Saturday, April 30, 2011

Dân Tộc Nào Định Mạng Đó

1. Tại sao có sự khác biệt về đời sống của người dân trong các quốc gia trên trái đất ?

Làm người dân của một nước nhược tiểu, nghèo khổ, thua kém và bị đè đầu, cưởi cổ bởi một bè lũ bất nhân và bất lương, đôi khi chúng ta cũng đau buồn mà tự hỏi tại sao người dân của những nước khác không bị rơi vào hoàn cảnh khốn nạn như đất nước chúng ta, và rồi lại tự tìm ra cho mình một câu trả lời là đồ lỗi cho hoàn cảnh, cho định mạng bất hạnh mà không biết rằng cái định mạng bất hạnh đó là do mình đã tự đeo vào cổ. Phẩm chất của một dân tộc cũng chính là định mạng của dân tộc đó.

2. Con người có thật là sinh vật khôn ngoan và có phẩm chất cao hơn tất cả mọi loài động vật khác trên trái đất ?

Nếu cho rằng loài người tự bẩm sinh đã là sinh vật khôn ngoan và có phẩm chất cao hơn tất cả mọi loài động vật khác trên trái đất, thì:

- Tại sao loài người lại tự hủy diệt lẫn nhau rất tàn bạo trong các cuộc chiến tranh do loài người khởi xướng.

- Tại sao loài người lại tự phát minh ra những phương tiện có khả năng tiêu hủy mọi sự sống trên quả đất này nếu để xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện.

- Tại sao con người lại có thể giết người cùng chủng tộc rất dã man như Khmer Đỏ đã giết những người đồng chủng của họ tại Cam Bốt, hay Cộng sản Trung hoa, Cộng sàn Việt nam đã giết người đồng chủng rất dã man và tàn bạo theo đúng sách lược của họ trong các cuộc Cải cách ruộng đất, v.v.

Câu trả lời là loài người tự bẩm sinh cũng chỉ là một loài động vật như tất cả mọi loài động vật khác trên trái đất và được gọi là con người để phân biệt với những động vật khác như con mèo, con chó, con khỉ, con cọp, v.v.

Con người khác những động vật khác vì được trang bị một khối óc đặc biệt có khả năng làm thay đổi được phẩm chất của con người trong quá trình tiến hoá của con người từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt.

Một đứa trẻ mới sinh bị bỏ rơi trong rừng thì nếu sống sót, nó sẽ ứng xử như một con thú, không biết nói tiếng người, không biết đi đứng khoan thai bằng đôi chân, không thích mặc quần áo, không thích ngủ trên giường, không thích ăn uống như con người trong xã hội loài người. Nó sống theo những đòi hỏi tự nhiên của một động vật là thoả mãn những thú tính của động vật mà không cần biết đến cảm súc và lương tâm.

Loài người đã cần đến hàng triệu năm để cải thiện bản chất thú vật của mình từng bước, từng bước rất nhỏ, và được lưu truyền đời này qua đời khác cho những thế hệ kế tiếp có điều kiện phát huy phẩm chất của mình để thành con nguời văn minh qua những tiếp xúc trong xã hội loài người. Mỗi con người sẽ tự thay đổi phẩm chất của mình một cách khác nhau dựa trên cường độ về những đòi hỏi thú tính bẩm sinh, có người thích ăn hơn, có người thích dục hơn, có người tàn ác hơn, có người hiền lành hơn, v.v. và dựa trên những điều kiện và hoàn cảnh trong môi trường sinh sống qua những kinh nghiệm tích lũy trong trí nhớ để trở thành những mẫu người khác nhau trong xã hội. Nếu khối kinh nghiệm này không còn được giữ lại trong trí nhớ thì con người đó sẽ trở lại vị trí ban đầu, như đứa trẻ sơ sinh, cho dù đã từng có suy luận của một bác học.

Như vậy con người phải được giáo dục và học hỏi từ lúc sơ sinh mới có hy vọng từ bỏ bản năng thú vật là chỉ biết tìm mọi cách để thỏa mãn những thú tính và ham muốn của động vật.

Cái khả năng đặc biệt của khối óc trong tiến trình thay đổi phẩm chất của con người còn được gọi là lý trí, mà lý trí thực chất chỉ là những kinh nghiệm tích lũy trong quá khứ. Nếu những kinh nghiệm trong quá khứ được hướng dẫn và giáo dục bởi cái bản chất hay môi trường tàn bạo và ác độc thì cũng có nhiều xác xuất sẽ biến con người đó trở thành tàn bạo và ác độc hơn thú dữ. Một người nếu không chế ngự được những ham muốn thú tính mãnh liệt của mình thì sự phát triển đặc biệt này của khối óc sẽ dẫn đến đại họa cho nhân loại vì đã tạo ra cái lý trí què quặt, bệnh hoạn.

3. Phẩm chất của một dân tộc

Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, loài người đã cố gắng khắc phục những tang thương, những khổ đau gây ra bởi những con người không chế ngự được bản năng thú vật của mình để thay đổi phẩm chất của mình trở thành người lương thiện, nhân ái. Loài người đã liên tục cố gắng thay đổi phẩm chất của con người dù rất chậm và khó khăn để tiến đến những xã hội văn minh, nhân bản, nơi mà con người đối xử với nhau trong sự bình đẳng và tương trợ.

Một con người được sinh ra và lớn lên trong một xã hội văn minh, tự do cá nhân được tôn trọng, thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong tiến trình phát triển và thay đổi phẩm chất con người theo chiều hướng tốt đẹp, còn ngược lại nếu bị đối xử bất công bằng bạo lực bởi những kẻ cầm quyền vô nhân, tàn bạo với bản năng của ác thú chỉ nhằm thoả mãn những ham muốn thú vật của mình bằng mọi cách, kể cả việc tước đi những phương tiện để con người trong xã hội đó không còn có khả năng hay điều kiện phát triển phẩm chất con người theo chiều hướng tốt đẹp, thì con người trong xã hội đó rất ít hy vọng trở thành người có phẩm chất tốt.

Nhưng dù không có điều kiện thuận lợi để phát triển và thay đổi phẩm chất con người theo chiều hướng tốt đẹp, con người vẫn có thể nổi giận và thù hận những kẻ cầm quyền vô nhân, tàn bạo, nếu họ có cơ hội nhìn ra được điều phi lý này. Sự nổi giận đó đã dẫn đến những cuộc cách mạng trong lịch sử.

Cuộc sống chung đụng giữa những con người có phẩm chất khác biệt trong xã hội đã đưa đến xung đột và loạn ly triền miên không đứt đoạn gây ra bởi những ham muốn thú vật của những con người không thay đổi được phẩm chất của mình tốt đẹp hơn.

Đó cũng chính là lý do mà Khổng Tử và các môn đệ của ông đã truyền bá và giảng dạy những giá trị đạo lý nâng cao phẩm chất con người và những cách cư xử nhân nghĩa giữa con người với con người trong một hệ thống đạo đức, triết lý gọi là Khổng giáo hay Nho giáo để xây dựng một xã hội thịnh trị. Mục đích của Khổng giáo là tạo ra những mẫu người quân tử có phẩm chất tốt đẹp để góp tay lèo lái xã hội đến một đời sống an bình, thịnh vượng.

Để có phẩm chất của một con người có cách ứng xử cao hơn cầm thú, con ngưòi tối thiểu phải có nhân tính, không cưỡng bức, sát hại người khác để thỏa mãn những ham muốn thú vật của mình, rồi nếu khá hơn thì cố mà trang bị cho mình một lòng tự trọng, không làm thân khuyển mã cho những kẻ bất lương để mong nhận đươc những bổng lộc, danh vọng bẩn thỉu của kẻ bất lương. Sau đó thì mới có thể nghĩ đến cách sống như một người quân tử, ngộ được cái giá trị thực sự của thời gian, của vật chất, của sự sống và sự chết. Thường thì ai củng biết đời người ngắn ngủi, lúc chết đi thì tiền tài, của cải, danh vọng đều trở thành vô nghĩa, nhưng có mấy ai thật sự ngộ được cái chân lý ấy để áp dụng vào cuộc sống.

4. Định mạng của một dân tộc

Trong một quốc gia có số người với phẩm chất tốt đông đảo thì quốc gia đó sẽ chọn con đường dân chủ vào thời đại này để dễ dàng loại bỏ những kẻ tiểu nhân lên nắm chính quyền, và người dân của quốc gia đó sẽ lại có thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn để nâng cao phẩm chất của mình.

Ngược lại,

Một dân tộc mà có một số người đông đảo, mù quáng đi theo những kẻ tôn sùng và thần thánh hoá những tên sát nhân, tán ác khủng khiếp nhất nhân loại như Mao trạch Đông, Stalin v.v thì tương lai nào dành cho dân tộc đó ?

Một dân tộc mà hàng triệu người sẵn sàng đi theo một nhóm người bất lương, vô nhân đạo, tham dự vào những cuộc giết người, dã man, tàn bạo hơn ác thú như trong cuộc Cải cách ruộng đất và Thảm sát Mậu thân, thì phẩm chất của dân tộc đó nằm ở đâu ?

Một dân tộc mà ngay cả những kẻ được mang danh là trí thức vì có điều kiện được học hỏi nhiều hơn những người khác cũng vẫn vì chút bã lợi danh mà sẵn sàng làm tay sai, vỗ tay tung hô, cấu kết với bọn bất lương, mặt người dạ thú, đang tàn phá đất nước và con người để thoả mãn những ham muốn thú tính vô hạn cùa chúng thì thử hỏi định mạng nào dành cho dân tộc đó.

(Tháng 04 năm 2011)

Bạch Tường Nguyên
Theo Đàn Chim Việt

Thực phẩm: Hạt tiêu làm từ bùn

Sửng sốt với hạt tiêu... làm từ bùn


Chỉ cần nắn nhẹ, những hạt tiêu giả sẽ vỡ vụn hay tan nhanh trong nước tạo thành thứ dung dịch đục màu.


Hồ tiêu giả làm từ bùn và bột mì vừa được phanh phui tại tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc khiến người dân nước ngày cảnh giác cao độ với mọi loại thực phẩm.

Theo các báo cáo, về kích thước, hồ tiêu giả không khác gì so với hồ tiêu thật. Tuy nhiên, hạt tiêu giả màu vàng, không có phần nhô lên hình tròn như hạt tiêu thật. Khi ngửi, chúng có mùi hăng khó chịu.
Cho hồ tiêu thật vào nước.

10 phút sau, hạt tiêu vẫn nguyên vẹn.

Hồ tiêu giả được cho vào nước.

Nước trở nên đục màu.
Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) đưa ra con giật mình: Ít nhất 5/10 cửa hàng pha trộn hồ tiêu giả với hồ tiêu thật để tránh bị phát hiện. Khi được hỏi mua với số lượng lớn, các chủ cửa hàng tỏ vẻ nghi ngại và đều trả lời y như nhau: “Chúng tôi không có, anh đi đến tiệm khác hỏi thử”.

Sở dĩ hồ tiêu giả tràn lan tại các cửa hàng Trung Quốc bởi giá hồ tiêu hiện nay gấp đôi so cùng kỳ năm ngoái. Hồ tiêu giả được bán với giá 9,2 USD/kg, trong khi người làm chỉ phải bỏ ra 0,6 USD/kg, lời hơn 15 lần. Món lợi quá lớn khiến người bán hồ tiêu bất chấp tính mạng người tiêu dùng. Một người bán hồ tiêu giả biện hộ rằng tiêu chỉ là gia vị, không phải thuốc nên người dùng sẽ không bị tử vong.

Bột khoai lang làm từ mực viết và dầu hỏa, mỳ đen nhuộm bằng hóa chất và bột sáp công nghiệp, thịt heo biến thành thịt bò…. Và bây giờ đến hồ tiêu chế từ bùn, bột mì. Báo chí Trung Quốc ví von người tiêu dùng ngày nay như những con mèo bị con chuột, tức nhà kinh doanh, vờn đuổi.

30-4 : Chuyện buồn người vợ tù Trần Thị Thanh Minh

Chuyện Buồn Người Vợ Tù
Truyện: Trần Thị Thanh Minh
PPS: Bùi Phương

Bùi Phương là một Thương Phế Binh của QLVNCH liệt cả 2 chân hiện vẩn còn ở VN, sống với một bà chị già 75 tuổi những pps của anh ta làm rất có giá trị về hình thức lẩn nội dung
Kính mời Anh Chị và các bạn đọc một câu truyện rất hay và cảm động



b

Blogger Thiên Sầu - Ngô Thanh Tú được thả sau 6 ngày giam giữ



Tin cho biết, hôm nay, 30/04, Blogger Ngô Thanh Tú (Thiên Sầu) đã được cho về nhà sau 6 ngày giam giữ trái pháp luật. Theo mô tả, blogger này ra khỏi nơi giam giữ trong tình trạng "gầy đi rất nhiều, mặt mày hốc hác"

Trước đó, vào sáng ngày 25/04, Blogger Ngô Thanh Tú đã bị Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất ngăn cản không cho suất cảnh đi Thái Lan du lịch. Sau đó anh tiếp tục bị an ninh TP HCM lén lút giam giữ nhiều ngày tại số 4 Phan Đăng Lưu (Bình Thạnh) mà không thông báo cho gia đình.

Trong thời gian Thiên Sầu bị tạm giam, nhiều bạn bè của Blogger này cũng đã bị Công an gọi lên tra hỏi, hạch sách. Hôm 28/04, trang mạng DCVOnline cho biết, sau nhiều lần cố gắng gọi vào số máy của Tú thì tình cờ nghe được cuộc tra hỏi của cơ quan CA với anh. Giọng của viên công an nghe rất gay gắt, tức giận, xưng hô “mày”, “tao” với blogger này, hậm hực đe dọa cho Thanh Tú vào tù vì “mày rất bố láo, mày không khai thật, không khai gì cả”. Sau đấy thì điện thoại bị tắt.

Theo RFI, trong suốt thời gian bị tạm giam, công an chủ yếu đã tra hỏi blogger này về mối liên hệ với nhà thơ Bùi Chát, người vừa được trao giải thưởng tự do xuất bản của Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế vào đầu tuần này tại Buenos Aires

Ngô Thanh Tú là thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do, anh từng là một blogger khá nổi tiếng với nickname Thiên Sầu. 3 năm trở lại đây, hầu hết các thành viên CLB Nhà Báo Tự Do đều bị trấn áp hết sức khốc liệt, thậm chí có trường hợp bị bỏ tù như trường hợp Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn hải và AnhBaSG Phan Thanh Hải.

Trước những sách nhiễu của công an, Thiên Sầu bị đuổi học, nhiều lần bị đuổi ra khỏi nơi thuê nhà. Vì vậy mà anh đã phải ngưng blog một thời gian. Gần đây, Ngô Thanh Tú xuất hiện trở lại với một trang facebook mang tên "Tào Lao".

Lúc 5 giờ chiều nay, 30/04, Blogger Ngô Thanh Tú đã xuất hiện & trao đổi với bạn bè trên facebook của mình

danlambao

Phỏng vấn vợ MS Nguyễn Công Chính sau khi bị CA bắt



Thông tấn xã Việt Nam chính thức cho biết ông Nguyễn Công Chính bị cơ quan an ninh chức năng tỉnh Gia Lai bắt hôm ngày 28 tháng tư vừa qua, với cáo buộc ông này ‘phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc’.

Bắt người, xét nhà

Theo truyền thông trong nước thì qua việc khám xét nhà, cơ quan chức năng thu được nhiều tài liệu mà họ cho là mang nội dung ‘tuyên truyền chống chính quyền nhân dân’.

Trước vụ việc mục sư giáo phái Lutheran Nguyễn Công Chính bị cơ quan chức năng bắt giữ, chúng tôi liên lạc với bà Nguyễn thị Hồng, vợ của ông Nguyễn Công Chính để tìm hiểu vụ việc và được bà cho biết:

Tôi đợi cách xa phường khoảng nửa cây số. Vì nơi đó có đường luồng nên khi họ đưa ông mục sư Nguyễn Công Chính đi tôi không thấy. Chờ lâu quá, tôi đi đến phường, sắp đến nơi có hai nữ an ninh và hai ba người công an nam nữa đến áp tải tôi về nhà.

Khi về đến nhà tôi thấy mục sư Chính đã bị còng rồi. Tôi nhận thấy rất nhiều ban, ngành cấp phường, thành phố, tỉnh; rồi dân quân, y tế…, đủ ban ngành.

Thấy cảnh đó tôi hỏi tại sao bắt chồng tôi và khám xét nhà, họ trả lời ‘phạm tội’. Tôi nói phạm tội phải nêu rõ lý do, bằng chứng chứ sao lại bắt người vô cớ như thế. Tôi nói nhà tôi đã bị mấy anh ‘cướp’ nhiều lần rồi. Tài sản do vợ chồng tôi sắm ra, tài sản của giáo hội bị mấy anh ‘cướp’ hết. Họ nói rằng vợ chồng tôi ‘phá hoại chính sách đoàn kết, tuyên truyền, ‘gây chia rẽ trong mọi tầng lớp nhân dân’. Tôi yêu cầu họ đưa bằng chứng ra. Vợ chồng chúng tôi là người ‘có đạo’, sống rất ôn hoà với bà con điạ phương, họ rất thương.

Hai công an kèm hai bên mục sư Chính, khi nào ông mở miệng nói là họ bịt miệng lại. Sau đó họ chụp hình, quay phim. Họ xét nhà, tịch thu nhiều thứ rồi niêm phong, buộc mục sư Chính ký vào. Nhưng ông Chính không chịu ký với lý do đưa ra ‘họ vào nhà nhiều người và bỏ vào những thứ gì khác ai biết được’; nên không ký.

Năm nữ an ninh đến buộc tôi ký, tôi cũng không chịu và nói nếu có chĩa súng vào đầu tôi bắn tôi cũng không ký. Vợ chồng tôi không làm gì có tội cả. Cách đây hai năm, hồi 2009, các anh đã nhiều lần kêu mục sư Chính lên, đánh đập, hành hạ …Vợ chồng tôi im lặng, tiếp tục lo công việc Chúa, không đụng chạm ai; tại sao lại bắt bớ. Việc bắt này làm cho vợ chồng chúng tôi và anh em con cái Chúa hết sức bất ngờ.

Gia Minh: Hôm ngày 8 tháng tư, cơ quan chức năng đã có quyết định khởi tố ông Nguyễn Công Chính rồi, gia đình có biết không?

Bà Nguyễn Thị Hồng: Quyết định khởi tố đề ngày 8 tháng tư; họ ra quyết định trước đến bây giờ mới bắt. Rất ngạc nhiên, lần bắt này khiến gia đình và giáo hội rất bất ngờ.

Ngoài ra có quyết định khởi tố bị can Nguyễn Công Chính nữa. Họ giao cho gia đình hai quyết định này. Họ nói khi đi thăm nuôi mang theo bản quyết định đó. Hôm nay tôi đến trại giam T20 nhưng họ không cho thăm nuôi, thứ năm mới là ngày thăm nuôi. Họ đuổi tôi về.

Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng

Gia Minh: Bà nói việc bắt mục sư Nguyễn Công Chính gây bất ngờ, vậy vì sao như thế?

Bà Nguyễn Thị Hồng: Mục sư Chính và giáo hội Lutheran Việt Nam gần đây không muốn đụng chạm đến chính quyền nữa, vì mục sư Chính đã đụng chạm rất nhiều rồi. Ông bị vu oan, bắt nhốt nhiều lần rồi nên chỉ muốn được yên để lo việc Giáo hội, việc Chuá. Chỉ muốn đi giảng đạo cho đồng bào sắc tộc tại Tây Nguyên.
Nay gần hai năm như thế nay bị bắt nên khiến mọi người bất ngờ.

Vợ chồng tôi chỉ giảng đạo, làm theo lời Chuá chứ có làm gì đâu. Trước đây họ đã sử dụng những lời buộc tội quá cũ, nay lại sử dụng. Hôm tối 28 tháng tư cũng đưa lên VTV3 những điều đó.

Gia Minh: Giáo hội Lutheran đã có đăng ký theo yêu cầu của chính quyền thế nào?

Mục sư Chính và giáo hội Lutheran Việt Nam gần đây không muốn đụng chạm đến chính quyền nữa. Ông bị vu oan, bắt nhốt nhiều lần rồi nên chỉ muốn được yên để lo việc Giáo hội, việc Chúa.

Bà Nguyễn Thị Hồng

Bà Nguyễn Thị Hồng: Năm 2010, giáo hội Lutheran có ban điều hành ra đăng ký với chính phủ nhưng họ nói chưa cho phép. Giáo hội muốn chấp hành, nhưng họ không cho phép. Dù họ không cho phép nhưng giáo hội vẫn tồn tại.Giáo hội đã tồn tại từ lâu rồi, họ không cho phép ‘tín ngưỡng’ vẫn phát triển thôi.

Gia Minh: Cám ơn Bà Nguyễn thị Hồng về những thông tin việc bắt giữ Mục sư Nguyễn Công Chính hôm ngày 28 tháng tư.

Xin được nhắc lại, mục sư Nguyễn Công Chính sinh năm 1969. Ông cùng vợ và bốn con sống tại phường Hoa Lư, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Thời gian trước đây, ông sinh hoạt trong giáo hội Tin Lành Mennonite, nay chuyển sang giáo hội Lutheran. Ông từng có thời gian tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trước đây ông từng bị cơ quan an ninh tỉnh Gia Lai mời đi làm việc nhiều lần, và ông từng lên tiếng tố cáo bị chính quyền địa phương sách nhiễu bằng những hành động như đặt chốt canh gác trước nhà ông, ném đá…

Nguồn : Gia Minh - RFA

Trách nhiệm cá nhân về các vấn đề xã hội



Chào các bạn,

Hôm nay BBC có bản tin rất đáng ngạc nhiên và thán phục. Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn, sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chánh cơ sở Hà Nội, vừa chuyển lên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao hai tài liệu của TS Cù Huy Hà Vũ và “tự thú” là đã tàng trử hai tài liệu này, và yêu cầu được xử phạt vì tàng trử các tài liệu đã được VKSNDTC cho là “có nội dung chống Nhà nước XHCN Việt Nam theo cáo trạng truy tố ông Cù Huy Hà Vũ”.

Tại một quốc gia mà thử thách các cơ quan nhà nước có thể đưa bạn vào tù vì “chống nhà nước” thì đây là một hành động rất can đảm. Hậu qủa cụ thể của hành động này đối với VKSNDTC đến đâu thì không quan trọng, nhưng hành động tự chính nó nói lên rất nhiều:

- Trách nhiệm của một công dân, dù rất trẻ, vẫn thấy mình có trách nhiệm đối với đất nước.

- Can đảm, không sợ cường quyền áp bức.

- Lòng tin vào sức mạnh của lẽ phải và công lý.

Như SV Nguyến Anh Tuấn nói: “Tôi không thể tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình. Biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu.”

Sự thật là nếu ai đó trong VKSNDTC đọc thơ xong và bỏ vào sọt rác, thì coi như xong chuyện, vì VKSNDTC không cần phải làm gì về lá thơ đó cả. Kiểm sát viên của chính phủ luôn luôn có quyền chọn lựa nên làm gì với ai, như là cảnh sát có quyền phạt người này tội chạy nhanh nhưng không phạt người khác (vì không thể bắt phạt hết tất cả mọi người được). Đó là prosecutorial discretion, tạm dịch là “tự do truy tố”.

Nhưng dù là lá thơ sẽ vào sọt rác ngủ yên, nó vẫn như là hành vi của em bé Nhật 9 tuổi, tạo ra một năng lương tích cực lớn, cho tất cả mọi người trong nước thấy là mỗi chúng ta cần có trách nhiệm với những vấn đề đất nước, yêu cầu và thách thức các quan chức và cơ quan công quyền làm việc hợp lý‎ và đúng pháp luật, sử dụng các quyền hiến định về tự do ngôn luận của mình để bảo vệ tính hợp hiến của các hành vi công quyền.

(Chúng ta dùng các từ như “yêu cầu” và “thách thức các cơ quan công quyền”, nhưng cho đúng nghĩa, ta nên hiểu là yêu cầu và thách thức của anh em một nhà, cùng xây dựng đất nước. Chính những hành vi “thách thức” trong khung cảnh pháp luật là các hành vi quan trọng nhất cho sự trưởng thành của một hệ thống pháp lý. Các bạn nghiên cứu về sự hình thành các hệ thống pháp lý trên thế giới, sẽ hiều tầm quan trọng của khái niệm “thử thách” này).

Một quốc gia không thể tiến bộ nếu mỗi công dân không tích cực đóng góp vào việc bảo vệ luật pháp và công lý quốc gia bằng các phương cách hợp pháp. Một quốc gia mà nhân dân thụ động trước những bất công, áp bức, hay bất cập của xã hội thì quốc gia đó đương nhiên là sẽ tràn đầy áp bức và bất công và không thể tiến được.

Đối với những người Tư Duy Tích Cực như chúng ta, chúng ta đã nói rất thường xuyên, như trong truyện Không Có Từ Tâm, là Tâm tĩnh lặng rất nhạy cảm với những đau khổ và bất công của mọi người quanh mình. Tĩnh lặng không có nghĩa là chai đá hay đui mù. Tĩnh lặng là nhạy cảm, nhưng không xung động, tức là không nhảy choi choi theo cảm xúc của mình. Nhưng tĩnh lặng suy nghĩ nên làm gì, hoặc là lờ đi vì không thật sự quan trọng đến mức mình phải làm gì cả, hay vấn đề sẽ tự giải quyết theo thời gian, hoặc là thấy quan trọng đến mức cần mình nhúng tay vào thì nên nhúng tay cách nào—hợp lý‎, hợp pháp, can đảm, không tạo nên xung đột không cần thiết, v.v…

Nếu mỗi công dân, chủ đất nước, mà không thường trực đòi hỏi đất nước phải là một đất nước trọng pháp, trọng tự do, trọng dân chủ, thì đất nước sẽ không có pháp luật, tự do và dân chủ.

Trách nhiệm của đất nước phải rơi trước hết vào tay chủ đất nước, tức là nhân dân, là mỗi người trong chúng ta. Không thể chỉ ngón tay vào người khác và nói “trách nhiệm là của họ”.

Chúc các bạn một ngày làm chủ.

Mến,

Hoành

© copyright 2011
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

30-4 : ’’CHÍN MUỒI’’ HAY CHỜ ‘’CHÍN RỤC’’ !!!???

Thế nào là …’’chín muồi’’ !!!???


Độ chin của trái cây thì tùy theo loại, và tùy nguòi sử-dụng : sống – vừa chin – chin tới độ, còn ‘’chín muồi‘’ là thành …’’mít ưót’’, ăn hết ngon ! ‘’Mít ứot’’ là dấu-hiệu của nứoc mắt và cũng là biểu hiệu mất nứoc vào tay TC ! Cơm chin tới vẫn ngon hơn là cơm nấu …quá độ.


Sau ‘’Cách-mạng Hoa lài’’ thành-công ở Tunisia, dư-luận trong và ngoài nứoc đều … xôn-xao và hy-vọng rằng ‘’cơn lốc’’ này sẽ thổi tới VN !!! Nhưng Ông Nguyễn-Minh-Cần đưa ra ‘’thuật-ngữ’’ ‘’chính-trị-hóa’’ là tình-hình VN chưa ‘’chín muồi’’, ngầm nói rằng là lòng dân vân còn ‘’tuyệt-đối’’ ‘’tin từong’’ và Đảng CS …thừa ‘’uy-tín’’ để ‘’cai-tri’’ đất nứoc !!! Ông ‘’khéo’’ lo xa thay cho Đảng CSHanoi ! Nếu bối cảnh VN ‘’chín muồi’’, thì lòng dân sẽ đứng lên làm cuộc ‘’Cách mạng đói ăn’’, thì ngừoi CS mất hết đặc-quyền đặc-lợi và không còn đừong sống… và có nguy-cơ đến đời sống thân-nhân, bè bạn của ông đang có chức quyền tại VN ! Tôi mong rằng Ông không nghĩ vậy mà hãy nhìn TUONG-LAI của cả một Dân-Tộc, nêu Ông còn là một nhà trí-thức !!!

Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem, ‘’uy-tín’’ cua CSHanoi còn đựoc bao nhiêu % để ngừoi dân không làm cuộc ‘’biến-động’’ hay là dùng ‘’thuật-ngữ’’ chưa ‘’chín muồi’’ !( Biến-động ? = ôn-hòa bất-bọa-động – Bạo-động) (‘’Bạo-loạn ! từ ngữ này do VC sử-dụng’’! ). (Bạo-lực vũ-trang thì chưa đến giai-đoạn để bàn !) tai VN !!!???

1-/ Truyền-thông : Truyền thông = Phưong-tiên Internet là thông-tin đa chiều đã phá vỡ thông-tin ‘’lề phải’’, thì mọi sự bưng bít cùa CS chỉ là loại ‘’giấy gói lửa’’. Hàng chục triệu ngừoi đã sử-dụng Internet, khi mà ngưoi dân đã nhìn thấy sự …dối trá của VC ! Vậy ngừoi dân còn sợ nữa hay không !? Bằng chứng là các bạn trong nứoc đã phá ‘’bức từong lửa’’ và hiên-diện trong DD này !!! Facebook, Twitte sẽ đóng góp không nhỏ cho tiến-trình ‘’xây dựng Dân-chủ’’ khi nguoi Dân đứng lên làm cuộc ‘’cach-mạng đói ăn’’ ! ‘’Ánh sáng’’ này đã đủ sức làm cho ‘’quả biến-động’’ ‘’chín muồi ‘’ chưa ?

2-/ Tôn-giáo : Ton-giao = Phật-giáo – Công-giáo – Tin Lành – Cao-Dài – Phật-giáo Hòa-hảo (vụ xẩy ra Đông-chiêm – Thái-Hà – Tòa Khâm-sứ – Vinh – Cồn dầu….) đã đủ chưa ?

3-/ Xã-hội : Xa hoi : Tham-nhũng – Công-an đánh đâp và giết dân – Cứop đât – Dân oan - Buôn ngừoi - ‘’Làm dâu nứoc ngoài’’ – Lao động Osin nơi xứ ngưoi. ? Giai-cấp giàu – nghèo vô phưong san-bằng ! ‘’Thưộng đội hạ đạp’’ ! Sau đây là …’’bức tranh’’ ‘’đấu-tranh giai-cấp’’ của HCM …’’nhập-khẩu’’ và Đảng CSHanoi thực-thi …!!!
- To mồm lắm bạc – Tiêu không hết
- Dài ruột thiếu cơm – Ngóng kẻ ăn !!!

Con ngừoi XHCN/Hanoi là ngừoi bóc lôt ngừoi cho đến khi nào ngừoi dân chỉ còn áo ‘’sơ-mi da’’ che thân !!! Đồng nghĩa là ‘’xé xác’’ lẫn nhau ! Nên họ triệt tiêu từ vật-chất đến tinh-thần.

Lịch-sử của loài vật, con nào ù-lỳ cục-mịch, hoặc xé xác lẫn nhau là bị …diệt chủng ! Bối cảnh VN cũng đang trong ‘’tiến-trình’’ này, Dân-tộc VN không bị diệt-chủng thì cũng sẽ bị …đồng-hóa như Tây-tạng !!! Nêu không phải là chờ ngày …’’chín rục’’ !!!!

4-/ Giáo-dục : Giáo-dục = Hơn 36 năm qua, giáo-dục theo ‘’đạo-đức HCM’’, áp-dụng nửa vời mô-hình XHCN hoang-tửong ! Kiến-thức – Tri-thức – Dân-tri – Dân khí , ‘’Nhà nưoc’’ đào-tạo đựoc gì cho Dân và nhất là …’’ngụy dân’’ ? Hay đưa thanh-niên đi đến chỗ tha-hóa, ăn nhậu, cờ-bạc, ăn chơi đĩ điếm, xi ke ma-túy, để quên di thực-trạng đất nứoc đang đi đến bờ ….diệt-vong mà vẫn …’’vô cảm’’!

Nuôi TÂM sinh THIÊN TÀI
Nuôi TRÍ sinh NHÂN TÀI
Nuôi THÂN sinh NÔ-TÀI

Đây là câu nói của Quản-Trọng trong thời Đông-châu Liệt-quốc tận bên Tàu mà HCM đã …’’cầm nhầm’’ :
Lợi ba năm không gì bằng trồng lúa.
Lợi 10 năm không gì bằng trồng cây.
Muối lợi CHUNG-THÂN không gì bằng trồng NGỪOI
Và HCM đã…’’chôm’’ sửa lại :
Mừoi năm trồng cây.
Trăm năm trong …’’ngừoi’’ !!!

Và ‘’trồng’’ đựoc … gì !? Hay ‘’hạt giống đỏ’’ của HCM tạo ra rặt loài cừu hay loài thỏ để làm mồi các cho ‘’ác thú… lạ’’ …xé xác ! Cho nên, đất nứoc ngày nay đầy dẫy bọn …vong-nô bán nứoc và đang lan tràn ra hải-ngoại ! Nếu các bạn trong nứoc không dám …nhận lấy trách-nhiệm trứoc cơn “quốc phá gia-vong’’ do CSHanoi tạo ra !!!! Hay vẫn còn ‘’tuyên-dưong’’ ‘’đạo-đức HCM’’ hoặc ‘’tinh-thần’’ gì gì đó, là ‘’ôm’’cái ‘’xác rữa’’ chờ ngày hỏa-táng ! Ôm chặt cái xác này thì làm sao xây dựng đựoc ‘’nội-lực’’ quốc-gia, thì NHÂN-HÒA khó đựoc thành-tựu nếu còn cái xác này hiện-diện trên quê-hưong !!! (?)
(Xem thêm) Lạnh người xem thiếu nữ dí thuốc cháy khắp người )

(Nguoiduatin.vn) – Quán cà phê sáng đông người trên một con phố ở quận Hà Đông. Một nhóm các cô gái đang ngồi trò chuyện ríu rít, bỗng một cô trong nhóm vén tay áo để lộ cánh tay nhiều vết cháy nham nhở. Chưa ai kịp hiểu chuyện gì thì cô đưa điếu thuốc lên môi rít một hơi dài, sau đó từ từ nhắm mắt dí điếu thuốc vào cánh tay, nét mặt “đờ đẫn”. Khách trong quán lặng đi khi chứng kiến màn hành xác kỳ dị này.

Đó là một kiểu “hành xác” mới xuất hiện của một số người trẻ sống không có lý tưởng, hoài bão. Suy nghĩ một cách bệnh hoạn, theo lý giải của họ: “Như thế mới bớt… “chán đời”. ĐÓ LÀ LÝ TƯỞNG CS NHỒI NHÉT CHO LỚP TRẺ …. – Danque09 (ngừoi trong nuoc))

5-/ Kinh-tế : KINH-TẾ = Cho thuê 18 tỉnh đầu nguồn, Bauxite Tây-Nguyên, bán thiên-nhiên-liệu thô giá nào cũng bán để dễ tham-nhũng bỏ tiền vào túi riêng, nhập-siêu bừa bãi đưa đến chênh-lệch nhập nhiều hơn xuất, chưa nói đến, là nhập hàng ‘’thực-phẩm phế-thải’’ của Tàu bắt ‘’dân đen’’ tiêu dùng mà …thủ lợi !!! Lạm-phát từ chỗ này mà ra ! Vinashin – Petro VN – EVN đang lôi kéo kinh-tế cả nứoc vào chỗ phá sản ! Vốn ODA thì không còn hy-vọng bao nhiêu ! Thiếu ngoại-tệ – không còn Dola để trả nợ ! Mất uy-tín, thế-giới không dám cho vay, nên cấm buôn bán vàng, Dola là hình-thưc ăn cưóp (NH Nông-Nghiệp Phát-triển Nông-thôn : Sinh-viên sẽ không còn đựoc mựon tiền để đi học như năm qua)! Vật-giá gia-tăng lên đến 100% trong ba tháng đầu năm, thất-nghiệp gia-tăng, dân nghèo đói càng đói thêm !

Kinh-tế VN đang vùng vẫy trong …’’rọ’’! Như ngọn ‘’đèn dầu’’ ‘’bùng lên chờ tắt’’!!!

((- TIN tù VN : TCđang thặng-dư 3000 tỷ Mỹ-kim muốn …’’tha?i’’ bót, CSHanoi không có Dola để trả nợ quôc-tế….! Nên TC …’’ép’’ VC tung ra NQ11 ngáy 15-03 vừa qua , là cấm bán vàng và Dola là hình thức…’’ăn cuop’’ của DÂN, và số vàng …’’tịch-thu’’ đuợc sẽ …bán cho … ai để thu dola !? Du-lich ra nứoc ngoài , không đựoc mang theo quá 5000 Mỹ-kim, thay vì trứoc đây là 10.000 dôla ! Vấn-kế riêng với ‘’Đầu lãnh CS’’ : Gỡ ‘’16 chữ vàng’’ ….. là … hóa-giải tất cả !!!))

Đừng ‘’bi-quan’’ ! TC đang thặng-dư 3000 tỷ Dola và sẵn sàng ‘’bù đắp’’ cho VN ‘’vay’’ cả ngàn tỷ Mỹ-kim để…trang-trải, thì tha-hồ mà …’’hồ hởi phấn khởi’’ ! Và sau đó…. Phu-nữ VN sẽ mặc ‘’xiêm-y Bà EVA’’ xếp hàng giữa thanh-thiên bạch-nhật cho … lính TC ‘’tham-quan’’ trao ,,,’’hạt giống’’!!! Thanh-niên VN đựoc …’’tuyển-dụng’’ đưa ra biên-giới để …’’bảo-vệ’’ … ’’thiên-triều XHCN’’ và chống lại bọn ‘’thế-lực thù địch’’ !!! Trứoc viễn-cảnh này, đã đủ ‘’chín muồi’’ để thúc-đẩy ngừoi dân đứng lên … chưa ?

CSHanoi đừng …ngây thơ mà nghĩ rằng : ‘’Đế-quốc Tư-bản’’ đang …dẫy chết vì kinh-tế suy-sụp, hay đang bị …’’sa lầy’’ tại Afghanistan và Bắc Phi mà …’’ngoại tình’’ với …’’ông hàng xóm…lạ’’… ‘’già mà còn ham’’ !!!!! Là đưa cả nứoc lên ‘’dàn babecue’’ có ngày !!! Các Nhà đấu-tranh cho Dân-chủ tai VN, sợ ‘’đứt tay’’ hay chờ ….ngày ‘’tiêu-diệt’’ ‘’không đổ máu’’ (chôn sống thì không có máu) !!! Chắc chắn, đó là sự …CHÍN RỤC’’!!!

6-/ Quân-sự : QUÂN-SỰ = Sau hai cuộc chiến ‘’ĐBP 54’’ – ‘’ Đại-thắng Mùa xuân 75’’ ! ‘’Chiến-thắng’’ này cho ai ? CSQT hay Tàu cộng ! Tình ‘’đồng-chí’’ ‘’môi hở răng lạnh’’ ! Tại sao lại bị Tàu đánh vào 79 đến nỗi phải dâng đât : Ải Nam-quan, Thác Bản-giốc, Bãi Tục-lãm ! Dâng biển : Vịnh Bắc-bộ, HS – TS !!! và cuộc chiến Campuchea nữa !!!! Qua bao cuộc chiên, quân dân hai miền Nam – Bắc, bao nhiêu ngừoi hy-sinh , chưa thấy Đảng công-bố !!! Hiện nay, tinh-thần chiến-đấu cua ‘’bộ-đội cụ Hồ’’ còn bao nhiêu %, đến nỗi không bảo-vệ đựoc ngư dân trứoc …’’tàu lạ’’, nói chi là bảo vệ vùng lãnh-hải thật là bao la rộng lớn ! So sánh với các nứoc trong vùng, quân-sự VN có gì hơn ai, huống chi là so với quân-sự của TC !!! Mặc dù hàng năm quân-sự VN đã trang bị hơn hai tỷ dola. Mua sắm cho lám, cuối cùng chỉ làm… ‘’con tôt thí’’ cho Tàu cộng mà thôi ! Ngừoi Dân còn chút nào tin tuởng ‘’Bộ-đội cụ Hồ’’ là bảo-vệ quê-hưong nủa không hay bảo-vệ quyền-lợi cho …’’nứoc lạ’’ !!!???

7-/ Chính-trị : NỘI TẠI : ‘’Cải-cách ruộng đất’’ 1953 - ‘’Nhân-văn Giai-phẩm’’ 1956 – Nổi dậy Quỳnh-lưu 1958 – Tàn sát đồng bào Huế trong Têt Mậu-thân 1968 !!! Vẫn còn là …’’vết thưong’’ chưa lành !!! Sau 30-04-75, đưa hàng trăm ngàn Quân – Dân – Cán-chính vào vòng lao-lý và xô đẩy hàng triệu ngừoi vựot biên ! Bao nhiêu ngừoi bị cầm-tù vì đựoc qui cho là ‘’chống phá nhà nuoc’’, bao nhiêu gia-dình phải bị phân-tán và chết …rục trong ‘’vùng kinh-tế mới’’ !!! Nội-bộ : đấu đá lẫn nhau, chia năm xẻ bẩy, tranh dành đặc-quyền đặc-lợi ! Đó là ‘’ Yêu nứoc là yêu XHCN’’ theo ‘’đạo-đức HCM’’ !!! ‘’Yêu’’ đủ chưa ??? Hỡi …’’não trạng’’ chưa thay đổi ‘’tư-duy’’ qua đựoc…’’ngọn cỏ linh-chi’’ !!!

ĐỐI NGOẠI : theo tình-hình trên, uy-tín quốc-gia hoàn-toàn tan theo … mây khói !!! Nếu còn, là chỉ …ghi theo 700 tờ báo …’’lề phải’’ của Đảng !!! ‘’Chiên-thuật’’ ‘’đi dây’’ giữa Mỹ – Trung ngày nay không còn hiệu quả như thời trứoc năm 75 !

Đối với CSHanoi, ‘’Đế-quốc thù-địch’’ nào cũng đựoc, miễn là ‘’bảo-vệ’’ vững chắc cái ‘’ghế’’ của Đảng để vơ vét, hoặc ‘’Đế-quốc’’ đầy …dola là CSHanoi sẵn sàng …. ‘’trừon’’ tới ! Không…’’giòi bọ’’ thì gọi là gì !? Nếu cần, sẵn sàng…BÁN NỨOC ! Đã đủ ‘’CHÍN MUỒI ’’ chưa !?

Ngày nay, Gần 90 triệu đồng-bào trong và ngoài nứoc là ‘’thê-lực thù địch’’ của Đảng và ngay trong Đảng đầy phe phái : phe thân Tàu – thân Mỹ, cho đến ngày nào đó, ‘’ăn không đồng, chia không đủ’’ là …’’quay’’ mũi sung vào nhau !!! Như vậy đã đủ CHÍN MUỒI chưa hay chờ cho thật …CHÍN RỤC !!!???

Ba triệu ngừoi VNHN không phải là … ‘’hình nộm’’ để bọn bán nứoc muốn làm gì thì làm !!! Ý Dân là Ý TRỜI. Yếu-tố : THIÊN-THỜI – ĐỊA-LỢI – NHÂN-HÒA đã đến thời-kỳ QUI-TỤ.Đừng để : NHÂN thì sẵn CÓ – HÒA còn đang TRANH !!! Và cũng đừng để lịch-sử phải NGUYỀN RỦA là THẾ-HỆ này VÔ-CẢM … !!!


Mùa Quốc-Hận 30-04-2011
Kính
Vân-Phong Nguyễn-Đình-Khánh

Nhân ngày 30-4 xem lại bài học thống nhất đất nước của Vua Gia Long năm 1802 & của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1975

1.

Từ 1802 đến 1975 lịch sử Việt nam chứng kiến hai lần thống nhất sau một thời kỳ phân liệt đẩm máu . Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long được đổi thành Hà Nội.

Năm 1975 Ðảng Cộng Sản Việt Nam chiếm được Sài Gòn, thống nhất hai miền Nam Bắc sau hơn 20 năm chia cắt và chiến tranh. Sài Gòn bị đổi tên “Thành Phố Hồ chí Minh.”


Hai lần thống nhất cách nhau gần 200 năm. Nhưng quá trình thống nhất và sự chọn lựa con đường phát triển đất nước của hai triều đại có một số điểm tương đồng. Sự sai lầm trong việc chọn lựa con đuờng phát triển đất nước ở cả hai thời đại đã đánh mất cơ hội phục hưng tổ quốc, làm tiêu tán nội lực dân tộc, dẫn đưa đất nước đến giai đoạn suy vong.

2.

Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Ðó là lực lượng của người Tây Phương và lực lượng người Trung Hoa.

Đứng đầu lực lượng Tây Phương phò Nguyễn Ánh là đức Giám Mục Bá Ða Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Ða Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết. Ðể vận động sự trợ giúp của Pháp quốc, Nguyễn Ánh đã giao hoàng tử Cảnh lúc mới lên bốn cho Giám Mục Bá Ða Lộc. Đồng thời Giám Mục có toàn quyền ký hiệp định với hoàng đế Pháp để giúp cho Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn. Sau đó ông trở về Pháp để vận động viẹn trợ cho Nguyễn Ánh. Ngài đã thay mặt Nguyễn Ánh ký hiệp ước 1787 dùng các đảo Côn Sơn và các đảo ngoài khơi Đà nẳng để đổi lấy viện trợ quân sự. Nhưng việc thi hành hiệp ước 1787 với Pháp thất bại. Sau đó Giám Mục Bá Ða Lộc đã bỏ tiền túi cũng như vận động tài chánh riêng để mua khí giới và đưa sĩ quan Pháp về huấn luyện cho Nguyễn Ánh. Những người Pháp giúp cho Nguyễn Ánh như Sạc Ne (Charner) và Sai Nhô (Chaigneau) đều được tham dự triều chính của vua Gia Long khi ngài lên ngôi.

Trong những ngườì chịu ảnh hưởng Tây Phương trong triều đình Gia Long, quan trọng nhất là Hoàng tử Cảnh. Như đã nói trên, hoàng tử Cảnh được vua cha Gia Long cho theo đức Giám Mục Bá Ða Lộc từ lúc ông mới 4 tuổi. Ở tuổi thơ ấu nầy, hoàng tử Cảnh rất dễ tiếp thu văn hoá và ngôn ngữ tây phương. Có lẽ hoàng tử Cảnh là vị hoàng tử Á Châu đầu tiên được theo tây học ở cuối thế kỷ thứ 18. Tuy lịch sử không nói nhiều đến cuộc đời của Hoàng tử Cảnh, ngày nay chúng ta có thể suy luận được rằng Hoàng tử Cảnh là người tiếp cận văn hoá tây phương rất sớm, thông thạo Pháp ngữ và có quan hệ rất tốt với tây phương. Nói thế để xác định rằng sở học tây phương của hoàng tử Cảnh đi trước cả Nguyễn Trường Tộ mấy chục năm. Và có lẽ cuộc cách mạng kỷ nghệ tại Việt Nam đã có thể đựơc triển khai ngay thời đại hậu Gia Long nếu hoàng tử Cảnh không bị mất sớm.

Cùng lúc vơí những ngưòi Pháp đến Việt nam giúp Nguyễn Ánh, một số ngưòi Minh Hưong đã gia nhập lực lượng của Nguyẽn Ánh để chống với Tây Sơn. Ngưòi Minh Hương là những ngưòi Trung Hoa phục vụ cho nhà Minh xin tỵ nạn chính trị tại Đại Việt khi nhà Thanh diệt nhà Minh. Sau hơn 100 năm sống ở Đại Việt, những ngưòi Hoa kiều nầy trở thành một bộ phận của dân tộc nhưng họ vẫn có những mối quan hệ chặt chẽ với mẫu quốc Trung Hoa. Do đó, những ngưòi Minh Hương nầy trở thành lực lượng có xu huớng thân Trung Hoa trong triều đình Gia Long. Ðứng đầu lực lượng nầy là Trịnh Hoài Ðức, Lê Quang Ðịnh, và Ngô Nhân Tịnh. Cả ba ông đều gốc người Minh Hương và là học trò xuất sắc của Võ trưòng Toản, một bậc thâm nho cũng gốc người Minh Hương, có nhiều uy tín tại Gia Ðịnh. Cả ba người đều tham gia hoạt động phò Nguyễn Ánh từ năm 1788.

Khi Gia Long lên ngôi, Trịnh Hoài Ðức làm đến chức thượng thư bộ lại kiêm bộ hình và phó tổng tài Quốc Sử Quán. Lê Quang Ðịnh được thăng Binh Bộ thượng thư, tương đương với bộ trưởng quốc phòng ngày nay. Ngô Nhơn Tịnh sau được thăng Công Bộ thượng thư. Cả ba ông đều dóng những vai trò quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa.

Nhưng vai trò quan trọng nhất của Trịnh hoài Ðức là được vua Gia Long ủy thác để dạy dỗ cho hoàng tử Ðảm. Hoàng tử Ðảm sau lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng.

Hai xu hướng thân tây phương và thân Trung hoa trong triều Gia Long xung đột gay gắt về vấn đề kế vị hoàng tử Cảnh sau khi hoàng tử qua đời. Khi Trịnh Hoài Đức thuyết phục được Gia Long phế dòng trưởng lập dòng thứ, vua Gia Long đã chọn Minh Mạng làm người kế vị. Khi Minh Mạng lên ngôi, dưói ảnh hưởng của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, và Ngô Nhân Tịnh, Việt nam đã nghiêng hẳn theo mô hình Nho giáo của Thanh triều (Thanh Nho) để phát triển đất nước.

Sau khi lên ngôi, để giữ vững ngai vàng, Minh Mạng (1820-1840) triệt hạ dòng dõi của hoàng tử Cảnh bằng cách xử tử vợ và ngưòi con trưởng của hoàng tử Cảnh, và giáng ngưòi con thứ làm thưòng dân. Về phưong diện ngoại giao, ông cho giảm dần quan hệ với tây phương. Những ngườì Pháp làm việc với Gia Long chán nản bỏ về nước.

Với những người Minh Hương thân Trung hoa cầm nắm vận mạng của triều đình, Minh Mạng đã thi hành một loạt các chính sách ngoại giao đi ngược với đưòng lối của Gia Long. Từ một nền chính trị ngoại giao khai phóng của Gia Long với những quan hệ rộng rãi với các quốc gia trên thế giới, Minh mạng và các vua kế vị (Thiệu Trị (1841-1847), và Tự Đức (1848-1883)) cùng triều đình thân Trung Hoa đã bắt đầu một nền chính trị cục bộ, thiển cận với chính sách bế môn toả cảng, đoạn tuyệt với tây phương, ban hành lệnh cấm đạo.

Do ảnh hưởng của Thanh Nho, triều đình nhà Nguyễn từ Minh Mạng trở đi chỉ chú trọng đến văn chương thi phú biền ngẫu, đi theo con đường trọng văn và xao lãng vấn đề quân sự và quốc phòng.

Ðây là lý do, sau khi Gia Long băng hà, sức mạnh quân sự của triều Nguyễn suy giảm hẳn. Khi các tướng lãnh thuộc thế hệ Gia Long qua đời, các tướng lãnh thế hệ kế thừa không đủ tài thao lược để thực hiện chính sách quốc phòng hữu hiệu. Lực lượng quân sự của Trương Minh Giảng không đủ khả năng duy trì guồng máy cai trị ở Nam Vang. Và Trương Minh Giảng đã bị người Miên đánh đuổi về nước dưới triều Thiệu Trị.

Đến thời kỳ Tự Đức, xu hướng thân Trung Hoa hoàn toàn nắm trọn quyền trong triều đình. Sự kiện nầy được xác định khi triều đình họp nhau bác bỏ bản điều trần canh tân đất nước của Nguyẽn Trường Tộ. Nguyễn Trưòng Tộ (1828-1871) là một nho sĩ theo đạo Thiên Chúa. Ông nổi tiếng thông minh và hay chữ, được người đời gọi là Trạng Tộ. Ông cũng thông thạo nhiều ngôn ngữ tây phương. Ông làm thông ngôn cho các giáo sĩ Thiên Chuá trong việc truyền đạo tại Việt Nam. Sau một thời gian đi chu du kháp thế giới, đặc biệt là nước Pháp và Ý, ông trở về Việt Nam để mấy năm trời đem tâm huyết của một người yêu nước viết nhiều bản điều trần để cải cách và canh tân đất nước dâng lên triều đình Tự Đức. Nhưng trìều đình Tự Đức với đầu óc cổ hủ của Thanh Nho không đủ tầm nhìn để hiểu được những thế lớn đang bùng ra trong thiên hạ thời bấy giờ. Sau hoàng tử Cảnh năm mươi năm, Việt Nam đã mất đi cơ hội phát triển một lần nữa khi triều đình nhà Nguyễn quay mặt trưóc những yêu cầu canh tân của Nguyễn Trường Tộ.

Điều bất hạnh hơn cho dân tộc là lúc ấy giáo điều Thanh Nho đã bắt đầu rã mục. Triều đình nhà Thanh đang trên đà phá sản. Năm 1839 chiến tranh nha phiến bùng nổ, nhà Thanh phải ký các hiệp ước biên giới nhượng đất cho Anh và Pháp. Với hiệp ước Nam Kinh, Anh chính thức chiếm đóng Hong Kong năm 1842. Và với hiệp ước Hoàng Phố 1844, Pháp chính thức đặt chân lên lãnh địa Trung Hoa. Ở mạn bắc, năm 1850 quân đội của Nga Hoàng tràn xuống Hắc Long Giang chiếm đóng Mãn Châu, quê hương của nhà Thanh. Từ 1854 đến 1860, Hồng Tú Toàn và phong trào Thái Bình Thiên Quốc đã chiếm gần một nửa Trung Hoa. Cuối cùng, cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 của phong trào cách mạng Quốc Dân Đảng dưới sự lãnh đạo của Tôn Văn đã lật đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh để xây dựng chế độ Cộng Hoà.

Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn vẫn còn như mơ ngủ. Tiếng súng của hải quân Pháp bắn vào Đà Nẳng năm 1956 vẫn không làm cho triều đình Tự Đức tỉnh giấc mộng Thanh Nho. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ năm 1860, tức là 20 năm sau khi nhà Thanh bị liệt cường xâu xé và đang dãy chết, triều đình Tự Đức vẫn còn cho ngưòì đi sang Trung Hoa cầu viện. Những tiếng nói đòi cải cách của các sĩ phu yêu nước như Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch trở thành nổi trăn trở kéo dài hàng thế kỷ của nhiều thế hệ. Ý hệ Thanh Nho làm triều đình nhà Nguyễn u mê đến nổi không thấy được một thế giới mới đang ra đời với cuộc cách mạng kỷ nghệ đang đẩy xã hội tây phương lên đỉnh cao của lịch sử phát triển xã hội loài ngườì. Và cuộc cách mạng đó làm thay đổi cục diện thế giới và làm thay đổi lịch sử nước Đại Việt.

Hậu quả bi thảm của nền chính trị do đầu óc cổ hủ, thiển cận lãnh đạo đưọc thấy rõ ràng khi tàu chiến của Pháp kéo vào hải phận Đại Việt. Khi Pháp tấn công Nam Kỳ thì triều đình hoàn toàn không có đủ năng lực quân sự và chiến lưọc quốc phòng để đối phó. Những võ tướng uy tín trong triều như Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản (cũng gốc người Minh Hương) dù thừa khí phách của nho gia nhưng không đủ tài thao lược quân sự để lãnh đạo cuộc chiến tranh chống xâm lược. Khi Pháp chiếm Sài Gòn thì súng ống và đạn dược của quan quân Triều đình có rất nhiều nhưng quân đội ô hợp không có khả năng chống trả quân xâm lăng. Hậu quả tất nhiên là đất nước đã mất vào tay thực dân.

Với Hoà Ước Nhâm Tuất 1862 và hoà ước Patenotre 1884, công cuộc thống nhất đất nước của Gia Long được coi như cáo chung. Việt Nam bước qua trang sử mới, đó là trang sử nô lệ. Và sau 1000 năm giành được độc lập từ Trung Hoa thời Ngô Quyền Vương, nước Đại Việt lại một lần nữa mất quyền tự chủ.

Cái nhục mất nước, tụt hậu của dân tộc Đại Việt ở thế kỷ 19 phát xuất từ nhiều yếu tố lịch sử khác nhau. Thế nhưng sự chọn lựa mô hình phát triển đất nước, sự ỷ dốc vào Thanh triều Trung Hoa trên mặt trận ngoại giao và văn hoá thời kỳ hậu Gia Long, chính sách bế môn toả cảng, và sự tin tưỏng mù quáng vào giáo điều Thanh Nho bất chấp các bản điều trần yêu cầu canh tân của các sĩ phu tiến bộ là những yếu tố quyết định đưa đất nước vào giai đoạn nô lệ.

3.

Ðến năm 1975, tức gần 200 năm sau, Cộng sản thống nhất đất nước. Giống như thời nhà Nguyễn, những người lãnh đạo đảng CSVN đứng trước những chọn lựa chiến lược để canh tân, để đưa đất nước vào giai đoạn phục hưng sau một thời kỳ nô lệ thực dân và thời kỳ chiến tranh hậu Pháp thuộc.

Tình hình Việt Nam ở thời điểm tháng 4 năm 1975 hết sức thuận lợi cho việc phát triển đất nước.

Xã hội miền Nam sau hơn 20 năm xây dựng, mặc dù bị chiến tranh, đã đạt được những thành quả đáng kể. Về phương diện kinh tế miền Nam đã có những cơ sở kỹ nghệ hạ tầng cao cấp đủ khả năng giúp nền kinh tế hậu chiến cất cánh. Về phương diện thương mại, Sài Gòn đã là trung tâm điểm của kinh tế Đông Nam Á. Về phương diện nông nghiệp, sức sản xuất nông nghiệp của miền Nam đủ để nuôi cho cả nước.

Thêm và đó, nền giáo dục miền Nam với những cơ sở giáo dục hiện đại đã đào tạo được nhiều chuyên gia kinh tế, khoa học, kỷ thuật thượng thặng. Khoa học điện toán đã bắt đầu đưọc đưa vào trong công việc quản lý hành chánh và giáo dục. Đó là cơ sở khoa học kỷ thuật chuẩn bị đưa đất nưóc vào cuộc cách mạng điện toán và điện tử của thời ký 1980s. Đồng thời quan hệ ngoai giao của miền nam và các nước tây phương và Hoa Kỳ hêt sức tốt đẹp. Đặc biệt, Liên Hiệp Quốc đồng ý để cho hai miền Nam Bắc gia nhập tổ chức quốc tế nầy với tư cách của hai nưóc độc lập.

Nói chung ở thời điểm 1975 miền Nam đã ở vị thế ngang ngữa với Nam Triều Tiên, Đài Loan và vượt xa Thái Lan và Malaysia.

Trước viễn ảnh của một đất nước thống nhất và hoà bình, nhiều nhà trí thức yêu nước miền Nam đã bất chấp mối đe doạ chính trị, tiếp tục giấc mơ Nguyễn Trưòng Tộ. Họ từ chối những lời mời di tản ra nước ngoài của Hoa Kỳ, của thân nhân, để ở lại xây dựng đất nước. Có lẽ nhiều người yêu nước trong hàng ngũ Cộng Sản cũng chia xẻ giấc mơ Nguyễn Trưòng Tộ. Nhiều ngưòi đã hy vọng rằng với những bài học thất bại trong việc áp dụng chế độ Cộng Sản ở miền bắc, những ngưòi lãnh đạo ở Hà Nội sẽ thức thời để trở thành những “Minh Trị Thiên Hoàng” của Việt Nam để phát triển và phục hưng dân tộc.

Điều làm mọi người kinh ngạc và bàng hoàng là sau hoàng tử Cảnh và Nguyễn Trường Tộ gần 200 năm, lịch sử lại tái diễn.

Từ măm 1976 ĐCSVN bắt đầu áp dụng chính sách Cộng Sản trên toàn quốc. Đất nước bước vào đoạn bế môn toả cảng, cắt đứt mọi liên hệ với các nước tự do dân chủ. Những quan hệ ngoại giao, nếu có, chỉ có trên hình thức.

Đảng Cộng Sản Việt nam đã biến đất nưóc thành một nhà tù vĩ đại. Hơn 300.000 quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà đã bị giam giữ vộ hạn định. Đây là thàm hoạ lịch sử mà cái tàn ác của vua Gia Long khi ngài trả thù nhà Tây Sơn cũng không thể nào so sánh đưọc. Và suốt lịch sử 5000 năm của dân tộc cũng không có một thời đại nào có cuộc trả thù khủng khiếp như thời kỳ Cộng Sản thống nhất đất nước.

Về phương diện kinh tế, một loạt các chính sách kinh tế rùng rợn và ngược đời đã được thực hiện: hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, “đánh tư sản”, đổi tiền, chính sách tem phiếu, hộ khẩu, cưỡng đoạt đoạt tài sản của người có tiền của, và kinh khủng nhất là chính sách xoá bỏ quyền tư hữu. Chỉ trong một thời gian ngắn toàn bộ tài sản của nhân dân thuộc vào tay của đảng Cộng Sản Việt Nam. Và cũng trong thời gian đó, kinh tế Việt nam điêu tàn. Trong thời chiến tranh gạo ở miền Nam dù không dư thừa nhưng đủ nuôi cho cả nước. Dưới chính sách kinh tế hợp tác xã của Cộng Sản, gạo do hai miền nam bắc sản xuất trong thời bình không đủ cung cấp cho toàn dân. Chỉ sau vài năm dưới chế độ cộng sản toàn dân phảI ăn khoai sắn và bo bo. Trong khi kinh tế các nước trong vùng đi vào cuộc cách mạng địện toán và cất cánh nhanh chóng thì người dân Việt Nam phải sắp hàng cả ngày để mua gạo, mua thịt, và các loại nhu yếu phẩm. Đất nước ở bến bờ của nạn đói lớn nhất từ năm 1945 với hàng trăm ngàn nông dân bỏ ruộng vưòn lên tỉnh kiếm ăn. Nông dân Thái Bình Xuân Lộc, Tây nguyên thay nhau nổi dậy.

Những chuyên gia kinh tế, tài chánh, kỷ thuật yêu nước quyết định ở lại hợp tác với chính quyền đều vở mộng. Lòng yêu nước chân thành và đầy hy vọng của họ mong được đóng góp phát triển đất nước thời kỳ hậu chiến được trả giá bằng tù đày và khổ sai lao động. Đến năm 1990 kinh tế xã hội chủ nghĩa do đảng Cộng Sản Việt Nam xây dựng 15 năm trên toàn đất nước hoàn toàn phá sản. Và cũng đến thới điểm đó, hàng triệu ngưòi đã bỏ nước ra đi.

Về phương diện văn hoá, ĐCSVN triệt để xoá nền văn hoá dân tộc để thay vào đó là “văn hoá Mác Lê”. Dưới sự lãnh đạo của tập đoàn “những ngưòi vượn do lao động thành ngừơi” tại bắc bộ phủ, triết học “mạnh được yếu thua” của Mác Lê đã được thay thế truyền thống triết học nhân bản của dân tộc. Về phương diện tâm linh, đảng CS cố tâm tiêu diệt tôn giáo. Từ năm 1975 CS đã phát động chiến dịch “chống thằng trời” để khắc phục thiên tai lũ lụt. Với tâm thức duy vật vô thần, đảng CSVN đã chối bỏ mọi truyền thống văn hoá trong việc trị nước. Đứng về phương diện tâm linh dân tộc, ông Hồ chí Minh và những ngưòi kế vị của ông là những ngưòi ngườì lãnh đạo đã phủ nhận giá trị cổ truyền. Đền chùa nhà thờ tại những vùng quê đã đưọc đảng Cộng Sản Việt Nam trưng dụng để làm đồn công an, kho lương thực, nhà hàng tập thể. Và chế độ Cộng Sản là chế độ duy nhất trong lịch sử đã không làm lễ ra mắt Trời Đất và tổ tiên khi nắm chính quyền.

Về phương diện quân sự, đến năm 1990 sức mạnh quân sự của Việt Nam suy giảm rõ rệt. ĐCSVN không còn đủ khả năng chiếm đóng Campuchia. Như Trương Minh Giảng cách đó hơn 150 năm, lực lượng chiếm đóng Campuchia của ĐCSVN phải rút về nước. Đến năm 1999 Bắc Kinh không một phát súng đã ép ĐCSVN phải ký hiệp ước biên giới trên đất liên và hiệp ước phân định vịnh bắc bộ để nhượng lãnh thổ và lãnh hải cho Trung quốc.

4.

Cũng như sự phá sản của Thanh Nho cách đây hơn 150 năm, phong trào Cộng Sản thế giới đã bắt đầu tan rã từ những năm 1960 khi mâu thuẩn của hai siêu cưòng Nga Hoa bùng nổ trở thành những trận chiến biên giới đẩm máu. Những ngưòi Cộng Sản Việt Nam lúc ngã theo Tàu, lúc ngã theo Nga. Mỗi lần có sự xoay chiều chính trị là xảy ra những đợt thanh trừng rùng rợn trong nội bộ đảng. Sau năm 1975, ĐCSVN đã ngã hẳn theo Liên Xô và ra mặt chống đối bọn “bành trướng Bắc Kinh”. Sự chọn lựa Liên Xô đã phải trả giá bằng những trận chiến biên giới Việt Trung naam 1979 với hàng trăm ngàn nhân mạng thưong vong.

Đến năm 1990 các chế độ CS ở Liên Xô và Đông Âu đồng loạt sụp đổ. Liên Xô , thành đồng cách mạng vô sản thế giới và tổ quốc thứ hai của những ngưòi Cộng Sản Việt Nam, đã lạnh lùng chia tay với chủ nghĩa Mác Lê không một lời từ giả, bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam chơ vơ như trẻ con lạc chợ. Thay vì noi theo gương Liên Xô tháo gở cơ chế Cộng Sản để xây dựng một đất nưóc tự do dân chủ, những ngưòi Cộng Sản lại xoay chiều chính trị. Trong giờ phút thập tử nhất sinh của chế độ họ đã phải cầu hoà với Trung Quốc. Và để trả giá cho sự dại dột theo Liên Xô trưóc đây họ đã không ngần ngại ký ngay mật ước nhượng đất và nhuợng biển cho Bắc Kinh. Đồng thời ĐCSVN đã nhanh chóng đổi mới kinh tế theo mô hình Đặng Tiểu bình. Những tiếng nói muốn thay đổi cơ chế chính trị theo gương Liên Xô như của ủy viên bộ chính trị Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch đã bị thanh trừng không khoan nhượng.

Thế nhưng điều nghịch lý là thực chất của đổi mới là chấp nhận con đường phát triển của Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975. Đó là con đường kinh tế thị trường với sự mở rộng hợp tác thị trường Tây Phương và Hoa Kỳ. Đó là mô hình kinh tế tư bản. Và mô hình kinh tế tư bản với bản chất mâu thuẩn với lý thuyết kinh tê Mác Lê là nguyên nhân trực tiếp và sâu xa để đảng Cộng Sản phát động cuộc chiến 20 năm và cuộc chiến đó đã chấm dứt ngày 30-4- năm 1975.

Ngày nay, kinh tế Việt Nam đã có những tiến bộ khả quan. Nhưng đó là những tiến bộ tương đối so với với thời kỳ chuyên chính vô sản đói rách và đen tối. Nếu nhìn trên bình diện vĩ mô thì thực chất của “chính sách đổi mới” là quyết định không áp dụng chủ nghĩa Mác Lê vào một phần đời sống kinh tế quốc dân. Sự hồi sinh của “khu vực kinh tế phi Mác Lê” trên sinh hoạt kinh tế quốc gia giúp cho nhân dân được tự do làm ăn. Nhờ thế, ngày nay bộ mặt kinh tế của Việt nam đã thay đổi. Nhưng khi so sánh với những tiến bộ của Nam Triều Tiên, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, thì Viêt Nam vẫn là nước chậm tiến nhất trong vùng. Lực phản động của chủ nghĩa Mác Lê hơn 60 năm qua là sức tiêu cực làm cho khu vực kinh tế phi Mác Lê, (hay khu vực kinh tế thị trường), không thể phát huy trọn vẹn tiềm năng của nó. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt nam đưọc hồi sinh nhờ vào hơn 2 tỷ đô la hàng năm của người Việt tỵ nạn Cộng Sản chuyển về cho thân nhân, và giúp cho các đảng viên Cộng Sản rửa tiền ở hải ngoại.

Về phương diện văn hoá, tuy nền văn hoá Mác Lê đã phá sản nhưng chính sách văn hoá trong suốt sáu mươi năm qua đã làm cho văn hoá dân tộc bị tật nguyền và suy yếu. Sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác Lê trên thế giới kéo sự sụp đổ của nền văn hoá duy vật đã tạo khoảng trống trong sinh hoạt văn hoá. Từ khoảng chân không ấy, những di sản văn hoá trước năm 1975 đã xuất hiện trở lại. Những tác phẩm thơ văn nhạc thời tiền chiến và miền Nam trước 1975 đã trở thành những món ăn tinh thần của người dân Việt Nam. Âm nhạc chói tai XHCN, văn chương đấu tranh giai cấp đã phải lùi bước trước sự phục sinh truyền thống sáng tác phong phú, đa dạng và nhân bản để đáp ứng với nhu cầu tinh thần của người dân ngày nay.

Tuy nhiên việc phục hồi di sản văn hoá miền Nam chưa đủ năng lực để phục hưng dân tộc. Giáo điều Mác Lê vẫn còn hằn sâu trong tư duy của ngưòi Cộng Sản, và não trạng nô lệ vào chủ thuyết ngoại bang vẫn đè nặng trên đời sống văn hoá Việt Nam.

5.

Sự phá sản của chủ nghĩa Mác Lê trên thế giới, sự quay về với mô hình phát triển của Việt Nam Cộng Hoà, sự phục sinh của văn hoá miền Nam trên đất nưóc hiện nay đòi hỏi chúng ta phải đánh giá lại toàn bộ ý nghĩa cuộc chiến tranh “Chống Mỹ Cứu Nước” của ĐCSVN.

Một số vấn đề được đặt ra ở đây. Tại sao dân tôc Việt Nam phải mất đi 3 triêu nhân mạng, với 10 triệu thương vong và phải bỏ ra 20 năm vô cùng quí báu để hai miền Nam Bắc đánh nhau để giải quyết vấn đề chia cắt đất nước ?. Liệu có một giải pháp không đổ máu để giải quyết vấn đề nầy hay không ?. Tại sao khi thống nhất đất nước những người CSVN phải thực hiện nền kinh tế Mác Lê bằng cách xoá đi xã hội miền Nam thịnh vượng, để rồi 30 năm sau, sau khi thiết lập nên kinh tế đã xua đuổi người dân ra biển, chiếm đoạt tài sản nhân dân và làm cho đất nước nghèo đói, họ phải trở lại đi theo mô hình phát triển của xã hội đó ?.

Bài học phân chia đất nước của Nam Bắc Triều Tiên, của Trung Quốc và Đài Loan, bài học thống nhất của Đông Đức và Tây Đức, của Trung Quốc và Hongkong, cho thấy chiến tranh không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn để thống nhất.

Ở đây chúng ta không thể không xem lại bài học của Trung Quốc đối với Đài Loan và Hong Kong. Trong khi Trung quốc hô hào chiến tranh giải phóng “chống đế quốc Mỹ xâm lược”, tích cực viện trợ bom đạn mìn cho Việt Nam, các nưóc Nam Mỹ, và các nước Phi Châu để các nước nầy phát động chiến tranh “giải phóng” thì chính họ đã âm thầm chọn lựa con đường chính trị, không chiến tranh, không đổ máu để giải quyết vấn đề Đài Loan va Hong Kong. Họ đã dùng xương máu của dân Việt Nam và của các nước nhược tiểu làm con bài để thương lượng với Hoa Kỳ và tây phưong trên mặt trận chính trị. Trong khi đó, những người Cộng Sản Việt Nam đi nghe những lời “xúi trẻ ăn cứt gà” của đàn anh Trung Quốc, đem dân tộc Việt nam vào biển máu của chiến tranh nồi da xáo thịt, biến dân tộc Việt nam thành những con thiêu thân cho chủ nghĩa Mác Lê.

Thay vì chọn con đường thẳng tiến đến nền kinh tế thị trường để phát triển như Nam Hàn, Ðài Loan, Hong Kong Singapore, và miền Nam Việt nam trước năm 1975, ĐCSVN đã chọn con đường Mác xít Leninit, Stalinít, Maoít nghèo đói, đầy máu xương và đầy nước mắt. Con đường Mác Lê nầy cũng ngoằn nghèo lắm gian truân. Lúc theo Tàu, lúc theo Nga, lúc thì theo Mỹ. Điều nầy cho thấy ý thức hệ Mác Lê không thể giúp cho ngưòi Cộng Sản Việt Nam có cái nhìn chính xác về con ngưòi, đất nước và thế giới để đưa đất nước lên ngang tầm thời đại.

Hãy nhìn lại những quốc gia Á Châu trước đây như Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, và Nam Triều Tiên. Trong thời gian chiến tranh, các quốc gia nầy còn nghèo nàn lạc hậu hơn miền nam Việt Nam trước năm 1975. Những quốc gia nầy đã chọn Hoa Kỳ và các nước Tây Phương làm bạn. Ngày nay, Malaysia Nam Triều Tiên, Đài Loan trở thành những con rồng kinh tế bay cao với chủ quyền lãnh thổ không sức mẻ. Ngày nay họ là những chủ nhân ông của những công ty tư bản to lớn đang đầu tư vào Việt Nam để xử dụng lực lượng nhân công Việt Nam nghèo đói và rẽ mạt do chế độ XHCN sản xuất. Hàng năm, hàng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ Việt Nam “được” ĐCSVN xuất khẩu để làm nô lệ tình dục và lao nô cho các quốc gia trong thời gian chiến tranh Việt nam bị người Cộng Sản gọi là “chó săn của đế quốc Mỹ xâm lược.” Trong khi đó con rồng Việt Nam vẫn quằn quại không vươn lên nỗi vì cái đầu rồng bị nhồi nhét đống rác Mác Lê quá nặng nề.

Nổ lực hiện nay của ĐCSVN gia tăng hợp tác kinh tế và quân sự với Hoa Kỳ để tồn tại cũng như áp dụng chính sách của Việt Nam Cộng Hoà vào việc phát triển kinh tế đã chứng minh được rằng “Chiến Tranh Chống Đế Quốc Mỹ Xâm Lược” là công việc không cần thiết và gây quá nhiều thiệt hại cho đất nước.

Không cần thiết vì sự hiện diện của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh tại Thái Lan, Malaysia, và Nam Triều Tiên và sự độc lập lãnh thổ của các nước nầy hiện nay minh chứng rằng Hoa Kỳ không có nhu cầu xâm lăng Việt Nam hay các nước trên. Thật vậy, Hoa Kỳ và Tây Phương cũng như các nước phát triển ở Á Châu không còn là mối đe doạ lãnh thổ cho Việt Nam. Điều dễ hiểu là sau thế chiến thứ hai, sau khi chế độ thực dân cáo chung và sự hình thành của Liên hiệp Quốc, đối với các quốc gia văn minh tiến bộ Tây Phương và Hoa Kỳ, ý niệm xâm lược lãnh thổ các nước khác đã lỗi thời.

Nếu cuộc chiến tranh (1954-1975) vừa qua không có ý nghĩa của một cuộc chiến chống xâm lăng của Mỹ như quan điểm của ĐCSVN, thì cuộc chiến ấy có giá trị như là cuộc chiến ý thức hệ đã giúp cho việc ngăn chận làn sóng Cộng Sản tràn xuống Đông Nam Á, Nam Á và tràn lên Bắc Á, theo quan điểm của miền Nam.

Thực tế về nền kinh tế nghèo đói và chính trị bạo tàn của Bắc hàn, Liên Xô, Cu ba, Trung Quốc, Khmer Đỏ, và các nước Đông Âu cho thấy Cộng Sản là hiểm hoạ lớn nhất của loài người từ trước đến nay. Cuộc chiến Việt Nam đã làm chậm, nếu không nói là ngăn ngừa được, sự phát triển của hiểm hoạ Cộng Sản vào Thái Lan, Mã Lai, Philippines, Nam Dương và Ấn Độ. Cái bất hạnh của dân tộc Việt Nam là cái may mắn cho các nước trong vùng. Khi dân tộc Việt Nam chiến đấu giết lẫn nhau để làm mũi xung kích của khối xã hội chủ nghĩa và tiền đồn chống Cộng của thế giới tự do, thì Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Nam Triều Tiên, Đài Loan được hoà bình để phát triển kinh tế. Các quốc gia này còn được giàu lên vì chiến tranh Việt Nam. Khi ĐCSVN Việt Nam đẩy dân tộc vào lò thí nghiệm xã hội chủ nghĩa để đất nước tan hoang điêu tàn thì các quốc gia trong vùng đã xây dựng được một xã hội dân sự ổn định và văn minh, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển để bắt kịp một thế giới toàn cầu hoá đang ra đời.

Cuộc chiến ý thức hệ đó hoàn toàn không những không đem lại một lợi lộc gì cho dân tộc Việt Nam mà đã tiêu phí quá nhiều xương máu và tài nguyên quốc gia. Đặc biệt trong giai đoạn thế giới phát triển với vận tốc nhanh chóng, việc đẩy đất nước vào một chiến tranh vô bổ là phí phạm thời giờ của lịch sử.

Ngày nay, mối đe doạ xâm lược không đến từ các nước Hoa Kỳ hay Tây Phương. Chỉ có những quốc gia to lớn nhưng chậm tiến lạc hậu như Trung Hoa Cộng Sản mới còn mang giấc mộng bành trướng lãnh thổ. Nguy cơ mất đất mất biển ngày nay chính là truyền thống xâm lược hàng ngàn năm của nòi Hán. Lá thư của thủ tướng Phạm văn Đồng năm 1958 gởi cho thủ tưóng Chu Ân Lai mau mắn công nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Hoa trong phần biển Việt Nam, cũng như cuộc tấn công xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của hải quân Trung Quốc năm 1974, chiến tranh biên giới 1979, và gần đây nhất, hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999 và hiệp ước phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, là bằng chứng hùng hồn về nguy cơ nầy.

Thế nhưng, trong suốt thời kỳ chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa và Trưòng Sa của nhân dân Việt Nam (1974-1975), thay vì đứng về phía dân tộc để bảo vệ tổ quốc, ĐCSVN đã tiếp tay với ngoại địch bằng cách đứng hẳn về phía chiến tuyến của quân xâm lược.

Những sự kiện lịch sử nầy xác định một lần nữa ĐSCVN không hề chiến đấu bởi dân tộc và vì dân tộc. Họ chiến đấu bởi đảng Cộng Sản Quốc Tế và vì đảng Cộng Sản Quốc Tế, bởi ý thừc hệ ngoại bang và vì ý thức hệ ngoại bang. Khi quyền lợi của dân tộc và của đảng Cộng Sản Quốc Tế trùng hợp, như thời kỳ đấu tranh chống Pháp, họ giành lấy ngọn cờ dân tộc để tiêu diệt những người yêu nước không đồng chính kiến. Nhưng khi quyền lợi của dân tộc và của đảng Cộng Sản Quốc Tế mâu thuẩn, như trong trận chiến Hoàng Sa, hay vấn đề tranh chấp biên giói và vịnh bắc bộ gần đây, hay việc áp đặt nền kinh tế Mác Lê lên xã hội Việt Nam, họ nhanh chóng đứng về phía ngoại đảng, bất kể sự khốn cùng và đau khổ của nhân dân, lấy cái bạo tàn của chuyên chính vô sản để đàn áp những tiếng nói phản đối trung thực của những ngưòi yêu nưóc.

Ở đây chúng ta có thấy đưọc một đặc điểm khác của những người Cộng Sản Việt Nam. Trong suốt lịch sử của đảng, quan điểm đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản làm cho họ hoàn toàn không có khả năng làm hoà với những ngưòi yêu nưóc nhưng khác chính kiến, mặc dù những người đó cùng dòng máu Việt, cùng bọc trăm trứng của cha Rồng mẹ Tiên. Những cuộc đấu tố địa chủ, trí thức, đánh tư sản, ám sát đàn áp đối lập cách tàn nhẫn vô nhân đạo là những chứng cớ rõ ràng về đặc điểm nầy. Thế nhưng họ luôn luôn có khả năng làm hoà với quân ngoại thù. Khi cần thiết, họ có thể chia xẻ giang sơn của tổ tiên với ngoại bang để được bảo hộ về quyền lực.

6.

Đối với đất nước Việt Nam, hiện trạng tụt hậu về kinh tế, hà khắc về chính trị, suy sụp về văn hoá cùng với những mật ước nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc đã chứng minh rằng, chủ nghĩa Mác Lê, từ ngày thống nhất đến nay, hoàn toàn bất lực giúp Việt Nam xây dựng một thể chế dân chủ để bảo toàn lãnh thổ, làm cho kinh tế Việt Nam cất cánh và làm cho văn hoá dân tộc được phục hưng. Cái chủ nghĩa xa lạ đó không có một chút khả năng giúp Việt Nam thành một quốc gia cường thịnh

Ngày nay, ở thế kỷ thứ 21, giáo điều Mác Lê lạc hậu tiếp tục bịt tai những người Công Sản trước yêu cầu phục hưng dân tộc của lịch sử. Họ không nghe được những tiếng kêu gọi đòi canh tân của những Nguyễn Trưòng Tộ thời đại. Đó là những tiếng nói của những người đã đáp lại tiếng kêu gọi của hồn sử, hòa nhịp với những thao thức từ Nguyễn Trưòng Tộ đến Phan Bội Châu, Phan chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh, Lý Đông A, Trưong Tử Anh, Huỳnh Phú Sổ. Đó là những rung động và lãng mạn lịch sử nhất quán xuyên suốt qua bao thế hệ để gìn giữ chất nguyên trinh và chính thống của hồn Việt. Đó là tiếng nói của những người Cộng Sản phản tỉnh như Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Hoàng Minh Chính, Trần Khuê, Trần Dũng Tiến, Vũ Cao Quận; của những người không CS như Nguyễn Đình Huy; Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế hay của thế hệ trẻ như Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn và của nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Giấc mơ phục hưng dân tộc và phát triển kinh tế của Nguyễn Trường Tộ ngày xưa, cũng như giấc mơ của bao thế hệ trí tuệ Việt Nam từ đó đến nay vẫn không bao giờ thay đổi. Nhưng khác với Nguyễn Trưòng Tộ ngày xưa bị chết trong quên lãng, để cho đất nưóc rơi vào tay của quân xâm lưọc, những Nguyễn Trưòng Tộ thời đại, sẽ không ngồi yên để tập đoàn “ngưòi vượn do lao động thành ngưòi” tại Ba Đình tiếp tục dẫn đưa đất nước đến chổ tụt hậu và vong thân.

7.

Ngày nay, chìa khóa để mở ra thời đại phát triển kinh tế, phục hưng văn hoá dân tộc và để bảo toàn lãnh thổ nằm trong tính chính thống chính trị của nhà cầm quyền.

Về phương diện chính trị, ý niệm chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác Lê là một trở ngại cho việc thiết lập một nền dân chủ chính thống. Lấy khả năng “cướp chính quyền” để xác định tính chính thống lãnh đạo đất nước là quan điểm chính trị của phưòng thảo khấu dưới thời kỳ phong kiến và của băng đảng mafia thời kỳ hiện đại. Quan điểm chính trị nầy hoàn toàn đối nghịch với ý niệm dân chủ. Trong thời đại dân chủ, một chính quyên có năng lực pháp lý phải được xây dựng trên một hiến pháp hợp pháp và dân chủ. Hiến pháp dân chủ đó phải xác định được tính độc lập của ba ngành hành pháp, lập pháp và toà án. Và hiến pháp đó phải được toàn dân chấp thuận qua một cuộc trưng cầu dân ý độc lập và vô tư.

Lá phiếu tự do độc lập và trong sáng của ngừời dân xác định tính chất chính thống, tính hợp pháp của nhà cầm quyền. Nó là biểu tượng của quyền làm chủ của nhân dân. Vì thế, một chính quyền bởi dân do dân và vì dân không bao giờ phải sợ hãi trước lá phiếu. Ngược lại, một chính quyền luôn luôn nơm nớp lo sợ lá phiếu tự do của ngưòi dân, không được toàn dân bầu ra trong một cuộc bầu cử tự do đa nguyên, là chính quyền không có năng lực đạo đức chính trị và tính chính thống để lãnh đạo đất nước.

Đó đó, tái lập tính chính thống, tính hợp pháp của nhà cầm quyền là điều kiện tiên quyết và là nhu cầu cấp bách để xây dựng một nền chính trị dân bản bền vững. Và nền chính trị dân bản bền vững là nền tảng để mở ra thời đại phục hưng dân tộc, làm bệ phóng cho giai đoạn cất cánh về kinh tế toàn dân và để bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ.

8.

Nhìn lại giai đoạn lịch sử thống nhất đất nước ở thời kỳ hậu Gia Long để thấy rằng cái vòng oan nghiệt của quyền lực tuyệt đối đi đôi với tầm nhìn thiển cận của những đầu óc ngu muội luôn luôn đưa đất nước vào thời kỳ suy vong. Từ hai trăm năm trước đến nay cái vòng kim cô nghiệt ngã đó vẫn tròng lên giòng sinh mệnh của dân tộc.

Ngày nay, chủ nghĩa Mác Lê vẫn là trở ngại lớn nhất trong việc phục hưng dân tộc. Để tháo gở chướng ngại vật to lớn nầy trên đưòng sống của dân tộc, thế hệ mới của Việt Nam trong ngoài nước phải vận dụng trí tuệ để có một tầm nhìn rộng lớn, khai phóng, nhân bản và chính xác về con ngừơi, dân tộc và nhân loại. Do đó, khởi điểm của của vận động phục hưng dân tộc là thực hiện một cuộc vận động và tập hợp thời đại nhằm xây dựng một xã hội dân bản và nhân bản cho tất cả mọi người. Đó yêu cầu cấp bách của lịch sử.

Mỗi lần đến ngày 30 tháng Tư là một cơ hội để chúng ta suy nghĩ về những thất bại lịch sử và để mơ đến “Giấc Mơ Việt Nam”. Để từ những nơi xa xôi trên trái đất đến những trung tâm vận động phục hưng dân tộc ngay tại trong nước, mọi người Việt đều phải cùng nhau chia xẻ một viễn tượng về sinh mệnh dân tộc và hướng đi tới của đất nước. Từ đống hủtro tàn của lịch sử, những con phương hoàng sẽ cùng nhau cất cánh. Từ đó, mọi người Việt sẽ cùng nhau tái tạo một nước Đại Việt mới, một tổ quốc Đai Việt của thời đại 2000 với không gian Việt trãi dài khắp nơi trên thế giới, một tổ quốc của mọi người mang dòng máu và văn hoá Việt không phân biệt chính kiến, tôn giáo hay bất cứ một quá khứ chính trị nào.

LS Nguyễn Xuân Phước
Dallas, Texas 30-4-2004
Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ

Powered By Blogger