đối nội cũng như đối ngoại, phải đối phó, do đó nếu chính quyền Obama và dư luận Mỹ có lạnh nhạt hay thiếu sốt sắng trong việc tiếp đón ông Sang thì điều đó cũng không phải là ngoại lệ. Vả lại, nói cho cùng thì trên thực tế trong hoàn cảnh hiện tại, Việt Nam cần Hoa Kỳ nhiều hơn là ngược lại. Nếu cần phải đo lường kết quả chuyến công du viếng thăm nước Mỹ của ông Sang thì phản ứng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam mới là điều đáng kể.
Về phương diện này thì người ta đặc biệt được thấy ông Phạm Bình Minh, Bộ Trưởng Ngoại Giao của chế độ, trong phần trả lời báo chí, sau khi trở về Việt Nam, đã đưa ra nhận định là chuyến công du viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đã “kết thúc tốt đẹp”, là một bước quan trọng nhằm “triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương, đa dạng của Việt Nam” và đồng thời đây cũng là một “buổi họp cấp cao đầu tiên trong vòng 5 năm qua”. Về mặt chính trị, ông Minh đã đề cao một số kết quả như: hai bên đã đồng ý “xác lập quan hệ đối tác toàn diện” và đặt ra “cơ chế đối thoại thường kỳ giữa bộ trưởng ngoại giao của hai nước”. Về vấn đề Biển Đông thì Việt Nam ghi nhận ý muốn của Hoa Kỳ muốn được thấy bản Tuyên Bố về cách ứng xử giữa các nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Declaration on Code of Conduct, DOC) sớm trở thành một “Quy Tắc Úng xử “ (Code of Conduct, COC). Về kinh tế thì ông nói Việt Nam đã yêu cầu Hoa Kỳ nhìn nhận Việt Nam có “một nền kinh tế thị trường” và đã đồng ý với Hoa Kỳ về nhu cầu phải kết thúc trước cuối năm việc hoàn tất bản hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Riêng về vấn đề nhân quyền thì ông tỏ ra thoả mãn khi nói rằng Việt Nam “sẵn sàng trao đổi trong tinh thần thẳng thắn, cởi mở, và xây dựng về các vấn đề hai bên còn có khác biệt về quan điểm”.
Trên đây là những lời tuyên bố lạc quan và tự khen của ông Minh nhưng đối với những quan sát viên quốc tế nhìn vào tổng quát những kết quả mà ông đưa ra thì một cách khách quan có rất nhiều điều cần phải nói lại. Trước hết về mặt chính trị và về “quan hệ đối tác toàn diện” mà bản thông cáo chung đã đề cập tới thì nếu không lầm từ trước đến nay Việt Nam dường như vẫn muốn tiến tới một mối “quan hệ đối tác chiến lược“ với Hoa Kỳ, phải chăng lần này Việt Nam đã thất bại, không đạt được ý muốn vì từ “chiến lược” không được một lần nhắc tới trong bản thông cáo và Việt Nam phải bằng lòng vậy với “quan hệ đối tác toàn diện” với ý nghĩa chỉ là mở đường trong tương lai cho mối quan hệ song phương. Còn về mặt kinh tế thì cũng vậy, phái đoàn Việt Nam chỉ gặt hái được kết quả là chờ đợi đến cuối năm (như trong trường hợp TPP) hay đến một ngày trong tương lai tình hình trở nên thuận tiện hơn. Nếu có một điều an ủi nhỏ nào thì chỉ có trường hợp vấn đề nhân quyền: về vấn đề này thì không hiểu trong lúc riêng tư ông Obama có mạnh miệng chỉ trích Việt Nam không, điều này không ai được rõ, nhưng theo bản tuyên bố chung thì ông chỉ nói một cách chung chung rằng “Hoa Kỳ tin tưởng rằng mọi người đều phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp”.
Nói tóm lại, nếu cần phải đánh giá kết quả của chuyến công du viếng thăm nước Mỹ của ông Chủ Tịch Nhà nước Cộng Sản Việt Nam và phái đoàn tuần vừa qua thì một cách tương đối khách quan người ta có thể nói rằng điều Việt Nam muốn đạt được như “quan hệ đối tác chiến lược” thì không đạt được hay chỉ đạt được một phần là “quan hệ đối tác toàn diện” để mở đường cho ngày mai. Phần tích cực, nếu có, thì đây là cảm tưởng trên chính trường quốc tế là Việt Nam đã nâng cấp được lên một bậc mối quan hệ với Hoa Kỳ. Còn tất cả về những lãnh vực khác thì ngoài những mỹ từ như hợp tác, hòa bình, ổn định, tất cả toàn là những lời hứa hẹn trong tương lai và chỉ có tương lai mới có câu trả lời cho những cố gắng của Việt Nam muốn sáp gần lại với Hoa Kỳ. Hoa Thịnh Đốn, ngày 30 tháng 7, 2013
Bùi Diễm*
* Tác giả là cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ. Ông cũng là học giả tại Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson và Viện Doanh nghiệp Mỹ, giảng viên tại trường Đại học George Mason.
© Đàn Chim Việt

Lật tẩy hay bị lật tẩy?

blogbadamxoe-305.jpg
Biểu tình trước cổng trại giam Thanh Chương- Nghệ An đòi trả tự do cho Điếu Cày- Nguyễn Văn Hải hôm 23/7/2013.
Photo courtesy of blog badamxoe


Bài báo có tựa “Lật tẩy chiêu tuyệt thực của Nguyễn Văn Hải” do nhà báo Vũ Đại Phong viết và đăng trên tờ Công An Nhân Dân Hà Nội đang phải đối mặt với rất nhiều câu hỏi, trong đó tấm hình đi kèm được chú thích chụp blogger Điếu Cày rất khỏe mạnh trong nhà giam bị cho là đã qua chỉnh sửa và điều này đã đi ngược lại với tiêu chuẩn đạo đức báo chí. Mặc Lâm tìm hiểu sự việc qua phân tích của chuyên gia IT về vấn đề này.
Trong thời đại computer đã phát triển vượt bậc như hiện nay, một tấm hình được xem là “hot” nếu xuất hiện trên mặt báo và có khả năng thay đổi nội dung một câu chuyện hay chứng minh đuợc sự thật mà công chúng đang tranh cãi thì tấm hình ấy chắc chắn sẽ đuợc săm soi rất kỹ để tìm hiểu nó chụp vào thời gian nào, trước hay sau sự việc diễn ra và quan trọng nhất tấm hình ấy có được chỉnh sửa bằng kỹ thuật Photoshop hay không.
Tờ báo Dân Trí của Việt Nam đã từng mang tiếng chỉnh sửa hình ảnh trong vụ Trần Khải Thanh Thủy với mục đích tăng thêm tội trạng cho bà và bẻ hướng câu chuyện theo ý đồ của phóng viên nếu không muốn nói kể cả của cơ quan công quyền. Sự việc gần đây nhất là tấm ảnh của phóng viên Vũ Đại Phong của báo Công an Nhân dân Hà Nội khi mang hình ảnh của Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vào bài viết của mình để chứng minh người tù này vẫn mạnh khỏe và không phải là đang tuyệt thực như dư luận đang tố giác sự vô tâm của nhà giam Tổng cục 8.
Tấm hình nhanh chóng bị tố cáo là chỉnh sửa, lắp ghép một cách vụng về và từ đó làm động cơ cho gia đình người blogger nổi tiếng này cùng với bạn hữu tới thẳng tòa soạn báo Công an Nhân Dân đòi làm sáng tỏ vào sáng ngày 31 tháng Bảy vừa qua.
Bà Dương Thị Tân vợ cũ của blogger Điếu Cầy cho biết sự việc xảy ra khi đến tòa soạn báo Công an Nhân Dân:
Cũng như mọi khi giống như là từ lúc mẹ con tôi đi Nghệ An đến nay tất cả mọi nơi đều lẩn tránh, đều có chung luận điệu là không có người giải quyết công việc của gia đình tôi, hoặc thế này hoặc thế kia nhưng nói chung là lẩn tránh, thậm chí họ còn đóng cửa không có một người nào để chúng tôi có th hỏi. Người ta cũng chỉ trả lời một cách rất đơn giản là sếp của họ đi vắng và người phóng viên viết bài đó cũng đi công tác xa tại Tây nguyên. Chúng tôi không chấp nhận cách trả lời như vậy và chúng tôi yêu cầu gặp người chịu trách nhiệm xuất bản bài báo đó.
Không chấp nhận chuyện đó nên anh em bạn hữu chúng tôi đi ra ngoài cửa của tòa soạn đó và căng băng rôn để phản đối những việc làm của báo Công an Nhân dân đã có hành vi xuyên tạc, vu khống bôi nhọ thân nhân tôi cũng như những bằng hữu của chúng khi bài báo cho là một nhóm người chuyên tụ tập kích động gây rối các thứ trong bài báo đó.
Người ta cũng chỉ trả lời một cách rất đơn giản là sếp của họ đi vắng và người phóng viên viết bài đó cũng đi công tác xa tại Tây nguyên. Chúng tôi không chấp nhận cách trả lời như vậy...
- Bà Dương Thị Tân
Trong kỹ thuật computer graphic design, việc chỉnh sửa hình ảnh trông đẹp và thực hơn nhờ vào các tính năng cắt ráp rất thành công của phần mềm Photoshop. Người xem dễ dàng chấp nhận một tấm ảnh sau khi qua chỉnh sửa trở nên hoàn toàn khác với tấm ảnh nguyên mẫu mà chính người trong ảnh cũng bất ngờ nếu không được huấn luyện chuyên môn.
Tuy nhiên có một sự thật là cho dù tay nghề của người sử dụng phần mềm Photoshop chuyên nghiệp cách nào cũng không thể giấu được các công đoạn mà phầm mềm này thực hiện. Dưới sự phân tích của một chuyên gia, để phát hiện một bức ảnh cắt dán thì  tấm ảnh sẽ đuợc phóng to để lộ ra vết cắt chung quanh của chủ thể muốn cắt. Mặc dù chủ thể đã được làm mờ đi nhưng vẫn để lại những khác biệt của các Pixels hiện ra trong vùng bị cắt. Những chấm nhỏ li ti được gọi là Pixels này là các phân tử tạo nên hình ảnh trong Photoshop và do đó chúng có cùng cấu tạo từ màu sắc, ánh sáng trên từng vùng nhất định cho nên khi bị cắt dán, những khác biệt của các Pixels sẽ lộ ra vì không một bức ảnh nào lại có thể trùng khớp với một bức ảnh khác ở độ sáng cũng như màu sắc.
Hai nữa, cấu tạo hình ảnh của Photoshop trên màn hình computer căn bản trên ba channel khác nhau. Ba channel đỏ, lá cây và xanh (Red, Green, Blue) khi nằm chồng lên nhau sẽ tạo ra hình ảnh thật nhưng khi tách rời chúng từng phần một sẽ hiện lên sự lắp ghép cắt dán ấy rất rõ ràng vì mỗi màu đều nằm riêng ra trên channel của màu ấy.
Kỹ thuật thứ ba để phát hiện các công đoạn chỉnh sửa là Histogram trong chuơng trình của Photoshop. Histogram sẽ ghi nhận mọi hoạt động chỉnh sửa màu sắc, khẩu độ ánh sáng trên một chủ thể và từ Histogram người ta dễ dàng nhận ra bức ảnh được sửa khi nào và vùng nào bị sửa.
Lắp ghép vụng về
image.jpg
Tấm hình trên báo cand online với lời chú thích: Nguyễn Văn Hải trong buổi khám sức khỏe định kỳ (ngày 26/7) và nhận khẩu phần ăn từ cán bộ trại (ngày 28/7). Photo courtesy of cand online
Nhận xét tấm hình đang gây ồn ào của bài viết mang tên “Lật tẩy chiêu tuyệt thực của Nguyễn Văn Hải” do nhà báo Vũ Đại Phong sáng tác, chuyên gia IT về hình ảnh và an ninh mạng Hoàng Ngọc Diêu cho biết:
Tôi nhìn qua thì tôi thấy có hai điểm rất rõ ràng và hiển nhiên. Thứ nhất là cái vai của anh Điếu Cày trên hình nền nó bị mờ đi vì ai đó đã cố tình làm mờ đi để tiệp với hình nền nhưng vì họ làm rất vụng về cho nên khi mình chuyển qua một channel thì mình thấy nó hiện ra rất rõ. Thứ hai là cái Histogram trên mặt và trên ngực của anh Điếu Cày nó khác nhau rất nhiều. Nếu tấm hình đựơc chụp cùng một ánh sáng cùng một góc độ thì không có thể nào cái skin tone, cái màu da ở trên trán và trên ngực lại khác biệt nhau đến như vậy. Đây là điểm mà tôi tìm ra ngay lập tức không cần phải phân tích gì nhiều.
Khi được nhắc tới chi tiết cánh tay trong tấm hình bị cắt một cách vụng về và tác giả của nó lắp ghép với sự thiếu sự hiểu biết về cơ thể học cũng như luật phối cảnh của hội họa, chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu cho biết:
Đó cũng là một chi tiết rất thú vị vì nói một cách khoa học thì khi đưa tay ra nắm thì ngón cái phải xòe ra để giữ cái ca chứ không thể ào nó cụp lại như trong tấm hình này. Nhìn cái hình thì rõ ràng mình thấy ngón tay cái nó bị cụt mất. Đây là do người cắt ghép tấm hình khá vụng về nên cắt nó bị biến mất một miếng nên không còn thấy nguyên vẹn ngón tay cái nữa. Còn chi tiết cánh tay của người nào đó đưa vào tấm hình nhìn rất kỳ quái, nó không phải là màu da bình thường nó giống như bị over expose, được cắt ở đâu đó rồi dán vô nên không phù hợp với ánh sáng, màu sắc của hình nền.
Sự bức xúc của dư luận và gia đình blogger Điếu Cày trước bài báo của nhà báo Vũ Đại Phong cũng như sự im lặng của Tổng biên tập tờ báo Công an Nhân dân Hà Nội cần được làm rõ, có như thế nền báo chí cách mạng mới khả dĩ có thể thuyết phục người đọc trong tình hình ngành công an đang tự đánh mất niềm tin một cách trầm trọng như hiện nay.

Đọc Báo VẸM 331


Boat People xuất hiện trên KIRO-TV cùng lúc với cuộc biểu tình đòi nhân quyền và tự do ở miền Đông


Câu chuyện của Thuyền Nhân (là chủ đề xe Hoa Diễn Hành Ánh Đuốc năm nay).

Xe Hoa “Boat People
 là một trong những đơn vị dẫn đầu trong đoàn Xe Hoa 27-7-2013 mang số #30 trên Xe Hoa Boat People có sự hiện diện của Phu Nhân Thị Trưởng Seattle, McGinn trong áo dài Việt Nam. Trước đó một xe mang số #29 là của Thị Trưởng Seattle

Tại Seattle thứ Bảy cuối tháng Bảy này, Đoàn diễn hành xe hoa hàng năm vẫn là một ngày rực rỡ tưng bừng, thu hút dân chúng tham dự, cũng như xem qua truyền hình. Đài truyền hình KIRO-TV đã thực hiện một đoạn tin dài 1:35 phút, đồng thời mang lên trang nhà của đài này với câu chuyện về Thuyền Nhân “Boat People” màu cờ Vàng trên đường vượt thoát khỏi đất nước đi tìm tự do.

Hình ảnh chiếc thuyền tị nạn Boat People là một thiên hùng ca, của hàng triệu người Việt sẵn sàng đổ ra biển khơi đi tìm tự do được thế giới ngưỡng mộ, và là một nhắc nhở cho thế giới về tình trạnh nhân quyền và tự do ở Việt Nam cần phải cải thiện. Hình ảnh Thuyền Nhân VNCH và lá Cờ Vàng trên hai đài Truyền hình KIRO và KING-TV là những món quà quý giá mà giớio truyền thông HK đã phát đi trong lúc có các cuộc biểu tình cũng tràn ngập mầu Cờ Vàng VNCH…


Ông Adam Quang và vợ đang dành nhiều thời gian cùng với Coalition do ông Phạm Đình Trọng là chủ tịch, kịp dẫn đầu đoàn diễn hành sẽ tưng bừng trên phố chính Seattle từ 5 giờ chiều thứ Bảy 27-7.

Tiệc tri ân và chuẩn bị Xe Hoa Ánh Đuốc đã diễn ra thành công tốt đẹp dù có một số tin đồn sai lạc khiến số quan khách có một số người không tham dự vào phút chót.
 
(ảnh trên) Bác sĩ Nguyễn Xuân Dũng là người thay mặt ban tổ chức, sau khi đọc lời Chào Mừng khai mạc đã được Thị Trưởng Seattle bắt tay chúc mừng, phía trái là đại diện cộng đồng Phi Luật Tân. Dân cử gốc Việt Hubert Võ và đồng hương tại Seattle

Bác sĩ Nguyễn Xuân Dũng được đề cử là người thay mặt ban tổ chức đọc lời chào mừng, và đã được chuyển ngữ để quan khách hiểu nội dung buổi tiệc. Sau lời chào mừng khai mạc quan khách, cử tọa đã hoan nghênh cổ võ việc làm của nhóm trẻ trong Coalition Xe Hoa. Trong số quan khách có nhiều vị dân cử, các thị trưởng và giới truyền thông các sắc dân (Ethnic Media).
 
(photo: NVTB News)
 
Chuyển bài: Robert Trần

Hạ Viện Hoa Kỳ Thông Qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam...

Xin chuyển đến Qúy Vị, Qúy NT và CH...
Tin mới nhất do TS. Nguyễn Đình Thắng thông báo:  Hạ Viện Hoa Kỳ Thông Qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam..
Xin mời Qúy Vị xem bản tin ngắn dưới đây để tường, và theo dỏi ...
Trân trọng....  BMH
Washington, D.C
-----Original Message-----
From: BPSOS
To: amsfv
Sent: Wed, Jul 31, 2013 8:25 pm
Subject: Ha Vien Hoa Ky da thong qua Luat Nhan Quyen Cho Viet Nam



Mạch Sống - Thông Tin Bổ Ích, Thiết Thực về Sinh Hoạt Xây Dựng Cộng Đồng và Thúc Đẩy Dân Chủ tại Việt NamJuly 31, 2013


 Hạ Viện Hoa Kỳ
Thông Qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam

Mạch Sống, ngày 31 tháng 7, 2013


8:10 pm hôm nay Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, HR 1897. 


"Đây là tin mừng cho tất cả những ai đang thiết tha đến tự do, dân chủ cho đất nước," Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, nhận định. "Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua nhanh chóng và với đa số áp đảo ở Hạ Viện chứng minh sức mạnh tổng hợp của tập thể người Việt ở khắp Hoa Kỳ."


Theo Ông, năm nay luật này được thông qua rất sớm ở Hạ Viện so với những lần trước, và như vậy cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ sẽ có thời gian hơn một năm để vận động cho HR 1897 ở Thượng Viện.


Trong vài ngày tới đây BPSOS sẽ phổ biến những thông báo hướng dẫn để đồng hương ở khắp nơi trên Hoa Kỳ cùng nhau góp phần thúc đẩy cho Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thành công ở Thượng Viện.


Xem tiep: Machsong 

Quảng Ngãi: Tìm Thân Nhân của hài cốt Tử Sĩ BĐQ Lê Văn Thanh


 
Ngậm ngùi, xin chuyển đến Qúy Vị, Qúy NT và CH... Đặc biệt các Chiến Sĩ BĐQ / QLVNCH...

Để tường, tiếp tay phổ biến, và giúp đỡ...

Chân thành cám ơn...

 
BMH
Washington, D.C


-----Original Message-----
From: charliebrown phuong
To: amsfv
Sent: Fri, Jun 21, 2013 4:25 pm
Subject: Tìm được hài cốt một BĐQ ở Quảng Ngãi


Kính nhờ anh BMH giúp đỡ.

Kính gởi quý bà con người Việt khắp nơi.

Hôm nay 20/ 6/ 2013, chúng tôi vừa được một thân hữu ở VN báo tin: Khoảng giữa tháng 6/ 2013, trong lúc đào đất làm nhà họ đã gặp một hài cốt gói trong hai lớp poncho. Tuy quân phục đã mục nát nhưng cũng nhận ra đó là một quân nhân Biệt Động Quân qua phù hiệu đầu cọp của binh chủng còn sót lại. Tấm thẻ bài ghi danh tính là Lê Văn Thanh, số quân 62/ 190 9911, loại máu O. 

Ngoài ra còn có một ví da, trong đó có một tấm hình chụp hai vợ chồng và ba đưá con nhỏ, một tấm hình chụp anh (có lẽ) Lê Văn Thanh và vài người bạn BĐQ. Thân hữu ở VN cho biết có thể anh Lê Văn Thanh hy sinh ngày 24 hoặc 25 tháng 3/1975 vì hai ngày này có xảy ra một trận đánh giữa BĐQ và VC tại nơi tìm được hài cốt. Địa điểm: cách nhà máy làm mì khoảng 50 thước, ở xã Tịnh Phong quận Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi. Di cốt anh Lê Văn Thanh nay đã tạm chôn tại nghĩa địa thôn Thế Long, Gò Diệu gần thị xã Quảng Ngãi.

Có một chi tiết khó hiểu xin được ghi thêm: Thân hữu ở VN cho biết trên thẻ bài có khắc dòng chữ Tiểu Đoàn 74 BĐQ! Khó hiểu ở chỗ TĐ 74 BĐQ trước kia thuộc Trại Biên Phòng Lộc Ninh, tỉnh Bình Long của Quân Khu III, sau đó tiểu đoàn này đã giải tán để sáp nhập vào các tiểu đoàn khác của BĐQ vào đầu năm 1973. Còn tỉnh Quảng Ngãi thì thuộc Quân Khu I, tính đến tháng 3/ 1975 là địa bàn hoạt động của Liên Đoàn 11 BĐQ do Trung Tá Nguyễn Ngọc Ấn làm Liên Đoàn Trưởng với ba Tiểu Đoàn 68 ở Sơn Hà, TĐT là Thiếu Tá Quách Thưởng (tạm phụ trách Liên Đoàn Phó); Tiểu Đoàn 69 ở Trà Bồng, TĐT là Thiếu Tá Nguyễn Cảnh Nguyên; Tiểu Đoàn 70 ở Gia Vực do Thiếu Tá Nguyễn Kế Thi làm Tiểu Đoàn Trưởng.

Chúng tôi ghi hết ra đây các chi tiết do thân hữu ở VN cung cấp, hy vọng bà con người Việt khắp nơi giúp tìm được thân nhân  anh Lê Văn Thanh để di cốt cuả anh sớm về yên nghĩ cạnh gia đình.

Xin quý vị vui lòng liên lạc với BĐQ Đỗ Như Quyên, điện thoại: 
808-935-2390 (USA), điện thư: hononuoc@aol.com.
Chân thành đa tạ sự giúp đỡ cuả bà con người Việt.

BĐQ Đỗ Như Quyên.

Bàn về câu tuyên bố láo lếu của Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng Nguyễn Thanh Sơn - (Đỗ Văn Phúc)

Man Trá Vẫn Là Bản Chất Muôn Đời Không Đổi của Việt Cộng
Đỗ Văn Phúc
Chủ nghĩa Cộng Sản như một loại vi trùng độc hại, chỉ nẩy nở ở những mội trường tăm tối, lạc hậu, nghèo đói và thất học. Bối cảnh của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 rất đen tối, ảm đạm. Dưới chế độ quân chủ lạc hậu, lại bị cai trị bởi bọn thưc dân tham tàn, nhân dân Việt Nam, đặc biệt là dân chúng các vùng nông thôn mà tỷ lệ lên đến 90%, đều thất học nghèo đói. Phương tiện truyền thông lại thô sơ, họ chỉ biết chuyện xảy ra bên trong lũy tre làng. Ở những nơi thị trấn, phố phường, không có mấy ai có được một chiếc máy thu thanh. Báo chí thì lẻ tẻ, chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội.
Nhờ đó, bọn Cộng Sản lúc ban sơ đã dễ bề tuyên truyền láo khoét để thu hút những người theo chúng. Chúng vẽ ra viễn cảnh một xã hội Cộng Sản tương lai như ở trên chín tầng mây, và cùng lúc, dựng chuyện, bôi nhọ, xuyên tác các chế độ chính trị khác. Những gì quá xa sự thật, thì Cộng Sản áp dụng phương pháp tuyên truyền của Đức Quốc Xã, là cứ nói láo, lập đi lập lại riết, người ta sẽ tưởng là sự thật.
Xã hội miền Bắc trước năm 1975 là một xã hội đóng kín. Vẫn nghèo đói lạc hậu như thời Pháp thuộc, lại bị lôi cuốn vào guồng máy chiến tranh toàn diện, nên càng xơ xác tiêu điều. Đảng Cộng Sản độc quyền về truyền thông đại chúng. Ngoài một thiểu số rất nhỏ các cán bộ đảng viên, trong dân chúng không thể sở hữu được chiếc máy thu thanh. Nhà cầm quyền gắn những hệ thống loa ở các góc đường, ở đầu xóm để buộc dân chúng suốt năm tháng phải nghe chỉ mỗi luận điệu tuyên truyền của đảng. Báo chí thì trực thuộc ban Tuyên Huấn của Đảng nhằm phục vụ mục tiêu chính trị. Vì thế, sau khi chiến tranh kết thúc, dân chúng miền Nam đã vô sửng sốt trước những hiểu biết nông cạn và những lời phét lác của hàng vạn dân miền Bắc đang ùa vào để hưởng “thành quả chiến thắng”. Họ nói láo mà không biết rằng mình nói láo. Vì qua hàng chục năm bị bưng bít và nhồi sọ, họ đã tin những điều láo khoét là sự thật. Ngay cả lớp cán bộ đảng viên cũng từng hãnh diện kể những câu chuyện hoang tưởng về miền Bắc anh hùng, sung mãn. Họ không ngượng thuật lại chuyện phi công Bắc Việt đậu máy bay trên mây để phục kích máy bay Mỹ. Họ thoải mái kể chuyện mỏ dầu ở miền Bắc ví như con voi, trong khi mỏ dầu Ả Rập chỉ bằng con tem. Một cán bộ “giáo dục” trong trại tập trung đã nói trước hàng trăm tù cải tạo – là các cựu sĩ quan miền Nam có học thức - chuyện một du kích Nghệ An dùng súng trường bắn một viên xuyên táo làm rớt 6 chiếc phi cơ Mỹ. Anh ta nói không biết ngượng, vì chính bản thân anh tin điều đó là thật!!! Cho đến vừa qua, mới đây thôi, một anh cựu lính đặc công đã khoe rằng anh ta nắm lấy càng máy bay trực thăng Mỹ, ghì xuống cho đồng đội bắn hoả tiễn tiêu diệt. Buồn cười thay, chuyện này lại được phổ biến trên một tờ báo mạng của Cộng Sản.
Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật truyền thông vào cuối thế kỷ 20 với máy vi tính và internet đã làm cho thế giới gần nhau hơn qua sự toàn cầu hoá, mở ra những khung trời xa lạ trước mắt hàng tỷ người trên thế giới. Một người dân tận miền hoang mạc Phi Châu, hay trên núi rừng Tây Tạng chỉ cần một máy tính nhỏ (mà nay còn bé tí như những cái cell phone), là có thể biết hết những biến cố đã và đang xảy ra trên thế giới. Họ cũng có thể tìm hiểu được về lịch sử, văn hoá ở những thời điểm xa xôi trong quá khứ, của những miền đất mà họ chưa hề đặt chân đến.
Dù có cấm đoán, hạn chế, đặt tường lửa, thì đảng CSVN cũng không thể ngăn được làn sóng internet truyền vào từng ngõ ngách trong xã hội Việt Nam. Những nhà tranh đấu bên quê nhà đã có thể liên kết, truyền tin tức ra hải ngoại và ngược lại. Tuy đời sống vật chất còn rất nhiều khó khăn, nhưng tầm nhìn của quần chúng Việt Nam ngày nay đã mở rộng rất nhiều, rất sâu. Đã có rất nhiều những cán bộ, công an, bộ đội (Tạ Phong Tần, Trần Kim Anh...) hay con em các gia đình đảng viên (Nguyễn Phương Uyên, Bùi Minh Hằng...) thức tỉnh và đứng về phía quần chúng để vạch trần những man trá của nhà cầm quyền Cộng Sản.
Nhưng thật tệ hại khi một Chủ tịch nhà nước như Trương Tấn Sang, mới đây đã lên tiếng cám ơn Tổng Thống Hoa Kỳ Obama về việc Hoa Kỳ cưu mang cho người Mỹ gốc Việt. Chẳng lẽ anh ta đú đẩn đến độ tưởng rằng hàng triệu đồng bào Việt Tị nạn là di dân bình thường, gắn bó “khúc ruột ngàn dặm” của cái khốn nạn Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam? Ông ta mù và điếc hay sao mà không nghe, không thấy hàng ngàn dân Mỹ gốc Việt từ các tiểu bang xa xôi tụ về trước Toà Bạch Cung để phản đối bạo quyền của ông ta?
Tuy vẫn mang một tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc, người Việt Nam tị nạn khắp năm châu đều chẳng có gì ràng buộc với bạo quyền CS. Họ không hề chống lại tổ quốc, mà chỉ chống lại bọn cầm quyền bán nước, hại dân. Chính vì tấm lòng yêu nước nồng nàn đó, mà họ đã bỏ tiền túi, vượt hàng ngàn dặm xa kéo về Hoa Thịnh Đốn hay bất cứ nơi đâu có sự xuất hiện của bọn lãnh tụ CSVN để phản đối. Họ thưc thi quyền tự do ngôn luận một cách hợp pháp, là thứ mà không hề có ở Việt Nam ngày nay.
Để gỡ nhục cho Trương Tấn Sang, Thứ trưởng Ngoại giao CS Nguyễn Thanh Sơn lại lên tiếng cho rằng đồng bào đi biểu tình chống Sang là vì hận thù còn dai dẳng, và được trả tiền để tham gia. Ai cũng biết bản chất người Cộng Sản là gian dối, nói trắng thành đen, đen thành trắng. Nhưng như đã trình bày ở phần đầu bài viết, nếu họ còn tiếp tục cung cách tuyên truyền này trong thời đại internet thì phải công nhận rằng họ đã quá dày mặt, quá trơ trẽn. Nguyễn Thanh Sơn đến Hoa Kỳ mấy tháng trước đây, chỉ mới tiếp xúc với một vài tên Việt Gian hám danh, hám lợi, và y tưởng rằng đã gặp được đại diện của đồng bào tị nạn chăng?
Nguyễn Thanh Sơn còn mở miệng mời gọi người Việt hải ngoại về nước gặp anh ta để thảo luận! Người ta thắc mắc thế tại sao tập đoàn của anh không thảo luận với hàng trăm người bất đồng trong nước, mà lại bắt bớ, giam cầm, vu cho những tội tày đình?
Chẳng lẽ làm đến chức Thứ trưởng Ngoại giao, mà khả năng, trình độ, phong cách của Sơn vẫn như đám cán bộ nông thôn, chỉ biết nhắm mắt lập đi lập lại như con vẹt một luận điệu cố hữu rằng điều gì của đảng đều là chân lý, chính nghĩa; thứ gì của địch đều là sai trái, tà ngụy?
Chúng ta không mất thì giờ để dạy cho Nguyễn Thanh Sơn bài học về ứng xử văn minh trong vai trò đại diện ngoại giao. Có những loài thú vật như chó, mèo, thậm chí voi, cọp, còn có thể được dạy để hữu dụng, nhưng con người Cộng Sản trì trệ, u mê mà lương tri đã bị khuất lấp bởi quyền lợi và quyền lực, thì muôn đời vẫn thế. Nhưng chúng ta rất cần cảnh tỉnh cho những ai đang manh nha thò tay trái, đưa tay phải ra để chờ cơ hội nắm lấy bàn tay trét đầy mật của bọn Cộng Sản. Chớ hòng mà kiến nghị, thư ngỏ với chúng! Vì đàng sau lớp mật ngọt đó sẽ là những gai nhọn, những trái đắng mà biết bao nhiêu người đã từng bị lừa gạt để rồi ôm mối nhục, bị nguyền rủa đời đời là bọn Việt Gian, phản phúc.
Texas cuối tháng 7, 2013.
Hình do Phái Đoàn Dallas-Fort Worth cung cấp.

Một nhóm trong đoàn biểu tình từ Dallas-Fort Worth. Họ bỏ công ăn việc làm, bỏ tiền túi để được đi Hoa Thịnh Đốn biểu tình chống Trương Tấn Sang




Quý bà trong hình đã phải vất vả ngồi xe đi về (Dallas- Washington) trong gần năm ngày trời. Có tiền nào mà chi nổi cho họ ngoài tấm lòng?





Michael Do (Do Van Phuc)
webpage: www.michaelpdo.com
Vietnamese Communists must render FREEDOM, DEMOCRACY and HUMAN RIGHTS to the people before a political defeat would cost them their livelihood and even their lives.

Bàn về chuyến Mỹ du của Trương Tấn Sang - (Đỗ Văn Phúc)

Không Thắng, Không Thua, Chỉ có Nhục

Đỗ Văn Phúc

Chuyện Chủ Tịch nước Việt Nam Cộng Sản đến Hoa Kỳ gây sôi nổi trong cộng đồng người Việt mấy ngày qua. Nhưng hoá ra đối với Mỹ, chẳng có chút gì đáng lưu tâm. Báo chí, truyền thanh, truyền hình Mỹ không thấy đưa tin, phát hình, coi như còn thua kém những tin hiếp dâm, giết người, đụng xe…

Hình ảnh đầu tiên của Trương Tấn Sang trên đất Mỹ là lúc bước xuống phi cơ, chỉ được ông Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear cùng vài viên chức nhỏ ra đón (ảnh bên). Thông thường, theo thủ tục ngoại giao, mỗi khi một nhân vật lãnh đạo của quốc gia đến viếng, thì phải được vị lãnh đạo ngang cấp đón tại phi trường. Đối với nguyên thủ quốc gia, còn phải đuợc chào đón bằng 21 phát đại bác, có một toán quân danh dự dàn chào. Nguyên thủ nước chủ nhà phải đón tận phi trường để cùng nhau bước lên bục chào quốc kỳ hai nước. Sau đó là thăm viếng chính thức, có dạ tiệc khoản đãi với sự tham dự của các giới chức cao cấp ba ngành Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, và các đại sứ các nước…

Chợt nhớ lại những hình ảnh và đoạn phim thời sự chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà hãnh diện cho một nước Việt Nam Cộng Hoà son trẻ ngày ấy. Dù là nguyên thủ một nước nhỏ, chưa mấy tiếng tăm trên thế giới, nhưng cố Tổng Thống Diệm đã được chính cố Tổng Thống Eisenhower đón tận chân cầu thang với đầy đủ lễ nghi (xem ảnh). Trên đuờng về toà Bạch Ốc, dân chúng thủ đô đã dứng chen nhau từ trên các đại lộ, trên các ban công các cao ốc tung hoa, vẫy cờ khi chiếc xe Cadillac mui trần chở hai vị Tổng Thống đi qua. Tổng Thống Diệm đã được vinh dự đọc diễn văn tại Quốc Hội Lưỡng Viện Hoa Kỳ, Những vinh dự này trên, TT Diệm cũng nhận được khi công du nước Úc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác.

Lúc xem đoạn phim đoàn xe chở phái đoàn Trương Tấn Sang chạy đến Toà Bạch Ốc, không có rừng người tung hoa chào đón, mà chỉ thấy hàng ngàn người Việt tị nạn từ khắp các nơi đổ về, trương các biểu ngữ phản đối và những lời la hét đả đảo. Đoàn xe không chạy vào tận thềm toà Bạch Ốc, mà phải dừng bên ngoài cổng cho cả lũ lếch thếch lội bộ vào. Phải chăng đây là thâm ý của Mỹ muốn cho Trương Tấn Sang và cả bọn được nghe những lời thoá mạ của những người Việt Nam “khúc ruột ngàn dặm”?

Chỉ một thời gian không lâu trước đó, Trương Tấn Sang đã sang bái phục thiên triều Trung Hoa đỏ. Hình ảnh Sang cúi gập người khi chào cờ vẫn còn rõ nét cho thấy thái độ khúm núm quỵ lụy của một chư hầu trước thiên tử. Đó là cái nhục do Sang tự chọn và biểu hiện. Còn cái nhục bị coi thường trong chuyến Mỹ du là do chính chủ nhà tạo ra, và Sang phải ngậm bồ hòn làm ngọt.

Đó là nói về hình thức. Còn nội dung chuyến đi, Trương Tấn Sang mong ước những gì, và đã đạt được gì?

Trong các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam ngày nay, người gốc Nam Kỳ đã có khuynh hướng vượt lên. Trong thập niên qua, hai Chủ tịch nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đều là dân Nam Kỳ. Tuy Chủ tịch nhà nước chỉ là vai trò thứ yếu không quyền bính trong các nước Cộng Sản, nhưng đặc biệt, Sang còn là người cao cấp thứ hai trong Bộ Chính Trị Đảng CSVN và kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Phòng và An Ninh. Vì thế, phải coi Sang như một lãnh tụ có thực quyền, khác với trường hợp các chủ tịch Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Thọ.

Sự xâm lăng ngày càng trắng trợn của Trung Cộng được sự tán trợ của cả một đảng Cộng Sản Việt Nam sẵn sàng bán nước cầu vinh. Nhất là gần đây các nhà nghiên cứu đã trưng ra bằng cớ bè lũ Hồ Chí Minh và bọn cầm quyền kế tục đã ký những văn kiện chấp nhận cho Việt Nam trở thành một tỉnh hay khu tự trị của Trung Hoa. Chúng ta vẫn cố tin rằng còn có những người Việt Nam có lòng yêu nước trong và ngoài đảng. Ngoài đảng thì đã có phong trào quần chúng rầm rộ từ mấy năm qua. Trong đảng thì lẻ tẻ cũng có người yêu nước nhưng còn e sợ chi sinh mạng chính trị bản thân mà không dám lên tiếng. Trường hợp Sang có vẻ khả quan. Trong những lần tiếp xúc với dân chúng, Trương tấn Sang đã có nhiều lời phát biểu tương đối cứng rắn khi bị hỏi về sự bức hiếp của Trung Cộng, đặc biệt những vụ lính Tàu bắn giết ngư dân trên biển Đông.
Ngày 26/7, khi đến thăm Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington, Sang đã mạnh miệng tuyên bố: “Chúng tôi không thấy có nền tảng pháp lý hay cơ sở khoa học nào cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và do vậy chính sách nhất quán của Việt Nam là phản đối kế hoạch đường 9 đoạn của Trung Quốc … (bỏ một đoạn) Lập trường Việt Nam trước sau như một là không ủng hộ “đường lưỡi bò”, phản đối “đường lưỡi bò”. Bởi “đường lưỡi bò” được xác lập không có cơ sở, không có căn cứ của bất cứ loại luật pháp quốc tế nào”.

Do đó, chúng ta tạm xem chuyến đi Mỹ lần này của Sang như một thăm dó, tìm kiếm sự yểm trợ của Hoa Kỳ để sau đó sẽ có sự lựa chọn dứt khoát giữa hai thế lực cường quốc Hoa, Mỹ.

Ngày thứ Tư 24/7/2013, trong buổi tiệc do Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry khoản đãi, Sang đã khoe thành tích của CSVN về những vấn đề nhân quyền. Sang nói các nhà lãnh đạo tôn giáo VN (quốc doanh!) trong phái đoàn của ông đã mở các cuộc “thảo luận thẳng thắn và cởi mở” với các giới chức Hoa Kỳ để giúp họ có “sự hiểu biết hơn về tình hình thực sự” ở Việt Nam.

Ông cũng nói Hà Nội đã thực hiện các “nỗ lực liên tục để bảo vệ và thăng tiến nhân quyền,” để người Việt Nam có thể hưởng lợi ích từ điều ông gọi là “những kết quả tốt đẹp nhất” của tiến trình cải cách Việt Nam.

Tất cả những điều trên đều là láo khoét, vì thực tế đã chứng minh trái ngược. Trước và trong khi Sang đặt chân lên đất Mỹ, nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền đã họp báo tố cáo Cộng Sản Việt Nam đã gia tăng đàn áp ngững người bất đồng chính kiến, các nhà tôn giáo trong những năm gần đây, và đồng thời không ngăn chặn việc cưỡng bức người lao động.

Trong khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ, các tổ chức Quốc Tế đã lên tiếng xác nhận rằng tình hình nhân quyền tại VN càng ngày càng tồi tệ và cảnh báo Tổng Thống Obama phải đặt vấn đề cải thiện nhiều hơn nhân quyền và quyền của người lao động nhân quyền là tiên quyết trước khi ban thưởng cho CSVN những điều họ cầu xin.
Những lời kêu gọi này – cùng với thông điệp của hàng ngàn người Mỹ gốc Việt đang biểu tình rầm rộ trước Toà Bạch Ốc - đã được Tổng Thống Obama quan tâm. Nhưng sự quan tâm chưa đúng mức mà chúng ta mong đợi, mà chỉ là những thảo luận chung chung như trong phát biểu của TT Obama: “Chúng tôi cũng bàn về những thách thức mà chúng ta phải đối diện khi nói đến nhân quyền, và chúng tôi cũng nhấn mạnh mức độ nào Hoa Kỳ tiếp tục tin tưởng tất cả chúng ta phải tôn trọng các quyền tự do phát biểu, tín ngưỡng, hội họp”. (Trích: “We discussed the challenges that all of us face when it comes to issues of human rights, and we emphasized how the United States continues to believe that all of us have to respect issues like freedom of expression, freedom of religion, freedom of assembly.”) Cũng không nghe Obama nhắc đến số phận của những người tù Lương Tâm mà chính các dân biểu Hoa Kỳ đã nêu lên trong ngày hôm trước tại tiền đình Quốc Hội Hoa Kỳ và được nhắc lại trên các bích chương của đoàn người biểu tình ngoài sân Toà Bạch Ốc.

Sang cũng mạnh miệng cám ơn và mong muốn rằng Hoa Kỳ yểm trợ cho lập trường của Việt Nam (đúng hơn là của Sang) và lập trường của các nước ASEAN về Biển Đông trong việc giải quyết ôn hoà dựa trên công pháp quốc tế. Quan điểm lập trường trên chắc không phải của bộ sậu đảng viên nòng cốt từ hang chục năm nay đã ký nhiều văn kiện nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Cộng và cho phép dân Tàu ồ ạt tràn qua chiếm lĩnh những vị trí chiến lược trên toàn cõi Việt Nam.

Khi tiếp xúc với Tổng Thống Obama, Sang đã đưa ra lá thư của Hồ Chí Minh gửi Tổng Thống Harry Truman như một bằng chứng là Việt Cộng đã từng muốn có quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ. Điều này gợi nhớ lại tại Hội Luận về Việt Nam ở Lubbock năm 2008, Cố Vấn bộ Ngoại Giao Việt Cộng Lưu Văn Lợi cũng đã lên giọng phiền trách phía Hoa Kỳ đã để lỡ cơ hội khi Hồ Chí Minh xin giúp đỡ trong chiến tranh chống Pháp, để sau đó đưa tới cuộc chiến Việt Nam kéo dài hơn 20 năm. Họ quên rằng chính bản chất trí trá của người Cộng Sản làm cho bất cứ ai cũng phải dè dặt khi tính toán chuyện liên kết với họ. Lần này, bản đồ chính trị thế giới đã thay đổi. Trước mưu đồ bành trướng xuống vùng Thái Bình Dương của Trung Cộng, đe dọa an ninh và quyền lợi của Hoa Kỳ và các đồng minh, Sang có nhiều hy vọng sẽ nhận được sự yểm trợ của Hoa Kỳ. Nhưng bên trong nội bộ đảng CSVN, với khuynh hướng chính là thần phục Tàu, liệu Sang có đủ thế lực để xoay chuyển không?

Một trong những điều mà cộng đồng Việt Tị nạn bất bình – và cũng tạo phản ứng dữ dội từ những người Mỹ công chính -, là việc Sang tiếm nhận những người Việt tị nạn như là mối dây lien hệ vững chắc với Việt Nam. Trên tờ báo điện tử Frontpagermag, ký giả Daniel Greenfield đã bình luận: “Đại đa số người Mỹ gốc Việt là người tị nạn. [Ông Sang nói] như thế có khác chi gán cho cộng đồng dân Cuba là mối lien hệ với Castro.” (Trích: Much of America’s Vietnamese population came here as refugees. It’s like claiming that the Cuban community bonds us to Castro. Ngưng trích. Nguồn: http://frontpagemag.com/2013/dgreenfield/obama-ho-chi-mihn-was-inspired-by-the-united-states-constitution/)

Sau cuộc hội kiến giữa TT Obama và Trương Tấn Sang, Toà Bạch Ốc đã đưa ra một bản Thông Cáo Chung mà nội dung nhấn mạnh sự “cam kết” và “nhất trí tăng cường hợp tác” hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Phía Sang có hứa hẹn sẽ ký vào Công Ước Cấm Tra Tấn Tù Nhân. Ngoài ra, thì chỉ là những lời nhận định mà không nêu ra những chi tiết cụ thể để tiến hành. Rốt cuộc, cũng như những đối thoại trong khi gặp gỡ, có tính cách xã giao, mà trong đó , phía Obama nhấn mạnh đến những hợp tác mậu dịch, quân sự, khoa học, giáo dục, cứu trợ. Ông Obama nói ông muốn có sự ủng hộ của ông Sang để đạt được một hiệp định tự do mậu dịch vùng Thái Bình Dương trước cuối năm nay. Hoa Kỳ và Việt Nam nằm trong số 12 quốc gia vùng này đang thương lượng một hiệp định tự do mậu dịch gọi là Xuyên Thái Bình Dương (TTP - Trans-Pacific Partnership).

Có nhà bình luận đã cho rằng vì Sang vừa đi Trung Cộng về, nên phải thu xếp chuyến đi Mỹ gấp để xoa dịu dư luận quần chúng trong nước, vừa thăm dò quan điểm của Mỹ.

Người Việt tị nạn từng thất vọng qua các đời Tổng Thống Mỹ, và cũng từng nghe CSVN hứa hẹn rồi lại tiếp tục vi phạm. Điều này cũng dễ hiểu thôi, khi quyền lợi kinh tế, an ninh của Hoa Kỳ luôn là tối thượng. Trương Tấn Sang cũng biết vậy, nên ông ta chỉ cần lôi kéo được Mỹ vào để mong kiếm lợi nhuận, và nếu có thể, giải toả áp lực Trung Cộng.

So với những lời cứng rắn đối với sự hiếp bức của Trung Cộng, cả hệ thống nhà nước do Sang cầm đầu đã làm điều ngược lại, là liên tục đàn áp bắt bớ giam cầm những công dân vì sự sinh tồn của tổ quốc mà dứng lên phản đối Trung Cộng thay cho nhà cầm quyền.
Rốt cuộc, việc tranh đấu cho nhân quyền, dân quyền, người dân Việt Nam phải tự lo liệu. Chớ trông mong ở người ngoại cuộc.

Tóm lại, chuyến Mỹ du của Chủ tịch nhà nước Cộng Sản Việt Nam không thắng, không bại, nhưng chỉ chuốc lấy nhục nhã cũng như chuyến đi của Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ năm 2007. Nhưng chúng ta còn phải chờ sau khi Trương Tấn Sang về nước để xem phản ứng trong nội bộ nhà cầm quyền và đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đỗ Văn Phúc 

Nhân việc Obama tiếp Trương Tấn Sang, truyền thông Mỹ bình luận Hồ Chí Minh là một trong những tên giết người khủng khiếp nhất trong thế kỷ 20

HLTL lược dịch từ Foxnews
Tổng Thống Obama nói với nhóm phóng viên đi cùng Chủ Tịch Việt Nam Trương Tấn Sang rằng "Chúng tôi đã thảo luận về một thực tế rằng Hồ Chí Minh thật ra đã nhận cảm hứng từ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp của Hoa Kỳ, và những lời phát biểu của Tổng Thống Thomas Jefferson".
Đây có lẽ là tin tức không mấy được đón nhận bởi gia đình của gần 60 ngàn quân nhân Mỹ đã chết trong cuộc chiến Việt Nam vì mọi chuyện đã chỉ là một sự nhầm lẫn.
Đây là một ấn tượng mà TT Obama đã để lại vào hôm thứ Năm khi ông phát biểu với giới truyền thông sau khi gặp Trương Tấn Sang. Sang đã mang đến cho Obama một copy của bức thư được gởi cho TT Harry Truman từ ông Hồ Chí Minh. Trong thư này kẻ độc tài [Hồ Chí Minh] đã nói về việc hy vọng hợp tác với Mỹ.
Obama, với giọng nói thương cảm, nhận xét rằng đã 67 năm rồi cuối cùng thì Mỹ và Việt Nam cũng vui vẻ với mối quan hệ mà có lần Hồ đã viết trong thư. Sau cùng, Obama nói, Hồ đã từng "nhận cảm hứng từ những lời phát biểu của Thomas Jefferson."
Thông điệp ở đây là nếu chúng ta đã vượt qua những sự khác biệt khi xưa đó, rằng nếu Hồ và Truman đã có thể làm như Obama và Sang làm tuần này, thì rất nhiều chuyện không vui lòng đã có thể được tránh khỏi.
Trong khi Tổng Thống Jefferson tạo cảm hứng khi phát biểu về "the blood of tyrants,"thì khó mà hiểu làm sao tổng thống lại tạo cảm hứng cho sự nghiệp giết người của kẻ độc tài Việt Nam được.
Hồ tai tiếng vì hành động tàn sát những ai đối lập với ông ta, bao gồm những cuộc tàn sát âm thầm những nông dân chống lại chế độ sưu thuế tàn bạo trong những ngày đầu Hồ nắm quyền. Chẳng có điều gì ở ông ta cho thấy ông ta là một người học hỏi từ Jefferson.
Các con số ước lượng là khoảng nửa triệu người đã bị Hồ cho giết để củng cố quyền lực sau khi lực lượng cộng sản đẩy Pháp khỏi Đông Dương. Việc tàn sát điền chủ và tư sản đã được biết đến thậm chí ngay thời gian đó và từ đó trở đi tài liệu còn cung cấp nhiều chi tiết khủng khiếp hơn.
Rồi những kẻ xử dụng danh xưng ông ta kể từ sau cái chết của ông ta vào năm 1969 - xưng là "Bác Hồ" thậm chí đến hôm nay - đã xây tiếp chế độ tàn bạo của ông ta. Theo sau sự rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam là hàng ngàn người Việt Nam bị xem là những nhân viên của chế độ cũ đã bị giết. Ông ta và chế độ theo tư tưởng Lê Nin của ông ta đã sử dụng những thủ thuật của V.I Lê Nin như: giết chóc, khủng bố và "học tập cải tạo" để nắm giữ, kiểm soát, và bành trướng quyền lực.
Hồ, một kẻ mà xác chết hiện đang được đặt trong một lăng mộ theo kiểu của Lê Nin ngay tại Hà Nội, đích thực là một gã diễn viên tồi. Cho dầu Mỹ có từng tìm cách hất cẳng ông ta hay không hoặc cho dầu cuộc chiến tranh là có lý, Hồ chẳng là cái gì để gọi là kẻ thừa hưởng đối với Jefferson và những vị cha lập quốc của nước Mỹ.
Việc Obama nhẹ dạ khi trích dẫn Hiến Pháp là sự cảm hứng là sự nghịch tai đặc biệt về vấn đề lịch sử. Một trong những tên giết người khủng khiếp nhất của thế kỷ 20 không thể là kẻ nhận cảm hứng từ một nhân vật đặc biệt tiến bộ nhất về nhân quyền trong lịch sử nhân loại.
Obama có lẽ chỉ đang cố gắng tâng bốc người khách, một người mà trước đó đã khao khát chứng tỏ rằng Hồ chẳng phải là một con quỷ mà lịch sử đang cho chúng ta thấy. Nhưng Obama liên kết hình ảnh giữa vị cha lập quốc của nước Mỹ và Hồ cho thấy hoặc là sự thiếu hụt đồ sộ về kiến thức lịch sử của Tổng Thống, hoặc là đây là giai đoạn cho ông thay đổi đạo đức để thích hợp hoàn cảnh.
Trong lúc tổng thống và nội các của ông không có vấn đề với việc bỏ qua việc đề cập chuyện này như là một chuyện "giả vờ", thì chuyện này, một là một câu nói hớ còn hai là một lời tâng bốc quá dễ dãi, sẽ khó mà gạt bỏ đi một cách dễ dàng. Ký ức và sự thất vọng của các cựu chiến binh Mỹ vẫn còn hằn đậm mãi cho đến tận hôm nay.
http: live.foxnews.com.
Chuyển bài: Tác giả 

THỪA THIÊN HUẾ: ĐƠN TỐ CÁO NHÀ CẦM QUYỀN HUYỆN PHÚ LỘC - (Nguyễn Đức Quốc)

ĐƠN TỐ CÁO NHÀ CẦM QUYỀN HUYỆN PHÚ LỘC
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THU HỒI ĐẤT TẠI THỊ TRẤN LĂNG CÔ MÀ KHÔNG ĐỀN BÙ THOẢ ĐÁNG.

            Kính thưa quý cấp chính quyền, cùng toàn thể đồng bào trong và ngoài nước.

            Tôi tên Nguyễn Đức Quốc, hiện ở tại Giáo xứ Loan Lý, thị trấn Lăng Cô, xin tố cáo đến quý cấp cùng toàn thể đồng bào trong và ngoài nước, việc chính quyền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên-Huế thu hồi đất của bà con tại trung tâm thị trấn Lăng Cô mà không đền bù thoả đáng.

            Nội dung vụ việc:

            Trong thời gian qua, từ giữa năm 2012 đến nay, chính quyền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên-Huế ra quyết định thu hồi đất xây dựng vỉa hè ngang qua thị trấn Lăng Cô. Nhưng khi thực hiện việc đền bù, chính quyền huyện đã không thi hành đúng với qui định của pháp luật, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bà con.

            Mới đây vào ngày 25-07-2013, chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô -ông Trần Văn Giảng- đã mời tôi cùng nhiều bà con ở hai bên mặt đường quốc lộ 1A thuộc trung tâm thị trấn đến trụ sở UB nhận tiền đền bù cho đất bị nhà nước thu hồi để xây dựng vỉa hè ngang qua thị trấn. Trước đó, ngày 08 tháng 07 năm 2013, ông Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch UBND huyện Phú Lộc có ký Quyết định 1871/QĐ-UBND về việc này. Thế nhưng khi đền bù, chính quyền huyện đã không theo những điều ghi trong quyết định 1871, nhằm mục đích chiếm đoạt tiền đền bù của các gia đình có đất bị thu hồi.

            Theo qui định của luật pháp hiện hành (ghi rõ tại Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế về giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh khi bị nhà nước thu hồi cho dự án an ninh Quốc phòng, hành lang an toàn, công trình công cộng) thì đất vị trí 1 (chiều ngang giáp đường quốc lộ + chiều sâu vào 25 mét) tại thị trấn Lăng Cô (từ phía bắc cầu Lăng Cô đến giáp đường ra cảng Chân Mây), được đền bù 1.955.000đ/m2. Đất vị trí 2 và vị trí 3 thì thấp hơn một chút. Thế nhưng chính quyền huyện Phú Lộc đã chỉ đền bù đất bị thu hồi với giá 30.700đ/m2(giá loại đất nông nghiệp). Do đó tôi cùng một số bà con đã phản đối việc đề bù sai quy định pháp luật, mang tính áp đặt này của chính quyền huyện Phú Lộc.

            Liên quan đến chuyện vừa nói là chuyện năm 2012, UBND huyện Phú Lộc đã bán cho nhà hàng “Sao Biển Bé Đen” một thửa đất cách quốc lộ 35 mét (thuộc đường Nguyễn Văn, đường du lịch ven đầm An Cư), với giá 4.500.000đ/m2, tổng cộng là hai tỷ rưỡi. Thửa đất này nguyên là của bà con thôn Loan Lý đã khai hoang làm bãi chứa hàu vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Không biết số tiền đó hiện đi về đâu? Trước đó, vẫn tại đường Nguyễn Văn (cách quốc lộ 100 mét, từ sân đá bóng đến trạm y tế Lăng Cô), chính quyền huyện Phú Lộc cũng đã bán cho nhiều người từ nhiều nơi đổ về mua, nhiều lô đất với giá 2.500.000đ/m2. Người dân không biết tổng số tiền thu được là bao nhiêu và nó đã được cán bộ lãnh đạo chính quyền huyện dùng vào việc gì?

            Hiện nay bà con ở trung tâm thị trấn Lăng Cô có đất bị thu hồi rất hoang mang và lo lắng vì cách hành xử vô lý và vô luật của chính quyền của UBND huyện Phú Lộc.

            Thành thử tôi viết đơn này tố cáo việc làm sai trái của chính quyền huyện Phú Lộc trước quý cấp cùng toàn thể đồng bào trong và ngoài nước cũng như công luận hoàn vũ. Rất mong được sự ủng hộ của đồng bào và của toàn thể quý vị để dân oan chúng tôi tại thị trấn Lăng Cô có thể lấy lại công bằng và quyền lợi, đồng thời thoát khỏi mọi hăm dọa lúc này và trong tương lai. Tôi đề nghị nhà nước Việt Nam -vốn luôn tự xưng là của dân, do dân và vì dân- hãy quan tâm đến vấn đề đã nêu ở trên, sớm có biện pháp đối với một số cán bộ lãnh đạo chính quyền huyện Phú Lộc, hòng đem lại cho nhân dân chúng tôi niềm an vui trong cuộc sống và niềm tin tưởng vào pháp luật. 

            Làm tại Lăng Cô ngày 29 tháng 7 năm 2013.
            Người tố cáo
            Nguyễn Đức Quốc

Anh Nguyễn Văn Quang đề nghị chính quyền nên tôn trọng Pháp luật
Người dân sốt ruột vì không có cán bộ nào giải quyết thắc mắc của họ.

 Chuyến này mẹ con hết đất, nhà ở... Tại sao đền đất vị trí 1 giá 30.700đ, mà bán cho dân thì 4.500.000đ.

Một Bài Phân Tích Từ Một Cây Bút Hà Nội

Vẫn là hoang tưởng rằng Mỹ là bọn thèm Biển Đông hơn chúng ta thèm Biển Đông. Từ lâu chúng ta yên chí rằng chỉ cần búng tay một cái, Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn bảo vệ chúng ta trong khi đó chúng ta vẫn sa sả chửi rủa Mỹ. Chúng ta yên chí rằng Mỹ là cỗ máy chiến tranh luôn sẵn sàng chờ lịnh ta để khai hỏa. Làm như cái “lịnh ta” là một ơn huệ hay một vinh dự chúng ta ban cho Mỹ vậy.” -Tác giả: Metamorph
———————
Ôn cố: Cái hoang tưởng của chúng ta
Mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ oanh liệt ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông thành liều thuốc an thần trấn áp đi cái bất định, cái nan giải hiện tại. Chúng ta từ khước một đặc điểm sinh tồn cốt yếu: học từ thất bại quá khứ để xác định bước đi hiện tại sao cho dẫn đến thành công tương lai. Chúng ta nhắc đến cái chiến thắng giặc Hán, Pháp Mỹ mỗi ngày nhưng chúng ta tuyệt nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta, một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say mê với chiến thắng và vì say mê với chiến thắng, chúng ta coi thường cái nguy cơ tụt hậu, nghèo đói, bị cô lập.
Năm 1978 trước khi xua đại quân tiến chiếm Nam Vang, bộ ngoại giao nước ta tung ra một chiến dịch ngoại giao để lôi kéo các quốc gia lân cận để cùng nhau liên minh chống hiểm họa bành trướng Bắc Kinh, mặc dầu suốt cuộc chiến chống Mỹ, chúng ta không tiếc lời mạt sát khối liên Minh Đông Nam Á là sản phẩm của chính sách gây hấn và can thiệp của đế quốc Mỹ. Tháng 6 năm 1978, khi Việt Nam bắt đầu oanh tạc Cambodia, Phan Hiền sang Mã Lai tuyên bố ủng hộ một Đông Nam Á hòa bình và trung lập. Sau đó vào tháng 9 năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sang Mã Lai đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ Mã đã hy sinh vì chống …Mã Cộng. Thêm vào đó, ông còn xin lỗi các lãnh đạo Mã Lai vì trót lỡ viện trợ vũ khí cho phiến quân Mã Cộng vì “hiểu sai tình hình” (flawed understanding of the situation). Sang Băng Cốc, Thái Lan, thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết không yểm trợ bọn Thái Cộng CPT (Communist Party of Thailand) vốn bị hiến pháp Thái Lan đặt ngoài vòng pháp luật. Lãnh đạo Việt Nam chỉ muốn ký kết một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị cho một hàng cừ hay bờ đê ngăn chận cơn lũ bành trướng Bắc Kinh.
Đồng thời cách nửa vòng Trái đất, ở Nữu Ước, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Lần này, chúng ta không đặt điều kiện bồi thường 3 tỉ mà Nixon đã hứa ở hiệp định Paris 1972. (Nguồn Brother Enemy của Nayan Chanda.) Như chúng ta đã biết, tất cả đều vô ích. Liên Minh Đông Nam Á từ lâu bị ám ảnh một Việt Nam hung hãn, quyết làm một mũi nhọn xung kích của thế lực Cộng Sản đều lịch sự từ chối “lòng tốt” của chúng ta và Mỹ sau khi tiếp Đặng Tiểu Bình, cũng lịch sự gác lại chuyện bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam và không hứa ngày đàm phán lại vấn đề đó.
Kết quả là chúng ta sa lầy ở Cambodia suốt 10 năm và đói nghèo suốt 15 năm. Quan trọng hơn, chúng ta chựng lại trong khi các quốc gia láng giềng tiến bộ vượt bực về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, xã hội, kinh tế…Chúng ta quay về thời xe hơi chạy than, xe bò, ăn bo bo, mặc quần áo vá, dùng phân xanh như thời trung cổ.
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác. Chúng ta hoang tưởng rằng cả thế giới đều ngưỡng mộ chúng ta và cả thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Với Mỹ, họ là kẻ thua họ phải “bồi thường” mới hòng được chúng ta chìa tay cho mà bắt. Với Đông Nam Á, một Việt Nam với hơn 8 quân đoàn sát bên nách đáng gờm hơn là cái hiểm họa bành trướng từ Bắc Kinh xa vời vợi. Nếu chúng ta hồi tưởng lại, việc tiếp tế cho phiến quân Mã cộng, Thái cộng không thể khôi phục được lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á bằng một vài cử chỉ ngoại giao thân thiện. Xét cho cùng, ta vẫn có thể chiến thắng Mỹ mà không cần phải thù nghịch với các quốc gia Đông Nam Á vì họ thủy chung không tiếp tay với Mỹ trong cuộc chiến ngoại trừ Thái Lan (cho mướn căn cứ Utapao) và Hàn Quốc (Hàn Quốc gửi quân tham chiến nhưng Hàn Quốc không thuộc Đông Nam Á).
Ta học được điều gì nếu chúng ta thực sự muốn học? Không nên có nhiều kẻ thù không cần thiết và tuyệt đối không hoang tưởng ta quan trọng tới mức họ cần ta hơn ta cần họ.
Tri tân: Lại hoang tưởng Mỹ cần Biển Đông hơn ta cần Biển Đông.
Đệ nhị thế chiến có một nguyên nhân kinh tế và sâu xa hơn, một nhu cầu thời đại. Đó là có vài cường quốc muốn xóa mọi trật tự thế giới để mong có phần của mình trong bối cảnh mới. Cách mạng khoa học kỹ thuật trên nền tảng Newton đã phát sinh động cơ nổ kéo các toa xe lửa, xe hơi, tàu bè và máy bay. Từ đấy các quốc gia tiên tiến tìm kiếm, bòn rút các thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu cho kỹ thuật. Đức, Ý, Nhật là những cường quốc chậm chân không có thuộc địa để phát triển và tận dụng khoa học kỹ thuật mới. Lấy đâu ra cao su làm vỏ xe hơi? Xăng dầu? Sắt thép? So với các cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… thì Đức, Ý, Nhật mạnh hơn nhưng không có tương lai vì không có nguyên liệu lấy từ các thuộc địa. Họ muốn xóa bỏ mọi trật tự cũ hòng mong thế giới chia cho mình cái phần mình đáng được hưởng. Đức tiến chiếm Âu Châu. Không chịu kém, Nhật tiến chiếm Á châu và thế chiến bùng nổ để khởi đầu cho một trật tự mới mà trong đó, các cường quốc nào cảm thấy mình chịu thiệt, phải chiến đấu giành bằng được cái phần mà họ cho rằng mình đáng được hưởng.
Trung Quốc chẳng học được điều gì cả. Họ cần con đường chuyên chở nhiên liệu từ Trung Đông mà họ cho rằng với vị thế của họ hiện nay, họ đáng được hưởng. Tham vọng của họ xuyên suốt từ Bắc Kinh vòng qua eo Malacca, băng qua Ấn Độ vào Trung Đông chứ không chỉ ngừng lại sau khi chiếm trọn biển Việt Nam. Không may cho ta, Việt Nam là mục đích đầu tiên trong cuồng vọng chiếm lĩnh cái hải trình năng lượng đó. Trung Quốc sai ở chỗ nó không tự lượng sức. Thời đệ nhị thế chiến, hải quân hoàng gia Nhật có 20 hàng không mẫu hạm (http://en.wikipedia.org/wiki/Imperial_Japanese_Navy_of_World_War_II) và vẫn thảm bại trước hạm đội 7 Mỹ. Ngày nay Trung Quốc mua được một tàu phế thải, vá víu sửa chữa cho giống một mẫu hạm rồi tập tành chinh phục thế giới. Không cần là một chuyên gia quân sự, ai cũng có thể nhận thấy Trung Quốc phải cần ít nhất 20 mẩu hạm để có thể uy hiếp Nhật, 20 nữa để có thể uy hiếp Ấn và không biết bao nhiêu nữa mới có thể uy hiếp Nga hay Mỹ. Năm xưa Sô Viết sa lầy ở Afghanistan và Cambodia (tiếng rằng Việt Nam sa lầy nhưng chỉ tổn thất nhân mạng, thực ra Sô Viết sa lầy vì phải chi viện đạn, xăng, khí cụ cho Việt Nam) 10 năm sa lầy khiến Sô Viết không dẫy mà chết. Để làm chủ hành lang năng lượng, với bao nhiêu mẫu hạm và nguy cơ đối đầu với một siêu cường có thể sản suất ra một số lượng mẫu hạm không thể ước tính nổi là Mỹ, bao lâu thì Trung Quốc không dãy mà chết? Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Ở vị thế siêu cường số 2, Trung Quốc không muốn thi gan một mất một còn với ai, mà chỉ muốn áp đảo những kẻ không thể tự bảo vệ. Vâng. Nếu Meta là thằng nhà giàu số 2 còn hơn làm thằng nghèo sặc máu hạng bét nếu thua trận. Tốt nhất chỉ nên bắt nạt thằng không thể tự vệ.
Không may Việt Nam ta là thằng không thể tự vệ. Đúng hơn chúng ta là thằng tự xua đuổi đồng minh nên không thể tự vệ. Mới đây một đại tá Việt Nam ông Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư tiến sĩ Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng đã nói: “Nước Mỹ chẳng bao giờ tốt với chúng ta, chỉ có Trung Quốc tốt với chúng ta.” Câu này thật là tai hại. Các tay yêu nước kiểu loa phường thường đòi “bằng chứng đâu?”, “sai chỗ nào?” mỗi khi chúng ta vấp phải những sai lầm chí tử. Thậm chí có bác còn chống chế: “Ứng khẩu nói không thể chính xác như đã soạn trước rồi đọc” khi thấy ông đại tá nói sai be bét. Như chúng ta biết, một giáo viên cấp cơ sở cũng ứng khẩu chứ có ai giảng bài mà đọc từ giấy đâu mà chẳng bao giờ sai. Cái này rõ ràng trình độ ông đại tá có vấn đề. Thì tiện đây, Meta xin phân tích cái tai hại của ông đại tá.
Vẫn là hoang tưởng rằng Mỹ là bọn thèm Biển Đông hơn chúng ta thèm Biển Đông. Từ lâu chúng ta yên chí rằng chỉ cần búng tay một cái, Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn bảo vệ chúng ta trong khi đó chúng ta vẫn sa sả chửi rủa Mỹ. Chúng ta yên chí rằng Mỹ là cỗ máy chiến tranh luôn sẵn sàng chờ lịnh ta để khai hỏa. Làm như cái “lịnh ta” là một ơn huệ hay một vinh dự chúng ta ban cho Mỹ vậy. Tệ hơn nữa, chúng ta chẳng bao giờ thèm tìm hiểu xem tại sao ta có được mỗi năm 100 tỉ tiền đầu tư FDI để phát triển kinh tế. Ta cũng không mảy may lo ngại từ nay cái FDI đó sẽ chuyển hướng sang Miến Điện, nơi thỉnh thoảng không có những trò bẽ mặt như công an quăng nhà ngoại giao Mỹ lên xe cây, làm ngơ khi tổng thống Mỹ xin ân xá cho một vài người phạm tội rất nhẹ và mới đây, qua miệng một đại tá thuộc bộ Quốc Phòng nói thẳng Mỹ luôn luôn có tâm địa xấu với Việt Nam. Vâng điều này vẫn có thể là chủ trương của chính phủ vì nỗi sợ canh cánh những cuộc cách mạng hoa hồng khắp nơi nhưng nói toạc ra điều này nó chặn đứng ngay tức khắc bao nhiệu nguồn trợ giúp đang xúc tiến và sẽ thục hiện giữa 2 nước. Hãy giả thử một mai Trung Quốc nuốt gọn Biển Đông, Mỹ phải làm sao khi “người ta” đã nói thẳng “mày không bao giờ tử tế”? Một kẻ có chút liêm sỉ sẽ không xăn tay áo giúp đỡ ta một khi ta từng mắng mỏ và từ chối mọi hảo tâm của nó.
Hãy đặt mình vào não trạng một người bị cự tuyệt để suy luận phản ứng của họ trong tình huống khẩn thiết nhất. Năm 1975 Mỹ bỏ Nam Việt Nam được thì Mỹ bỏ Biển Đông năm 2012 được. Đối với Mỹ, 1 nước Cộng Sản kéo dài từ Yên Kinh tới Côn Minh hay kéo dài tới Cà Mau (trường hợp Trung Quốc nuốt gọn Việt Nam) cũng vẫn là 1 nước cộng sản, chẳng qua là 1 nước Cộng sản dài hơn 1 chút xíu. Nói khác đi, một Việt Nam do Tập Cận Bình lãnh đạo cũng chẳng khác gì một Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo. Mỹ chỉ quan tâm nếu Việt Nam lột xác thay đổi như kiểu Miến điện thôi. Ngoài ra Cộng Sản nào cũng rứa. Điều đáng lẽ chỉ nên giấu kín trong bụng nay đã lỡ nói toạc ra rồi thì Mỹ không còn lý do gì lưu luyến nữa cả. Từ nay khỏi phải nói về nhân quyền nữa để khỏi bị cái sượng sùng của tình cảnh nước đổ đầu vịt, về tham nhũng để khỏi phải kinh doanh ở một nơi vô luật lệ, về dân chủ để khỏi bị lên án là phá hoại, ác ý.
Việt Nam và Phi Luật Tân cách nhau một chuỗi đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Có 2 con đường hàng hải đi qua Biển Đông là Tây Trường Sa và Đông Trường Sa. Nếu Việt Nam tỏ ý không cần Biển Đông bằng Mỹ cần Biển Đông thì từ nay Mỹ sẽ bỏ Biển Đông như đã bỏ Nam Việt Nam năm 1975. Lịch sử cho thấy mất Sài Gòn không kéo theo mất Mã Lai, Thái Lan, Singapore như chủ thuyết Domino tiên đoán thì mất tây Biển Đông cũng không có nghĩa mất con đường hàng hải phía bên kia Trường Sa phía Phi Luật Tân. Mỹ chỉ cần bảo vệ Mã Lai, Phi Luật Tân, Nhật và các đồng minh khác, những đồng minh chưa bao giờ phát biểu: “Mỹ luôn là kẻ có tâm địa xấu”, dù trong thâm tâm cũng có các quốc gia Đông Nam Á nghĩ như vậy. Trong lịch sử cận đại và hiện đại, dân tộc chúng ta hứng chịu nhiều cái sai lầm của lãnh đạo nhưng mặc cảm tự ti hóa trang thành tự tôn làm chúng ta không lãnh hội được gì cả. Một chủng loài sẽ đi về đâu khi không thể sửa sai? Một thửa ruộng sẽ cho nhiều lúa hơn nếu chúng ta biết và muốn triệt cỏ năn. Củ năn cũng ngon ra phết. Phải ăn năn đã thì không sợ thiếu lúa.
Metamorph,  Hà Nội.
Powered By Blogger