Friday, September 30, 2011

Pháp Luân Công Việt Nam - Thêm nạn nhân của chế độ cộng sản

Sau nhiều lần trì hoãn, phiên tòa xét xử hai nhà phát sóng nhân quyền Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành vào đầu tháng 10/2011 tới đây được dư luận quan tâm đến như một chiến dịch leo thang vươn vòi bạch tuột đàn áp Pháp Luân Công của Đảng cộng sản Trung Quốc lên chính quyền Hà Nội.

Dưới áp lực ngoại giao, hai học viên Pháp Luân Công - Trung và Thành đã bị giam giữ trái pháp luật hơn một năm nay không qua xét xử vì tội "Đưa trái phép thông tin lên mạng viễn thông".

Các chương trình phát thanh mà hai học viên này lắp đặt và phát bằng tiếng Trung qua lãnh thổ Trung Quốc đã làm các lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh nổi giận. Chương trình phát đi các nội dung sự thật và nhân đạo về vi phạm nhân quyền và kêu gọi chấm dứt bức hại những người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Trong hơn một thập kỷ qua, những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc là nạn nhân khủng khiếp nhất của chế độ Trung Cộng với mức độ bị khủng bố vượt xa các nạn nhân sự kiện Thiên An Môn và xa hơn là Đức quốc xã của Hitle. Trong khi thực hiện tội ác chúng cũng dùng mọi cách để xuyên tạc, lừa dối để dấu đi các chứng cứ. Áp lực ngoại giao là một công cụ hữu hiệu được Trung Cộng sử dụng để thao túng.

Trong bản cáo trạng của tòa án họ nhấn mạnh rằng việc bắt giữ được tiến hành bởi công điện từ Đại sứ quán Trung Quốc nhằm ngăn chặn việc tiếp tục phát sóng làm tổn hại quan hệ ngoại giao. Nhiều tài sản cá nhân và thiết bị của Trung và Thành đã bị tịch thu kể từ khi bị bắt giữ vào tháng 6 năm ngoái. Kết quả điều tra phía công an cho thấy không đủ chứng cứ vi phạm pháp luật để buộc tội hai học viên Pháp Luân Công này nên nhiều lần tòa án trả hồ sơ lại không khởi tố.

Luật sư của Trung và Thành, ông Trần Đình Triển cũng nêu rõ " ... Pháp Luân Công là môn mang tính rèn luyện sức khỏe, thì ở Trung Quốc cấm chứ ở Việt Nam không cấm, chưa có một văn bản nào cấm cả, vì những thông tin trên mạng đó không ảnh hưởng gì đến an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội cả, và ở Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào cấm, thì việc truy tố anh về tội vi phạm về thông tin tuyên truyền đưa thông tin lên mạng là hoàn toàn trái pháp luật. ... "

Dưới tác động của chính quyền Hà Nội vụ việc tới nay vẫn im hơi trong khi Trung và Thành vẫn tiếp tục ngồi tù. Nhiều người cho rằng đang có sự mặc cả giữa Hà Nội và Bắc Kinh đối với trường hợp của hai học viên này.

Vào đầu tháng 4 vừa rồi dư luận trong nước và quốc tế đã dấy lên phản ứng mạnh mẽ khi có quyết định đem ra xét xử tại tòa từ Hà Nội, sau đó vụ việc phải bị hoãn vô thời hạn nhằm làm lắng yên dư luận, cho tới nay.

Các luật sư của Trung và Thành nhắc lại nhiều lần rằng căn cứ theo pháp luật thì hai anh là vô tội, trong khi tòa án chưa xử thì vài nguồn tin nội bộ cho biết, chính quyền Hà Nội đã ngầm "định giá" từ ba đến bảy năm tù giam.

Tàn bạo và quấy rối

Được biết Trung và Thành điều tập Pháp Luân Công, một môn thiền định cổ truyền dạy con người sống Chân - Thiện - Nhẫn có khởi xuất từ Trung Quốc. Lo sợ trước sự ngày một phổ biến của môn tập, năm 1999, Lãnh đạo Đảng CS Trung Quốc họ Giang ra chiến dịch phải "nhổ tận gốc" môn này, tiến hành cho đến tận hôm nay.

Hiện nay Pháp Luân Công được tập tự do nhiều nước, tuy nhiên tại Việt Nam đang trải qua nhiều sự sách nhiễu và khủng bố đối với người tập trong nước do các an ninh công an Việt Nam thực hiện, một chiến dịch tuyên truyền và hành động từ 2006 đến nay nhằm ngăn chặn việc tập công và đưa thông tin sự thật ra công chúng.

Vào cuối tháng Tám, Tỉnh Long An - ba học viên đang tập công ôn hòa tại một công viên thì bị bố ráp bắt về đồn mà không có lý do, nhà riêng ngay sau đó bị đột nhập lấy đi tài sản, vật dụng, sách mà không cung cấp bất cứ giấy tờ hợp pháp nào.

Các học viên cho biết, trong khi chúng tôi vẫn cư xử nhã nhặn thì họ mạ lị với lời lẽ thô tục, đưa hình ảnh đồi trụy để chúng tôi xem, còng tay, dùng lửa đốt và thảy côn trùng vào thân thể chúng tôi.

Ngay sau đó đài truyền hình địa phương còn phát tán đi thông tin tuyên truyền bịa đặt nhằm bôi nhọ các học viên và môn tập. Sau đó họ tiến hành tiếp tục phá rối việc tập công và nơi ở của các học viên. Họ thuê những tay côn đồ đánh bị thương một học viên, trong khi đánh người thì ngăn cản không cho công chúng đến gần can ngăn, trong khi công an mặc thường phục đứng quan sát và chỉ đạo.

Tại Hà Nội, hàng ngày có khoảng 10-20 người lặng lẽ tụ tập ôn hòa bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối chính sách khủng bố của Trung Cộng đối với các học viên Pháp Luân Công.

"Họ huy động công an đến, kích động những người dân xung quanh chưa hiểu sự việc để tấn công chúng tôi", họ không hiểu việc thỉnh nguyện ôn hòa của chúng tôi và gọi chúng tôi là "phản động".

Khiếp nhược trước chính quyền Bắc Kinh

Bản cáo trạng chống lại Trung và Thành chỉ ra rằng việc bắt giữ người là có tác động từ quan hệ ngoại giao. Họ muốn các hoạt động của học viên Pháp Luân Công tại Việt nam phải bị ngăn chặn và trừng trị.

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC) đã lên án ảnh hưởng của chế độ Trung Quốc đàn áp các học viên Pháp Luân Công và kêu gọi hỗ trợ cho tự do báo chí cho Việt Nam. Ông Erping nói: "Chúng tôi hy vọng các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể chống lại ảnh hưởng của Đảng CS Trung Quốc và thả người vô điều kiện. Cộng động quốc tế cũng phải có cơ hội để lắng nghe nội dung hòa bình mà họ đã phát đi vì lý do nhân đạo"

Chính quyền Trung Cộng đang tỏ ra càng ngày càng hung bạo với các tranh chấp lãnh thổ và quan hệ đối ngoại với các nước nhỏ trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam - một nước bị lệ thuộc nhiều về chính trị. Họ lợi dụng quan hệ này để gia tăng đàn áp Pháp Luân Công xa hơn ra khỏi khu vực.

Vì mối quan hệ lợi ích và áp lực, nhiều cá nhân và tổ chức trong nước đành chọn cách im lặng làm ngơ trước sự thật.

Các học viên Pháp Luân Công Việt Nam phản đối việc chính quyền đưa hai học viên ra xét xử nhằm nỗ lực "dằn mặt" các học viên trong nước và để làm vừa lòng chính quyền Đảng cộng sản Bắc Kinh. Họ lên kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa hôm thứ năm trước tòa, mặc dù họ biết rằng các tên côn đồ làm việc dưới sự chỉ đạo của công an cũng sẽ có mặt.

Phiên bản Boeing F/A-18E mới nhất chào hàng tại Nhật Bản

Công ty Boeing và Hải quân Mỹ chính thức tuyên bố cung cấp cho Nhật Bản máy bay F/A-18E Super Hornet Block II tiên tiến, cạnh tranh đấu thầu hợp đồng máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Nhật Bản.

F/A-18E Super Hornet là loại máy bay chiến đấu đa năng 1 chỗ ngồi của hải quân Mỹ

Tháng 4/2011, chính phủ Nhật Bản cho biết bắt đầu trưng cầu phương án mua máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo F-X. F/A-18E Super Hornet Block II do Mỹ bán lần này là máy bay chiến đấu mới nhất của Mỹ đã qua kiểm nghiệm chiến đấu thực tế.

Tổng giám đốc Công ty Boeing Nhật Bản Mike Denton cho biết, Super Hornet là máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến nhất thế giới hiện nay, nó sẽ giúp cho lực lượng phòng không Nhật Bản có khả năng tác chiến chưa từng có trong lịch sử.

F/A-18E Super Hornet là máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến nhất thế giới hiện nay, đã được kiểm nghiệm chiến đấu thực tế

Trong thỏa thuận mua sắm máy bay chiến đấu lần này, Super Hornet sẽ bảo đảm “kép” về giá cả và thời gian cho chính phủ Nhật Bản, từ đó máy bay chiến đấu đa năng ưu việt này có khả năng sớm được trang bị cho lực lượng phòng không Nhật Bản.

Phiên bản Super Hornet bán cho Nhật Bản lần này được cải tiến trên nền tảng F/A-18E/F được hải quân Mỹ triển khai trên toàn cầu. Trước đây, không quân Australia đã từng mua một lô F/A-18F, trong đó 20 chiếc đã bàn giao và được triển khai ở căn cứ Amberley, bang Queensland, 4 chiếc còn lại sẽ được bàn giao trong năm nay.

F/A-18E Super Hornet được trang bị cho tàu sân bay

Super Hornet do hãng Boeing sản xuất là một loại máy bay chiến đấu đa năng, hầu như có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ chiến thuật, bao gồm giành ưu thế trên không, tấn công ngày đêm bằng vũ khí dẫn đường chính xác, hộ tống chiến đấu, chi viện hỏa lực trên không tầm gần, phòng không áp chế đối phương, tấn công trên biển, do thám, kiểm soát trên không và tiếp dầu trên không.

Boeing F/A-18E/F Super Hornet là máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay kiêm máy bay tấn công, được bắt đầu hoạt động trong biên chế các đơn vị của Hải quân Mỹ vào năm 1999. F/A-18E/F Super Hornet có kích thước lớn và hiện đại hơn so với F/A-18C/D Hornet.

Máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet tiếp dầu trên không

Thông số kỹ thuật của Boeing F/A-18E Super Hornet:

- Phi hành đoàn: 1 chỗ ngồi.

- Chiều dài: 18,31 m.

- Sải cánh: 13,62 m.

- Chiều cao: 4,88 m.

- Diện tích: 46 m2.

- Trọng lượng rỗng: 13.864 kg.

- Trọng lượng cất cánh: 21.320 kg.

- Trọng lượng cất cánh tối đa: 29.900 kg.

- Động cơ: 2 x động cơ phản lực General Electric F414-GE-400, lực đẩy 14.000 lbf (62 kN) mỗi chiếc, đốt nhiên liệu lần hai là 22.000 lbf (98 kN).

- Khả năng mang nhiên liệu bên trong: 6.530 kg.

- Khả năng mang nhiên liệu bên ngoài: 5 x thùng 480 ga-lông, tổng cộng 7.430 kg.

- Vận tốc cực đại: 1.680 km/h.

- Tầm bay: 1.095 km.

- Bán kính chiến đấu: 278 km.

- Trần bay: 15.000 m.

- Vũ khí: 1 pháo tự động 20 mm M61A1/A2 Vulcan; 11 điểm giá treo vũ khí mang theo các tên lửa (AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM, AIM-7 Sparow, AGM-84 Harpoon, AGM-88 HARM, AGM-65 Maverick) và bom (AGM-154 Joint Standoff Weapon, JDAM, Paveway, Mk 80, Mk-20 Rockeye, CBU).

—0O0—

Chuyện những người vượt biên đi làm thuê ở TC

Hoàn cảnh gia đình của các em này không giống như những gia đình khác có tài sản hay ruộng vườn mang cầm cho ngân hàng để được đi làm lao nô nước khác, câu chuyện của các thanh niên sinh viên nam nữ việt nam đi làm Lao Nô vẫn mơ ước được ra nước ngoài kiếm một việc làm để giúp gia đình, nhưng mà những thông tin trung thực đã bị những tay sai csVN các con mô giới dấu vẹm làm sao được biết, thật đau lòng cho dân tộc, trốn qua TC làm thuê mước còn bị cướp và bốc lột lại còn bị đánh đập tàn nhẫn.

bằng chứng và nhân chứng sống của các vụ buôn người LAO NÔ do csVN giàn dựng.

Họ bán sức của mình để mong nhận lấy 20- 30 nhân dân tệ (50- 60 ngàn đồng) sau một ngày lao động nặng nhọc. Tuy nhiên, tai nạn lao động, bị chủ quỵt tiền, bị công an nước bạn bắt, bị đánh đập tàn bạo, cướp tiền đã khiến bao người phải lâm vào cảnh dở khóc, dở cười, nghèo càng nghèo hơn.

Biết bèo bọt gian nguy nhưng vẫn cứ đi

Con đường đất đỏ vào thôn Pò Mới xã Tú Đoạn ngoằn ngèo, bụi mù mịt. Những ngôi nhà được làm bằng đất, rơm rạ, xiêu vẹo nằm nép mình bên sườn đồi. Tiếng người đàn ông trung tuổi trong ngôi nhà đất ven đường vọng ra: “Mai thằng Tường đi sang Trung Quốc làm thuê lấy ít tiền tiêu và mua phân bón, cây giống cho vụ sau”. “Lại đi Trung Quốc à? Con sợ lắm. Năm trước nghe lời mẹ, con đi theo mấy anh trong làng đi Trung Quốc chặt mía thuê. Suốt một tháng làm vất vả, ăn uống kham khổ, cứ tưởng được ít tiền thế mà vừa ngó đầu ra đường cái đã bị công an bắt giam, lột hết tiền và đi cải tạo mất hơn tháng trời. Tí nữa thì con được ăn Tết miễn phí trong tù”. Cố kiễng chân, đánh mắt qua dãy tường rào bằng cây xương rồng, chúng tôi thấy một đứa trẻ khoảng 15-16 tuổi trả lời một người đàn ông đã đứng tuổi.

Đó là gia đình nhà bác Vi Văn Tuấn, ngoài 50 tuổi nhưng trông bác như một ông già ngoài 70. Bác có 6 người con, 2 trai, 4 gái nhưng không ai được học qua lớp 4 vì hoàn cảnh khó khăn. 5 người con đầu đã lập gia đình và ra ở riêng, hiện nay hai bác ở với cậu con út tên Vi Văn Tường năm nay 16 tuổi. Ba người quanh năm chỉ trông vào vài sào ruộng kém màu mỡ và quanh năm thiếu nước.

Nghèo khổ, thiếu ăn là tình trạng chung của Tú Đoạn. Khi cái khó bó cái khôn, ao thả cá không có nước, ruộng nương khô cằn, nghề phụ không có. Mấy năm nay, người dân nơi đây đã coi vượt biên sang Trung Quốc làm thuê là cứu cánh, nó giống như một hướng thoát nghèo. Bỏ bao công sức, mất bao mồ hôi và máu nhưng chuyện bị quỵt lương, bị công an bắt rồi lột hết tiền, tai nạn lao động luôn luôn chực chờ họ.

Em Tường con bác Tuấn kể cho chúng tôi nghe về cuộc vượt biên của em năm trước: “Thấy các bạn rủ sang Trung Quốc làm thuê kiếm tiền tiêu Tết, em cũng theo các bạn đi. Đầu tiên chúng em bắt xe khách lên cửa khẩu Chi Ma, sau đó đi theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Lần đầu tiên đi xa, lại đến nơi đất khách quê người khiến bọn em ai nấy đều lo lắng. Sau một một hồi xin việc, bọn em được chủ thuê chặt mía. Suốt một tháng trời chúng em phải làm việc từ 12- 14 tiếng mỗi ngày dưới sự giám sát chặt chẽ của chủ nhà. Nếu ai làm chậm, nghỉ ngơi là ngay lập tức bị chủ chửi mắng thậm tệ. Một ngày bọn em chỉ được ăn 2 bữa với hai bát cơm và một ít rau. Tối chúng em căng bạt và ngủ luôn ngoài ruộng. Nhiều hôm lạnh quá bọn em phải lấy lá mía vào đắp, biết là ngứa nhưng còn hơn là lạnh. Sau một tháng, chúng em phát khóc khi chủ trả mỗi đứa 1,2 triệu đồng”.

Tường kể tiếp: “Lần đầu tiền cầm số tiền lớn như vậy, bao nhiêu dự định như: Trả nợ, mua thuốc cho mẹ, sắm Tết của em bị tiêu tan khi vừa ló đầu ra đường nhựa để về Việt Nam thì chúng em bị công an Trung Quốc bắt. Họ nhốt chúng em, báo về Việt Nam sang bảo lãnh, sau gần 1 tháng chúng em được trả về khi trong túi không còn một đồng. Tối hôm đó, sau khi được thả, chúng em phải đi bộ hơn 10km đường rừng để về nhà trong cơn đói cồn cào. Tự thề rằng sẽ không bao giờ sang Trung Quốc làm nữa, nhưng tình trạng này, năm nay em lại phải sang đó làm thôi”.

Bỏ mạng nơi xứ người

Chị Hoàng Thị Linh cho biết: “Không sang Trung Quốc làm nữa đâu. Năm kia em sang đó làm bị nhà chủ quỵt lương, may nhờ mấy người đi cùng cho vay tiền mới về được nhà. Nếu không có họ chắc em chết bên đó mất”. Chị Linh kể, khi sang Trung Quốc làm, chị được chủ nhà thuê phạt cỏ trên một quả đồi. Khi vừa đến, thấy dốc cao chị cũng hoảng, nhưng nghĩ đằng nào đến nơi cũng phải làm lấy tiền tiêu Tết, trả nợ nên cố gắng làm. Tuy nhiên, làm được 15 ngày, phần dưới chân đồi ít dốc mà mấy lần chị ngã nhào, nếu không nhanh bám được mấy thân cây thì chắc chị đã đi gặp tổ tiên. Càng lên cao, càng nguy hiểm nên chị xin nghỉ. Đòi thanh toán lương nhưng không được chấp nhận. Nghĩ mạng người quan trọng hơn cả nên chị đành bỏ của chạy lấy người.

Trường hợp của em Tường và chị Linh là một trong những người được coi là may mắn khi được trở về nhà nguyên vẹn còn anh Nguyễn Văn Tuấn đã không được may mắn như vậy. Năm 2007, vừa thu hoạch xong vụ mùa, thấy mọi người trong xã rủ nhau vượt biên đi làm thuê. Đang nhàn rỗi, sắp Tết không có tiền tiêu, chủ nợ đòi tiền giống và phân bón nên anh đành liều theo mọi người sang Trung Quốc. Tuy là người khỏe mạnh nhưng anh cũng phải ớn khi làm việc vất vả mà lương chẳng được bao nhiêu. Sau nửa tháng làm việc, anh hớn hở khi cầm trên tay gần triệu bạc tiền công. Anh vội vã tìm đường về nước. Tuy nhiên, khi chỉ cách biên giới Việt Nam gần trăm mét nữa thì anh bị công an nước bạn phát hiện.

“Đầu tiên họ nhốt tôi vào một căn phòng tối om, lột hết toàn bộ tiền công của tôi. Không dừng lại ở đó mà tôi còn bị một số quản tù đánh đập suốt ngày. Đau nhất là mỗi khi họ dùng rùi cui điện chích vào người hay dùng những thanh sắt như ngón chân cái đánh”, anh Tuấn kể.

Sau gần 2 tháng bị giam anh mới được về với gia đình. Cũng theo anh thì đã có trường hợp một người ở xã bên khi sang Trung Quốc khai thác rừng, do bất cẩn anh đã bị cây đổ chết ngay tại chỗ. Gia đình phải vất vả lắm mới làm được thủ tục xin đưa xác về quê mai táng. Người chủ thu đã phủi trách nhiệm, không bồi thường một đồng nào.

Tuy gặp phải những rủi ro như vậy nhưng nhiều người vẫn nhắm mắt làm liều. Ông Nguyễn Văn Trí Chủ tịch xã Tú Đoạn cho biết: “Chúng tôi vẫn thường xuyên tuyên truyền cho bà con nhân dân là không nên vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê nhưng bà con không nghe. Mặc dù các cán bộ xã phải làm gương khi không cho anh em, con cháu mình đi vượt biên làm thuê. Nhưng mọi người vẫn cứ đi, chúng tôi không quản được. Mọi người đi có nói với chính quyền đâu, nhiều trường hợp khi bị bắt, chúng tôi phải đích thân sang bảo lãnh”.

Nhưng ông Trí cũng phải thừa nhận rằng sở dĩ người dân bỏ nhà, vượt biên sang Trung Quốc làm thuê là hoàn cảnh gia đình. Mặc dù xã cũng thường xuyên cho cán bộ đi tìm hiểu những cây giống, con giống nào phù hợp với vùng đất này nhưng vốn không có, đất đai cằn cỗi, kém màu mỡ, không có vốn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được nên vấn đề thoát nghèo nơi đây còn nhiều nan giải. Trên thực tế, hơn 60 % người dân nơi đây vẫn thuộc hộ nghèo.

—0O0—

Thật ra chúng ta nên sợ điều gì ở Trung Quốc?


The Washington Post - Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang lo lắng về sự gia tăng rõ rệt con số các bài báo khoa học được xuất bản và số bằng sáng chế được cấp cho giới nghiên cứu ở Trung Quốc. Họ tin rằng điều này sẽ tạo cho Trung Quốc một lợi thế cạnh tranh khủng khiếp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
Xét tới cùng, Trung Quốc hiện chỉ đứng thứ hai, sau Mỹ, về số lượng ấn phẩm khoa học, và từ nay tới năm 2015, mỗi năm Trung Quốc sẽ đăng ký số bằng sáng chế nhiều hơn cả Mỹ.

Giới làm chính sách của Mỹ lo ngại là đúng, nhưng họ lại đang lo nhầm chỗ.

Các bài báo khoa học của người Trung Quốc nhìn chung là không đúng hoặc là sản phẩm đạo văn. Chúng không có mấy ích lợi ngoài việc ve vuốt lòng tự hào dân tộc. Gần như chẳng có sáng chế nào ra đời từ các phòng thí nghiệm nhận tiền nhà nước. Đồng thời, các bằng sáng chế của Trung Quốc cũng không phải là chỉ dấu của sự sáng tạo, mà chỉ là những nhà tù mà đất nước này dựng lên để đánh thuế các công ty ngoại quốc đặt chân tới Trung Hoa. Người Trung Hoa đã học được cách chơi cái trò chơi của các công ty công nghệ và những cơ quan cấp bằng sáng chế tinh khôn của Mỹ: sử dụng bằng sáng chế để tống tiền những nhà sản xuất công nghiệp khác.

Lợi thế thật sự của Trung Quốc nằm ở thế hệ tới đây của họ – những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu và rồi sẽ trở thành doanh nhân. Đám trẻ này rất giống với những kẻ đồng niên với chúng ở phương Tây. Chúng đều thông minh, có động lực, và đầy tham vọng. Trong khi những đứa trẻ của thế hệ Cách mạng Văn hóa – giờ đây đang làm việc trong các phòng nghiên cứu của chính phủ và lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước thống trị nền sản xuất – phải cố làm sao để không thách thức chính quyền và phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy định của chính phủ, thì thế hệ mới chẳng biết đến biên giới nào. Họ thậm chí không biết đến sự tàn bạo ở thời đại trước. Họ chẳng ngại gì mà không suy nghĩ vượt khỏi mọi giới hạn, chấp nhận rủi ro, và có tham vọng. Khác với cha mẹ họ, thế hệ mới này có thể đổi mới.

Sự thay đổi mà tôi đã chứng kiến trong lĩnh vực kinh doanh ở Trung Quốc, trong những chuyến đi của tôi tới Trung Quốc suốt sáu năm qua, thật là sâu sắc. Khi xưa sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp phải nỗ lực để vào các công ty đa quốc gia của phương Tây. Và vì thất bại là một điều cấm kỵ, cũng như địa vị xã hội thấp kém là thứ bị mặc nhiên gán cho các doanh nghiệp mới khởi sự, cho nên các bậc cha mẹ không khuyến khích con cái trở thành doanh nhân. Bây giờ không còn như thế nữa. Trước thành công của những doanh nhân như Jack Ma (người sáng lập website thương mại điện tử nổi tiếng Alibaba.com – ND) và Kaifu Lee (nguyên chủ tịch Google Trung Quốc – ND) và với việc những thế hệ doanh nhân đi đầu khởi nghiệp đã gặt hái được của cải, thanh niên Trung Quốc giờ đã có những hình mẫu để noi theo, và các bậc cha mẹ thì bắt đầu chấp nhận tinh thần doanh nhân hơn. Giờ đây, tham gia một công ty mới thành lập là “mốt” ở Trung Quốc – y như ở Thung lũng Silicon. Và việc thất bại, làm lại từ đầu cũng ngày càng được chấp nhận hơn.

Tại tất cả các thành phố lớn của Trung Quốc đều có những doanh nghiệp mới thành lập. Theo Lux Research, vốn đầu tư vào kinh doanh ở Trung Quốc đã lên tới 5,4 tỷ USD trong năm 2010 – tăng 70% so với năm trước. Có rất nhiều những Angel và Venture Capital đến nỗi giới đầu tư phải cạnh tranh với nhau để được đầu tư. Một đơn vị mới thành lập mà tôi đi thăm tuần trước ở Bắc Kinh, tên là Café Garage, đang tặng không gian văn phòng và Internet miễn phí cho các doanh nghiệp mới khởi sự, đổi lấy việc họ được đứng lên đầu trong hàng ngũ những nhà đầu tư.

Trong chuyến đi gần đây của tôi, hồi tuần qua, tôi cũng dạy học ở Đại học Thanh Hoa, trong một chương trình khởi nghiệp do Trung tâm Doanh nhân UC-Berkeley tổ chức. Sinh viên ở đó rất giống với những sinh viên tôi dạy ở Duke và Berkeley. Họ khao khát kiến thức, quan hệ, và ý tưởng. Sự khác biệt duy nhất mà tôi để ý thấy là cách họ trả lời câu hỏi sau: Tại sao bạn muốn trở thành doanh nhân? Sinh viên Mỹ thường nói về việc tạo dựng gia sản và thay đổi thế giới. Sinh viên Trung Quốc thì bảo họ coi kinh doanh là một cách để vượt lên trên “hệ thống”, để trở thành người chủ của chính mình và để tạo ra con đường riêng đến thành công. Rõ ràng họ không thích thú ý tưởng làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh, một chính quyền chuyên quyền độc đoán, hay là cho cái mà họ coi là một công ty đa quốc gia nhiều cơ hội của nước ngoài.

Mỗi năm đều có hàng chục nghìn người nhập cư có học vấn từ Mỹ trở về Trung Quốc, đem đến cho hệ thống doanh nghiệp ở Trung Quốc một sự tăng trưởng mạnh mẽ. Những người hồi hương này đang đào tạo cho người trong nước biết cách làm thế nào để xây dựng những công ty kiểu Thung lũng Silicon.

Hãy lấy Robert Hsiung làm ví dụ. Tốt nghiệp Đại học Stanford năm 2008, anh đã nhận được vài cơ hội việc làm ở Thung lũng Silicon, Singapore và Hong Kong. Nhưng anh quyết định trở thành doanh nhân và chuyển tới Bắc Kinh, vì nền kinh tế đang bùng nổ và số người Trung Quốc sử dụng Internet đang gia tăng nhanh chóng. Doanh nghiệp đầu tiên của Robert, một công ty mạng xã hội tên là OneCircle.cc, chỉ thành công khiêm tốn. Công ty tiếp theo của anh, FoxFly, cũng thất bại vì những đối thủ lớn hơn đã tràn vào thị trường của Robert. Tháng 8 vừa qua, anh khởi sự doanh nghiệp thứ ba, chuyên về phát triển một ứng dụng mạng chuyên nghiệp. Robert nói với tôi rằng anh ta hoàn toàn không thấy có vấn đề gì khi tuyển dụng những sinh viên kỹ thuật hàng đầu. Và cho dù anh đã từng thất bại, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn sẵn sàng đầu tư hàng trăm nghìn đôla vào công ty mới nhất của anh.

Trung Quốc có cơ hội tiếp nhận toàn bộ nguồn năng lượng mới này và dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo. Nhưng điều ấy không có nghĩa là họ sẽ làm như thế. Tôi đã hỏi sinh viên và doanh nhân sở tại về các trở ngại mà họ biết mình sẽ phải đối mặt. Gần như tất cả đều nói đến hai nỗi sợ: Rằng một công ty quy mô lớn hơn – như là Baidu hay Tencent – sẽ ăn cắp công nghệ của họ, vì luật sở hữu trí tuệ của Trung Quốc không có hiệu lực gì; và rằng một khi họ đã đạt được những thành công to lớn, quan chức chính phủ sẽ nhào vào kiểm soát công ty hoặc đòi chia phần.

Chừng nào nền pháp quyền của Trung Quốc còn chưa được củng cố và doanh nhân chưa có được sự tự do mà họ cần, chừng đó Trung Quốc còn có thể chứng kiến rất nhiều hoạt động khởi nghiệp, nhưng những sáng tạo làm thay đổi thế giới thì sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên, một khi Trung Quốc đã dẹp bỏ được những trở ngại cuối cùng rồi, thì ta phải coi chừng.

Ảnh: Một cậu bé đeo mặt nạ kinh kịch vẫy lá cờ Trung Hoa trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, ngày 1-3-2011. Ảnh: Jason Lee/ Reuteurs.

Thủy Trúc dịch từ The Washington Post
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Mừng quốc khánh Tàu cộng

Tập tranh biếm họa chống Tàu Cộng: "Mưu Sâu Họa Càng Sâu!”

Hôm qua trên đường lang thang, tình cờ mình (blog Du Tử Thành)kiếm được tập tranh biếm họa "Mưu sâu họa càng sâu!", đả kích tập đoàn bành trướng Bắc Kinh xâm lược do Nhà xuất bản “Quân Đội nhân dân” ấn hành 20.200 cuốn vào tháng 12 năm 1979, khi "toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới". Các họa sĩ vẽ tranh gồm có Nguyễn Đạo Hưng, Trịnh Lập, Dương Lê, Nguyễn Nghiêm, Huy Quang, Văn Thanh. Xem lại những bức tranh này thật thú vị, và hơn nữa ta vẫn thấy được nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi của chúng. Bọn bá quyền Bắc Kinh cho đến giờ vẫn đang tiếp tục lâm le mưu toan xâm lược thâm độc của chúng trước Việt Nam. Tiếc rằng, ngày nay chẳng ai dám đả kích đám "thiên triều" này như cách đây 30 năm, những cuốn sách như thế này cũng hiếm.... Mời các bạn thưởng thức nhiều bức hình biếm họa hay được chọn lọc trong sách:

Cu Cường




















































BẢO VỆ CỘNG ĐỒNG




Vi Anh
Danh từ ‘cộng đồng’ sử dụng ở đây là danh từ chung chỉ tập thể người Việt hải ngọai - mà đông nhứt là người Mỹ gốc Việt - và hậu duệ tỵ nạn CS bằng nhiều cách kể cả những người Việt dùng thuyền nan vượt đại dương đi tỵ nạn CS.

Sau gần 36 năm, những người này đã lập được một kỳ công, hình thành được một Việt Nam Hải ngoại. Nhờ tiến bộ khoa học, kỹ thuật của Tin Học, truyền thông tiếng Việt trong đó có phát thanh, phát hình, báo chí chuyển qua cable, satellite và Internet, các cộng đồng người Việt tỵ nạn CS ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu đã kết nối dễ dàng với nhau.

Tuy không có chánh quyền, không có chánh phủ lưu vong, không có riêng một lãnh thổ, nhưng nhờ có cảm nghĩ thuộc về nhau (sense of belonging), cùng chung một căn cước tỵ nạn CS, và chánh nghĩa đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN nên đã cùng làm ra một Việt Nam Hải ngoại.




CS Hà nội là những người chuyên môn lũng đoạn hàng ngũ người Việt Quốc gia và chuyên nghiệp cướp chánh quyền đâu có dễ gì buông tha cho những người Việt Nam hải Ngọai. Đó là những người chịu không nổi CS, quyết không sống chung với CS, đành phải bỏ nước ra đi, nay đã thành một thế lực kinh tế, chánh trị thách thức lý do tồn tại của Đảng Nhà Nước CSVN qua chánh nghĩa đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN.


Nên việc CS đánh phá các cộng đồng VN ở hải ngoại và VN hải ngoại là chuyện đương nhiên, không có gì đáng ngạc nhiên cả. Bộ Chánh Trị của Đảng CS, bộ quyền lực cao nhứt nước VNCS, có ra cả Nghị Quyết 36 và dành một ngân sách tình báo, tuyên truyền quốc ngọai bí mật rất lớn để thi hành kế họach “nắm” và lũng đọan các cộng đồng người Việt hải ngọai.

Một mặt CS dùng nhiều chiêu bài chiêu dụ như hòa giải hòa hợp, để quá khứ ra sau hướng về tương lai phía trước, đem tiền tài, tri thức, kinh nghiệm về xây dựng quê hương.

Mặt khác lên án ai không theo CS là “lực lượng thù địch”, như CS tuyên truyền đen, trắng, xám rằng chống Cộng là “chống gậy”, biểu tình chống Cộng chỉ còn có ”bảy tám người”, đi biểu tình tranh đấu cho tự do tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền VN, toàn vẹn lãnh thổ VN bị chụp hình thì khó “tránh đâu” khi hữu sự xin visa về VN, v.v...


Thời đại này là thời đại truyền thông đại chúng, xã hội người Việt sống khi định cư là xã hội tự do ngôn luận.

CS Hà nội bây giờ có an ninh lộ trình bang giao, giao thương, có ngân sách quốc gia bạc tỷ tỷ Đô la, CS lợi dụng tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Hoa Kỳ, đã chỉa mũi dùi vào tận phòng khách dân việt tị nạn qua truyền hình, qua báo mạng và tập trung nỗ lực tấn công các cộng đồng người Việt chống Cộng ở hải ngọại -- là điều không khó hiểu

.
Ở Mỹ nơi có hơn hai triệu người Mỹ gốc Việt, truyền thông đại chúng của Mỹ chánh yếu do các công ty tư nhân về vệ tinh, cable, Internet đều do tư nhân làm chủ.

Trên trời CS Hà nội đã dùng tiền bạc hợp đồng mướn những công ty Mỹ này chuyễn tải truyền hình VT4 của Trung ương, và lập ra một chi nhánh của Thống tấn xã VNCS rồi.

CS hầu như không thu lệ phí và gắn dĩa thu gần như cho không. Dưới đất, CS Hà nội chưa dám ra một đài phát thanh hay một tờ báo riêng vì e ngại chẳng có người nào nghe và xem như văn hoá phẩm của CS đã đem qua Mỹ bán giá hết sức rẻ mà không ai buồn mua.
CS phải dùng con đường quanh co để xâm nhập. CS gian ngoan vận động đến mức nhiều người tuyên truyền không công cho CS mà không biết.

Mục tiêu mà CS nhắm vào là quan niệm và làm báo, làm đài theo kiểu Tây kiểu Mỹ nhưng cho người gốc Việt tỵ nạn CS xem và nghe.

Không ý thức được tấm hình có cây cờ máu CS, những “từ CS” làm nhói tim, làm trái tai gai mắt người đọc, nhứt là thế hệ thứ nhứt là độc, khán, thính giả mẫn cán.

Bao nhiêu cuộc phản đối xảy ra là do những vô tình hay cố ý che đậy đó.


CS khai thác tối đa và lạm dụng tối đa cách làm báo của Tây Phương, nhơn danh quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, khích động, khiêu khích đối thoại, phản biện, nghị luận đa chiều để đưa văn hoá, tư tưởng của CS vào truyền thông hải ngoai, nhưng vẫn kềm kẹp trong nước.


CS khai thác sự sống nhờ vào quảng cáo của các cơ quan truyền thông tiếng Việt ở hải ngọai. Khác với báo thời kỳ còn VNCH, báo chí tiếng Việt ở hải ngoại phần rất lớn sống nhờ quảng cáo. CS xâm nhập vào kinh tế khá sâu ở hải ngoại có thể trực hay gián tiếp ảnh hưởng đến chủ quảng cáo.

CS khai thác sự thiếu nhân sư của toà soạn, ban biên tập báo, ban chương trình của các đài truyền hình. Ít người quá khi đi tin trong nước cứ copy, cut, rồi paste mà không edit vì không có người và thì giờ.

Và CS cũng khai thác phương tiên tài chánh khiêm tốn của các báo và đài của người Việt hải ngoại trong chương trình giải trí và văn nghệ. Lấy cải lương, tân nhạc, kịch tuồng của trong nước thì khỏi trả tiền, không gặp khó khăn về bản quyền, chớ lấy của hải ngoại thì phải trả tiền mà truyền thông đại chúng tiêng Việt hải ngọai thì tài chánh rất khiêm tốn, người làm truyền thông vì cái ‘nghiệp” chớ không vì đồng tiền chẳng được bao nhiêu.

Con đường quanh co CS xâm nhập tuy êm nhưng thấm rất sâu, khó cho cộng đồng hải ngọai gỡ. Quần chúng độc giả, khán thính gỉa muốn đưa ý kiến khác với báo chí rất khó, muốn chống đối một tờ báo hay một đài phát thanh hay phát hình không phải là chuyện dễ. Cơ quan truyền thông tuy là của một tư nhân hay một công ty tư nhưng có nhiều cách, nhiều quyền để có quyền ăn, quyền nói, quyền gói ý kiến người khác...

Thêm nữa, vì quyền tự do ngôn luận được luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ, và là nhu cầu phát triển tự nhiên của cuộc cách mạng tin học ở Mỹ.

Thêm vào đó gần đây CS Hà nội kết họp diệt tiếng nói của cộng đồng tỵ nạn CS chống Cộng bằng thủ tục thưa kiện. Nhiểu vụ lợi dụng thủ tục tố tụng của Mỹ, nơi đông người Việt tỵ nạn CS nhứt thế giới, để kiện tụng nhằm mục đích cản trở những ý kiến và hành động của những người chống Cộng đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Ở Mỹ người ta đã thấy nhiều vu kiện như thế: Arizona, Seattle, Texas, California…


Cộng đồng là tập thể trong đó có mỗi một người sống trong đó. Căn cước của cộng đồng người Việt hải ngọai đại đa số gốc là tỵ nạn CS. Nhiệm vụ bảo vệ cộng đồng là nhiệm vụ chung, nhiệm vụ của mỗi một người.

Thái độ đứng ngòài chờ các tổ chức cộng đồng, hội đòan, đòàn thể làm cho mình hưởng là thiếu tinh thần công dân giáo dục, thiếu tinh thần cộng đồng, thiều tình liên đới, và quên nguồn gốc của mình./.



Powered By Blogger