Saturday, March 31, 2012

Người Việt kỳ thị người Việt


Người Việt kỳ thị người Việt

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Hoa mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu “Việt kiều” 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người “gốc Việt” nên không có… giá cao!Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Thành Hồ, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thứ ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít “Yes, sir” và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành Hồ. Trong một bữa “nhậu”, ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ “hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình” giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng “Sir”, tức là “ngài”. Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và… không nói gì cả!Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại viếng thăm và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo tài tử ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, … anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là “anh em XHCN” của Việt Nam mấy năm trước đây!Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là “người Việt Nam”, thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô… bán hoa mà cũng… đối với người Việt Nam như vậy!Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội “theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc” thì mệt lắm!Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là “trí thức”, thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ “da trắng’ và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người “da trắng”. Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện “đẳng cấp” của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại “đẳng cấp” man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường “quốc tế” như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người “da trắng” của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ “quí tộc” Việt vô cùng… quái đản!Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ! Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ “tha hương” – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!

Khánh HưngTác giả gửi trực tiếp cho BVN.

CÔ BÙI THỊ THÀNH ĐANG CẤP CỨU‏


Nhận tin khẩn, lúc khoảng 10h sáng nay, 31/3/2012 tôi đến thăm chấp sự HT. Chuồng Bò, cô giáo Bùi Thị Thành bị tai nạn giao thông, cấp cứu ở BV Thống Nhất, Đồng Nai. Cô Thành lái xe Honda chở cô Mai đi thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu để thăm nhà bạn là cô Lê Thị Kim Thu, dân oan.

Vùng này thuộc chiến khu D xưa, nay là khu hồ thủy điện Trị An. Đi đến khúc cua gần sông Mây, cô bị xe ô tô cùng chiều ép ngã, rồi xe ô tô chạy luôn. Cô Thành và cô Mai bị thương, cô Thành nặng hơn. Lúc tôi tới BV, cô Thành còn nhận ra tôi, nhưng sau đó ói mửa. Nhân viên y tế đang chăm sóc. Tôi chụp ảnh, mới biết ở đây cấm và bị bắt, nhưng Chúa ra tay che chở nên về an toàn.

Vậy tôi kính nhờ các cơ quan truyền thông loan tin với mong ước mọi người xa, gần cầu nguyện cho cô Bùi Thị Thành.

Xin được nói rõ thêm, cô Thành gần đây được an ninh chăm sóc rất cẩn thận, chốt canh mới giải giáp hôm thứ tư tuần này, vì cô thường đi đòi nhà đất và thăm viếng con cái Chúa gặp nạn.

Hình tôi chụp cô Thành lúc 10h sáng nay tại BV Thống Nhất, Đồng nai. Hiện chị em đang lo xe chuyển cô lên chợ Rẫy, vì bị thương rất nặng.

Nguyện Đức Chúa Jesus Christ chữa lành cho cô Thành, cô Mai và xin Chúa cũng ban phước lành cho anh tài xế tông xe cô Thành nhận biết sự yêu thương, tha thứ của Chúa.

TÔN VINH ĐỨC CHÚA TRỜI

Saigon, lúc 13h 09 ngày 31/3/2012

Mục sư Thân Văn Trường

Nhà bác Khánh,Trâm bị bao vây

Bác Trâm (cạnh Bùi Thị Minh Hằng) trong đội ngũ biểu tình =>>>

22h02 hôm nay, Bác Khánh ở số 51 ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, phường Cầu Dền gọi điện khẩn báo cho tôi biết, nhà bác hiện đang bị công an bao vây. Cửa chính hiện có 4,5 công an án ngữ, không cho bác ra khỏi nhà

Chiều nay, bác ra khỏi nhà bằng lối sau. Đi được một đoạn thì có một tốp ngăn bác lại trong đó có thượng úy Bùi Văn Hải là công an phường Cầu Dền ngăn bác lại bảo: Bác không được đi đâu cả.

Bác Khánh và vợ là bác Trâm là những biểu tình viên tích cực trong đợt biểu tình Mùa Hè 2011

Được biết từ đầu tháng 3 có thông tin trên nhiều trang mạng phát đi “Lời kêu gọi tổng biểu tình của dân oan trên toàn quốc” nhân danh các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên Phong và Đại đoàn Đồng Bằng trong 2 ngày: ngày mai (26/3) và ngày 27/3/2012.

Mấy hôm nay, một số anh em biểu tình nhận được giấy mời làm việc hoặc mời đi uống nước. Bản thân tôi cũng đã được hỏi thăm và được cho biết, người ta bảo tôi sẽ tham gia trong 2 ngày tới.

Sau đó tôi nhiều lần gọi điện lại cho bác Khánh để hỏi chi tiết nhưng không được.

Bạn đọc nào quan tâm đến tình hình bác Khánh, cỏ thể liên lạc với bác qua số máy sau:

01675694263.

Nhưng hiện giờ (23h05) vẫn chưa liên lạc được.

NguyenTuongThuy’s blog

Cập nhật lúc 12h04: liên lạc được với bác Khánh, tình hình hai bác vẫn bị chốt chặn như thế. Một chiếc SH áp chặn sát cửa không cho ai ra, khoảng một chục người đang ngồi canh ở quán nước đối diện nhà hai bác.

16h52: Thông tin từ cộng tác viên: nhà bác Khánh – Trâm vẫn bị chốt chặn.Không liên lạc được với bác.

Bác Khánh thông báo: 16h hôm nay 27/3/2012, chốt chặn nhà bác đã được tháo dỡ. Bác cảm ơn truyền thông đã đưa tin về tình cảnh nhà bác, chỉ còn một nỗi nhà bác vẫn bị cắt điện đang phải dùng nến.

____________________________________________________

Nhà bác Khánh, Trâm tiếp tục bị chặn

Sau đợt nhà bác Khánh – Trâm bị chính quyền, công an chặn trong hai ngày 26-27/3/2012, 20h25 hôm qua, 30/3 bác cho biết nhà bác tiếp tục bị chặn từ lúc 18 giờ . Họ chèn một chiếc xe máy ở ngoài cửa và ngồi canh.
Không rõ việc canh chặn nhà hai bác vì lý do, nhằm mục đích gì. Việc khống chế hai bác tạo nên tâm lý hoảng sợ, lo lắng cho hai bác.
Vợ chồng bác năm nay đã 77 tuổi, nhà chỉ có hai vợ chồng ở với nhau. Hiện nay, hai bác không thể ra khỏi nhà, kể cả việc đi chợ mua đồ ăn.
Hiện nay, 9h41′ bác cho biết họ vẫn tiếp tục chặn như thế.
Đây là hành động ngang ngược, vô pháp luật, vô nhân đạo cần được công luận lên án.
10h11′ ngày 31/3/2012
Nguyễn Tường Thụy

Ý kiến về việc gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn tiếp tục bị sách nhiễu

Lê Diễn Đức – Ông Huỳnh Ngọc Tuấn, cùng hai con Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu cho biết ngày 29/3/2012 đã nhận được từ UBND tỉnh Quảng Nam 3 quyết định cưỡng chế, sẽ thực hiện sau 10 ngày nữa (kể từ ngày 29/3/2012).

Quyết định ngày 19/3 do ông Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang ký, ghi lý do không xem xét giải quyết đơn khiếu nại vì ba người “không cung cấp được chứng cứ, không hợp tác với đoàn Thanh tra tỉnh và không viết đơn khiếu nại riêng”.

Quyết định cưỡng chế ký ngày 21/3, cho hay người ta sẽ thực hiện cưỡng chế xử phạt gia đình ông 270 triệu đồng bằng biện pháp trừ vào tiền trong tài khoản ngân hàng và kê biên tài sản.

Tôi không biết ông Tuấn và hai con phải “cung cấp chứng cớ” gì ngoài việc họ đã viết trong đơn khiếu nại rằng, những bài viết của họ là quan điểm của họ trước thời cuộc, nằm trong khuôn khổ cho phép của điều 69 Hiến Pháp nước CHXHCN VN, cũng như công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền mà nước CHXHCN VN đã cam kết thực hiện.

Họ đã tiếp đoàn thanh tra tại nhà, tranh luận thắng thắn và khẳng định họ không vi phạm pháp luật. Vậy hợp tác theo định nghĩa của UBND Quảng Nam là gì? Cúi đầu mặc nhiên chấp nhận mọi áp đặt của Thanh tra?

Ba cha con đang sống với nhau, bị quy kết cùng một vi phạm, viết khiếu nại chung là trái luật? Luật gì kỳ lạ và phi lý như vậy?

Họ sẽ làm gì nữa với gia đình ông Tuấn khi mà những thứ gọi là có giá trị nhất của một gia đình nghèo như máy vi tính, máy in, điện thoại đã bị tịch thu; chút ít tiền được bà con hải ngoại giúp đỡ thì bị mất cắp; họ không có tiền tại ngân hàng; không có nhà phải ở nhờ; và cuộc sống bị phong toả không thể mưu sinh bình thường?

Có chế độ nào bất nhân, tàn ác với dân nghèo lương thiện như thế này không

Nguồn: Facebook Lê Diễn Đức

THIẾT LẬP CÁC Quẻ DỊCH sau Quẻ PHỤC (nội tình VN – 2012) Thử ĐỐI CHIẾU với SẤM KÝ TRẠNG TRÌNH.



Trong bài đăng “Hiện Trạng Nội tình VN – Quẻ PHỤC” (*), tôi đã lấy thi hứng của Nguyễn Du (thời gian ông ngọa bệnh) viết về Quẻ Phục

“An đắc huyền quan minh nguyệt hiện

Dương quang hạ chiếu phá quần âm”

Mà ứng dụng vào nội tình VN:

-Trăng tỏ chiếu minh

Ánh sáng dọi xuống xua đuổi Bóng Tối .

Bóng tối là hiện trạng: Đất đai quốc gia – đất liền&biển đảo&tài nguyên và thổ cư & ruộng đất của người Dân bị cưỡng chế tịch thâu để đem bán, đổi chác cho tư bản ngoại nhân bao năm qua, dưới sự cầm quyền của đảng csvn …Cái “bóng tối này” phải bị xua tan thì Đất Nước mới có thể hồi phục được.

Một thành viên FB đã gợi ý “từ Quẻ PHỤC chiêm được, thử nghiệm xem tương lai ?” và “nếu lại trùng hợp với các câu sấm Trạng Trình” thì sao?

-Sấm ký – tôi không dám lạm bàn. Nhưng từ quẻ Phục với tiến trình Dịch Lý – từ hào thấp nhất của Nội quái (Trong và cũng biểu tượng cho quần chúng) của thuần KHÔN (Đất -cũng tượng cho Tiểu nhân – Âm nhu) tiến dần lên và đổi thành Dương cương rồi lên các hào của Ngoại quái (Ngoài và cũng biểu tượng nhà cầm quyền và thế giới bên ngoài) thì ta cũng có được những ý nghĩa cùa các QUỂ.

Rồi đem đối chiếu với câu sấm mà đại chúng đã truyền tụng từ nhiều năm – nhiều lần …biết đâu giúp thêm sự sáng tỏ của các Quẻ (?). Đó là câu sấm “LONG vĩ XÀ đầu khởi chiến…” – “MÃ đề DƯƠNG cước anh hùng tận” và “THÂN – DẬU niên lai kiến Thái Bình”.

*

1) Từ thuần Khôn ta nghiệm được Quẻ Địa Lôi PHỤC.

Phục là phục hồi…quyền lợi, sức mạnh và của cải…với hào thấp nhất của nội quái (ví như tiện Dân) từ Ăm nhu chuyển thành Dương cương (phải chăng là tiếng súng hoa cải của Đoàn Văn Vươn?)

Phục cũng biểu tượng cho tháng 11 (của năm Mão) và thật sự mạnh mẽ vào cuối năm THÌN -2012(LONG vĩ)

2) Từ quẻ Phục tiến lên là Quẻ Địa Trạch LÂM.

Lâm là tiếp tục tiến tới.

Lâm cũng biểu tượng cho Tháng 12 năm Nhâm Thìn sang đầu năm Quý TỴ – 2013 (Xà đầu)

*=> “Long vĩ Xà đầu khởi chiến…” Hiểu như thế – chưa hẳn là khiên cưỡng mà lại phù hợp là đàng khác.

3) Từ quẻ Lâm tiến lên là Quẻ Địa Thiên THÁI.

Đến đây đã hoàn tất chuyển nội quái từ Âm Nhu thành Dương cương. Dương cương chỉ người thiện hảo (xưa gọi là quân tử). Do đó Thái nghĩa là thông thuận nên lời truyện đã nói thêm “Tiểu nhân đang tiêu mòn”.

Thái cũng tượng cho Tháng Giêng của năm Giáp NGỌ – 2014

4) Từ quẻ Thái tiến lên ngoại quái (Trên hay Ngoài) là Quẻ Lôi Thiên ĐẠI TRÁNG.

Đại tráng là Lớn mạnh như “sấm vang động lên đến cả trời”.

Đồng thời tượng cho Tháng Hai của năm Ất MÙI – 2015

*=>”Mã đề Dương cước anh hùng tận”. Cộng Sản thường tự nhận là (chủ nghĩa) Anh Hùng.

Ta nghĩ tới “tiên tri của Trần Dần : csvn sụp đổ hoàn toàn nằm 2014. csTau trong năm 2015.

5) Từ quẻ Đại Tráng tiến lên là Quẻ Trạch Thiên QUẢI.

Quải nghĩa là Quyết liệt: (Quần chúng) phải quyết liệt Tuyên Cáo các TỘI ÁC trước Công Luận. Và đối ngoại (Ngoại quái là đơn quái Đoài = Thuận hòa) là Hòa hảo.

Quải cũng tượng Tháng 3 năm Bính THÂN – 2016

6) Từ Quải tiến tới ta được Quẻ Thuần CÀN.

Thuần Càn tượng cho Tháng 4 năm Đinh DẬU – 2017

Thuần Càn là quẻ tốt nhất trong 64 quẻ. Ta đã qua một tiến trình từ Thuần KHÔN rồi trở về Thuần CÀN bằng các tác động, tiến lên, chuyển đổi… của NHÂN (các quẻ Phục, Lâm…Đại Tráng, Quải) yếu tố quan trọng trong TAM TÀI – Thiên Địa Nhân. Thuần Càn là Bình An Vô Sự / Khổng Tử.

*=>”Thân Dậu niên lai kiến Thái Bình”: Hoàn toàn phù hợp với câu sấm vĩ của cụ Trạng Trình.

Nguồn: Facebook Son Tran

(*) HIỆN TRẠNG NỘI TÌNH VN – QUẺ PHỤC (?)

Từ quẽ Khôn – ĐỊA (Đất)

Khi nào Hào Âm – tận cùng Nội quái – chuyển thành Dương

tượng trưng (mở đầu việc) Lãnh đạo Quần chúng VN xuất hiện

thì…

“Trăng tỏ chiếu minh và

Ánh sáng dọi xuống xua đuổi Bóng Tối (csvn)” (!)

*

TƯƠNG QUAN GIỮA TRUYỆN KIỀU VÀ KINH DỊCH

“An đắc huyền quan minh nguyệt hiện

Dương quang hạ chiếu phá quần âm”

(Nguyễn Du)

Chuyển ngữ:

“Ước gì vầng trăng sáng xuất hiện ngay trước cửa

Ánh sáng dọi xuống xua đuổi mọi bóng tối”.

(Nguyễn Huệ Chi)

*

…”đây là cách chơi chữ của Nguyễn Du. Câu này Nguyễn Du ám chỉ quẻ Phục:

-Quẻ Phục trong Kinh Dịch ghép bởi hai quẻ đơn: quẻ Khôn-Địa có 3 hào âm; quẻ Chấn-Lôi có 2 hào âm và một hào dương, thành ra quẻ Địa-Lôi-Phục có 5 hào âm ở trên và một hào dương ở dưới cùng. Phục là hồi phục…

-Theo Dịch lý mọi vật đến cùng cực thì biến đổi, quẻ Thuần-Khôn có 6 hào âm nghĩa là đã đi đến cùng cực, lúc đó một hào dương sẽ xuất hiện ở dưới cùng (vị trí hào sơ) biến đổi quẻ Thuần-Khôn thành quẻ Địa-Lôi-Phục (nghĩa của Quẻ: PHỤC HỒI HANH THÔNG)

- sau đó dương sẽ lần lượt tiến lên thay thế hào âm ở các vị trí hào 2, 3, 4, 5, 6. Khi âm bị thay thế hoàn toàn đó là đến thời quẻ Càn, thuần dương (nghĩa của Quẻ: BÌNH AN VÔ SỰ)

-dương đến cùng cực thì sẽ biến đổi, một hào âm sẽ xuất hiện ở dưới đổi quẻ Càn thành quẻ Cấu”

(nghĩa của Quẻ: Âm-Dương hội ngộ – vạn vật nhờ đó SINH TRƯỞNG/Khổng Tử)

Nguồn: Nguyễn Thiếu Dũng- (anviettoancau.net/)

Chuyện Lạ Việt Cộng: Máy bay chở khách “hạ cánh” trên cầu Vĩnh Tuy

Chiếc máy bay có ghi chữ Hàng không Việt Nam khiến nhiều người hiểu lầm là máy bay của Vietnam Airlines.

DanTri: Chiều tối qua, 30/3, trên Cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) xuất hiện một chiếc máy bay dân dụng cỡ nhỏ. Rất người dân hiếu kỳ dừng lại xem và đồn đoán khả năng máy bay chở khách gặp sự cố phải hạ cánh khẩn cấp.

Chiếc chuyên cơ dân dụng cỡ nhỏ, đậu ngay ngắn trên cầu có dòng chữ “Hàng không Việt Nam”, loại IL-14 và mất phần đuôi, trên phủ bạt.

Sự xuất hiện của chiếc máy bay này trên cầu Vĩnh Tuy đã gây tò mò với không ít người đi đường. Cầu Vĩnh Tuy xảy ra ùn tắc cục bộ, do người dân hiếu kỳ đứng xem máy bay.

Ngay sau khi chiếc máy bay xuất hiện trên cầu Vĩnh Tuy, trên nhiều diễn đàn mạng đã xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng máy bay chở khách gặp sự cố phải hạ cánh khẩn cấp trên Cầu Vĩnh Tuy và đã có người bị thương nặng. Thậm chí có người còn đoán rằng chiếc máy bay phải hạ cánh này là của Vietnam Airlines.

Tuy nhiên, báo Quân đội Nhân dân và báo điện tử Infonet cho hay, đây là chiếc máy bay IL-14 trước đây từng chở Bác Hồ, trước nay do Trung đoàn bay 98 thuộc Quân chủng Phòng không không quân quản lý, gìn giữ. Đến nay, chiếc máy bay này nằm trong kế hoạch được đưa về bảo quản, trưng bày tại Bảo tàng quân đội.

Trên đường vận chuyển qua khu vực cầu Vĩnh Tuy, một số người dân nhìn thấy đã hiểu lầm là máy bay chở khách dân sự gặp sự cố phải hạ cánh.

Phó Chủ tịch Uỷ Ban An Toàn Giao Thông nói gì về thu lệ phí

Phó Chủ tịch UB An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp.

Dân trí

-Dư luận những ngày qua dành nhiều quan tâm đối với đề xuất thu phí lưu hành đối với phương tiện tham gia giao thông của Bộ GTVT. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện người đi đường đã gánh quá nhiều loại thuế, phí. Thêm loại phí này là nhà nước đang đổ gánh nặng trách nhiệm quản lý cho người dân?

Nói đổ hay không cần phải xem xét. Mọi quyết sách hiện nay để đảm bảo ATGT là liên quan đến người tham gia giao thông, tức các giải pháp đều là cho người dân. Đúng là hiện nay có nhiều loại phí, lệ phí. Hiện Thủ tướng mới ban hành quỹ bảo trì đường bộ và Bộ GTVT đang đề xuất phí lưu hành (xét về bản chất phải gọi là phí hạn chế phương tiện cá nhân).

Theo thống kê, cả nước hiện có 37 triệu phương tiện, trong đó có 2 triệu ô tô, 35 triệu xe máy. Với dân số gần 90 triệu người thì Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu dân cao bậc nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Phải có lộ trình giảm xe máy, với Hà Nội, TPHCM phải cấm hẳn. Đây là lộ trình bắt buộc phải làm, 10-15 năm nữa phải cấm được xe máy, phải thông báo trước cho người dân, người dân cũng cần chia sẻ, ủng hộ.

Phí bảo trì đường bộ phải thu vì hiện ta đang phải đầu tư rất lớn, nhà nước chỉ lo được mức 17 triệu đồng/km, không đủ để trả lương công nhân, chưa nói đến nguyên liệu, máy móc. Người tham gia giao thông nhất thiết phải đóng phí này. Còn phí hạn chế phương tiện cá nhân thì sẽ đánh vào đúng người lưu hành ở khu vực cần hạn chế phương tiện.

-Nhưng thực tế ở các đô thị lớn, người dân hiện vẫn chưa có phương tiện công cộng để thay thế phương tiện cá nhân. Nếu nhà nước vẫn cố áp phí, người dân cũng chỉ có cách chấp nhận đi với mức chi trả cao như vậy thôi, và việc này sẽ kéo theo áp lực tăng giá, lạm phát?

Vậy nên chúng ta mới phải nói là thực hiện việc này có lộ trình. Trước mắt, phí vào trung tâm nội đô, phí hạn chế phương tiện cá nhân thì vẫn phải thực hiện ngay. Song song với đó, Hà Nội, TPHCM phải đồng thời đầu tư, phát triển phương tiện công cộng. Vừa qua, Thủ tướng cũng đã phê chuẩn chiến lược phát triển vận tải hành khách công cộng, giao cho các tỉnh thành làm.

Nếu không tiến hành thu phí để hạn chế phương tiện ngay thì với tốc độ tăng như hiện nay, chỉ 3 năm nữa, Hà Nội, TPHCM sẽ không còn chỗ để xe chứ không nói chỗ để đi nữa. Đúng ra loại phí này phải thu từ cách đây 10 năm. Nếu làm từ thời điểm đó thì đến giờ 2 thành phố lớn nhất cả nước đã không ùn tắc như thế này.

-Nhiều ý kiến vẫn cho rằng thu phí như này là làm ngược quy trình, đáng ra phải lo phương tiện thay thế trước rồi mới có thể hạn chế phương tiện cá nhân?

Thực tế đúng ra hạ tầng phải đồng bộ với việc hạn chế phương tiện. Nhưng tất cả những việc này phải làm cùng lúc, không thể nói cái nào trước cái nào sau. Nói thu phí nhưng hạ tầng cứ để thế, phương tiện vận tải công cộng cũng không đầu tư phát triển thêm thì không đúng. Hà Nội, TPHCM đã đang đầu tư, mỗi thành phố sẽ mua thêm 1000 xe buýt. Bộ Tài chính cũng đã quyết định giảm thuế để nhập xe buýt về.

2 thành phố cũng sẽ triển khai ngay trong 2012 loại hình xe buýt nhỏ để người dân từ trục nhỏ ra trục lớn, hình thành mạng lưới xe buýt. Còn tàu điện ngầm, tàu điện trên cao cũng đang triển khai nhưng chưa thể hình thành ngay trong ngày một ngày hai được.

-Nhưng 3 – 5 năm nữa phương tiện vận tải công cộng chắc vẫn chưa thể cải thiện mà nhà nước vẫn áp thuế, phí như vậy sẽ chỉ làm khó cho dân, có đạt được mục tiêu đề ra?

Trước khi Bộ GTVT đề xuất thu loại phí này, mọi người cũng đã kêu thuế cao phí nhiều nhưng rồi số đầu phương tiện vẫn tăng 15%/năm, ngay cả khi Hà Nội, TPHCM đã ùn tắc như này. Nếu không tăng thêm biện pháp hạn chế thì chỉ 3 năm nữa số phương tiện sẽ tăng gần gấp đôi bây giờ. 2 thành phố lớn sẽ phải tiến tới cấm xe máy nhưng việc này cần xin ý kiến người dân để có kế hoạch phù hợp.

Nhu cầu của người dân là chính đáng. Nhà nước chỉ đưa ra giải pháp để hạn chế, đảm bảo để việc điều tiết có tác động đến những thành phố lớn trong vấn đề kiềm chế tai nạn và ùn tắc. Tính bình quân hiện nay, ở các thành phố, mỗi gia đình đã có tối thiếu 2 xe máy. Hôm trước tôi nhận được 1 tin nhắn hỏi “Nhà tôi sau khi mua ô tô thì còn 3 chiếc xe máy, để đấy thôi, không đi đến thì sao bắt tôi nộp phí” hoặc một người khác lại hỏi “Nhà tôi có 4 ô tô, mỗi chiếc nộp mấy chục triệu/năm làm sao chúng tôi chịu được”. Đó là thực tế. Câu chuyện hiện nay với Hà Nội, TPHCM khi thu phí hạn chế phương tiện là phải lo được phương tiện đi lại khác cho người dân.

-Như ông nói, đó là tâm lý có thật. Ông sẽ trả lời sao khi nhiều người nói rằng đã mất tiền đóng phí thì chủ phương tiện sẽ đi lại nhiều hơn, sẽ khai thác tối đa. Như vậy mục tiêu giảm ủn tắc có đạt được?

Thì cứ để người ta đi, nếu có nhu cầu. Chúng ta có cấm việc đi lại đâu, chỉ cần nộp phí. Như gia đình tôi cũng có 1 ô tô nhưng chỉ dùng để về quê chứ có đi lại hàng ngày đâu. Đi làm hàng ngày tôi cũng vẫn dùng phương tiện công cộng hoặc đi xe máy thôi.

Phí hạn chế phương tiện chắc chắn sẽ có tác dụng. Tôi không tin đánh phí mà mức tăng phương tiện vẫn không giảm. Người dân có nhu cầu vẫn phải đi lại nhưng lúc đó sẽ buộc phải lựa chọn phương tiện hợp lý nhất, tuyến đường thích hợp nhất, thậm chí phải đi bộ. Khoảng cách 500m-1km từ nhà ra chợ hiện hầu hết mọi người vẫn leo lên xe máy để rồi tối về lại đi bộ 1-2 km tập thể dục thì rất vô lý. Tới đây vỉa hè thông thoáng sẽ khuyến khích người dân đi bộ.

-Vấn đề đặt ra ở đây là Bộ GTVT đề xuất một công cụ điều tiết nhưng phương án, cách thức thực hiện lại không hợp lý, khả thi?

Đúng là các loại phí này, theo nguyên tắc thì đi nhiều thu nhiều, đi ít thu ít, lăn bánh mới thu nhưng hiện ta chưa đủ điều kiện để thu phí theo cách đó. Ví như mỗi xe có một con chip, chủ xe có tài khoản, việc thu phí thực hiện tự động thì đơn giản nhưng đầu tư như vậy tổn phí cho xã hội rất lớn, chi phí lắp chip vào xe thậm chí còn lớn hơn nhiều lần số tiền phí thu được. Vậy nên trước mắt vẫn phải thu trên đầu phương tiện.

P.Thảo

Du Học Sinh TQ Đi Toàn Cầu Bóp Méo: Biển Đông Của TQ; Các gia đình ngư dân Việt tính bán nhà để nộp TQ cứu thân nhân về



SAIGON (VB) — Trong khi ngư dân Việt dự định bán nhà để nộp tiền cứu người thân đang bị Trung Quốc giam trở về, chính phủ Bắc Kinh có một độc chiêu mới: huấn luyện du học sinh TQ trong khi du học khắp thế giới trình bày các tài liệu đã bị bóp méo cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền Hoa Lục.

Bản tin báo Dân Việt hôm Thứ Sáu có nhan đề “Ngư dân bị Trung Quốc bắt: Bán nhà chuộc người thân” ghi nhận:
“…“Chúng tôi định bán nhà để nộp 70.000 nhân dân tệ tiền chuộc như yêu cầu của phía Trung Quốc” – chị Lê Thị Phúc, vợ thuyền trưởng Trần Hiền (32 tuổi, ở Lý Sơn, Quảng Ngãi) nghẹn ngào nói…

…Được biết, tàu ông Trần Hiền bị bắt khi đang hành nghề lặn bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Tin dữ do thuyền trưởng Trần Hiền báo về cho vợ là chị Lê Thị Phúc. Chị Phúc kể lại, ngày 12.3, anh Hiền điện thoại về nhà báo tin bị Trung Quốc bắt giam giữ tại đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) từ ngày 3.3.

Trung Quốc yêu cầu nộp 70.000 NDT (khoảng 230 triệu đồng) tiền chuộc thì mới thả về. Từ khi nghe tin đó, chị Phúc và 10 gia đình ngư dân trên tàu anh Hiền hoang mang trước số tiền quá lớn. Không biết vay mượn ở đâu số tiền này được, chị Phúc phải tính kế bán nhà.

Cùng bị Trung Quốc bắt giam lần này còn có 10 ngư dân trên tàu QNg – 66101 do ông Bùi Thu (48 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn) làm thuyền trưởng. Phía Trung Quốc cũng ra “giá cho tự do” của 10 ngư dân tàu này là 70.000 NDT như tàu ông Hiền. Gia đình của những ngư dân này cũng hoang mang, không biết tìm đâu ra tiền để cứu ngư dân về…”

Khoản tiền 70.000 NDT cho mỗi ngư dân là tương đương 11.000 đôla Mỹ mỗi ngư dân phải nộp cho TQ.

Trong khi đó, báo Thanh Niên có bài viết của nhà văn Kim Trí, nhan đề “Không thể chậm trễ,” ghi nhận chiến lược mới của Trung Quốc là đưa du học sinh thành các “sử gia bóp méo Biển Đông” nhằm đầu độc dư luận thế giới.

Bài này trích:

“Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc…

Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã “tranh thủ” giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: “Hoàng Sa, Trường Sa là của VN”…

Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách… bỏ cơm.

Trên đây là câu chuyện có thật, được một học sinh VN tại Mỹ kể lại.

Chúng ta không thể chê con cái chúng ta chậm, thực tế là người lớn chúng ta chậm, hay nói đúng ra là quá chậm.”

Hiển nhiên là độc chiêu, khi TQ biến lực lượng du học sinh đóng vai trò “sử gia Biển Đông” vì quyền lợi riêng của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán. Trong khi đó, du học sinh VN chỉ biết bỏ cơm thôi.

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_15-2_4-190101/

VIẾT CHO THÁNG TƯ ĐEN: HỒ CHÍ MINH-MỘT SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ

Kính thưa quý vị,

Tất cả các nước theo chế độ cộng sản đều thêu dệt rất nhiều huyền thoại về lãnh tụ của họ, biến lãnh tụ của họ thành thần, thành thánh chứ không còn là những con người trần phàm nữa, đó vừa là cách thức tốt nhất của cộng sản để mị dân rằng chủ nghĩa cộng sản là thiên đường ở hạ giới, vì lẽ đó mà lãnh tụ minh triết của họ đã lựa chọn, và ấy là lựa chọn duy nhất đúng đắn. Đó lại vừa là cái phao để những người cộng sản bám víu vào mà tồn tại. Đó là lý do tại sao hầu hết các lãnh tụ cộng sản sau khi qua đời đều được lủ thuộc hạ ướp xác để lưu giữ như lưu giữ báu vật, bởi người cộng sản tin rằng chế độ cộng sản của họ sẽ được tồn tại song hành với xác ướp của lãnh tụ của họ.
Cho dù thế giới đã có đủ bằng chứng để kết luận rằng các lãnh tụ cộng sản là những tội đồ của nhân loại phạm tội ác chống lại loài người. Điều này cũng không là một ngoại lệ đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt nam. Vì vậy mà khi Hồ Chí Minh qua đời, đảng và nhà nước cộng sản Việt nam đã cho moi gan, móc ruột bỏ đi rồi phơi khô và nhồi bông vào bụng và đầu tư hàng tỷ đô la để xây lăng rồi đưa vào đó trưng bày và tiếp tục thêu dệt huyền thoại, tiếp tục tuyên truyền cho dân chúng của họ bằng vô số những huyền thoại về tấm gương đạo đức, khiêm tốn, giản dị và một lòng vì nước vì dân của lãnh tụ của họ, đến nỗi gần như cả miền Bắc Việt nam đều tin rằng Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt nam, là một người yêu nước thương nòi, đã hy sinh cả đời riêng để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, và hầu như cả nhân dân Miền Bắc đều sùng bái Hồ Chí Minh như một vị thánh, như một vị cha già dân tộc, trong khi đó đối với hầu hết nhân dân miền nam thì Hồ Chí Minh chỉ là một Bố Già Dâm Tặc, một tội đồ dân tộc bán nước hại dân, một sát thủ đầu mưng mủ, một tên đồ tể đã ra tay diệt chủng nhiều lần, không phải chỉ với những người mà chúng quy là địa chủ cường hào mà ngay cả đối với những người yêu nước, đối với các chí sỹ cách mạng.

Ngay từ giữa thập niên 20s, trước khi thành lập đảng cộng sản Đông dương thì chính tên sát thủ đầu mưng mủ Hồ Chí Minh đã ra tay thanh trừng các đồng chí của mình, chỉ điểm cho mật thám của Pháp bắt bớ để thâu tóm quyền lực mà nạn nhân của các cuộc thanh trừng đó không ai khác hơn là những đồng chí vẫn ngày đêm sát cánh với Hồ Chí Minh như Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Tùng Mậu… Và một trong những cuộc thanh trừng nội bộ để lại điều tiếng ô nhục nhất của Hồ Chí Minh đó là y bán đứng cụ Phan Bội Châu, một chí sỹ cách mạng, một bạn đồng môn của bố mình, cho mật thám của Pháp để cụ bị Pháp bắt vào ngày 01 tháng 7 năm 1925 khi cụ Phan từ Hàng Châu đến Thượng Hải, để lấy một vạn đồng tiền thưởng và cũng để từ đó những người hoạt động cách mạng ở Trung Hoa thiếu người lãnh đạo, phải ngã về theo Lý Thụy, tức Hồ Chí Minh: Thật là ô nhục cho tên sát thủ đầu mưng mủ “Hồ Chí Minh, đúng là cẩu phụ sinh cẩu tử”.

Một trong những khẩu hiệu mà Hồ Chí Minh đắc ý nhất là “đoàn kết, đoàn kế, đại đoàn kết”, nhưng thực chất đoàn kết kiểu Hồ Chí Minh là tiêu diệt tiêu diệt tất cả mọi thành phần bất đồng chính kiến bằng mọi giá để tranh giành quyền lực: Với chủ trương đó, Hồ Chí Minh đã giết hại và thủ tiêu vô số người yêu nước không đi theo chủ trương đường lối của Việt Minh. Những tên tuổi lớn của đất nước đều bị Hồ Chí Minh giết hại như các Cụ Phạm Quỳnh (1945), Ngô Ðình Khôi (1945), Tạ Thu Thâu (1945), Bùi Quang Chiêu (1945), Phan Văn Hùm (1945), Trương Tử Anh (1946), Huỳnh Phú Sổ (1947), Khái Hưng (1947)… Hồ Chí Minh thủ tiêu tất cả những ai có thể tranh quyền với đảng cộng sản, từ trung ương, ở các thành phố lớn, đến những đơn vị nhỏ nhất ở các làng xã bất chấp họ có vai trò gì đối với sự hưng vong của tổ quốc, của giống nòi, vậy thì thử hỏi Hồ Chí Minh có thực sự là một người yêu nước hay chỉ là một tội đồ dân tộc, một sát thủ đầu mưng mủ?

Ngay cả cái chết đói của 2 triệu đồng bào Bắc Kỳ vào tháng 3 năm Ất Dậu 1945 cũng là do tội ác của Hồ Chí Minh với chính sách tiêu khổ kháng chiến.

Trong cải cách ruộng đất ở Miền Bắc từ năm 1953 đến 1956, cũng chính Hồ Chí Minh sang Moscow và Bắc Kinh để nhận chỉ thị của Stalin và Mao Trạch Đông, và sau đó cũng chính Hồ Chí Minh đã cử hàng ngàn cán bộ cộng sản sang Bắc Kinh để học tập đường lối cả cải cách ruộng đất và đấu tố của Trung Cộng cũng như quán triệt quan điểm “TRÍ, PHÚ ĐỊA HÀO ĐÀO TẬN GỐC, TRỐC TẬN NGỌN” với lối phân loại thành phân địa chủ phú nông theo kiểu cách rất là Hồ Chí Minh, chẵng hạn: “Đội Cải cách Ruộng đất ra mắt làng xã, và tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c) trung nông cứng: sở hữu 1 con bò, 1 con lợn, 1 đàn gà; (d) trung nông vừa – sở hữu 1 con lợn, 1 đàn gà; (e) trung nông yếu – sở hữu 1 đàn gà hay không có gì cả; (f) bần nông; (g) cố nông. Gia đình có 2 con lợn đã có thể gọi là phú nông. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% dân số nông thôn và các đoàn và đội cải cách đều cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc, gọi là “kích thành phần”. Tất cả các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ như nói trên được đội cải cách phân loại thêm một lần nữa thành (a1) Địa chủ gian ác; (a2) Địa chủ thường; (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác bị đội cải cách bắt ngay lập tức và quản thúc để sẳn sàng đưa ra đấu tố và hành quyết tại chổ.

Khẩu hiệu là “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” nhưng Hồ Chí Minh cũng đã chủ trương phân rẽ con người ngay từ hoạt động cải cách ruộng đất và đấu tố phú nông, địa chủ cường hào bằng hình thức Học tập tố khổ, lùng bắt địa chủ theo hình thức rất Hồ Chí Minh: Các bần nông, cố nông, “chuỗi”, “rễ” được đội cải cách cho học lớp tố khổ do họ mở, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Sau khi học qua lớp tố khổ nhiều bi kịch xảy ra: con tố cha, vợ tố chồng… Du kích và cốt cán cải cách ruộng đất tìm bắt địa chủ, việt gian, thậm chí họ “vác súng vào thành phố lùng bắt địa chủ và con cái địa chủ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước”. Kết quả của cuộc cải cách ruộng đất và đấu tố này đã khiến cho hơn 150.000 nông dân Bắc Kỳ bị hành quyết tại chổ và cũng khoảng 150.000 nông dân khác cũng bị bắt giam và bổ đói cho đến chết chỉ vì họ sở hữu hai con lợn và một đàn gà… Nhưng có lẽ vụ đấu tố thể hiện rỏ ràng nhất bản chất của Hồ Chí Minh là vụ đấu tố cụ Phan Bội Châu: “Trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền bắc năm 1955, đội cải cách địa phương đã qui tội Cụ Phan thuộc thành phần giai cấp địa chủ theo lối tam đoạn luận, nghĩa là cụ Phan đỗ đạt cao, mà học cao thì phải giàu mà đã giàu là địa chủ. Cũng may Cụ đã chết từ lâu nên thay vì lôi ra đấu tố, Hồ Chí Minh lệnh cho đội cải cách lấy bức ảnh của Cụ đang treo trên bàn thờ xuống đặt ở chuồng trâu.”: Qua những sự việc đó, kính mong quý vị thử suy xét lại, xem Hồ Chí Minh có đúng là “một lãnh tụ cả đời vì nước vì dân” hay chỉ là một tội đồ dân tộc, một sát thủ đầu mưng mủ?

Ngay cả cuộc chiến tranh Quốc-Cộng giữa hai miền Nam-Bắc, thực chất là một cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản, mà chế độ cộng sản Bắc Việt vinh danh là “cuộc chiến tranh thần thánh”, thì hàng triệu thanh niên Việt nam cả hai miền Nam-Bắc phải bỏ mạng khi tham gia vào cuộc chiến, bởi chính Hồ Chí Minh đã xúi dục trẻ con ăn cứt gà bằng câu nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, với câu nói đó, Hồ Chí Minh đã giáo dục cho bao thế hệ thanh nien Bắc Kỳ rằng “mạng sống của chúng mày có đáng gì so với cái quý gia của độc lập và tự do, hãy chết đi, chết nhiều nữa đi, hãy giết, giết nhiều nữa đi cho nước nhà được tự do, được độc lập”. Thế là hàng triệu thanh niên đã đi vào cuộc chiến, đã say máu chém giết lẫn nhau trong một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, khiến cả hàng chục triệu đồng bào cả hai miền Nam-Bắc phải bỏ mạng trong chiến cuộc, cũng vì cái chiêu bài “độc lập và tự do” đó. Cuộc chiến đã tàn 37 năm rồi, hàng chục triệu đồng bào đã chết trong suốt chiều dài của cuộc chiến, thế mà ngày nay Việt nam đã độc lập chưa hay vẫn còn nô lệ giặc Tàu, để kéo dài thời kỳ nô lệ thêm 1.000 năm nữa? Đồng bào Việt nam đã được tự do chưa hay cả 96 triệu người vẫn đang bị giam cầm trong một nhà tù lớn? Tại sao Hồ Chí Minh lại hiếu chiến hiếu sát đến vậy, với cả chính đồng bào ruột thịt của mình?. Kính xin quý vị suy xét lại xem, cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam có phải là một cuộc chiến tranh thần thánh như hồ Chí Minh vẫn nói, hay chỉ là một cuộc chiến tranh ngu xuẩn, huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt để thỏa mãn tham vọng quyền lực của một sát thủ đầu mưng mủ? Liệu còn có giải pháp nào khác để thống nhất đất nước mà không phải trải qua cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đó không? Tất nhiên là có, và những giải pháp đó đã được một số nguyên thủ quốc gia không ngu xuẫn như Hồ Chí Minh đã chọn lựa: Đông Đức và Tây Đức đã thống nhất mà không cần một tiếng súng. Vì các lãnh tụ cộng sản Đông Đức đã ý thức được rằng chính chủ nghĩa cộng sản đã mang đau thương, tang tóc và đói nghèo cho dân tộc họ, và cuối cùng họ đã biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của giai cấp, của chế độ. Thế tại sao con đường đi đến thống nhất của Việt nam phải trải đầy ắp cả xác người? Đó là vì sự xuẫn động và hiếu sát của Hồ Chí Minh. Một ngạn ngữ La Tinh cổ, xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ thứ tư, vào khoảng năm 390 rằng: ”Si vis pacem, para bellum” xin tạm dịch là “nếu bạn muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh”. Ôi sao mà nhân văn đến vậy! Người ta nói đến chiến tranh là vì sứ mệnh hòa bình, cũng như người ta chế tạo bom nguyên tử để gìn giữ nền hòa bình cho thế giới vậy. Tiếc thay, Hồ Chí Minh, một đứa con hoang đàng của một dòng tộc hoang đàng, bởi chưa học qua bậc tiểu học đã phải đi hoang vì bị người cha nát rượu, đánh đập càn quấy suốt đời, thì làm sao mà hiểu nỗi cái đạo lý làm người cũng như cái tính nhân văn của một người làm chính trị. Không biết tu thân, không biết tề gia mà tham vọng trị quốc và bình thiên hạ thì làm sao tránh khỏi việc mang thảm họa đến cho dân tộc, cho nước nhà!

Và cái thảm họa cho dân tộc đó hẳn còn bị kéo dài thêm nữa khi người dân vẫn còn ‘ngu quá lợn” không nhận ra được cái bản chất bịp bợm và tàn ác của Hồ Chí Minh, mà vẫn sùng bái tên tội đồ như một anh hùng dân tộc, một vị thần vị thánh. Thật đáng buồn cho nòi giống Rồng Tiên, thật đau thương cho con Hồng cháu Lạc.

Chúng tôi tin rằng chỉ đến khi nào cụm từ “Rất Hồ Chí Minh” được xuất hiện trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam để nói lên cái xấu, cái ác tột cùng, như để diễn đạt hành vi tàn ác của tên sát thủ vụ xác chết không đầu Nguyễn Đức Nghĩa hoặc của tên cướp máu lạnh Lê Văn Luyện khi xuống tay sat hại cả gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích để cướp vàng, mà người dân biết nói rằng hành động của tên thủ ác rất là Hồ Chí Minh, hay khi nghe đến vụ bà Trần Thị Thúy Liễu xuống tay đốt chồng vì bản thân ngoại tình và cờ bạc… mà người dân cũng biết nói rằng hành động của bà Thúy Liễu rất là Hồ Chí Minh… thì mới mong là chế độ cộng sản Việt nam mới không còn đất để tồn tại.

Mong lắm, sớm có một ngày cả 96 triệu đồng bào Việt Nam không còn sùng bái Hồ Chí Minh như một anh hùng dân tộc, như một vị thánh vị thần, mà ai ai cũng nhận biết rỏ thực ra Hồ Chí Minh là một tội đồ dân tộc, một kẻ bán nước hại dân, mang lại bao nhiêu đau thương tang tóc cho cả dân tộc Việt suốt gần một thế kỷ qua. Khi cả dân tộc Việt nam từ trong Nam cho chí ngoài Bắc đều hiểu được rằng không phải thánh chẳng phải thần mà Hồ Chí Minh chỉ là một sát thủ đầu mưng mủ, thì ngày đó quê hương Việt nam sẽ không còn bóng dáng của cộng sản, dân tộc Việt nam sẽ không còn nô lệ giặc Tàu, và đất nước Việt nam sẽ không còn là một nhà tù lớn giam cầm cả 96 triệu người dân Việt nữa. Mong lắm thay!

Nguyễn Thu Trâm

http://quynhtramvietnam.blogspot.com
nguyenthutram21@gmail.com

NHỮNG BỨC ẢNH LỊCH SỬ VÀ DƯ ÂM CUỘC CHIẾN

Mỗi năm, cứ đến ngày 30 tháng 4, ngày xe tăng Liên Sô ủi sập cổng sắt Dinh Độc Lập của chế độ VNCH để áp đặt chế độ xã hội chủ nghĩa trên cả nước VN, thì báo chí Mỹ lại đem chuyện bức ảnh đã được chụp cách đây 44 năm ra nói, đó là bức ảnh ký giả Eddie Adams chụp ảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Đại úy đặc công VC Nguyễn Văn Lốp.

Năm ngoái, trên Dallas Morning News có bản tin như sau:

“Năm 1968, ký giả Eddie Adams của hãng tin AP đã đoạt giải Pulitzer do chụp được tấm ảnh nổi tiếng trong chiến tranh VN có tên “Saigon Execution” trong đó Tướng Cảnh Sát Nguyễn Ngọc Loan cầm súng bắn vào đầu một tù binh VC.

Ông Adams đã qua đời vào năm 2004 và từng lên tiếng rằng ông không bao giờ thích tấm ảnh này. Theo Donald R. Winslow, tác giả về nhiếp ảnh “Lens” trên New York Times, lý do là vì ông Adams nghĩ là ông phải đoạt giải Pulitzer năm 1963 với 1 bức ảnh khác.

Đó là bức ảnh chụp bà Jackeline Kennedy nhận lá cờ Hoa Kỳ gấp lại được trao cho bà trong lễ tang Tổng Thống Kennedy vào ngày 25-11-1963. Tấm ảnh cho thấy nét đau buồn lớn lao trong ánh mắt bà Kennedy.

Nhưng trong năm 1963, giải Pulitzer được trao cho Bob Jackson khi phóng viên này “chộp” được tấm ảnh vô giá là hung thủ đã sát hại ông Kennedy, Lee Harvey Oswald, bị kẻ khác bắn chết khi được đưa từ nhà tù Dallas ra.

Ông Adams đã đầu tư công sức rất nhiều cho tấm ảnh chụp bà Kennedy vì thế ông ‘ôm nỗi buồn không nguôi’ khi giải báo chí cao quý nhất về tay một ký giả khác quá may mắn.

Sau đó ông Adams nói thẳng rằng ông rất ân hận là tấm ảnh ông chụp đã làm “tan nát binh nghiệp Tướng Loan”. Lúc đó ông Loan bắn ông Nguyễn Văn Lem là 1 tù binh bị bắt trong vụ Tết Mậu Thân.

Ông Adams nói: “Tướng Loan chỉ làm công việc của ông ta là bắn 1 tù binh”, tôi cũng có thể làm như ông ta nếu ở vào địa vị lúc đó. Tôi chụp bức ảnh một cách máy móc khi thấy ông Loan giơ khẩu súng 35 ly vào mặt ông Lem và không chắc khi rửa ra là tấm hình gì” (bản dịch của Trường Giang).

Năm nay, chưa hết tháng 3, một tác giả ở trong nước tự xưng là nhà giáo Nguyễn Thượng Long đã lôi một lúc ra 2 bức ảnh lịch sử, và viết như sau:

“Khi sử dụng tấm hình Tướng Loan xử bắn Bảy Lốp, tôi không hề để một áp lực nào chi phối bởi tôi luôn luôn tâm niệm: Trung lập không thiên vị là phẩm chất phải có của người cầm bút chân chính. (do NTN in đậm) Tôi rợn người khi thấy nòng súng của Tướng Loan rê vào màng tang đặc công Bảy Lốp, thì tôi cũng ghê người trước hình ảnh những hố chôn tập thể dân thường được tìm thấy ở Huế sau Tết Mậu Thân 1968 mà nghi án thủ phạm là những tay súng AK của phía chúng tôi (!?). Tôi đau khổ nỗi đau của người đồng bào tôi đã ngả xuống ở đường phố Sàigòn và Huế 1968 thế nào thì tôi cũng xót xa như vậy khi nhìn tấm ảnh Kim Phúc trần truồng trên đường , dang tay vẫy vẫy vì lửa napan của Mỹ ở Trảng Bàng, Tây Ninh 1972…”

Và tác giả cho biết sau khi viết các bài về “Trận hải chiến Hoàng Sa của Hải quân VNCH” và đưa ra bức ảnh cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công Bảy Lốp thì bị hàng trăm người phê bình, góp ý trách móc tại sao đưa ra bức hình này.

Và tác giả viết:

“Tôi không tin hơn 40 năm sau biến cố Tết Mậu Thân và cũng ngót 40 năm sau 30 tháng 4 – những người lính bị mất bình tĩnh đến thế khi nhìn lại hình ảnh của một thời khói lửa hận thù phủ trùm lên quê hương, như vậy có thể nói: Dư âm của cuộc nội chiến tương tàn vừa qua 1954-1975, còn lâu lắm mới ra khỏi tâm thức của người VN”.

Chuyện có vẻ không ổn là trước đó tác giả lại viết: “Lựa chọn bạo lực, lại là bạo lực trong nội bộ dân tộc với nhau không phải là một lựa chọn tối ưu”; nhưng, sau đó, tác giả bài viết lại ca tụng:

“Anh Giải Phóng Quân ơi, tên anh đã thành tên đất nước

Tổ Quốc bay lên bát ngát mùa Xuân

Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất

Dáng đứng tự hào, dáng đứng Việt Nam…

Chưa hết, tác giả còn viết tiếp:

“Vâng đã có một thời lãng mạng như thế, một thời trùng trùng điệp điệp là máu “của những con người như thế” và “… Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm, vẫn đàng hoàng nổ súng tiến công”.

Bài viết này không có mục đích tranh luận mà chỉ trình bày sự thật. Lý do là vì tác giả không phải là một người cầm bút chân chính như tác giả đã khoe khoang: “Trung lập không thiên vị là phẩm chất phải có của người cầm bút chân chính”.

Bởi vì tác giả đã lộ rõ là một người cầm bút thiên vị khi viết: ” Tôi rợn người khi thấy nòng súng của Tướng Loan rê vào màng tang tên đặc công Bảy Lốp, thì tôi cũng ghê người trước hình ảnh những hố chôn tập thể dân chúng được tìm thấy ở Huế sau Mậu Thân 1968 mà nghi án thủ phạm là những tay súng AK 47 của phía chúng tôi (!?)”

Chính Lê Minh, người chỉ huy trận đánh Tết Mậu Thân ở Huế đã nhận trách nhiệm về vụ thảm sát này, mà sau 44 năm, ông Nguyễn Thượng Long lại viết “nghi án thủ phạm là những tay súng AK 47 của phía chúng tôi” và lại còn ghi thêm (!?); thì thử hỏi làm sao có thể là “một người cầm bút chân chính”?

*

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trình bày sự thật về hai bức ảnh về đặc công Bảy Lốp của Eddie Adams và Phan Thị Kim Phúc của Nick Út.

Theo ký giả Al Santoili thì, “chính Eddie Adams kể lại cho Al Santoli trong “To Bear Any Burden” (trang 182) thì Eddie đang làm phóng sự chiến tranh cho thông tấn Mỹ AP, khi nghe có trận đánh ở vùng chùa Ấn Quang (Sàigòn), bèn lái xe tới. Lúc ấy VC đang chiếm chùa Ấn Quang ở bên trong và đang nả súng vào lính VNCH đang bao vây ở ngoài. Thấy Tướng Loan đưa cây súng nhắm bắn vào một người bị dẫn đi. Phản ứng tự nhiên là ông ta bấm máy ảnh. Rồi không nghĩ tới và cứ gửi trọn cuốn phim đi về Mỹ. Vài ngày sau bức ảnh đó nằm chình ình trên trang nhất của tất cả các tờ báo trên thế giới. Chính Eddie thú nhận rằng như vậy là bất công không công bằng cho Tướng Loan, vì chính tên VC này đã giết chết bạn thân của Tướng Loan rồi đâm chết vợ cùng 6 đứa con và những thân nhân khác. Trong chiến tranh việc giết qua giết lại là điều phải xảy ra. Eddie bảo rằng nếu đăng hình ấy làm chết cuộc đời chính trị của Tướng Loan thì ông phải gửi đăng hình tên VC giết 7 người kia mới công bằng, nhưng Eddie chẳng có mặt vào lúc ấy.

Nếu so sánh hai hành vi sát nhân, thì tội của tên VC nặng hơn tội của Tướng Loan nhiều. Bởi hắn giết trên trên 7 mạng người, trong ấy gồm có đàn bà và trẻ con và nhất là hắn tìm đến nhà nạn nhân với quyết tâm hạ sát cả nhà. Còn Tướng Loan thì giết tên VC trong chiến tranh, lúc hắn bị bắt bắt tại trận đang đánh chiếm Sàigòn, đang nả súng vào dân chúng và quân đội VNCH.

Tội phá rối trị an và xâm phạm an ninh quốc gia đó, theo hình luật cũng đáng tội tử hình. Nhưng không ai được quyền tự xử, nội vụ phải giao qua tòa án, với đầy đủ thủ tục, điều tra, xét xử và biện hộ.

Do đó mà bức hình này được thế giới tự do, nhất là dân phản chiến Mỹ coi như bằng chứng hùng hồn về cái tội lỗi, cái sai lầm của Hoa Kỳ, khi đi giúp một chế độ “sát nhân” như vậy.

Và dĩ nhiên Hà Nội dùng việc này như một lợi khí tuyên truyền tối đa cho “chính nghĩa” của họ.

Mười ba năm sau chiến thắng, tức vào năm 1983, Eddie Adam trở lại VN, được mời vào xem Viện Bảo Tàng Chiến Tranh nơi mà CSHN dụ ông rằng bức ảnh ông ta chụp được trưng bày ở một nơi trang trọng nhất. Eddie trở về Mỹ viết báo kể lại việc này và bảo rằng: “Nhiếp ảnh gia Joe Rosethal có bức ảnh nổi danh ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn về việc chiến thắng của Hoa Kỳ ở Iwo Jima, tôi cũng có cái danh dự ấy ở Hà Nội”. Nhưng ông lại cho độc giả biết rằng dù CSVN nài nỉ, ông cũng chẳng bao giờ thèm đặt chân đến cái Viện Bảo Tàng chó chết ấy! (Nguyên văn: “I never went to the fuckin’ place”).

Được biết, khi Tướng Nguyễn Ngọc Loan qua đời, Eddie Adams có đến dự tang lễ và đã phát biểu như sau:

Ông là một vị anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông mới phải, tôi không muốn ông ra đi như thế này, người ta không hiểu gì về ông ấy” (The guy was a hero, America should be crying. I hate to see him go this way – Without people knowing anything about him!)

Theo tôi, những lời nói muộn màng này cũng giống như người ta bôi thuốc lên một vết thương đã thành sẹo. Nhưng dù sao có cũng còn hơn không! Còn hơn phải nghe một ông cựu Đại Tá QLVNCH đã từng tuyên bố tại Mạc Tư Khoa vào năm 1992: “Nếu có súng tôi đã bắn nó! (tức Tướng Nguyễn Ngọc Loan)” khi nhà văn Nguyễn Việt Nữ đọc bài tham luận “Thư gửi quả phụ Bảy Lốp” để biện minh cho việc làm của Tướng Nguyễn Ngọc Loan tại Đại hội Nhân Quyền do bà Irena tổ chức vào năm 1992.

*

Một bức ảnh khác cũng được VC lợi dụng để tuyên truyền trong nhiều năm trời là bức ảnh chụp cô bé trần truồng bị phỏng cháy bởi bom Napal trong một trận đánh ở Trảng Bàng (Tây Ninh) vào năm 1972 do nhiếp ảnh gia Nick Út chụp. Cô gái tên Phan Thị Kim Phúc.

Nếu cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân năm 1968 của VC đã đem lại giải Pulitzer cho Eddie Adams, và đem lại nhiều cay đắng cho cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, thì trận đánh Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 cũng đã đem lại vinh quang là giải Pulitzer cho Nick Út với bức ảnh chụp cô bé trần truồng tên Phan Thị Kim Phúc bị phỏng bom Napal tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Bức ảnh này cũng có tác hại không kém bức ảnh Tướng Loan chỉa súng vào đầu tên đặc công Nguyễn Văn Lốp.

Tấm hình của Phan Thị Kim Phúc không chỉ là vũ khí hiệu quả trong thời chiến mà ngày nay, trong thời bình tấm ảnh này lại có nhiệm vụ mời Mỹ trở lại VN. Kim Phúc đã được VC đưa qua Cuba du học, phản chiến Mỹ lợi dụng cô như một lá bài tuyên truyền đắc lực nhất cho lá bài bang giao và quyên góp tiền bạc.

Vào ngày lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ năm 1996, Kim Phúc được phản chiến Mỹ đưa đến bức tường tưởng nhớ 58 ngàn chiến binh Hoa Kỳ tử thương trong cuộc chiến VN, để bày tỏ sự “tha thức” đồng thời họ cũng đưa một mục sư da đen đóng vai người lính bỏ bom làm cô ta bị thương. Cả hai ôm nhau diễn trò người nhận tội, kẻ tha thứ. Thực tế, người mục sư đóng vai phi công bỏ bom ở Tây Ninh chỉ là một chuyện bịa đặt láo khoét. Cựu Trung Tá hồi hưu Ronald N. Timberlake, nguyên phi công SĐ 1 Không Kỵ ở căn cứ BearCat Biên Hoà đã viết trên tạp chí Anh ngữ có tên “Vietnam” số ra tháng 4/2000 như sau:

“Câu chuyện láo khoét này được dựng lên vì nó mô tả được sự gớm ghiếc của chiến tranh, Trảng Bàng là trận chiến của người VN với người VN. QLVNCH đang chiến đấu chống lại sự xâm lăng của miền Bắc VN. Liệu cô Kim Phúc biết được người phi công giội bom làm cô bị thương chính là người cùng xứ sở của cô chứ không phải người Mỹ.”

Sự phổ biến láo khoét này được xem như một chiến lược đắc lực mà phản chiến Mỹ áp dụng để tuyên truyền, Kim Phúc được bầu làm “Đại sứ Thiện chí” của UNESCO và đã sáng lập ra tổ chức trong nước Mỹ lấy tên “Kim Foundation” để quyên tiền dưới tên cô.

*

Trong bài viết “Vọng niệm 2: Những bức ảnh về chiến tranh năm đó và dáng đứng Việt Nam hôm nay”, thấy tác giả Nguyễn Thượng Long có liên hệ đến cả bức ảnh của tên Đại Tá Công An Đỗ Hữu Ca nhìn về phía nhà Đoàn Văn Vươn với “những tia nhìn từ con mắt mang hình viên đạn của hận thù” thực lòng tôi không hiểu tác giả muốn nói lên điều gì. Trong khi đó, bất cứ một người nào đọc bài viết cũng thấy tác giả đã khơi lên hận thù từ 2 bức ảnh “Hành quyết từ Sàigòn” của Eddie Adams và bức ảnh Phan Thị Kim Phúc của Nick Út.

Chuyện càng khôi hài và chua xót hơn khi tác giả bài viết lại lớn tiếng ca tụng hình ảnh của “anh Giải Phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất/Dáng đứng tự hào, dáng đứng Việt Nam”.

“Vâng đã có một thời lãng mạng như thế, một thời trùng trùng điệp điệp là “máu xương của những người như thế” và “… Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm vẫn đàng hoàng nổ súng tiến lên”.

*

Trong thực tế, những người lãnh đạo đảng CSVN hiện nay ĐÃ VÀ ĐANG PHẢI QUỲ TRƯỚC BỌN BÁ QUYỀN TRUNG CỘNG thì “anh Giải Phóng quân” hay “anh Quân Đội Nhân Dân” dù có được như ông Nguyễn Thượng Long ca tụng như thần thánh “Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm vẫn đàng hoàng nổ súng tiến lên” cũng đâu có ích lợi gì cho đất nước Việt Nam?!

Tự xưng mình là “người cầm bút chân chính” mà lại đi viết những lời ngoa ngôn, xảo ngữ như thế thì chắc chắn: “Dư âm cuộc nội chiến tương tàn vừa qua 1954-1975, còn lâu lắm mới ra khỏi tâm thức của người Việt Nam” là phải quá rồi!

Điều này chắc chắn là đúng, với ông Nguyễn Thượng Long và những-người-ở-phiá-của-ông!

NGUYỄN THIẾU NHẪN

http://nguyenthieunhan.wordpress.com

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND HUYỆN THANH TRÌ XỬ PHẠT NHÀ HÀNG QUỐC BẢO 25 TRIỆU VNĐ

NguyenXuanDien’s blog_Thưa chư vị, như chúng tôi đã đưa tin, Nhà hàng Quốc Bảo, nơi chúng tôi tổ chức bữa tiệc mừng ngày Quốc tế Phụ nữ vào chiều 7.3.2012 vừa bị Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội ra quyết định phạt 25.200.000 đ (hai mươi lăm triệu, hai trăm ngàn đồng). Được biết, Nhà hàng Quốc Bảo đã có buổi làm việc với luật sư vào chiều qua để xem xét việc khởi kiện QĐ này ra tòa hành chính.

Chủ nhà hàng là Nguyễn Kim Môn, cùng Blogger Nguyễn Tường Thụy và Nguyễn Xuân Diện đều bị công an bắt giữ từ 14h30 đến 22h00 ngày 7.3.2012, nhằm ngăn chặn chúng tôi tham gia bữa tiệc chiều cùng ngày tại nhà hàng Quốc Bảo.
Từ sau khi Nhà hàng Quốc Bảo nhận lời đặt tiệc của những người yêu nước mà liên tục bị làm phiền.
Ông Nguyễn Kim Môn cho biết, khi cán bộ quản lý thị trường giao quyết định của Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, có 1 nhân viên an ninh đi kèm sát sao – một việc bất thường trong phạm vi công việc này. Dưới đây là QĐ xử phạt:

Góp mớ tiền lẻ đỡ anh Kim Môn chủ nhà hàng Quốc Bảo

Bên Tàu có chuyện xưa về “Mười cân thịt” thế này: Dưới thời Khang Hy, có một cặp vợ chồng sống ở chân núi Xielu. Một hôm ông Giời bỗng nổi cơn dông bão sấm chớp, Thiên lôi quăng lưỡi tầm sét đánh chết anh chồng. Dân làng nghĩ anh ta là người tốt, hàng ngày nói năng như đài, Vậy mà tai bay vạ gió thảm thương, không thể hiểu ra sao.
Nhưng từ đó chị vợ anh suốt ngày lẩm bẩm như ma làm: “Ông Trời quả báo rồi, chỉ vì 10 cân thịt”. Thì ra căn nguyên việc Giời đánh đã rõ khi chị vợ đáng thương kể lại sự tình.
“Mùa đông năm ngoái, chồng tôi chèo thuyền đi nộp thuế đất. Khi neo thuyền, anh chợt nhận thấy có một tảng thịt đang trong một chiếc thuyền không người ở gần đó. Mắt trước mắt sau, anh chồng lấy ngay tảng thịt, mang về. Móc lên được đúng 10 cân. Ít lâu sau hai vợ chồng phát hiện ra đó là số thịt của một nhà giầu làng trên có việc sai cô người ở đi chợ mua về nhưng xao nhãng bỏ quên. Khi trở lại, cô tìm không thấy tảng thịt đâu nữa. Bà chủ tức giận nghi cô hầu gian tham đem thịt bán đi nên đánh cô, vô tình trúng chỗ phạm, làm cô chết tại chỗ.
Ông chủ nhà rất lo sợ khi biết những gì vợ mình đã làm. Bản thân bà chủ trở nên quẫn trí đến nỗi treo cổ tự tử. Và bây giờ chồng tôi bị sét đánh chết”.
Khi muốn mưu mô cưỡng chiếm thứ không phải là của mình, có thể kẻ thủ lợi có ấn tượng là đã thắng lợi vẻ vang, nhưng trong thực tế nó báo trước điều chẳng lành cho kẻ tham lam và chỉ mang lại hậu quả khôn lường cho chính những kẻ mưu việc bất nhân.
Nhân chuyện xưa nói chuyện nay. Nghe đâu UBND huyện Thanh Trì Hà Nội mới ra quyết định “phạt vi phạm hành chính” nhà hàng Quốc Bảo ở thị trấn Văn Điển vì tội: không có giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm, không có giấy phép bán rượu, làm mất vệ sinh môi trường. Thử hỏi: Tại sao từ trước đến nay UB huyện Thanh trì chẳng cho cán bộ xuống cơ sở yêu cầu nhà hàng làm các thủ tục cần thiết mà tự nhiên sau vụ 7/3 huyện mới dở ngón đòn này?
Ai cũng biết thừa đây lại là trò trả thù nhà hàng Quốc Bảo đã dám cho mấy vị biểu tình chống Trung Quốc bành trướng thuê địa điểm tổ chức mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 7/3/2012 vừa qua.
Thôi không sao anh Môn ạ. Ngợm tính không bằng Giời tính, những người đã dự tiệc liên hoan hôm đó chẳng để anh thiệt vì đã bị “ cướp không 10 cân thịt” đâu, họ sẽ phụ giúp gia đình anh trong lúc kinh tế khó khăn này. Hôm tới đây, đôi trăm người cộng với bà con hảo tâm khác nữa sẽ đến nhà hàng, mỗi người một mớ tiền lẻ phần nhiều là tiền xu, hai trăm, năm trăm đồng gọi là của ít lòng nhiều mong anh nhận cho tấm lòng.
Nhưng cũng nói ra để anh thông cảm, mỗi người sẽ xin anh một cái biên nhận viết tay để nhỡ có cán bộ nào “quan tâm” hỏi tới sẽ trình ra làm bằng là chúng tôi chỉ có bấy nhiêu thôi chứ có ăn cướp tiền của ai được đâu mà lắm.
MAI.XUÂN .DŨNG
Một số hình ảnh Nhà hàng Quốc Bảo:
_______________________________________________________________________________
comment ở nguyenxuandien’s blog:

Đây là cách làm việc “minh bạch” theo kiểu các bác nhà ta đấy !

Muốn bắt, muốn phạt một anh A ở cái tội trời ơi đất hỡi, một cái tội mà nói ra thì lòi bản mặt không lành mạnh thì ghép cái tội khác, dựng cái không thành có vậy thôi !

Ví dụ có thật nè:

- Muốn bắt chị A đi “phục hồi nhơn phẩm” vì lòng yêu nước thì bảo chị ta phá rối trật tự mà chị có phá rối gì đâu, có chăn bọn xã hội đen & xã hội đỏ phá rối chị A thì có !

- Muốn bắt anh B vì mắc tội yêu nước thì bảo “2 bao cao su qua sử dụng” ! mà có mô có hè…. trong khi các bác nó xử dụng ở Bắt Giang hàng nghìn cái condom(hehe) rồi còn xâm hại tình dục các em học sinh nữ thì các bác có chi mô hè mà các em còn ở tù nữa vì tội bán dâm nữa đấy Tô Hô hehe !

- Muốn phạt nhà hàng vì không chịu theo lệnh các bác cấm người trí thức tổ chức tiệc vinh danh phụ nữ (chắc là chúng chỉ khoái nhà hàng cho bọn thanh niên ăn chơi liêu lỏng, đồi trụy vào hút chít làm chuyện dâm dục vào mở tiệc là tốt cho đất nước này hay răng hè) thì bảo phạt vì lý do vệ sinh.

Các bác ơi, xin làm ơn vào các nhà hàng nơi bọn thanh niên làm động ăn chơi hút chít để thấy mùi xú uế, bẩn thỉu mà phạt các nhà hàng, hotel này cho đất nước này nhờ cái đi !

Hà Nội còn nhiều, nhiều lắm các loại này. Cũng chẳng cần nữa vào các quán ăn, quán phở đầy dẫy ở Hà Nội, TPHCM sẽ thấy có nhiều chổ không sạch như nhà hàng Quốc Bảo đâu nhé !

Các bác cứ nói thẳng đi phạt ông bà Kim Môn vì họ cho người đường hoàn vào làm việc tử tế là vi danh công lao của các Mẹ, các Chị đi !
Chứ làm như thế dân nó khinh các bác lắm nhé ! nghe nó hèn và mạt lắm các bác !

Trung Quốc: Trận đánh của các cán bộ

Wieland Wagner Phan Ba dịch - Giới lãnh đạo Cộng sản đấu đá tranh giành quyền lực và hy vọng rằng người dân không hay biết gì. Bây giờ còn có cả tin đồn đảo chính. Chúng cho thấy: chế độ này thiếu một phương cách để thay đổi chính phủ một cách có trật tự.

Bản tin thời sự lúc 19 giờ không thuộc vào trong các đỉnh cao của truyền hình nhà nước Trung Quốc. Hai xướng ngôn viên, một nam một nữ, cứng nhắc đọc những gì mà chín thành viên của Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đã làm trong ngày: họ đã đến thăm nhà máy gương mẫu nào, đi xuống hầm mỏ nào. Họ liệt kê những người công nhân được giới lãnh đạo tặng thưởng và những người khách quốc gia mà họ phải đón tiếp.

“Hoàng tử” Bạc Hy Lai. Ảnh: Der Spiegel

Tuy vậy, vào cuối tuần rồi đã có nhiều người hồi hộp chờ đợi nghi thức tuyên truyền vào mỗi tối đấy. Họ tìm những lời nói ám chỉ cho thấy ai trong số những người cầm quyền vẫn còn có quyền chỉ huy.

Trước đó đã có tin đồn và phỏng đoán về một cuộc đảo chính: lãnh đạo nhà nước và Đảng Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo có còn xuất hiện trên truyền hình nữa hay không? Hay đài truyền hình bất thình lình lại chiếu những cán bộ khác?

Cả thế giới còn lại cũng lo âu nhìn về Trung Quốc, giật mình sợ hãi vì các thông báo của giới blogger. Từ ba thập niên nay, đất nước này đạt được những thành quả đáng ganh tỵ: vươn lên trở thành nền kinh tế quốc dân lớn thứ nhì, tích lũy dự trữ ngoại tệ lớn nhất (tròn 3,2 nghìn tỷ dollar) và kiểm soát thị trường tăng trưởng năng động nhất thế giới mà công nghiệp Đức ngày càng phụ thuộc vào đấy.

Vó những doanh nhân Phương Tây nào đó còn tin rằng có thể dẫn ra được cả một ưu thế của hệ thống chuyên quyền từ điều kỳ diệu về kinh tế của Trung Quốc. Khác với Phương Tây, họ ca ngợi như thế, ở đó người ta không tranh luận vô tận mà quyết định nhanh chóng và rõ ràng và qua đấy cầm quyền có hiệu quả hơn. Nhân sự đứng đầu về chính trị được lựa chọn cẩn thận hơn nhiều và chỉ được dẫn đến các chức vụ cao sau khi đã qua thử thách ở tỉnh đấy chứ?

Ít nhất thì bề ngoài là như thế. Nhưng trên thực tế, những người Cộng sản đang cầm quyền đã đấu đá kịch liệt để giành quyền lực từ nhiều tuần nay, và hiện thường hay có nhiều chi tiết lọt ra ngoài.

Bây giờ thì đã rõ: những cái được cho là ưu thế cạnh tranh của chế độ độc đảng Trung Quốc – không có Quốc Hội được bầu tự do, không có tư pháp độc lập, không có báo chí gây phiền hà – có thể trở thành yếu tố rủi ro lớn nhất cho sự ổn định của đất nước này với 1,3 tỉ dân cư của nó.

Tin đồn đảo chính đã tạo bất an trong tuần qua, chúng xuất hiện trong đêm rạng sáng ngày thứ ba trên Internet qua Weibo, phiên bản tiếng Trung của Twitter. Mặc dù những người kiểm duyệt của nhà nước đã vội vã xóa các tin đấy, nhưng chúng đã nhanh chóng lan truyền đi.

Blogger tường thuật rằng ở cạnh Trung Nam Hải, khu vực sống và làm việc có tường cao bao xung quanh của giới lãnh đạo trong Bắc Kinh, đã có tiếng súng nổ. Trên đại lộ Tràng An, con đường duyệt binh dài dọc theo Tử Cấm Thành và Nhân dân Đại hội đường, người ta đã nhìn thấy xe quân sự.

Cuộc sống hàng ngày của Bắc Kinh dường như vẫn tiếp tục diễn ra một cách bình thường, nhiều bức ảnh được đưa lên Internet, chụp những chiếc xe tăng mà người cho là đã nhìn thấy, nhưng sau đấy thì biết rằng chúng là ảnh đã cũ. Nhưng tình trạng khẩn cấp đang thống trị trong Internet. Ai tìm những từ khóa như “súng bắn trả” hay “đại lộ Trường An”, sẽ nhận được thông báo sau: “Thể theo các luật lệ, quy định liên quan và yêu cầu chính trị, các khái niệm đấy không được biểu hiện.”

Qua đó, các nhà kiểm duyệt đã đun nóng thêm cho những phỏng đoán về các diễn tiến trong khu phố chính phủ. Trên các trang mạng của người Trung Quốc lưu vong người ta có thể đọc được rằng: đồng chí cấp cao Châu Vĩnh Khang – người đàn ông 69 tuổi này kiểm soát cảnh sát và tư pháp trong Bộ Chính trị – đã bị cho ra rìa, bởi đối thủ của ông ấy, bí thư Đảng Hồ Cẩm Đào, người có quân đội đứng sau lưng mình.

Vào ngày thứ năm, tuy người sếp an ninh này vẫn còn được nhắc đến trong các tin tức trên truyền hình, nhưng ngắn bất thường và không có ảnh. Tương lai của ông ấy dường như vẫn còn chưa rõ, cũng như nhiều điều khác trong Bắc Kinh.

Vì ở đấy đang diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực mà thủ đô chưa từng trải qua kể từ lần đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình 1989 trên quảng trường Thiên An Môn. Thời đấy, các lãnh tụ đỏ cũng bất hòa sâu sắc với nhau.

Cuộc đọ sức lần này đe dọa lần thay đổi lãnh tụ của Đảng và nhà nước đã được cẩn thận lên kế hoạch trước: vào mùa thu, Tập Cận Bình, 58 tuổi, sẽ thừa kế bí thư Đảng Hồ và trong tháng 3 năm 2013 cũng sẽ kế nghiệp ông ấy trở thành chủ tịch nước.

Lần thay đổi này đã được chuẩn bị trước đó lâu tới mức dường như nó không còn bị gây nguy hại. Mặt khác: kể từ khi chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, những người Cộng sản Trung Quốc chỉ thành công có một lần duy nhất trong việc thay đổi quyền lực mà không có va chạm. Đó là năm 2002, khi bí thư Đảng Hồ hiện giờ bước vào chức vụ của mình.

clip_image004

Lãnh đạo Đảng Cộng sản trên quảng trường Thiên An Môn. Ảnh: Der Spiegel

Nhưng trong mùa thu, bảy trong số tổng cộng là chín vị trí trong Ban Thường vụ của Bộ Chính trị cũng được thay đổi. Và điều đấy hầu như là còn quan trọng hơn cả việc kế nghiệp chủ tịch nước. Vì cuối cùng thì ủy ban này sẽ đưa ra đường hướng cho Trung Quốc. Ở đấy, ngay cả chủ tịch nhà nước và Đảng cũng phải mặc cả về những thỏa hiệp.

Cuộc tranh giành bổ nhiệm chức vụ này đã kéo dài từ nhiều tháng nay. Trong tuần trước, một trong những ứng viên nhiều triển vọng nhất đã bắt buộc phải rút lui. Bạc Hy Lai, 62 tuổi, Bí thư Đảng nổi tiếng của Trùng Khánh, thành phố lớn với 32 triệu dân ở cạnh Trường Giang, đã bị giới lãnh đạo Bắc Kinh hạ bệ.

Và mặc dù Bạc, con người nhiều tham vọng cũng như có nhiều sức thu hút, là một “hoàng tử”. Cha của ông ấy là một trong những nhà cách mạng “bất tử” của Trung Quốc, ông ấy đã nổi tiếng qua cuộc chiến chống Nhật. Con trai Bạc chỉ thị cho người dân Trùng Khánh lại hát những bài ca cách mạng trong các công viên của thành phố. Ông ấy cho bắt giam hàng nghìn thành viên mafia và nhân viên nhà nước tham nhũng. Ông ấy miễn một phần học phí cho người nghèo và cấp cho họ hộ ở rẻ tiền.

Phái bảo thủ trong ĐCS hoan hô Bạc, người có thể giải quyết các mâu thuẫn của Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước, đặc biệt là tham nhũng rộng khắp và hố ngăn cách ngày càng sâu hơn giữa người nghèo và người giàu.

Những nhà cải cách ôn hòa như Thủ tướng Ôn Gia Bảo thì ngược lại nhìn thấy trong con người dân túy đấy một ông Mao mới, một nhà độc tài có thể đe dọa họ và các quyền lợi kinh doanh của gia đình họ. “Chúng ta phải đẩy mạnh các cải cách về kinh tế và cấu trúc, trước hết là cuộc cải cách của hệ thống lãnh đạo Đảng và nhà nước”, Ôn đòi hỏi một ngày trước khi Bạc bị lật đổ. Nếu không thì Trung Quốc không thể giải quyết các vần đề của nó về mặt cơ bản, “và một tấn bi kịch như cuộc Cách mạng Văn hóa lại có thể xảy ra”.

Bạc đã làm cho giới lãnh đạo Đảng Bắc Kinh sợ hãi cho tới đâu, điều này có thể thấy qua lời đánh giá của một học giả Trung Quốc trong một bức điện của các nhà ngoại giao Mỹ mà WikiLeaks đã đưa lên mạng năm 2010. Theo đó, để không bị tấn công về chính trị, Bạc đã còn tố cáo cả cha của mình trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Người Trung Quốc đặt mối quan hệ gia đình lên trên tất cả, theo lời đánh giá của vị giáo sư được gửi tiếp về Washington. Vì thế mà nhiều người nhìn Bạc như “một kẻ phản bội hèn hạ”,

Bắc Kinh hiện không chỉ tranh cãi vì các chức vụ, mà còn cả về đường lối của cường quốc: Trung Quốc có cần phải “cách mạng” hơn nữa không, tức là được chỉ huy từ trên xuống, như Bạc đã tiến hành trước ở Trùng Khánh? Hay Đảng cần có can đảm thực hiện các cải cách theo đường hướng nhà nước pháp quyền – như tỉnh Quảng Đông chuyên về xuất khẩu ở miền Nam Trung Quốc hiện đang thực hiện chúng?

Hầu như không thể phân cách giữa cá nhân và chính trị trong cuộc tranh giành quyền lực này được. Người ta tránh né một cuộc tranh luận công khai. Thay vì vậy, nhóm quanh Hồ và Ôn đã dùng một biện pháp hiệu nghiệm để loại trừ con người thách thức từ Trùng Khánh: với lời buộc tội tham nhũng.

Một vụ xảy ra trong đầu tháng 2 là dịp để làm điều đó: lúc đấy, nguyên sếp cảnh sát của Bạc đã trốn vào trong Lãnh sự quán của Mỹ trong Thành Đô, ông ấy muốn chạy sang Hoa Kỳ. Nhưng việc bất thành, ông ấy chỉ ở một ngày với kẻ thù giai cấp, rồi lại rời Lãnh sự quán. Cựu nhân viên nhà nước này hiện đang bị hỏi cung ở Bắc Kinh – người ta nói rằng ông ấy đã đưa ra những tài liệu làm chứng cớ buộc tội Bạc và gia đình của ông ấy.

Liệu “hoàng tử” đã thất sủng này có bị truy tố ra tòa hay chỉ bị đẩy về một chức vụ êm đềm hơn trong Đảng, cho tới thứ sáu vừa qua thì điều này vẫn còn chưa rõ. Bạc có đồng minh hùng mạnh ở trung ương, trong số đó là viên cán bộ cấp cao mà giới blogger Trung Quốc hiện đang hồi hộp thì thầm bàn tán về việc ông ấy bị lật đổ: Châu Vĩnh Khang, sếp an ninh trong Bộ Chính trị. Để đánh lừa kiểm duyệt trong Internet, các nhà hoạt động trong Internet đã tạo từ chữ cuối cùng của tên họ ông ấy một tên hiệu: “Kang Shifu”. Một nhãn hiệu mì ăn liền có tên là như thế.

Và Tập Cận Bình nói gì, người đàn ông mà ít nhất là theo cách nhìn của ngày hôm nay sẽ là người lãnh đạo nhà nước và Đảng kế đến? Ông ấy muốn lèo lái Trung Quốc đi đến đâu, cho tới nay thì ông ấy vẫn kiên quyết im lặng về điều đấy. Không gây sự chú ý và không gây thù oán với ai – ông ấy đã leo lên đến hàng đầu trong Đảng bằng cách đấy.

Đó có thể là phương cách đã thành công trong quá khứ, cũng như sự kiểm duyệt. Nhưng những gì trong số đó sẽ còn có thể hoạt động được nữa khi trong Internet lâu nay đã hình thành một thế giới đối nghịch lại với tuyên truyền, thế giới mà hàng triệu người Trung Quốc có thể tiếp cận với nó được? Khi có ít nhất là hai phiên bản của sự thật?

Ngay đến một người nhu Tập cũng phải suy nghĩ về các sự kiện vừa rồi. Đảng Cộng sản ngày càng ít thành công hơn trong việc giải quyết các câu hỏi về nhân sự và quyền lực trong vòng bí mật. Quá nhiều điều đã lọt ra ngoài và lan truyền đi hết sức nhanh chóng trong Internet.

Nhưng Đảng vẫn im lặng và chính vì vậy lại càng cổ vũ cho các phỏng đoán. Ngay cả việc Châu đã xuất hiện trên truyền hình vào ngày thứ sáu cũng không thể xoa dịu được nhiều blogger: “Tất cả chỉ là ảo tưởng! Đầy hồi chuyển và bước ngoặt”, một người trong số họ viết.

Lâu nay, nhiều người Trung Quốc đã trở thành hoài nghi cho tới mức họ cũng chẳng tin vào các truyền thông của Đảng như truyền hình nhà nước ngay cả khi chúng loan truyền sự thật. Thay vì vậy, họ lại tin vào tin đồn trong Internet.

Và rồi cuối cùng cho đến tuần vừa qua vẫn còn chưa biết được những gì đã xảy ra trong đất nước của họ.

W. W.

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

Biểu Quyết Tín Hay Bất Tín Nhiệm Hàng Năm

1

Thật nhà cầm quyền CS Hà nội quá coi thường sự hiểu biết của người dân Việt qua những lời tuyên bố mị dân hết chỗ nói như sau:

Chuyện mị dân của Bộ Ngọai Giao VNCS. Trung Cộng bắt ngư dân Việt Nam, đòi mỗi ngư dân đóng tiền phạt là 11.000 Đô la. Phát ngôn viên chánh phủ tỏ ra chống TC bảo dân đừng đóng, mà không có biện pháp, hành động gì cụ thể để bảo vệ ngư dân bị bắt – trừ những lời nói suông về chủ quyền. Nhưng đối với TC thì Bộ Ngọai Giao CS Hà nội còn làm một việc trái với tập tục ngọai giao, nhục quốc thể VN. Thay vì triệu hồi đại sứ TC đến bộ ngọai giao trao công hàm phản đối, thì đại diện bộ ngọai giao mang công hàm đến giao cho tòa đại sứ TC.

Chuyện mị dân của cái gọi là Quốc Hội của VNCS. Uỷ Ban Thường Vụ của cái gọi là Quốc hội VNCS ngày 23 tháng 3, năm 2012 đã thống nhất ý kiến sẽ bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm đối với chủ tịch nước, thủ tướng,chủ tịch quốc hội và các chức danh khác do quốc hội bầu lên.

Không biết dư thời giờ, dư giấy làm gì mà Quốc hội VNCS không vẽ voi, vẽ chuột treo coi chơi, lại dư hơi thừa sức làm cái chuyện ruồi bu kiến đậu tưởng đâu có thể mị dân một cách sơ tiểu như ý kiến sẽ bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm những viên chức chánh phủ, tòa án, quốc hội như nêu trên.

Không cần là nhà phân tích chánh trị, một học trò tiểu học ở VN cũng biết những chức vụ bên nhà nước như thủ tướng và phó thủ tướng chính phủ, chủ tịch và phó chủ tịch nước, chủ tịch và phó chủ tịch quốc hội, uỷ viên ban thường vụ quốc hội, chánh án tòa án tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, tổng kiểm toán nhà nước không phải do cái gọi là Quốc Hội đảng cử dân bầu, bầu lên. Quốc Hội chỉ họp thức hóa quyết định của Đảng tiêu biểu là của Bộ Chánh trị Đảng đã chọn lựa, chỉ định và “ bố trí” qua làm các chức vụ bên nhà nước mà thôi. Kể cả một bộ trưởng Bộ Chánh trị cũng chỉ định, Quốc Hội không có quyền bãi miễn huống hồ những người cao hơn.

Đó là chưa nói ngay “bản thân” cái gọi là Quốc Hội đảng cử dân bầu đó, Bộ Chánh Trị của Đảng cũng cơ cấu, luôn luôn đảng viên phải chiếm 95% trở lên. Các đảng viên được Đảng chỉ định, cử ra làm “đại biểu nhân dân” của cái quốc hội ấy hầu hết là những cán bộ đảng viên đang làm việc bên nhà nước. Qui chế dân cử của CS Hà nội để cho dân biểu được kiêm nhiệm chức vụ bên quốc hội và bên nhà nước. Đại biểu nhân dân vì thế bị một cổ hai tròng, tròng của đảng và tròng của nhà nước. Nếu đại biểu đảng cử dân bầu không biểu quyết theo lịnh của Đảng, thì coi như đời tàn vì bị kỷ luật đảng và bị mất chức bên nhà nước.

Dù thực chất và thực sự vô thẫm quyền bãi miễn những viên chức cao cấp do Đảng chỉ định làm nhiệm vụ đảng giao bên nhà nước nói trên, thế mà Uỷ Ban Thường Vụ lại thống nhất ý kiến sẽ bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm – thật là một ý kiến vô cùng mị dân.

Chuyện bất tín nhiệm, bãi miển những chức vụ lãnh đạo nhà nước như vậy là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chuyện đó phải do hiến pháp minh thị qui định và đòi hỏi một thủ tục kỹ lưỡng và một túc số biểu quyết rất cao, thường là hai phần ba trở lên. Cả quốc hội biểu quyết một đạo luật như thế mới có thể tu chính hiến pháp được. Chớ le hoe xèng có mấy người trong Ủy Ban Thường Vụ có tư cách gì để ra một luật quan trọng như vậy.

Còn việc một năm biểu quyết tín nhiệm hay bất tín nhiệm một lần các chức vụ lãnh đạo chánh quyền lại càng đại mị dân. Chưa có nước dân chủ tiền tiến nào làm như vậy cả. Khi một nhân viên chánh phủ có gì sai, thì Quốc Hội mới mở cuộc điểu tra, tổ chức cuộc điều trần, và chất vấn để sau cùng quốc hội thảo luận biểu quyết với túc số tối thiểu hai phần ba, bỏ phiếu kín mới bất tín nhiệm.

Chớ quốc hội không thể mỗi năm mời tất cả thủ tướng và phó thủ tướng chính phủ, chủ tịch và phó chủ tịch nước, chủ tịch và phó chủ tịch quốc hội, uỷ viên ban thường vụ quốc hội, chánh án tòa án tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, tổng kiểm toán nhà nước ra để biểu quyết tín nhiệm hay bất tín nhiệm. Làm thế là vi phạm trầm trọng nguyên tắc phân quyền tam lập lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quốc hội là cơ quan lập pháp, một phần hành như lập pháp, tư pháp mà thôi. Cả ba cùng giám sát, ngăn chận nhau. Quốc Hội không phải là cơ quan lãnh đạo duy nhứt của chánh quyền. Đại diện quốc gia là chủ tịch nước chớ không phải chủ tịch quốc hội.

Đó là chưa nói trường hợp quốc hội bên nhà nước làm ngang bất tín nhiệm một chức vụ mà đảng không đồng ý thì quốc hội làm gì được. Đảng không đồng ý thì người của đảng đưa qua làm bộ trưởng cứ ngồi làm bộ trưởng, thủ tướng, chủ tịch nước nghe đảng không bãi nhiệm, thì quốc hội bị mất mặt, bị khủnh hỏang như thế nào. Nhớ có lần Thủ Tường Phan văn Khải than, là thủ tướng mà Ông không thể bãi nhiệm một bộ trưởng vì nội các không do thủ tướng lập mà do Bộ Chánh trị chỉ định.

Sau cùng ý kiến Uỷ Ban Thường Vụ của cái gọi là Quốc hội VNCS ngày 23 tháng 3, năm 2012 đã thống nhất sẽ bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm đối với chủ tịch nước, thủ tướng,chủ tịch quốc hội và các chức danh khác do quốc hội họp thức hóa bằng biểu quyết phải chăng đó là dấu chỉ phe mạnh của Đảng CS đang âm mưu lấy Quốc Hội làm cánh tay triệt đối thủ. Người theo dõi thời cuộc ở VNCS bây giờ đều thấy Thủ Tưóng Nguyễn tấn Dũng là người có quyền lực lớn nhứt. Trước đại hội Đảng, phe chống Ông truy tố Ông, biểu quyết bất tín nhiệm Ông, nhưng họ vẫn không làm nên trò trống gì. Và bây giờ phải chăng đối thủ của Ông lại tái tập họp âm mưu dùng quốc hội chặt tay chặt chân ông trong chánh phủ?

Vi Anh

Powered By Blogger