Thursday, February 28, 2013

Nói láo như VẸM


 
Đây là sự việc nói một đường làm một nẽo của Đảng CSVN & nhà nước CHXHCNVN.
Không có điều gì cấm kỵ khi nhân dân góp ý sửa Hiến pháp - Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ... thay mặt Đảng CSVN và nhà nước CHXHCNVN công bố!

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/103205/khong-co-cam-ky-khi-gop-y-sua-hien-phap.html
Thế mà sau đó Nguyễn phú Trọng nói : Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì? 

- Nguyễn Sinh Hùng lên TV dọa những người ký kiến nghị sửa đổi hiến pháp là vi phạm pháp luật : Phải kiên quyết ngăn chặn bọn lợi dụng việc góp ý hiến pháp để tuyên truyền , vận động nhân dân chống lại đảng , chống lại chính quyền …..

Đúng là không thể tin bọn CS được .

Đọc Báo VẸM 309


ĐÃ LỚN TIẾNG KHÓC “BÁC HỒ” - NHƯ KHÓC CHA CHẾT, SAO KHÔNG VỀ VIỆT NAM MÀ SINH SỐNG?

LÃO MÓC

“Đông Xuân bộ đội nhập thành,
Diệt tề, trừ ác, giúp dân phá kềm.
Màn đêm lại rực ánh đèn,
Trong phòng triển lãm, kẻ chen người chờ.
Ông già mái tóc bạc phơ,
Ngắm ảnh Cụ Hồ trìu mến thiết tha.
Rồi ôm hình Bác, gọi: Cha!
Nghẹn ngào ông lão day qua mọi người:
-Bà con ơi, gặp Cụ rồi!
Ngày mình độc lập gần rồi, bà con!
Ông già xoay mặt vào tường,
Ngước lên tấm ảnh ôm hôn Cụ Hồ”.

Bài ca dao cực kỳ nịnh bợ Bác Hồ này là của Hải Tùng đăng ở báo Văn Nghệ Cà Mau số 15-5-1968 được Vũ Ngọc Phan đem vào quyển “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, (trang 563).

Theo Wikipedia, thì “Bác Hồ” tới ngày 2-9 năm 1969 bị “tẩu hỏa nhập ma” vì thất bại thê thảm trong trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, phần khác bị Lê Duẫn đầu độc từ từ bằng cách cho bỏ thạch tín vào thức ăn mỗi ngày, nên “Bác” đã tự quyết định chuyện “đang sống chuyển sang từ trần” vào ngay ngày Quốc Khánh của VC bằng cách rứt bỏ dây chuyền máu. Dù là theo chủ nghĩa “tam vô” nhưng những người thừa kế của “Bác” lại là chúa mê tín dị đoan sợ xui xẻo nên ngày hôm sau tức 3-9-1969 mới công bố với quốc dân đồng bào là “Bác” đã về với mấy ông cố nội của “Bác” là các Bác Các Mác, Lê Văn Ninh.

Nói gì thì nói, cũng phải công nhận “Bác” là nhân vật nổi nang cả thế giới trong nửa thế kỷ vừa qua.

Nếu có kẻ đưa tượng “Bác” lên ngang hàng với Chúa, với Phật, thì lại có người coi cái lăng đang chứa cái xác mốc meo của “Bác” là cái chỗ tiêu tiểu của họ.

Nói gì thì nói, cũng đã có thời gian có kẻ chỉ nói bóng, nói gió tới “Bác” như nhà thơ Trần Dần trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm với câu thơ:

“Xưa nay người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn thuờng kinh hoảng trước tương lai”

là suốt cuộc đời đã đen như mõm chó!

Nhưng, quả tình mấy năm trở lại đây, Bác Hồ đã “cực kỳ xuống cấp” - nói theo cách nói xã nghĩa. Nói huỵch tẹt ra là “Bác Hồ” rất là mất giá! Chuyện “Bác Hồ” mất giá này không phải do Lão Móc “chế” ra đâu. Chuyện này là do ông Nguyễn Quang Lập, 55 tuổi, là một nhà văn, một kịch tác giả tên tuổi, một blogger ở trong nước, viết như sau:

“Lâu ngày không đến Nhà hát kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi.
Nó hỏi có vở mới không ông, mình nói không. Nó nói từ hồi tôi đóng vai nhà thơ trong kịch “Sám hối” của ông quay đi quay lại cả chục năm. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.

Mình nói đùa ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê tôi đóng đâu. Mới sực nhớ sau bộ phim “Hà Nội mùa Đông năm 1946” của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.

Chẳng phải nó không còn giống nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vằng bóng nhân vật Bác Hồ.

Ngày xưa thì nó nổi như cồn nhờ vai Bác Hồ. Nó trông ngoài giống y chang Bác Hồ tại đại hội Tua, hoá trang thì Bác Hồ thời nào cũng giống. Nó còn học được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang, khiến nhiều người xem rất cảm động.

Kịch, Phim bất kì đoàn nào có vai Bác không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kì lễ lạt, phong trào sân khấu hoá rầm rộ, hễ 30/4 hay 2/9 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi nói đôi câu, có khi chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy, chỉ thế thôi nhưng Tiến Hợi vớ khẳm tiền.

Cả một mùa hè năm 1995, nó chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ An, chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh chừng 5 phút cũng kiếm bạc triệu. Để nguyên hoá trang bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười, rồi phát kẹo, cười, vẫy vẫy… nó kiếm gần chục triệu.

Vào SàiGòn đứng trên khán đài đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu bay ra Hà Nội đến cung văn hóa nói với các em non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không… hai triệu ngon ơ.
Thằng Tùng cứt nói Tiến Hợi có 10 ngày kiếm được cả 5 chục triệu. Buôn thuốc phiện cũng không trúng như thế.

Thằng Hơi nói mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.
Trông ngoài thế thôi, tập luyện vất vả lắm. Thằng Hợi có hơi chăm nhưng chậm, cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập vất vả dễ sợ. 

Mình nhớ hồi mình làm ở nhà hát, dựng vở gì đó của Phù Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.

Thằng Hợi còn khổ hơn. Anh Tạo (Hoàng Trọng Tạo) nhiều lần tru lên đó là thằng Hợi chứ không phải Bác nói, ngu ơi! Nhiều lần điên lên anh Tạo quát Bác nói đéo gì thế hả!

Được cái thằng Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, sửa đi sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kì được.
Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.

Lắm khi thấy thằng Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc. Anh Tạo quát: Bác! Mày đứng thế đấy hả?

Mọi người cười rũ.
Quốc Toàn góp ý cho anh Tạo không được gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm húy. Anh Tạo nghe liền.

Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo còn kêu lên ôi chà chà xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa.

Nói xong lại giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên Bác Hồ ơi, mày diễn cái đéo gì đấy.

Chết cười.
Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thắm cả. Tiến Hợi lại nổi như cồn nhờ vai Bác.

Một đêm diễn xong, thành phố lên tặng hoa bắt tay. Nó khom người kính cẩn bắt hai tay. Hoàng Dũng nói mày ngu thế. Nó bảo sao. Hoàng Dũng nói mày đang vào vai Bác, bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp cái ảnh có chết không.

Đêm sau nó nghe lời Hoàng Dũng, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay, nó diễn vai Bác, bắt tay âu yếm lãnh đạo, lại còn vỗ vỗ vai thân thiện kiểu  Bác cháu.

Anh Tạo mắng mày ngu thế. Nó bảo sao. Anh Tạo nói người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà dám vỗ vai người ta? Nó bảo em đang vào vai Bác mà. Anh Tạo nói vào vào cái gì. Hết kịch là hết Bác nghe chưa! 

Nó ra hậu đài thở dài nói Hoàng Dũng bảo tao một đằng, anh Tạo bảo tao một đằng, tao biết làm thế nào? Thằng Tùng cứt nói mày làm Bác mà đéo biết còn hỏi tụi tao”.
*
Đây là một trong những bài viết về một diễn viên trước đây  đã từng kiếm được rất nhiều tiền nhờ đóng vai “Bác Hồ”, nhưng nay thì đói dài.

Như nhiều người đã biết, trước đây chỉ vì dám viết câu thơ:

“Xưa nay người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn thường hoảng sợ trước tương lai”

Chỉ vì chữ “Người” viết hoa mà nhà thơ Trần Dần, tác giả của những câu thơ:

“Tôi bước đi không thấy phố, thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ…”

đã bị tù đày, trù dập suốt cả cuộc đời.

Bài viết trên của nhà văn Nguyễn Quang Lập đã được viết từ năm 2008. Tới nay, chẳng thấy có chuyện gì xảy ra cho ông ta.

“Nguyễn Quang Lập cũng may. Bác là nhân vật đã được chế độ thần thánh hoá hàng nửa thế kỷ. Ông Lập mó dế Bác, chẳng những không sao, lại còn dám khoe bài của mình rất được nhiều người thích. Điều này chứng tỏ, từ địa vị thần tượng, Bác đã bị đem ra làm trò hề cho đời mua vui. Trong khi ấy hai nhà báo bị tù, và bảy nhà báo khác bị rút thẻ hành nghề, nghĩa là mất cần câu cơm, chỉ vì dại dột viết hay cho đăng bài đụng chạm tới tham nhũng.
Nếu theo cách nói của Nguyễn Quang Lập, thì phải kết luận: Bác Hồ đéo có giá bằng tham nhũng!”

Trên đây là nhận xét của phiếm luận gia Sức Mấy về “Bác Hồ”.
  
"Kiều bào Mỹ" Đinh Viết Tứ (ngoài cùng bên phải) trên tờ daidoanket.vn (2012)

Mặc dù “Bác Hồ đéo có giá bằng tham nhũng” như thế; nhưng ở hải ngoại vẫn có thằng tự xưng Tiến sĩ, Luật sư là thằng chó chết Đinh Viết Tứ khi “Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần” nó đã khóc Bác - còn hơn khóc khi cha của nó chết, như sau:

“Con tưởng sau này Bác sẽ vô
Bỗng đâu hung tín có ai ngờ
Bác đi về cõi người không hẹn
Giữa lúc non sông nửa cách bờ
Đâu chỉ riêng mình dân ta đau
Bốn bể, năm châu một mối sầu
Trời thu không nắng mây ảm đạm
Tiễn bậc cha chung của ngàn sau
Con đường giải phóng Bác đã khơi
Hiến dâng cho nước cả cuộc đời
Lê chân khắp chốn tìm phương thế
Tận diệt đời nô của kiếp người
Bác đã đi qua những nẻo đường
Xuyên rừng băng núi vượt đại dương
Hai vai mang nặng theo hồn nước
Độc lập tự do cho quê hương
Thuở nhỏ con hằng nuôi ước ơ
Đến khi khôn lớn tháy Bác Hồ
Từ nay mộng ấy không thành được
Nhớ Bác con đành viết trong thơ.”

Không ai trách tác giả Hải Tùng nào đó vào năm 1968 làm thơ ca tụng ông Hồ Chí Minh, gọi ông Hồ Chí Minh là cha; nhưng, với ông Đinh Viết Tứ, thì khác.

Một người sống nhờ vào chế độ miền Nam, được ăn học tới Tiến sĩ, Luật sư (theo lời tự khoe của ông ta) trong khi hàng triệu thanh niên cùng lứa tuổi phải hy sinh xương máu để bảo vệ chế độ miền Nam đã cưu mang cho ông ta và gia đình ông ta sống trong một chế độ tự do, no ấm. Đã công khai khóc ông Hồ Chí Minh - như khóc cha chết, sao Đinh Viết Tứ không ở lại sống ở một đất nước “độc lập, tự do” mà “Cha già Hồ Chí Minh”của Đinh Viết Tứ đã mang lại cho quê hương mà lại cong đuôi theo “bọn đĩ điếm, trộm cướp, bọn lính đánh thuê cho Mỹ” qua Mỹ rồi lại ngoác mồm ra “ca tụng Bác Hồ”; mặc dù chính bọn VC ở trong nước cũng phải công nhận là bây giờ “Bác Hồ đếch có giá bằng tham nhũng”?! 

Đinh Viết Tứ, Trần Chung Ngọc… và bọn “Tiến sĩ Bác Hồ”, “bọn trí thức bưng bô”, “bọn Tướng lãnh VNCH Bình vôi” sao không về VN mà sống để tự do thoải mái ca tụng công đức của “Bác Hồ của chúng nó”, ca tụng công lao của Đảng CSVN có công đánh đuổi Mỹ, Ngụy, thống nhất đất nước” mà cứ ở hải ngoại nhai đi, nhai lại những chất bã mà bọn “trí thức đầu ruồi” ở trong nước đã thải ra; diễn đi, diễn lại những âm mưu gây chia rẽ cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản mà không biết chút nào hổ thẹn?!     

LÃO MÓC
tieng-dan-weekly.blogspot.com

Cộng đồng mạng mạnh mẽ ủng hộ ký giả Nguyễn Đắc Kiên


Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho nghỉ việc vì phản đối phát biểu của Tổng Bí thư Ðảng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho nghỉ việc vì phản đối phát biểu của Tổng Bí thư Ðảng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Cộng đồng những người sinh hoạt net và các blogger Việt Nam đang truyền tay nhau ký tên vào bản Tuyên bố bày tỏ tình đoàn kết và ủng hộ đối với một nhà báo trẻ vừa bị đuổi việc vì chỉ trích lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.

Ký giả Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình và Xã hội bị đe dọa truy tố và bị đuổi việc hôm 26/2, chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi viết bài blog thẳng thắn phản biện trước phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong lời phát biểu được truyền hình toàn quốc hôm 25/2, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói những kêu gọi thay đổi điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội là biểu hiện của sự “suy thoái” tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” cần phải xử lý.

Trong bài blog phản hồi, ký giả Kiên viết rằng tuyên bố của ông Trọng chỉ là ý muốn của riêng ông và của đảng cộng sản, chứ không phải của toàn dân. Nhà báo Kiên nói anh mong muốn bỏ điều 4 Hiến pháp, muốn đa đảng, dân chủ tại Việt Nam.



Kêu gọi sự thay đổi cơ chế chính trị của đất nước để đưa đất nước tiến lên, không bị trì trệ nữa. (Chúng tôi) đòi hỏi một thiết chế dân chủ cho đất nước vì bao nhiêu người đã hy sinh để đấu tranh cho điều đó. Ngay cả ông Hồ Chí Minh hồi trước đã nói là đấu tranh cho sự độc lập, tự do, và một chế độ dân chủ, mà từ hồi đó tới giờ vẫn chưa có...
Bản lên tiếng mang tên “Lời Tuyên bố Công dân Tự do” được lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội ngày 28/2 đã thu hút nhiều người ký tên chỉ vài giờ sau khi xuất hiện.

Bản Tuyên bố lặp lại những nguyện vọng mà ký giả Kiên trình bày trong bài phản biện, bao gồm một thể chế chính trị tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội tại Việt Nam.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, một trong những người tham gia ký tên đầu tiên, nói về thông điệp chính của bản Tuyên bố này:

“Kêu gọi sự thay đổi cơ chế chính trị của đất nước để đưa đất nước tiến lên, không bị trì trệ nữa. (Chúng tôi) đòi hỏi một thiết chế dân chủ cho đất nước vì bao nhiêu người đã hy sinh để đấu tranh cho điều đó. Ngay cả ông Hồ Chí Minh hồi trước đã nói là đấu tranh cho sự độc lập, tự do, và một chế độ dân chủ, mà từ hồi đó tới giờ vẫn chưa có. Tới thế kỷ thứ 21 rồi mà mấy chục năm qua Việt Nam vẫn chưa đạt được một thiết chế dân chủ, chưa có được một nhà nước thật sự ‘do dân, vì dân’. Cho nên, thông điệp của bản Tuyên bố này nói lên điều đó. Anh Kiên, chính anh Kiên nói ra điều đó và đã đồng cảm với tất cả mọi người cho nên được sự hưởng ứng của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Chuyện này là do các bạn trẻ khởi xướng.”

Một blogger trẻ có bút danh Trầm Tử cho rằng bản Tuyên bố có thể không có tác dụng gì đối với nhà cầm quyền, nhưng là một sự đánh động, kêu gọi quan tâm của mọi người, nhất là giới trẻ, về trách nhiệm với tình hình đất nước:

“Một bản lên tiếng như vậy, mình nghĩ, dù có đến tay những người cầm quyền đi chăng nữa thì họ cũng không có phản ứng gì tích cực đâu. Cái này là một thông điệp cho giới trẻ, nhất là những công dân mạng. Ngoài cuộc sống thực tế, việc lên tiếng rất khó khăn. Cho nên, cộng đồng mạng như một mối dây liên kết mang thông điệp chung đến giới trẻ và thức tỉnh giới trẻ trong điều kiện đất nước đang lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong cái khó khăn đó, những sự liên kết như vậy tạo thêm sức mạnh và thêm cơ hội để Việt Nam có thể có một thay đổi tích cực nào đó trong tương lai.”

Những người ký tên khẳng định công dân Việt Nam có quyền tuyên bố đòi hỏi những thay đổi dân chủ vì đó là hành xử quyền cơ bản của con người bao gồm quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ tư tưởng. Họ nói những quyền này “mỗi người sinh ra tự nhiên đã có”, “không phải do đảng cộng sản ban cho”.

Tôi đã được sự hỗ trợ tinh thần rất to lớn từ phía cộng đồng blogger cũng như những người bạn trên Facebook. Những chia sẻ của họ làm cho tôi vững tin hơn...Nó hơn những gì tôi suy nghĩ về cái ý thức dân chủ-tự do ở Việt Nam. Đó là một trong những điều ngoài sự mong đợi của tôi...
Vẫn theo bản Tuyên bố, những người nào chống lại các quyền này là “phản động”, “đi ngược lại với lợi ích của nhân dân” và “xu hướng tiến bộ của nhân loại”.

Những người ký tên trong Lời Tuyên bố Công dân Tự do nhấn mạnh họ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”.

Phản hồi trước sự ủng hộ này, ký giả Kiên bày tỏ cảm nghĩ:

“Hai hôm nay tôi đã được sự hỗ trợ tinh thần rất to lớn từ phía cộng đồng blogger cũng như những người bạn trên Facebook. Những chia sẻ của họ làm cho tôi vững tin hơn. Tôi thật sự bất ngờ về chuyện đó. Nó hơn những gì tôi suy nghĩ về cái ý thức dân chủ-tự do ở Việt Nam. Đó là một trong những điều ngoài sự mong đợi của tôi.”

Cộng đồng cư dân mạng Việt Nam kêu gọi mọi người biến “Lời Tuyên bố Công dân Tự do” thành cầu nối liên kết người dân Việt đấu tranh vì nền dân chủ cho đất nước.


http://www.voatiengviet.com/content/cong-dong-mang-manh-me-ung-ho-nguyen-dac-kien/1612456.html



on Mẹ Nấm's Facebook


Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, sát cánh bên Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố:

1. Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

2. Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3. Chúng tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

4. Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

5. Chúng tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Chúng tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản ban cho, nên đảng cộng sản không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, chúng tôi có thể xem những lời phán xét nào nếu có hướng đến chúng tôi là một sự phỉ báng chúng tôi. Và chúng tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.

*

Danh sách những người ký tên:

1. Blogger Nguyễn Hoàng Vi, Sài Gòn
2. Phạm Thanh Nghiên, Hải Phòng
3. Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nha Trang
4. Blogger Gió Lang Thang - Trịnh Anh Tuấn, Đak Lak
5. Blogger Hành Nhân - Vũ Sỹ Hoàng, Sài Gòn
6. Blogger Binh Nhì - Nguyễn Tiến Nam, Yên Bái
7. Ts Hà Sĩ Phu, Đà Lạt
8. Bs Nguyễn Đan Quế, Sài Gòn
9. Linh Mục Giuse Đinh Hữu Thoại - Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn
10. Blogger Trịnh Kim Tiến, Sài Gòn
11. Blogger Paulo Thành Nguyễn - Nguyễn Hồ Nhật Thành , Sài Gòn
12. Blogger Nguyễn Chí Tuyến, Hà Nội
13. Nhà thơ Bùi Chát, Sài Gòn
14. Blogger Huỳnh Công Thuận, Sài Gòn
15. Nhà thơ Phan Bá Thọ, Sài Gòn
16. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Sài Gòn
17. Blogger Phạm Bá Hải - Human Right Defender, Sài Gòn
18. Doanh nhân Lê Quốc Quyết, Sài Gòn
19. Hoàng Dũng - Phong trào Con Đường Việt Nam, Sài Gòn
20. Blogger Lê Thiện Nhân, Hà Nội
21. Đặng Sinh - Phóng viên tự do, Sài Gòn
22. Facebooker Lê Công Vinh, Vũng Tàu
23. Facebooker Võ Trường Thiện, Nha Trang
24. Sinh viên Nguyễn Vũ Hiệp, Hà Nội
25. Facebooker Lâm Mạnh Di, Vũng Tàu
26. Blogger SeaFree - Phạm Văn Hải, Nha Trang
27. Blogger Bùi Thị Minh Hằng, Vũng Tàu
28. Facebooker Miu Mạnh Mẽ - Nguyễn Nữ Phương Dung - Sinh viên, Sài Gòn
29. Facebooker Văn Ngọc Trà - Mai Văn Tuất, Sài Gòn
30. Sinh viên Nguyễn Thành Tiến, Hải Phòng
31. Nhiếp ảnh gia Lê Hải, Đà Nẵng
32. Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Sài Gòn
33. Facebooker Trầm Tử - Lê Khánh Duy, Buôn Hồ, Đăk Lăk
34. Blogger Huỳnh Thục Vy, Buôn Hồ, Đăk Lăk
35. Facebooker Kaiz Az - Trần Xuân Huyền, Nghệ An
36. Facebooker Sao Biển - Đặng Ngọc Sao, Hà Tĩnh
37. Facebooker Michael Ngo - Ngô Tuấn, Sài Gòn
38. Facebooker Dung Dang - Đặng Huy Dung, Sài Gòn
39. Nhà thơ Phan Đắc Lũ, Sài Gòn
40. Facebooker Yêu Nước Việt - Châu Văn Thi, Sài Gòn
41. Facebooker Tran Hien - Trần Hiền, Sài Gòn
42. Blogger / Nhạc sỹ Tô Hải, Sài Gòn
43. Lê Thăng Long - Phong trào Con đường Việt Nam, Sài Gòn
44. Nhà báo Hồ Trung Tú, Đà Nẵng
45. Trần Khuê, người sáng lập Đảng Dân Chủ Thế Kỷ XXI, Sài Gòn
46. Blogger Phạm Văn Điệp, Sầm sơn - Thanh Hóa
47. Blogger Nguyễn Lân Thắng - Kỹ sư Xây Dựng, Hà Nội
48. Blogger Uyên Vũ, Sài Gòn
49. Facebooker Huỳnh Thái Học, Nha Trang
50. Blogger Khoai Lang - Nguyễn Tấn Dung, Lộc Thủy - Lệ Thủy, Quảng Bình
51. Cựu phóng viên Hoàng Thanh Trúc, Đà Lạt
52. Facebooker Hiếu NTH - Nguyễn Trung Hiếu, Sài Gòn
53. Phạm Phương Nam - Kỹ sư xây dựng, Đà Nẵng
54. Trần Tiến Đức - Nhà báo, đạo diễn truyền hình (đã nghỉ hưu), Hà Nội
55. Ngô Kim Hoa - Nhà báo tự do, Sài Gòn
56. Lương Văn Bình - Sinh viên Đại học Luật, Hà Nội.
57. Nguyễn Văn Ý - Sinh viên năm 2, Trường ĐH Đà Lạt
58. Nguyễn Tiến Dũng - kinh doanh, Vinh, Nghệ An
59. Nguyễn Hoàng Long, Saigon
60. Nguyễn Trúc Sơn, Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An
61. Nguyễn Đức Phổ - Nông dân, F. Đông Hưng Thuận, Q. 12 Sài Gòn
62. Facebooker Bahung Vo - Võ Bá Hùng, Sài Gòn
63. Đào Tấn Phần, giáo viên THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
64. Nguyễn Trường Sơn - Sinh viên, Bắc Ninh
65. Trịnh Hoàng Thanh, Z176, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội
66. Đặng Vũ Lượng, Hà Nội
67. Facebooker Nguyễn Tiến Hưng, Biên Hoà
68. Blogger Aduku - Nguyễn Văn Dũng, Việt Trì - Phú Thọ
69. Blogger Nguyễn Việt Hùng , Hà Nội
70. Facebooker Anton Lê, Lê Thanh Tùng, Sài Gòn
71. Facebooker Lê Văn Tuynh, Phan Thiết, Bình Thuận
72. Kiến trúc sư Đào Tăng Lực, Sài Gòn
73. Nguyễn Minh Chính, Hà Nội
74. Nguyễn Đức Giang, Hà Nội
75. Kỹ sư Doãn Kiều Anh, Sài Gòn
76. Phạm Tiến Quốc, Sài Gòn
77. Nguyễn Công Thanh, Sài Gòn
78. Facebooker Vũ Ngọc Thắng, Hải Phòng
79. Dương Hoài Châu, Sài Gòn
80. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Thanh Hóa
81. Kỹ sư Nguyễn Văn Phúc, Bình Định
82. Ngô Văn Hòa, Đà Nẵng
83. Nguyễn Thị Kim Hoa, Đà Nẵng
84. Kỹ sư Trần Quang Hưng, Sài Gòn
85. Nguyễn Hữu Sơn, Cần Thơ
86. Kỹ sư Nguyễn Dương, Sài Gòn
87. Blogger Nguyễn Ngọc Già,
88. Facebooker Canh Le, Lê Cảnh, Sài Gòn
89. Facebooker Từ Anh Tú, Bắc Giang
90. Nguyễn Hùng Cường, Hà Nội
91. Facebooker Bùi Chí Tâm, Quảng Ngãi
92. Nguyễn Hùng Anh, Sài Gòn
93. Facebooker Kbebui - Bùi Duy Diễn, Bình Định
94. Họa sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Hà Nội
95. Nguyễn Bắc Truyển - cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn.
96. Đặng Hữu Ngọc, Long Khánh, Đồng Nai.
97. Nguyễn Thanh Trúc - tín đồ PGHH, Chợ Mới, An Giang
98. Nguyễn Văn Bông - tín đồ PGHH, Lấp Vò, Đồng Tháp.
99. Võ Thị Hồng, Sa-đéc, Đồng Tháp
100. Trần Văn Đức, - cựu tù nhân chính trị, Xuân Lộc, Đồng Nai
101. Huỳnh Trí Đức - tín đồ PGHH, Phú Tân, An Giang.
102. Nguyễn Ngọc Phương - cựu tù nhân chính trị, Nam Vang, Campuchia
103. Kỹ sư Hồ Văn Tích, Sài Gòn
104. Nguyễn Tiến Tuyền, Hà Nội
105. Blogger Lê Dũng, Hà Nội
106. Facebooker Nghiêm Việt Anh, Hà Nội
107. Sinh viên Cao Văn Khánh, Lai Châu
108. Blogger Trần Bùi Trung, Vũng Tàu
109. Trần Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã An Thạch, Tuy An, Phú Yên
110. Trần Xuân Sơn, Hà Nội
111. Kỹ sư Vi Nhân Nghĩa, Quảng Ninh
112. Nguyễn Xuân Liên - Giám đốc bảo tàng Chiến tranh Ngoài trời, Vực Quành, Đồng Hới, Quảng Bình
113. Nguyễn Hùng Cường, Sài Gòn
114. Nguyễn Đức Cang, Sài Gòn
115. Phan Văn Phong, Hà Nội
116. Lê Gia Khánh, Hà Nội
117. Phùng Thị Châm, Hà Nội
118. Trần Thúy Nga, Hà Nội
119. Trần Dân, Đà Nẵng
120. Lê Xuân Quang, Sài Gòn
121. Hồ Đức Thanh, Hà Nội
122. Trần Văn Nam, Hải Dương
123. Nguyễn Tiến Phong, Sài Gòn
124. Phan Trọng Khang, Tây Hồ, Hà Nội
125. Facebooker Đoàn Khôi Nguyên, Đà Nẵng
126. Đỗ Văn Đông, Nam Định
127. Linh mục Phê-rô Nguyễn Hữu Giải, Tổng giáo phận Huế, Khối 8406
128. Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh, Khối 8406
129. Kiến trúc sư Đoàn Trần Trung, Hà Nội
130. Facebooker Jiraiya Saima - Vũ Quang Huy, Sài Gòn
131. Kỹ sư Dương Văn Minh, Biên Hòa, Đồng Nai
132. Lê Đức Huy - Học sinh, Hà Nội
133. Trương Minh Đức - Nhà báo tự do, Bình Dương
134. Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, Đà Lạt
135. Huỳnh Nhật Hải - cựu đảng viên, Đà Lạt
136. Huỳnh Nhật Tấn - cựu đảng viên, Đà Lạt
137. Sinh viên Nguyễn Quý Hiếu, Bắc Ninh
138. Trần Quốc Hùng, Sài Gòn
139. Hoàng Đức Trọng, Sài Gòn
140. Dương Sanh - Nhà giáo nghỉ hưu, Vạn Ninh, Khánh Hòa
141. Facebooker Trần Lý Phước Lợi, Bà Rịa – Vũng Tàu
142. Biện Xuân Bộ, Bắc Ninh
143. Trương Đình Tôn, Sài Gòn
144. Lê Hồng Quang, Hà Nội
145. Bùi Tiến Hưng, Long Biên, Hà Nội
146. Kỹ sư Nguyễn Hữu Trung, Hà Nội
147. Nguyễn Văn Sĩ, Bảo Lộc
148. Kỹ sư Nguyễn Phương Anh, Hà Nội
149. Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, Hà Nội
150. Lê Hồng Thủy - Giảng viên ĐH, Quận Tân Bình - Sài Gòn
151. Phạm Lê Hà Ly - Học sinh Trung học, Quận Tân Bình - Sài Gòn
152. Facebooker Doxu Nguyen - Nguyễn Thành Trung, Bình Dương
153. Nguyễn Dương Thành, Hà Nội
154. Bác Sỹ Trịnh Ngọc Tiến, Hà Nội
155. Hoàng Cường, Quận Ba Đình - Hà Nội
156. Facebooker Nguyễn Công Chính, Tân Bình - Sài Gòn
157. Facebooker Khổng Hy Thiêm -Kỹ sư điện, Cam Lâm, Khánh Hòa.
158. Blogger Hoa Xương Rồng - Trần Khánh Dương, Phường Bình Trưng Tây Q2, Tp.HCM
159. Trần Khôi Nguyễn, Kỳ Hợp, Kỳ Anh - Hà Tĩnh
160. Phạm Trung Kiên, Tây Hồ, Hà Nội
161. Phạm Văn Biên, Hải Dương
162. Trần Hoài Nam, Bến Tre
163. Facebooker Lê Tường Vi, Tân Bình - Sài Gòn
164. Đinh Văn Nam, Hà Tĩnh
165. Trần Minh Tân, Research Scientist II ở Georgia, US
166. Lê Trọng Nghi - Kỹ Sư Điện Tử, Boston, Massachusetts, USA
167. Nguyễn Quang Minh, San Diego, CA - USA
168. Nguyễn Quốc Nam, Paris -FRANCE
169. Đinh Nhật Uy - Kỹ Sư CNTT, Long An
170. Đinh Văn Chuộn - Thợ Điện 7/7, Long An
171. Nguyễn Thị Kim Liên - Nội trợ, Long An
172. Hà Sĩ Phú - Tài Xế, Long An
173. Nguyễn Hồng Thái - IT, Long An
174. Hồ Trung Vĩnh - NV Ngân Hàng, Long An
175. Hoa Thanh Nguyen, New Oleans, Louisiana, USA
176. Nguyễn Quốc Hùng, Kiểm toán viên, Denmark
177. Nguyễn Huế, Fort Worth, Texas USA
178. Lê Văn Tám, Toronto, Canada
179. Dạ Thảo Phương, Hà Nội, Việt Nam
180. Facebooker AnhhùngChưanổidanh - Trương Xuân Trường, Thái Bình
181. Nguyễn Hoàng Hùng, 17a Leeds St, Footscray Victoria 3011 Australia
182. Nguyễn Lương Thịnh - Chuyên viên tư vấn đầu tư, Bình Thạnh, Sài Gòn
183. Bùi Quang Trung - Kĩ sư xây dựng, 3 Charles Péguy 77500 Chelles France
184. Nguyễn Quang, Houston, Texas, USA
185. Bác sĩ Nguyễn Thường Kính, 44 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
186. Nguyễn Văn Hùng, Philadelphia, PA, USA
187. Blogger Quỳnh Trâm Việt Nam, Bình Dương
188. Terry Lee, Sydney, Australia
189. Đỗ Đình Thọ - Làm nghề tự do, Koblenz, Germany
190. Huỳnh Hà Hoàng, 3401 Belair rd, Baltimore, Maryland 21213,
USA
191. Nguyễn Hoàng Việt - Kinh doanh, Tân Bình, Sài Gòn
 192. Phạm Ngọc Minh - Kiến trúc sư, Hành nghề tự do, Hà Nội
192. Trần Viết Dung, Kỹ sư, Fairfeld - Úc
193. Trần Viết Phúc, Sinh viên, Fairfield - Úc
194. Nguyễn Duy An, Sài Gòn
195. Facebooker Gatre Caolanh - Võ Thanh Hùng, Họa sĩ làm nghề tự do, Sài Gòn
 196. Ngô Thị Hồng Lâm - nghiên cứu lịch sử đảng (đã nghỉ hưu), Phường Rạch Dừa, Vũng Tàu.
197. Facebooker Hoangbui - Vũ Huy Hoàng - Kỹ sư, Tân Bình, Sài Gòn
198. Blogger Nguyễn Văn Thạnh - Kỹ sư, Đà Nẵng
199. Lê Thị Hồng Hạnh, Hà Nội
200. Lâm Thị Ngọc - Giáo viên THPT, Huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa

Xin hãy chung tay để cho LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO này trở thành sợi dây bền vững kết nối hàng triệu triệu trái tim Việt Nam. Xin cùng lên tiếng nói bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ email: tuyenbocongdantudo@gmail.com

Đại Sứ Quán Việt Nam ở Moscow giúp gì cho công dân Việt?

Gái mại dâm ở Nga đang bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ. Ảnh mang tính minh họa.
Gái mại dâm ở Nga đang bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ. Ảnh mang tính minh họa.
AFP
Bốn thiếu nữ Việt Nam, trong đó có một em vị thành niên, trốn khỏi một nhà thổ ở Moscow nhưng sau đó bị chủ chứa bắt lại. Tin đã được loan đi hồi đầu tháng này nhưng tới giờ các nạn nhân vẫn còn bị khống chế và ngay cả thân nhân ở Việt Nam cũng bị đe dọa đến phải lên công an xin rút đơn kiện. Kêu cứu đại sứ quán cũng như không
Đó là bốn trong số mười lăm thiếu nữ sang Nga kiếm việc nhưng đã bặt tin từ tháng Tư  2012. Đến tháng Giêng 2013 thì bốn cô trốn được khỏi nơi mà các cô bị bà Nguyễn Thúy An, còn được gọi là An Ột, buộc các cô phải hành nghề mãi dâm.
Những người đã đưa các cô sang Nga để kiếm việc làm rồi bán vào động mãi dâm của bà Thúy An là bà Nữ, có chồng tên Sơn, hiện đã bỏ trốn khỏi Kiên Giang.
Ngay sau khi thoát được và gọi điện về nhà, mặt khác các cô gọi cho ông Nguyễn Đông Triều trong đại sứ quán Việt Nam ở Moscow để xin được giúp đỡ. Riêng cô Huỳnh Thị Bé Hương vì có chị đang ở Mỹ nên đã gọi điện báo tin và kể lại cho chị nghe mọi chuyện.
Rất không may là vài tiếng đồng hồ sau khi báo với đại sứ quán Việt Nam cả bốn cô đều bị bà Thúy An tức An Ột bắt trở lại. Bà Thúy An đã đe dọa, buộc các cô gọi về Việt Nam bảo người nhà lên công an rút đơn thưa kiện lại.
Lúc đó, trên đường dây viễn liên, ông Nguyễn Đông Triều của đại sứ quán Việt Nam ở Moscow trả lời:
Bà quan hệ thế nào với những người đó, bây  giờ bà nói tình trạng những người đó như thế nào với tôi cái, nói thẳng thông tin đi.
Thưa ông tôi là nhà báo..

Cô Huỳnh Thị Bé Hương khi còn ở Việt Nam. Source machsongmedia
Cô Huỳnh Thị Bé Hương khi còn ở Việt Nam. Source machsongmedia
Nhà báo thì tôi không nói chuyện với bà. Và từ Hà Nội, bà Nga, Interpol Việt Nam, quả quyết:
Việc mà các cô bị bắt lại thì bên chúng tôi đã biết hết rồi, bây giờ chúng tôi đang xử lý thông tin theo nhiều kênh để tìm cách giải cứu các cô ấy ra và bắt đối tượng. Chúng tôi đang cố gắng hết sức tìm mọi cách giúp đỡ để đưa được các cô trở về Việt Nam.
Rất không may là vài tiếng đồng hồ sau khi báo với đại sứ quán Việt Nam cả bốn cô đều bị bà Thúy An tức An Ột bắt trở lại. Bà Thúy An đã đe dọa, buộc các cô gọi về Việt Nam bảo người nhà lên công an rút đơn thưa kiện lại.
Bây giờ tất cả các cơ quan đều đang vào cuộc, kể cả đại sứ quán của Việt Nam ở bên Nga đang cố gắng hết sức giải cứu các cô, cũng như Interpol Việt Nam cũng đã phối hợp với các Interpol bạn để có những biện pháp cần thiết. Nếu có thông tin gì mới nhất liên quan đến các cô hoặc liên quan đến sự việc chúng tôi cũng sẵn sàng chia sẻ thôi….
Vận động quốc tế vào cuộc
Trong khi đó thì cô Danh Hui, chị ruột của Bé Hương, vì lo âu trước tình cảnh em mình nên đã tìm cách báo với CAMSA Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Châu Á có văn phòng chính tại BPSOS ở Hoa Kỳ:
Chú Ngyễn Đình Thắng hướng dẫn em làm tất cả những gì để cứu em gái em, hướng dẫn em viết thư cho ông dân biểu Al Green và bà dân biểu Sheila  Jackson Lee. Em có được ông dân biểu gọi đến gặp và ông cũng có hứa  ông sẽ cố gắng tìm cách giúp em gái em được trở về sớm nhất.
Còn tại Gò Quao, Kiên Giang, Rạch Giá, mẹ của Huỳnh Thị Bé Hương và mẹ của Lê Thị Thu Linh đã lên công an rút đơn sau khi bị bà Thúy An buộc con gái gọi về .
Ông công an tên Phước, người đã nhận đơn thưa, cho biết :
Cái đó là do gia đình tới rút mình cũng hỏi mà người ta nói lý do con nó điện về biểu rút đơn để con người ta về. Trong đơn  người ta tố cáo cái dạng như là nghi vấn đưa con người ta ra nước ngoài để bán. Còn chuyện giải quyết như thế nào thì còn chờ ý kiến lãnh đạo.
Như vậy đã gần một tháng trôi qua mà bốn cô gái ở Kiên Giang vẫn còn ở trong tay bà Thúy An. Cô Danh Hui, chị của Bé Hương, cho hay bà Thúy An đã  gọi điện thẳng cho cô từ Moscow:
Bà Thúy An: Em là An Ột đây, em làm ăn đàng hoàng, em sống ở đây mấy chục năm rồi, em không muốn tai tiếng ầm ĩ lên. Nếu như chị nghĩ tình người chị dừng lại đi, bởi câu chuyện liên quan đến rất nhiều thứ.
Cô Danh Hui: Dạ chi An Ột ơi,  bây giờ em chỉ muốn đưa nó về an toàn với lại con bạn của nó, hai đứa cùng đi sang, em chỉ muốn đưa nó về an toàn.
Bà  Thúy An: Để mà hại được em sẽ không hại được, chỉ là câu chuyện nó rùm beng tai tiếng thôi.
Tiếp lời bà Thúy An, cô Danh Hui kể:
Bả nói  em phải viết thư xin lỗi bả rồi bả thả em gái em về, còn nếu không thì bả sẽ thưa ngược lại là em gái mê trai và ăn cắp tiền bỏ trốn, rồi bả thưa em tội vu khống, đe dọa gia đình em. Bà có cho người xuống Kiên Giang tìm mẹ với cháu em.
Vẫn theo lời cô Danh Hui, bà Thúy An còn làm áp lực buộc  Huỳnh Thị Bé Hương viết một là đơn nhận hết tội rồi nạp lên đại sứ quán Việt Nam ở Moscow. Người tiếp đơn và gọi Bé Hương đến hỏi chuyện là ông Nguyễn Đông Triều:
Bé Hương lên gặp đúng ông Nguyễn Đông Triều đó. Bé Hương nói với em rằng ông bảo là bên Nga làm gái là công khai chứ không cấm như ở Việt Nam hay các nước khác, ông nói theo kiểu cách là ông không muốn giúp giải cứu cho Bé Hương…Hôm trước nó bị bắt lại cũng do nó gọi cho ông đó sau vài tiếng thì nó bị bắt lại thành nó sợ lắm nó chỉ làm những gì theo bả yêu cầu thôi và nó không tin tưởng ai hết.
Bé Hương lên gặp đúng ông Nguyễn Đông Triều đó. Bé Hương nói với em rằng ông bảo là bên Nga làm gái là công khai chứ không cấm như ở Việt Nam hay các nước khác, ông nói theo kiểu cách là ông không muốn giúp giải cứu cho Bé Hương cho nên Bé Hương không có dám nói gì ngoài chuyện nhận tội theo như bà An yêu cầu tại nó sợ người phỏng vấn nó cũng là người của bả rồi. Hôm trước nó bị bắt lại cũng do nó gọi cho ông đó sau vài tiếng thì nó bị bắt lại thành nó sợ lắm nó chỉ làm những gì theo bả yêu cầu thôi và nó không tin tưởng ai hết.
Để biết rõ sự việc, hôm nay đường dây lại  được nối qua số máy của ông Nguyễn Đông Triều:
Thanh  Trúc: Thưa ông Nguyễn Đông Triều, tôi là Thanh Trúc , trước có kêu cho ông mà ông bảo nếu là nhà báo thì ông không nói chuyện với tôi. Ông Nguyễn Đông Triều noí rằng ở bên Nga mãi dâm là công khai, vì thế các em này qua bên Nga và bị bán vào mãi dâm thì toà đại sứ không giải quyết?
Ông Nguyễn Đông Triều: Đấy là lời bà nói thôi và tôi không nói như thế. Và hai nữa tôi khẳng định này, những công việc mà đại sứ quán đã làm, đã trao đổi với các cơ quan trong nước, cho nên là chúng tôi… bà có muốn biết thì hỏi cơ quan trong nước còn tôi xin lỗi không trả lời bà. Tôi xin nhắc lại như thế.
Đó là cách trả lời của ông Nguyễn Đông Triều từ tòa đại sứ Việt Nam ở Moscow.
Tiếp xúc với bà Nga, Interpol Viet Nam ở Hà Nội ngày hôm nay để tìm hiểu tiến trình điều tra và làm việc tới đâu, bà Nga trả lời:
Xin lỗi chị tôi đang bận chị có thể gọi lại sau nhé, tôi cũng chưa biết, độ khoảng trong ngày đi. Còn bây giờ tôi đang bận chị nhé.
Chúng tôi đã gọi lại cho bà Nga nhiều lần trong ngày nhưng rất tiếc bà đã không bắt máy. Trên đường dây gọi về CAMSA thuộc văn phòng BPSOS, giám đốc điều hành BPSOS là tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trình bày kế hoạch mà CAMSA có thể làm được bảo toàn anh ninh cho bốn cô gái mà ông gọi là bốn con tin đang bị cầm giữ:
Chúng tôi đang vận động báo chí Hoa Kỳ, các giới chức dân cử Hoa Kỳ và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để làm lớn chuyện này. Nỗ lực thứ hai là vận động cảnh sát Liên Bang Nga để cứu không những bốn nạn nhân mà cho tất cả mười lăm nạn nhân hiện đang nằm trong tay của bọn buôn người.
Riêng trường  hợp cô Bé Hương thì có người chị ở Houston thì chúng tôi đã sắp xếp để tờ báo lớn nhất là Houston Chronicle đã phỏng vấn và đã chạy tin. Bà thị trưởng Houston của vùng mà cô chị đang sống cũng đã lên tiếng với Toà Tổng Lãnh Sự Việt Nam .
Bên cạnh đó, tiến sĩ Thắng trình bày tiếp, CAMSA đã truy ra được là hai trong số các nạn nhân bị giam giữ có một người dì ở Canada, vì thế BPSOS đang vận động Liên Hội Người Việt Canada và bộ phận CAMSA ở Canada vào cuộc trong chuyện này.

2 Tiếng Nói Lương Tâm

nhà báo Võ Văn Tạo
Giới nhà báo đang tiến hành một cuộc cách mạng mới: thực thi quyền tự do phát biểu của công dân, và  công khai góp ý thẳng với cả ông Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Hai nhà báo lên tiếng hôm Thứ Hai 25-2-2013 là: Nhà báo Võ Văn Tạo, và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên.
Cả 2 bài lên tiếng này đều đăng trên mạng Basamnews.
Sau đâu là trích lời nhà báo Võ Văn Tạo, trong bài viết có tựa đề “Giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng Bí thư!”:
“Tối 25-2-2013, trong thời sự 19h, VTV1 phát đoạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “giáo huấn” tại Vĩnh Phú: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa”.
Mô Phật! Một lần nữa, tôi nghe mà không tin vào lỗ tai mình! (lần trước, ông Trọng hể hả về chuyến đi một số nước châu Âu và Vatican: “Mình phải vị thế thế nào thì người mới thế chứ”; đã đề cập qua bài “Cái tầm của Tổng Bí thư”; nhiều người nhận xét ông Trọng như “trẻ con”)…(…)
…Mọi người có lương tri đều hiểu, chủ trương duy trì nền độc tài đảng trị, các lãnh đạo đảng CSVN triệt tiêu mọi nguồn lực trí tuệ bất phục tùng chủ nghĩa cộng sản. Không có đa nguyên, không có cạnh tranh thì trì trệ, xơ cứng là tất yếu. Điều đó không chỉ đúng trong chính trị – xã hội, mà đúng trong mọi lĩnh vực, kể cả tự nhiên. Giáo điều và xơ cứng, chủ trương kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đảng làm hao tổn khổng lồ tài nguyên, tiền vốn, kỹ thuật, chất xám và nhân lực… vào những Vinashin, Vinalines… vô chủ, cha chung không ai khóc – những bồ thóc béo bở của lũ chuột tham nhũng. Chủ trương nhà nước độc quyền sở hữu đất đai, đảng tạo cơ hội “vàng” cho đám tham quan câu kết với các chủ đầu tư “đục nước béo cò”, tước đoạt tàn bạo hàng triệu ha ruộng đất, nhà ở và phương kế sinh nhai truyền thống của hàng triệu hộ dân.
Muốn duy trì điều 4 trong Hiến pháp, ông Trọng muốn giữ độc quyền đảng trị. Tuy nhiên, không ít đảng viên, kể cả không ít đảng viên cấp cao, đều biết rõ cái độc quyền ấy thực chất chỉ cốt  duy trì quyền uy chính trị và đặc quyền đặc lợi vật chất cho những đảng viên có chức quyền biến chất. Hầu hết các đảng viên cấp thấp, không có chức quyền, không đặc quyền đặc lợi, hoặc có chức quyền nhưng lại có lương tri đều băn khoăn, lo lắng cho vận mệnh của đất nước trước hiện tượng suy thoái đạo đức của “một bộ phận không nhỏ” đảng viên hiện nay. Không ít đảng viên tâm huyết và có trí thức nhận ra sự thật phũ phàng: quay lưng với mọi thành tựu chính trị – xã hội của nhân loại (đa nguyên chính trị, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội), đảng CSVN đã quá lạc hậu, xơ cứng, bế tắc về đường lối, đang bị những kẻ vô liêm sỉ, cơ hội xấu xa núp bóng để đục khoét tham nhũng trắng trợn, trở thành vật cản kìm hãm vô cùng tai hại cho sự phát triển đi lên của đất nước, làm Việt Nam càng ngày càng tụt hậu và trở nên xa lạ so với khu vực và thế giới…”(hết trích)
Trong khi đó, Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội — qua bài “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng,” trong Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2; phần âm thanh và gỡ băng của Anhbasam, đã nói, trích như sau:
“…Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng…  đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem…”(hết trích)
Và rồi, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đưa ra ý kiến riêng, rằng cần xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp, cần có đa nguyên đa đảng, cần có tam quyền phân lập, cần phi chính trị hóa quân đội…
Độc giả có thể đọc toàn văn 2 bài của 2 nhà báo trên đăng ở: http://anhbasam.wordpress.com/.
Đó là những tiếng nói lương tâm mà dân tộc cần trân trọng vậy.

Nghi Án Lịch Sử: Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: Một Hay Hai Người?

HCM-binhkhaoNgày 14/1/2013  trang điện tử Thông Luận đăng một tài liệu nhan đề: “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của nhà biên khảo Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan. Thái Tuấn dịch ra Việt ngữ nhan đề “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” hoàn tất vào đầu năm 2013 . Trang điện tử Đối Thoại đăng ngày 16/2/2013.
Đọc qua cuốn sách dịch người ta tưởng là chuyện dã sử nói chơi lúc trà dư tửu hậu. Nhưng đọc kỹ thì không phải vậy. Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng viết một cách có phương pháp, trưng dẫn tài liệu  xác thực và kết luận một cách có tính khoa học. Danh nhân lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của phong trào Cộng sản quốc tế được biết dưới tên Nguyễn Ái Quốc và sau đó là Hồ Chí Minh vốn được xem là một người thật ra là hai người khác nhau. Theo ông Hồ Tuấn Hùng sự thật lịch sử là:
Ông Hồ Chí Minh, người được đảng Cộng sản Việt Nam xem là “cha già dân tộc” là một người Tàu sinh năm 1901 thuộc sắc tộc Khách Gia sinh tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan. Trái lại, người có tên Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam sinh năm 1890 tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông có tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành. Năm 1911 ông trốn ra nước ngoài tìm đường chống ách thực dân Pháp. Đến Pháp ông theo phong trào Cộng sản quốc tế và được Quốc tế Cộng sản phái về hoạt động cho phong trào Cộng sản quốc tế tại Trung quốc và đã chết vì bệnh lao năm 1932 tại Trung quốc hoặc tại một địa danh nào đó giữa Trung quốc và Liên xô.
Sự thật ở đâu?

Nghi án lịch sử này bắt đầu với phong trào Cộng sản tại Nga. Năm 1917 cuộc cách mạng Bôn Sê Vích (Bolshevik) tại Nga thành công. Mạc Tư Khoa trở thành trung tâm lãnh đạo các đảng Cộng sản tại Âu châu và là trung tâm thu hút các phong trào xã hội cấp tiến trên thế giới, như phong trào chống phong kiến tại Trung quốc và phong trào chống thuộc địa  tại Đông Dương, Miến Điện, Mã Lai …. Trung quốc có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông, Việt Nam có Nguyễn Ái Quốc, Miến Điện có ông Aung San (thân sinh của bà Aung San Suu Kyi).
Đảng Cộng sản Nga thấy được sự quan trọng của mình cho thành lập Quốc tế Cộng sản (The Communist International – Cominterm) để lãnh đạo phong trào Cộng sản trên toàn thế giới, nhất là Á châu.  Các phong trào có tính quốc gia như Trung quốc chống phong kiến, Việt Nam chống thực dân Pháp và Miến Điện chống thực dân Anh dần dà đều đặt mình dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản để có: (1) một chủ thuyết hành động, và (2) được yểm trợ tài chánh.
Nguyễn Tất Thành từ Việt Nam đến Paris năm 1911 bằng nghề phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Trevil, theo tàu đến Marseille, Tây phi, Bắc Mỹ, Anh quốc, mãi đến năm 1917 ông mới định cư tại Paris. Ông lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và tích cực hoạt động chống ách đô hộ của Pháp tại Việt Nam. Tại đây Nguyễn Ái Quốc làm quen với hai nhà hoạt động cách mạng Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường. Lúc đầu ông là thành viên của đảng Xã hội Pháp. Sau đó, năm 1920 ông gia nhập đảng Cộng sản Pháp. Ông bị cảnh sát Pháp phối hợp với mật thám tại Đông Dương theo dõi rất kỹ. Giữa năm 1923 đảng Cộng sản Pháp gởi ông đi Nga học chủ thuyết Mác Xít tại Đại học Lao động Phương đông chuẩn bị làm đặc phái viên cho Quốc tế Cộng sản tại Á châu.
Giữa năm 1924 ông được tham gia Hội nghị V của Quốc tế Cộng sản triệu tập tại Mạc Tư Khoa và cuối năm ông được gởi về Quảng Châu (Canton), Trung quốc  để làm việc với các đại diện Cộng sản Á châu gồm Trung hoa, Nhật Bản, Đài Loan. Nguyễn Ái Quốc phụ tá cho Michael Borodin, ủy viên lãnh đạo phân bộ Quốc tế Cộng sản Á châu. Tại đây, năm 1925  Nguyễn Ái Quốc tập họp một số thanh niên từ Việt Nam trốn qua thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản.
Tháng 10 năm 1926 ông kết hôn với bà Tăng Tuyết Minh do sự giới thiệu của bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) lúc đó đang hoạt động trong Hội Phụ nữ Quảng Châu. Đám cưới có sự hiện diện của Borodin.
Thời kỳ này Quốc Dân Đảng của bác sĩ Tôn Dật Tiên và đảng Cộng sản Trung quốc hợp tác với nhau (theo sách lược của Quốc tế Cộng sản) nên Nguyễn Ái Quốc sống và làm việc thoải mái tại Quảng Châu. Nhưng đến tháng 4/1927 liên minh Quốc Dân Đảng và Cộng sản tan vỡ, Nguyễn Ái Quốc bị lùng bắt bỏ vợ chạy trốn về Mạc Tư Khoa chờ lệnh và mất liên lạc với bà TăngTuyết Minh từ đó.Tại Mạc Tư Khoa ông được Quốc tế Cộng sản gởi trở lại Paris và du hành công tác tại một số nước Âu châu như Thụy Sĩ, Bĩ, Ý … Cuối năm 1928 từ Ý Nguyễn Ái Quốc đi tàu thủy trở lại Á châu đến Bangkok tổ chức và vận động Việt Kiều Thái Lan tham gia phong trào Cộng sản. Tại đây ông bị bệnh lao phổi phải ở lại để chữa trị, đến đầu năm 1930 ông mới trở về Quảng châu do nhu cầu kéo các phe nhóm cộng sản Đông Dương gồm Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên đoàn đang bất hòa lại với nhau.

Qua nhiều buổi họp dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, ngày 3/2/1930 bảy đại biểu của 3 khuynh hướng đồng ý thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (sau theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương). Trong số 7 nhân vật thành lập đảng ngoài Nguyễn Ái Quốc có Hồ Tập Chương thuộc đảng Cộng sản Trung quốc và cũng là thành viên của Quốc tế Cộng sản. Hồ Tập Chương là nhân vật dính liền với cuộc đời của Nguyễn Á Quốc sau này.
Năm 1931 Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại biểu Quốc tế Cộng sản trụ sở đặt tại Hương Cảng, phụ trách Cục Nam Dương. Thời gian này chính quyền Anh tại Hương Cảng bắt đầu hợp tác với Pháp làm khó dễ những nhà cách mạng Việt Nam, và cục Quốc tế Cộng sản Viễn Đông bị theo dõi.
Tại Việt Nam Pháp ghép Nguyễn Ái Quốc vào tội phá họai trị an tuyên án tử hình vắng mặt và yêu cầu chính quyền Anh dẫn độ. Ngày 6/6/1931 Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt. Quốc tế Cộng sản thuê luật sư Frank Loseby một luật sư người Anh hành nghề tại Hương Cảng bênh vực cho ông. Tòa Hương Cảng trục xuất Nguyễn Ái Quốc đi Singapore. Nhưng Singapore không nhận, ông phải trở lại Hương Cảng và bị kết tội nhập cảnh trái phép.
Luật sư Loseby đưa vụ kiện lên tòa cao ở Luân Đôn. Tòa Luân Đôn phán quyết phóng thích và trục xuất ông ra khỏi Hương Cảng đi đâu tùy ý. Luật sư Loseby gíup ông đi Thượng Hải để ông tìm đường đi Mạc Tư Khoa trị bệnh. Nhưng giữa đường, khoảng mùa Thu năm 1932 hay đầu năm 1933 Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao tại một địa danh nào đó trên đường đi.
Sự việc Nguyễn Ái Quốc qua đời được nhóm lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Phương Đông ở Mạc Tư Khoa ghi nhận. Họ cử hành một lễ truy điệu và một phái viên Quốc tế Cộng sản có đến thăm hỏi chia buồn.
Nhưng sau đó Quốc tế Cộng sản thầy cần người có uy tín như Nguyễn Ái Quốc để phát triển phong trào Cộng sản tại Đông Dương nên dấu nhẹm và tìm cách xóa dấu vết việc Nguyễn Ái Quốc chết và lên kế hoạch dùng phái viên của Quốc tế Cộng sản Hồ Tập Chương có khuôn mặt hao hao giống Nguyễn Ái Quốc và từng làm việc với nhau để làm sống lại nhân vật Nguyễn Ái Quốc.

Hồ Tập Chương sinh ngày 11/10/1901 tại Đài Loan thời kỳ Nhật chiếm đóng. Theo chương trình của Nhật ông học chữ Nhật và chữ Hán. Năm 20 tuổi ông tốt nghiệp Đại Học Công Nghiệp Đài Loan và mở tiệm bán thuốc Đông Y, dùng thì giờ còn lại kết hợp bạn bè, nghiên cứu chủ nghĩa Cộng sản chống ách cai trị của Nhật .
Năm 1926 ông lập gia đình với bà Lâm Quế, năm 1929 có con gái đầu lòng là Hồ Tố Mai. Sau đó ông trốn đi Thượng Hải gia nhập Đảng Cộng sản Trung quốc và trở thành một ủy viên của Quốc tế Cộng sản. Cuối năm 1931 (hay đầu năm 1932) ông bị Quốc Dân Đảng bắt tại Quảng châu. Sau khi được trả tự do ông được điều về hoạt động tại biên giới Việt Trung và Thái Lan.
Năm 1933 Quốc tế Cộng sản gọi Hồ Tập Chương về Mạc Tư Khoa điều tra về một công tác bị nghi ngờ trong năm 1930. Ban điều tra gồm 3 người: Dmitry Manuilsky, Vera Vasilieva và Khang Sinh. Khang Sinh cũng là đảng viên đảng Cộng sản Trung quốc phụ trách mật vụ. Bà Vera Vasilieva đã bênh vực Hồ Tập Chương và ông khỏi bị án tử hình.
HCM in Moscow
Trong quá trình điều tra, bà Vasilieva thấy quá khứ của Hồ Tập Chương khá giống với quá khứ của Nguyễn Ái Quốc và lại là người  cùng với Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng Cộng sản Đông Dương nên nảy ra sáng kiến và đề nghị với Quốc tế Cộng sản dùng Hồ Tập Chương thay thế Nguyễn Ái Quốc. Cũng có giả thuyết rằng Quốc tế Cộng sản đã có kế  hoạch thay thế rồi và việc gọi Hồ Tập Chương đến Mạc Tư Khoa điều tra là một phần của kế hoạch thay thế.
Một chương trình 2 điểm được thực hiện: (1) huấn luyện Hồ Tập Chương để thay thế nhân thân Nguyễn Ái Quốc. Chương trình huấn luyện này kéo dài 5 năm từ 1933 đến 1938 tại trường Đại Học Lenin chuyên nghiên cứu vấn đề dân tộc và chủ nghĩa thực dân thuộc chuyên ngành của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời học những tập quán thói quen của Nguyễn Ái Quốc, và các ngôn ngữ Nguyễn Ái Quốc thông thạo như Việt ngữ, Pháp và Anh Ngữ. (2) Ngụy tạo sự việc để che dấu cái chết của Nguyễn Ái Quốc cho rằng cái tin chết trước đây chỉ là cái cớ để Nguyễn Ái Quốc dễ trốn tránh.
Thời gian này Hồ Tập Chương không được liên lạc với gia đình  và thân nhân ở Đài Loan nghĩ rằng ông đã chết. Năm 1938 sau khi chương trình huấn luyện hoàn tất, Hồ Tập Chương mang bí danh Hồ Quang  được gởi về Trung quốc hoạt động dưới danh phận Nguyễn Ái Quốc tái sinh.
Lúc này lực lượng của Mao Trạch Đông sau cuộc Vạn lý Trường chinh (1934-1935) thành công, đã an toàn ở Diên An và Mao Trạch Đông không muốn bị ràng buộc chặt chẽ với Quốc tế cộng sản như trước. Đó là lý do tại sao Hồ Quang thay vì đi thẳng về Quảng Tây để chuẩn bị cho công tác Đông Dương lại được Quốc tế Cộng sản gởi về Diên An để (theo một giả thuyết) truyền lệnh của Quốc tế cộng sản và trao đổi chương trình hoạt động. Theo quan điểm của Quốc tế cộng sản nhu cầu liên minh với Quốc Dân Đảng để chống Nhật vẫn còn là một nhu cầu cấp thiết.
Việc Hồ Tập Chương thay thế Nguyễn Ái Quốc phục vụ cho quyền lợi của Quốc tế Cộng sản, cho đảng Cộng sản Trung quốc và cho đảng Cộng sản Việt Nam nên các tổ chức đều chọn thái độ im lặng. Quốc tế Cộng sản có một cán bộ uy tín dưới lốt Nguyễn Ái Quốc để phát triển chủ nghĩa Cộng sản tại Á châu và Đông Nam Á. Trung quốc có người của mình trong đảng Cộng sản Việt Nam. Còn đảng Cộng sản Việt Nam thì có người lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Pháp lúc này đang là lúc thuận lợi hơn lúc nào hết do Mặt Trận Bình Dân đang cầm quyền tại Pháp (1936- 1938).
Đến Diên An, Hồ Quang trao mật lệnh của Quốc tế Cộng sản cho Mao Trạch Đông là cần tiếp tục hợp tác với Tưởng giới Thạch trong một mặt trận chống Nhật Bản. Sau đó đảng cộng sản Trung quốc đưa Hồ Quang về Quảng Tây.
Về Quế Lâm, Hồ Quang làm việc cho Bát lộ quân dưới quyền của tướng Lý Khắc Nông chuẩn bị cho công tác Đông Dương. Thời gian này Hồ Quang theo học khóa đào tạo cán bộ du kích chiến của Mao Trạch Đông và hoàn tất trong năm 1939.
Tháng 2/1940 Hồ Quang đi Côn Minh và qua đảng Cộng sản Trung quốc đã liên lạc được với Đảng bộ hải ngoại vừa được thành lập của đảng Cộng sản Đông Dương.  Giữa năm 1940 khi gặp một số cán bộ từ Việt Nam mới qua trong đó có Võ Nguyên Giáp (Giáp rời nước tháng 5/1940) Hồ Quang được giới thiệu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm mọi người rất phấn khởi vì đã gặp được lãnh tụ! Hồ Quang định gởi Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan lên Diên An học tập chủ thuyết Cộng sản và chương trình kháng Nhật, một chương trình do Khang Sinh phụ trách.

Trong khi chờ đợi thì tình hình Âu châu biến chuyển. Tháng 6/1940  Đức quốc xã chiếm Paris. Toàn quyền Decoux tại Đông Dương đặt mình dưới quyền của chính phủ Vichy do Thống chế Pétain lãnh đạo hợp tác với Đức. Nhật vốn liên minh với Đức nên buộc lòng Decoux phải để cho quân đội Nhật vào Đông Dương.
Hồ Quang thấy tình hình thuận lợi vì Pháp đã núng thế nên hủy bỏ việc gởi Hoàng Văn Hoan và Võ Nguyên Giáp đi học và chuyển toàn bộ nhân sự và phương tiện về sát biên giới chuẩn bị lập chiến khu trong nước, đồng thời tháng 12/1940 Hồ Quang thành lập một ngoại vi của đảng hoạt động công khai gọi là “Việt Nam độc lập đồng minh hội”, gọi tắc là Việt Minh để quy tụ quần chúng chuẩn bị phát động du kích chiến vừa chống thực dân Pháp vừa chống phát xít Nhật.
Tháng 2 năm 1941 Hồ Quang chính thức trở về Việt Nam sống tại hang Pắc Bó, một hang núi nằm phía bắc cách thành phố Cao Bằng 55 km gần biên giới Trung quốc. Tháng 5, Hồ Quang triệu tập Hội nghị VIII Đảng Cộng sản Đông Dương ra quyết nghị thành lập và phát triển căn cứ địa du kích, chung quyết sự thành lập “Mặt trận Việt Minh” và do đề nghị của Hồ Quang bầu Trường Chinh làm Tổng bí thư Đảng. Mặt Trận “Việt Minh” thông qua Cương Lĩnh quy định mục tiêu lật đổ thực dân Pháp và phát xít Nhật, thành lập Chính phủ cách mạng của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ.
Tháng 8/1942 Hồ Quang rời Pắc Bó đi Trùng Khánh để gặp Chu Ân Lai. Đế tránh sự theo dõi của Quốc Dân Đảng, Hồ Quang đóng vai Hoa kiều, lấy tên là Hồ Chí Minh, ký giả của báo Tân Văn. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc dùng danh xưng Hồ Chí Minh trong giấy tờ.
Trên đường Hồ Chí Minh bị Quốc Dân Đảng nghi là gián điệp bắt và đưa về Quảng Tây. Nhờ có cuộc vận động rộng lớn của Chu Ân Lai với sự yểm trợ của các hãng thông tấn quốc tế bên cạnh chính phủ Quốc Dân Đảng, tháng 9/1943 Hồ Chí Minh được trả tự do.
Trong 14 tháng bị giam giữ ông Hồ Chí Minh đã trải qua 18 nhà tù trong 13 huyện tại tỉnh Quảng Tây. Thời gian này Hồ Chí Minh viết “Ngục Trung thư” gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán.
Sau khi được trả tự do, Hồ Chí Minh tạm trú tại Trung quốc dưới sự bảo hộ của tướng Trương Phát Khuê, một danh tướng của Trung hoa Dân quốc. Mãi đến tháng 8/1944 ông mới trở về Cao Bằng.

Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh, Hồ Chí Minh cùng với các đồng chí nhanh chân chiếm chính quyền ngày 19/8 trước khi quân đội đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật. Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình Hồ Chí Minh, được toàn dân và thế giới tưởng là người thanh niên Nguyễn Ái Quốc năm xưa, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Cuộc đời hai người làm một của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) là một phát hiện lịch sử ly kỳ. Nhưng nếu nhìn dưới lăng kính thế giới, đặc biệt là lịch sử  phát triển của chủ nghĩa cộng sản và phong trào xã hội chống phong kiến và thực dân tại Á châu thì không có gì ly kỳ.
Lịch sử Âu châu cho chúng ta nhiều tiền lệ. Hôn nhân giữa con cái vua chúa nước này với vua chúa nước khác đưa đến việc người nước này làm vua nước kia không phải là chuyện hiếm. Người dân Âu châu không xem đó là chuyện lạ. Tại Á châu, Quốc tế Cộng sản lãnh đạo phong trào xã hội và chống đế quốc, việc dùng cán bộ người nước này lãnh đạo phong trào đấu tranh của nước khác cũng chỉ là một cách sắp xếp công việc của một tổ chức cách mạng quốc tế. Nguyễn Ái Quốc (người Việt Nam) chết, Quốc tế Cộng sản dùng Hồ Tập Chương (người Tàu) thay Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ là nhu cầu phát triển chủ nghĩa.
Lịch sử sẽ đi qua không ai quan tâm nếu Hồ Chí Minh không nổi bật trong lịch sử thế giới với sự thắng trận tại Điện biên Phủ chấm dứt chế độ cai trị của Pháp tại Đông Dương và nhất là vai trò của ông trong cuộc chiến tranh 1954-1975 thắng Hoa Kỳ và thống nhất Việt Nam dưới chế độ Cộng sản.
Còn nữa, mối quan hệ đặc biệt gữa Trung quốc và Việt Nam trong suốt hai ngàn năm lịch sử, qua đó Việt Nam liên tục đấu tranh để giữ gìn bản thể và nền độc lập của mình, và hiện nay mối quan hệ càng tế nhị hơn nữa khi Trung quốc đang dần trở thành một siêu cường tranh chấp ảnh hưỏng quốc tế với Hoa Kỳ trên một địa lý Việt Nam đang nằm ở giữa làm cho nghi án “một người Hoa dưới lốt một người Việt” từng lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Việt Nam và được đảng Cộng sản Việt Nam tôn vinh là “cha già dân tộc” trở thành hết sức cấn cái .
Các biến chuyển lịch sử tại Việt Nam trong thế kỷ 20 làm cho Hồ Chí Minh trở thành một đối tượng lý thú đối với các sử gia cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới.
Và các nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh đều vấp phải một điều là: lịch sử của người thanh niên tên là Nguyễn Tất Thành, người Nghệ an, sinh năm 1890, năm 21 tuổi xuống tàu đi Pháp tìm đường chống Pháp giành độc lập, tham gia phong trào Cộng sản quốc tế, lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành chủ tịch Hồ Chí Minh, mất ngày 2/9/1969, sáu năm trước khi các đồng chí của ông hoàn tất cuộc cách mạng vô sản thống nhất đất nước dưới một chính quyền Cộng sản không phải là một lịch sử đơn giản.

Có quá nhiều nghi vấn. Năm 2000, giáo sư William J. Duiker người Mỹ xuất bản cuốn “Ho Chi Minh: A life” (Hồ Chí Minh: Một cuộc đời). Năm 2003 bà Sophie Quinn-Judge, người Anh xuất bản cuốn “Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941” (Hồ Chí Minh: Những năm tháng 1919-1941 không có dữ liệu). Cả hai đều đồng ý rằng: cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh có quá nhiều bóng mờ chưa thể soi sáng được. Bóng mờ phủ lên trên quá trình đấu tranh của ông, bóng mờ trên tình duyên, bóng mờ trên các sáng tác, bóng mờ trong quan hệ đối với gia đình …
Có thể bà Quinn-Judge có mối hoài nghi Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người. Nhưng vốn cẩn trọng bà không thể kết luận gì khi chưa có dữ kiện chắc chắn trong tay. Bà đã lặn lội đến Mạc Tư Khoa lục lọi kho tài liệu của Quốc tế Cộng sản được giải mật sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ để tìm biết quan hệ thật sự giữa Quốc tế Cộng sản và Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Ái Quốc đã làm gì tại Nga trong những năm tháng ở đó: 1924-1925 và 1933-1938. Bà cho biết hồ sơ của Quốc tế Cộng sản chỉ được giải mật một phần nên bà không tìm được câu trả lời điều bà muốn truy cứu. Tại Aix-en-Provence, miền nam nước Pháp, nơi lưu trữ hồ sơ thuộc địa của Pháp bà tìm thấy nhiều tài liệu ghi tin tức nghi ngờ liên quan đến cái chết của Nguyễn Ái Quốc năm 1932, nhưng cảnh sát Pháp không quả quyết. Và Pháp vẫn để mở vấn đề Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh mà không có một kết luận dứt khoát.
Trong ba nơi tồn trữ hồ sơ về Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh thì ngoài Liên bang Xô viết, có lẽ hồ sơ của đảng Cộng sản Trung quốc là đầy đủ nhất. Nhưng Trung quốc chưa mở hồ sơ.
Riêng Việt Nam thì vụ Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh là một điều hoàn toàn bí ẩn. Chẳng những không được lưu trữ mà còn có nỗ lực xóa dấu vết lịch sử như cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên (được biết là chính ông Hồ Chí Minh) đăng tải trên 88 số Nhân Dân Nhật báo (từ số 2006 đến  số 2094) trong năm 1961.Nếu có một số đồng chí của ông Hồ Chí Minh biết thì họ cũng đã lần lượt qua đời.

Các nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh nhìn đâu cũng thấy bóng mờ vì cho đến đầu thế kỷ 21 không có dữ kiện gì để họ nghi ngờ Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người.
Nhưng nếu giả thuyết đó là hai nhân vật khác nhau đóng chung một tuồng thì cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh không còn có bóng mờ, không có gì là bí hiểm. Tài liệu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của nhà biên khảo Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan, Thái Tuấn dịch ra Việt ngữ nhan đề “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” hoàn tất vào đầu năm 2013 như đã giới thiệu trên đã giúp giải mã một số bí ẩn về Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh:

Cuộc tình giữa Nguyễn Ái Quốc và Tăng Tuyết Minh
Năm 1924 Nguyễn Ái Quốc từ Mạc Tư Khoa về hoạt động tại Quảng Châu làm việc cho Michael Borodin, ủy viên Quốc tế Cộng sản phụ trách Á châu. Không khí Quảng Châu thập niên 1920 là một không khí cách mạng trong phong trào Tôn Dật Tiên và phong trào Cộng sản quốc tế. Tăng Tuyết minh là một phụ nữ Trung quốc trẻ tuổi cấp tiến gần gũi với các bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai) và Thái Sướng (vợ một đồng chí của Chu Ân Lai) trong hội “Phụ nữ” do Cộng sản tổ chức. Nguyễn Ái Quốc thường lui tới hội này và quen biết với Tăng Tuyết Minh. Do sự giới  thiệu của bà Đặng Dĩnh Siêu, năm 1926 Nguyễn Ái Quốc (36 tuổi) kết hôn với Tăng Tuyết Minh (21 tuổi) và được tạm trú trong căn gác nhà của Borodin.
Đầu tháng 4/1927 sự hợp tác Quốc-Cộng đầu tiên tan vỡ. Bị lùng bắt Nguyễn Ái Quốc bỏ Quảng Châu cùng phái đoàn Quốc tế Cộng sản chạy trốn lên Thượng Hải rồi sau đó đi Mạc Tư Khoa. Bà Tăng Tuyết Minh mang thai nhưng theo lời khuyên của mẹ phá thai để tránh liên hệ với Nguyễn Ái Quốc trong không khí khủng bố và thanh trừng các thành phần Cộng sản của Tưởng Giới Thạch. Từ đó không có quan hệ giữa hai người và mối tình ngắn ngủi giữa hai người xem như chấm dứt. Năm 1931 Nguyễn  Ái Quốc chết bà Tăng Ttuyết Minh không hề hay biết, bà vẫn chung thủy ở vậy suốt đời và qua đời năm 1991.

Năm 1949 Mao chiếm lục địa. Ngày 19/5/1950 bà Tăng Tuyết Minh đọc báo thấy Chủ tịch Mao Trạch Đông chúc mừng sinh nhật thứ 60 của Hồ Chí Minh/Nguyễn Ái Quốc (lúc đó đang ở chiến khu Việt Bắc) tưởng rằng chồng cũ của mình còn sống. Bà tìm cách hỏi đại sứ  Hoàng Văn Hoan tại tòa đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh và chính quyền Trung quốc để xin liên lạc với chồng nhưng cả hai nơi đều im lặng. Lý do đơn giản là Hoàng Văn Hoan và chính quyền Trung quốc đều biết Hồ Chí Minh ở Việt Bắc không phải là Nguyễn Ái Quốc, chồng cũ của bà.
Năm 1956 sau Hiệp Định Geneve, Hồ Chí Minh trở về Hà nội. Tại Quảng Châu có phong trào “đại minh, đại phóng” phong trào phụ nữ Quảng châu đặt vấn đề “trinh tiết” của bà Tăng Tuyết Minh. Lời khai của bà tăng Tuyết Minh không thuyết phục. Chính quyền Quảng Châu gởi văn thư lên Hội phụ nữ (lúc đó do bà Thái Sướng làm Chủ tịch) hỏi ý kiến. Bà Thái Sướng gởi văn thư giải thích sự việc và yêu cầu ỉm việc này vì quan hệ tế nhị giữa hai nước Việt – Trung.
Về phần Hồ Chí Minh, ông chưa một lần thắc mắc về sự sống  chết của Tăng Tuyết Minh. Người ta bảo ông vô tình. Nhưng ông không vô tình . Ông mang lốt Nguyễn Ái Quốc, nhưng ông biết ông không phải là người chồng xưa của Tăng Tuyết Minh.

Quan hệ tình ái giữa Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn thị Minh Khai
Chạy trốn Quốc Dân Đảng về đến Mạc Tư Khoa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc được gởi đi công tác tại một số nước Âu châu và Thái Lan. Năm 1930 Nguyễn Ái Quốc trở về Hương Cảng dàn xếp sự bất hòa giữa các khuynh hướng Cộng sản Việt Nam, và thành lập đảng Cộng sản Đông Dương ngày 2/3/1930. Từ đó đến đầu năm 1931 Nguyễn Ái Quốc làm việc tại Hương Cảng với bí danh P.C. Lin và gặp Nguyễn Thị Minh Khai. Quan hệ tình cảm phát triển và hai người (theo một giả thuyết) đã sống với nhau như vợ chồng với sự đồng ý ngầm của các đồng chí. Tháng 4/1932 Minh Khai bị cảnh sát Hương Cảng bắt, và 2 tháng sau Nguyễn Ái Quốc cũng bị bắt nốt. Nguyễn Ái Quốc sau đó bị tòa án Luân Đôn trục xuất ra khỏi Hương Cảng. Ông chết vì bệnh lao trên đường đi Mạc Tư Khoa. Riêng bà Minh Khai bị giam 3 năm cho đến năm 1935 mới được trả tự do. Với quan hệ giữa bà và Nguyễn Ái Quốc hai nhân vật quan trọng của đảng Cộng sản Việt Nam, việc bà biết Nguyễn Ái Quốc chết có thể xem là một việc đương nhiên.
Năm 1935 bà cùng hai Ủy viên khác của đảng Cộng sản Đông  Dương là Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Nộn đi Mạc Tư Khoa tham dự hội nghị Quốc tế Cộng sản lần thứ 7. Lúc đó tại Mạc Tư Khoa, Hồ Tập Chương với chức danh Bí thư của Cục Viễn Đông Quốc tế Cộng sản đang học tập để chuẩn bị đóng vai Nguyễn Ái Quốc. Hồ Tập Chương được giới thiệu với bí danh P.C.Lin và tham dự Hội nghị VII với tư cách quan sát viên. Trong hồ sơ tham dự đại hội VII bà Minh Khai khai đã có chồng là P.C. Lin. Dù có một P.C. Lin tại đại hội, nhưng Minh Khai biết không phải là chồng của mình. Bà phát triển tình cảm với Lê Hồng Phong và làm lễ cưới nhau tại Mạc Tư Khoa trước mắt P.C. Lin (Hồ Tập Chương) là một việc tự nhiên. Dư luận thắc mắc về hôn nhân giữa Lê Hồng Phong và Minh Khai cho rằng Nguyễn Ái Quốc từng yêu bà Minh Khai là cướp vợ của bạn, và Nguyễn Thị Minh Khai không chung thủy vì thành hôn với Lê Hồng Phong với sự hiện diện của P.C. Lin. Và mối tình tay ba này không thể giải thích được nếu P.C. Lin ở Mạc Tư Khoa năm 1935 không phải là Hồ Tập Chương mà là Nguyễn Ái Quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm họ hàng ở Nghệ An
Năm 1945 khi Hồ Chí Minh (được thế giới xem là Nguyễn Ái Quốc) tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội thì người anh Nguyễn Sinh Khiêm và bà chị ruột là Nguyễn Thị Thanh có ra Hà Nội thăm. Nhưng hình như đảng Cộng sản lấy lý do “Bác” còn việc nước đa sự không tiện gặp. Và đã không có một ghi chép hay một hình ảnh nào còn lưu lại về cuộc thăm viếng này. Điều này dễ hiểu vì Hồ Chí Minh không thể gặp ông Khiêm và bà Thanh mà không lộ hình tích.
Mãi đến tháng 6/1957 sau khi song thân Nguyễn Ái Quốc đã chết, người anh và người  chị đều đã qua đời (ông Khiêm năm 1950, bà Thanh năm 1954) ông Hồ Chí Minh mới về Nam Đàn thăm bà con. Lúc nầy trong gia tộc chỉ còn những người còn quá nhỏ khi ông bỏ nước ra đi để có thể phân biệt Nguyễn Tất Thành và “bác” Hồ Chí Minh .

Về tài liệu gọi là loạt bài  “Vừa đi vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên
Tài liệu này đăng trên nhiều số Nhật Báo Nhân Dân trong năm 1961 và sau này được biết của chính ông Hồ Chí Minh viết dưới tên Trần Dân Tiên nói về cuộc đời làm cách mạng của mình từ khi bỏ nước ra đi năm 1911 làm dư luận rất ngạc nhiên. Ông Hồ Chí Minh lúc đó đã nổi tiếng toàn thế giới, ông không có nhu cầu giả tên người khác để viết tài liệu ca tụng mình.
Hơn nữa tài liệu đó cũng không ca tụng gì Hồ Chí Minh nhiều, mà chỉ ghi lại câu chuyện “Bác” kể lại cho đoàn tùy tùng tháp tùng ông từ Phủ Chủ tịch ở Tuyên Quang vượt rừng vượt núi đi quan sát chiến dịch biên giới năm 1950 với mục đích chứng minh “Bác” và Nguyễn Ái Quốc là một người. Nhưng một số chi tiết trong câu chuyện lại vô tình chứng minh “bác” không thể là Nguyễn Ái Quốc
“Bác” kể lại chuyện bác là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc đi Pháp hoạt động như thế nào một cách liên tục cho đến năm 1950 lúc bác đang đi chiến dịch biên giới. Nhưng trong câu chuyện người thuật chuyện là Trần Dân Tiên không nói trong thời gian 1933 đến 1938 bác làm gì ở Mạc tư Khoa. Thời gian tế nhị này không có gì để nói vì Nguyễn Ái Quốc vừa chết và Quốc tế Cộng sản đang cải tạo Hồ Tập Chương đóng vai Nguyễn Ái Quốc. Dùng người khác thay mình thuật chuyện ông Hồ có ẩn ý nói ông có kể nhưng (có thể) người thuật chuyện không ghi lại thôi.
Một nơi khác khác trong tài liệu “Vừa đi vừa kể chuyện” ông Hồ Chí Minh nói năm 1942 khi từ Việt Bắc đi Trung quốc ông bị bắt. Ông kể ông đã lợi dụng sự tiếp xúc với tù nhân để học tiếng Quan thọai. Thế nhưng dấu đầu lòi đuôi, trong thời gian 14 tháng ở tù ông đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán mà chỉ những người tinh thông chữ Hán mới làm nổi.
Về tập “Ngục Trung Nhật Ký”
Chính quyền đảng Cộng sản Việt Nam đã làm ầm ĩ tập thơ ‘Ngục Trung Nhật Ký’” còn gọi là  “Nhật ký trong tù” gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ông Hồ Chí Minh làm trong thời gian (1942) ông bị Quốc Dân Đảng bắt tại QuảngTây để quảng bá văn tài của “Bác” .
Tháng 5/1960 nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội cho xuất bản tập “Nhật Ký trong tù” gồm 100 bài thơ dịch ra Việt ngữ. Chính phủ Trung quốc cũng cho in lại phần chữ Hán dưới nhan đề “Nhật Trung Nhật ký thi sao”. Cuối năm 1977 Viện Văn học Việt Nam cho lập một tiểu tổ nghiên cứu và bổ túc Nhật ký. Năm 1983 nhà Xuất bản Văn Học cho in 113 bài. Đến tháng 5/1990 nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh, nhà Xuất bản Văn Học bổ túc thêm 21 bài tổng cộng 134 bài.
Theo một đề án phân tích thơ văn của giáo sư Hoàng Tranh ở Quảng Tây năm 1992 thì một số thơ trong “Nhật ký trong tù” dùng từ ngữ và phương ngôn thuộc sắc tộc “Khách Gia” được chuyển hóa ra Trung Văn một cách nhuần nhuyễn và nghệ thuật. Tác giả không thể là Nguyễn Ái Quốc vì Nguyễn Ái Quốc không thể giỏi Hán văn như vậy, chưa nói việc làm sao ông nắm vững ngôn từ của sắc tộc Khách gia ở Đài Loan. Qua “Nhật ký trong tù” đảng Cộng sản Việt Nam muốn quảng bá trí tuệ và văn tài của Hồ Chí Minh, nhưng vô tình đã làm lộ Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc.
Thời gian đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều nỗ lực chứng minh Hồ Chi” Minh là Nguyễn Ái Quốc
Thời gian này đều rơi vào thập niên 1950-1960 sau khi ký Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, và Hồ Chí Minh đã trở về Hà Nội với tư cách Chủ tịch đảng và nhà nước Việt Nam:
(1) Năm 1957 lần đầu  tiên Hồ Chí Minh trở về thăm quê nhà ở Nam Đàn
(2) Năm 1961 Nhân Dân Nhật  Báo đăng tải loạt bài “Vừa đi đường vừa kể chuyện”.
(3) Năm 1960 Hồ Chí Minh cho mời vợ chồng luật sư Frank Loseby người đã cứu Nguyễn Ái Quốc ra khỏi nhà tù Anh quốc ở Hương Cảng năm 1931 tới Hà Nội. Luật sư Loseby qua tin tức tưởng Nguyễn Ái Quốc đã chết. Nhưng thông tin truyền miệng của đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy đó chỉ là tin bịa đặt để ông có thể chạy trốn khỏi Hương Cảng. Và luật sư Loseby không có lý do gì để không tin. Dạng hình Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh khác nhau chút ít thì luật sư cũng nghĩ do thời gian cách biệt 28 năm. Lúc đó luật sư Loseby đã 80 tuổi. Hơn nữa đối với người Tây Phương người Á châu nào trông cũng giống nhau khó phân biệt (năm 1946 Hồ Chí Minh đến Paris dự hội nghị Fontainebleau nhận là Nguyễn Ái Quốc cũng không người Pháp nào từng biết Nguyễn Ái Quốc của những năm 1919, 1920 thắc mắc có thể cũng vì vậy)

Người ta có thể đặt giả thuyết rằng trong thời gian đấu tranh cách mạng dưới sự chỉ đạo và nhờ vả Quốc tế Cộng sản qua trung gian Liên bang Xô viết và Trung quốc, đảng Cộng sản Việt Nam và đàn em thân tín chung quanh Hồ Chí Minh chưa quan tâm đến nhân thân của Hồ Chí Minh là một người Hoa và không phải là Nguyễn Ái Quốc.
Nhưng sau Hiệp Định Geneve, cuộc đấu tranh chống Pháp xem như đã thành công, một chính quyền đã được thiết lập tại Hà Nội. Việc Hồ Chí Minh, một người Đài Loan làm chủ tịch nước trở thành cấn cái cho Đảng và cho chính cá nhân Hồ Chí Minh. Cho nên đảng Cộng sản Việt Nam, đảng Cộng sản Trung quốc và cá nhân Hồ Chí Minh có nhu cầu chứng minh Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là một.
Cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” của Hồ Tuấn Hùng với lối sưu tầm khoa học dẫn chứng đầy đủ và khả tín bắt đầu vén hẵn lên bức màn che đậy lai lịch của Hồ Chí Minh.

Tại sao lại chọn lúc này?
Vấn đề đặt ra là sự thật này ảnh hưởng thế nào đến cuộc tranh chấp biển đảo hiện nay giữa Trung quốc và Việt Nam. Cuốn sách bằng Hoa Ngữ của ông Hồ Tuấn Hùng do nhà xuất bản “Bạch Tượng Văn Hóa” xuất bản tại Đài Loan tháng 11/2008 là thời điểm quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam bề ngoài “16 chữ vàng” và “4 tốt”, nhưng bên trong bắt đầu trở nên căng thẳng./.
© Trần Bình Nam
Feb. 26, 2013
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

Tài liệu tham khảo:
1.“Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” bản dịch Việt ngữ của Thái Tuấn (2013) cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” bằng Hán văn của Hồ Tuấn Hùng (2003)
2.“Ho Chi Minh: A Life” của William J. Duiker (2000)
3.“Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941” của Sophie Quinn-Judge (2003)
4.“Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên (1961)
5.Hình Nguyễn Ái Quốc/J.C.Lin  trích từ cuốn “Ho Chi Minh: A Life” của William J. Duiker.

- See more at: http://www.danchimviet.info/archives/73478/mot-nghi-an-lich-su-nguyen-ai-quoc-va-ho-chi-minh-mot-hay-hai-nguoi/2013/02#sthash.wqqUdqMr.dpuf
Powered By Blogger