Monday, April 30, 2012

VIDEO LỄ VINH DANH HẢI QUÂN HOA KỲ VÀ QLVNCH ..... "4-28-2012

Ngày Quốc Hận Thứ 37 tại Houston, Texas


ÐPV Báo Thế Gii & Tp chí Sng ghi vi
Ngày Quốc Hận Thứ 37 tại Houston
Mỗi năm cứ đến ngày 30 tháng Tư đồng hương tỵ nạn Cộng sản khắp nơi trên thế giới làm lễ tưởng niệ m ngày tang tóc của đất nướ c, ngày mà cả một dân tộc bị chìm đắm trong buồn đau, tủi hận. Cũng không là một ngoại lệ, tại thành phố Houston, Texas, Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Houston và vùng Phụ Cận đã tổ chức đêm tưởng niệm vô cùng trọng thể, trên dưới 6 ngàn đồng hương (6.000) tham dự.
 Sau phần nghi thức, đại diện các tôn giáo, các đoàn thể, tổ chức và thân hào nhân sĩ được mời lên thắp hươ ng trước bàn thờ Tổ Quốc, ghi nhớ và tưởng niệm toàn thể Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã hy sinh tính mạng mình cho Tổ Quốc và đại nghĩa Tự Do của dân tộc.
Ðặc biệt trong đêm nay Thành phố Houston đã cử một toán “honor guard” đến tham gia vào nghi thức buổi lễ. Bên cạnh đó, Cộng đồng Ðại Hàn cũng có toán quốc/quân kỳ cùng diễn hành với các cựu quân nhân thuộc các quân binh chủng QLVNCH trong lễ rước Ðại Kỳ. Bà Thị trưởng Annis Parker không đến được, đã cử viên chức và các Nghị viên thay mặt bà tham dự. Ðại diện Lập pháp Tiểu bang và Liên bang cũng có mặt. Những bài phát biể u hùng hồn, đầy ý nghĩa của DB/LB Al Green, của DB/TB Hubert Võ, của Nghị viên Hoàng Duy Hùng và đồng viện, nói lên sự trầm trồ ngưỡng mộ của chính quyền và dân bản xứ đối với Cộng đồng NVQG Houston & PC. Giới trung niên và trẻ Việt tỵ nạn xứng đáng nhận niềm hãnh diện này.
Chương trình văn nghệ năm nay thật xúc tích với chủ đề “Ðáp Li Sông Núi” do Ban Văn nghệ Cộng đồng trình diễn cùng với những hoạt cảnh đầy ý nghĩa nhắc lại gương hy sinh của tiền nhân anh hùng, liệt nữ đánh đuổi giặc xâm lăng từ phương Bắc như “Hội Nghị Diên Hồng”, “Hai Bà Tr ưng” v.v… Ngoài ra. chương trình còn được tă ng cường bằng 5, 6 ca nhạc sĩ tài danh đến từ Cali, do một mạ nh thường quân “ẩn danh” trong cộng đồng bảo tr ợ. Toàn cảnh, tất cả sự đóng góp tiền bạc từ 5, 10, vài ba chục, năm b ảy trăm đô la… đến những phẩm vật giá trị , những bức thư họa để đấ u giá gây quỹ tổ chức; những công sức vô giá của những đồng hương vẫn chưa quên tấm căn cước t ỵ nạn Cộng sản của mình đã cùng bỏ thời gian sức lực dán những hàng ngàn lá cờ Việ t-Mỹ để dùng trong ngày lễ. Một đóng góp không nhỏ của giới truyền thông, báo chí: Nhà báo Phạm Thông và cũng là một họa sĩ, một nhà điêu khắc
Ngày Quốc Hận Thứ 37 tại Houston
Ngày Quốc Hận Thứ 37 tại Houston
đã dành một thời gian dài thực hiệ n tác phẩm đấu tranh sống động làm phông cho sân khấ u lễ đài tại 30/4 năm nay. Các đài truyền hình làm phóng sự “sống” (live) trực tiế p truyền đi khắp nơ i. Do tinh thần lành mạnh, tích cực, cao cả của tất cả, Hội đồng Ðại Diệ n Cộng Ðồng NVQG Houston & đã “đi hia bảy dặm”, tạo được một niềm hãnh di ện chung cho t ập thể mà mấy thập niên qua, chúng ta chưa làm được. Ước mong tinh thầ n này sẽ mãi mãi ở vớ i mọi người, chắc chắn một ngày không xa những cảnh đánh phá, bôi bác, chụp mũ do háu danh, ích k, thù hn, ganh ghét sẽ không còn nữa để những đứa con xa quê hương có thể ngồi lại với nhau cùng đấu tranh cho một nước Việt Nam hoàn toàn Tự do, Dân chủ, Phú cường và người dân có được quyền làm người trọn vẹn như mọi công dân các nước khác trên quả địa cầu này.
Bên cạnh sự thành công rực r ỡ của ngày Tưở ng niệm 30 tháng Tư thứ 37, sáng Thứ Hai, trước Lãnh sự quán Việt Nam Cộng Sản, Ủy ban Ðấ u Tranh Chính Trị của Cộng đồng cũng đã thành công trong cuộc biểu tình đòi tự do, dân chủ, nhân quyề n cho đồng bào ở trong nước. hàng tră m đồng hương dù trong ngày làm việc đầu tuần đã hy sinh một ngày l ương, tham gia biể u tình để có cơ hội bày tỏ thái độ và nói lên niềm uất hậ n của mình đối với nhà cầm quyền đương thời. Các viên chức trong Hội đồng Ðại diện CÐ gần như có mặt đầy đủ, Ls Teresa Ngọc Hoàng, Bs Trần Văn Thuần, bà Phan Dụy, ông Ðào Văn Thảo, ông Võ Ðức Quang… lần l ượt dùng máy vi âm vạch trần tội ác PHẢN DÂN HẠI NƯỚC của tập đoàn lãnh đạo hèn hạ CHXHCN và đảng CSVN.
Sự tham gia hôm nay gần như đủ mọi giới, đáng kể nhất là các bà, các cô. Đúng như câu ông bà ta nói: “giặc đến nhà đàn bà phải đánh”.
Dưới đây là diễn văn của Chủ Tịch Cộng Ðồng Ngừi Việt Quốc Gia-Houston & Vùng Phụ Cận-LS Teresa Ngọc Hoàng
Kính thưa:
 Quý Vị Lãnh Đạo Các Tôn Giáo,
Quý Vị Đại Diện Các Cấp Chính Quyền,
Quý Bậc Trưởng Thượng,
Quý Cơ Quan Truyền Thông,
Quý Hội Đoàn, Đảng Phái Chính Trị,
Và Toàn Thể Quý Đồng Hương
 Kính thưa quý vị,
 Đại diệ n cho Hội Đồng Đại Di ện Cộng Đồng người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận và đại diệ n cho tất cả quý vị trong Ban Tổ Chức Ngày Quốc Hận 2012, chúng tôi xin được bày tỏ niềm xúc động và
 Ngày Quốc Hận Thứ 37 tại Houston
lòng biết ơn sâu xa về sự hiện diện thật đông đảo của quý quan khách và toàn thể quý Đồng Hương hôm nay.
 Trong Ngày Đại Tang đau buồn này, trước tiên chúng tôi xin được kính c ẩn thắp nén hương trước Anh Linh của những Anh Hùng, Liệt Nữ đã dầy công dựng nước và giữ nướ c, của hằng trăm ngàn Quân, Dân, Cán Chính Quân Lực Việ t Nam Cộng Hòa, của những Quân Đội Đồng Minh đã anh dũng hy sinh để bảo vệ cho Chính Nghĩa Tự-Do của Miền Nam Việ t Nam, và nhất là những Chiến Sỹ Vô Danh đã và đang hy sinh cho công cuộc đấu tranh cho Tự-Do Dân-Chủ cho Việt Nam.
 Sau 37 nă m cưỡng chi ếm Miền Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã bi ến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia nghèo đói nhất, một nhà tù khổng lồ, tướ c đoạt tất cả những quyền căn bản của con người. Họ đã và đang khai thác tài nguyên quốc gia, xuất cảng lao động và buôn bán phụ nữ/con gái ra n ước ngoài để làm gi ầu cho bản thân họ!!! Hơn thế nữa, vì để bảo vệ đặ c quyền cai trị của Đảng Cộng Sả n Việt Nam, họ đang tâm làm tay sai cho Trung Cộng. Quê Hươ ng Việ t Nam chúng ta đang có nguy cơ rơi vào vòng nô lệ cho Trung Cộng thêm một lần nữa!!! Ch úng ta hãy nhắc nhỡ nhau: “N ội thù của chúng ta là Việt Cọng và Ngoại thù của chúng ta là Trung Cọng”
Đứng tr ước Quốc Nạn này của Việt Nam, đây là một ưu tư lớ n lao không nh ững của các thế hệ cha anh mà còn là điều khắc khoả i thao thức c ủa thế hệ chúng tôi bây giờ. Chúng tôi xin tha thiết kêu gọi sự giúp đỡ, hướng dẫ n hổ trợ c ủa các bậc cha anh. Chúng tôi mong đợi sự dấn thân của các bạn trẻ, vì tuổi trẻ là tương lai của đất nước và cũng là tương lai của cộng đồng. Hãy nêu cao tinh thần của những nhà đấu tranh cho Dân-Chủ, Tự-Do, Tôn Giáo cho Việt Nam hiệ n còn đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản giam cầm. Chúng tôi tha thiết kêu gọi mọi người cùng ý thức đượ c trách nhiệm chung của mình trước Quốc Nạn của VN, mà ĐOÀN KẾT với nhau, đòan kết lá sức mạnh sẽ giải thể được chế độ độc tài của đảng cộng sản VN.
Hôm nay đây, chúng ta ngồi lại với nhau, trong Ngày Qu ốc Hận 2012, cùng để tang cho ngày Đại Tang của Dân Tộc, cùng tri ân những hy sinh lớn lao của Tiền Nhân, nhưng thử hỏi chúng ta, những nguời con dân nước Việt Nam đã và đang làm đuợc gì cho Quê Hương? Bao giờ chúng ta mới biết ĐOÀN KẾT, hay chúng ta chỉ quanh quẩn đối đầ u với nhau chỉ vì những tự ái cá nhân, lợi ích phe nhóm, bất đồng quan điểm đấu tranh hay thờ ơ lãnh đạm trước những đau thươ ng của Dân Tộc Việt Nam!!! 37 năm trôi qua, đã quá đủ cho thế hệ cha anh phải suy nghĩ lại và ĐOÀN KẾT hơn để làm gương và dọn đườ ng cho những thế hệ kế tiếp noi theo. Trong niềm ưu tư và khắc khoả i đó, chúng tôi một lầ n nữa tha thiết kêu gọi sự ĐOÀN KẾT thực sự c ủa tất cả mọi người. Hãy thương yêu nhau, đừng vì những bất đồng quan điểm, tự ái cá nhân mà làm mấ t đi sự ĐOÀN KẾT!!! Nế u không có s ự ĐOÀN KẾT thực sự, thì chúng ta không thể xây dựng một Cộng Đồng Việt Nam Hả i Ngoạ i vững mạnh, thì tiếng nói và sức mạnh của chúng ta không đủ cân lượng để vận động các nhà hoạch đị nh chính sách các quốc gia Tự-Do, áp lực với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam về Tự-Do Dân-Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam.
Ngày Quốc Hận Thứ 37 tại Houston
Là mt người con dân Vit nam, dù sng bt c phương tri nào đều phi có trách nhi m và bn phn trước s Hưng Vong ca T Quc. Chúng tôi xin kêu gọi mọi người cùng “Đứng lên đáp lời sông núi” ý thức được trách nhiệm chung của mình trước Quốc Nạn của VN.
Trướ c khi dứt lời, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tấ t cả quý đồng hươ ng, quý vị quan khách đã đến tham dự Bu ổi Lễ Tưởng Niệm 30/4 đêm nay. Chúng tôi xin cám ơn tất cả các đoàn thể, các bác cô chú, các anh chị em trong Ban Tổ Chức cho Buổi Cơm Gây Quỹ và ngày Quốc Hận hôm nay.
Chúng tôi xin cám ơn quý Đồng Hương đã đóng góp công sức, tiền bạc cho Buổi Tổ Chức 30/4 năm nay.
Chúng tôi xin cám ơn tất cả các anh chị em nghệ sĩ, ca sĩ và nhạc sĩ các nơi cũng như của Houston. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn ân nhân, ông Phạm Công đã bảo trợ các ca sỹ từ phương xa về góp ph ần trong buổi văn nghệ đấ u tranh đêm nay. Và chúng tôi cũng không quên cám ơn một hoa sỉ tài giỏi đã bỏ rất nhiều công trình và thì giờ để vẻ bức tranh trên sân khau, đó là anh Hoa Sỉ Phạm Thông.
Kính xin quý đồng hương niệm tình thông cảm và tha thứ cho những sơ sót nếu có trong việc tổ chức Quốc Hận 2012 này.
Khấn nguyện Anh Linh các Tiền Nhân đã có công dựng nước và giữ nước, những Anh Hùng Dân Tộc đã Vị Quốc Vong Thân luôn phù trợ cho Quê Hương Việt Nam chúng ta sớm được Tự-Do và Dân-Chủ thực sự, và giữ vững chủ quyền lãnh thổ.
Chúng tôi xin mượn đôi giòng trong bài hát “Việt Nam Tôi Đâu” để gởi đến quý vị để cùng suy gẫm. “LÀ MỘT NGƯỜI CON DÂN VIỆT NAM, LÒNG NÀO LÀM NGƠ TRƯỚC NGOẠI XÂM, NGƯỜI NGƯỜI CÙNG NHAU ĐỨNG LÊN ĐÁP LỜI SÔNG NÚI…GIÀ TRẺ GÁI TRAI GIƠ CAO TAY, CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC, CHỐNG KẺ NHU NHƯỢC BÁN NƯỚC VIỆT NAM…”
Xin thay mặt cho Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston Và Vùng Phụ Cận, trân trọng cám ơn và kính chào quý vị.

Suy tư ngày Quốc Hận lần thứ 37


Ba mươi bảy năm dài đã trôi qua, ba mươi bảy lần người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã tưởng niệm ngày Quốc Hận: 30 tháng Tư năm 1975.
Kể từ một ngày tang thương ấy, cho đến hôm nay, mỗi lần nhìn lại những hình ảnh, những đoạn phim chạy giặc, và vượt thoát ngục tù Cộng sản, trên những con đường đầy gian nguy, hàng triệu người đã đánh đổi cả sinh mạng của mình để mưu tìm lấy sự tự do. Những đau thương trùng trùng, chất ngất ấy, mà cho dẫu có gom hết nước của đại dương để pha thành mực viết, và có gom hết tất cả ngôn từ của nhân loại để viết, thì cũng không làm sao có thể diễn đạt cho vừa, với những đớn đau, những cực hình khôn tả, của những nạn nhân đã từng quằn quại dưới những bàn tay sắt máu của đảng Cộng sản Việt Nam. Những nạn nhân ấy, có người đã chết ở trong và ngoài các nhà tù “cải tạo”, hoặc ở các “vùng kinh tế mới”, hay trên những hành trình trốn chạy Cộng sản.
Ba mươi bảy năm rồi, những hình ảnh đau thương ấy vẫn còn khắc ghi tận trong tâm khảm của những người là nạn nhân trực tiếp, hay đã từng chứng kiến. Do vậy, hằng năm, cứ đến ngày 30/4, thì cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại đều có những cuộc biểu tình và tưởng niệm ngày Quốc Hận, là mối Hận mất Nước: Hận vì đảng Cộng sản Việt Nam, là đảng cầm quyền của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ngang nhiên vi phạm các hiệp định mà chính họ đã ký kết, như Hiệp định Paris, 1973, về Việt nam, đã dùng vũ lực xua quân cưỡng chiếm đất nước Việt Nam Cộng Hòa; để rồi sau đó, họ đã dùng bạo lực Cộng sản để bỏ tù, hành hạ, khiến cho một số người đã phải bị chết hoặc trở thành tàn phế; đồng thời đã áp đặt sự thống trị lên trên đầu của tất cả người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa.
Và cũng kể từ ngày Quốc Hận 30/4/1975. Ngày mà những đồng bào ở bên kia Vĩ Tuyến, trước khi tìm vào miềnNamđể thăm những người thân đã trốn chạy Cộng sản từ sau hiệp định Genève 20/7/1954. Những người này, đã từng gói ghém những chiếc bát, chiếc áo cũ… để cho con, cháu, vì nghe “bác-đảng nói ở miềnNamđói khổ vô cùng”!
Và cũng từ đó, người dân của miền Bắc đã biết được đời sống tự do, no ấm của người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã hiểu được những trò tuyên truyền dối trá của đảng Cộng sản. Nhưng tiếc rằng, họ cũng chẳng biết làm gì hơn, mà chỉ biết phải cùng chung số phận!
Ba mươi bảy năm qua, người ta thường gọi là “chiến tranh đã chấm dứt”. Thế nhưng, tại sao trên quê hương Việt Nam vẫn có hàng ngàn công an, quân đội, mũ giáp, trang bị đầy đủ vũ khí trong lúc xông vào nhà cửa của người dân lương thiện tại Tiên Lãng, tại Văn Giang để đập phá, để đánh hội đồng những người dân hiền lành vô tội, khi trong tay của họ không hề có một vật gì khác ngoài tấm lòng tha thiết để bảo vệ miếng đất, thửa ruộng, mà đã do chính mồ hôi, nước mắt của họ đã đổ ra để khai phá?!
Những thảm cảnh, những oan khiên này đã xẩy ra, và sẽ con tiếp diễn ở bất cứ một nơi nào trên cả ba miền đất nước. Những nhà tù ở khắp nơi, khắp chốn luôn luôn sẵn sàng để nuốt trọn, có thể cho đến chết những người yêu nước chân chính đã và đang đấu tranh CHỐNG CỘNG THỰC SỰ, để giành lại quê hương, và giải cứu đồng bào thoát vòng nô lệ.
Những hình ảnh hoàn toàn trung thực ấy, đã hiển nhiên, mọi người đều biết; đặc biệt là những người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoài lại càng thấy, biết một cách rất rõ ràng hơn qua các trang mạng thông tin toàn cầu.
Thế nhưng, tại sao, mỗi năm đều có những người đã từng vỗ ngực, tự xưng mình là “chống cộng – đấu tranh”; song họ chẳng thiếu được những tháng ngày rong chơi, “du lịch”, để làm những “Việt kiều”, để sống vui chơi trên những mảnh đời đau khổ, nhục nhằn của đồng bào khốn khổ tại Việt Nam?!
Không một ai có thể phủ nhận rằng, trở về Quê Hương là những ước mơ luôn luôn ấp ủ trong mọi trái tim của những con dân nước Việt đang sống đời tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại. Ai cũng nhớ người thân, bằng hữu, cũng thương Quê Hương cả. Nhưng ngày trở về như thế nào, để thấy lòng mình thanh thản, để không bị người đời khinh rẻ, là những điều cần phải nghĩ tới, phải cân nhắc trước sau.
Riêng người viết bài này, kể từ phút giây nhìn thấy dãy Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, dần dần mờ xa theo những dòng nước mắt, rồi khuất hẳn khi con thuyền tách bến ra khơi, thì người viết đã đổ gục ngay xuống lòng thuyền, không thốt nổi nửa lời, vì biết mình đã thực sự rời xa đất nước thân yêu!!!
Kể từ giây phút ấy, cho đến tận bây giờ, trong tâm của mình không hề nguôi nỗi nhớ Quê Hương. Người viết đã thương và nhớ đến từng viên sỏi, từng ngọn cỏ của quê Hương. Có những đêm về trong những giấc mơ, người viết vẫn thấy từng khung góc ô kẻ của từng bậc tam cấp của con ngõ dài lát đá xanh của căn nhà xưa cũ; người viết luôn nhớ đến khóm trúc ở góc nhà, nhớ cả cây Thiên Mộc Lan, mà ngày xưa còn bé, là nơi mình thường ngồi tựa vào để nhìn những đàn bướm đủ sắc mầu, thường bay về tìm đậu trên các cành hoa Quy Điệp!!!
NHƯNG, tất cả những nỗi nhớ ấy, không làm sao khiến cho người viết có thể trở về khi những đồng bào ruột thịt của mình vẫn còn sống trong đau khổ; mà người viết đã tâm nguyện rằng, sẽ trở về khi trên Quê Hương Việt Nam đã không còn bóng cộng thù như một bài hát: Anh vẫn mơ một ngày về, như sau đây:
Anh vẫn mơ một ngày nào
quê dấu yêu không còn cộng thù

Trên con đường mòn, sau cơn mưa chiều,

Anh ôm đàn dìu em đi dưới trăng.
Ta đứng yên nghe rừng thì thầm.
Ta ngước trông sao trời thật gần.

Anh ôm cây đàn,

Anh buông tơ trầm.

Em ca bài mừng Quê Hương Thanh Bình.
Rồi bình minh tới anh đưa em về làng
Này bà con đón kìa anh em chào mừng

Thôn quê tưng bừng,

Muôn chim reo hò hát mừng người

vừa về sau chiến chinh.
Rồi hoàng hôn xuống ta say men rượu nồng
Họ hàng trong xóm thay nhau nhen lửa hồng

Sương giăng mịt mùng

Đêm sâu chập chùng xóa ngục tù xiềng gông bao năm.
Anh vẫn mơ một ngày nào anh với em chung tình bạc đầu.
Trên quê hương nghèo. Trong khu rừng già.

Trước mái nhà Cờ Vàng bay phất phơ.
Bên mái hiên ta ngồi chuyện trò.
Khoai nướng thơm hương tình ruộng đồng.

Con thơ ngoan hiền ê a đánh vần

“Vê en-Nờ” là Việt Nam kiêu hùng.
Rồi ngày con lớn con ca vang tình người
Hòa bình no ấm con ca vang tình đời

Thay cho Cha già

Suốt cuộc đời hòa lời ca đấu tranh.
Rồi ngày con lớn con đi xây cuộc đời
Màu Cờ Tổ Quốc con tô thêm rạng ngời

Quê Hương Thanh Bình

Muôn dân yên lành sống cuộc đời tự do muôn năm!!!
Ước mơ là như vậy, nhưng đáng buồn thay! bởi vì, cho đến hôm nay, ba mươi bảy năm dài đã trôi qua, mà con đường quang phục quê hương xem chừng vẫn còn đang mịt mờ, vẫn chưa thấy được một giải pháp nào hầu có thể rút ngắn con đường cứu nước, cứu dân đang trong cơn hoạn nạn tại quê nhà.
Và đó, là những điều đã khiến cho không phải riêng ai, mà chắc của nhiều người, khi nhìn thấy từng ngày những cảnh của công an Cộng sản lại càng tăng thêm những cuộc đàn áp vô cùng bạo ngược đối với đồng bào ruột thịt của chúng ta, là những nạn nhân trực tiếp, hiện đang phải sống dưới ách thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam.
Chính vì những lẽ ấy, mà người viết cứ thầm nghĩ rằng: Ba mươi bảy năm qua rồi, chúng ta “không thể ngồi yên, khi nước Việt đang ngả nghiêng, dân tộc ta sắp phải đắm chìm…”; chúng ta không thể chỉ có những bài viết, những vần thơ than mây khóc gió, kể lể những nỗi khổ đau, những nỗi nhung nhớ mãi, mà “phải đứng lên tự cứu”. Vì chính ngày nào đảng Cộng sản Việt Nam còn cướp và nắm giữ quyền cai trị đất nước trong tay, thì mối Hận ngày càng thêm chồng chất!!!
Không! Chúng ta phải biến đau thương thành những hành động thực tiễn; chúng ta những người Việt Nam đang sống đời tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại, hãy cùng nhau hướng về Quê Hương, để hỗ trợ cho những cuộc đấu tranh của đồng bào tại quốc nội, là khối lực lượng đang đối đầu trực tiếp với bạo quyền cộng sản Hà Nội, để xóa sạch cho đến tận gốc rễ của những nguyên nhân gây nên những tội ác và bất công, đó là đảng Cộng sản Việt Nam.
Pháp quốc, 30/4/2012
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Dân Việt tẩy chay thực phẩm Trung Quốc

Tác Giả: Người Việt   
Theo VTC News, các loại nước “cốt cam” Trung Quốc đầy vị ngọt, hương thơm vừa được khám phá rằng “ẩn chứa những hiểm họa khôn lường”.
VIỆT NAM (NV) - Việt Nam đang rộ lên dư luận tẩy chay hàng thực phẩm của Trung Quốc sản xuất từ trái cây khô cho đến nước giải khát vì có chứa hóa chất chết người.
Các loại trái cây sấy khô đầy dẫy ở các sạp chợ Sài Gòn. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Theo VTC News, các loại nước “cốt cam” Trung Quốc đầy vị ngọt, hương thơm vừa được khám phá rằng “ẩn chứa những hiểm họa khôn lường”.
Báo này dẫn lời của ông Tiến Sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Thực Phẩm thuộc trường Ðại Học Bách Khoa Hà Nội cho rằng các quán nước ở Hà Nội thường dùng nước “cốt cam” tức là loại nước trái cây “hương liệu” để pha chế thành nước uống.
VTC News cho biết loại nước cam này bán đầy ở phố Hàng Buồm cùng với nhiều loại “nước cốt” khác như cherry, dâu tây, bạc hà, dừa... đựng trong chai 600ml do Trung Quốc sản xuất.
Một chủ tiệm nói rằng với một chai nhỏ này có thể pha được 20 lít nước giải khát, nhờ vậy mà tiệm có lời, sống “lai rai”.
Một ông chủ tiệm khác cũng cho biết nếu bán một ly vắt từ trái cam sành thì giá lên tới 45,000 đồng mỗi ly, tương đương 2.2 đô. Còn pha chế bằng nước cốt cam “Made in China,” mỗi ly nước cam pha chế bán ra với giá 25 cent và như vậy là “một lời một”.
Cũng theo ông Tiến Sĩ Thịnh thì nước cốt cam xuất xứ từ Trung Quốc là loại hàng hóa “trôi nổi,” không có nhãn hiệu chứa nhiều loại hóa chất như màu thực phẩm, loại cho mùi thơm; chất nhũ hóa làm cho nước sền sệt cộng với đường hóa học cyclamate và hóa chất dùng để bảo quản.
Ông này cũng cho biết rằng loại đường hóa học cyclamate đã bị cấm sử dụng nhưng người bán vẫn cứ bán và chủ quán nước cứ mua lấy để pha vào nước giải khát bán thì không ai biết được.
Ông Thịnh còn xác nhận rằng các loại hóa chất độc hại nói trên chắc chắn sẽ gây ung thư cho người sử dụng lâu dài.
Tại Sài Gòn mới đây cũng rộ lên tin các loại trái cây khô như xí muội, đào khô, táo tàu Trung Quốc chứa nhiều hóa chất cực độc.
Theo báo Thanh Niên, nhiều đoàn kiểm soát đã được thành lập và tỏa đi một số chợ sáng ngày 27 tháng 4 tại Sài Gòn để xem xét xuất xứ của các loại trái cây khô.
Báo Thanh Niên cho biết, chợ Bà Chiểu bán đầy các loại táo tàu, hồng sấy, nho khô, mơ sấy... chứa trong các hũ thủy tinh nhưng không ghi xuất xứ cũng không có hạn sử dụng. Tuy nhiên, báo Thanh Niên cũng cho rằng con đường kiểm soát nghiêm ngặt dẫn tới việc cấm đoán, tịch thu các loại thực phẩm độc hại ở Việt Nam là “con đường gian khổ,” rất khó thực hiện.
Thực tế này trùng khớp với lời thú nhận của các ban điều hành các chợ Bà Chiểu, Thị Nghè, Tân Ðịnh... Các cán bộ này nói rằng họ chỉ có thể “nhắc nhở” chứ việc “bán món gì là quyền của giới chủ sạp, mà không ai có quyền can thiệp”.
Còn theo báo Tuổi Trẻ, dư luận ở Việt Nam đang chấn động vì tin chính quyền Trung Quốc thú nhận rằng hàng loạt trái cây sấy khô của họ như đào khô, xí muội, hồng khô... có chứa các hóa chất gây ung thư cho người sử dụng.
Các hóa chất này gồm chất tạo ngọt, chất tạo màu, chất tẩy trắng và chất bảo quản... nhiều gấp ba lần mức cho phép, đã được các công ty thực phẩm lớn của Hàng Châu là Siêu Ðạt, Linh Hâm và Bách Di sử dụng để sản xuất thực phẩm sấy khô.
Báo Tuổi Trẻ còn cho biết các loại sản phẩm gây chết người nói trên đang được bày bán ở nhiều chợ nổi tiếng tại Trung Quốc như Wal-Mart, Century Mart, Carrefour, Lai Y Phần ở Thượng Hải...
Báo Tuổi Trẻ cũng cho rằng các loại đào khô, táo khô, xí muội, mứt trái cây sấy khô... do Trung Quốc sản xuất cũng đang đầy dẫy ở các chợ “đầu mối” Bình Tây, An Ðông, Bến Thành, Bà Chiểu... tại Sài Gòn.
Nước cốt cam “Made in China” bán đầy ở phố Hàng Buồm, Hà Nội.
(Hình: Báo Thanh Niên)
 Các tiểu thương cho biết phần lớn các loại hàng hóa thực phẩm này không có nhãn hiệu, cũng không ghi nơi sản xuất, hạn sử dụng. Tuy nhiên, vì ham giá rẻ, dễ bán, lời nhiều mà hầu như tất cả tiểu thương đều nhập về để bán.
Một tiểu thương ở chợ Bình Tây xác nhận việc nhập cảng hàng sấy khô từ Trung Quốc bằng xe vừa nhanh, vừa gọn, chỉ mất một tuần lễ là hàng về tới Sài Gòn. Bà này cũng tiết lộ rằng xí muội và táo tàu bán rất chạy, với số lượng phân phối của cửa hàng bà lên đến hàng tạ mỗi ngày.
Bà còn xác nhận rằng các loại hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc được gọi là hàng “ba không” vì không có bao bì, nhãn hiệu; không ghi tên nhà sản xuất; không ghi hạn sử dụng, chưa kể không có hóa đơn và giấy bảo đảm phẩm chất.
Báo Tuổi Trẻ còn cho hay, một số quốc gia trên thế giới từ nhiều năm trước đã báo động về tỉ lệ chì quá cao trong xí muội của Trung Quốc và Ðài Loan sản xuất, đã khiến nhiều người sử dụng bị nhiễm độc chì. (P.L.)

Hồi tưởng lại chuyến đi Định Mệnh của tàu Trường Xuân

Tác Giả: Phạm Ngọc Lũy   
Tháng 11/1974, tàu Trường Xuân ra Hòn Khói lấy muối để chở đi Singapore.
Gió Đông Bắc thổi mạnh, lùa từng cơn gió giật vào vịnh, khiến những ghe nhỏ không thể cặp vào tầu để vợi muối. Số muối dự định chở sang Singapore phải bỏ lại đến 1 phần 3.
Tàu Trường Xuân rời Việt Nam đang lúc tình hình chiến sự nghiêm trọng. Giao kèo chuyên chở hàng hóa trong vùng Đông Nam Á đến hết tháng 6/75 mới có thể trở về Việt Nam. Tôi thật sự lo lắng miền Nam không thể đứng vững, vì đồng minh đã bỏ chạy, còn Bắc quân có cả một hậu phương rộng lớn: Trung Cộng và các nước trong khối Liên Xô. Trường Xuân đến Singapore, ghé Bangkok, rồi đi Phi Luật Tân... Hết Cebu đến Manila, qua Ternate Nam Dương rồi đến Balik Papan thuộc Borneo. Tình hình đất nước ngày một khẩn trương. Qua đài BBC, VOA, hết Quảng Trị, Đà Nẵng, Qui Nhơn, đến Nha Trang, miền Cao Nguyên Trung Phần rơi vào tay Cộng Sản. Quân đội miền Nam tiếp tục di tản, cảnh dân chạy loạn thật hỗn loạn, bi thảm. Những sà lan, những ghe thuyền chở đồng bào tị nạn từ miền Trung trôi dạt ngoài biển, không lương thực, không nước uống. Hình ảnh những bao rác đựng xác trẻ con đem từ các sà lan xếp thành hàng dài ngoài bãi biển Vũng Tàu cùng những hình ảnh bầy trẻ lạc cha mẹ trong các trại tị nạn đã gây nhiều bàng hoàng và xúc động mãnh liêt.
Tôi không phải là một sĩ quan trong quân đội cầm súng chống quân thù. Tôi là một nhà hàng hải, có thể giúp được gì cho Quê Hương, cho đồng bào trong cảnh khói lửa điêu linh này? Tôi rất muốn được giúp đồng bào tôi, được cùng chia xẻ với đồng bào trong giờ phút đau thương này. Ngồi trên con tàu cách xa quê hương ngàn dặm mà lòng tôi bồn chồn như lửa đốt...
Tôi cố hồi tưởng và viết lại những sự kiện đã giúp cho 3628 đồng bào chúng tôi bất chấp hiểm nguy, cùng nhau vượt biển khơi để tránh khỏi rơi vào tay Cộng Sản và đi tìm Tự Do. Sau đây là diễn tiến của nhiều việc đã đưa đến chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân. Những sự kiện mà sau này lúc ngẫm nghĩ lại thì tôi thấy dường như đã được sắp đặt một cách huyền diệu để đưa tàu Trường Xuân ra khơi, để thử thách mọi người trên tàu phải phấn đấu để đạt được niềm ước vọng quí giá là hai chữ Tự Do. Tàu Trường Xuân rời bến Kho Năm, Khánh Hội, Saigon hồi 1 giờ 25 phút trưa ngày 30/4/1975 sau khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, và quân Cộng sản tiến chiếm Saigon hồi 10 giờ sáng...
(1)Ngày 3/4/75, đài phát thanh Úc loan tin: “Quân đội Cộng sản còn cách Thủ đô Saigòn 60 cây số và đang tiến về Thủ đô không gặp sự kháng cự nào.” Tàu cặp bến Pare Pare, tôi loan tin trên cho thủy thủ đoàn. Tất cả đều muốn về với gia đình. Tàu Trường Xuân quyết định chỉ ghé Singapore lấy hàng rồi quay trở về Saigon.
(2)Lúc ghé Singapore, Cơ khí trưởng tàu Trường Xuân đi phố chơi, ăn nhậu say, khi về đến cổng thương cảng thì bị vấp ngã, bị thương ở đầu bất tỉnh nhân sự. Cảnh sát phải chở đi nhà thương điều trị. Tàu Trường Xuân về đến Saigon, Cơ khí trưởng xin tạm nghỉ việc để điều trị vết thương. Vị Cơ khí trưởng này thường phát biểu ý tưởng có nhiều thiện cảm với phe bên kia cho nên tôi nghĩ rằng nếu anh ta không gặp tai nạn thì đến ngày 30/4 chưa chắc anh ta đã chịu xuống tàu để di tản và đến giờ phút cuối cùng thì không dễ gì tìm được một người Cơ khí trưởng.
(3)Tàu Trường Xuân về đến Saigon ngày 17/4/75, cặp bến Thương cảng Khánh Hội gặp nước ròng nên tàu cặp bến quay lái (phía sau tàu) ra biển. Tàu đã đến hạn lên ụ để tu sửa đại kỳ hàng năm. Vì công xưởng hải quân bận việc nên tàu chỉ tu sửa những bộ phận cần thiết ngay tại bến thay vì nằm ụ cả tháng trời. Tàu lấy hàng 300 tấn sắt vụn, lấy 80 tấn dầu, 100 tấn nước ngọt và 10 bao gạo để chuẩn bị đi Manila. Tàu có thể khởi hành ngày 24/4/75 nhưng tôi nấn ná chưa khởi hành vì tình hình đất nước mỗi ngày một nghiêm trọng...
(4)Tôi xin Công Ty Vishipco tuyển dụng Cơ khí trưởng Lê Hồng Phi. Mãi đến sáng ngày 29/4/75 Công Ty mới chấp thuận cho Cơ khí trưởng Phi nhận việc.
(5)5 giờ chiều ngày 29/4/75, tôi xuống tàu không gặp Cơ khí trưởng Phi, và sĩ quan phụ tá cho biết là Phi đã về nhà đưa gia đình ra bến thương cảng để cùng di tản. Tôi dùng phấn viết lệnh rời bến lên bảng đen cho thủy thủ đoàn: “Tàu rời bến ngày 30/4/75 hồi 11:30 sáng.”
(6)6 giờ sáng 30/4/75, Trần Khắc Thuyên chở tôi ra tàu cùng với Phạm Trúc Lâm. Đường sang thương cảng Khánh Hội bị chắn nhiều khu phố. Sau khi quan sát tàu, Thuyên đưa tôi về nhà để hướng dẫn hai xe GMC chở khoảng 200 người gồm gia đình, thân nhân và bà con lối xóm, ra thương cảng...
(7)Bình thường trước khi tàu khởi hành, sĩ quan phụ tá phải cho thử tay lái trên đài chỉ huy để bảo đảm chạy tốt, và chính tôi cũng thân hành tự kiểm soát lại. Tuy nhiên sáng 30/4/75, tôi nhớ là đã tự nhủ phải đi kiểm soát lại tay lái xem có gì trục trặc không, nhưng tôi lại quyết định không thử tay lái vì bụng bảo dạ: “Giờ này mà còn đi lo những việc nhỏ... Cộng quân đã tiến vào Saigon rồi... Việc thử tay lái đã có sĩ quan phụ tá lo...” Rồi tôi lại tự trách sao lại đi lo những chuyện không đáng lo. Và thực ra không hiểu vì sao chính sĩ quan phụ tá lần đó cũng quên thử tay lái trước khi nhổ neo, vì nếu được biết trước tay lái đã bị hỏng hay bị phá hoại thì tôi đã không dám cho tàu rời bến.
(8)9 giờ sáng, Sĩ quan Vô tuyến điện Nguyễn Văn Diệt yêu cầu tôi ra cổng thương cảng để can thiệp với nhân viên cảnh sát gác cổng cho gia đình anh vào trong lên tàu để di tản. Ra đến cổng thì thấy đồng bào chạy nhớn nhác như một đại nạn đang ập đến. Không thấy gia đình, Diệt xin nghỉ ở lại tìm gia đình...
Một thủy thủ đoàn tối thiểu phải có Thuyền Trưởng, Cơ khí trưởng và Sĩ quan Vô tuyến, nhưng bây giờ Sĩ quan Vô tuyến đã xin ở lại. Tôi đành phải chấp thuận vì biết dù có ra lệnh buộc anh phải đi cũng chẳng được... (Ba năm sau anh Diệt di tản bằng thuyền, định cư ở vùng Virginia. Sau bị tai nạn xe cộ đã mất.)
Tôi buồn bã trở về tàu, trong lòng hoang mang lo ngại vì không biết tìm đâu ra một Sĩ quan Vô tuyến điện trong giờ phút này. Vừa về đến tàu thì gặp anh Nguyễn Ngọc Thanh, Sĩ quan Vô tuyến điện của một tàu khác đến xin nhận việc. Tôi mừng rỡ nhận lời ngay và thầm cảm ơn Trời Phật sao đã khéo léo xếp đặt. (Anh Nguyễn Ngọc Thanh đã mất tại Pháp quốc.)
(9)Khoảng 12 giờ trưa, dân cũng như quân ào ào đổ xuống tàu. Cầu thang để leo lên tàu đã bị gãy. Cơ khí trưởng Phi báo tin tàu có thể khởi hành và tôi ra lệnh khởi hành. Vừa mở giây buộc cho tàu tiến nhẹ, bẻ nhẹ tay lái sang phải, tàu chạy thẳng. Tay lái không ăn! Tàu ngừng chạy, cặp lại bến. Tôi mới nhận ra là tay lái đã bị hỏng. Hệ thống tay lái dùng dầu ép để điều khiển bánh lái, nhưng sau được biết hệ thống điều khiển bánh lái đã bị kẻ nào phá hoại trút dầu ra và cho nước vào. Thật là một sự kiện kinh hoàng đến choáng óc. Tôi đã thoáng nghĩ đến việc hủy bỏ chuyến đi... Cơ khí trưởng sau khi xem xét lại hệ thống lái, cho biết tay lái phòng hờ còn xử dụng được. Trong suốt cuộc đời làm Thuyền trưởng tôi chưa bao giờ phải xử dụng tay lái phòng hờ, mà bây giờ lại không có lấy được một người thủy thủ biết lái. Chưa biết đối phó với tình huống nan giải thì một người đứng gần đó tự nguyện nhận điều khiển tay lái phụ...
(10)Khoảng 13 giờ, nước bắt đầu lớn - thủy triều lên. Tôi cho mở giây ở phía lái tàu để tàu tự động xoay 180 độ trên sông, hướng mũi ra khơi... Ngay lúc tàu vừa rời bến, một cơn gió nhẹ thổi từ bờ đẩy tầu ra giữa sông. 13 giờ 25 tàu khởi hành. Từ đài chỉ huy, tôi ra lệnh lái tàu qua một ống loa dài chừng 20 thước dẫn đến người bẻ bánh lái ngồi trong một cái chòi ở phía sau tàu. Lúc đầu tôi ra lệnh sang phải 10 độ thì tàu lại hướng sang phía trái. Tôi chợt nhận ra ngay là núm điều khiển tay lái phụ chỉ ngược chiều với hướng tàu chạy. Bắt đầu từ đó, muốn tàu sang bên phải thì tôi lại ra lệnh ngược lại. Cứ thế mà đi trên sông.
(11)Đến khúc sông rộng, tàu đang chạy ngon trớn, bỗng Cơ khí trưởng hét lên qua ống loa: “Thuyền trưởng cho bỏ neo ngay! Phải ngừng máy đèn!” Ai bỏ neo bây giờ? Bỏ neo rồi làm sao kéo neo lên? Máy tàu ngưng, tàu vẫn chạy ngon trớn. Đầu óc rối như tơ vò! Nhưng lúc này cần phải bình tĩnh, không thể làm một quyết định sai lầm. Tôi biết rằng không thể bỏ neo ngay lúc này khi máy trên tàu bị hỏng và sẽ không dùng máy để kéo neo lên được. Cũng không thể để tàu chết máy nằm dọc bờ sông vì khi nước triều xuống thì tàu sẽ mắc cạn và tầu sẽ lật nghiêng. Cách còn lại duy nhất mà tàu có thể tự cứu vãn là tìm cách cho tàu lên cạn, mũi ghếch lên bờ, chân vịt chìm dưới nước. Chờ máy sửa xong thì tàu sẽ tự rút ra được.
Chiều xuống, tàu vẫn đâm mũi vào bờ chờ sửa máy. Hỏa châu của Cộng sản mừng thắng trận nổ vang rền, sáng rực khu Rừng Sát. Tàu không thể rút ra được vì không còn hơi ép cho nổ máy. Cái nguy căn bản nhất là không còn hơi ép để cho chạy máy đèn. Máy đèn chạy mới có thể có hơi ép làm nổ máy cái. Cơ khí trưởng Phi cho biết nhân viên châm dầu đã tự ý khóa hệ thống làm nguội máy đèn... Đây có thể là một hành động vô ý thức hay là phá hoại, nhưng tôi nghĩ bây giờ không phải là lúc xét xử và điều tra mà phải làm sao cứu vãn được con tàu. Tàu ở tình trạng hiểm nghèo. Tôi đã phải tự trấn an: “Cần bình tĩnh! Nếu tàu nằm mắc cạn ở đây chắc chắn Cộng sản sẽ bắt hết mọi người. Cùng lắm chúng xử bắn mình là cùng...” Tự nhủ như thế để tâm trí không bị rối loạn vì nếu làm những điều sai lầm trong giờ phút này là mất hết.
Tàu kéo Song An từ Vũng Tàu về đi ngang vào đúng lúc này. Nhiều người lên tiếng kêu cầu cứu nhưng Song An vẫn chạy thẳng. Trong lúc đó có một chiếc tàu Hải quân nhỏ chạy từ hướng Saigon đến. Tàu Hải quân thấy vậy bèn nổ một phát súng thị uy. Tiếng nổ ầm vang chấn dội lồng ngực, Song An quay trở lại. Sau nhiều lần cố gắng kéo tàu Trường Xuân giây kéo đều bị đứt. Đến gần tối thì nước lớn, Song An mới kéo được tàu Trường Xuân ra sông, rồi tiếp tục kéo cho mãi đến 8 giờ ngày 1/5/75 mới tới Vũng Tàu.
(12)Rút kinh nghiệm di tản từ miền Trung đã có bạo động trên những xà lan, cho nên tàu vừa rời bến Saigon, tôi đã kêu gọi thành lập Ban Trật tự và Ban Cứu thương. Nhờ sự tận tâm của Ban Trật tự nên không xảy ra bạo động. Nhờ Ban Cứu thương, đã có em bé sinh ra trên tàu, giữa biển cả, được mẹ tròn con vuông.
(13)Vừa tới hải phận quốc tế, lệnh hạ khí giới được triệt để tôn trọng.
Tàu khởi hành ra khơi mà tám cần trục kéo hàng vẫn chưa được hạ xuống. Thật là may mắn khi chúng ta gặp biển lặng và sóng êm. Nếu biển động những dây buộc cần trục sẽ bị đứt. Cần trục nặng cả tấn sẽ rớt xuống tàu và nhiều người có thể bị thương hay bị thiệt mạng vì tai nạn khủng khiếp này.
(14)Gần tối ngày 1/5/75, sau khi vớt được anh Vũ Văn Thụ, tôi cảm thấy yên tâm hơn. Tôi tin tưởng đồng bào đều chứng kiến việc làm đầy thiện chí, lo lắng cho sự an nguy của một nhân mạng, mà mọi người cũng sẽ từ bỏ lòng vị kỷ và nghĩ đến những người đồng cảnh ngộ với mình.
(15)Nhờ có Sĩ quan Vô tuyến gửi đi những tiếng kêu cầu cứu nên con tàu thiên thần Clara Maersk đã đến cứu và đưa chúng ta đến bến bờ Tự Do.
(16)Ngày 2/5/75, khi tất cả mọi người đã được chuyển sang tàu Clara Maersk an toàn thì một người từ phòng máy đi lên, thấy tôi vẫn đứng một mình trên đài chỉ huy. Lòng tôi vẫn luyến tiếc con tàu đã cứu bao nhiêu đồng bào và gia đình mặc dù họ đã phải trải qua những hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm. Thân hữu này nhìn tôi với cặp mắt thật buồn rồi nói: “Tôi vừa ở phòng máy lên, phòng máy đã ngập nước. Thuyền trưởng phải rời tàu ngay.” Nói xong anh lặng lẽ bước sang tàu Clara Maersk.
Tôi đã đi nhiều nơi và gặp nhiều thân hữu Trường Xuân, có để ý tìm gặp vị thân hữu này nhưng vẫn chưa tìm ra.
Hội Ngộ Trường Xuân 30 năm ở Houston vào đúng ngày 30/4/2005, tôi đã gặp Đại Úy Cơ khí trưởng Nguyễn Thế Phiệt, người đã tự nguyện xử dụng tay lái phụ.
Ngày 12/6/2006, tôi được gặp lại Trưởng Ban Lực Lượng Đặc Biệt Bùi Đăng Sự đi trên chiếc tàu Hải Quân nhỏ từ Saigon chạy ra. Anh đã bắn phát súng thị uy bằng súng phóng lựu M79, nên tàu Song An đã quay lại đưa 3628 người chúng ta ra khơi. Anh Sự và một số người trên tàu Hải quân đã lên tàu Trường Xuân trong lúc tàu Song An buộc dây kéo tàu Trường Xuân ra khỏi cạn.
34 năm đã trôi qua mà hình ảnh và diễn tiến chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi. Những sự kiện dường như đã được tiền định để cho tất cả chúng ta cùng gặp nhau trên con tàu để phải cùng phấn đấu và cùng đến được bến Tự Do.
Phạm Ngọc Lũy

Ba Mươi Tháng Tư

Một vài hình ảnh độc đáo về ngày Ba Mươi Tháng Tư






Cảm xúc ngày 30 tháng 4 hàng năm

Tác Giả: Nhà báo tự do Bùi Văn Phú   
Sáng 30-4. Cái mốc thời gian không quên trong đời tôi, và trong tim hàng triệu người Việt.


Lãnh đạo cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà ra lệnh cho binh sĩ buông súng. Miền Nam đầu hàng miền Bắc. Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn chấm dứt.
Các bài liên quanTượng đài tị nạn BrusselsCuộc chiến Việt NamNhân quyền VN nhìn từ CanadaChủ đề liên quanCuộc chiến Việt Nam
Nhưng lòng buồn nhiều hơn vui. Gia đình bỏ lại. Bạn bè lìa xa. Lênh đênh trên biển. Con tàu không máy rồi sẽ trôi dạt về đâu?


Mỗi năm hay ra biển vào cuối tháng Tư, nhìn về quê nhà mà lòng quặn đau. Mặt trời tháng Tư chầm chậm vàng úa rồi tắt, để lại những tiếng sóng, khi nhẹ nhàng, khi bồng bềnh, nổi trôi. Như thân phận cuộc đời.
Đứng trước biển nhớ bố mẹ và các em mà rơi nước mắt.
Nhớ bạn bè thân thương thuở còn học chung với nhau mà buồn hơn cả buổi chiều tàn.

 

Cảnh người vượt biên tìm tự do sau 1975
Nhớ những ngày lênh đênh không mái che. Nhớ nước muối cùng nắng ăn sạm da mặt. Mong chờ một cơn mưa giông gột rửa. Nhớ nắm cơm thùng phuy. Mơ được đến bến bờ.
Chiều ra biển nhớ về Subic Bay xanh cỏ. Nhớ bãi biển Guam đầy đá nhọn. Nhớ Camp Pendleton ở lều lính giữa đồi cỏ khô.
Đứng ở biển nhìn về San Francisco đêm rực rỡ ánh đèn nhớ Singapore của tháng 5-1975 khi con tàu đến đó. Không được lên bờ mà chỉ neo xa xa.
Chiều nhìn ra biển. Xa thẳm bên kia là quê nhà. Lòng thầm hát câu thương nhớ:
Sài Gòn ơi! Tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài Gòn ơi! Thôi đã hết thời gian tuyệt vời…
[Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt, nhạc Nam Lộc]
Nhìn qua biển rộng mà nghĩ mông lung. Quê nhà sau 30-4 thay đổi thế nào?
Hoà bình đến rồi sao những con người Việt Nam còn lao ra biển lớn bất chấp thủy thần, sóng dữ.
Ở bên nhà đôi tay ngà em vục bùn đen
Ở bên nhà đôi môi mềm thu vạn tủi oán
Ở bên này sống với ác mộng
Từng đêm ngày anh ra biển rộng…
[Ở bên nhà, nhạc Phạm Duy]

Mộ thuyền nhân Việt tử nạn trên biển Đông Nam Á

Đứng nhìn biển. Bên này thấp thoáng tàu vào bến cảng.
Bên kia thuyền vượt biển. Người thân, đồng bào đang trôi dạt về đâu.

Trời mong manh ôi đời lênh đênh
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn như tiếng Nam Mô…
[Lời kinh đêm, nhạc Việt Dzũng]
Chiều tháng Tư ra biển. Nhìn về quê nhà. Nơi chân trời như thấy có trại học tập cải tạo.
Như thấy các em đang lao động vinh quang.
Thấy thanh niên xuống đường càn quét văn hóa Mỹ ngụy.
Thấy công an xông vào đánh tư sản mại bản. Thấy bo bo, mì sợi.
Gửi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con quê hương quá đọa đầy…
Gửi về cho em kẹo bánh thơm ngon
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng…
[Chút quà cho quê hương, nhạc Việt Dzũng]
Bây giờ ra biển. Cuộc đời không còn nhiều nỗi buồn. Nhưng sẽ chẳng bao giờ vui. Nếu đó là ngày cuối tháng Tư.
Tác giả hiện dạy học và là một nhà báo tự do sống ở vùng Vịnh San Francisco. Bài viết thể hiện cảm nhận riêng của ông.

Hàn Quốc bắt giữ 9 thuỷ thủ Trung Quốc

(Dân trí) - Các thủy thủ Trung Quốc được trang bị gậy gộc và các vũ khí khác hôm nay đã làm thương 4 quan chức Hàn Quốc sau khi họ tiến hành kiểm tra vì nghi ngờ tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép. >>  Hàn Quốc kết án thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc 30 năm tù
 
Lực lượng bờ biển Hàn Quốc diễn tập chống đánh bắt trái phép gần Incheon năm 2008.
Lực lượng bờ biển Hàn Quốc đã bắt giữ 9 người Trung Quốc vì vụ tấn công nhằm vào 4 quan chức Hàn Quốc sau khi những người này lên con tàu 227 tấn tại Hoàng Hải gần đảo Heuksan.
Một quan chức đã bị ngã xuống biển sau khi bị tấn công bằng gây nhưng được giải cứu kịp thời, trong khi 3 người khác bị thương ở đầu, chân và tay. Họ đã được đưa bằng trực thăng tới một bệnh viện ở cảng Mokpo, tây nam Hàn Quốc.
“Các thuỷ thủ Trung Quốc đã bị bắt trong khi cố gắng chạy thoát. Họ đang bị đưa tới căn cứ của chúng tôi”, phát ngôn viên lực lượng bờ biển Hàn Quốc tại Mokpo nói.
Seoul đã hối thúc Bắc Kinh có hành động mạnh mẽ hơn đối với nạn đánh cá trái phép sau khi một thuyền trưởng Trung Quốc sát hại một sĩ quan lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc trong chiến dịch ngăn chặn đánh bắt trái phép hồi tháng 12 năm ngoái.
Thuyền trưởng đã bị kết án 30 năm tù hồi tháng này. 9 thủ thủ Trung Quốc khác cũng lĩnh các án tù từ 18 tháng đến 5 năm.
Đó là lần thứ 2 một thành viên của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc chết dưới tay của các ngư dân Trung Quốc trong chưa đầy 4 năm và vụ việc đã làm bùng phát thái độ giận dữ trong dư luận Hàn Quốc.
Hàn Quốc đã bắt giữ 475 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép hồi năm ngoái so với 370 tàu năm 2010.
Khi bị lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc chặn lại, các ngư dân Trung Quốc thường đáp trả với các ống thép và dao.
An BìnhTheo AFP

Hàn Quốc kết án thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc 30 năm tù
(Dân trí) - Một toà án Hàn Quốc hôm nay đã tuyên phạt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc 30 năm tù giam vì tội sát hại một sĩ quan của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc trong chiến dịch nhằm ngăn chặn đánh bắt trái phép hồi năm ngoái. >> Ngư dân Trung Quốc "đâm lính tuần dương Hàn Quốc", 1 người chết
 >> Hàn Quốc giận dữ, thuyền trưởng Trung Quốc đối mặt án giết người
 
Cheng khi bị bắt giữ hồi năm ngoái.
Ngoài mức án 30 năm tù, Cheng Dawei, 43 tuổi, cũng bị tuyên phạt 20 triệu won (17.540 USD) bởi toà án ở thành phố cảng Incheon, phía tây Hàn Quốc.
Cheng đã bị cáo buộc dùng dao đâm chết một sĩ quan Hàn Quốc và làm thương nặng một người khác hôm 12/12/2011, sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc vây bắt tàu của ông này khi đang đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế ở Hoàng Hải, ngoài khơi Incheon.
Đó là lần thứ 2 một thành viên của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc chết dưới tay của các ngư dân Trung Quốc trong chưa đầy 4 năm và vụ việc đã làm bùng phát thái độ giận dữ trong dư luận Hàn Quốc.
Seoul đã hối thúc Bắc Kinh có hành động mạnh mẽ hơn đối với việc đánh bắt trái phép và các nghị sĩ Hàn Quốc đang tìm kiếm sự trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với những người vi phạm.
Hiện chưa có thông tin chi tiết về bản án hay phán quyết đối với 9 thành viên thuỷ thủ đoàn của Cheng, những người cũng bị cáo buộc cản trở lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc.
Hàn Quốc đã công bố các kế hoạch nhằm chi 932,4 tỷ won (811 tỷ USD) trong giai đoạn 2012-2015 nhằm trang bị tốt hơn cho lực lượng bảo vệ bờ biển trong khuôn khổ chiến dịch truy quét nạn đánh bắt cá trái phép.
Hàn Quốc đã bắt giữ 475 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép hồi năm ngoái so với 370 tàu năm 2010.
An BìnhTheo AFP

Cô Đỗ Thị Kiều Oanh phát biểu trước toà đại sứ VC ở Canberra

 Biểu Tình Quốc Hận 2012 trước TĐS VC ở Canberra
28.04.2012



Cô Đỗ Thị Kiều Oanh - Phó Chủ Tịch CĐNVTD Queensland

Châu Đình An – Đêm Chôn Dầu Vượt Biển




“Anh phải bỏ đi, thắp lên ngọn lửa hy vọng. Anh phải bỏ đi để em còn sống..”

Châu Đình An - Chúng ta không quên đất nước đau thương của chúng ta, ngày càng tụt hậu về giá trị nhân phẩm. Chúng ta không thể nào quên đất nước thân yêu ngày càng kém cỏi về một xã hội gần như vô cảm, và thế hệ trẻ từ thể chất đến tinh thần bị băng hoại niềm tin. Do đâu mà ra nông nổi này, câu trả lời đã quá rõ, đồng bào miền Bắc đã rõ từ năm 1954, đồng bào miền Nam đã rõ từ năm 1975…  Tôi biết chắc rằng, chúng ta không thể nào quên quê nhà. Cũng như chúng ta không thể mặc áo ấm đi giữa mùa Đông đang khi có bao người giá lạnh… 

*
Sau khi miền Nam Việt Nam thất thủ 30 tháng Tư 1975, hai miền đất nước dưới sự cai trị theo đường lối quốc hữu hoá các tài sản tư nhân do chế độ cộng sản Việt Nam thực hiện. Ngành dầu khí không còn được phép kinh doanh cá thể, tất cả đều tập trung vào sự quản lý của đảng cầm quyền.
Với một chính sách kinh tế tập trung, sự sản xuất bị ngưng trệ, yếu kém, kèm theo kế hoạch triệt hạ và đánh tư sản, bày ra đổi tiền đang có của miền Nam thành tiền của miền Bắc với số tiền hạn chế, cộng thêm ngăn sông, cấm chợ khắp nơi. Các trại tập trung mệnh danh cải tạo mọc ra nhanh chóng, hằng trăm ngàn quân, cán, chính của miền Nam Việt Nam Cộng Hoà bị bắt đưa vào trại tập trung, đã tạo ra một tình cảnh bi thương, đau khổ với không khí ngột ngạt bao trùm cả nước. Rồi chiến tranh biên giới xảy ra với Tàu năm 1978, thêm cuộc chiến tranh với Campuchia khiến cho Việt Nam trong chế độ mới bị thế giới xa lánh, cô lập. Trước tình cảnh bi đát này, hằng triệu người đã liều chết vượt biển tìm tự do.
Nếu nhìn trên bản đồ thế giới, con đường vượt thoát nhiều nhất ra đi là biển Đông và biển Thái Lan, để hi vọng đến Hồng Kông, đến Phi Luật Tân, đến Mã Lai, ngoài ra rất ít người dùng đường bộ đến Thái Lan qua nước Campuchia.
Do vậy, cuộc hành trình vượt thoát bằng thuyền trên đại dương bao la, đã đánh động lương tri nhân loại. Thống kê cho biết một con số ước đoán có trên 500 ngàn người Việt đã vùi thây dưới lòng biển sâu trên đường tìm kiếm tự do. Do đâu, mà người dân Việt cầm chắc cái chết trong tay, khi đặt sinh mệnh mình trên những chiếc thuyền con nhỏ bé, hầu mong vượt qua biển cả mênh mông trước ba đào sóng dữ.
Chính sách kinh tế tập trung trong tay Đảng, do vậy tất cả xăng dầu bị tịch thu và quản lý, các cửa khẩu ra biển bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, ngành ngư nghiệp đánh bắt cá bị quốc doanh và các thuyền bè phải vào cái gọi là hợp tác xã, mỗi lần ngư dân ra biển để đánh bắt cá, phải khai trình và số lượng nhiên liệu được kiểm soát vừa đủ cho thời gian tàu thuyền chạy ra bao nhiêu hải lý, và vừa đủ để chạy trở vào sau bao nhiêu ngày được phép. Việc kiểm soát chặt chẽ này nhằm khống chế sự vượt biển tìm tự do của người dân Việt Nam.
Tôi đã tìm cách vượt biển sau khi từ trại cải tạo trở về. Vượt biển khó lắm, vì cần có ít nhất là 3 đến 5 lượng vàng, có chỗ còn phải trả cao hơn nữa. Nhưng tôi đã lấy công sức bằng cách tình nguyện mua dầu để đổi được chuyến đi. Dầu là nhiên liệu cần thiết cho chuyến hải hành, ít ai dám nhận việc mua dầu, vì nguy hiểm. Mua từ các tài xế bộ đội cộng sản Bắc Việt, và mua phải vào ban đêm. Vì các tổ hợp có ghe thuyền bị quản lý chặt chẽ, nhưng vẫn có những móc nối để chuyến vượt biển ra đi. Và cần nhất là nhiên liệu, dầu không thể chứa dưới khoang thuyền, vì ra cửa khẩu sẽ bị kiểm soát tìm thấy và bị bắt ngay, do vậy, dầu phải có và chứa ở một nơi, đó là chôn dưới lớp cát dọc bãi biển, và ban đêm, khi tàu ra khơi sẽ quay thuyền ngược lại để đào cát lên, lấy số dầu và ra đi.
Vì không có vàng, tôi xin nhận làm công mua dầu, gánh dầu ra bãi để chôn dấu. Qua sự giới thiệu của một người quen, tôi đến nhà ông Hai Khi, là chủ ghe của một hợp tác xã, vì bị trưng thu vào hợp tác xã, nhưng chủ ghe vẫn được dùng lại như là công nhân của nhà nước cộng sản để điều hành chiếc ghe đánh cá của mình. Quốc hữu hoá thật tinh vi, vì đã lấy tài sản của mình, lại còn bắt mình phải làm công lại. Ông Hai Khi là dân Nghệ An, di cư vào Nam năm 1954, hành nghề biển cả đời mình. Tôi được ông giao tiền chỉ đủ mua cho từng đêm số dầu cần phải có. Và ông hứa là, tôi sẽ được có mặt trên chiếc ghe của ông khi có đủ dầu.
Mỗi đêm, tôi nằm thoai thoải dưới quốc lộ 1, (con đường từ Nam ra Bắc) ở làng Hộ Diêm, thị xã Phan Rang Tỉnh Ninh Thuận. Mỗi khi có ánh đèn xe Molotova (loại quân xa của quân đội miền Bắc) chiếu từ xa, là tôi nhảy lên đứng cạnh lề đường, tay đưa can dầu bằng nhựa lên cao, tay kia đưa ống hút dầu vẫy lia lịa để tài xế xe thấy mình muốn mua dầu. Các tài xế cán binh cộng sản rất thích bán dầu để lấy thêm tiền tiêu xài, vì lương lính của họ rất ít. Dừng lại, nhảy xuống xe họ hét lớn: “tiền đâu”, trao tiền nhanh, họ lấy can đựng dầu đặt xuống đất, thọc ống hút vào bình xăng dầu của xe, và tôi kê mồm hút cho dầu chảy vào can đựng. Vì sợ bị bắt gặp, người mua và kẻ bán đều lo sợ, do vậy họ thường hối thúc “nhanh lên, đủ rồi”. Mỗi lần hút dầu từ thùng xe, dầu bắn đầy mặt tôi, áo quần hôi mùi dầu nồng nặc, đã thế dầu còn vào cuống họng làm tôi muốn ói mửa, lảo đảo vì bị nhức đầu.
Cứ như thế suốt đêm, từ 12 giờ khuya “hành nghề” cho đến 3 giờ sáng, là tôi và một người bạn thân (tên Đại) phải gánh dầu ra bãi biển để chôn dấu. Mỗi can dầu chứa được 20 lít, gánh hai can là 40 lít, và hai người gánh được 80 lít cho mỗi đêm. Một chiếc ghe muốn đi từ cửa biển Tân An, Phan Rang đến đảo Palawan Phi Luật Tân, cần phải có đủ 600 lít dầu, và mua khoảng 10 ngày là có đủ dầu để bắt đầu cho chuyến vượt biển. Nhưng bạn ơi! Nhiều lúc mua dầu, chôn dầu xong thì phải chờ ghe, và xui xẻo, bãi dầu của mình bị phát hiện, bị đánh cắp, bị tịch thu. Rồi phải làm lại từ đầu.
Nhớ lại gánh dầu ra biển, tôi đã phải gánh 40 lít dầu nặng trĩu trên thân thể ốm yếu, còm cõi để băng qua một đám ruộng dài. Hộ Diêm là một làng nông, đa phần dân công giáo, và các thửa ruộng nằm sát quốc lộ 1. Tôi phải chật vật, khéo léo để các thùng dầu không bị vỡ mỗi lần té xuống, chỉ vì đường bờ ruộng quanh co, nhỏ bé, vừa đủ cho một người đi, mà lại đi trong đêm tối đen, thỉnh thoảng bị sụp lỗ ruộng, là cái lỗ thông qua các ruộng lúa với nhau. Con đường ruộng khó đi trong đêm tối, lại phải đi thật nhẹ để không gây tiếng động, vì sợ bất trắc xảy ra, nếu có ánh đèn pin quét lên là họ sẽ tri hô mình đi ăn trộm lúa, và mình sẽ bị bắt, tống giam trong tù ngục xã hội chủ nghĩa vì âm mưu vượt biển.
Nhưng cuộc vượt biển lại bất thành, vì dầu bị ai đó lấy mất. Sau này, tôi được Thái Thu Cúc, một cô bạn gái quen trong các chuyến vượt biển trước bất thành, đã giúp tôi ra đi từ cầu Xóm Bóng Nha Trang ngày 16 tháng 5, 1980.
Chuyến tàu vượt biển Châu Đình An có dấu X đứng giữa tàu. Hình chụp từ Tàu của Tây Đức Melbourn Express chụp trước khi vớt lên giữa biển khơi. Hình được Tây Đức tặng cho các thuyền nhân chuyến tàu mang tên 992.
Ghe vượt biển của tôi được Tàu Melbourn Express của Tây Đức vớt giữa biển khơi sau 3 đêm 4 ngày lênh đênh giữa sóng dữ và suýt chìm. Họ gửi chúng tôi tạm trú tại trại tị nạn Hồng Kông, chính nơi này, tôi đã viết ca khúc Đêm Chôn Dầu Vượt Biển.
Sau khi vớt lên trên sân tàu Tây Đức. Châu Đình An dấu X đứng bìa góc trái
Nhớ lại những lần gánh dầu ra biển, rồi chôn dầu trong đêm tối, bài hát đã trải lòng:“đêm nay anh gánh dầu ra biển, anh chôn. Anh chôn, chôn hết cả những gì của yêu thương. Anh chôn, chôn mối tình chúng mình. Gởi lại em, trăm nhớ ngàn thương…”. Tôi nghĩ đến Cúc, và viết cho nàng, dù Cúc giúp tôi thành công vượt biển, nhưng Cúc đã không may mắn, nàng kẹt lại từ đó cho đến bây giờ.
Tháng tư đến mỗi năm, hằng triệu triệu người Việt Nam trong và ngoài nước không thể quên nỗi kinh hoàng, hụt hẫng, đau đớn vì sự thay đổi tất cả của con người và đất nước chúng ta. Viết bài này hôm nay đã 37 năm trôi qua, đã 37 tháng tư dài trong một đời người.
Chúng ta không quên đất nước đau thương của chúng ta, ngày càng tụt hậu về giá trị nhân phẩm. Chúng ta không thể nào quên đất nước thân yêu ngày càng kém cỏi về một xã hội gần như vô cảm, và thế hệ trẻ từ thể chất đến tinh thần bị băng hoại niềm tin. Do đâu mà ra nông nổi này, câu trả lời đã quá rõ, đồng bào miền Bắc đã rõ từ năm 1954, đồng bào miền Nam đã rõ từ năm 1975.
Từ “đêm chôn dầu vượt biển” cho đến bến bờ tự do ngày hôm nay, người Việt hải ngoại lúc nào cũng canh cánh trong lòng nỗi thương nhớ về non sông, xứ sở mình. 37 năm dài đã ổn định cuộc sống, con cái học thành tài, một thế hệ tiếp nối chuyển mình với biết bao hy sinh, biết bao nỗ lực, kiên nhẫn để vượt qua khó khăn. Chúng ta đã tìm đủ mọi cách để vượt thoát ra khỏi bóng tối chủ nghĩa xã hội, kể cả biết có thể mình phải chết, thì sẽ có ngày chúng ta trở về với ánh sáng tự do dân chủ thực sự qua nỗ lực tìm đủ mọi cách đấu tranh cho nhân quyền nơi xứ người.
“Anh phải bỏ đi, thắp lên ngọn lửa hy vọng. Anh phải bỏ đi để em còn sống..” 
Dù sao, tôi cũng đã tâm niệm khi viết xuống, để hẹn ngày trở lại của một nước Việt Nam dân chủ, tự do thực sự. Tôi biết chắc rằng, chúng ta không thể nào quên quê nhà. Cũng như chúng ta không thể mặc áo ấm đi giữa mùa Đông đang khi có bao người giá lạnh…
Hò ơi! Tạm biệt nước non.. 

Suy nghĩ - Hạ Minh


Suy nghĩ

Hạ Minh (Bạn đọc Danlambao) - Trước sự kiện nhà nước bắn pháo bông nhân ngày 30/4
Xé toạc bầu trời
Xanh xanh, đỏ đỏ
Như cố tình xé toạc vết thương nhiều năm đang khép dở 
Hết cơ hội rồi ư?
Sao cứ phải ngày này

Cái ngày mà hàng vạn người đi 
Hàng vạn người nằm xuống
Bao nhiêu người bỏ xứ
Bao nhiêu người chung thân?

Trên bao nhiêu nước mắt, trên bao nhiêu nụ cười
Trên tiếng thét hả hê, trên cái nhìn phách lối 
Vòng hào quang ảm đạm.
Mấy ai chờ

Sao không mở lòng một chút bao dung 
Sao cứ phải hằm hè nhau mãi thế
Vết thương cứ xé hoài thì lành đâu có dễ
Làm sao trách được người 
Chẳng chịu ngồi chung

Không phải hàng triệu niềm vui, hàng triệu nỗi buồn 
Mà nỗi đau trùm lên tất cả
Máu không máu người dưng, xương không xương người lạ
Kẻ chiến thắng ngậm nỗi đau gấp cả trăm lần 
Chiếm được thành không chiếm được lòng dân

Lung linh chỉ ở trên trời
Mà cái đói thì dằn xuống chiếu 
Kẻ ngồi trên cao làm sao hiểu
Mãi ngửa lên đâu cúi xuống mặt đường

Hãy nhìn xem, còn không 
Còn không những đau thương
Hay hớm gì chuyện xanh xanh, đỏ đỏ
Kẻ ăn xin không còn trên đường phố 
Kẻ ăn xin tồn tại mỗi con người

Trên trời vẫn chớp lóe
Vầng trăng chết cô liêu 
Mắt người như tối lại
Đêm nay sương xuống nhiều.

Đôi dép tháng tư - Nguyễn Bá Chổi

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, hắn “được Cách Mạng khoan hồng nhân đạo tập trung để bảo vệ tính mạng cho, vì nếu để ở ngoài sẽ bị nhân dân trả thù”. Huyện Củng Sơn thuộc tỉnh Tuy Hòa là vùng hoạt động của “Cách Mạng” trước 75. Lúc mới “nhập môn” giữa vùng rừng núi này, mỗi lần đi ra ngoài “học tập lao động để sau này trở về không còn bóc lột như thời Mỹ Ngụy nữa, mà biết tự mình làm ra của cải vật chất hầu nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội”, hắn nơm nớp sợ đồng bào địa phương có tiếng là dân Cách Mạng, sẽ trả thù (thù gì thì hắn không biết), nếu họ bắt gặp và nhận ra hắn là “ngụy quân.”

Một hôm, trên đường đi “lao động là vinh quang” ngang qua khu chợ, có mấy người dân chạy theo đoàn tù binh. Hắn lo lo; đang lúc chuẩn bị tinh thần chịu trận “nhân dân trả thù” thì có người dí vào túi áo hắn gói thuốc lá Sông Cầu. Đó là một nhân dân hoàn toàn xa lạ. Hắn sửng sờ, chưa kịp nói lời cảm ơn thì người đàn bà ân nhân đã lách vội vào đám đông như tìm đường chạy trốn. Từ đó về sau, nhiều người trong đám tù và hắn lâu lâu lại được “nhân dân trả thù” như thế; khi cục đường mía, lúc miếng kẹo lạc.

Lại một hôm, đám tù được thả lỏng phân tán mạnh ai nấy tự đi tìm... cỏ tranh để cắt (về lợp nhà). Hắn được một phụ nữ quần áo vá đùm vá đụp mặt hốc hác, chạy đến trước mặt, mắt dáo dác ngó trước ngó sau một vòng rồi dí vào tay cho cái bánh ú làm bằng bột củ sắn mì với nhân hột mít. Chị ta nói,” Anh ăn cho đỡ đói. Bây giờ chúng tôi mới hiểu ra..., và thương các anh quá”.

Không thấy “nhân dân trả thù” mà chỉ gặp nhân dân “thương các anh quá”, nhưng Cách Mạng vẫn nhất quyết tiếp tục “bảo vệ tính mạng cho Ngụy quân ngụy quyền, những kẻ có tội với nhân dân mà lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, lấy sạch nước Biển Đồng làm mực cũng tả không xiết”. Tháng lại tháng. Năm qua năm. Đêm đêm nằm nêm cối đến ngộp thở trong những dãy nhà được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai xen kẽ lớp xương rồng rồi lớp mìn bẩy, lớp hầm chông. Ngày ngày đi ra ngoài làm đủ thứ công việc của người tù khổ sai. Khi đi lẫn lúc về, đoàn tù binh phải dừng lại nơi cổng ra vào để lính gác đếm. Đi, đếm rất mau; về, vừa đếm vừa khám xét khắp người tù xem có lận theo trong túi áo thắt lưng con cóc con nhái, con rắn con rít, hay cọng rau nạm cỏ (như cỏ sam heo ăn được là tù ăn được)... gọi chung là những thứ “cải thiện linh tinh” bị cấm ngặt, nên trong khi chờ đợi, cứ phải ứa gan với cái bảng đỏ to tổ chảng trước mặt treo vắt ngang giữa hai cái lô cốt chằm chằm hai bên cửa ra vào, có hàng chữ màu vàng khè “KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” phía trên hàng chữ “TRẠI CẢI TẠO A30” . Mỗi lần như thế, hắn lại hình dung ra cảnh tú bà cho treo trước cửa nhà chứa của mụ, cái băng trắng chữ đỏ “Chữ Trinh đáng giá ngàn vàng”.

“Ngày như lá tháng như mây”, chỉ là với thế giới bên ngoài. Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Hắn thường bày tỏ rằng, nhờ Ơn Trên phù hộ hắn mới qua khỏi hơn 2500 cái "thiên thu tại ngoại”, để có ngày được “Cách mạng khoan hồng” cấp cho tờ “Giấy Ra trại”. Trên đường về với gia đình tận vùng Cao Nguyên, hắn phải ghé lại Nha Trang để chờ mua vé xe cho chặng đường cuối. Hắn đi lang thang để nhìn lại cảnh cũ người xưa nơi thành phố mà hắn đã qua nhiều thời kỳ gắn bó. Thuở nhỏ “du học”; lớn đi thi Tú Tài; mấy tháng học Không Trợ tại Trường Không Quân, và những lần “quá cảnh” trên đường đi đi về vê. Người thiếu nữ đầu tiên đi qua đời hắn cũng từ bãi thùy dương cát trắng này. Nha Trang đã là một phần đời hắn. 

Hắn đi ngang quầy bán thuốc lá lẻ bên lề đường Nguyễn Hoàng. Bổng dưng hắn nhớ và thèm một điếu thuốc CAPSTAN ngày nào. Sau khi tính nhẩm và chắc chắn số tiền Trại cải tạo cấp cho theo tiêu chuẩn nhà nước làm “của ăn đi đường” còn đủ để mua được hai điếu thuốc lá Song Long (hắn biết giá thuốc vì Trại thỉnh thoảng có mua giùm cho những ai có tiền cần mua), hắn mạnh bạo tiến đến phía quầy bán thuốc. Đã gần bảy năm, nay hắn mới được thấy lại nụ cười chào khách của những người bán thuốc lá bên đường mà trước kia hắn thường gặp. Hắn hân hoan như vừa tìm lại được một điều gì quý hóa đã mất từ lâu lắm. Nhưng bỗng dưng hắn chưng hửng khi thấy mặt cô gái bỗng nhiên tối sầm lại và tỏ vẻ dửng dưng với khách. Hắn ngạc nhiên trước thái độ thay đổi đột ngột của cô gái. Hắn kiểm điểm lại mình, và đinh ninh mình không hề có cử chỉ khiếm nhã nào hay nói năng gì khác ngoài lời hỏi mua thuốc lá. Hắn sực nhớ lúc nãy cô gái có liếc mắt xuống đôi chân hắn. Hắn chợt thoáng “lý đoán” ra nguyên nhân. Nhìn thẳng vào mặt cô bán thuốc, với vẻ nghiêm trang, hắn nói: 

“Anh vừa từ trại Cải tạo ra, đang trên đường về, nên đành phải mang đôi dép này.”. 

Khi hắn vừa mới nói đến “Anh vừa từ trại cải tạo ra”, cặp mắt cô gái sáng lên và đôi má cô ửng hồng, nhếch lên để lộ ra cái núm đồng tiền. Hình như cô muốn nói điều gì mà không cất lên được. Cô luống cuống lấy trong hộc ra gói thuốc Hoa Mai còn nguyên rồi bằng hai tay đưa lên sát ngực hắn, với ánh mắt thương cảm trìu mến : 

“Anh cầm lấy, em biếu anh. Rất tiếc không còn thuốc trước 75.” 

Hắn đã bỏ hút thuốc từ lâu, nhưng vẫn nhớ mãi gói thuốc của ba mươi năm về trước. Mỗi tháng Tư về, hắn lại càng thấy món nợ hắn mắc mỗi to hơn. Không phải nợ cái gói thuốc lá cô gái biếu. Nhưng là nợ chính cuộc đời cô mà hắn đã không bảo vệ được. Để ít ra cô khỏi phải nhìn thấy những đôi dép Tháng Tư. 
Powered By Blogger