Sunday, September 30, 2012

Thư Ngỏ Từ Toronto Kêu Gọi Hình Thành “Dân – Quân & Cán Chính VNCH”

THƯ NGỎ
Đề mục: V/V Vận động hình thành tập thể “Dân – Quân & Cán chính VNCH”
Kính thưa Quý Đồng hương tỵ nạn,
Kính thưa tập thể “Dân – Quân & Cán chính VNCH”.
Nhằm mục đích “Bảo vệ và nêu cao Chính nghĩa Quốc gia Việt Nam Tự Do – Vinh  danh và nêu cao Màu cờ chính nghĩa Tự Do Dân tộc”. Trong mục tiêu tranh đấu, sớm giải thể chế độ tà quyền CSVN, sớm chấn hưng và khôi phục lại mọi giá trị tinh thần cùng mọi bản sắc Dân tộc, đã bị chế độ tà quyền  “phản dân hại nước” CSVN, gần một thế kỷ qua, đã tước đoạt, hủy hoại và  chà đạp một cách thô bạo. Đồng thời để tránh hiểm họa Đất nước &  Dân tộc Việt khỏi phải rơi vào vòng nô lệ giặc thù truyền kiếp Bắc phương (Tàu cộng) thêm lần nữa !”
Chúng tôi, nhóm đề xướng vận động kêu gọi hình thành việc kết hợp một cách cụ thể hơn, đối với …Tập thể “Dân – Quân & Cán chính VNCH” (kể cả “Hậu duệ”), một tập thể hiện thực, đang hiện hữu trong mọi sinh hoạt xã hội tại từng khu vực địa phương, thuộc các vùng đất tạm dung tại hải ngoại, trên nhiều Quốc gia yêu chuộng Tự Do – Dân chủ – Nhân Quyền trên toàn Thế giới và ngay cả tập thể “Dân – Quân & Cán chính VNCH” hiện còn sinh sống trong  nước, dưới chế độ tà quyền CSVN “phản dân hại nước”, luôn mong muốn sớm có được  sự kết hợp, hình thành tập thể “Dân – Quân & Cán chính VNCH” để cùng chung sức góp phần cụ thể và thiết thực hơn nữa trong mọi hình thức tranh đấu, để sớm đạt những nhu cầu và mục tiêu như đã nhắc bên trên, hầu sớm mang lại Tự Do – Dân chủ & Nhân quyền thực sự, đúng nghĩa cho toàn thể con dân nước Việt .
Kính mong các vị lãnh đạo Tôn  giáo, các vị lãnh đạo Đoàn thể đấu tranh, các vị lãnh đạo Hội đoàn người Việt Quốc gia tỵ nạn CS tại hải ngoại, các thân hào nhân sĩ, cùng mọi người dân Việt trong và ngoài nước, đã nhận rõ bản chất xấu xa, lỗi thời & đã chán ghét chế độ tà quyền CSVN… Hảy tiếp tay, tiếp lời, tiếp chuyển, phổ biến, kêu gọi mọi người cùng chung lòng, chung sức tham  gia, tạo thành đoàn thể lớn mạnh “Dân – Quân & Cán Chính VNCH” sớm được hình thành từ khắp nơi, tạo thế lực vững mạnh sẳn sàng, cho “làn sóng  cách mạng” giải thể tà quyền CSVN đã và đang “Hại dân hại nước – Bán  nước cầu vinh”, bất chấp quyền lợi tối thượng của Quốc gia Dân tộc, đã và đang khiếp nhược cúi đầu làm tay sai cho giặc Tàu xâm lược .
Các bậc Tiền nhân của chúng ta trong tiến trình dựng nước & giữ nước luôn xem “Dân là trọng – Ý Dân là ý Trời ” nên  danh gọi tập thể “Dân – Quân & Cán chính VNCH” thiết nghĩ là danh gọi bao hàm đủ mọi thành phần của tập thể người Việt Quốc gia, đã một thời, sống và phục vụ trong thể chế Tự do – Dân chủ tại miền Nam Việt Nam trước thời điểm 30 – 04 – 1975…Không còn danh gọi nào …hợp tình hợp lý hơn, cần thiết để hình thành cụ thể, một tập thể lớn mạnh, có thực lực trong mục tiêu tranh đấu vì Tự Do – Dân chủ – Nhân Quyền cho Việt Nam trong thời điểm hiện nay .
Ước mong đón nhận sự lên tiếng, đồng tình tham gia góp ý, chung sức để sớm hình thành tập thể “Dân – Quân &  Cán chính VNCH” tại từng địa phương, với sự tham gia của các bậc trưởng thượng, các thân hào nhân sĩ với đầy đủ uy tín, cùng mọi thành viên trong tập thể, kể luôn thế hệ hậu duệ tiếp nối, nhằm tạo sinh hoạt kế tiếp, để bầu chọn thành phần khả dĩ điều hợp mọi sinh hoạt chung của tập thể một cách hữu hiệu, trong mục tiêu tranh đấu chung vì Tự do – Dân chủ – Nhân Quyền cho Việt Nam .
Toronto, Ngày 27 Tháng 9 Năm 2012
Nhóm vận động kêu gọi hình thành tập thể
“Dân – Quân & Cán chính VNCH”
Toronto, Ontario, Canada .
*Tạm thời xin liên lạc :
- Trần Quang Thọ baoquang2003@yahoo.ca Tel:(416) 570 – 7987
- “sang thai” <sangthai42@yahoo.com> Tel: (647) 931- 8039

Đã là giáo dục, không thể mập mờ.

canhco-blog RFA
Câu chuyện giáo dục tại Việt Nam càng nghĩ càng buồn, càng nghĩ càng bế tắc và tuyệt vọng. Từ bậc đại học cho tới những ê a vỡ lòng, nơi nào cũng xuất hiện những khó khăn khiến ai có lòng tốt cách mấy đối với tiền đồ giáo dục cũng phải xuôi tay mặc cho dòng nước đục bẩn của hệ thống kéo theo cơ man là rác rưởi của một nền giáo dục ăn xổi ở thì, chụp gấu vá vai từ con chữ tới lời thầy cô giảng bài trong từng tiết học.
Tình trạng hấp hối của chính sách giáo dục kéo dài đã rất lâu và ông Bộ trưởng nào mới lên ngồi trên chiếc ghế lỏng lẻo và đầy rệp này cũng phải nhảy dựng lên. Trước là kêu gọi cải cách, sau là nói không với cái này, cái khác. Rồi cũng có ông yêu cầu xã hội hóa như một cục đá dằn phía sau chiếc bánh xe khi nó đang tụt dần về phía sau. Xã hội hóa không làm nó tiến lên dù là một phân tây. Nhưng nói như Khổng Tử thì: “Sự học như con thuyền trên gióng nước ngược, không tiến ắt lùi”.
Tiến chắc chắn là không, còn lùi thì đã và đang từng chút một tuột trên con dốc đầy sỏi đá. Cũng may là con đường chứa quá nhiều ổ gà lẫn sạn sỏi nên cổ xe được chúng trì kéo giảm bớt độ tuột. Những ổ gà mua ghế, mua chỗ đứng lớp, những viên sạn dạy thêm học thêm đã ghì chặt lấy nhau để sống còn trên cơ thể hấp hối của một nền giáo dục lấy chỉ tiêu làm lý tưởng và bất cứ kêu rêu đóng góp nào của xã hội đều được nhìn dưới lăng kính nghi ngờ, khó chịu.
Khi phản biện ngày càng nhiều về nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiệt quệ của giáo dục hiện nay xuất phát từ đồng lương trả cho người trực tiếp đứng lớp không tương xứng thì Bộ Giáo dục giả lơ, Sở Giáo dục các thành phố vì gần dân nên phải đối phó. Biện pháp đối phó được đưa ra rất nhiều nhưng nhìn chung chỉ toàn là…”đối phó” nên giáo viên các trường công lập tiếp tục tự tìm cho mình con đường sống còn trên cái nền nhà giáo dục ấy.
Có một điều rất bất thường khi phụ huynh học sinh càng than phiền về chất lượng giảng dạy cũng như đổ ập lên đầu con em họ quá nhiều bài học vô bổ thì không ít trường đối phó theo chiều ngược lại: Yêu cầu phụ huynh đóng góp tiền cho sự nghiệp giáo dục lẽ ra phải được nhà nước chu toàn này. Các loại phí nếu thẳng thừng tính ra thì danh sách có thể dài hơn một trang giấy. Danh sách này lại chứa không ít các khoảng tiền vô lý đến độ nhiều phụ huynh học sinh muốn cho con em mình nghĩ học luôn để chống đối. Ức thì nói vậy nhưng tâm lý xã hội Việt Nam có cha mẹ nào muốn con mình dang dở việc học ngoại trừ quá nghèo.
Tâm lý ấy được nhiều ông bà hiệu trưởng nắm rõ và khai thác nên mặc dù có thu thêm bao nhiều thì con số học sinh theo học không bao giờ giảm xuống. Làm ăn mà biết chắc khách hàng không thể bỏ mình để đi chỗ khác là nét ưu việt của Xã hội chủ nghĩa mà trong doanh trường người ta nói đó là thủ đoạn độc quyền.
Cái thủ đoạn này lại được cơ quan đầu não là Bộ Giáo dục ủng hộ một cách rất…”thủ đoạn”! Trên nguyên tắc Bộ không cho phép nhà trường thu tiền thêm của học sinh bất cứ dưới hình thức nào ngoại trừ họ…”tự nguyện”. Sở Giáo dục và Đào tạo các thành phố công khai cho biết việc huy động và tiếp nhận các khoản đóng góp đều được dựa trên nguyên tắc tự nguyện của hai bên…
Để vở tuồng “tự nguyện” xem có vẻ thật hơn, hiệu trưởng các trường thi nhau nghĩ ra những cách thức để dẫn dắt các khoản thu hết sức hợp lý nhằm thuyết phục những ai còn nghi ngờ thiện chí của nhà trường trong vần đề chi thu. Và một điều đau lòng nhất là các hiệu trưởng này không do dự khi giao trách nhiệm thu …”hụi chết” này cho các giáo viên chủ nhiệm.
Số tiền phụ thu “tự nguyện” được hiệu trưởng toàn quyền chi vào những mục tiêu mà ông hay bà ta thấy cần thiết. Thường là sửa chữa lại cơ sở thiết bị và các tay trúng thầu không nói ai cũng biết là đồng minh của họ để hóa đơn có thể tăng lên đột biến các khoản mua sắm. Vấn đề tiền lương của giáo viên nếu được hỏi thì họ đã có sẵn hàng trăm câu trả lời và thường thấy nhất là Bộ không cho phép lấy tiền tự nguyện để góp vào lương cho giáo viên.
“Lợi ích nhóm trong giáo dục” không phải khó thấy. Bắt đầu từ sự tập quyền cuả hiệu trưởng sau đó được phân phát rất công bình cho các đương sự trách nhiệm của Sở Giáo dục cũng như thanh tra…bộ máy chạy đều từ năm này sang năm khác mà chưa bao giờ gặp trục trặc kỹ thuật nào. Lạm thu trong nhà trường không bao giờ được Bộ giáo dục chú ý vì đây là bổng lộc mà Bộ muốn các trường tự trang trải cho mình. Im lặng thì trái đạo lý, vậy thì cứ lên tiếng “tự nguyện hóa” những đóng góp bắt buộc này cho hợp với lòng…hiệu trưởng…
Thế mới thấy tại sao trong khi giáo viên cứ một mực than thở lương không đủ sống thì giá tiền mua một chiếc ghế hiệu trưởng lại không bao giờ “khuyến mãi”. Cha mẹ học sinh cứ trằn trọc với túi tiền ngày một teo lại theo tỷ lệ lùn kiến thức của con mình và Bộ Giáo Dục vẫn lạc quan về tương lai sáng lạn của một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa toàn bích. Những trớ trêu nghịch lý này vẫn ngày ngày nện những câu hỏi lên lương tâm của một người tỉnh táo.
Không lẽ cả nước đều mất trí trước sự thật này chăng?
Thế mới thấy sự kinh khủng của hệ thống giáo dục định hướng theo quyền sinh sát của những ông bà hiệu trưởng được nuôi dưỡng, bảo kê bởi Bộ Giáo dục nhưng bộ này lại rất phản lại nguyên lý giáo dục phổ cập trên toàn thế giới.

VN tuyên bố bảo vệ biển đảo bằng vũ khí hiện đại

Trong bài phát biểu tại Hội nghị người Việt Nam hải ngoại lần thứ hai diễn ra tại TPHCM ngày 27 và 28 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định rằng Việt Nam sẽ bảo vệ biển đảo của mình bằng những vũ khí hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Hình chụp từ trang web dantoc.net -Chiến đấu cơ hiện đại loại SU 30-MK2 của Nga
Theo báo Tiền Phong Online cho biết Thiếu tướng NguyễnThanh Tuấn là Cục trưởng cục tuyên huấn, Tổng cục chính trị, trong bài phát biểu đã nhấn mạnh rằng Quân đội nhân dân Việt Nam có khả năng bảo vệ cách bờ biển 200 km. Tên lửa mà Việt Nam có hiện nay có thể bắn xa 600 km và quan trọng hơn hết là Việt Nam đã trang bị nhiều phi cơ chiến đấu có thể bay một chặng dài từ đất liền ra các đảo Hoàng Sa, Trường Sa khi có chiến tranh xảy ra.
Đây là lần đầu tiên một giới chức Việt Nam công khai việc phòng thủ chống Trung Quốc trước một cử tọa đông đảo từ nước ngoài về mặc dù sức ép từ phía Bắc Kinh lên chính phủ Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu nhẹ đi.

Tội tuyên truyền chống nhà nước

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải
Theo dõi tin tức về phiên tòa xử ba blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải vào ngày 24 tháng 9 vừa rồi về “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tôi cứ thắc mắc: Không biết trên thế giới có nơi nào nhà cầm quyền khắc nghiệt với các blogger độc lập với lý do tương tự như vậy hay không?
Xin thú nhận ngay: Tôi không biết. Vào Google, đánh mấy chữ “tuyên truyền chống nhà nước” bằng tiếng Anh (anti-state / anti-government propaganda), tôi thấy mỗi cụm từ có hàng mấy chục triệu kết quả. Điều “thú vị” là trong số mấy trăm kết quả đầu tiên hầu hết đều liên quan đến Việt Nam. Nhiều nhất là các bản tin và bình luận về vụ án ba blogger nhắc ở trên. Việt Nam chiếm đa số tuyệt đối. Xen kẽ giữa trùng trùng lớp lớp các bản tin về Việt Nam, họa hoằn mới thấy xuất hiện tên của các nước khác, chủ yếu là Iran, Pakistan và Afghanistan. Điều đó nói lên điều gì? Nó nói một điều: Việt Nam nếu không phải là quốc gia đàn áp dân chúng với lý do “tuyên truyền chống phá nhà nước” nhiều nhất thì ít nhất, cũng là nước có nhiều vụ án liên quan đến “tội trạng” ấy được thiên hạ chú ý đến nhiều nhất. Với lý do gì thì Việt Nam cũng đứng nhất cả.
Nhưng tại sao tội “tuyên truyền chống nhà nước” lại nghiêm trọng đến vậy? Tại sao, trong Bộ luật hình sự Việt Nam, nó chỉ được đặt sau các tội “phản bội tổ quốc” (điều 78), “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79), “tội gián điệp” (điều 80)… và trên cả các “tội phá rối an ninh’ (điều 89), “tội chống phá trại giam” (điều 90) và “tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” (điều 91)?
Tôi sống ở nước ngoài khá lâu, chưa bao giờ tôi nghe một quốc gia dân chủ nào ở Tây phương kết án người nào về tội tuyên truyền chống lại nhà nước. Ở Úc, vô số người viết báo, viết sách, tổ chức hội thảo hay biểu tình, thậm chí, lập đảng để chống lại nhà nước, chả có nói năng gì cả. Ở Mỹ, cũng thế. Hầu như ở đâu có tự do, ở đó đều có cái tự do “chống nhà nước”. Chỉ có hai giới hạn duy nhất: Một, không được vu khống và bôi nhọ một cá nhân nào trong chính phủ (cũng như bất cứ cá nhân nào khác); và hai, không được bạo động hoặc xúi giục bạo động. Còn nói hay viết, tập trung vào các quan điểm và chính sách cũng như các sự kiện có bằng chứng hẳn hoi, thì dù sự phê phán hay đả kích có gay gắt đến mấy, nhà nước cũng phải ráng chịu. Người ta xem đó là chuyện bình thường. Hơn nữa, đó còn là một cái quyền của con người, một quyền được chính phủ Anh công nhận từ năm 1689 (Bill of Rights), chính phủ Pháp công nhận từ năm 1789, Liên Hiệp Quốc công nhận (điều 19 trong bản Tuyên bố chung về nhân quyền) từ năm 1948. Voltaire cho việc bảo vệ cái quyền ấy còn thiêng liêng hơn cả mạng sống của chính mình: “Tôi không đồng ý với bạn, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ cho bạn cái quyền được nói những điều như thế.”
Quyền ngôn luận hoặc quyền “tuyên truyền chống nhà nước” không phải chỉ là biểu hiện của dân chủ mà còn là điều kiện của dân chủ. Bản chất của dân chủ là gì nếu không phải là quyền tự quản (self-government) của dân chúng, ở đó, điều quan trọng nhất là dân chúng được quyền tham gia vào việc quyết định vận mệnh của đất nước và cũng là vận mệnh của chính họ. Tham gia bằng lá phiếu chỉ là một cách. Cách ấy căn bản, phổ biến và khách quan nhưng sẽ không đủ, thậm chí, sẽ không có giá trị gì nếu không đi kèm với một cách khác: quyền được thông tin và phát biểu. Thiếu thông tin, dân chúng không thể chọn lựa nghiêm túc và đúng đắn; lá phiếu, do đó, trở thành vô nghĩa. Thiếu tranh luận, nghĩa là thiếu quyền “tuyên truyền chống nhà nước”, chính phủ, sau khi được bầu lên, sẽ không được ai kiểm tra và phản biện cả, do đó, rất dễ rơi vào tình trạng độc tài, hoặc nếu không, cũng mù quáng.
Không những công nhận quyền tự do ngôn luận hay quyền “tuyên truyền chống nhà nước”, các quốc gia dân chủ còn xây dựng luật lệ và cơ chế để cái quyền ấy được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Luật lệ thì đã rõ: tất cả các bản hiến pháp ở các quốc gia dân chủ đều ghi rõ như vậy. Quan trọng hơn là ở cơ chế: người ta cho phép và bảo vệ các lực lượng đối lập. Ở Úc cũng như ở Anh và một số quốc gia khác, người ta có hai chính phủ tồn tại cùng lúc: một là chính phủ thực sự cầm quyền, và một là chính-phủ-trong-bóng-tối (shadow government) do đảng đối lập cầm đầu. Nhiệm vụ của chính-phủ-trong-bóng-tối, thật ra, là để tuyên truyền chống lại chính phủ đang thực sự cầm quyền kia. Tuyên truyền chống lại chính phủ một cách công khai. Đàng hoàng. Ngay giữa Quốc Hội. Trên mọi diễn đàn. Và họ được trả lương để làm những việc ấy.
Trên thế giới, chỉ ở các nước độc tài, người ta mới sợ quyền tự do ngôn luận, do đó, mới có cái gọi là “tội tuyên truyền chống nhà nước”.
Trong ý nghĩa như thế, có thể nói thế này: ở đâu có những phiên tòa xét xử công dân về “tội tuyên truyền chống nhà nước”, ở đó đều cần có một bản án dành cho bọn độc tài.

RFI Điểm báo:Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư : Mỹ sẽ hành động ra sao ?

Tàu tuần duyên Nhật Bản (dưới) phun nước đuổi tàu Đài Loan trong vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư, 25/09/2012
Tàu tuần duyên Nhật Bản (dưới) phun nước đuổi tàu Đài Loan trong vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư, 25/09/2012
REUTERS
Tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc, và gần đây còn có thêm phần can dự của Đài Loan đã làm cho tình hình biển Hoa Đông thêm nóng bỏng. Vậy thì, các nhà phân tích tại các nước liên can nhìn nhận vấn đề này như thế nào ? Về hồ sơ này, tuần san Courrier International đã dành hẳn 5 trang trong chuyên mục Hồ sơ châu Á để đăng dịch lại các nhận định của các nhà phân tích trong khu vực.
Trong đó, nổi bật nhất là bài viết đề tựa “Hoa Kỳ sẽ làm gì?”, đăng trên tờ Want Daily ở Đài Bắc. Theo quan điểm của một nhà bình luận tại Đài Loan, nếu như liên minh Mỹ – Nhật không còn khả năng trụ được trên vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, thì chính sự cân bằng chiến lược trong khu vực sẽ bị đảo lộn theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Theo tác giả bài viết, những sự kiện gần đây cho thấy rõ là Trung Quốc quyết tâm làm mạnh trong vụ tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku. Do đó, tình hình có thể diễn biến theo hai chiều hướng.
Hướng thứ nhất, Nhật Bản cùng với Hoa Kỳ củng cố vị thế của họ và công khai đối đầu với Trung Quốc. Như vậy sẽ đưa cả ba bên vào tình thế sẵn sàng đánh nhau. Thế nhưng, trên bình diện quân sự, Trung Quốc hiện chưa thể nào đọ sức được với liên minh Nhật-Mỹ. Do đó, có khả năng Bắc Kinh sẽ chùn bước và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku rất có thể sẽ trở lại hiện trạng ban đầu (trên thực tế là hiện nay Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát các đảo nhỏ đó).
Tình huống này sẽ giống như những gì xảy ra vào năm 1996. Khi đó, Trung Quốc đã cho tiến hành bắn một loạt tên lửa vào vùng lãnh hải của Đài Loan, nhằm phản đối cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên trên hòn đảo mà Bắc Kinh vẫn xem như là một tỉnh của mình. Sự khiêu khích đó đã tạo cớ cho Mỹ gởi hai chiếc hàng không mẫu hạm đến Đài Loan, buộc Trung Quốc phải vừa đánh vừa lui.
Nếu như giả thuyết này xẩy ra, tình hình quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có lẽ sẽ giữ yên nguyên trạng trong vài năm, cho đến khi mà Bắc Kinh cảm thấy đủ sức để đối đầu quân sự với cặp liên minh Mỹ-Nhật, khi đó, họ có thể sẽ quay trở lại với một lực lượng mạnh hơn.
Hướng thứ hai có thể xảy ra và làm cho Nhật Bản sợ hãi. Đó là những khó khăn mà Hoa Kỳ hiện đang gặp phải tại vùng Trung Đông rất có thể sẽ khiến cho Washington trở nên nhún nhường. Không có sự hỗ trợ của Mỹ, Tokyo có thể buộc phải lùi bước. Như thế, các tàu thuyền Trung Quốc có thể xâm nhập vùng lãnh hãi của xứ Phù Tang nếu như họ thích và thậm chí, họ có thể đặt chân lên quần đảo, tạo ra một hiện trạng mới. Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku sẽ rơi vào tay của người cộng sản Trung Quốc.
Nếu đúng như vậy, điều đó cũng có nghĩa là trước tiên hết, giả như Washington không còn đủ sức để gây áp lực lên Bắc Kinh trên hồ sơ Điếu Ngư/Senkaku, thì nó cũng có nghĩa là thiện chí trở lại châu Á của Mỹ (tuyên bố vào năm 2011) chỉ là chuyện viễn tưởng.
Tiếp đến, Trung Quốc sẽ sỉ vả thất bại của Nhật cũng như là liên minh Mỹ-Nhật. Bắc Kinh sẽ không có đối lập tại Đông Á và thậm chỉ trên cả vùng châu Á. Xem như Trung Quốc đã tống cổ được Mỹ ra khỏi khu vực.
Cuối cùng, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng phương pháp này để chống lại các nước khác trong khu vực như Philippines, Việt Nam… bằng cách đè bẹp lần lượt từ nước này đến nước khác. Đến lúc đó, chuyện gì sẽ xảy ra cho các quốc gia nhỏ bé như Philippines, hay Việt Nam ? Câu trả lời dĩ nhiên là đã biết trước rồi !
Tình hình trong khu vực chắc chắn sẽ tiến triển phù hợp theo hai xu hướng nêu trên. Trường hợp thứ nhất minh chứng cho việc duy trì một hiện trạng đang có. Nếu như trường hợp thứ hai xảy đến, thì việc tái phân bố lại tương quan lực lượng tại châu Á sẽ như thế nào ? Đài Loan có vai trò gì trong việc phân định lại giới hạn vùng lãnh hải và lãnh thổ ? Và sự việc này sẽ để lại hậu quả gì cho vận mệnh của Đài Loan ? Do đó, « nước Cộng hòa Trung Hoa » (tức là Đài Loan) cần phải nghiêm túc xem xét lại vấn đề này.
Liệu có một giải pháp thứ ba nào không? Có lẽ cũng là lúc nên nghĩ đến rồi.
Làn sóng bài Nhật tại Trung Quốc mang « Hơi hướng của Cách mạng Văn hóa »
Về làn sóng bài Nhật tại Trung Quốc từ nhiều ngày nay, Courrier International dịch một bài viết nhận định đề tựa « Hơi hướng của Cách mạng Văn hóa » đăng trên tờ tuần san châu Á ở Hồng Kông. Theo tác giả bài viết, các đợt biểu tình đó đã được điều khiển một cách có hệ thống từ chính quyền trung ương. Và chủ trương này chỉ để lại hình ảnh xấu cho Trung Quốc trên thế giới.
Theo quan sát của tờ báo, làn sóng bài Nhật lan ra trên diện rộng ở cả nước, trên mọi lãnh vực và ở mọi cấp độ khác nhau. Kể từ khi cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976), thói quen tụ tập dường như đã bị mất đi. Vậy mà lần này, trong các cuộc biểu tình bài Nhật, người ta còn thấy cả chân dung của Mao Trạch Đông tái xuất hiện hàng loạt, một quang cảnh hiếm khi có, kể từ sau khi Trung Quốc đưa ra chính sách cải cách và mở cửa vào năm 1979.
Đồng thời, mọi người còn thấy có cả các biểu ngữ ủng hộ ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh. Tất cả những điều đó có thể được hiểu như là một mưu toan của phe cực tả trong Đảng nhân cơ hội rối loạn này để lại nổi lên.
Điểm trùng hợp kỳ lạ, các cuộc biểu tình bài Nhật nổ ra vào ngày 15/9, ngày trở lại chính trường của ông phó chủ tịch nước Tập Cận Bình, sau hơn mười ngày vắng bóng không rõ nguyên nhân.
Đối với giới quan sát Trung Quốc, các cuộc biểu tình rầm rộ và náo động đó, cùng với hình ảnh Mao Trạch Đông đầy khiêu khích, dường như muốn khơi dậy lại tàn dư của cuộc Cách mạng Văn hóa. Điều này sẽ trở thành một thách thức lớn trong đối nội và đối ngoại cho nhà lãnh đạo tương lai Tập Cận Bình, trên nguyên tắc sẽ lên lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc sau kỳ Đại hội Đảng lần thứ 18.
Theo các nhà phân tích, tình hình này đang gây nhiều bất lợi cho ông Tập. Bởi vì, mỗi bên đều có mục tiêu riêng. Quân đội cũng muốn nhân cơ hội này để khẳng định vị thế của họ. Ủy ban các vấn đề luật pháp và chính trị cũng có thể thừa dịp này để nhấn mạnh tầm quan trọng của mình và củng cố quyền kiểm soát xã hội dưới chiêu bài ổn định. Và điều quan trọng hơn hết là nhà lãnh đạo tối cao hiện nay, ông Hồ Cẩm Đào, có thể sử dụng cái cớ căng thẳng hiện có để biện minh cho việc tiếp tục lãnh đạo Quân ủy Trung ương ít nhất là thêm sáu tháng nữa.
Dù sao đi chăng nữa, rõ ràng chính phủ Trung Quốc đã đứng đằng sau để điều khiển các cuộc biểu tình ngay từ ban đầu. Tại nhiều nơi, người ta còn thấy có các quan chức cao cấp tỉnh thành dẫn đầu các đoàn tuần hành. Thậm chí, công an còn chỉ huy đoàn người và nhắm mắt làm ngơ để người biểu tình đập phá các cơ sở sản xuất kinh doanh của các thương nhân Nhật Bản.
Như vậy, một cách hiển nhiên, chiến dịch chống Nhật trong sâu thẳm là có động cơ chính trị. Cuộc chiến bài Nhật còn diễn ra mặt trận kinh tế. Các cơ quan hành chính và doanh nghiệp chính phủ ra văn bản yêu cầu ngưng mua sắm các sản phẩm của Nhật.
Quả đúng là hiện tượng này đang trừng phạt thật sự các doanh nghiệp Nhật Bản, mà hành động rõ nét nhất là hải quan kiểm soát gắt gao hàng hóa nhập khẩu từ xứ sở Mặt trời mọc.
Tờ báo nhận định rằng, kiểu hành động đi ngược với khái niệm Nhà nước pháp quyền sẽ chỉ mang lại một hình ảnh xấu về Trung Quốc trong giới thương mại và tài chính thế giới. Không những thế, nó sẽ còn làm tổn thương đến mối quan hệ song phương Nhật – Trung.
EDF – Trung Quốc : Quan hệ hợp tác nguy hiểm
Đến với chủ đề kinh tế, le Nouvel Observateur tiết lộ một dự án thỏa thuận rất chi tiết về mối quan hệ hợp tác giữa hai tập đoàn điện lực Pháp và Trung Quốc. Trong bài nhận định đề tựa « EDF – Trung Quốc : Mối quan hệ nguy hiểm », tuần báo cho rằng, tập đoàn điện lực Pháp EDF đã vi phạm các nguyên tắc « bí mật công nghiệp hạt nhân » khi quyết định rao bán cho Trung Quốc nhiều kỹ thuật công nghệ hạt nhân mũi nhọn.
Le Nouvel Observateur đặt câu hỏi : « EDF sẽ còn sẵn sàng đi đến đâu để ký kết thỏa thuận với Trung Quốc như họ mơ ước ? ». Theo nội dung của bản tài liệu mật mà Le Nouvel Observateur đang nắm giữ trong tay, những khoản chuyển nhượng ký kết giữa tập đoàn điện lực quốc gia Pháp và Tập đoàn năng lượng hạt nhân Quảng Đông (CGNPC) có tầm quan trọng rất lớn.
Theo đó, CGNPC có khả năng trở thành nhà cung cấp các « linh kiện lớn », cũng như là các thiết bị có tính chất chiến lược như lò hơi hay các hệ thống điều khiển, « bảo trì » hay thiết kế tổng hợp … cho EDF, những lãnh vực chủ chốt của ngành công nghiệp Pháp.
Theo điều tra của tuần báo, sự việc bắt đầu vào năm 2007. Khi đó, Areva quyết đinh liên kết với tập đoàn hạt nhân Mitsubishi để thiết kế một lò phản ứng hạt nhân có công suất 1000 MW, tên gọi là Atmea. Trong dự án này, không có phần tham gia của EDF.
Bên cạnh đó, thị trường điện hạt nhân tại Trung Quốc lại đang nở rộ. Bắc Kinh dự tính trong tương lai cần đến 200 lò phản ứng hạt nhân cỡ trung trong vòng 15 năm. Mà mỗi lò hạt nhân như thế trị giá ít nhất hơn 3 tỷ euro. Do vậy, EDF không có dự định để Areva độc chiếm thị trường béo bở đến như thế.
Thế là, vào tháng Tư 2010, EDF đã ký kết với CGNPC « một thỏa thuận hợp tác chung » nhằm thiết kế một mô hình mới dựa theo kiểu mẫu CPR 1000 của Trung Quốc để cạnh tranh với Atmea, kiểu lò hạt nhân do Areva và Mitsubishi cùng xây dựng. Đối với CGNPC, đây là một cơ hội tốt để độc chiếm quyền sở hữu trí tuệ cho kiểu lò hạt nhân này, vốn được CGNPC phát triển vào những năm 1980, từ công nghệ của Areva, nhưng lại không được quyền xuất khẩu công nghệ. Tập đoàn năng lượng hạt nhân Quảng Đông còn làm cho EDF hoa cả mắt, khi nói rằng có thể cùng nhau tham gia các đấu thầu ở nước ngoài, nhất là tại Nam Phi.
Điều đáng nói là sau khi có sự can thiệp của tổng thống tiền nhiệm Pháp, ông Nicolas Sarkozy, vào tháng 2/2011, những tưởng là Ban thanh tra năng lượng hạt nhân đã có thể hòa hợp được EDF và Areva, để có thể cùng với CGNPC thiết kế lò hạt nhân 1000 MW. Nhưng trên thực tế, EDF vẫn ngầm thương lượng song phương với CGNPC mà không thông qua CEA cũng như là Areva.
Theo một chuyên gia trong lãnh vực này, thì rõ ràng « đây là một sự phản bội ». « Một người Pháp – ở đây lại là Tập đoàn điện lực quốc gia Pháp EDF – lại sẵn sàng giúp một tập đoàn quốc gia Trung Quốc – CGNPC – đến cạnh tranh với với một tập đoàn Pháp khác – Areva ngay trên chính thị trường nội địa của mình ».
Quả thật, theo nội dung bản « thỏa thuận khung » thứ hai, EDF và CGNPC sẽ hợp tác thiết kế một lò hạt nhân 1000 MW đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn tốt nhất. Điều kỳ lạ là EDF sẽ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ của tâm lò hạt nhân cho đối tác Trung Quốc. Bên cạnh đó, EDF còn cam kết mở cho CGNPC xem tài liệu và các cơ sở dữ liệu về cách khai thác các trung tâm hạt nhân của mình hiện nay. Cuối cùng là EDF tuyên bố sẵn sàng chia sẻ với Trung Quốc các nghiên cứu của mình trong lãnh vực « các phần mềm tin học được phân loại ».
Giờ đây, chính thủ tướng Pháp phải xử lý vụ việc cùng với sự tham gia của 8 vị bộ trưởng (Năng lượng, Kinh tế, Công nghiệp, Ngoại giao, Quốc phòng…)

Nhà Đấu tranh Dân chủ Nguyễn Ngọc Quang đã tới tỵ nạn tại Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ

Houston, 28/9/2012 − Nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Ngọc Quang,  một thành viên Khối 8406, cách đây gần 2 năm đã đào tỵ sang Thái Lan cùng với gia đình. Gia đình anh đã được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho tỵ nạn, và anh đã tới Hoa Kỳ tại phi trường Bush lúc 3g00 sáng thứ sáu (giờ Houston), ngày 28/9/2012. Anh đang được người bảo trợ đưa ngay về một khu chung cư tại vùng Southwest Houston.
 Cả nhà Anh Quang ở  khu chung cư Sun Blossom
 Anh Quang cùng Hai con Lần Đầu tiên đi chợ ở Hoa Kỳ.
 
Hai Vợ Chồng Anh trước tổ ấm mới của mình. 
HonQueViet
***Bài viết liên quan:

Thêm Hai Người Tỵ Nạn Việt Nam Tại Thái Lan Được Định Cư Hoa Kỳ.

Ngày 26 tháng 9 vừa qua có thêm hai trường hợp tỵ nạn chính trị tại Thái Lan vừa được xuất cảnh định cư tại Hoa Kỳ . Đó là Anh Nguyễn Ngọc Quang cùng gia đình gia gồm 4 người . Người thứ hai là Anh Nguyễn Liêu một Giáo Dân Cồn Dầu .
Anh Nguyễn Ngọc Quang , một thành viên của khối 8406 vì đấu tranh cho tự do , dân chủ tại Việt Nam mà bị Nhà Cầm quyền Cộng Sản Việt Nam kết tội và giam giữ anh với bản án 3 năm tù và 2 năm quản chế , sau khi ra tù anh vẫn tiếp tục hoạt động đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam , và sau đó anh đã bị Họ trả thù và mưu sát  (xem tại http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-famed-dissident-and-former-political-prisoner-escapes-from-vietnam-to-thailand-tq-01122011175128.html) . Sau gần hai năm tỵ nạn tại Thái Lan anh đã được cao ủy Liên Hợp Quốc về tỵ nạn cấp qui chế và được định cư tại Hoa Kỳ.
Anh Nguyễn Liêu, một giáo dân Cồn Dầu – Đà Nẵng . Sau biến cố Đàn Áp Tôn Giáo của Chính Quyền Cộng Sản Việt Nam tại giáo xứ Cồn Dầu vào tháng 5 năm 2010 9 (xem tại http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Police-beat-villagers-in-ConDau-05042010155836.html) . Anh Liêu cùng hàng chục gia đình trong giáo xứ phải chạy sang Thái Lan lánh nạn , và đã được cấp qui chế tỵ nạn sang định cư tại Hoa Kỳ .
Anh Nguyễn Ngọc Quang (trái) và anh Nguyễn Liêu (phải) tại phi trường Thái Lan trong ngày đi định cư tại Hoa Kỳ
Thân hữu tỵ nạn tại Thái Lan đã ra Phi trường Savabumi  tiễn đưa và chúc mừng cho hai anh đã được định cư tại Hoa Kỳ.
 HonQueViet

Việc Moody’s hạ điểm tín nhiệm gây lo ngại về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Giao dịch tại một ngân hàng Việt Nam.
Giao dịch tại một ngân hàng Việt Nam.
Reuters
Vào lúc hàng loạt lãnh đạo ngân hàng, trong đó có cả cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá, bị khởi tố về vụ bê bối tài chính ở ngân hàng ACB, việc cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s hạ điểm của Việt Nam gây thêm lo ngại về hệ thống ngân hàng nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Hôm qua, Moody’s đã hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam từ « B1 » xuống thành « B2 », tức là mức thấp nhất từ trước đến nay đối với Việt Nam, đồng thời hạ điểm tín nhiệm của 8 ngân hàng Việt Nam, trong đó có ngân hàng ACB đang bị điều tra về những bê bối tài chính.
Thật ra, theo các nhà phân tích, việc Moody’s hạ điểm chưa có nghĩa là hệ thống ngân hàng Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng toàn diện và nếu chính phủ Hà Nội có những hành động kiên quyết thì nền kinh tế sẽ được hồi phục.
Thế nhưng, việc hạ điểm tín nhiệm nói trên phản ánh mối quan ngại ngày càng lớn về tình trạng nợ xấu của ngân hàng Việt Nam và về nhịp độ cải tổ kinh tế của Việt Nam. Điều đáng nói là Việt Nam bị hạ điểm tín nhiệm vào lúc mà các nước láng giềng Đông Nam Á đang trên con đường hồi phục kinh tế. Chẳng hạn như tháng 12 năm ngoái, Indonesia đã được tăng bậc điểm về mặt đầu tư và Philippines sắp tới đây sẽ đạt được quy chế giúp cho họ vay tiền với lãi suất thấp và mở cửa đón nhận thêm đầu tư ngoại quốc.
Hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Việt Nam đã phản đối việc Moody’s hạ điểm, khẳng định rằng cơ quan này đáng giá không giống như các cơ quan xếp hạng tín nhiệm khác như Standard & Poor’s và Fitch. Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Đối ngoại Bộ Tài chính, ông Nguyễn Thành Đô, nói rằng việc hạ điểm như vậy sẽ khiến cho chi phí vay tiền của Việt Nam cao hơn. Ông kêu gọi Moody’s xét lại quan điểm của cơ quan này, tức là phải nhìn thấy cả những mặt « tích cực » của kinh tế Việt Nam. Theo ông Nguyễn Thành Đô, mức tăng tín dụng bị hạn chế và tăng trưởng kinh tế chậm lại, đó chính là do Việt Nam đã nỗ lực kềm chế lạm phát.
Nhưng ngoài lý do chính phủ siết chặt tín dụng để kềm chế lạm phát, chính các ngân hàng Việt Nam, mà hiện có tỉ lệ nợ xấu rất cao cũng đã phải giảm bớt vốn cho vay, khiến các doanh nghiệp thêm khó khăn trong việc tìm tín dụng để mở rộng hoặc duy trì hoạt động.
Theo nhận định của ông Jonathan Pincus, nguyên là một kinh tế gia chuyên về Việt Nam của Liên Hiệp Quốc, tuy rằng ít có nguy cơ khủng hoảng ngân hàng, việc Moody’s hạ điểm chủ yếu sẽ tác động lên tăng trưởng kinh tế. Ông Pincus cho rằng « Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng mà không giải quyết các vấn đề của hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần phải có hành động và hành động sớm tốt hơn là trễ ».
Theo đánh giá của Moody’s, kế hoạch cải tổ ngân hàng mà chính phủ đề ra là tích cực nếu nó được thực thi đầy đủ, nhưng vấn đề là thiếu tính minh bạch và quá chậm chạp trong việc cải tổ.
Hãng tin Reuters trích lời ông Matt Hilderbrant, kinh tế gia tại ngân hàng JPMorgan ở Singapore dự báo rằng trong vòng 6 hoặc 9 tháng nữa, Việt Nam có nguy cơ bị hạ bậc thêm nữa, lý do là vì có quá nhiều nợ xấu ngân hàng và chắc chắn phải cần có sự hỗ trợ của chính phủ.
Chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch tái cơ cấu các thị trường tài chính và củng cố các doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công, nhưng do những quan hệ lợi ích chồng chéo lên nhau, kế hoạch này sẽ khó mà được thực hiện.
Mấu chốt của vấn đề cuối cùng vẫn là, cũng giống như Trung Quốc, kinh tế Việt Nam phần lớn dựa trên các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp này lại nằm dưới sự lãnh đạo của những quan chức yếu kém về năng lực quản lý, nhưng có quan hệ chặt chẽ với giới cầm quyền. Những vụ bắt giữ hay khởi tố các lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước hay lãnh đạo ngân hàng trong thời gian qua có vẻ như là hậu quả của các vụ thanh toán chính trị hơn là thể hiện quyết tâm làm trong sạch guồng máy kinh tế Việt Nam.

Bạc Hy Lai sẽ bị xử : Đấu đá trong lãnh đạo Trung Quốc đã ngã ngũ

Vợ chồng Bạc  Hy Lai tại đám tang người cha ngày 17/01/2007
Vợ chồng Bạc Hy Lai tại đám tang người cha ngày 17/01/2007
REUTERS/Stringer
Sau một thời gian dài yên ắng, tin tức về số phận cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã liên tục được tung ra. Lãnh đạo Trung Quốc cao cấp nhưng bị thất sủng này không chỉ bị tước tất cả các chức vụ chính trị, mà sẽ còn bị đem ra xét xử về một loạt tội danh nặng nề.
Theo giới phân tích được hãng tin Pháp AFP trích dẫn vào hôm nay, 30/09/2012, diễn biến đó là dấu hiệu cho thấy là sau cùng, giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã thống nhất được ý kiến với nhau và quyết định siết chặt hàng ngũ chuẩn bị cho Đại hội Đảng sắp mở ra.
Có lẽ là số phận của ông Bạc Hy Lai đã được định đoạt sau nhiều tuần đàm phán, mặc cả căng thẳng ở cấp lãnh đạo cao nhất của Nhà nước Trung Quốc, giữa những người muốn trừng phạt nặng nề và phe bảo vệ Bạc Hy Lai. Kết quả cho thấy là nhóm chủ trương cứng rắn có phần thắng thế, vì hình phạt dự trù cho cựu bí thư Trùng Khánh rất nặng.
Theo tiết lộ vào hôm 28/09/2012, cựu “Hoàng tử đỏ” sẽ bị xét xủ về tội lạm quyền, tham nhũng “hàng loạt”, quan hệ tình dục “không thích hợp” và nhiều tội danh khác ít khi được gán cho thành phần đảng viên cao cấp.
Ông cũng sẽ phải trả lời về “trách nhiệm nặng nề” trong vụ sát hại doanh nhân người Anh, mà vợ của ông là bà Cốc Khai Lai đã bị kết án tử hình treo – tương đương với án tù chung thân tại Trung Quốc – và cánh tay phải của ông tại Trùng Khánh là lãnh đạo công an Vương Lập Quân đã bị 15 năm tù giam.
Theo các nhà phân tích, là người chủ trương khôi phục nền “văn hóa đỏ” thời Mao Trạch Đông, lại nổi tiếng nhờ các chiến dịch bài trừ tham nhũng và mafia tại thành phố Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, một thành viên của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, rốt cuộc đã khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh phải lo ngại.
Giáo sư chính trị học Trương Minh tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh thẩm định : “Bạc Hy Lai có thể trở thành một người hùng được dân chúng mến mộ, điều đã khiến cho các nhà lãnh đạo hiện tại không hài lòng (…). Do đó, chỉ cần nêu lên các tội ác của ông là đủ để phá vỡ hình ảnh người hùng đó”.
Đối với nhà phân tích nổi tiếng Lâm Hòa Lập (Willy Lam) tại Hồng Kông, quyết định trừng phạt nặng nề ông Bạc Hy Lai được chính thức hóa là dấu hiệu khẳng định trở lại uy lực của ê kíp cầm quyền hiện tại ở Bắc Kinh.
Trả lời hãng AFP, chuyên gia phân tích này nói rõ : “Tôi nghĩ rằng (chủ tịch Trung Quốc và lãnh đạo Đảng) Hồ Cẩm Đào đã ghi được một chiến thắng nào đó vì cả ông Hồ Cẩm Đào (lẫn thủ tướng Ôn Gia Bảo) đều muốn một sự trừng phạt mẫu mực đối với Bạc Hy Lai, trái với quan điểm của một số lãnh đạo cựu trào và những thành phần Maoist ”.
Từ nhiều tháng qua, vụ tai tiếng Bạc Hy Lai được cho là đã đè nặng trên công việc chuẩn bị Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, mà quan trọng nhất sẽ là việc chuẩn bị nhân sự thay thế hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Theo AFP, trong hậu trường, một cuộc đấu đá dữ dội đã khai diễn và hồ sơ Bạc Hy Lai đã đóng một vai trò trong cuộc chiến giữa phe cải cách và các thành phần bảo thủ, ủng hộ sự can thiệp mạnh hơn của Nhà nước vào nền kinh tế, được cho là thành phần ủng hộ Bạc Hy Lai.
Kết cục về số phận dành cho Bạc Hy Lai được loan báo như vậy có nghĩa là cuộc đấu đã ngã ngũ. Giáo sư Tằng Nhuệ Sanh (Steve Tsang), chuyên nghiên cứu về Trung Quốc đương đại tại đại học Anh Quốc Nottingham nhận định là giới lãnh đạo Trung Quốc như vậy là đã quyết định “ném Bạc Hy Lai ra cho bầy sói xâu xé để đổi lấy một thỏa thuận về việc thay đổi lãnh đạo”.

Điếu Ngư/Senkaku : Dân Đài Loan lại biểu tình phản đối Nhật Bản

Dân Đài Loan biểu tình phản đối Nhật ở Đài Bắc, 23/09/2012
Dân Đài Loan biểu tình phản đối Nhật ở Đài Bắc, 23/09/2012-REUTERS
Hôm nay, 30/09/2012, gần 1.000 người đã xuống đường tuần hành qua các đường phố ở thành phố Đầu Thành (Toucheng), huyện Nghi Lan (Ilan) miền đông bắc Đài Loan để ủng hộ đòi hỏi chủ quyền của Đài Bắc trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang do Nhật Bản kiểm soát. Đoàn biểu tình đã trương cờ và biểu ngữ, hô to các khẩu hiệu xác định chủ quyền của Đài Loan.
Theo AFP, một số người biểu tình mặc áo thun màu trắng, bên trên ghi các khẩu hiệu như “Hãy bảo vệ Điếu Ngưtên tiếng Hoa của quần đảo đang tranh chấp, mà người Nhật gọi là Senkaku. Thành phố Đầu Thành là đơn vị hành chánh được chính quyền Đài Loan giao phó trách nhiệm quản lý quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Cuộc biểu tình được tổ chức sau khi hàng chục chiếc tàu đánh cá Đài Loan xuất phát từ huyện Nghi Lan đã thâm nhập hồi tuần trước vào vùng lãnh hải xung quanh các đảo tranh chấp. Tàu tuần duyên Nhật Bản đã dùng vòi rồng xua đuổi tàu cá Đài Loan, kéo theo phản ứng của một đội tàu tuần duyên Đài Loan, cũng sử dụng vòi rồng phản công lại tàu Nhật.
Hành động xâm nhập vùng lãnh hải quanh Điếu Ngư/Senkaku đã làm phức tạp thêm tình hình vốn đang căng thẳng giữa Tokyo với Bắc Kinh, cũng đòi hỏi chủ quyền trên vùng này.
Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã sôi động hẳn lên sau khi chính quyền Nhật Bản loan báo vào tháng Chín là họ đã hoàn tất kế hoạch mua lại một số đảo trong vùng quần đảo này, vốn thuộc sở hữu của một gia đình Nhật Bản. Đài Bắc đã phản đối bằng cách triệu hồi phái viên của Đài Loan tại Tokyo, trong lúc Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho các cuộc biểu tình bài Nhật rất dữ dội ở nhiều thành phố Trung Quốc.

Hề hết biết!

Dường như trong xã hội này, người ta (có chức quyền) đang cố tình trêu ngươi, chọc tức dân khi liên tiếp ban hành hết quy định khôi hài này đến trò hề nực cười khác: UBND TP Hà Nội vừa ra quy định, theo đó, đám cưới của cán bộ, đảng viên không được tổ chức quá 30 mâm, không tổ chức ở khách sạn 5 sao. Ai vi phạm sẽ bị kỷ luật, cao đến mức… chuyển công tác!(?)
Xin hỏi các vị quan chức rằng tại sao không lo cho người dân an cư lạc nghiệp khỏi phải đi khiếu kiện, phố phường đỡ nhếch nhác, người sống với người không như với sói, với beo…; mà lại ăn no rửng mỡ, dốt nát bày chuyện tai ương?
Xin các vị anh minh, thiên tài, sáng tạo Hà Nội trả lời mấy câu hỏi sau:
1) Tổ công tác nào dám đến lập biên bản khi đám cưới dư hơn… 1 mâm? Tôn hỷ, trọng hiếu là lễ nghi truyền thống cả ngàn năm của người Việt, có ai đang tâm mở đầu cho đời sống vợ chồng bằng một cái biên bản hay không? Nếu không có biên bản, lấy gì mà xử?
2) Giả sử như có những người khách không mời (quên, dù rất thân tình), người ta cứ đến, cứ dự, có quyền dọn thêm mâm hay không?
3) Chẳng có cán bộ nào có tiền cưới ở 5 sao vì 99% cô dâu, chú rể trong lứa tuổi từ 20-30, xây dựng gia đình, nếu như không ăn cướp của dân thì chẳng thể nào có tiền tổ chức đám cưới to như thế. Và`, nếu có đi nữa thì chẳng ai dại gì rước lỗ vào thân, làm sao chi mỗi suất cả triệu mà thu về chỉ có dăm ba trăm?
4) Như vậy, cán bộ, đảng viên không cưới nhưng cha mẹ của cán bộ đảng viên tổ chức cưới, họ chẳng liên quan gì đến đảng hoặc đã về hưu, họ tổ chức, phạt ai đây?
5) Nếu con các quan lớn cưới mà không tổ chức to thì cơ hội nào để nhận phong bì hối lộ hợp pháp? Tận thu bằng hết mọi đường ngang, ngõ dọc là nguyên tắc của thời đại tham  nhũng. Tham nhũng hàng tỷ chưa làm gì được nói chi đến chuyện ngăn cản vài chục, vài trăm triệu bọt bèo.
6) Đám cưới quá đi một vài mâm phải chuyển công tác (từ chỗ buôn vàng đến chỗ bán cám); thử hỏi, cả trăm ngàn tỷ tham nhũng vẫn đâu có sao, các vị bày đặt ra trò cười này không thấy xấu hổ sao?
7) Nhìn qua có vẻ là văn minh nhưng ngẫm kỹ thì thấy đây là lối hành xử vi phạm nhân quyền trắng trợn, các vị có thấy thế không?
8) Xét dưới góc độ kinh tế, chính các vị đang áp đặt sự cạnh tranh không công bằng. Nếu người ta biết cách làm giàu chính đáng, tại sao không có quyền sang? Tại sao mở 5 sao ra lại không cho thầu đám cưới?
Sơ sơ vài câu hỏi thế xin các vị trả lời dùm, nếu thấu lý đạt tình, thua gì tôi cũng chịu. Người viết bài này đã từng nói chuyện với một vị quan to, ông ấy nói rằng ông cụ mất sau khi mình đã về hưu nên hơi vất vả, anh em bận việc ít lo toan(!) Chẳng lẽ người ta nói trắng ra rằng ước chi ông cụ mất sớm hơn?
Đọc dòng tin xong chỉ còn biết kêu trời, thấy xót đau cho dân tộc mình sao lại đến nỗi ngày càng xảy ra những chuyện cười đẫm nước mắt như thế?..
Quảng Trị, 28.9.2012
Hà Văn Thịnh
Tác giả gửi cho QC.

ĐÂY, “HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ” CỦA ÔNG TẬP CẬN BÌNH: TRUNG QUỐC TĂNG TỐC XÂY DỰNG “THÀNH PHỐ TAM SA” !!

Tòa nhà chính quyền thành phố Tam Sa trong lễ thành lập thành phốTân Hoa Xã trắng trợn phát đi bản tin  lúc 21h ngày 29-9-2012 cho biết: Trung Quốc tăng tốc xây dựng “thành phố mới thành lập Tam Sa”.
Theo đó, các nhà chức trách của cái gọi là “thành phố Tam Sa” nằm ở Biển Đông bắt đầu vạch kế hoạch phát triển cho 4 dự án cơ sở hạ tầng và một chương trình nhà ở, để tăng tốc độ xây dựng đảo.
Các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm xây dựng đường, hệ thống cấp thoát nước trên đảo Phú Lâm, nơi có trụ sở của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Theo kế hoạch này, bảy con đường với tổng chiều dài 5 km sẽ được nâng cấp hoặc xây dựng mới.
Trong khi đó, sẽ lắp đặt một nhà máy khử muối có khả năng xử lý 1.000 mét khối nước biển mỗi ngày để cung cấp nước ngọt cho cư dân trên đảo.
Các dự án cũng bao gồm việc xây dựng các công trình giao thông nối kết các đảo, xây một bến tàu, và xây dựng đảo Cây (đảo Zhaoshu trong quần đảo Hoàng Sa của ViệtNam).
Thị trưởng của cái gọi là “thành phố Tam Sa” hôn Thứ Bảy (29-9-2012) vừa công bố bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nhà ở với tổng vốn đầu tư 2.970.000 USD.
Đây là những hành động ngang ngược của Trung Quốc tiếp nối một loạt các hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, ngay sau khi ông Tập Cận Bình lớn tiếng tuyên bố muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Ngày 20-9-2012, trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, ông ta trấn an rằng Bắc Kinh chỉ muốn duy trì mối quan hệ hòa bình với các nước trong khu vực. Ông ta còn xoen xoét: “Trải qua rất nhiều thăng trầm thời hiện đại, chúng tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển và giá trị của hòa bình”.
Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược ĂN CƯỚP TRONG HÒA BÌNH, từng ngày từng giờ lấn chiếm từng mét đảo, từng mét biển của Việt Nam, để rồi tiến tới CHIẾM ĐOẠT TOÀN BỘ BIỂN ĐÔNG.
Chỉ có những kẻ khờ khạo, ngu đần đến tận cùng thì mới tin rằng Trung Quốc thật tâm muốn “duy trì quan hệ hòa bình với các nước trong khu vực”.
Tâm Sự Y Giáo
———-
TRUNG QUỐC LẠI HOÀNH HÀNH Ở BIỂN VIỆT NAM: CÁC BÁO LỚN CỦA VIỆT NAM Ở ĐÂU CẢ RỒI ??
Sáng nay, Anh Ba Sàm đã điểm tin và đưa bài báo của VnMedia “Trung Quốc lại hoành hành ở Biển ViệtNam” ngày 22-9-2012 thành một bài riêng trên trang ABS.
Bài báo cho biết ngày 21-9-2012, Tân Hoa Xã đã đưa tin về việc Trung Quốc vừa có một lọat hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, ngay sau khi ông Tập Cận Bình lớn tiếng tuyên bố muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc đang tăng cường thúc đẩy các hoạt động đầu tư, phát triển ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”, tóm tắt như sau:
Trong tháng 8 và tháng 9, TQ đã cấp phép cho một công ty xây dựng và một công ty du lịch hoạt động ở “Tam Sa” (gồm 200 hòn đảo, bãi cát và bãi đá ngầm trong 3 quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa).
Quan chức tỉnh Hải Nam vừa trắng trợn tuyên bố đã nhận được rất nhiều đơn xin thành lập doanh nghiệp ở “Tam Sa” và sẽ đẩy nhanh tốc độ cấp phép nơi đây.
Chính quyền “Tam Sa” đang xúc tiến một kế hoạch phát triển bao gồm 31 dự án (vốn đầu tư 2,1 tỉ USD) gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông và bảo vệ sinh thái, mở tuyến du lịch bất hợp pháp đến quần đảo Hoàng Sa trước ngày quốc khánh TQ 1-10-2012.
Chính quyền Tam Sa sẽ tăng cường khai thác hải sản và dầu khí xung quanh khu vực, huy động thêm 1.450 tàu đánh cá để “mở rộng ngư trường” ở Biển Đông.
Những hoạt động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Điều trớ trêu là những vi phạm nghiêm trọng đó lại diễn ra ngay khi Thủ tướng Việt Nam đang dự Hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN 9 ở Trung Quốc, và ngay sau khi ông Tập Cận Bình vừa trấn an các nhà lãnh đạo Đông Nam Á rằng Bắc Kinh chỉ muốn duy trì mối quan hệ hòa bình với các nước trong khu vực. Ông ta còn xoen xoét nói rằng: “Trải qua rất nhiều thăng trầm thời hiện đại, chúng tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển và giá trị của hòa bình.
Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược ĂN CƯỚP TRONG HÒA BÌNH, từng ngày từng giờ lấn chiếm từng mét đảo, từng mét biển, để rồi CHIẾM ĐOẠT TOÀN BỘ BIỂN ĐÔNG.
Chỉ có những kẻ khờ khạo, ngu đần đến tận cùng thì mới tin rằng Trung Quốc thật tâm muốn “duy trì quan hệ hòa bình với các nước trong khu vực”.
Lúc mình viết những dòng này là khoảng 11giờ khuya ngày 23-9-2012. Cho đến lúc này, hàng loạt những tờ báo lớn của Việt nam đều im như thóc, không hề có một dòng nào phản ứng với những hành động ngang ngược của kẻ ăn cướp (ngoại trừ Báo Thanh niên có bài quá nhẹ nhàng đối với kẻ xâm lấn “Trung Quốc cấp tập phát triển Tam Sa”, ngày 22-9-2012; và dĩ nhiên trừ ra VnMedia – tiếc thay VnMedia chỉ là tờ báo nhỏ của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông). Chỉ một hai tờ trong tổng số 700 tờ báo nhà nước lên tiếng về việc Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam là một hiện tượng cực kỳ bất thường. Sự lên tiếng vô cùng đơn độc, lẻ loi của hai tờ VnMedia và Thanh Niên đã gặp phải sự im lặng đến vô cảm của đại đa số tờ báo khác.
Vì sao vậy?
Bài báo ngày 20-9-2012 của Tân Hoa Xã có nêu một vấn đề hết sức quan trọng trong buổi gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Tập Cận Bình, là “Tập (Cận Bình) nói: Cả hai nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng về biển và hai nước cần nghiêm túc thực hiện chúng”. (Nguyên văn: “Both leaders have reached many impotant agreements rearding the sea and the two countries should earnestly implement them, said Xi”)
Nội dung ông Tập Cận Bình nói với Tân Hoa Xã cũng đã không được bất kỳ tờ báo lớn nào của Việt nam đang tải.
Nếu ông Tập Cận Bình không nói như thế, thì các cơ quan ngôn luận của nhà nước phải lên tiếng phản bác nội dung này trong bản tin của Tân Hoa Xã, bởi lẽ nội dung câu nói này hết sức thâm độc và nguy hiểm.
Nhưng đã không có tờ báo nào lên tiếng.
Khi đó, sự im lặng đồng nghĩa với việc chấp nhận câu nói của ông Tập là có thật. Và mặc nhiên các phương tiện truyển thông nhà nước đã thừa nhận câu chuyện “nhiều thỏa thuận quan trọng về biển “ là có thật !!
Câu hỏi mà mọi người dân Việt Nam có quyền đặt ra: Những thỏa thuận đó là gì ?
Và phải chăng, sự im lặng đáng ngờ và đáng xấu hổ của hàng loạt tờ báo lớn đối với những vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam của chính quyền Bắc Kinh, là một điều khoản nằm trong những thỏa thuận nói trên??
Thật là đau đớn và xót xa khi phải đặt ra những câu hỏi như thế !
Tâm Sự Y Giáo

SƠ LƯỢC VỀ CON NGƯỜI THẬT CỦA HỒ CHÍ MINH

Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin hiện nay, dường như không còn một bí mật nào có thể kín giấu mãi với công chúng. Điều này cũng không là một ngoại lệ đối với các lãnh tụ của cộng sản, những kẻ vốn được thêu dệt, nhào nặn thành những vĩ nhân, thánh nhân trong thế giới loài người, còn lại con người trần trụi, phàm tục và bất toàn của họ thì được che đậy hết sức khéo léo để  lừa phỉnh, để mị bịp…
Lãnh tụ Hồ Chí Minh của cộng sản Việt Nam có thể được xem làm một kẻ bịp bợm nhất trong số các lãnh tụ cộng sản trên toàn thế giới.
Trước hết, về tiểu sử của Hồ Chí Minh, đảng cộng sản viết rằng Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau được đổi lại thành Nguyễn Tất Thành, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước. Nhưng sự thật có phải như vậy không, hay đây chỉ là một trong những cách để xóa bỏ cái xuất thân từ gia đình quan lại Phong kiến vốn bị coi là kẻ thù của giai cấp? Bởi cha đẻ của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc tức Nguyễn Sinh Huy, một đứa con rơi của cử nhân Hồ Sỹ Tạo và là một quan lại nát rượu cuối Nguyễn Triều, bị bãi chức, lưu đày vào vùng đất mới khai mở ở Phương Nam, do can tội tra tấn chết một tù nhân trong một cơn say rượu khi Sắc đang làm tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định vào năm 1909.
Cổ nhân đã đúc kết được kinh nghiệm quý báu “Hổ phụ sinh hổ tử”, “Cẩu phụ sinh cẩu tử”: Được sinh ra bởi một người cha nát rượu, vốn là một hoang thai của một người đàn bà thất tiết, lại ít được học hành, làm sao Hồ Chí Minh lại trở thành một lãnh tụ vĩ đại, nói thông viết thạo hơn 30 ngoại ngữ như tuyên truyền của đảng cộng sản được?
Ông Nghè Trương Gia Mô người đã tiến cử Nguyễn Tất Thành
Theo William J. Duiker trong sách Hồ Chí Minh, bản dịch của Phòng Phiên dịch Bộ Ngoại giao Hà Nội, trình bày rằng, “ngày 9-5-1908 thì tại kinh đô Huế nổ ra cuộc biểu tình Chống thuế, sáng hôm sau cảnh sát đến lớp nhận diện anh Thành và nói: “Tôi có lệnh yêu cầu người có hành vi quấy rối này phải thôi học”; Đó là ngày cuối cùng của Nguyễn Tất Thành đến trường… Sau khi bị đuổi học, Thành biệt vô âm tín trong một vài tháng… Cuối cùng Thành quyết định rời bỏ Trung Kỳ đi về phía Nam, tới Nam Kỳ. Tháng 7-1909, trên đường đi Thành đã dừng lại ở Bình Khê, nơi cha Thành vừa mới bị bãi chức Tri huyện và lưu đày biệt xứ”. Việc một học sinh bị đuổi khỏi học đường cũng chứng minh được hạnh kiểm của trò Thành là quá kém, là một học sinh có cá biệt, mất dạy ít chịu học hành mà chỉ chuyên quậy phá. Bị đuổi học vĩnh viễn khi mới bước qua tuổi 15 thì hiểu biết của Hồ Chí Minh ở mức độ nào chắc ai cũng hiểu được mà xin được miễn bàn nơi đây.
DỤC THANH HỌC HIỆU, nơi Nguyễn Tất Thành dạy môn thể dục và “vệ sinh thường thức”
Cũng theo Theo William J. Duiker trong sách Hồ Chí Minh, bản dịch của Phòng Phiên dịch Bộ Ngoại giao Hà Nội, thì trên đường vào Nam, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết và dạy học ở trường Dục Thanh từ tháng 8 năm 1910 và rời Phan Thiết vào Sài Gòn tháng 2 năm 1911.Với hạnh kiểm của một học trò “đầu bò” như Nguyễn Tất Thành, liệu ông ta có thể dạy được gì ở ngôi trường Dục Thanh này? Theo lời cụ Hồ Tá Bang, một trong sáu sáng lập viên của Dục Thanh Học hiệu tức là Giáo Dục Thanh Thiếu Niên, thì, “Khi thấy một thiếu niên gầy gò, rách rưới, sau nhiều tháng thiếu ăn, thiếu mặc ghé vào trường xin làm bất cứ việc gì để có được cơm ăn hàng ngày, thiếu niên này trình qua thư tiến cử của ông nghè Trương Gia Mô, cụ Hồ Tá Bang thương tình, nhận thiếu niên này vào trường, cho đảm nhiệm việc dạy môn thể dục và vệ sinh thường thức, tức là môn học không cần đến sách giáo khoa, cũng khần cần soạn giáo án: Mỗi sáng sớm, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đánh thức các cháu thiếu niên dậy hướng dẫn cho các cháu cách làm vệ sinh cá nhân sau mỗi khi đi tiêu và cách làm vệ sinh cá nhân sau mỗi khi đi tiểu, môn học chỉ có vậy thôi”. Như vậy những văn thơ, những phát ngôn được đảng cộng sản nhét vào miệng của Hồ Chí Minh có thực sự là do chính Hồ Chí Minh, một con người ít học, sáng tác hay phát ngôn hay không? Hay Chính Hồ Chí Minh chỉ là một kẻ đạo văn, đạo thơ không hơn không kém?
Có lẽ quý độc giả vẫn còn nhớ Quản Trọng (管仲) một nhà quân sự, một nhà tư tưởng thời Xuân Thu, và là một tể tướng của Tề Hoàn Công vào khoảng năm 685 Trước Công Nguyên, đã được Tề Hoàn Công hết mực kính trọng bởi tài thao lược, mưu trí và sự thẳng thắn. Chuyện kể rằng có lần Tề Hoàn Công hỏi Quản Trọng rằng: “Trẫm có tật hơi thích nữ sắc, điều này có tai hại gì đối với quốc gia không?” Quản Trọng trả lời: “Không, ham mê nữ sắc không gây tai hại gì cho quốc gia. Không nghe lời khuyên của những bậc thánh hiền mới có hại cho quốc gia và thiên hạ.”. Nhưng có lẽ thiên hạ nhớ đến Quản Trọng nhiều hơn cả chính là bởi kế kinh bang tế thế mà Quản Trọng đã hiến lên Tề Hoàn Công rằng:
“Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn
Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã
Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã”
Xin tạm dịch là:
“Kế một năm, chi bằng trồng lúa
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây
Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa
Trồng một, gặt mười, ấy là cây
Trồng một, gặt trăm, ấy là người”
Ấy vậy mà ở trong tất cả các học viện, các trường đại học, trung học, tiểu học và các cơ sở giáo dục của nước Việt Nam Cộng Sản đều kẻ vẽ câu khẩu hiệu thật hoành tráng rằng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” và ghi rỏ tác giả là HỒ CHÍ MINH, đây quả thực là một hành vi trấn cướp, cưỡng đoạt tri thức một cách trắng trợn, một lối bịp bợm hết sức Hồ Chí Minh.
Cũng là hành vi trấn cướp tri thức đó, một tập thơ của một tù nhân người Hán là NGỤC TRUNG NHẬT KÝ, sáng tác từ 29.8.1932 đến 10.9.1933 tại một nhà tù ở Quảng Tây, Trung Quốc. Tù nhân này đã chết vì bệnh lao trong tù sau khi viết xong 134 bài thơ và bỏ lại tập thơ trong nhà lao đó, nơi mà 10 năm sau Hồ Chí Minh mới bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vào ngục này (1942-1943) và chắc chắn là Hồ đã nhặt được cuốn Nhật Ký này cũng chính tại nhà lao đó.
Nhật Ký Trong Tù hay “Gian Trá Ký Trong Tù”
Toàn dân Việt Nam nghĩ gì, tập đoàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam nghĩ gì, các văn nô bồi bút của cộng sản Việt Nam nghĩ gì về câu chuyện Ông Trần Đắc Thọ kể lại sau đây,  Ông Trần Đắc Thọ đã trực tiếp hỏi chuyện cụ Hồ Đức Thành (năm đó 85 tuổi) nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, nguyên Chủ nhiệm Biện sự xứ Việt Nam tại Trung Quốc,.. nguyên Đại biểu Quốc hội khóa I (1946 – 1960) là người sớm tiếp xúc với tập Nhật Ký Trong Tù từ trước Cách mạng tháng Tám 1945: “Đọc hết tập Ngục trung nhật ký, cụ Thành có hỏi Bác Hồ vì sao ở bìa tập Nhật ký lại ghi: 29.8.1932 đến 10.9.1933. Bác đáp: ‘Mình muốn đánh lạc hướng, ai hiểu thế nào thì hiểu’.”  Với 02 con số ngày tháng năm trên bìa bản gốc quyển Nhật Ký Trong Tù là 29.8.1932 và 10.9.1933, thời gian này không phải là thời gian “Bác” Hồ Chí Minh ở tù tại Quảng Tây, Trung Quốc do quân Tưởng Giới Thạch bắt giam đã làm nhiều người nghi ngờ, chất vấn “Bác”. Tuy nhiên, “Bác ” luôn trả lời không có sức thuyết phục, luôn bao biện với ngụy ngữ của một con người sinh ra trong gia đình vô gia giáo, lớn lên từ một học trò mất dạy, “đầu bò”. Đó là điều dễ hiểu thôi, bởi vì “Bác” không phải là tác giả thật, chỉ có chính tác giả thật mới trả lời được câu hỏi này có sức thuyết phục nhất mà thôi!
Ấy vậy mà đã có không ít người phải lụy chốn lao tù vì tập Nhật Ký Trong Tù, và cũng có rất nhiều người đã được vinh thân phì gia bởi đã uốn lưỡi để ca ngợi, để tán dương những bài thơ nặng mùi uế khí trong đó.
Xuất phát từ mục đích nhằm tâng bốc lãnh tụ, nhằm dùng “thần tượng Hồ Chí Minh” làm cái phao cuối cùng để cứu đảng khỏi chết đuối, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam tiếp tục dí những vần thơ ô uế đó vào miệng Hồ Chí Minh, tiếp tục thừa nhận tập thơ nhặt được đó là của Hồ, và đưa vào sách giáo khoa chính thức của hệ thống giáo dục từ trung học đến đại học, để tiếp giáo dục cho học sinh các thế hệ, sự bịp bợm, dối lừa, vay mượn, trộm cắp tri thức bằng những vần thơ tục tằn và ô uế đó.
Nhiều trí thức của Việt Nam, cũng vì cái ăn, cái mặc, mà quên luôn cả liêm sỷ, quên luôn cả nhân cách, để uốn lưỡi cú diều mà tâng bốc, mà tán dương Hồ và tập “Gian Trá Ký Trong Tù” như lời bộc bạch của một trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa, giáo sư Lê Phong: “Đọc văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, tôi luôn luôn đặt cho mình các câu hỏi về những bí ẩn chưa biết hết được. Nghiên cứu về Bác và văn thơ Bác, đối với tôi, là đứng trước những bí ẩn ấy”. Thật là một kẻ sỹ vô liêm sỷ đến mực không thể nào vô liêm sỷ hơn được nữa!
Tất nhiên không chỉ riêng giáo sư Lê Phong, mà cả Bộ Chính Trị, cả 3 triệu đảng viên và cả những người đang được “bác và đảng” ban ơn bố đức, cho cơm ăn, áo mặc đều phải sống thiếu liêm sỷ như vậy, đều phải luôn luôn uốn lưỡi cú diều mà phát ngôn một cách vô liêm sỷ, thiếu nhân cách như vậy về Hồ Chí Minh và những sản phẩm của Hồ. Cả việc xây dựng hình tượng Hồ Chí Minh như một người “nhà trời” nhập thế để cứu nước cứu dân, rằng Hồ Chí Minh sống thanh đạm một đời “tiên phong đạo cốt” không vợ, không con, để cống hiến cả cuộc đời cho dân cho nước, cũng là một điều dối trá đến vô liêm sỷ, bởi ngoài những người vợ Nga, vợ tàu, thì Hồ Chí Minh có cả hàng đàn vợ Việt và hàng đống con rơi, mà trong số đó hai đứa con rơi của Hồ Chí Minh vẫn an nhiên tự tại đó là Nông Đức MạnhNguyễn Tất Trung, và tất nhiên mẹ của những đứa con rơi của Hồ Chí Minh, tức là những người tình một đêm của vị “Lãnh Tụ Vĩ Đại” này đã phải chết một cách bí ẩn để bảo toàn huyền thoại cho “Người Nhà trời” này. Tất nhiên đối với cuộc đời và nhân thân của con người Hồ Chí Minh vì vẫn còn muôn vàn bí ẩn khác, bởi y là một lãnh tụ cộng sản, thân thế và sự nghiệp của lãnh tụ phải được tô vẽ, phải được nhào nặn, đó là quy luật chung của cộng sản, chỉ tiếc rằng đồi với Hồ Chí Minh sự thật chỉ có một phần trăm, còn chín mươi chín phần trăm còn lại là hư cấu, là tô vẽ là thêu dệt để con người đó trở thành huyền thoại. Một huyền thoại về Hồ Chí Minh được Lê Duẩn, trường Chinh, Phạm Văn Đồng và bộ chính trị thêu dệt và lan truyền khắp Hà Nội và Bắc Kỳ xứ, suốt thập niên 60s và 70s của thế kỷ trước trong một nổ lực khác để thần thánh hóa Hồ Chí Minh, ấy là “Bác Hồ đi ỉa thì phân của bác vuông như cái thước thợ nề, và thơm như hoa lài hoa lý”. Thật là dối trá bịp bợm đến ô nhục! Nhưng cũng không có gì quá lạ lẫm, bởi như đã nói ở trên, đối với Hồ Chí Minh thì chỉ có 1 phần là sự thật, còn lại 99 phần là dối trá, dối trá đến cả họ, cả tên cả ngày sinh ngày mất, có nghĩa dối trá lường láo suốt cả đời người rồi. Vậy thì chúng ta, những người dân Việt còn lý do gì nữa để tin vào Hồ Chí Minh, tin vào đường lối mà ông ta đã chọn, chúng ta còn lý do nào nữa không để tiếp tục tin vào đảng cộng sản? Còn lý do gì nữa để chúng ta chần chờ, không rủ bỏ chế độ cộng sản và xây dựng một chế độ chính trị thực sự do dân, vì dân?
Ngày 30 tháng 9 năm 2012
Nguyễn Thu Trâm

Đọc Báo VẸM 287


Tẩy chay bọn kinh tài cho vẹm...

Xin kính chuyển đến Qúy Vị, Qúy NT và CH...

Nhất là Qúy Vị hiện đang cư ngụ tại Pháp Quốc...

Để tường và tùy nghi thẩm định...

(Cô này đã bị tẩy chay tại Bắc Mỹ trứơc đây...).

Bây giờ lại kéo theo Nguyễn Cao Kỳ Duyên, một khuôn mặt không đáng tin cậy... 

BMH
Washington, D.C 
 
 

Câu chuyện Di cư vào Miền Nam của tôi

Tác Giả: Đoàn Thanh Liêm   
 Nhân đọc cuốn “ 20 Năm Miền Nam 1955 – 1975 “ của tác giả Nguyễn Văn Lục, mà đã được giời thiệu với công chúng từ năm 2010
 - tôi nhớ lại chuyện Di cư vào Miền Nam của bản thân mình, và xin được ghi lại một số chi tiết như sau đây.
Năm 1954, tôi vừa tốt nghiệp văn bằng tú tài 2 qua kỳ thi vào tháng 6 tại Hanoi, thì được tin quân đội quốc gia đã rút khỏi miền quê tôi tại Bùi chu Xuân trường Nam định để ra Hải phòng bằng đường thủy. Và một số bà con ruột thịt của tôi cũng tìm cách đi theo đoàn quân để tới được thành phố cảng này. Tôi lại có ông anh cả thuộc đơn vị quân đội trú đóng ở Quảng yên sát với mỏ than Hòn gai. Nên vào đầu tháng 7, tôi đã tìm cách đi từ Hanoi đến Hải phòng để tìm bà con và đi thăm gia đình ông anh luôn thể.
Trước khi rời Hanoi, tôi phải đến nhà Thầy Nguyễn Ngọc Cư là Phó Trưởng Ban Giám Khảo kỳ thi Tú Tài, để xin Thầy cấp cho một Giấy Chứng Nhận Đã Thi Đậu Tú Tài, để nộp kèm theo hồ sơ ghi danh vào Đại học. Dù đã biết rõ tôi là học trò của Thầy tại trường Chu Văn An, mà đã thi đậu trong kỳ thi vừa qua, Thầy vẫn phải cẩn thận rà lại danh sách các thí sinh trúng tuyển, rồi mới cấp cho tôi một “Giấy Chúng Nhận Tạm Thời” để tùy nghi sử dụng. Thầy nói : Giấy Chứng Nhận Chính Thức phải do Bộ Giáo Dục cấp phát, chứ Ban Giám Khảo chỉ có thể cấp Giấy Chứng Nhận Tạm Thời mà thôi. Biết tôi có ý định vào miền Nam, Thầy cầu chúc tôi lên đường gặp nhiều may mắn.
Ở vào tuổi 20 lúc đó, tôi nhìn cuộc đời với nhiều lạc quan tin tưởng, nên chẳng hề e ngại trước cuộc phiêu lưu phải rời xa quê hương đất Bắc, để mà đi tới miền Nam xa xôi cả mấy ngàn cây số. Một phần đó là do tính ưa thích phiêu lưu mạo hiểm của tuổi trẻ - nhưng phần lớn là do động cơ thúc đảy bởi cái chuyện “ phải tránh thoát khỏi cái nạn cộng sản độc tài nham hiểm “, mà đang sắp sửa bủa vây, bao trùm xuống khắp miền Bắc. Tôi phải ở lại thành phố Hải phòng đến hơn một tháng, thì mới tìm được phương tiện chuyên chở vào đến Saigon hồi giữa tháng 8.
Đó là nhờ một ông chú là cháu của bà nội tôi, tên là chú Nhân. Chú làm việc tại cơ quan hành chánh phụ trách về việc sắp xếp tàu bè đi vào Nam, nên đã xin cấp trên ưu tiên cấp phát giấy tờ di chuyển cho tôi và một bà cô là Cô Nguyệt để leo lên được chiếc tàu khá lớn của quân đội Pháp có tên là Gascogne. Con tàu này chuyên môn chở quân trang quân dụng cho quân đội, nên không có đủ tiện nghi như là tàu chở hành khách thông thường. Nhưng mà lúc đó, lớp người di cư tỵ nạn chúng tôi đâu còn có sự lựa chọn nào khác, miễn là đi thoát khỏi miền Bắc cộng sản là được may mắn lắm rồi?
 Số lượng hành khách trên tàu lúc đó có đến 7 - 800 người, phần đông là từ các tỉnh xa mà sớm ra được tới Hải phòng để đi vào Nam trong mấy chuyến đầu tiên được tổ chức cấp tốc sau ngày ký kết hiệp Định Geneva 20 Tháng Bảy 1954, chia đôi đất nước. Mãi ít lâu sau, thì mới có loạt các tàu của Mỹ với tiện nghi thoải mái hơn.
Con tàu chạy trong chừng ba ngày, thì đến Cap Saint Jacques, tức là cảng Vũng Tàu bây giờ, để chuẩn bị vào cửa sông đi đến bến Nhà Rồng của thành phố Saigon. Sau khi tàu cập bến ít lâu, thì chúng tôi được xe chuyên chở đưa tới nơi tạm cư là trường tiểu học Tôn Thọ Tường trên đường Trần Hưng Đạo bây giờ (mà hồi đó vẫn còn mang tên Pháp là Boulevard Gallieni), gần với Chợ Bến Thành. Lúc đó bên phía đối diện với ngôi trường, thì có một tòa nhà lớn đang được xây cất, mà sau này chính là rạp chiếu phim Đại Nam. Bà con di cư chúng tôi được các công nhân ở đây thật là hào phóng cấp cho một số gỗ ván gỡ từ giàn “cốt pha” (coffrage) - để dùng làm củi đun cơm, nấu nước. Đó thật là một nghĩa cử đầu tiên của người dân Saigon, mà làm cho tôi cứ nhớ hoài.
Chúng tôi được mấy bà con đến được Saigon vài ba tuần lễ trước, nên họ tìm đến để chỉ dẫn đường đi nước bước tại cái thành phố rộng mênh mông này. Riêng tôi thì gặp lại một số bạn bè cũng từ Hanoi hay từ Nam Định mà đến đây trước ít lâu, như Võ Thế Hào, Trần Ngọc Vân, Nguyễn Phi Hùng …, các bạn cũng giúp tôi việc này chuyện nọ trong bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ.
Sau mấy bữa, thì tôi làm xong thủ tục ghi danh ở Đại học Saigon và được nhận vào ở trong Trường Gia Long dành riêng cho các sinh viên di cư. Tại đây, sinh viên chúng tôi được cư ngụ trong khu ký túc xá, nên có đày đủ tiện nghi về nơi ăn chốn ở, nhà vệ sinh, phòng tắm giặt thật là đàng hoàng tươm tất. Ban tiếp cư còn lo cho chúng tôi mỗi ngày ba bữa ăn đày đủ. Và mỗi tháng chúng tôi còn được cấp phát cho một số tiền nhỏ để chi tiêu lặt vặt. Có lần chúng tôi lại được tiếp đón Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cùng phái đoàn chánh phủ đến thăm nom và úy lạo sinh viên nữa.
 Nói chung, thì sự chăm sóc của nhà nước đối với lớp người di cư đầu tiên trong mấy tháng cuối năm 1954 rõ ràng là đã được tổ chức hết sức chu đáo, gọn gàng. Đặc biệt là mấy trăm sinh viên từ Hanoi như tôi đã được hưởng một chế độ ưu đãi quá tốt đẹp, vượt xa ngoài sự mong đợi của nhiều người trong hàng ngũ chúng tôi.
Nhưng rồi đến lúc các học sinh tựu trường, thì sinh viên chúng tôi phải di rời ra cư ngụ tại khu lều vải được dựng lên trên nền đất của Khám lớn Saigon cũ sát bên Tòa Án, để trả lại trường ốc cho nữ sinh Gia Long. Vào cuối năm, trời Saigon nắng nhiều và vào ban trưa nhiều anh em chúng tôi phải tìm cách chạy đến các công sở lân cận, mà có nhiều bóng cây che rợp cho bớt nóng. Và chúng tôi đã ăn cả hai cái Tết Tây và Tết Ta đầu năm 1955, tại khu lều vải tạm trú gần Chợ Bến Thành. Thật là một kỷ niệm khó quên của cái thời bọn thanh niên trai trẻ chúng tôi nơi miền đất mới lạ Saigon này.
 Cuối cùng, thì vào khoảng tháng 3 năm 1955, sau Tết Âm lịch bọn chúng tôi được dọn đến khu Đại học xá Minh Mạng ở khu Ngã Sáu Chợ Lớn mà vừa mới được xây cất xong. Sinh viên di cư chúng tôi là những người đầu tiên đến cư ngụ tại khu cư xá này với đày đủ tiện nghi phòng ốc, giường tủ, điện nước… Và cứ như vậy cuộc sống của lớp người trẻ chúng tôi lần hồi được tổ chức ổn định để có thể tiếp tục việc học tập và hòa nhập được với nền nếp của cả thành phố thủ đô của miền Nam tự do, phồn thịnh và thanh bình.
Còn về phần riêng gia đình các anh chị em ruột thịt của tôi, thì kẻ trước người sau chúng tôi đều quy tụ được với nhau trên mảnh đất miền Nam an lành, và nâng đỡ bảo bọc nhau xây dựng lại cuộc sống mới. Và rất nhiều các cháu thuộc thế hệ thứ hai trong đại gia đình anh chị em chúng tôi đều đã thành đạt tại đây. Vì thế, khi các cháu khôn lớn, thì đều bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ vì đã hy sinh hết mình, để mà đem được các cháu vào miền Nam và nhờ đó mà các cháu có được những cơ hội tốt đẹp để học tập và gặt hái được nhiều thành công trên đời.
* * *
Năm 2012 này, nhân dịp kỷ niệm 58 năm Ngày Đặt Chân đến miền Nam Tự Do (1954 – 2012), tôi xin ghi lại một số kỷ niệm riêng tư của mình như là một chứng từ của một thanh niên vốn là một phần tử trong khối gần một triệu người di cư tỵ nạn cộng sản thời đó - mà đã phải bỏ lại tất cả tài sản nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả cha ông trên đất Bắc để đi xây dựng cuộc sống mới tại miền đất tự do, no ấm và an hòa ở phía Nam của tổ quốc Việt nam.

Và nhân dịp này, với tư cách là một người thụ ơn, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với nhân dân các quốc gia đã góp phần yểm trợ cho công cuộc di chuyển và định cư lớn lao của cả triệu đồng bào chúng tôi trong những ngày tháng đen tối đó. Và tôi cũng không quên công lao của các nhân viên Chánh phủ, của Quân đội miền Nam Việt nam, và của biết bao nhiêu cơ quan thiện nguyện khác – tất cả đã lo lắng chăm sóc thật là chu đáo tận tình cho lớp người di cư chúng tôi vào thuở đó. Dù chỉ là một cá nhân nhỏ bé, lời nói của tôi lại hết sức trung thực, như là một biểu hiện của sự cảm thông sâu sắc và quý mến chân thành đối với tất cả các vị ân nhân đáng kính của cả một thế hệ người di cư từ miền Bắc Việt nam năm 1954 vậy./
Costa Mesa California, Mùa Vu Lan Nhâm Thìn 2012
Hồi tưởng của : Đoàn Thanh Liêm

Hồ Chí Minh xin chỉ thị của Stalin về Cải Cách Ruộng Đất!

Tác Giả: SE sưu tầm   
Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản luôn luôn hô hoán là họ thực hiện cuộc kháng chiến "thần thánh" chống Pháp 1946-1954 để giành độc lập cho Việt Nam.
Nhưng thử hỏi điều này có đúng hay không, khi vào năm 1952 tức là chỉ 6 năm sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, và 2 năm trước ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, thì Hồ Chí Minh đã gửi thư xin chỉ thị của Stalin về Cải Cách Ruộng Đất. Thế là thế nào?
Bức thư thứ 1: Tạm dịch:
"Đồng chí Stalin thân mến:
Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San. Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952".

Bức thư thứ 2: Tạm dịch:
"Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có người chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét-thanhnam) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất
Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã kí"

-----------------------------------------------
Nguồn: Cục lưu trữ quốc gia Nga:
http://www.rusarchives.ru/evants/exh...tnam1/22.shtml
(http://tudovis.com/vis_forums/reply.php?topic_id=9219&post_id=57841"e=1)

Chuyện quê nhà: Chuyện gái miền Tây “cắt lúa nằm”

Tác Giả: VietNamNet   
Dân “cắt lúa nằm” hoạt động đi theo những vựa lúa khổng lồ từ Đồng Tháp Mười đến tứ giác Long Xuyên….
 Cali Today News – Nằm để cắt lúa? Đây có lẽ là câu chuyện độc nhất vô nhị trên thế giới, sự việc có thật như vậy không hay có những ẩn ý gì khác? Mời quý vị theo dõi bài viết chúng tôi trích đăng từ Vietnamnet về một sự việc diễn ra vào mỗi mùa thu hoạch lúa ở miền Tây nam bộ.
Là vùng châu thổ rộng thứ 3 trên thế giới, cứ vào vụ thu hoạch lúa, ở các tỉnh ĐBSCL cần tới khoảng 1,8 triệu nhân công cắt lúa trong vòng hơn 2 tháng ròng. Lực lượng nhân công này gọi là dân “cắt lúa đứng”.
Còn một lực lượng cũng rất hùng hậu “ăn theo”, cung cấp dịch vụ mại dâm gọi là dân “cắt lúa nằm”.
Dân “cắt lúa nằm” hoạt động đi theo những vựa lúa khổng lồ từ Đồng Tháp Mười đến tứ giác Long Xuyên….
Đêm vui với thợ “cắt lúa nằm”
Theo chân những người thợ cắt lúa, tôi có dịp trở lại vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn thẳng cánh cò bay. Lúa vào mùa thu hoạch chín vàng rực như thúc giục cắt liền.
Chủ ruộng là anh Tư Be ở xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp hồ hởi: “Mấy anh tranh thủ cắt lẹ giùm nghen, lúa chín dữ lắm rồi. Cắt xong tui còn xuống giống vụ tới!”.
Cảnh sắc, con người ĐBSCL. Ảnh minh họa
Thấy cánh thợ cắt toàn đàn ông, chủ ruộng nháy mắt cười: “Làm đi, chiều nhậu lai rai nghe. Tối đi tìm đám “cắt lúa nằm”, zui lắm!”.
Toàn, thợ cắt, quê Bến Tre tỏ ra sành sỏi: “Mùa cắt nào dân “cắt lúa đứng” tụi tui bỏ qua tụi “cắt lúa nằm đâu”…
Đêm hôm đó, lai rai hết lít rượu đế, theo cánh thợ, chúng tôi đi tìm mấy em “cắt lúa nằm”. Nhờ ánh trăng mờ mờ, đi qua mấy đám ruộng, một túp lều nhỏ hiện ra.
Từ xa đã nghe tiếng phụ nữ chí chóe vọng lại khiến đám đàn ông bước nhanh hơn. Một em chạy ra đon đả: “Trời, sao giờ này mới tới, chắc lo nhậu chứ gì? Tưởng quên em luôn rồi chớ!”.
Một cô chạy tới ôm lấy Toàn: “Sao hổng nhắn tin hay gọi cho em? Nhớ anh muốn chết luôn nè. Bắt đền em đi!”.
Hóa ra anh chàng Toàn và cánh thợ cắt đã quen với mấy cô “cắt lúa nằm” này từ mùa cắt lúa trước nên họ gặp nhau mừng vui vô kể.
Toàn rút trong túi ra chai rượu và mấy con khô cá sặc đem theo tuyên bố: “Trước khi “tình thương mến thương” tui mình làm hết chai này cho sung nghen!”, tiếng cười ha hả cất lên nhộn nhạo cả cánh đồng.
Một cô tên Lụa “kể tội” Toàn: “Mùa cắt trước anh và con Lài làm gì dữ vậy đến nỗi sáng ra cắt lúa phải tay, suýt cụt mất một ngón vậy?”. Toàn: “Thì “vui” quá phải chịu chứ sao! Dân Hai lúa tụi anh đã chơi là chơi hết mình. Đêm nay tiếp tục à nghen!”.
Rượu vào, lời ra rôm rả như tri kỷ lâu ngày gặp lại. Bình, anh thợ cắt trong nhóm tưởng ít nói, giờ trổ tài: “Mấy tháng trước chia tay, anh dặn đi “làm ăn” phải chừa phần cho anh em có nghe không, để anh “kiểm tra” lại xem!”, nói tới đây Bình quơ tay ôm cô gái ngồi gần tên Hạnh, cô gái la oai oái: “Có mà, có mà…”.
Tôi ngồi sượng trân, không biết nói gì góp vui đành im lặng. Một cô phát hiện ra, la lên: “Anh này ở đâu mà lạ quá ta!” rồi rót rượu đầy ly đưa cho tôi: “Đến đây không hát thì hò; Đâu phải con cò ngóng cổ mà nghe! Zô 1 ly cho vui đi anh Hai!”.
Một cô khác “dọa”: “Hổng uống lát nữa tụi này không đứa nào “tình thương mến thương” với anh à nghe!”…
Giọt rượu cuối cùng vừa hết cũng là lúc bắt đầu màn “tình thương mến thương” giữa cánh đồng thơm lừng mùi lúa chín.
Giờ thì chẳng ai nói với ai lời nào, từng cặp, từng cặp... Trăng thượng tuần lấp ló khi mờ khi tỏ làm cho cảnh vật giữa đồng đêm nay lạ kỳ khó tả với người đầu tiên qua đêm giữa đồng lúa lớn nhất vùng Đông Nam Á này như tôi…
Thật không thể tưởng tượng nổi trên đời lại có cái cảnh “tình thương mến thương” kiểu này, rất “sinh thái” với thiên nhiên, có trời mây, có trăng, có gió chạy trên ngọn lúa rì rào…
 Chuyện xưa và nay ở Đồng Tháp Mười
Lão nông cố cựu tên Tám Bưng đến Đồng Tháp Mười khi còn là chàng thanh niên tuổi mười tám đôi mươi cười sằng sặc khi tôi kể lại chuyện “cái đêm hôm ấy hôm gì”.
Ông bảo: “Chú chưa nghe nói “khách sạn ngàn sao” ở vùng này hay sao mà ngạc nhiên? Chú đã trải qua “khách sạn ngàn sao” rồi đấy. Ba cái vụ này có từ thời xưa lắm chú ơi. Mấy chục năm nay đàn ông xứ này đi ra ngủ canh ruộng ban đêm luôn bị vợ đi theo là vì sợ tụi “cắt lúa nằm” lấy hết lúa là vậy đó!”.
Theo lời lão nông Tám Bưng, gần 30 năm trước có chuyện ‘tiêu cực” lạ đời xảy ra ở nông trường Bông Trang ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.
Nông Trường đã giải thể từ lâu, nhưng cái tên Bông Trang vẫn còn vì vụ này. Số là, có anh đội trưởng đội sản xuất mê mệt một em “cắt lúa nằm” quê từ Bến Tre, da trắng, thân hình bốc lửa lên đây “cắt lúa nằm”.
Anh chàng này gan hết chỗ nói, hết mùa lúa vẫn giữ cô này lại “làm của riêng” “xài” một mình, trả bằng “lúa non”. Cô gái xinh đẹp không biết chữ nên mỗi khi “tình thương mến thương” xong thì thắt một nút vào cọng dây thừng làm dấu.
Đến mùa nông trường thu hoạch lúa, cô ta cứ đếm nút trên cọng dây thừng để được “thanh toán”, mỗi nút là một giạ (1 giạ bằng 20 kg)! Năm đó vì cô ta “cắt” liên vụ nên cọng dây thừng được trên 100 nút, tức trên 100 giạ lúa, tương đương trên 2 tấn lúa!
Thanh toán xong cô ta thuê chiếc xe trâu vào nông trường chở lúa ra đi bán để lấy tiền hồi hương thì bị bảo vệ nông trường phát hiện, giữ lại vì nghi là ăn cắp!
Cô gái “cắt lúa nằm” hồn nhiên khai tuốt tuồn tuột nguồn gốc số lúa này. Thế là anh chàng đội trưởng bị lộ, bị xử lý kỷ luật, tiếng tăm vang lừng!
“Thực tình mà nói, dân “cắt lúa nằm” rất có lợi cho các chủ ruộng!”, lão nông Tám Bưng bộc bạch. Vì ở miền này thu hoạch đông ken (tức thu hoạch rộ cùng lúc) nên thiếu hụt công cắt lúa. Vùng nào có nhiều dân “cắt lúa nằm” tụ về thì dễ có thợ cắt đến làm.
Riết rồi như ngày hội, “đến hẹn lại lên”, cứ vào mùa cắt là đôi bên lại về. Xong mùa cắt mạnh ai nấy đi. Vậy mà cũng có những kỷ niệm rất vui. Đó là chuyện một anh thợ cắt kết với em “cắt lúa nằm”, nên vợ nên chồng, như trong tiểu thuyết vậy!
Tuy nhiên, các bà vợ của những ông chủ ruộng thì không hẳn chỉ vui, mà rất lo lắng chồng mình “sa” vào mấy em “cắt lúa nằm”!
Các em “cắt lúa nằm” không chỉ phục vụ dân “cắt lúa đứng” mà còn rất sẵn sàng với các ông chủ ruộng! Bởi chủ ruộng thì lúa mới nhiều, mới đòi giá cao và xin “boa” thêm vài giạ khi thanh toán.
Ở xã Tân Hộ Cơ huyện Hồng Ngự có chuyện dở khóc dở cười. Gần đến ngày cắt lúa, anh chồng đòi ra ruộng ngủ để canh chừng vì sợ “ăn trộm” lúa. Ban đầu bà vợ nghe cũng có lý nên không nói gì.
Tuy nhiên, tới lúc thu hoạch xong, chở lúa về, chị vợ thấy lạ lùng vì có em “mắt xanh mỏ đỏ” cứ chạy theo đòi lúa! Anh chồng quýnh quáng, ban đầu nói là “thương lái” đòi vì anh đã “lỡ” ứng tiền nhậu với bạn bè.
Chị vợ không vừa vì thương lái đâu có đòi kiểu này nên cuối cùng…thì bị lộ! May mà Hội phụ nữ ở xã đến gia đình hòa giải. Từ đó trở đi anh chồng chỉ còn được làm nhiệm vụ xuống giống, rải phân, chăm sóc.
Tới gần vụ thu hoạch đố mà được ra đồng tìm cảnh gió mát trăng thanh “tình thương mến thương” ngoài luồng nữa.
Cánh đàn ông trong vùng thường kể lại chuyện này khi nhậu để…rút kinh nghiệm, có làm gì thì phải giải quyết rốt ráo, không sơ suất để bị lộ như anh kia!
Powered By Blogger